Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Việc làm của lao động nông nghiệp vào thời điểm nông nhàn nghiên cứu điểm tại xã vân diên, thị trấn nam đàn, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.52 KB, 68 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến thần
kỳ và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, tổng thu nhập quốc dân luôn ổn
định và đạt mức tăng trưởng cao, đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng
kể. Tuy nhiên; bên cạnh những thành quả đã đạt được thì nền kinh tế vẫn tồn
tại rất nhiều khó khăn, thách thức như giải quyết việc làm cho người lao động,
đặc biệt là lao động trong khu vực nông thôn.
Việt Nam là nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống ở nông
thôn và hơn 70% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Trong đó, chỉ
có khoảng 10% lao động nông thôn hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
Hiện nay, dân số nước ta có khoảng 85 triệu người, trong đó dân số sống ở
nông thôn là 61,5 triệu người chiếm 72,9% dân số cả nước, với tốc độ tăng
dân số ở nông thôn xấp xỉ 3% thì nguồn lao động ở nông thôn có thể coi là
một tiềm lực rất lớn của nước ta; nhưng đa số lao động ở nông thôn chỉ tập
chung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp độc canh và thuần nông. Bên cạnh
đó, do quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ,các ngành nghề phụ ở
nông thôn lại kém phát triển nên vấn đề lao động việc làm ở nông thôn đang
là trở ngại chính cản trở tiến trình phát triển nông nghiệp nông thôn. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu vấn đề lao động việc làm ở nông thôn để tìm ra những
phương hướng, giải pháp hữu hiệu nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động
không chỉ là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội
nông thôn mà còn có tác dụng mạnh mẽ đối với việc đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Thực tiễn trong những năm qua; ở nước ta nền kinh tế luôn đạt mức
tăng trưởng cao, các ngành kinh tế và các vùng miền cũng đã phát triển mạnh
mẽ nhưng tình hình sử dụng lao động còn nhiều bất hợp lý, hiện tượng dư

1



thừa lao động đang diễn ra ở khắp nơi trong cả nước. Nhìn chung, do lực
lượng lao động trong nông thôn đều không được đào tạo chuyên môn kỹ
thuật, năng lực làm việc kém, không có khả năng tự tạo thêm hoặc tìm kiếm
việc làm nên hiện tượng thất nghiệp và thiếu việc làm đang diễn ra rất phổ
biến và thực tế đòi hỏi cần phải có những giải pháp hỗ trợ tích cực về khoa
học kỹ thuật, về các hệ thống chính sách phát triển kinh tế xã hội ... nhằm
phát huy hết sức mạnh và khai thác triệt để những nguồn lực sẵn có của từng
vùng.
Vân Diên là một xã thuộc huyên Nam Đàn - tỉnh Nghệ An mang đặc
điểm chung của 1 xã thuần nông, lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp. Trong thời gian gần đây các ngành nghề thương mại, dịch vụ
của xã cũng đã và đang phát triển thu hút một số lượng lớn lao động vào làm
nhưng đời sống của các hộ gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu
thiếu việc làm hay là thu nhập ngoài nông nghiệp ra còn quá thấp không đủ để
nâng cao đời sống
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Việc làm của lao động nông nghiệp vào thời điểm nông nhàn: Nghiên cứu
điểm tại xã Vân Diên, thị trấn Nam Đàn, Nghệ An
“Từ đó, đánh giá đúng tình hình của lao động nông nghiệp tại xã và đề
xuất một số giải pháp nhằm tạo thêm việc làm và nâng cao hiểu quả sử dụng
nguồn lao động trong nông thôn
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động - việc làm trong
nông nghiệp nông thôn, đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông
nghiệp tại địa phương, đề xuất biện pháp giải quyết việc làm nhằm tăng thu
nhập cho dân cư ở khu vực nông thôn.

2



1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về lao động - việc làm của lao
động nông nghiệp lúc nông nhàn.
- Thực trạng về việc làm và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của
lao động nông nghiệp vào thời điểm nông nhàn của xã.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lý
nguồn lao động nông nghiệp nông thôn của xã trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu việc làm trong thời gian nông nhàn của lao
động nông nghiệp tại xã Vân Diên - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu vấn đề việc làm trong xã Vân Diên - huyện Nam Đàn - tỉnh
Nghệ An
1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu của đề tài
Số liệu thống kê thu thập qua 3 năm 2007 - 2009.
- Đề tài được nghiên cứu tại xã Vân Diên - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An

3


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Lao động
2.1.1.1.1 Khái niệm lao động
a. Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra những sản
phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong quá trình lao động con người

tiếp xúc với tự nhiên, có công cụ sản xuất và nắm được kỹ năng lao động, đã
làm thay đổi ngoại gới và đối tượng lao động cho phù hợp với nhu cầu của
mình.
Pháp luật cũng quy định nghĩa vụ và quyền của người lao động. Lao
động là hoạt động có mục đích của con người, hoạt động này nhằm mục đích
cụ thể để đem lai của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho con người, hoạt
động này được pháp luật quy định rất cụ thể. Lao động tác động đối tượng lao
động để làm thay đổi hình thái của đối tượng lao động cho phù hợp với yêu
cầu của con người phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho chúng ta. Lao động
tác động vào đối tượng lao động thông qua công cụ lao động, trong giai đoạn
hiện nay thì các công cụ lao động rất hiện đại giúp cho con người làm việc
năng suất hơn, do đó đòi hỏi trình độ của người lao động cao hơn. Qua quá
trình phát triển của loài người thì lao động ngày càng phát triển và phát huy
tối đa sức lao động của lao động.
b. Phân loại lao động
+ Lao động giản đơn

