Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Tìm hiểu nhận thức và ứng xử của nông dân về giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất súp lơ ở hai xã tân kỳ và đại đồng, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.79 KB, 60 trang )

Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Phương

1


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và
bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Đỗ Kim Chung, trưởng
khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi phương pháp nghiên cứu, phân tích và tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Phát triển nông
thôn, khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn toàn thể bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động
viên tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

2



Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
TÓM TẮT
Chất lượng rau an toàn đang là một trong những vấn đề cấp bức hiện nay
do nhu cầu rau an toàn ngày càng tăng, nhất là khía cạnh rủi ro thuốc bảo vệ
thực vật. Hiện nay đã có rất nhiều chương trình được thực hiện nhằm cung cấp
cho người trồng rau kiến thức về rau an toàn và quản lý rủi ro thuốc bảo vê thực
vật. Trong đó việc nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân đối với thuốc
bảo vệ thực vật là cần thiết. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu
nhận thức và ứng xử của nông dân về giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất súp lơ ở hai xã Tân Kỳ và Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương”.
Bằng việc sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như đánh giá nhanh
nông thôn có sự tham gia PRA, chọn mẫu… đề tài tìm hiểu nhận thức và ứng xử
của nông dân về giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất súp lơ tại
hai xã Tân Kỳ và Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trên những phương
diện: mức độ ảnh hưởng, nhóm chịu rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro; hành vi
của người dân khi mua thuốc, đọc nhãn, phun và xử lý sau khi phun.
Kết quả cho thấy nhận thức của người dân ở Tân Kỳ về rủi ro và giảm
thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật là cao hơn so với ở Đại Đồng. Đó là do kết
quả từ các lớp tập huấn IPM mà xã có được trong những năm gần đây. Từ đó mà
ứng xử của người dân Tân Kỳ đối với việc giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực
vật là đúng và có hiệu quả hơn.
Dựa trên những kết quả có được, tôi có một số khuyến nghị nhằm thay đổi
nhận thức và ứng xử của người dân hai xã đối với chính quyền địa phương và
với chính người dân tại hai xã.

3


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FFS (Farmer Field School)

Tập huấn nông dân trên đồng ruộng

IPM (Integrated Pest Management)

Quản lý dịch hại tổng hợp

GAP (Good Agricultural Practice)

Thực hành nông nghiệp tốt

PRR (Pesticide Risk Reduction)

Giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật

VietGAP

Thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất rau
quả Việt Nam

BVTV

Bảo vệ thực vật

RAT


Rau an toàn

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SXATT

Sản xuất an toàn tập trung

4


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Rau là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mỗi gia đình
Việt Nam. Cùng với sự phát triển về kinh tế và thị hiếu của con người, nhu cầu
về rau cũng ngày càng tăng. Vì thế mà ngành sản xuất rau cũng ngày càng phát
triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu rau theo mùa mà đã áp dụng nhiều công nghệ,
đáp ứng nhu cầu rau quanh năm.
Trong môi trường nóng ẩm của nước ta rất thích hợp cho nhiều loại rau
phát triển nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh và dịch hại làm hại
rau, ảnh hưởng đến sản xuất, giảm sản lượng và chất lượng rau. Vì vậy các biện
pháp phòng ngừa và tiêu diệt sâu bệnh ngày càng được áp dụng rộng rãi, trong
đó sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp mạnh nhất và có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, do thành phần thuốc có những hóa chất độc hại, nếu không dùng
đúng phương pháp khi phun hay sau khi phun sẽ gây hại cho người tiêu dùng và
môi trường. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp ngộ độc hoặc tử vong mà

nguyên nhân là thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy chất lượng rau sạch, rau an toàn
đang là nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng.
Việc giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật (PRR) là một nội dung quan
trọng trong việc đảm bảo chất lượng rau. Hiện nay đã có nhiều chương trinh như
chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, chuẩn Vietgap… tập trung vào nội dung
này. Các chương trình trên hướng về nhiều đối tượng khác nhau liên quan từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ rau nhằm cung cấp cho người dân về kiến thức

5


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
quản lý rủi ro thuốc bảo vệ thực vật. Để làm được điều đó cần phải nghiên cứu
nhận thức và ứng xử của người nông dân trồng rau về thuốc bảo vệ thực vật và
rủi ro thuốc bảo vệ thực vật.
Nhằm làm rõ thực trạng nhận thức và ứng xử của người dân về giảm thiểu
rủi ro thuốc bảo vệ thực vật để đề xuất một số khuyến nghị làm thay đổi hiệu
quả nhận thức và hành vi của họ, giúp giảm thiểu loại rủi ro này, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu nhận thức và ứng xử của nông dân về giảm
thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất súp lơ ở hai xã Tân Kỳ và
Đại Đồng - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu nhận thức và ứng xử của nông dân về giảm thiểu rủi ro thuốc
bảo vệ thực vật trong sản xuất súp lơ tại hai xã Tân Kỳ và Đại Đồng - huyện Tứ
Kỳ - tỉnh Hải Dương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhận thức và ứng xử của nông
dân về giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất súp lơ tại hai
xã Tân Kỳ và Đại Đồng - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương.

