Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Xu hướng tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
˜&™

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XU HƯỚNG TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH

Tên sinh viên

: Mai Chí Phúc

Chuyên ngành đào
tạo

: Kinh tế Nông nghiệp

Lớp

: KT 51C

Niên khóa

: 2006 - 2010

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Lan



HÀ NỘI – 2010

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được công bố cho việc bảo vệ một luận văn nào. Tôi xin cam đoan những
mục trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
MAI CHÍ PHÚC

3


LỜI CẢM ƠN
Trước hết cho cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô
giáo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo trong khoa KT &
PTNT đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn
trong học tập cũng như trong tu dưỡng đạo đức.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị
Tuyết Lan giảng viên bộ môn phát triển nông thôn đã giành nhiều thời gian trực
tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị trong
UBND huyện Nghi Xuân, đặc biệt là chú và các anh trong phòng NN & PTNT
huyện Nghi Xuân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
tập tại Phòng.
Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân

đã chỉ bảo và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
MAI CHÍ PHÚC

4


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Tên đề tài
“Xu hướng tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”
1.2 Thời gian và địa điểm tiến hành đề tài
* Thời gian từ 27/01/2010 đến: 20/05/2010
* Địa điểm: huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
II. TÓM TẮT NỘI DUNG
2.1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Mục đích
- Phản ánh những vấn đề lý luận và thực tiễn về tích tụ, tập trung ruộng
đất và phát triển kinh tế trang trại.
- Phản ánh thực trạng quá trình tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế
trang trại của huyện Nghi Xuân.
- Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để phát triển kinh
tế trang trại ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về các mối quan hệ kinh tế
trong quá trình tích tụ ruộng đất của các hộ nông dân để phát triển kinh tế

trang trại như thuê đất, mua đất, đấu thầu đất…; các yếu tố ảnh hưởng đến
tích tụ ruộng đất; các giải pháp tăng cường tích tụ ruộng đất…
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp điều tra trong thống kê để thu thập
tài liệu mới, với cách chọn mẫu điều tra, phân tích thống kê, phương pháp so
sánh…

5


Sử dụng phần mềm EXECL để xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu sau khi đã
điều tra được.
2.3 Nội dung và kết quả điều tra của đề tài
Nội dung chính của khóa luận là đi nghiên cứu và tìm hiểu xu hướng
tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện trải dài qua
các năm, từ khi huyện bắt đầu có trang trại đầu tiên cho tới hiện nay và qua
một thời gian dài như vậy thì các trang trại đã tích tụ đất làm trang trại như
thế nào? với những hình thức tích tụ gì? Và hiệu quả kinh tế trang trại như thế
nào sau khi các hộ tích tụ ruộng đất? Tìm ra các thuận lợi khó khăn, từ đó đưa
ra các giải pháp hợp lý. Đó chính là tất cả công việc mà đề tài sẽ giải quyết.
2.3.1 Tình hình phát triển trang trại của huyện Nghi Xuân
Theo kết quả điều tra đến đầu năm 2010 toàn huyện hiện có 76 trang
trại các loại tăng 31,03% so năm 2007, tốc độ tăng bình quân hàng năm
14,47%. Trang trại lâm nghiệp: Năm 2009 có 5 trang trại chiếm 6,58% trang
trại toàn huyện, so với năm 2007 tăng 250% (tăng 3 trang trại); Trang trại
kinh doanh tổng hợp: có 33 trang trại chiếm 43,42% trang trại toàn huyện so
năm 2007 tăng 132% (tăng 8 trang trại). Tập trung chủ yếu ở các xã như:
Xuân Hồng, Xuân Mỹ, Cổ Đạm; Trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản:
năm 2009 có 38 trang trại, tăng 10,72% so với các năm khác
Về quy mô diện tích: Bình quân một trang trại lâm nghiệp có diện tích

là 17,25ha, trang trai tổng hợp là 2,06ha, trang trại chăn nuôi và NTTS là
7,27ha.
2.3.2 Thực trạng tích tụ ruộng đất ở các trang trại
• Tình hình đất đai của các trang trại điều tra
Qua số liệu tổng hợp điều tra ở bảng 4.6 cho thấy diện tích đất nông
nghiệp/ trang trại là 8 ha, trong đó một trang trại lâm nghiệp bình quân là 15,3
ha, trang trại kinh doanh tổng hợp bình quân có diện tích là 4,5 ha và bình
quân một trang trại chăn nuôi và NTTS có diện tích là 9,4 ha.

