Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Hệ sinh thái rạn san hô ở vịnh nha trang – khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.5 KB, 33 trang )

Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
Báo cáo:
QUẢN LÝ CÁC HỆ SINH THÁI NƯỚC.
Chủ đề : “ Hệ sinh thái rạn san hô ở Vịnh Nha Trang – Khánh Hòa.”
GVHD: T.S Hoàng Thị Bích Mai.
Nhóm 4 – Lớp 50 NTMT

Trang 1


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
Nội dung chính:
I. Mở đầu.
II.Nội dung:
1. Điều kiện tự nhiên của vịnh Nha Trang.
2. Các thành phần của HST rạn san hô vịnh Nha Trang.
+ Môi trường tự nhiên.
+ Quần xã sinh vật.
3. Sự trao đổi năng lượng trong HST rạn san hô.
_ Mối quan hệ dinh dưỡng .
_ Các chu trình vật chất trong HST rạn san hô.
4. Các yếu tố tác động đến HST rạn san hô.
5. Hiện trạng HST rạn san hô vịnh Nha Trang.
6. Ý nghĩa của HST rạn san hô đối với khu vực vịnh Nha Trang.
III. Kết luận và đề xuất ý kiến.

Trang 2


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
I. Mở đầu.


Rạn san hô (còn được gọi là “rừng” dưới đáy biển) là một trong những hệ sinh thái đa dạng
nhất, bao gồm nhiều loài đặc trưng đại diện cho hầu hết các nhóm động vật biển. Hệ sinh
thái( HST) rạn san hô cùng với HST thảm cỏ biển và HST rừng ngập mặn là ba HST biển có vai
trò quan trọng.Trong rạn san hô có hàng trăm loài sinh vật biển như: tảo, rong, cua, cá, tôm hùm,
hải sâm, đồi mồi, động vật thân mềm... chúng sinh sống, trú ngụ, sinh sản, trốn tránh kẻ thù... Vì
vậy, rạn san hô còn được coi là “kho dự trữ” gen của biển. Cũng như rừng ngập mặn, “rừng” san
hô còn có tác dụng che chắn, chống xói lở bờ biển, hải đảo. Sự nguyên vẹn của các rạn san hô
cho phép tiết kiệm nhiều kinh phí trong việc xây dựng các công trình chống xói lở ven biển...
So với các vùng khác ven bờ biển Việt Nam, vịnh Nha Trang được xếp vào nơi có sự đa
dạng sinh học bậc nhất về thành phần giống loài san hô tạo rạn. Ở đây có hơn 350 loài thuộc 64
giống san hô tạo rạn, 24 loài thuộc 5 giống san hô mềm, 3 loài san hô sừng (Gorgonaea) và 2
loài thủy tức san hô (Millepora) đã được ghi nhận. Các rạn san hô (RSH) này đã tạo nên sự đa
dạng sinh học trong vịnh Nha Trang.Có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và là nguồn sống của
người dân. Tuy nhiên hiện nay HST san hô ở vịnh Nha Trang – Khánh Hòa đang đứng trước
nguy cơ tổn thương và suy thoái do các hoạt động của con người.Sự tổn thương của HST rạn san
hô thể trên các khía cạnh khác nhau như giảm mật độ loài, thành phần loài, diện tích phân bố, ô
nhiễm và suy thoái môi trường sống, giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi kinh tế của các loài
thủy hải sản quý hiếm….
II.Nội dung:
1. Điều kiện tự nhiên của vịnh Nha Trang.
*

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn
Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha.
Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 26⁰C; nóng nhất 39⁰C, lạnh nhất
14,4⁰C.

Trang 3



Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011

Vịnh Nha Trang
*

Lượng mưa trung bình 2.000 mm/năm, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70% 80% lượng mưa cả năm. Khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, còn lại
là nắng ấm.

*

Độ dốc đáy vịnh thay đổi từ 10’-50’ ở phần Bắc đới hơn 1 độ phần phía Nam vịnh.

*

Do đặc điểm độ dốc đáy biển lớn là điều kiện tốt để tạo dòng thường kỳ ổn định ở phía
Nam vịnh Nha Trang,phần đáy phía Bắc và phía Nam vịnh có một luồng đáy sâu (dạng
kênh) chạy theo hướng ĐÔNG TÂY_NAM BẮC vì vậy luôn có dòng chảy dọc bờ mạnh
và thường kỳ.