- Đánh giá thực trạng nhận thức và ứng xử của nông dân về giảm thiểu rủi
ro thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất súp lơ.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của nông dân về giảm
thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất súp lơ.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người nông dân trồng súp lơ ở
hai xã Tân Kỳ và Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

6


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tân Kỳ và Đại Đồng - Tứ Kỳ - Hải Dương.
- Thời gian nghiên cứu đề tài: sản xuất súp lơ vụ đông năm 2009
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 10/01/2010 đến 30/04/2010
PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHẬN
THỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA NÔNG DÂN VỀ GIẢM THIỂU RỦI RO
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
2.1 Rủi ro thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau
2.1.1 Rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
Rủi ro (Risk) là các biến cố có thể xảy ra với một xác suất ước đoán chủ
quan.
Rủi ro thuốc bảo vệ thực vật là những tình trạng không an toàn xảy ra cho
con người và môi trường khi sản xuất và tiêu dùng sản phẩm rau.
Rủi ro thuốc BVTV = Độc hại * Tiếp xúc
Khái niệm rủi ro thuốc bảo vệ thực vật gồm 02 nhân tố là độ độc hại và sự
tiếp xúc.
Độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật quy định bởi màu trên nhãn thuốc: đỏ

= cực độc, vàng = độ độc cao, xanh lá cây = nguy hiểm, xanh nước biển = cẩn
thận khi sử dụng.
Mức độ tiếp xúc với thuốc phụ thuộc vào việc sử dụng bảo hộ lao động và
cất giữ, xử lý sau khi phun. Tiếp xúc với thuốc BVTV là một trong những nguy
cơ gây hại cho sức khỏe liên quan khi làm việc, là mục tiêu hướng tới của các
chương trình y tế cho người dân nhằm hạn chế tiếp xúc, hạn chế rủi ro. Nông
dân thường phun thuốc hoặc thu hoạch sản phẩm trong điều kiện bảo hộ không

7


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
tốt, tăng khả năng tiếp xúc với các hóa chất nông nghiệp . Từ đó mà có thể dẫn
đến ngộ độc cấp tính, hoặc các phản ứng ngay lập tức, thậm chí gây ung thư, dị
tật bẩm sinh, thần kinh, sinh sản và các vấn đề khả năng sinh sản.
2.1.2 Đặc điểm của rủi ro thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau
Khi trồng rau, nhất là súp lơ đòi hỏi mức độ thâm canh cao, dùng nhiều
loại thuốc Bảo vệ thực vật nên có nguy cơ rủi ro cao vì số lượng thuốc dùng
ngày càng nhiều.
Do thời gian sinh trưởng của rau ngắn nên thường không được đảm bảo
đúng thời gian cách ly nên có nguy cơ rủi ro cao.
Rủi ro thuốc bảo vệ thực vật đối với rau cao hơn khi người tiêu dùng sử
dụng các sản phẩm rau để ăn sống.
2.1.3 Biện pháp giảm thiểu rủi ro thuốc Bảo vệ thực vật
- Thực hiện IPM (Integrated Pest Management):
Theo FAO, IPM là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ
thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng
tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của
các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
Sau Chiến tranh thế giới II, thuốc BVTV và các hóa chất nông nghiệp

khác đã được công nhận rộng rãi như một phần của “cuộc cách mạng xanh". Sử
dụng thuốc BVTV có nhiều thuận lợi, và trở thành một phần không thể tách rời
(cùng với phân bón hóa học, cơ giới hoá, và năng suất giống cây trồng cao) của
ngành nông nghiệp hiện đại. Việc sử dụng thuốc BVTV đã làm tăng nhanh năng
suất cây trồng trong cuộc Cách mạng xanh. Thường thì các hóa chất nông
nghiệp mang lại kết quả tăng sản lượng ngay lập tức nhưng tạo ra vấn đề lớn đối
với tương lai môi trường, nông nghiệp và phát triển kinh tế - chính trị.

8


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
Năm 1962, khi tác phẩm "Silent Spring" của Rachel Carson đã được xuất
bản, mối quan tâm đến những bất lợi của việc sử dụng thuốc BVTV đã được
nâng lên nhiều. Carson và một số người đã đề nghị các phương pháp kiểm soát
dịch hại khác với thuốc BVTV hóa học nhằm bảo vệ động vật hoang dã, sức
khỏe con người, và môi trường. Áp lực đó khiến nhiều Chính phủ đã hạn chế
việc sử dụng thuốc BVTV , còn các nhà nông học tiến hành xem xét lại việc sử
dụng thuốc BVTV độc hại liên tục như DDT.
Vào những năm 1950, vấn đề thuốc BVTV bao gồm sự phát triển mạnh
của sâu bệnh, thay thế dịch hại và sự kháng thuốc đã gây ra nhiều khó khăn
trong nông nghiệp. Trong 1959, các nhà khoa học phát hiện ra rằng bọ chét có
thể được kiểm soát tốt hơn bằng cách giảm số lượng thuốc BVTV được sử dụng.
Điều này là bởi vì thuốc BVTV đã giết chết thiên địch (tiêu diệt bọ chét) gây ra
sự phát triển bọ chét trên quy mô lớn (Stern, et al, 1959.). Giảm số lượng thuốc
BVTV cho phép thiên địch tồn tại, kết quả là kiểm soát được sự phát triển của
bọ chét.
Từ đó mà ý tưởng tích hợp kiểm soát (Integrated Control) ra đời. Đó là sự
kiểm soát tích hợp cả sinh học và hóa học của sâu bệnh. Nó tập trung vào việc
bảo tồn thiên địch của sâu bệnh qua việc sử dụng có chọn lọc của thuốc BVTV .