: là lao động không qua đào tạo, huấn luyệnn về

chuyên môn
+ Lao động phức tạp : là lao động đã qua đào tạo, huấn luyện về chuyên
môn
+ Lao động chân tay

: là lao động sử dụng sức lực cơ bắp để làm việc

4


+ Lao động trí óc


: là lao động làm việc bằng trí não, sử dụng đầu

óc, trí tuệ. Lao động trí óc có năng suất cao hơn lao động chân tay
2.1.1.1.2 Khái niệm về năng suất lao động, cường độ lao động và thời gian
lao động
- Năng suất lao động: là sức sản xuất của lao động cụ thể có mục đích.
Năng suất lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian, hoặc là thời gian hao phí để sản xuất ra đơn vị sản phẩm đó.
Năng suất lao động bình quân là số sản phẩm bình quân của lao động trong
một đơn vị thời gian nhất định.
Ngày nay người ta thường tăng năng suất lao động của người lao động
tức là tăng sức sản suất của lao động, bằng cách người ta thay đổi cách quản
lý sản xuất, thay đổi cách thức lao động nhằm tăng khối lượng sản phẩm hàng
hoá trong một đơn vị thời gian.
- Cường độ lao động: là mức độn khẩn trương về lao động. Cường độ
lao động thể hiện sự so sánh, trong cùng thời gian lao động thì mức độ hao
phí về sức lực và trí lực càng lớn thì cường độ lao động càng cao.
Tăng cường độ lao động là tăng thêm chi phí lao động trong một đơn vị thời
gian, nâng cao mức độ khẩn trương của lao động cho khối lượng công việc để
tạo ra sản phẩm vật chất trong một đơn vị thời gian.
CácMác nói “cường độ lao động là khối lượng lao động bị ép vào trong
một thời gian nhất định”. Trong thực trạng sử dụng lao động hiện nay các nhà
quản lý thường dùng cách tăng cường độ lao động để tăng năng suất lao động.
đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động như: Dệt, may, giầy da,
- Thời gian lao động: là thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm, hay còn nói là hoàn thành công việc. Trong các biện pháp nhằm
nâng cao năng suất lao động thì thực ra là nhằm giảm thời gian lao động, do
đó mà các nhà quản lý tốt thường sử dụng lao hợp lý, thời gian lao động hợp


5


lý sẽ tạo ra năng suất cao. Đây là những vấn đề trọng yếu để quản lý tốt và tạo
ra năng suất lao động ngày càng cao.
Thời gian lao động là căn cứ để đánh giá đúng giá trị của hàng hoá, thời
gian lao động xã hội mất đi để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nao đó trong
điều kiện bình thường (trình độ kỹ thụât bình thường). Căn cứ vào đó mà khi
tính giá trị của hàng hoá người ta phải tính đến thời gian lao động xã hội.
2.1.1.1.3 Khái niệm về nguồn lao động
Theo bộ luật lao động thì nhân lực đồng nghĩa với nguồn lao động.
- Theo từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô
(Matxcơva 1997-bản tiếng Nga): Ngồn lao động là toàn bộ những người lao
động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và tiềm tàng ( có khả năng
lao động nhưng chưa tham gia lao động).
- Theo từ điển thuật ngữ lao động Pháp ( 1977-1985-bản tiếng Pháp):
Nguồn lao động không gồm những người có khả năng lao động nhưng không
có nhu cầu làm việc. Theo quan điểm này phạm vi dân số được tính vào
nguồn lao động theo nghĩa hẹp hơn so với quan điểm nêu trong từ điển thuật
ngữ về lao động của Liên Xô.
- Theo giáo trình Kinh tế lao động của trường Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội: nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động trừ đi những
người trong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động.
Với quan này, nguồn lao động sẽ không bao gồm dân số ngoài tuổi lao động
đang thực tế làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
2.1.1.1.4 Khái niệm về lực lượng lao động
- Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): lực lượng lao động là
một bộ phận dân trong độ tuổi theo quy định thực tế đang có việc làm và
những người đang thất ngiệp.
ở Việt Nam:


6


- Theo quy định của Tổng cục thống kê thì : lực lượng lao động là
những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm (biểu thị
dân số hoạt động kinh tế).
Các quan điểm nêu trên về lực lượng lao động mới chỉ làm rõ được
phần nào về mặt định tính hoặc định lượng của chỉ tiêu lực lượng lao
độngkhông thể dùng làm căn cứ để đánh giá thống kê quy mô lực lượng lao
động, bởi vì trong đó còn một yếu tố không xác định.
* Khái niệm về lượng lao động được sử dụng trong cuộc điều tra lao
động việc làm hàng năm Việt Nam từ năm 1996 đến nay là:
- Lực lượng lao động (tương đương với khái niệm dân số họat động
kinh tế) bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm
hoặc tìm việc nhưng có nhu cầu làm việc.
- Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (tương đương với khái
niệm dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động) bao gồm những người
trong độ tuổi lao động Nam từ đủ 15 đến hết 60 tuổi, Nữ từ đủ 15 đến hết 55
tuổi, đang có việc làm hoặc không có việc làm (thất nghiệp) nhưng có nhu cầu
làm việc và sãn sàng làm việc.
Khái niệm này về cơ bản thống nhất với quan điểm của ILO và quy
định của Tổng cục thống kê về lực lượng lao động (lực lượng lao động đồng
nghĩa với dân số hoạt động kinh tế), chỉ có cụ thể hơn nhóm thứ hai của lực
lượng lao động là những người thất nghiệp, chứ không nói chung chung là
không có việc làm. Nó được sử dụng làm căn cứ khi tính toán thống kê lực
lượng lao động ở Việt Nam hiện nay.
Lực lượng lao động tuy là một bộ phận của nguồn lao động nhưng
không đồng nhất với nguồn lao động. Lực lượng lao động không bao gồm bộ
phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham

gia hoạt động kinh tế như: đang đi học, làm nội trợ trong gia đình nhưng chua
có nhu cầu làm việc. Vì vậy, ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, trình độ học

7


vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lực lượng lao động còn bao hàm các đặc
trưng về trình độ, cơ cấu, kỹ năng/nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kỷ
luật lao động, đạo đức làm việc, sự hiểu biết về pháp luật, khả năng đáp ứng
được yêu cầu phát triển CNH-HĐH đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, khả
năng hội nhập với thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới…
2.1.1.1.5 Khái niệm về lao động nông nghiệp
Lao động nông nghiệp là lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp là
chính, tập hợp các hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
nông sản và công việc sau thu hoạch.
Các công việc chính của lao động nông nghiệp là các hoạt động sản
xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm đuợc tiêu thụ trên thị trường
2.1.1.2 Việc làm
2.1.1.2.1 Khái niệm việc làm
a. Việc làm
Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm gọi là
việc làm. Những hoạt động này được thể hiện dưới các hình thức:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật
hoặc để đổi công.
- Các công việc tự làm để thu lợi cho bản thân.
- Làm các công việc nhằm tạo thu nhập (bằng tiền hoặc hiện vật) cho
gia đình mình nhưng không hưởng tiền lương/tiền công.
Như vậy trong điều kiện hiện nay có thể hiểu việc làm như sau:
“Việc làm là hoạt động lao động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm,

tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình người lao động hoặc cho
một cộng đồng nào đó”.
b. Phân loại việc làm

8


Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc. Tổ chức lao động quốc tế
phân chia “việt làm” thành các loại:
- Vịêc làm ổn định và việc làm tạm thời: Căn cứ vào số thời gian có
việc làm thường xuyên trong một năm.
- Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: Căn cứ vào số
giơ thực hiện công việc trong một tuần.
- Việc làm chính và việc làm phụ: Căn cứ vào khối lượng thời gian
hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó.
2.1.1.2.2 Người có việc làm
_ Người có việc làm là người có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước thời đỉêm điều tra có
thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có
việc làm. ở nhiều nước sử dụng mức chuẩn này là 1 giờ, ở Việt Nam mức
chuẩn này là 8 giờ.
Riêng với những người trong tuần lễ tham khảo không có việc làm vì
các lý do bất khả kháng hoặc do nghỉ ốm, bị thai sản, nghỉ phép, nghỉ hè, đi
học có hưởng lương, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời
gian thực tế làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là
có việc làm và họ sẽ tiếp tục trở lại chia làm việc bình thường sau thời gian
tạm nghỉ, vẫn được tính là người có việc làm.
Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế và nhu cầu làm thêm của
người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra. Người có việc
làm chia thành hai nhóm: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm.

- Người đủ việc làm: Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham
khảo lớn hơn hoặc bằng 36 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm, hoặc có số
giờ làm việc nhỏ hơn 36 tiếng nhưng bằng hoặc lớn hơn số giờ quy định đối
với người làm các công việc nặng nhọc, độc hại.

9


- Người thiếu việc làm: Là người có số thời gian làm việc trong tuần lễ
tham khảo dưới 36 giờ, hoặc ít hơn giờ chế độ quy định đối với các công việc
nặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc khi có việc.
2.1.1.2.3 Người thất nghiệp
Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số
hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ tham khảo không có việc làm nhưng có
nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc.
Căn cứ vào thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp được chia thành:
Thất nghiệp ngắn hạn và thất nghiệp dài hạn.
- Thất nghiệp ngắn hạn: Là thất nghiệp liên tục từ dưới 12 tháng tính từ
ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.
- Thất nghiệp dài hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên
tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điề tra trở về trước.
Phần lớn các nước đề sử dụng khái niệm trên để xác định người thất
nghiệp. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt khi xác định mức thời gian không có
việc làm.
Trong khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất
nghiệp phân ra thành 3 loại khác nhau: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo
chu kỳ và thất nghiệp có tính cơ cấu.
Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con
người giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của cuộc
sống. Thậm chí trong nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn có một số

chuyển động nào đó do người ta đi tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường,
hoặc chuyển đến một nơi sinh sống mới. Hay phụ nữ có thể quay trở lại lực
lượng lao động sau khi có con. Do những công nhân thất nghiệp tạm thời
thường chuyển công việc hoặc tìm những công việc mới tốt hơn, cho nên
người ta thường cho rằng họ là những người thất nghiệp “tự nguyện”.