*

Địa hình dốc,sâu và dễ thông thương thuận lợi với biển khơi làm cho các quá trình đông
lực học biển Đông dễ dàng thâm nhập vào vịnh.

*

Vịnh Nha Trang có chế độ thủy triều là nhật triều. Chênh lệch bình quân mực nước triều
là 1,4 m.
Trang 4



Báo cáo mơn quản lý các HST ở nước 2011
Vịnh có điều kiện mơi trường thuận lợi cho sự phát triển của san hơ.


Độ mặn: 28 - 35‰



Nhiệt độ trung bình khơng thấp hơn 20oC.



Độ trong cao, nhiều ánh sáng.



Nền đáy rắn. Trầm tích khác nhau bao phủ trên & xung quanh (san hơ vụn, các loại cát,
bùn mịn).



Có nhiều vùng với độ sâu khơng q 50m.



Có dòng chảy thường kỳ trong khu vực vịnh.




Có sự chênh lêch thủy triều ảnh hưởng đến sự phân vùng của san hơ.

2. Các thành phần của HST rạn san hơ vịnh Nha Trang.

Hệ sinh thái rặng san hô rất đặc thù cho vùng biển nông nhiệt đới, ngay cả tại Việt
Nam( như các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).
San hô là nhóm sinh vật đòi hỏi các yếu tố môi trường xác đònh và ít biến đổi, các
rặng san hô chỉ có ở vùng biển có nước trong, độ muối cao (trên 28% 0), đáy đá. Rặng san
hô cũng không ở gần vùng của sông lớn. Dựa vào các yếu tố này mà người ta dùng san
hô làm chỉ thò để đánh giá sự phát triển, đa dạng sinh học của một vùng, tạo điều kiện
phát triển nhiều ngành( ví dụ như ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản).

2.1 Mơi trường tự nhiên:

Trang 5


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011

2.1.1 Ánh sáng
Tất cả san hô tạo rạn đòi hỏi đủ ánh sáng cho quang hợp của tảo cộng sinh trong nội bào của
chúng. Theo độ sâu, ánh sáng thay đổi rất nhanh cả về cường độ và cả về thành phần. Giới hạn
này kiểm soát độ sâu mà san hô sinh trưởng. Các loài khác nhau có sức chịu đựng khác nhau đối
với mức độ chiếu sáng cực đại và cực tiểu. Đó cũng là một nguyên nhân chính của sự khác nhau
về cấu trúc quần xã rạn.
2.1.2 Trầm tích
Nhiều kiểu trầm tích khác nhau bao phủ trên và xung quanh rạn bao gồm vụn san hô thô, các loại
cát và cả bùn mịn. Kiểu trầm tích trên rạn ở một số nơi nào đó phụ thuộc vào dòng chảy, sóng và
cả nguồn gốc trầm tích. Ở gần bờ trầm tích chủ yếu được cung cấp từ đất liền qua vận chuyển

của sông. Những trầm tích như thế có thành phần hữu cơ cao, dễ bị khuấy động bởi sóng và có
thể giữ lại lơ lững trong nước một thời gian dài, làm đục nước và hạn chế độ xuyên sáng. Sự sa
lắng của chúng có thể giết chết các sinh vật như san hô, hoặc làm nghẹt các polyp không đủ khả
năng đẩy chúng ra.
2.1.3 Độ muối
Ít khi độ muối nước biển trở nên quá cao để ảnh hưởng đến quần xã san hô. Độ muối thấp có ảnh
hưởng quan trọng và thông thường hơn đối với phân bố rạn và phân vùng san hô. Rạn không thể
phát triển ở những vùng mà nước sông tràn ngập, đó là nhân tố chính kiểm soát san hô dọc bờ.
Ảnh hưởng chính của độ muối lên phân bố vùng san hô là do nước mưa. San hô nói chung có