Hình thức kiểm soát này được giám sát bởi những nhà côn trùng học chuyên
môn cao – những người dựa vào thiên địch và thiên nhiên để đưa ra các quyết
định phun thuốc.
Khái niệm “Quản lý dịch hại” đã được đề xuất trong năm 1961 (Geier và
Clark, 1961). Quản lý dịch hại là nhằm giảm các vấn đề dịch hại do hành động
chọn lựa sau khi vòng đời của sâu bệnh được hiểu rõ và những hậu quả sinh thái
và kinh tế của các hành động đã được dự đoán, càng chính xác càng tốt, để có
được lợi ích tốt nhất cho nhân loại.

9


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
Thuật ngữ “Quản lý dịch hại tổng hợp” đã được chính thức hoá tại Viện
Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ năm 1969. IPM đã được thông qua trong chính sách
của Chính phủ các nước trên thế giới trong suốt những năm 70 và 80, trong đó
có Mỹ (1972), Malaysia (1985), Philippin (1986), và Indonesia (1986). Kể từ đó,
chương trình này được nhân rộng và càng có nhiều thành công hơn.
- Thực hiện VIETGAP (Vietnam’s Good Agricultural Practice for Fruit
and Vegetable Production):
VietGAP là những quy định về phương thức sản xuất đảm bảo 3 nội dung:
• Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Đảm bảo môi trường sinh thái.
• An sinh xã hội
Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết đinh về GAP cho quy trình sản
xuất thưc phẩm và rau quả tươi – VIETGAP 28/1/2008.
- Thực hiện sản xuất Rau an toàn: Rau an toàn là rau mà đảm bảo chất
lượng ở 4 tiêu chuẩn về
• Về hàm lượng nitorat.



Hàm lượng vi sinh vật.



Hàm lượng vi sinh vật.



Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

- Thực hiện quản lý rủi ro thuốc bảo vệ thực vật dựa vào cộng đồng: bao
gồm toàn bộ các quy định và hoạt động quản lý đối với các thành phần tham gia
vào quá trình sản xuất, buôn bán – trao đổi, sử dụng thuốc BVTV . Việc xây
dựng các quy chế và quy định về quản lý rủi ro thuốc BVTV là một trong những
nội dung chính của nội dung này.

10


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
- Thực hiện nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc bảo vệ thực vật: Nguyên
tắc này bao gồm 1) Đúng thuốc; 2) Đúng liều lượng; 3) Đúng cách; 4) Đúng thời
điểm.
2.2 Nhận thức và ứng xử của người dân về giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ
thực vật
2.2.1 Nhận thức và ứng xử của người dân về giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ
thực vật
Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan
trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần

khách thể. Hay nói cách khác, nhận thức là sự hiểu biết, sự nhận biết về một vấn
đề nào đó.
Ứng xử là hành động có ý thức của con người khi thực hiện một hoạt
động nào đó.
Quyết định đến thái độ và hành vi ứng xử của con người là nhận thức của
con người.
Nhận thức của nông dân về giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật là
nhận biết của người dân về rủi ro, sự nguy hiểm, nguyên nhân ảnh hưởng, mức
rủi ro của thuốc bảo vệ thực vật.
Ứng xử của người dân về giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật là hành
động của người dân khi lựa chọn mua thuốc, đọc nhãn thuốc, phun thuốc và xử
lý sau khi phun.
2.2.2 Nội dung cơ bản về nhận thức và ứng xử của người dân về giảm thiểu
rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
a. Nhận thức của người dân về giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
- Nhận thức về rủi ro thuốc Bảo vệ thực vật: về mức độ ảnh hưởng tới con người
và môi trường, biểu hiện, nguyên nhân gây ra.

11


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
- Nhận thức về giảm thiểu rủi ro thuốc Bảo vệ thực vật:
+ Hiểu biết về các quy định của Nhà nước về quản lý rủi ro thuốc Bảo vệ thực
vật (RAT, VIETGAP) và các quy định của địa phương về vấn đề này.
+ Hiểu biết về thời gian cách ly: Thời gian cách ly là khoảng thời gian ngắn nhất
dừng phun thuốc trược khi thu hoạch.
+ Hiểu biết về nhãn mác, bao bì thuốc Bảo vệ thực vật: Mỗi màu trên nhãn
thuốc đều có ý nghĩa riêng: màu Đỏ = rất độc; màu Vàng = độ độc cao; màu
Xanh lá cây = Nguy hiểm; màu xanh nước biển = cẩn thận.

+ Hiểu biết về chủng loại, cấu tạo thuốc Bảo vệ thực vật: Theo kết cấu, thuốc
BVTV thường được phân thành dang bột, lỏng và dạng hạt.
+ Hiểu biết về danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng: (phụ lục)
+ Hiểu biết về phương pháp phun: 4 đúng
b. Ứng xử của người dân về giảm thiểu rủi ro thuốc Bảo vệ thực vật
- Hành vi khi chọn mua thuốc
- Hành vi khi đọc nhãn mác
- Hành vi khi sử dụng thuốc
- Hành vi đối với sử dụng bảo hộ lao động
- Hành vi xử lý sau khi phun
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và ứng xử của người dân về
giảm thiểu rủi ro thuốc Bảo vệ thực vật
- Trình độ văn hóa, học vấn của nông dân: trình độ văn hóa của người
dân càng cao thì họ càng có hiểu biết đầy đủ về rủi ro thuốc Bảo vệ thực vật và
giảm thiểu thuốc Bảo vệ thực vật do có sự tìm hiểu từ các nguồn thông tin như
sách báo và các phương tiện thông tin. Từ đó mà ứng xử của họ đối với vấn đề
này cũng đúng đắn hơn so với những người có trình độ thấp hơn.