6


• Quá trình tích tụ ruộng đất ở các trang trại điều tra
- Loại hình trang trại lâm nghiệp
Khoảng thời gian mà các trang trại tích tụ thêm ruộng đất để phát triển
kinh tế trang trại lâm nghiệp là không đều giữa các năm và diễn ra trong một
thời gian dài. Các trang trại nhận thầu đất từ trước năm 2000 và cho đến năm
2002, 2003, 2005 trang trại này đã đi thuê lại 2,43 ha đất của HTX dịch vụ
nông nghiệp xã và của các hộ gia đình không làm kinh tế rừng nữa, họ chuyển
sang kinh doanh dịch vụ khác; mua 0,76 ha đất để mở rộng quy mô diện tích
trang trại với giá khoảng 300 nghìn đồng trên một sào.
- Loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp
Trong tổng số các trang trại kinh doanh tổng hợp đều tra thì thời gian
hình thành và tích tụ ruộng đất có từ khá lâu, các hoạt động diễn ra gần là liên
tục qua các năm. Do đây là trang trại hỗn hợp nên hoạt động tích tụ diễn ra
khá đa dạng, có mượn, mua, thuê và nhận thầu thêm ruộng đât, nhưng nhìn
chung chủ yếu vẫn là nhận thầu và thuê thêm đất, các hoạt động nhận thầu
của các trang traị tập trung vào đầu những năm 2000 với tổng diện tích nhận
thầu 38,68 ha.
- Loại hình trang trại chăn nuôi và NTTS

Hoạt động nhận thầu, thuê đất đã diễn ra khá đều giữa các năm và hầu
như năm nào cũng có một vài trang trại nhận thầu hoặc thuê thêm đất. Tổng
diện tích đất nhận thầu của các trang trại là 111,5 ha, các trang trại đi thuê đất
là 33,66 ha, năm 2006 – 2007 các trang trại đi thuê rất nhiều đất và bình quân
một trang trại đi thuê là 5,1 ha.
• Các hoạt động tích tụ ruộng đất chính của các trang trại
Hiện nay các trang trại trên địa bàn huyện khi làm trang trại thì chủ yếu
là họ đi nhận thầu, thuê, mua và mượn ruộng đất. trong 40 trang trại điều tra
có 29 trang trại nhận thầu thêm đất chiếm tỷ lệ 72,5%; 17 trang trại đi thuê
đất chiếm tỷ lệ 42,5%; 9 trang trại đi mua đất, chiếm tỷ lệ 22,5% và có 7 trang

7


trại đi mượn thêm đất, chiếm tỷ lệ 17,5%. Các hoạt động này diễn ra sẽ kéo
theo các vấn đề khác nãy sinh đó là: giá trao đổi đất, mối quan hệ khi mua,
mượn đất...
• Kết quả sản xuất kinh doanh
- Chi phí sản xuất của các trang trại:
Bình quân 1 trang trại lâm nghiệp có tổng chi phí là 171,92 triệu đồng,
trong đó chi phí trung gian chiếm tới 88,52%. Tổng chi phí sản xuất của 1
trang trại chăn nuôi và NTTS là 165,13 triệu đồng. Chi phí trung gian chiếm
82,66% tổng chi phí sản xuất. Tổng chi phí sản xuất bình quân của 1 trang trại
là 213,77 triệu đồng. Chi phí trung gian chiếm 78,36%.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của các loại hình kinh tế trang trại:
Qua chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp/lao động (MI/LĐ) của trang trại lâm
nghiệp đạt được sau khi tích tụ ruộng đất là 11,33 trđ/LĐ; trang trại kinh
doanh tổng hợp đạt 10,86 trđ/LĐ và trang trại chăn nuôi & NTTS đạt 9,94
trđ/LĐ, ta thấy trang trại lâm nghiệp có hiệu quả sử dụng lao động cao nhất.
Về hiệu quả đầu tư thì trang trại kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao nhất với

VA/TC =1,02; trang trại lâm nghiệp và trang rại chăn nuôi và NTTS có
VA/TC=0,85. Sở dĩ các trang trại đạt được kết quả trên là do tích tụ ruộng đất
đã giảm được sự manh mún, tăng diện tích đất góp phần tăng năng suất cây
trồng, giảm chi phí các yếu tố đầu vào, tăng thu nhập cho lao động.
2.3.3 Các khó khăn và giải pháp đối với tích tụ ruộng đất
Các trang trại hiện nay gặp khó khăn nhất vẫn là việc được cấp giấy
chứng nhận QSDĐ, bên cạnh đó là vấn đề về hạn điền, thời hạn sử dụng đất.
Bởi vì theo quy định của Nhà nước các trang trại sẽ không được cấp giấy
chứng nhận QSDĐ nếu trang trại đó tích tụ đất vượt mức hạn điền cho phép.
Những khó khăn này không phải chỉ có ở Nghi Xuân mà nó diễn ra hầu như
cả nước. Ngoài ra vấn đề về trình độ chủ trang trại còn có nhiều bất cập, các

8


trang trại được hình thành không có hệ thống, diễn ra tự phát, thiếu thông tin
thị trường…
Trước những khó khăn nổi bật nhất của việc tích tụ ruộng đất để phát
triển khinh tế trang trại trên địa bàn huyện như vậy, thì chúng tôi đưa ra một
số giải pháp: Quy hoạch vùng, lựa chọn mô hình kinh tế trang trại phù hợp
với từng vùng sinh thái, đặc điểm tự nhiên của huyện và từng xã; Giải pháp
về đất đai; Giải pháp về đầu tư và vốn; Giải pháp về khoa học, công nghệ;
Giải pháp về lao động và nguồn nhân lực.
2.4 Kết luận
- Tích tụ ruộng đất là một yếu cầu khách quan, tạo điều kiện để áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi...
- Các hoạt động tích tụ diễn ra còn lẻ tẻ. Hiện nay, tình trang ruộng đất
còn manh mún, phân tán còn phổ biến ở huyện Nghi Xuân, cho nên chính
quyền địa phương cần quan tâm hơn tới vấn đề chuyển đổi ruộng đất.
- Các giải pháp đưa ra là dựa trên cơ sở phân tích thực trang tình hình

tích tụ ruộng đất của các trang trại từ trước những năm 2000 đến nay. Các giải
pháp đưa ra mang tính khả thi, vì nó được xây dựng theo các bước từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nếu thực hiện được thì sẽ đẩy nhanh được quá
trình tích tụ ruộng đất, tạo ra những trang trại có quy mô chất lượng.