Trang 6


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
khả năng chịu đựng độ muối thấp trong một giai đoạn ngắn, nhưng khi mưa rất to cùng với triều
thấp rạn có thể bị hại, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn.
2.1.4 Biên độ triều
Mức chênh triều khác nhau giữa các rạn ở các vùng khác nhau. Sự khác nhau đó ảnh hưởng đáng
kể đến sự phân vùng của quần xã san hô. Triều càng cao, ảnh hưởng của sự ngập triều và khả
năng vận chuyển chất dinh dưỡng tương ứng cũng như ảnh hưởng đến sự bày khô càng lớn.
2.1.5 Thức ăn và các chất dinh dưỡng vô cơ
Cũng như những sinh vật khác, san hô đòi hỏi cả thức ăn và chất dinh dưỡng vô cơ. Thức ăn
cũng có thể lơ lững trong nước biển như những mảnh nhỏ bao gồm cả sinh vật đang sống. Cũng
như những nơi khác, trên rạn có những sinh vật ăn các sinh vật này và bị ăn bởi các sinh vật khác
và như thế chuỗi thức ăn được hình thành, trong đó tất cả các động thực vật đều liên hệ với nhau.
Khi quan tâm đến nhu cầu thức ăn của sinh vật rạn, một điều quan trọng là phải tách rời nhu cầu
của một loài, nhóm loài với nhu cầu của toàn rạn, bởi vì để đạt được sự bền vững lâu dài cần có
một cân bằng tổng thể trong chu trình dinh dưỡng của chúng. Rạn vừa tạo vừa tiêu thụ các chất
dinh dưỡng, nhưng trao đổi với vùng biển xung quanh nhỏ so với vật chất sản sinh bên trong từ
chu trình liên tục. Các dinh dưỡng đi vào rạn thường là từ sông, nhưng nếu không có sông, đối

với các rạn ở xa đất liền, chất dinh dưỡng chỉ đến qua dòng chảy bề mặt. Nhiều rạn có sự cung
cấp dinh dưỡng vô cơ khác như là dưới một điều kiện nào đó, dòng chảy hướng vào rạn có thể
làm cho nước ở tầng sâu chuyển lên bề mặt. Loại nước trồi này thường giàu phospho và các chất
hóa học phân tử khác. Nhiều rạn có sự thay đổi theo mùa về nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là
những rạn có vĩ độ cao nơi mà ảnh hưởng các mùa rõ rệt hơn.
2.1.6 Nhiệt độ và độ sâu
Các yếu tố trên đây là tất cả phương diện chính của môi trường tự nhiên kiểm soát cấu trúc quần
xã san hô. Một yếu tố quan trọng khác là nhiệt độ, nó giới hạn sinh trưởng san hô và phát triển
rạn. Tương tự như vậy, độ sâu của một vùng kiểm soát chủ yếu hình dạng của rạn.
2.2. Quần xã sinh vật:
 Thành phần loài:

Trang 7


Báo cáo mơn quản lý các HST ở nước 2011



Khu hệ san hơ của vùng này đặc trưng bởi sự phong phú cao về thành phần lồi.

 Khu hệ thực vật phù du khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang mang đặc trưng của khu hệ thực

vật phù du vùng biển ven bờ Việt Nam. Thành phần lồi khá phong phú với 174 lồi
thuộc 3 ngành tảo trong đó tảo Sillic 145 lồi, Giáp 24 lồi, Lam 5 lồi.
 Trong khu vực vịnh Nha Trang ghi nhận có 350 lồi san hơ, 220 lồi cá rạn, vi tảo 55

lồi, cỏ biển 7 lồi. ( viện Hải dương học năm 2005).

Những nơi có rặng san hô thường xuất hiện các loài:

- Cá: cá mú chấm tổ ong( Epinephelus merra), cá mú vàng nghệ ( E. Amphycepphalus),
cá kẽm đen( Plectorhynchus gibbosus), cá kẽm bông( P. Chaetodonoides), cá dơi sọc
lưng( Scolopos frenetus), cá hè sọc dọc( Lethrinus semicinatus), cá bướm( Chaetodon), cá
cờ( Heniochus).
- Động vật thân mềm: nhóm ốc gồm ốc đụn cái( Trochus niloticus), ốc xà cừ