12


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
- Lứa tuổi: Lứa tuổi trẻ hơn có khả năng tiếp thu thông tin mới tốt hơn vì
vậy dẫn đến ứng xử của họ thay đổi nhanh chóng hơn so với lứa tuổi cao hơn.
- Sự tham gia các lớp tập huấn về IPM: các lớp tập huấn này bao gồm
nhiều nội dung về thuốc Bảo vệ thực vật cho nhiều đối tượng cây trồng, tham
gia các lớp tập huấn này giúp cho nông dân có được nhận thức đầy đủ nhất về
rủi ro thuốc Bảo vệ thực vật và giảm thiểu rủi ro thuốc Bảo vệ thực vật.
- Việc thực hiện các chương trình triển khai IPM của địa phương: nếu các
chương trình này được thực hiện tốt sẽ có ảnh hưởng tốt tới nhận thức của người

dân, thúc đẩy họ tìm hiểu, tham gia các hoạt động.
- Công tác thông tin tuyên truyền của địa phương: hầu hết nông dân nắm
được các thông tin về chính sách của Nhà nước và địa phương đều thông qua loa
làng. Việc phát thanh tuyên truyền tốt sẽ giúp hoàn thiện hiểu biết của người dân
từ đó khiến họ có hành vi đúng đắn đối với thuốc Bảo vệ thực vật.
- Việc xây dựng và thực hiện quy chế của địa phương về quản lý rủi ro
thuốc Bảo vệ thực vật.
- Năng lực quản lý của cán bộ cộng đồng:
2.3 Cơ sở thực tiễn về nhận thức và ứng xử của người dân về giảm thiểu rủi
ro thuốc Bảo vệ thực vật
2.3.1 Trên thế giới
Năm 1985, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã ban hành bộ luật: the
FAO International Code of Conduct on the Distribution and Use of Pesticides.
Bộ luật thành lập các tiêu chuẩn tự nguyện tiến hành cho tất cả các thành phần
tham gia hoặc liên quan tới việc phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từ
đó đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý thuốc BVTV . Bộ luật biểu hiện một
cách tiếp cận hiện đại là quản lý thuốc BVTV tập trung vào việc giảm rủi ro, bảo
vệ sức khoẻ con người và môi trường, và hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp bền

13


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
vững bằng cách sử dụng thuốc BVTV một cách có hiệu quả và áp dụng chiến
lược IPM. Ngoài ra, Bộ luật sửa đổi các khái niệm về chu kỳ của quản lý thuốc
BVTV và một định nghĩa IPM mở rộng.
Tháng 12/1995, OECD/FAO đã tổ chức Hội thảo về giảm thiểu rủi ro
thuốc bảo vệ thực vật tại Uppsala, Sweden. Hội thảo đã tránh bàn luận đến rủi ro
cụ thể của từng loại thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp xác định những rủi ro
đó. Đồng thời cũng tránh bàn luận về việc đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Thay

vào đó, ngay từ đầu Hội thảo đã giả định rằng trong bối cảnh hiện nay, tồn tại
trong hầu hết các nước OECD và FAO, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng gắn
với một mức rủi ro nhất định. Mục đích của hội thảo là làm rõ các loại hành
động có thể được thực hiện để giảm bớt mức nguy cơ này. Các kiến nghị rơi vào
hai lĩnh vực nói chung: thứ nhất, giảm tối đa những rủi ro liên quan đến việc sử
dụng thuốc BVTV và xử lý; thứ hai, giảm sự lệ thuộc vào thuốc BVTV hóa học
bằng cách tăng sử dụng của thuốc sinh học. Ban đầu, hội thảo lưu ý rằng thuốc
BVTV có đăng ký cung cấp một nền tảng thiết yếu để giảm rủi ro - bằng cách
cung cấp cho việc đánh giá và kiểm soát rủi ro liên quan với thuốc trừ. Tiếp theo
Hội thảo nhấn mạnh sự cần thiết cho các chương trình thiết thực, tập huấn cho
nông dân để tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển đổi từ nông nghiệp chuyên sử
dụng hóa chất đến một ngành nông nghiệp mà sử dụng tối đa hóa việc sử dụng
các công cụ làm vườn và thuốc sinh học để phát triển cây trồng khỏe mạnh và
kiểm soát sâu bệnh (Xem them phần phụ lục).
Tháng 6/2004, tổ chức ERMA New Zealand (Environmental Risk
Management Authority) đã tổ chức một hội thảo chuyên đề tại Te Papa, Cable
street, Wellington, New Zealand trong 2 ngày về rủi ro thuốc BVTV . Hội nghị
đã thảo luận về các khái niệm, chiến lược và các công cụ, để tiến tới xây dựng
các quan hệ đối tác cho hành động trong tương lai nhằm giảm thiểu rủi ro thuốc