9


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô bình quân nông trại của một số nước trên Thế giới
Bảng 2.2: Tỷ lệ tự túc nông sản ở Nhật Bản
Bảng 2.3: Một số sản phẩm nông nghiệp Hà Lan trong thị phần thế giới giai
đoạn 1997 – 1999.
Bảng 3.1: Diện tích cơ cấu đất đai năm 2009 huyện Nghi Xuân
Bảng 3.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Nghi Xuân 2009
Bảng 3.3: Lao động phân theo nghành
Bảng 3.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006- 2010 huyện Nghi
Xuân- tỉnh Hà Tĩnh
Bảng 3.5: Dung lượng mẫu điều tra
Bảng 3.6: Phân loại các loại hình kinh tế trang trại điều tra ở các xã
Bảng 4.1: Số lượng trang trại của huyện Nghi Xuân những năm gần đây
Bảng 4.2: Số lượng trang trại phân theo các xã
Bảng 4.3: Diện tích đất bình quân 1 trang trại
Bảng 4.4: Thông tin cơ bản của các trang trại điều tra
Bảng 4.5: Diện tích đất đai của các trang trại phân theo các xã điều tra
Bảng 4.6: Diện tích đất đai của các loại hình trang trại điều tra 2010
Bảng 4.7: Quá trình tích tụ ruộng đất của các trang trại lâm nghiệp ở huyện
Nghi Xuân
Bảng 4.8: Quá trình tích tụ ruộng đất của các trang trại kinh doanh tổng hợp ở
huyện Nghi Xuân

Bảng 4.9: Quá trình tích tụ ruộng đất của các trang trại chăn nuôi và NTTS ở
huyện Nghi Xuân
Bảng 4.10: Hoạt động tích tụ ruộng đất của các trang trại điều tra
Bảng 4.11: Nhận thầu ruộng đất ở các trang trại điều tra
Bảng 4.12: Thuê ruộng đất ở các hộ điều tra
Bảng 4.13: Tham gia mua đất của các trang trại điều tra
Bảng 4.14: Mượn ruộng đất ở các trang trại điều tra
Bảng 4.15: Chi phí sản xuất của các trang trại điều tra
Bảng 4.16: Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại điều tra năm 2009

10


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ
BVTV
CC
CNH - HĐH
DT
ĐVT
GCN
GT
GTSX
KHTSCĐ
HQKT

NN & PTNT
NTTS
QSDĐ

SL
TBKT
Trđ
TT
TW
UBND

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bình quân

Bảo vệ thực vật
Cơ cấu
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Diện tích
Đơn vị tính
Giấy chứng nhận
Giá trị
Giá trị sản xuất
Khấu hao tài sản cố định
Hiệu quả kinh tế
Lao động
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nuôi trồng thủy sản
Quyền sử dụng đất
Số lượng
Tiến bộ kỹ thuật
Triệu đồng
Trang trại
Trung ương
Ủy ban nhân dân

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Luật Đất đai năm 2003 quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu” và “hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền
sử dụng đất”.

11



Hiện nay, nước ta có tổng diện tích đất nông nghiệp - không bao gồm
đất lâm nghiệp - là hơn 10 triệu ha, với khoảng 70 triệu thửa đất và gần 14
triệu hộ nông dân. Như vậy, mỗi hộ trung bình có 5 thửa đất, mỗi thửa đất
nông nghiệp có diện tích trung bình là 0,14 ha. Nếu thực hiện “dồn điền đổi
thửa” một cách lý tưởng nhất, mỗi hộ nông nghiệp khi đó có duy nhất 1 thửa
ruộng thì thửa ruộng đó mới chỉ có diện tích là 0,7 ha. Đồng thời, nước ta
đang có khoảng 100.000 trang trại, với tổng diện tích đất khoảng 500.000 ha;
như vậy, diện tích bình quân mỗi trang trại là 5 ha. Muốn hình thành 1 trang
trại thì trung bình phải gom đất ruộng của ít nhất 7 hộ gia đình. Kết quả của
“bài toán” trên đây cho thấy: không thể không có “tích tụ ruộng đất” nếu
muốn phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn. Song, một hệ quả ở
đây là “gom đất” như thế nào để “không thiệt” cho nông dân thì cơ chế chính
sách pháp luật phải thể hiện.
Khi xây dựng Luật Đất đai năm 2003 và Nghị quyết, vấn đề khuyến
khích “tích tụ ruộng đất” đã được đặt ra; song, vấn đề chống đầu cơ về ruộng
đất cũng được đề cập. Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nghiêm cấm việc lợi
dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục
đích sản xuất”.
Tích tụ ruộng đất là chủ trương lớn được đặt ra trong Nghị quyết Trung
ương 7 (khóa X, 18 – 8 – 2008) về vấn đề nông nghiệp-nông dân-nông thôn
để tiến đến sản xuất nông nghiệp hiện đại, nhưng hiện nay vẫn đang bị “ràng
buộc” bởi: hạn điền, thời hạn sử dụng đất đai, tình trạng phát canh thu tô trá
hình và thất nghiệp đối với nông dân mất đất. “Người nông dân và những
người có năng lực làm nông nghiệp muốn phát triển kinh tế nông nghiệp,
muốn làm giàu bằng nông nghiệp bị kẹt cứng bởi hạn điền.” Làm thế nào để
giải quyết? GS-TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường.