( Turbo

marmoratus), ốc kim khôi( Cassis cormuta),...; nhóm 2 mảnh vỏ gồm: trai ngọc môi vàng(
P.Maxima), bàn mai đen( Atrina vexillium)… và nhóm chân đầu gồm mực nang vân
hổ( Sepia tigis), mực tuộc( Octopus sp.).
Nghiên cứu các vùng biển ven đảo: Người ta đã tìm thấy và có thể dùng làm các sinh vật
chỉ thò cho sự phát triển của một hệ sinh thái, bởi vì sự phát triển của loài này nói lên
điều kiện khí hậu – thủy văn đặc trưng của vùng và là cơ sở cho sự phát triển của các
loài sinh vật khác. Một số loài mang tính chất chỉ thò cho vùng này gồm:
-

Động vật đáy: ngành thân mềm( Mollusca), giun nhiều tơ
( Polychaeta), da gai( Echinodermata), giáp xác( Crustacea).
Trang 8


Báo cáo mơn quản lý các HST ở nước 2011
-

Động vật phù du: ngành ruột khoang ( Coelenterata), giun tròn
( Trechelminthes), giun đốt( Annelida), chân khớp ( Athropoda).
Loài bò sát: rắn biển ( Ophidia), rùa biển( Chloniidae)…

 Thực vật:

 Trong hệ sinh thái rạn san hơ thường có các lồi thực vật thủy sinh như tảo, rong, có thể

có thảm cỏ biển…
Một số lồi tảo thường sống cộng sinh trong các rạn san hơ như: zooxanthellae, zoothanthellae…

 San hơ:
 Vịnh Nha Trang có hai kiểu rạn chính là rạn riềm và rạn nền.
 Dạng viền – riềm (fringing reef): rất phổ biến xung quanh các đảo vùng nhiệt đới & đơi

khi dọc theo bờ đất liền . Cấu trúc đơn giản (PT từ nền đá vơi ven biển, ven đảo). Nền rạn
gần bờ xấp xỉ với mức triều thấp.

Trang 9


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
a.

b.

Hình: Hình dạng của rạn riềm; (a): thiết diện, (b): hình chiếu
 Dạng nền (Platform reef): cấu trúc đơn giản đặc trưng bởi sự cách biệt với đường bờ và

có thể thay đổi lớn về hình dạng, kích thước có thể rất lớn (20km2 chiều ngang).
 Các quần xã san hô phân bố rộng quanh vịnh Nha Trang, xuất hiện ở hầu hết các khu vực

có nền đáy rắn ( san hô vụn, cát, bùn mịn).
 Độ che phủ trung bình của các rạn san hô đạt tới 30% diện tích vùng vịnh Nha Trang.

(Nguyễn Xuân Lý,1998).

 Các nhóm động vật biển.

Cá, rùa, tôm hùm, bạch tuộc, trai ốc
Nhiều loài động vật không xương sống: rắn biển, cầu gai, hải sâm....

Trang
10


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011

Thành phần ĐVKXS trong rạn san hô được nghi nhận ở Việt Nam
Nhóm

Số họ

Số giống

Số loài

Da gai

30

63

96

Giáp xác


44

144

251

Giun nhiều tơ

38

110

176

Thân mềm

7

177

446

Tổng

190

494

969


Số lượng loài cá rạn san hô ở vịnh nha trang cao nhất vùng biển ven bờ Việt Nam.
STT

Vùng biển

Số họ

Số giống

Số loài

1

Cô Tô

16

27

34

2

Cát Bà

16

25

31


3

Cù Lao Chàm

33

76

178

4

Nha Trang

38

102

222

Trang
11


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
5

Ninh Hải


32

81

147

6

Cà Ná

37

87

211

7

Côn Đảo

33

84

202

8

Phú Quốc


27

60

135

(44)

(139)

411

Tổng

Những loài cá phổ biến trong hệ sinh thái rạn san hô ở vịnh Nha Trang
Nguồn: Theo kết quả quan trắc rạn san hô vịnh Nha Trang năm 2002,Khu BTB vịnh Nha Trang.

 Có nhiều loài cá trải qua cả cuộc đời trong rạn như cá mú, cá hồng, cá khoang cổ...
 Cũng có những loài chỉ vào rạn theo mùa như cá thu, cá ngừ,...