14


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
bảo vệ thực vật. ERMA còn tổ chức một loạt các cuộc hội thảo khắp cả nước để
thông báo cho người sử dụng thuốc BVTV trên các phương tiện thông tin của
Chính phủ.
Theo bà Nicolien van der Grijp, một nhà nghiên cứu cao cấp của chương
trình quốc tế về Quản lý môi trường Nhà nước tại Viện Nghiên cứu môi trường
của Đại học Vrije ở Amsterdam: thuốc bảo vệ thực vật có thể gây hại đến môi

trường và sức khỏe của con người trong các giai đoạn khác nhau của đời sống
của họ mà đơn giản nhất là qua các giai đoạn của sản xuất, marketing, sử dụng
và sau khi sử dụng. Trong giai đoạn sản xuất, lượng thuốc phát tán vào môi
trường khi sản xuất, xử lý chất thuốc, công nhân trong nhà máy và những người
sống trong các khu vực lân cận của các cơ sở sản xuất có thể có nguy cơ bị tiếp
xúc với khí thải độc hại và tai nạn công nghiệp. Trong giai đoạn marketing, chất
độc có thể phát tán trong quá trình vận chuyển và lọc quặng từ kho lưu trữ. Như
vậy có thể hình thành một nguy cơ đáng kể cho người dân địa phương, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển. Trong việc sử dụng, có một thực tế là thuốc
BVTV không bao giờ được sử dụng hoàn toàn có hiệu quả bởi các loại cây trồng
nhận được. Nhỏ nhưng số lượng đáng kể các loại thuốc BVTV bị mất trực tiếp
đến môi trường, và cũng có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến đa dạng
sinh học, điều kiện khí hậu và tầng ôzôn. Số người làm việc tại các trang trại và
những người sống bên cạnh cánh đồng và nhà kính có thể gặp tổn hại sức khỏe
do tác động của thuốc trừ sâu. Sau khi sử dụng, người tiêu dùng có thể tiếp xúc
với mức lớn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có thể gây ảnh
hưởng sức khỏe mãn tính hoặc cấp tính, bao gồm những tiềm năng gây ra ung
thư, làm gián đoạn hoóc môn và hệ thống sinh sản, và những vấn đề về hệ thần
kinh. Còn có một dữ liệu đáng tin cậy về các hậu quả lâu dài tiếp xúc với dư
lượng thuốc BVTV và tác dụng của các loại thuốc khi trộn với nhau. Trẻ em

15


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
được coi là dễ bị tổn thương nhất khi tiếp xúc với thuốc BVTV vì các cơ quan
vẫn còn đang phát triển và họ có thể tiếp xúc với liều tương đối cao hơn những
người trưởng thành.
Hiện nay, trường Đại học Oregon State University, Corvallis, Oregon
đang thực hiện dự án “Giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật ở Đông Nam Á”

với mục tiêu giảm thiểu rủi ro về con người và môi trường thông qua khả năng
quản lý bền vững các chất hóa chất nông nghiệp với nguồn tài trợ của FAO. Dự
án sẽ bắt đầu giải quyết các vấn đề về việc sử dụng sai và quá liều thuốc bảo vệ
thực vật đang ảnh hưởng đến năng suất, sức khoẻ, môi trường và thương mại
trong khu vực các tiểu vùng sông Mê Kông. Các hoạt động đào tạo đặc biệt về
nhận thức rủi ro và quản lý rủi ro bao gồm hoạt động Farmers Field School FFS
tại Trung Quốc, Campuchia, Lào và Việt Nam.
2.3.2 Ở Việt Nam
Việt Nam bắt đầu chương trình IPM trong sản xuất vụ mùa năm 1992 để
giúp đỡ nông dân có được kiến thức, trở thành nhà sản xuất trên chính ruộng của
họ. Mục tiêu của chương trình là làm cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ trở nên
lành nghề hơn và có thể quyết định tốt hơn trong việc quản lý hệ thống sản xuất
lúa gạo. Chương trình đã tập trung vào đào tạo các giảng viên (Training of
Trainers TOT) và lớp tập huấn nông dân trên đồng ruộng (Farmers Field School
FFS) trong sản xuất lúa gạo, bao gồm hơn 90% người trồng lúa tất cả các xã
trong cả nước. Đến tháng 06/2003, chương trình đã đào tạo được 7.669 giảng
viên IPM (trong đó, có 5.512 giảng viên nông dân). Các giảng viên đã tổ chức
26.327 lớp FFS và đào tạo 735.267 nông dân (hơn 6% nông dân của đất nước).
Những học viên từng tham gia các lớp IPM - FFS vẫn tiếp tục các hoạt động của
mình: 1) 2.235 nghiên cứu về lĩnh vực với sự tham gia của 23.199 nông dân, 2)

16


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
hoạt động nghiên cứu, câu lạc bộ IPM, 3) cộng đồng IPM (chương trình IPM
quốc gia Việt Nam, 2004).
Chương trình IPM đã được mở rộng từ gạo sang rau từ năm 1996 và một
vài năm sau đó để hỗ trợ các nông hộ có quy mô trồng rau và trái cây nhỏ trong
việc tìm được sinh kế bền vững hơn bằng cách hỗ trợ việc sản xuất hiệu quả, lợi

nhuận, lành mạnh và bảo vệ môi trường (FAO, 2002). Chương trình IPM đã
được thực hiện ở hầu hết các tỉnh trồng rau (PPD, 2007).
- Tình hình sản xuất rau an toàn tại Việt Nam: Trong giai đoạn 2006 2010, Bộ NN & PTNT phấn đấu nâng diện tích sản xuất rau an toàn ở 6 tỉnh,
thành phố phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc lên gần gấp đôi so với trước đó.
Năm 2008, tổng diện tích rau của cả nước là 722 nghìn ha, năng suất
trung bình đạt 159 tạ/ha với sản lượng hơn 11,4 triệu tấn. Sáu tháng đầu năm
2009, cả nước sản xuất gần 500 nghìn ha rau, đậu các loại, trong đó miền Bắc là
240 nghìn ha. Tuy nhiên diện tích các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được
quy hoạch còn rất hạn chế, cả nước mới đạt khoảng 8 đến 8,5% tổng diện tích
trồng rau. Riêng vùng đồng bằng sông Hồng mới đạt 14.816 ha, trong đó ở Hà
Nội là 6.820 ha, Hải Phòng 2.500 ha, Hải Dương 3.000 ha... và chỉ có 676 ha
được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Ðặc biệt, nhiều tỉnh, thành
phố đến nay vẫn chưa đầu tư để quy hoạch vùng sản xuất rau. Bên cạnh đó, tình
trạng sử dụng hóa chất, phân bón và các chất điều tiết sinh trưởng thiếu khoa
học vẫn phổ biến; rau sản xuất ra chỉ qua khâu sơ chế đơn giản đã được đưa ra
thị trường tiêu thụ. Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ rất phổ biến ở các vùng
trồng rau để tăng năng suất cây trồng đã làm ảnh hưởng chất lượng rau; số đông
người sản xuất rau không thường xuyên làm vệ sinh đồng ruộng, bón phân hữu