10


Thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và
cầu lao động, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại
lao động tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm đi,
trong khi đó mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng. Như vậy trong
thực tế xảy ra sự mất cân đối trong các ngành nghề hoặc các vùng do một số
lĩnh vực phát triển so với một số lĩnh vực khác và do quá trình đổi mới công
nghệ. Nếu tiền lương rất linh hoạt trong những khu vực có nguồn cung cao
và tăng lên trong những khu vực có mức cầu cao.
Cơ cấu lực lượng lao động chia theo tình trạng việc làm được khái quát
theo sơ đồ:

Lực lượng lao
động

Lao động có việc
làm

Đủ
việc
làm


Thiếu
việc
làm

Lao động thất
nghiệp

Thất
nghiệp
dài
hạn

Thất
nghiệp
ngắn
hạn

2.1.2 Mối quan hệ cung cầu trên thị trường lao động
Trên thị trường lao động, tiền lương và tiền công chính là giá cả của
sức lao động mà giữa cung và cầu lao động, lao động phải được thoả mãn.

11


Theo quy luật cung cầu của thị trường lao động thì khi cung về lao động vượt
qua cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị sức lao động và ngược lại thì chúng ta có
thể đánh giá qua biểu đồ sau

W (giá)
W1


DL

SL

DL1

SL1

E
W0
DL2

SL2

W2
0
L (sản lượng)
Đồ thị cung cầu trên thị trường lao động
Qua đồ thị trên ta thấy trục tung là biểu hiện giá cả cầu lao động (W),
trục hoành là biểu diễn sản lượng trong thị trường lao động. Đường cung S
biểu diễn biến thiên của cung lao động, đường cầu D biểu hiện mức cầu lao
động trên thị trường lao động. Khi cung và cầu đạt mức cân bằng thì giá cả ở
mức Wo hai đường cung S và cầu D sẽ gặp nhau tại M.
Nếu W1 > Wo thì mức cung sẽ tăng lên ở S l1 và cầu lao động giảm ở
mức D1... Khoảng cách Sl1Dl1 là khoảng chênh lệch giữa cung và cầu trên thị
trường lao động, khi đó cung lớn hơn cầu .
Nếu W2 < Wo thì cầu lao động tăng lên ở mức D l2 và cung lao động
giảm ở mức Sl2. Khoảng cách Sl1Dl1 là sự chênh lệch giữa cung và cầu lao
động, lúc này cầu lớn hơn cung.

12


Do đặc điểm của thị trường lao động nước ta là không hoàn hảo, tiền
công tiền lương không phản ánh đúng giá cả của sức lao động. Mặt khác nền
kinh tế của nước ta phát triển còn kém, khả năng mở mang các hoạt động sản
xuất kinh doanh nhất là trong nông nghiệp nông thôn còn hết sức hạn chế, do
đó khả năng tạo thêm nhiều việc làm, thu hút lao động còn thấp nên cung về
lao động luôn lớn hơn cầu tạo ra xu hướng ngày càng dư thừa lao động và
thiếu việc làm. Vì vậy cần có những chính sách và giải pháp tích cực nhằm
thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu lao động ở nước ta, đặc biệt trong nông
nghiệp và nông thôn từ đó mới tạo dựng tiền đề đẩy mạnh CNH - HĐH đất
nước.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lao động
a. Các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng lao động
- Dân số: Dân số là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động cũng như
lực lượng lao động kế cận trong tương lai. Quy mô và cơ cấu dân số có ảnh
hưởng trực tiếp tới quy mô và cơ cấu nguồn lao động.
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là
số phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động
trong tổng số nhân lực. Nhân tố cơ bản tác động đến tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động là bộ phận dân số trong đó tuổi lao động không có nhu cầu làm việc
với lý do đang đi học hay làm các việc ở nhà.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động
- Giáo dục đào tạo: Giáo dục đào tạo nhằm phát triển tiềm năng con
người, xây dựng lực lượng lao động có trình độ văn hoá, qua đó thúc đẩy quá
trình đổi mới công nghệ. Thông qua đổi mới công nghệ, chúng ta có thể làm
cho nền kinh tế tăng trưởng với giá trị cao.
Việc giáo dục đào tạo còn có tác động gián tiếp đến việc tăng năng suất
lao động nhờ có nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.


13


- Sức khoẻ: Sức khoẻ làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực trong thời
điểm hiện tại và lâu dài. Người lao động có sức khoẻ tốt sẽ có sức chịu đựng
bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao trong công việc. Từ đó hoàn thành
tốt các tiến độ sản xuất.

2.1.4 Ý nghĩa tạo việc làm cho lao động.
- Tạo việc làm cho người lao động, chúng ta sẽ tận dụng tối đa lực
lượng lao động dồi dào vào quá trình phát triển KT-XH, giảm bớt tình trạng
thất nghiệp, thiếu việc làm cho người lao động đang là vấn đề bức xúc trong
xã hội.
- Tạo việc làm chúng ta sẽ tận dụng tối đa những nguồn nhân lực trong
xã hội.
Mỗi quốc gia đều có những nguồn lực riêng trong quá trình phát triển
KT-XH, nguồn lực về tự nhiên (các nguồn tài nguyên do thiên nhiên tạo ra),
nguồn lực về vốn, kỹ thuật, công nghệ, và đặc biệt là nguồn lực về con người.
Trong các nguồn lực nói trên thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất, nó quyết
định đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước có dân số trẻ, lực
lượng lao động dồi dào, đây là lợi thế của Việt Nam trong quá trình phát triển
đất nước. Tuy nhiên các nguồn lực trên vẫn còn ở dạng tiềm lực, do đó chúng
ta phải tác động vào các nguồn lực trên thì mới tạo ra sức mạnh trong phát
triển. Khi chúng ta tao việc làm cho người lao động sẽ phát huy được yếu tố
con người và chính lao động sẽ khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên về vốn,
kỹ thuật, công nghệ…Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực nông thôn,
khu vực nông thôn.
- Ở khu vực nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
chuyên môn hoá, theo hướng toàn diện, đồng thời chuyển đổi cơ cấu kinh tế