3. Sự trao đổi năng lượng trong HST rạn san hô.
 Các mối quan hệ trong HST rạn san hô:
Trang
12


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
Mỗi loài san hô có sự sắp xếp riêng về chiến lược sinh trưởng, nhu cầu thức ăn và khả năng sinh
sản. Mỗi một loài cũng thích ứng riêng với sự tác động của bão tố, sinh vật ăn thịt, bệnh tật và
sinh vật hại. Mỗi loài cạnh tranh với loài khác về không gian, ánh sáng và các lợi ích khác. Kết

quả cuối cùng của tất cả các mối quan hệ và sự cân bằng làm cho quần xã san hô trở nên đa dạng
nhất trong tất cả các quần xã trên trái đất. Với san hô những mối quan hệ cần được xem xét bao
gồm: thức ăn, địch hại và sự cạnh tranh lãnh thổ giữa chúng với nhau.

Thức ăn.

Cạnh tranh
giữa các san


Các mối quan
hệ trong HST
san hô

Quan hệ hội
sinh.

Địch hại của
san hô.

Thức ăn
San hô tạo rạn có hai nguồn thức ăn chính: tự bắt mồi và các hợp phần hữu cơ được tạo ra và bài
tiết bởi tảo cộng sinh Zooxanthellae trong mô san hô. Ngược lại, san hô cung cấp cho tảo nơi
sống và các chất bài tiết như phospho và nitrat. Tảo đáp ứng cho san hô tới 80% nhu cầu thức ăn
tổng số của chúng. Những san hô sinh trưởng ở vùng nước nông trong suốt với độ chiếu sáng
cao, thường có polyp nhỏ. Chúng có khả năng bắt các động vật nổi nhỏ. Một số san hô khác
thường sống ở các vùng nước đục có các polyp lớn. Chúng không có bộ tế bào gây độc trên các
xúc tu như bọn ăn sinh vật nổi. Nguồn thức ăn của chúng chưa rõ, nhưng có thể chủ yếu là mùn
bã hữu cơ.
Hầu hết các rạn san hô tồn tại trong môi trường nghèo chất dinh dưỡng vô cơ như phosphat,

nitrat và sắt nhưng chúng có năng suất xấp xỉ như rừng nhiệt đới. Các cá thể san hô và tảo cộng
sinh Zoothanllae có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ đại dương xung quanh.
Quan hệ hội sinh
Trang
13


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
Nhiều sinh vật sống cùng với san hô mà không gây ra một tác hại nào trong điều kiện bình
thường. Đó là những sinh vật hội sinh, bao gồm nhiều loài khác nhau như giun dẹt, giun nhiều
tơ, tôm, cua, sao biển, rắn, thân mềm và cá. Trong hầu hết các trường hợp, mối quan hệ giữa san
hô và sinh vật hội sinh là không bắt buộc và sinh vật hội sinh có thể sống với nhiều san hô khác
nhau hoặc có thể sống độc lập. Trong một số trường hợp, mối liên hệ này là rất đặc hiệu, vật hội
sinh có thể liên kết bắt buộc với một loài hoặc một nhóm loài riêng biệt và biến đổi màu sắc, tập
tính, thậm chí cả chu trình sinh sản của san hô.
Địch hại của san hô
Từ giai đoạn ấu trùng đến tập đoàn trưởng thành, san hô bị bao vây bởi một loạt các sinh vật ăn
san hô. Nổi bật nhất trong chúng là Sao biển gai (The Crown of Thorns Seastar) Acanthaster
planci, nhiều khi trở thành đại dịch tiêu diệt những vùng san hô rộng lớn. Sao biển gai được ghi
nhận khắp vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương với sự bùng nổ diễn ra gần như cùng một thời gian ở
khắp vùng này. Cái gì gây ra sự bùng nổ này và thường diễn ra ở mức độ nào vẫn còn chưa được
giải thích. Sự tăng lên số lượng ấu trùng sao biển gai có liên quan đến lượng mưa và sự tăng cao
chất dinh dưỡng từ sông trong mùa lũ. Rõ ràng là sự bùng nổ không phải là do con người, nhưng
con người có thể làm tăng sự khốc liệt bởi khai thác các loại ốc mà một số trong chúng là địch
hại đối với sao biển gai. Ngoài ra, sự bổ sung chất dinh dưỡng cho các dòng sông thông qua việc
phá rừng và phân bón nông nghiệp cũng làm tăng sức sống của ấu trùng sao biển.
Một số sinh vật khác có thể gây hại cho san hô. Trong đó đáng kể là một loài ốc nhỏ Drupella
từng phá hoại nhiều rạn ở Tây Thái Bình Dương. Một số loài ốc ăn san hô khác cũng được ghi
nhận. Các sinh vật đục lỗ (ví dụ như thân mềm Lithophaga, các loài giun như Spirobranchus
gigianiteus và hải miên đục lỗ) cũng có thể gây ảnh hưởng lâu dài lên san hô. Tuy nhiên, địch hại