12



Từ sau Nghị quyết TW 5 (khóa VII) về phát triển kinh tế nông nghiệp
và nông thôn và luật đất đai ban hành năm 1993 thì xu hướng tích tụ ruộng
đất để phát triển kinh tế trang trại ngày càng mạnh mẽ ở nhiều vùng nông
thôn nước ta. Chính vì thế có thể dự báo rằng: xu hướng tích tụ ruộng đất để
phát triển kinh tế trang trại theo hướng CNH – HĐH, sẽ góp phần đem lại sự
phát triển kinh tế ở Nông thôn nước ta, đóng góp hết sức quan trọng vào công
cuộc đổi mới, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hiện nay, có hai vấn đề lớn cần giải quyết để phát triển kinh tế trang
trại là:
- Cần phải khẳng định thái độ ủng hộ, hoan nghênh, khuyến khích giúp
đở và chủ động lãnh đạo hướng dẫn để kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ
đúng hướng và có hiệu quả. Bên cạnh đó, nên xem kinh tế trang trại là bước
phát triển cao của kinh tế hộ, vì kinh tế trang trại không phải là thành phần
kinh tế và để dễ phân biệt với kinh tế hộ thông thường.
- Giải quyết một số chủ trương chính sách cụ thể. Trước tiên là vấn đề
về đất đai vì nó là yếu tố hàng đầu thể hiện quy mô tích tụ và là một yếu tố
sản xuất cơ sở bản chất trong sự phát triển kinh tế trang trại. Vấn đề đặt ra ở
đây là nên giao đất như thế nào? Mức giao thế nào? Hạn điền như thế nào?
Thời gian giao và phương thức giao đất? Bởi vì, nếu cứ để tình trạng manh
mún đất đai trong sản xuất thì làm cho lao động và các nguồn lực khác phải
chi phí nhiều hơn, ngược lại việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều
kiện để các nguồn lực này được sử dụng hiệu quả hơn. Có giải quyết những
vấn đề trên một cách thỏa đáng thì nó mới tạo điều kiện cho phát triển kinh tế
một cách vững vàng và chủ trang trại người ta mới yên tâm.
Nhìn chung kinh tế trang trại đang hình thành và phát triển nên khó mà
đánh giá hết tác động của nó đối với kinh tế xã hội ở nông thôn, mặt khác tích
tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại cũng đã và đang gặp phải những
khó khăn nhất định.


13


Qua tìm hiểu thì các mô hình trang trại ở huyện Nghi Xuân- Hà Tĩnh đã
có từ thời kỳ Pháp thuộc, chủ trang trại là địa chủ và một số ông chủ nước
ngoài chiếm đất lập trang trại. Trải qua các giai đoạn lịch sử và cho tới nay,
về nguồn gốc đất thì các trang trại đồi rừng do khai phá, được nhà nước cấp,
được giao khoán theo Nghị định 02, Nghị định 202/CP và thừa kế. Trang trại
thủy sản do thuê, mượn, nhận thầu, chuyển nhượng và giao khoán. Một số
chủ trang trại khai hoang, mua đất tự phát đang được hợp pháp hóa dần, đa số
trang trại chưa được cấp sỏ đỏ...
Như vậy quá trình tích tụ tập và trung đất đai để hình thành kinh tế
trang trại ở huyện không diễn ra bằng tước đoạt mà chủ yếu thông qua sự điều
tiết bằng chính sách của Nhà nước và sự âm thầm tích tụ ruộng đất của người
dân. Bên cạnh đó do tính hiệu quả kinh tế cao khi làm trang trại cho nên
người dân có xu hướng tích tụ ruộng đất lại để làm trang trại.
Xuất phát từ những thực tế đã nêu ở trên tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Xu hướng tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện Nghi Xuân- tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu xu hướng tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại
của hộ nông dân, từ đó đề xuất ý kiến nhằm thực hiện tốt hơn quá trình tích tụ
ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nghi Xuân- tỉnh Hà Tĩnh
góp phần xây dựng nông thôn mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phản ánh những vấn đề lý luận và thực tiễn về tích tụ, tập trung ruộng
đất và phát triển kinh tế trang trại.
- Phản ánh thực trạng quá trình tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế
trang trại của huyện Nghi Xuân.