17


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
cơ chưa được ủ hoải, bón nhiều phân urê đơn độc; thời gian cách ly không bảo
đảm và lạm dụng phun thuốc kích thích sinh trưởng đối với các loại rau ăn lá.
Hơn nữa, nước tưới cho rau chủ yếu lấy từ các ao hồ, sông dẫn vào kênh mương
nội đồng, một phần nhỏ lấy từ giếng khoan nên chưa bảo đảm chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra, giám sát về sản xuất rau an toàn vùng đồng
bằng sông Hồng trong sáu tháng đầu năm 2009 tại một số tỉnh như: Bắc Ninh,

Hưng Yên, Hà Nam... cho thấy, 22/28 mẫu rau đã lấy có hàm lượng chì cao hơn
mức cho phép, 14/28 mẫu rau phân tích có hàm lượng ni-tơ-rát cao hơn mức quy
định, 19/28 mẫu có chứa E.coli và 27/28 mẫu có chứa Coliphom. Nguyên nhân
của tình trạng trên là do sản xuất rau chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán; đa số các vùng
trồng rau an toàn chưa được đầu tư về hệ thống giao thông, thủy lợi. Việc sản
xuất rau chưa được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao; vấn đề tiêu thụ
sản phẩm chưa được gắn với sản xuất; chưa hình thành các liên kết bền chặt
giữa người sản xuất và người tiêu dùng; thị trường đầu ra cho sản phẩm rau an
toàn chưa ổn định; việc xây dựng và phát triển thương hiệu gặp nhiều khó
khăn...
Từ nay đến năm 2011, ngành nông nghiệp phấn đấu 100% các tỉnh, thành
phố có quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn, tập trung, khoảng
50% tổ chức cá nhân sản xuất rau tại các vùng tập trung sản xuất sản phẩm phù
hợp tiêu chuẩn VietGap, khoảng 30% sản lượng sản xuất tại các vùng này đạt
tiêu chuẩn VietGap.
- Tình hình áp dụng tiêu chuẩn VIETGAP vào sản xuất rau: Theo Bộ
NN&PTNT hiện cả nước có 15 mô hình sản xuất áp dụng VietGAP được chứng
nhận, tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Long An,
Vĩnh Long, Bến Tre. Ngoài ra, còn có 80ha rau an toàn, 5ha vải và 3.000ha

18


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
thanh long đang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong khi đó tại Hà Nội,
VietGAP cũng hết sức xa lạ đối với nông dân, nhất là nông dân trồng cây ăn
quả. Vùng nhãn chín muộn xã Đại Thành (Quốc Oai) và cam Canh, bưởi Diễn
của huyện Hoài Đức, nơi nông dân tiếp cận nhanh với tiến bộ kỹ thuật và đã có
truyền thống trồng cây ăn quả nhưng vẫn có khoảng 80% số nông dân được điều
tra nói rằng đã nghe nói về VietGAP nhưng chưa hiểu đúng quy trình. Đồng

thời, nếu so sánh điều kiện sản xuất thực tế của các hộ dân ở đây với quy trình
VietGAP có quá nhiều chỉ tiêu không đạt. Người nông dân quan niệm, VietGAP
là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy cách còn các điều kiện khác như xử
lý mầm bệnh trước khi gieo trồng, sản phẩm sau thu hoạch không được để dưới
đất, ghi chép nhật ký đồng ruộng... lại không được nông dân coi trọng nên dễ
dàng bỏ qua trong khi đây là những điều kiện bắt buộc.
Theo TS Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt
Nam cho rằng, nguyên nhân sâu xa của việc còn quá ít diện tích sản xuất áp
dụng tiêu chuẩn VietGAP là do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là
hộ gia đình dẫn tới khó quản lý, quy trình kỹ thuật lại chưa đồng nhất giữa các
địa phương. Đầu ra sản phẩm chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng, phân
định rõ ràng nên hay bị nhập nhằng với các loại nông sản thông thường dẫn tới
giá thành sản phẩm không cao. Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phân
định và quản lý chất lượng nông sản gặp khó khăn và thiếu thực tế, do rau, củ,
quả là mặt hàng thực phẩm tươi sống, nhanh hỏng, được kinh doanh với khối
lượng lớn, trên địa bàn rộng với nhiều người tham gia sản xuất, buôn bán. Nếu
đánh giá chất lượng bằng phương pháp nhìn, quan sát cảm quan sẽ không bảo
đảm độ tin cậy. Trong khi đó, nếu xác định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực
phẩm bằng các phương pháp phân tích thí nghiệm đòi hỏi phải mất một thời gian