theo hướng nông - công nghiệp - dịch vụ, khi đó lao động nông thôn được

14


phân công hợp lý tạo ra năng suất lao động tăng lên, đời sống xã hội ở nông
thôn ngày càng được tăng lên. Khi lao động nông thôn có việc làm sẽ thúc
đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển hơn, đời sống người dân nâng lên,
các tệ nạn xã hội giảm đi, áp lực về dân số đối với xã hội giảm bớt.
- Tạo việc làm cho người lao động là một biện pháp quan trọng nhằm
phân phối thu nhập, hiện nay khoảng cách giàu nghèo ngày càng ra tăng, đây
là áp lực lớn không chỉ đối với xã hội ta mà cả trên thế giớ. Khi nguồi lao
động có việc làm đặc biệt là đối với lao động nông thôn thì họ sẽ có thu nhập,
lúc đó đời sống của người lao động được nâng lên, xã hội công bằng theo
đúng chủ trương chính sách của Đảng – Nhà Nước ta đề ra, thực hiện thắng
lợi chính sách phát triển con người thúc đẩy phát triển đất nước để tiến lên
CNXH.
2.1.5 Đặc điểm của lao động việc làm ở nông thôn.
Khu vực nông thông của các nước đang phát triển là có dân số tăng
nhanh, cấu trúc dân số trẻ, nguồn lao động tăng với tốc độ hàng năm cao, Việt
Nam cũng là nước có đặc điểm trên rất rõ. Vì vậy khả năng đáp ứng nhu cầu
việc của nền kinh tế luôn thấp hơn nhu cầu việc làm của lao động nông thôn.
ở Việt Nam, số việc làm tăng hành năm ở nông thôn chỉ đáp ứng được dưới
60% nhu cầu.
Sản xuất nông- lâm-ngư nghiệp là lĩnh vực tạo việc làm truyền thống
và thu hút nhiều lao động của cư dân nông thôn. Tuy nhiên bị hạn chế bởi
diện tích đất canh tác, vốn hạn hẹp và có xu hướng giảm dần do quá trình đô
thị hoá và CNH đang diễn ra mạnh ở các địa phương. Điều này đã hạn chế
khả năng giải quyết việc làm ở nông thôn, và hậu quả ngày càng thiếu việc
làm cho người lao động nông nghiệp, nếu lực lượng này không chuyển dần

sang khu vực sản xuất khác.
- Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và chi phối mạnh mẽ của
quy luật sinh học và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, tiểu vùng

15


như: Đất đai, khí hậu, thời tiết… Do đó mà tính thời vụ trong nông nghiệp rất
cao, thu hút lao động không đều, trong trồng trọt lao động chủ yếu tập trung
chủ yếu vào thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi, đó
là thời gian lao động “nông nhàn” trong nông thôn.
Trong thời gian nông nhàn, một bộ phận lao động nông thôn chuyển
sang làm các công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang các địa phương khác
hành nghề tăng thu nhập. Tình trạng thời gian nông nhàn cùng với thu nhập
thấp trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng
di chuyển lao động nông thôn từ vùng nay đến vùng khác, từ nông thôn ra
thành thị, tạm thời hoặc lâu dài.
- Trong nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, và phi nông
nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) thường bắt nguồn từ lao
động của kinh tế hộ gia đình. Các thành viên trong gia đình có thể chuyển đổi,
thay thế để thực hiện công việc của nhau. Vì vậy, việc chú trọng thúc đẩy việc
phát triển các hoạt động khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một những biện
pháp tạo việc làm có hiệu quả.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là hoạt động phi nông
nghiệp với một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này qua đời
khác trong từng gia đình, từng dòng họ, từng làng xã, dần dần hình thành nên
những làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm hàng hoá tiêu dùng độc
đáo vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hoá nghệ thuật đặc trưng cho
từng cộng đồng, từng dân tộc.
- Hoạt động dịch vụ nông thôn bao gồm những hoạt động cung ứng đầu

vào cho sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho
đời sống dân cư nông thôn, là khu vực thu hút đáng kể lao động nông thôn và
tạo ra thu nhập cao cho người lao động.
Nói chung, việc làm ở nông nghiệp, nông thôn thường là những công
việc đơn giản, thủ công ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất

16


đai và công cụ cầm tay, dễ học hỏi, dễ chia sẻ. Vì vậy, khả năng thu dụng lao
động cao, nhưng sản phẩm làm ra thường chất lượng thấp, mẫu mã thường
đơn điệu, năng suất lao động thấp, nên thu nhập bình quân của lao động nông
thôn nói chung không cao, tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn còn khá cao so với
khu vực thành thị.
Ở nông thôn, có một số lượng khá lớn công việc tại nhà không định
thời gian như: Trông nàh, trông con cháu, nội trợ, làm vườn…có tác dụng tích
cực hỗ trợ tăng thêm thu nhập cho gia đình, đã có những nghên cứu thống kê
cho thấy 1/3 quỹ thời gian của lao động làm các công việc phụ mang tính hỗ
trợ cho kinh tế gia đình. Thực chất đây cũng là việc làm có khả năng tạo thu
nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động.
Thị trường sức lao động ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhưng kém
phát triển. Lao động thủ công, cơ bắp là chính. Một số nơi chưa phát triển
được ngành nghề, đẫn đến dư thừa lao động, nhất là vào thời giannông nhàn,
người lao động phải đi làm thuê ở vùng khác, xã khác hoặc ra đô thị tìm kiếm
việc làm.Những đặc điểm trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương chính
sách và định hướng tạo việc làm ở nông thôn. Nếu có cơ chế và biện pháp phù
hợp thích ứng sẽ góp phần giải quyết tốt mối quan hên dân số-việc làm tại
chỗ.
2.1.6 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về lao động và việc làm
2.1.6.1 Chỉ tiêu thống kê nguồn lao động

a. Chỉ tiêu thống kê số lượng lao động
Chỉ tiêu thống kê số lượng lao động là số lượng lao động hiện có của
từng loại lao động và thời điểm nghiên cứu của đề tài. Để tính chung các loại
lao động, chúng ta chọn lao động chính thường xuyên tham gia lao động sản
xuất làm đơn vị đo lường chuẩn.
b. Chỉ tiêu chất lượng lao động

17


- Trình độ văn hoá: Số lượng lao động trong độ tuổi có trình độ văn hoá
ở các cấp (Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông).
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật bao gồm: Không có chuyên môn kỹ
thuật và có chuyên môn kỹ thuật.
2.1.6.2 Chỉ tiêu thống kê sử dụng lao động
a. Chỉ tiêu về thời gian lao động
Đây là số ngày công lao động bình quân của một người trong năm, tính
cho sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp; chỉ tiêu này được tính cụ thể
cho từng loại lao động, theo từng loại ngành nghề chủ yếu mà họ làm. Tuy
nhiên, việc xác định ngành nghề chính của họ cũng phụ thuộc một phần vào
yếu tố thời gian khi tính. Nhìn chung, người lao động ở đây chưa được đào
tạo đầy đủ về chuyên môn kỹ thuật ngoại trừ những người làm ở các cơ quan
xí nghiệp, công ty. Một người lao động trong ngày có thể làm nhiều việc và
thời gian lao động có thể lên tới 10-12 giờ, nhưng có ngày lại không có việc
làm. Để thuận tiện cho việc tính thời gian lao động, chúng tôi đã chọn chỉ tiêu
đo lường thời gian là ngày làm 8 giờ.
b. Chỉ tiêu cơ cấu lao động
Hiện nay, nguồn lao động chưa được chuyên môn hoá theo ngành sản
xuất nên họ thường tham gia sản xuất nhiều ngành nghề, theo các công việc
khác nhau. Vì vậy để tính cơ cấu thời gian lao động, chúng ta có thể coi sức

lao động của các thành viên trong gia đình là một tổng thể, từ đó có thể tính
được thời gian và cơ cấu thời gian lao động đã sử dụng cho từng ngành. Qua
đó cũng tính được số lao động quy đổi cho từng ngành.
c. Chỉ tiêu năng suất lao động
Để thuận lợi trong công việc tính toán từng loại lao động trong từng
nhóm hộ, khi đã phân tổ theo các tiêu thức như nghề nghiệp, tình trạng việc
làm chúng tôi đã sử dụng các công thức sau:

18


+> Thu nhập bình quân một lao động trong năm
Giá trị sản xuất trong năm – chi phí vật chất
TNBQ =
Số lao động trong năm
+> Thu nhập một người / một công lao động :
Thu nhập bình quân một lao động trong năm
TNBQ =
Số ngày công bình quân 1 lao động trong năm

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Thực trạng sử dụng nguồn lao động trong nông thôn nước ta
2.2.1.1 Khái quát chung về tình hình dân số – lao động nước ta
Việt Nam là nước đông dân, với khoảng 85 triệu người hiện nay chúng
ta đang đứng thứ hai trong khu vực và thuộc hàng ngũ dân số trẻ của thế giới.
Theo tính toán của Tổng cục thống kê, đến tháng 4/2007 tốc độ tăng dân số ở
nước ta khá cao là 1,7%, đặc biệt là khu vực nông thôn xấp xỉ 3%; việc gia
tăng dân số nhanh đòi hỏi phải có giải pháp hợp lý để tạo thêm việc làm cho
người lao động. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của
đất nước các ngành nghề mới đã được tạo ra, đem lại những cơ hội việc làm

mới cho người lao động và phân phối hợp lý hơn lực lượng lao động giữa các
ngành.
Theo thống kê năm 2007, lao động nông nghiệp chiếm 54,7% tổng lao
động, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp là 18% và trong ngành dịch vụ
là 27,1%. Tuy nhiên, các ngành phi nông nghiệp còn phát triển chậm nên số