14


- Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để phát triển kinh
tế trang trại ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về các mối quan hệ kinh tế
trong quá trình tích tụ ruộng đất của các hộ nông dân để phát triển kinh tế
trang trại như thuê đất, mua đất, đấu thầu đất…; các yếu tố ảnh hưởng đến
tích tụ ruộng đất; các giải pháp tăng cường tích tụ ruộng đất…
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu những hoạt động, diễn biến theo thời gian của
việc tích tụ ruộng đất và các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng
đất để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghi Xuân.
- Không gian: Đề tài nghiên cứu các trang trại trên địa bàn huyện Nghi
Xuân.
- Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội của
huyện trong 3 năm 2007 - 2009; số liệu điều tra thực trạng tình hình tích tụ
ruộng đất của các trang trại năm 2009.

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH TỤ
RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
2.1.1 Những khái niệm cơ bản

15



2.1.1.1 Đất đai:
Theo định nghĩa của Đacutraep (1879) người Nga: “Đất đai là vật thể
tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do tác động tổng hợp của 5
yếu tố: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu địa hình và thời gian.”
Theo định nghĩa về đất đai của Luật đất đai Việt Nam (1993) thì: “Đất
đai là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng
thời là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên
và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc
dân.”
2.1.1.2 Tích tụ tư bản:
Tích tụ tư bản là tập trung vốn đủ lớn vào một đơn vị kinh doanh
(Doanh nghiệp) dưới nhiều hình thức khác nhau, để có thể đầu tư mở rộng sản
xuất, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và
quả lý, để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô, nhằm tăng sức cạnh tranh của
doanh nghiệp và sản phẩm trên thương trường, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. (Vũ Trọng Khải, 2008)
2.1.1.3 Tích tụ ruộng đất:
Tích tụ đất đai là cá nhân hoặc công ty có nhiều diện tích đất thông qua
chuyển nhượng
Tích tụ ruộng đất là một dạng tích tụ tư bản dưới hình thức hiện vật
trong nông nghiệp, vì ruộng đất là tư lệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
được của nông nghiệp.
Tích tụ ruộng đất hiện nay được hiểu là dồn vào, tập trung nhiều vào
một chổ, là phương thức làm tăng quy mô diện tích của thửa đất và chủ thể sử
dụng đất thông qua các hoạt động dẫn đến tập trung ruộng đất…
Trong nông nghiệp, do ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, chưa có gì
thay thế được, nên tích tụ ruộng đất là yếu tố quan trọng nhất của quá trình

16



tích tụ tư bản để mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ lợi thế
kinh tế theo quy mô. (Vũ Trọng Khải, 2008)
Mới đây, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa giao cho Cục
Kinh tế hợp tác và PTNT xây dựng Nghị định về tích tụ ruộng đất. Dự kiến,
cuối năm 2009, Nghị định sẽ chính thức ra đời.
Theo dự thảo Nghị định, có 5 hình thức tích tụ ruộng đất, gồm: Dồn
điền đổi thửa, tập trung ruộng đất lại; chuyển nhượng, thừa kế ruộng đất; thuê
đất để tích tụ; góp vốn cổ phần bằng đất để SXNN và tích tụ theo thị trường
đất nông nghiệp.
Nhà nước chỉ cho phép tích tụ ruộng đất nhằm mục đích sản xuất nông
nghiệp gồm: Tích tụ đối với đất để trồng cây trồng hàng năm; tích tụ để phát
triển chăn nuôi tập trung; tích tụ đất lâm nghiệp để làm lâm nghiệp; tích tụ đất
để làm nghề muối; tích tụ đất để nuôi trồng thuỷ sản; tích tụ đất để phát triển
cây lâu năm và tích tụ đất để phát triển trang trại tổng hợp…
2.1.1.4 Tập trung ruộng đất
Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam (trang 1542,1655,1801) thì: “Tập
trung” nghĩa là dồn tấp cả vào một chổ để tăng cường sức mạnh. “Ruộng đất”
là đất đai trồng trọt, chăn nuôi… nói chung tập trung đất đai là việc một người
hoặc là công ty nông nghiệp thuê đất của nhiều người hay tập trung bằng hình
thức nhận góp vốn bằng đất của các cổ đông, dồn, đổi, thuê, mua, đấu thầu.
2.1.1.5 Các hình thức tích tụ ruộng đất
Tích tụ ruộng đất có xu hướng tăng lên theo yêu cầu phát triển của sản
xuất hàng hóa. Tích tụ ruộng đất diễn ra bằng hai con đường: - Hợp nhất
ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn thành một chủ sở hữu cá biệt
khác lớn hơn. Ví dụ như thông qua việc xây dựng hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp như nước ta trước đây là một trong những con đường hợp nhất ruộng
đât. - Sáp nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt cho một chủ sở hữu