19


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
dài, ít nhất mất 3 - 4 ngày và chi phí quá lớn (1 - 3 triệu đồng/mẫu xét nghiệm
tùy thuộc vào từng mẫu xét nghiệm khác nhau).
Bộ NN & PTNT đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2011, tất cả các tỉnh,
thành trong cả nước hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả, chè an
toàn tập trung; 50% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung
(SXATTT) bảo đảm đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm phù hợp VietGAP;

30% lượng hàng nông sản tại các vùng này được chứng nhận hoặc tự đánh giá
và công bố sản xuất theo VietGAP. Đến năm 2015, toàn bộ 100% lượng rau,
quả, chè tại các vùng SXATTT được chứng nhận, hoặc tự đánh giá và công bố
sản xuất theo VietGAP; 100% các tổ chức, cá nhân tại các vùng SXATTT đảm
bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm nông sản phù hợp VietGAP.
Đã có những đề tài nghiên cứu về vấn đề này đưọc thực hiện bởi các
chuyên gia nông nghiệp ở Việt Nam.
+ Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ
thực vật tới sức khỏe nông dân trồng rau ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh”
của Phạm Bích Ngân và Đinh Xuân Thắng thuộc Phân viện Bảo hộ lao động –
TP HCM – Viện Môi trường & Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP.HCM (Tạp
chí Phát triển khoa học và công nghệ, tập 9, số 2 – 2006) thì: Việc sử dụng thuốc
BVTV sẽ gây ảnh hưởng không ít tới môi trường đất, nước và không khí khu
vực phun thuốc. Hầu hết các chất ô nhiễm đều có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn
cho phép gấp nhiều lần, nhất là Filitox, Azodrin, Regen và đặc biệt là Xylene.
Các chất ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp qua đường hô hấp, bề mặt da và
nhiễm vào máu của người trực tiếp phun thuốc. Ngoài ra, thuốc BVTV có thể
ngấm vào da do bất cẩn khi sử dụng sẽ làm tổn thương da, gây viêm da, dị ứng
da… Bệnh lý này rất thường gặp và đặc biệt nguy hiểm vì theo kết quả nghiên

20


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
cứu, nông dân có thói quen thường pha nồng độ thuốc lớn gấp từ 2 đến 3 lần
nồng độ được hướng dẫn và mật độ phun khá dày (cách 1 đến 2 ngày/lần). Do
không có hoặc có các trang bị bảo hộ lao động nhưng chưa đảm bảo yêu cầu về
chất lượng, cùng với việc phun thuốc với liều lượng tuỳ tiện và sử dụng cả
những loại thuốc bị cấm nên thuốc BVTV đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ
của những người trực tiếp phun thuốc. (Cụ thể nêu rõ trong phụ lục đính kèm).

Thuốc BVTV không những ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh, bề mặt da
…mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tuần hoàn khi nhiễm phải chúng. Điều đó
cho thấy mức độ rất nguy hiểm của chúng đối với những người trực tiếp phun
thuốc và cũng có ảnh hưởng tương tự đối với người không trực tiếp phun thuốc
nhưng có tiếp xúc với chúng.
- Theo nghiên cứu của THS. Nguyễn Tuấn Anh, trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn thì việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
đang có những tác động rất mạnh đến đời sống kinh tế - xã hội trên cả hai
phương diện tích cực và tiêu cực. Thuốc BVTV giúp cây trồng phát triển và đạt
năng suất cao nhưng nó cũng tàn phá môi trường và gây cho con người nhiều
bệnh tật nguy hiểm. Điều đăc biệt quan tâm hiện nay chính là việc nông dân sử
dụng nó như thế nào.
- Năm 2009, GS.TS Đỗ Kim Chung và các cộng sự (Khoa Kinh tế và
PTNT – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nhận thức và ứng xử của người trồng rau ở Hà Nội và Thái Bình về rủi ro
thuốc bảo vệ thực vật”. Kết quả cho thấy: Người dùng thuốc là trọng tâm của
rủi ro thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên nhân chính được xác nhận từ hai phía 1) về
phía tiếp xúc rủi ro; 2) về phía tiếp xúc độc hại. Nông dân thì chưa có ứng xử
đúng về giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật 1) Ít hiểu biết về chính sách và

21


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
quy định về quản lý rủi ro thuốc bảo vệ thực vật; 2) Các hoạt động cộng đồng
chưa đủ mạnh; 3) Thiếu kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay đề tài vẫn
tiếp tục được thực hiện nhằm đánh giá nhận thức và ứng xử của người trồng rau
sau khi đã được tập huấn thay đổi như thế nào.
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn hai xã Tân Kỳ và Đại Đồng
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Tân Kỳ - huyện Tứ Kỳ được thành lập từ 06/1956 gồm 2 thôn: Nghi
Khê và Ngọc Lâm với diện tích tự nhiên 715,16 ha, cách trung tâm huyện lỵ Tứ
Kỳ khoảng 6 km về phía Đông Nam.
- Phía Bắc giáp xã Ngọc Kỳ và Hoàng Diệu
- Phía Nam giáp xã Đại Hợp và Quang Khải
- Phía Đông giáp xã Quang Phục và Tái Sơn
- Phía Tây giáp xã Dân Chủ
Xã Đại Đồng nằm ở khu thượng huyện Tứ Kỳ, bên cạnh tỉnh lộ 191 nối
quốc lộ 10 với quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Thái Bình. Xã Đại Đồng cách thị trấn Tứ
Kỳ 8 km về phía Bắc, cách thành phố Hải Dương 9 km về phía Nam. Có tổng
diện tích tự nhiên 660,11ha.
- Phía Bắc, phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà
- Phía Nam giáp xã Hưng Đạo
- Phía Tây giáp xã Kỳ Sơn