19


lượng lao động thu hút vào các ngành này còn thấp, chỉ vừa đủ với lượng lao
động nông thôn mới ra nhập thị trường lao động hàng năm – khoảng 1 triệu
lao động.
Bảng1: Số lượng và cơ cấu lao động có việc làm theo ba nhóm ngành
chính
Cả nước
Số lượng (1000 người)
Cơ cấu %
Nông – lâm – ngư
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Nông thôn
Số lượng (1000 người)
Cơ cấu %
Nông – lâm – ngư
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ

2000

2005


2006

38367,6
100,00
65,3
12,4
22,3

43452,4
100,00
56,7
17,9
25,4

44548,9
100,00
54,7
18,3
27,0

30055,5
32930,7
33575,8
100,00
100,00
100,00
79,0
71,2
69,0

8,3
14,0
14,8
12,7
14,8
16,1
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006

2.2.1.2 Đặc điểm nguồn lao động nông thôn nước ta
Nguồn lao động nông thôn chiếm 75,4% tổng số lao động cả nước
nhưng trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn luôn
thấp hơn so với trình độ chung của cả nước. Có đến 83% lao động nông thôn
chưa qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật và khoảng 15,9% chưa tốt
nghiệp tiểu học, số lao động tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ chiếm
10,98%; ở vùng núi, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa thì tỉ lệ này còn thấp
hơn nhiều. Chính vì vậy, đối với nhóm lao động này khả năng chuyển đổi
nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt hơn là rất khó. Thêm vào đó là
lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp truyền thống và tình trạng đất manh
mún nhỏ lẻ đã làm hạn chế tính chủ động sáng tạo của người nông dân trong
sản xuất kinh doanh, cũng như khả năng tiếp cận thị trường lao động.

20


Xuất phát từ đó mà nguồn lao động ở nông thôn nước ta sẽ hình thành
một số đặc điểm riêng như sau:
a. Nguồn lao động ở nông thôn nước ta rất dồi dào và được bổ sung
hàng năm khá lớn.
Mỗi năm trong nông thôn có khoảng 30 vạn người từ 16 -18 tuổi bổ
sung vào lực lượng lao động hiện đang dư thừa trong nông nghiệp. Ngoài ra,

có một bộ phận lao động di chuyển từ thành phố, thị xã về nông thôn và tham
gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương.
b. Nguồn lao động nông thôn nước ta thuộc hàng ngũ trẻ
Hiện nay số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 35% dân số cả nước, số lao
động trẻ ở nhóm tuổi 16 – 35 chiếm khoảng 70% lực lượng lao động. Đây là
một lợi thế đặc biệt trong việc trang bị chuyên môn kỹ thuật cho lao động
nông thôn.
c. Hầu hết lao động trong nông thôn đều làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp
Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn,
số lượng lao động trong nông nghiệp sẽ giảm đi và chuyển sang làm các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, số lượng lao động hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 60%% tổng lao động xã hội và hơn 75% lao
động nông thôn. Đây là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển nông thôn
bền vững, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải hoạch định đưa ra các giải pháp
hướng nghiệp, tạo việc làm cho người lao động nông thôn.
d. Nguồn lao động nông thôn mất cân đối giữa cung – cầu và thu nhập
Hiện nay, cùng với sự tăng nhanh về dân số và quá trình đô thị hoá
nông thôn diễn ra ngày càng nhanh thì diện tích đất dành cho sản xuất nông
nghiệp ngày càng giảm đi; thay vào đó là diện tích đất thổ cư tăng lên, dẫn
đến lao động nông thôn ngày càng thiếu việc làm. Mặt khác, do lao động
nông thôn chỉ mang tính thủ công, đơn giản, trình độ thấp nên khả năng tự tạo

21


việc làm để tăng thu nhập là rất khó khăn, một khi thiếu việc làm thì thu nhập
vốn đã rất thấp của họ sẽ tiếp tục bị giảm đi.
2.2.1.3 Tình hình sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn những năm qua
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam tương đối ổn định với mức

tăng trưởng kinh tế khá cao 8,5%. Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn sáng suốt của
Đảng và chính phủ, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ đáng
ghi nhận; đặc biệt là việc gia nhập WTO đã đem lại những cơ hội mới cho lao
động nước nhà. Với ảnh hưởng tích cực đó tình hình lao động trong nông thôn
cũng thu được những kết quả đáng khích lệ:
a. Một mặt, lao động nông thôn không ngừng thâm canh tăng vụ,
chuyển đổi sang hướng đa canh các loại giống cây trồng, vật nuôi đem lại
năng suất cao. Mặt khác hộ nông dân phải tự tạo thêm cơ hội việc làm, tận
dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động qua đó làm thu nhập của tăng
lên.
b. Lực lượng lao động trong nông thôn đã có sự biến động đáng kể về
cơ cấu lao động, lao động trong các ngành nghề thương mại, dịch vụ ở nông
thôn đã không ngừng tăng lên. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá cùng
với tiến trình đô thị hoá nông thôn đã làm cho lao động phi nông nghiệp tăng
lên theo chiều hướng sản xuất hàng hoá.
c. Người lao động cũng đã hạn chế được tình trạng làm việc và sử dụng
thời gian lao động thiếu khoa học. Từ đó làm cho số ngày lao động trong năm
tăng lên và sử dụng có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực đã đạt được thì vấn đề sử dụng lao
động nông nghiệp và nông thôn vẫn còn những hạn chế nhất định: Sự bùng nổ
dân số, quá trình đô thị hoá,…. đã gây ra rất nhiều khó khăn như thiếu việc
làm, dư thừa lao động trong nông thôn,…. Bên cạnh đó, việc sản xuất của
người dân còn manh mún, nhỏ lẻ theo kiểu tự cung, tự cấp,… làm cho thời
gian sử dụng lao động không hiệu quả và trở thành thách thức đối với việc

22


phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông
thôn.