17


cá biệt để tạo ra quy mô lớn hơn. Con đường này được thực hiện thông qua
biện pháp tước đoạt hoặc chuyển nhượng mua bán ruộng đất.
Các hình thức được diễn ra trong tập trung đất đó là thuê đất, thuê lại
đất, mua đất, mượn đất, mượn ruộng, đổi đât, góp vốn bằng giá trị quyền sử
dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
thừa kế sử dụng đất...
Với tư cách là một tài sản, một tư lệu sản xuất, ruộng đất được Luật đất
đai (1993), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai (1998), Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai (2001) và Luật Đất đai (2003)
của Việt Nam quy định về việc xác lập các quyền sử dụng của chủ thể sử
dụng đất như sau:
- Quyền sử dụng ổn định lâu dài là người chủ sử dụng đất được quyền
sử dụng ổn định lâu dài và Nhà nước chỉ thu lại đất trong những trường hợp
pháp luạt đất đai quy định cụ thể. Người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục
đích Nhà nước quy định.
- Quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất được hiểu là người sử dụng đất
có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất của mình cho người khác tức là chỉ
chuyển đổi về không gian, địa điểm mà không thay đổi mục đích sử dụng của
đất để thuận tiện cho việc sử dụng, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Sau khi
chuyển đổi các mảnh đất nhỏ thường được ghép lại thành thửa lớn.
- Quyền chuyển nhượng sử dụng là người được Nhà nước giao quyền
sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho người khác
theo những quy định của pháp luật về đất đai.
- Quyền thừa kế quyền sử dụng đất là thừa kế sử dụng chứ không phải
thừa kế quyền sở hữu đất. Người được thừa kế đất sẽ có nhiều đất hơn để phát
triển sản xuất.

- Quyền thế chấp là thế chấp quyền sử dụng đất. Quyền này khẳng định
tính pháp lý của người sử dụng đất hợp pháp, mặt khác giấy chứng nhận

18


quyền sử dụng đất trở thành công cụ pháp luật của việc lưu chuyển đất. Dùng
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm thế chấp giá trị quyền sử dụng của
mảnh đất đó và tùy thuộc vào khả năng sinh lợi của mảnh đất đem thế chấp.
- Quyền cho thuê là người sử dụng đất hợp pháp vì một lý do nào đó
nên tạm thời không thể sử dụng đất trong một thời gian nhất định thì được
cho người khác thuê đất của mình để sử dụng. Bên thuê đất phải sử dụng
đúng mục đích, trả tiền thuê, trả lại đất khi hêt hạn thuê. Bên thuê và bên cho
thuê phải thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết phù hợp với pháp luật. Người
đi thuê đất sẽ có diện tích lớn hơn, và thuận lợi hơn trong sản xuất.
2.1.1.6 Trang trại và kinh tế trang trại
a) Trang trại
Theo quan điểm ban chỉ đạo chương trình 327 (9/1994) của Trung ương
thì: “Trang trại là một doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hàng hóa đứng đầu
là chủ trang trại, họ làm chủ đất đai, tư liệu sản xuất phục vụ cho đời sống, họ
huy động nhân công nếu cần, tự chủ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thực hiện
kế hoạch kinh doanh”.
Theo PGS.Trần Đức cho rằng: ‘Trang trại là chủ lực của các tổ chức
làm nông nghiệp ở các nước tư bản cũng như các nước đang phát triển và theo
các nhà khoa học khẳng định đó là tổ chức kinh doanh của nhiều nước trên
thế giới trong thế kỷ XXI”.
Theo PGS.TS. Lê Trọng: “Trang trại là cơ sở sản xuất kinh doanh nông
nghiệp của một hoặc một số nhóm nhà kinh doanh”.
Theo KS. Phạm Minh Đức - Viện Nghiên cứu Nông nghiệp cho rằng:
“Trang trại là loại hình sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, một số hộ có

khả năng đón nhận những cơ hội thuận lợi, từ đó huy động thêm vốn, lao
động. Trang bị tư liệu sản xuất lựa chọn công nghệ sản xuất, tiến hành tổ chức
sản xuất và dịch vụ những sản phẩm theo yêu cầu của thị trường nhằm thu lợi
nhuận cao”.

19


b) Kinh tế trang trại
Theo GS.TS . Nguyễn Thế Nhã thì: “Kinh tế trang trại là một hình thức
kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa ở mức độ cao”.
Theo PGS.TS Lê Trọng: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế
cơ sở của nền sản xuất xã hội bao gồm một số người lao động nhất định, được
tổ chức trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành sản xuất kinh
doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường và được Nhà nước bảo hộ”.
Tóm lại:
- Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế hàng hóa trong
nông, lâm, ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ gia đình có tích
tụ nhất định về quy mô đất đai, lao động, tiền vốn, khoa học kỹ thuật và công
nghệ nhằm tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng lớn và thu
được lợi nhuận cao.
- Phát triển kinh tế trang trại là hình thức phát triển nông nghiệp hàng
hóa, phát triển kinh tế trang trại nó đảm bảo được việc phát triển kinh tế theo
hướng chuyên môn hóa, ở đó diễn ra sự phân công lao động xã hội mạnh mẽ,
mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như việc đảm bảo được các tài nguyên
một cách hợp lý, hiệu quả. Thực hiện được việc phát triển kinh tế trang trại là
thực hiện được phát triển nông nghiệp bền vững”.
c) Đặc trưng chủ yếu của trang trại
Thứ nhất, mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất ra nông sản phẩm
hàng hóa theo nhu cầu của thị trường.