nghiệm trọng nhất đối với san hô là cá. Nhiều loài có răng thích hợp để ăn các polyp san hô. Đây
là một tác động lớn đối với cấu trúc quần xã san hô và có thể ảnh hưởng phân bố trong phạm vi
rộng.
Cho đến nay, những hiểu biết về bệnh của san hô hãy còn rất ít. Bệnh phổ biến nhất gọi là tẩy
trắng san hô (Bleaching). San hô trục xuất tảo cộng sinh hoặc tảo bị chết và trở nên trắng và chết
một cách từ từ.
Cạnh tranh giữa các san hô

Trang
14


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
Vào ban ngày ít có dấu hiệu chứng tỏ các loài san hô xâm lấn lẫn nhau, ngoại trừ khi một tập
đoàn phát triển trùm lên một tập đoàn khác. Tuy nhiên vào ban đêm, các xúc tu san hô thò ra có
thể tấn công lẫn nhau. Chúng có thể đẩy các sợi màng ruột ra và tiêu hóa mô của người láng
giềng. Một loài khác phát triển với một số lượng nhỏ các xúc tu rất dài gọi là các xúc tu quét có
khả năng tấn công các tập đoàn lân cận đôi khi xa tới vài cm.
Sự xâm lấn thể hiện rõ ràng hơn khi các tập đoàn cạnh tranh về không gian bằng cách phát triển
vượt lên nhau. San hô khối sinh trưởng chậm, dễ bị vượt lên nhất nhưng chúng cũng ít bị phá
hủy do bão hoặc do các sinh vật đục lỗ. Những yếu tố này thường phá hủy các tập đoàn lân cận
phát triển nhanh.
 Chuỗi thức ăn trong HST rạn san hô:

Con đường tạo dinh dưỡng cung cấp cho chuỗi thức ăn trong rạn gồm TV, ĐV ăn TV, ăn thịt
và phân hủy bùn bã hữu cơ do VSV.
Chuỗi thưc ăn trong rạn san hô

Trang
15



Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011

 Dòng năng lượng và các chu trình vật chất trong HST rạn san hô.
 Dòng năng lượng trong HST rạn san hô.

-

Năng lượng đi qua HST theo dòng hay theo kênh, do đó nó chỉ được sử dụng một lần,
phân lớn thoát ra môi trường.

-

Thường khi chuyển bậc dinh dưỡng (thâp đến cao), năng lượng thất thoát đến 90% (SV
tiêu thụ ở bậc sau chỉ tích lũy được 10% năng lượng của bậc trước nó)

-

Hệ số trên thay đổi tùy loài & MTS của nó.

-

Năng lượng thất thoát theo 3 con đường :

(1). Năng lượng chứa trong SV tiêu thụ, không sử dụng.
(2). Năng lượng được sử dụng từ thức ăn, nhưng không được đồng hóa (thải ra MT: chất bài
tiết, …).
Trang
16



Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
(3). Năng lượng mất đi dưới dạng nhiệt.
 Các chu trình vật chất trong HST rạn san hô.

Chu trình các bon trong rạn san hô: trải qua 3 quá trình:
(1). Hợp chất cacbon đơn giản – CO2 có trong không khí, các hợp chất C sinh ra từ quá trình
phân hủy của nền đáy khuếch tán vào nước & biến đổi theo chuỗi phản ứng,
(2). CO2 được cỏ biển, tảo cộng sinh với san hô,rong hấp thụ trong quang hợp tạo C6H12O6 và
những hợp chất hữu cơ khác.
(3). Cơ thể san hô, thực vật, động vật trong rạn khi chết bị phân hủy tạo hợp chất hữu cơ hòa tan
& các phần tử hữu cơ có chứa cacbon.