22


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
* Khí hậu, thủy văn, giao thông:
- Do đặc điểm địa bàn và vị trí địa lý nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ
nên khí hậu mang đặc điểm chung của hai xã là nóng ẩm, mưa nhiều và có 2
mùa rõ rệt:
+ Mùa nắng nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Mùa hanh khô từ tháng 11 đến tháng 4.
- Về giao thông: Tân Kỳ nằm giữa hai tuyến đường giao thông quan
trọng: đường 391 từ thành phố Hải Dương đi Hải Phòng và Thái Bình; đường

17A từ thành phố đi huyện lỵ Ninh Giang và sang Thái Bình. Hiện nay hai con
đường này đã được nâng cấp trải nhựa và mở rộng mặt đường cho nhân dân đi
lại và vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Xã Đại Đồng có tiềm năng lớn về giao
lưu kinh tế đường bộ, đường thủy với các đô thị lớn như Hải Phòng, Thái Bình,
Hà Nội và thành phố Hải Dương.
- Về đường thủy: Xã Tân Kỳ cũng được nằm cạnh ven ba con sông tương
đối rộng: sông Đĩnh Đào (một nhánh của sông Sặt) chảy xuôi về phía Nam đổ ra
sông Luộc, là ranh giới của hai xã Tân Kỳ và Quang Khải của huyện Tứ Kỳ;
sông Cờ cùng với sông He (do nhân dân địa phương đặt tên) nằm về phía Tây
của xã có chiều rộng khoảng 50m, sâu khoảng 5 – 8m. Ba con sông trên cùng
với hệ thống cống, đê của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải tạo nên sự tương đối
thuận lợi về cung cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh cho xã Tân Kỳ.

23


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai hai xã năm 2009
Đơn vị: ha
Chỉ tiêu
I. Tổng diện tích đất tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp
+ Đất trồng súp lơ
2. Đất phi nông nghiệp
II. Tổng số nhân khẩu (khẩu)
- Khẩu nông nghiệp (khẩu)
III. Tổng số lao động

- Lao động nông nghiệp (lao động)
IV. Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng)
- Nông nghiệp (tỷ đồng)
+ Trồng trọt (tỷ đồng)
Trồng rau (tỷ đồng)
Trồng súp lơ (tỷ đồng)

Tân Kỳ
Đại Đồng
715.48
660.11
512.44
384.04
447.46
260.24
39
90.73
203.04
276.07
8370
6075
7603
4048
5006
2483
4571
1655
90.45
37.36
41.63

20.81
19.28
10.06
4.68
2.76
2.06
2.16
Nguồn: Phòng thống kê nông nghiệp xã

3.1.3 Tình hình sản xuất súp lơ ở hai xã
Hai xã Tân Kỳ và Đại Đồng đều có diện tích sản xuất súp lơ lớn, cung cấp
chủ yếu súp lơ cho địa bàn Hà Nội.
Diện tích trồng súp lơ ở hai xã thì tập trung chủ yếu ở cánh đồng Vỏ (thôn
Nghi Khê – xã Tân Kỳ) và cánh đồng Ré (hai thôn Nghĩa Dũng và Nghĩa Xá –
xã Đại Đồng). Vụ sản xuất thường là vụ đông của năm.

24


Nguyễn Thị Minh Phương – KT51D
Xã Đại Đồng có diện tích trồng súp lơ lớn khoảng 101,7ha (2825 sào)
trong tổng số 150 ha cây màu vụ đông 2009. Tổng số cây súp lơ được trồng vụ
vừa qua theo thống kê là 4.238.000 cây. Người dân ở đây vốn có kinh nghiệm
nhiều năm truyền lại (Súp lơ được trồng tại đây 10 năm trước), việc trồng súp lơ
tại xã không có một quy chuẩn kĩ thuật nào chính xác.
Xã Tân Kỳ có diện tích trồng súp lơ khoảng 39ha. Tổng số cây trồng vụ
vừa qua theo thống kê là khoảng hơn 1.650.000 cây. Trong vòng 3 năm qua tại
xã đã có nhiều lớp tập huấn IPM, RAT và thuốc BVTV cho cây lúa và cây súp
lơ. Người dân trong xã trồng súp lơ theo quy trình có sự hướng dẫn ban đầu của
cán bộ kĩ thuật.

Cây súp lơ là cây rau vụ đông, cho thu nhập chính là khoảng 1,5 - 4 triệu
đồng/sào.
Vụ đông năm 2009 bà con nông dân trồng súp lơ tại xã được hỗ trợ 125
đồng/cây súp lơ.
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất trên hai cánh đồng nghiên cứu
Chỉ tiêu
1. Diện tích (ha)
2. Diện tích trồng súp lơ (ha)
3. Số cây súp lơ năm 2009
4. Giá trị sản xuất (triệu đồng)

Cánh đồng Vỏ

Cánh đồng Ré

20
9,56
800.000
750

95
86
3.100.000
1.200

3.1.4 Tình hình triển khai hoạt động IPM
* Ở xã Tân Kỳ có:
-

Trung bình mở các lớp RAT và thuốc BVTV 3 – 4 lần/năm


-

Mỗi lần mở 1 lớp

-

Số học viên được đào tạo/ lớp: 120 – 150 người

-

Các hoạt động sau khi có lớp IPM: Hình thành câu lạc bộ sản xuất RAT

3.1.5 Tình hình dịch hại ở vụ nghiên cứu

25


×