Thứ hai, tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc sử
dụng của các chủ trang trại.
Thứ ba, các yếu tố sản xuất của trang trại phải tập trung đến mức đủ lớn
theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa, chuyên canh và thâm canh.

20


Thứ tư, cách thức tổ chức quản lý đi dần vào phương thức kinh doanh
vừa mang tính gia đình vừa mang tính doanh nghiệp. Ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất và thường xuyên tiếp cận với thị trường.
Thứ năm, chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý,
có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về sản
xuất kinh doanh.
Thứ sáu, các trang trại thường sử dụng lao động làm thuê.
d) Tiêu chí xác định trang trại
Hiện nay, theo Thông tư liên tịch số 62/2003/TTLT/BNN-TCTK ngày
20/05/2003 của Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống
kê, một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản được xác định là trang
trại chỉ cần đạt một tiêu chí sau:
Thứ nhất: Sản xuất nông, lâm nuôi trồng thủy sản được xác định là
trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ, bình quân một năm hoặc quy mô sản xuất của trang trại.
Thứ hai: - Đối với trang trại sản xuất tổng hợp là trang trại có nhiều
loại sản phẩm hàng hóa các ngành Nông - Lâm - Nuôi trồng thủy sản thì tiêu
chí xác định là giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bình quân một năm.
- Đối với trang trại trồng trọt: Trồng cây hàng năm: Từ 2 ha trở lên với
các các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, trồng cây lâu năm: Từ 3 ha đến 5 ha
trở lên tùy từng vùng miền và trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên.
- Đối với trang trại chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc: Chăn nuôi sinh sản,

lấy sữa thường xuyên từ 10 con trở lên, lấy thịt từ 50 con trở lên, gia súc sinh
sản từ 20 con trở lên đối với lợn, 100 con trở lên đối với dê. Chăn nuôi lợn
thịt thường xuyên 100 con trở lên, dê thịt từ 200 con trở lên và chăn nuôi gia
cầm (gà, vịt): thường xuyên từ 2000 con trở lên.
- Nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng từ 2 ha trở lên
(đối với tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). Với cá loại sản phẩm

21


nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa cây
cảnh, nuôi ong … thì tiêu chí xác định là giá trị sản phẩm hàng hóa từ 40 triệu
đồng trở lên.
Các tiêu chí nêu trên chỉ có ý nghĩa tương đối vì loại hình kinh tế trang
trại đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện đất đai, tính chất của từng ngành, từng
vùng và tính đặc thù của từng trang trại. Vì vậy, những tiêu chuẩn để xác đinh
trang trại vừa nêu ở trên còn nhiều phức tạp cần nghiên cứu cho phù hợp với
điều kiện thực tế.
2.1.2 Vai trò của tích tụ tập trung ruộng đất đối với phát triển kinh tế
trang trại
Đất đai được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được
trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy trong phát triển kinh tế trang trại cần phải
tổ chức quản lý và sử dụng quỹ đất một cách hợp lý tiết kiệm để đem lại hiệu
quả cao nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững. Quy mô và trình độ phát triển sản
xuất của trang trại phụ thuộc rất chặt chẽ vào tính chất và mức độ tập trung về
đất đai cho sản xuât.
Việc tích tụ- tập trung ruộng đất vào tay chủ trang trại (chủ sở hữu) sẽ
tạo cho họ có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư một cách thỏa
đáng để tăng hiệu quả sản xuất trang trại.
Tích tụ- tập trung ruộng đất hợp lý sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế trang

trại theo hướng sản xuất hang hóa hiện đại. Tuy nhiên, tích tụ tập trung ruộng
đất để phát triển kinh tế trang trại nếu không được giám sát của Nhà nước thì
sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực.
Quá trình tích tụ tập trung ruộng đất có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối
với phát triển kinh tế trang trại. Tập trung ruộng đất sẽ giúp cho việc sử dụng
ruộng đất đầy đủ, tiết kiệm, có hiệu quả. Đồng thời góp phần bảo vệ, tái tạo,
khôi phục lại chất lượng của ruộng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất
thông qua việc khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo hướng công

22


nghiệp hóa- hiện đại hóa. Tích tụ tập trung ruộng đất để phát triển kinh tế
trang trại có tác động tích cực đến thu nhập và đời sống của hộ nông dân và
được coi như là mắt xích của quan hệ hang hóa tiền tệ và phân công lại lao
động trong nông nghiêp.
Quá trình tích tụ tập trung ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại sẽ
hình thành nền sản xuất hang hóa quy mô lớn và là một bước ngoặt rất cơ
bản, quan trọng về quan hệ sở hữu trong kinh tế nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
Hiện nay cho thấy, hàng hóa được sản xuất ra từ các trang trại còn
mang tính tự phát, nhỏ lẽ, thiếu thị trường... vì vậy chất lượng hàng hóa nông
sản thực phẩm còn thấp, tính đồng nhất kém, người sản xuất trực tiếp không
nắm được thông tin thị trường, hậu quả là hàng hóa nông nghiệp của nước ta
không có thương hiệu, vị trí trên thế giới. Để khắc phục được nhược điểm lớn
đó thì biện pháp đầu tiên là con đường tích tụ tập trung ruộng đất, việc mà các
nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, các nước Châu Âu... đã làm cách đây
hàng thế kỹ.
Để một nền nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng từ sản
xuất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc chuyển dịch sang phát triển sản xuất