Chu trình nitơ trong HST rạn san hô
Trong môi trường nước Nitơ có thể tồn tại dưới dạng N2 , hay dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ
hòa tan hay không hòa tan. Vòng tuần hoàn Nitơ trải qua các quá trình sau:
Trang
17


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
1 – Quá trình cố định Nitơ phân tử:
-

QT khử khí N2 → NH3, do các vi khuẩn tự dưỡng & dị dưỡng (trong điều kiện hiếu khí,
kị khí), có 2 pha:

(1). Hoạt hóa N2 (tách N2 thành 2 nguyên tử + 672kj/mol)
(2). 2N3+ + 3H2 → 2NH3 + 53,8kj/mol

-

Xúc tác = Nitrogenaza

-

Các VK kị khí: Closterium, Desunfovibrio, Methanococcus…

-

Các VK hiếu khí: VK lam, Azotobacter…

-

Nấm

-

Vi tảo và thực vật: Trong đời sống các loài tảo cũng như thực vật sử dụng nitơ dưới dạng
muối nitrat và amonia để cấu trúc cơ thể, sinh trưởng và phát triển.Nhưng nếu được cung
cấp cùng lúc nitrat & amonia, tảo sẽ hấp thụ amonia trước tiên.

2 –Quá trình amon hóa ( còn gọi là quá trình lên men thối) là quá trình phân hủy các hợp chất
hữu cơ chứa Nitơ, do nhiều sinh vật hiếu khí và kị khí gây ra như vi khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn,
chủ yếu là các loài Bacillus như: B. mesentericus, B.sustilis..
-

Cơ chế khá phức tạp, theo nhiều cơ chế:

(1). Do vi sinh vật (hiếu khí, kị khí) phân giải nitơ hữu cơ hòa tan & mùn bã hữu cơ, giải phóng

NH3.
(2). Do động vật nổi (sử dụng thực vật phù su & mùn bã hữu cơ) bài tiết 1 lượng đáng kể NH3 &
A.amin vào MT nước.
(3). Do sự tự hủy của tế bào (sau khi chết), đóng góp 30 -50% chất dinh dưỡng (được giải phóng
từ các vật liệu có nguồn gốc sinh vật)→ QT amôn hóa đi kèm theo QT trao đổi chất của SV: Các
SV có thể phân hủy Protein ở ngoài & trong cơ thể, bên ngoài các phân tử Protein → các phân tử
nhỏ hơn & được khuếch tán vào cơ thể SV & tiếp tục phân giải →NH3.
Trang
18


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
3-Quá trình nitrat hóa:là quá trình oxy hóa NH3 và NH4+ thành NO2-



NO3-. Vi sinh

vật thực hiện quá trình này là những vi khuẩn hóa tự dưỡng và những cơ thể hiếu khí bắt buộc.
Quá trình này trải qua 2 pha do 2 nhóm vi khuẩn thực hiện:
+ Quá trình nitrit hóa: oxy hóa NH3 thành NO2- , vi khuẩn tham gia quá trình này ở thủy vực
nước mặn có Nitrosococcus sp.
+ Quá trình nitrat hóa: oxy hóa NO2- thành NO3-, vi khuẩn tham gia vào quá trình này ở các thủy
vực nước mặn có Nitrospina gracilic và Nitrosococcus mobilis.
4 - Qúa trình phản nitrat
-

QT phản nitrat diễn ra trong điều kiện kị khí, vi khuẩn sử dụng oxy của nitrat, giải phóng
nitơ để oxy hóa các chất khác (nhận năng lượng).


-

Các vi khuẩn tham gia vào quá trình này bao gồm các vi khuẩn kị khí không bắt buộc
như: Bacillus, Pseudosomonas….

-

Phản ứng này thường xuất hiện ở tầng đáy của thủy vực:
5S + 6 NO3- + 2H2O



Trang
19

5SO42- + 3N2 + 4H+


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
Chu trình photphos trong hệ sinh thái rạn san hô


Trong tự nhiên phospho tồn tại 3 dạng chính

(1). Photphat hòa tan (H3PO4 hay các ion H2PO4- , HPO42- & PO43-)
(2). Hợp chất phospho hòa tan (các muối)
(3). Hợp chất phospho không hòa tan (Ca3(PO4)2.)