2.2.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sử dụng lao lao động ở
nông thôn
2.2.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu về dân số và lao động
tính đến đầu năm 2007 dân số Trung Quốc có hơn 1,3 tỷ người trong đó 70%
dân số thuộc khu vực nông thôn. Hàng năm, Trung Quốc có khoảng 11 triệu
người đến tuổi lao động và có khoảng 6 triệu đến 9 triệu lao động dôi dư
trong các doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu việc làm. Tại khu vực nông thôn
của Trung Quốc có khoảng 150 triệu lao động thiếu việc làm; Đứng trước tình
hình đó, chính phủ Trung Quốc đã đề ra các giải pháp nhằm giải quyết nhu
cầu việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động trong nông thôn.
- Trong các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước gắn liền mục tiêu giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động. Thực
hiện cải cách cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh các khu vực dịch vụ,
khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kinh tế phi
nhà nước, thực thi các chính sách tài chính tích cực để tăng cơ hội việc làm
cho người lao động.
- Ban hành những chính sách ưu đãi nhằm phát triển sản xuất nông
nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh đa dạng gồm nhiều ngành nghề, chủng
loại sản phẩm, phát triển mạnh mẽ loại xí nghiệp hưng trấn , đổi mới cơ chế
quản lý lao động việc làm theo hướng giải phóng tối đa sức sản xuất và phát
huy được tính năng động, sức sáng tạo của người lao động.
2.2.2.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, để có thành tựu to lớn đó kinh
nghiệm về đảm bảo tuyển dụng lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng.

23


- Đầu tư máy móc hiện đại, xây dựng tốt các công trình thuỷ lợi phục vụ

sản xuất nông nghiệp.
- Sử dụng lao động trẻ, sự tham gia chủ động của khu vực kinh tế tư
nhân, của các doanh nghiệp vào sự phát triển của nguồn nhân lực.
- Sử dụng có hiệu quả các công cụ khuyến khích lao động, tăng cường và
phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong đào tạo, đào tạo lại tay nghề cho
lao động.
Đây là bài học kinh nghiệm có thể vận dụng và tham khảo ở các doanh
nghiệp Việt Nam.
2.2.2.3 Kinh nghiệm của Đài Loan
Trong những năm gần đây Đài Loan luôn giữ được sự ổn định về việc
làm cho người lao động. Để thu được những thành công đó, Đài Loan đã áp
dụng một số biện pháp cơ bản sau:
- Phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp, thu hút sức lao động về nông
nghiệp để tăng việc làm cho người lao động ở nông thôn.
- Đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, gắn liền vấn đề tạo việc làm với
công nghiệp hoá.
- Tích cực phát triển ngành sản xuất cần nhiều lao động để đẩy nhanh tốc
độ tạo ra nhiều việc làm.
- Tích cực mở rộng mậu dịch đối ngoại, tăng cường khai thác thị trường
quốc tế để tạo ra nhiều việc làm, nâng cao mức tăng việc làm cho người lao
động.
Thông qua việc thực hiện các biện pháp đồng bộ và toàn diện nên Đài
Loan đã giải quyết tốt được khó khăn về lao động việc làm cho người dân,
góp phần tăng GDP hàng năm trung bình khoảng 8,5%, nâng cao thu nhập
cho người lao động.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

24



3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vân Diên là một xã nằm trung tâm huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An, có
đường 49 chạy qua. Phần lớn diện tích của xã là đồng ruộng và đồi núi.
Phía Bắc tiếp giáp xã Nam Thanh – xã Nam Nghĩa.
Phía Đông giáp Thị Trấn và xã Xuân Hòa
Phía Nam giáp xã Thị Trấn và xã Nam Tân.
Phía Tây giáp xã Nam Thanh, Nam Thượng, Thanh Khai.
Xã Vân Diên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ
rệt: mùa đông gió lạnh, mùa hè nóng ẩm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng tư đến
tháng mười, nhiệt độ thường rất cao từ 27 – 35 0C. Có nhiều trận mưa kéo dài
gấy ra hiện tượng úng lụt ở một số diện tích đất trồng lúa. Lượng mưa trung
bình từ 1000 – 2500 mm/năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 và
tháng 9.
Mùa khô thì khô hanh và kéo dài những đợt rét, sương muối làm ảnh
hưởng sâu tới sản xuất nông nghiệp.
Thuỷ văn: Vân Diên có địa hình thuận lợi băng phẳng , hệ thống kênh
mương thuận lợi cho việc tưới tiêu
Vân Diên là vùng đồng bằng hay đúng hơn là vùng trũng trên địa bàn
huyện cho nên địa hình tương đối bằng phẳng, các chân ruộng được phân chia
tương đối đồng đều cho các hộ. Với những đặc điểm trên, ngành trồng trọt và
chăn nuôi của xã có đủ điều kiện phát triển phong phú về các loại nông sản
phẩm, từng bước đáp ứng nhu cầu của nông dân trong vùng và cung cấp cho
các vùng lân cận.

3.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội
3.1.2.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của xã Vân Diên


25


×