hàng hóa thì còn rất nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết, nhưng sớm hay
muộn đây vẫn là một xu thế mang tính quy luật trong tiến trình phát triển của
xã hội. Nói như vậy có nghĩa là trong một điều kiện sản xuất hàng hóa đã
tương đối phát triễn, thì tích tụ tập trung ruộng đất là điều kiện căn bản để
chuyển từ sản xuất tự cung tự, tự cấp, phân tán manh mún sang sản xuất tập
trung hóa, chuyên môn hóa và sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên việc tích tụ tập
trung ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại ở những nơi đất chật người
đông sẽ không được thể hiện những ưu việt vốn có của nó một phần là do các
tiềm năng tự nhiên đã được tập trung đầu tư khai thác ở mức tối đa gây ảnh
hưởng xấu đến chất lượng ruộng đất.

23


Như vậy, tích tụ tập trung ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại là
quá trình tất yếu khách quan trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế
quốc tế. Ruộng đất được tích tụ sẽ khuyến khích nông dân, các nhà đầu tư áp
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Một khi các nhà đầu tư nông nghiệp có thể
tích tụ ruộng đất ở quy mô thích hợp, đóng góp của họ sẽ không chỉ làm thay
đổi cung cách sản xuất manh mún mà còn tạo ra những đổi mới thật sự ở
nông thôn.
2.1.3 Tính tất yếu của tích tụ ruộng đất trong nền kinh tế thị trường
Theo quy luật chung của sự phát triển sản xuất sẽ diễn ra quá trình tích
tụ , tập trung và quá trình hợp tác, liên kết trong quá trình sản xuất, chế biến,
tiêu thụ nông sản. Quá trình tích tụ, tập trung và xã hội hóa trong sản xuất
nông nghiệp tất yếu sẽ diễn ra; về nguyên tắc quá trình đó diễn ra theo 2
hướng:
2.1.3.1 Tập thể hóa ruộng đất và tư liệu sản xuất
Theo hướng này toàn bộ ruộng đất và tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tập
thể. Mô hình này phổ biến trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các

nước Xã hội Chủ nghĩa trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
(5/1945) đến cuối thập niên 80 của thế kỷ 20; điển hình là các nông trang tập
thể ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Trung Quốc; Triều Tiên; Ở Việt Nam
trong giai đoạn 1960-1985 quá trình tập thể hóa đã diễn ra trên quy mô lớn ở
Miền Bắc với các hình thức HTX nông nghiệp từ cấp thấp đến cấp cao; HTX
nông nghiệp từ quy mô thôn, đến quy mô toàn xã. Công cuộc HTH Nông
nghiệp đã đóng góp phần thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dụng
XHCN ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất đất nước;
2.1.3.2 Từng bước tích tụ ruộng đất gắn với phân công lại lao động trong
nông thôn, nông nghiệp trên cơ sở phát triển kinh tế hộ
Phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng gắn người lao động với tư liệu
sản xuất, với đất đai, với sản phẩm cuối cùng là cây con; hợp tác các lĩnh vực,

24


các khâu, các công đoạn, các lĩnh vực không gắn trực tiếp với quá trình sinh
học (làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) với sự hỗ
trợ của nhà nước về vốn, cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ.
Mô hình này đã được phát triển ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn
Quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ 2
Ỏ Việt Nam trong quá trình Đổi mới từ 1986 đến nay; đặc biệt từ khi
có Nghị Quyết 10 Bộ Chính trị (Khóa 6) , Hiến Pháp 1992, Luật Đất đai 1993
kinh tế hộ gia đình cá nhân, kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển
với việc thực hiện chủ trương Nhà nước giao đất sản xuất ổn định cho hộ gia
đình cá nhân và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.1.4 Chính sách đất đai ở Việt Nam
- Ngày 13/01/1980, Ban Bí Thư Trung Ương Đảng đã ban hành Chỉ thị
số 100 về: Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và
người lao đông trong hợp tác xã Nông Nghiệp. Chỉ thị 100 bao gồm những

nội dung sau:
+ Đất đai là tư liệu sản xuất chính và hầu hết các sản phẩm làm ra đều
thuộc về hợp tác xã.
+ Xã viên đảm nhận 3/8 khâu công viêc của quá trình sản xuất Nông
Nghiệp. Những khâu còn lại do hợp tác xã đảm nhận.
+ Ngoài phần được trả công, xã viên được quyền chi phối các sản phẩm
vượt khoán. Phương hướng chủ yếu cải tiến công tác khoán trong hợp tác xã
Nông Nghiệp là: Khuyến khích hơn nữa lợi ích chính đáng của người lao
động. Sự khuyến khích đó chủ yếu do phần vượt khoán mang lại.
- Ngày 18/01/1984, Ban Bí thư Trung Ương đã ban hành Chỉ thị 35 về
khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Về đất cho phép các hộ gia đình
nông dân tận dụng mọi nguồn đât đai mà hợp tác xã, nông lâm trường chưa sử
dụng hết để đưa vào sản xuất.

25


×