Do ở dạng chất lắng đọng → chu trình phospho trong sinh quyển thường không cân bằng




→ Do nguồn dự trữ chủ yếu của phospho ở dạng quặng, chuyển dần → dạng phospho
hòa tan, sau đó theo sông suối đi vào các thủy vực .



Các muối của phospho hòa tan sẽ được hấp thụ bởi thực vật hay lớp bùn đáy (nước có pH
cao, nhiều Ca2+, các muối phospho hòa tan có thể bị kết tua dưới dạng: Ca3(PO4)2.)



Có nhiều vi khuẩn có khả năng hấp thụ một lượng nhỏ Ca3(PO4)2.) không hòa tan một
cách trực tiếp hay sau khi tạo thành các dạng: →

(1). axit phosphorus hữu cơ
(2). hoặc ammoniaphotphat hòa tan,
→ đưa phospho trở lại vòng tuần hòa vật chất trong thủy vực.

Trang
20


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011

Chu trình lưu huỳnh trong hst rạn san hô


Lưu huỳnh có mặt trong nước dưới dạng sunfat, sunfit & ion sunfua, H2S ở trạng thái tự

do.



Nguồn cấp lưu huỳnh: từ khí quyển ,lắng đọng , hòa tan quặng .



Lưu huỳnh ra khỏi thủy vực: Chủ yếu là H2S, liên kết với trầm tích, bằng con đường sinh
học.



Trong thủy vực, chu trình lưu huỳnh gắn liền với :

(1). QT khử đến H2S ở ĐK kị khí
(2). QT oxy hóa (tại nơi có oxy tự do)


Cả 2 quá trình trên đều gắn liền với hoạt động sống của SV:

Trang
21


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
- Trong thủy vực H2S thường xuất hiện do sự phân giải kị khí các hợp chất hữu cơ ở đáy & lớp
nước gần đáy, từ quá trình thối rữa của các protein chứa lưu huỳnh như: Cystin, Cystein và
Methionine. (nhờ các vi sinh vật phân giải sunfat: Desunfivibrio, Desunfuricans)
- H2S bị oxy hóa một phần khi có mặt oxi, còn phần lớn do hoạt động sống của một số VK hiếu

khí (Beggiatoa, thiothrix)
- Vai trò chính trong chu trình là vi khuẩn lưu huỳnh, đặc biệt là Thiobacillus oxy hóa thiosunfat
(S2O32-) đến S.
- Việc đưa sunfat vào chu trình diễn ra chủ yếu trong sinh tổng hợp axit amin chứa lưu huỳnh
(nhờ VK tự dưỡng) – kết quả của sự phân giải sunfat.

4.Các yếu tố ảnh hưởng tới HST ran san hô:
a) Yếu tố con người:
 Đánh bắt hủy diệt:
- Các hoạt động đánh bắt cá, thủy sản bằng phương pháp hủy diệt (sử dụng lưới

vét, lưới rà, dùng xyanua, và các chất độc hại khác,…) không những gây nghiêm

Trang
22


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
trọng tới hst nói chung mà nó còn phá hủy lượng lớn san hô và các loài cá rạn san
hô gây mất cân bằng trong hst rạn san hô.
 Hoạt động du lịch:
- Nha Trang là địa điểm du lịch nổi tiếng nên hoạt động du lịch có tác động lớn tới
-

hst rạn san hô.
Neo tàu tàn phá san hô trong các khu du lịch.
Ý thức của khách du lịch kém: xả rác khi tham quan các rạn san hô, bẻ san hô,…
Người dân khai thác san hô trái phép để bán cho khách du lịch.Để thoả mãn nhu
cầu của du khách, dân địa phương đã khai thác san hô với quy mô thương mại và


chọn san hô sao cho có thể kiếm được nhiều tiền nhất.
 Nuôi trồng thủy sản:
- Nuôi tôm hùm thải ra lượn chất thải lớn giàu dinh dưỡng, là 1 trong những
nguyên nhân làm cho rong lớn phát triển, bao phủ làm ảnh hưởng tới sự phát triển
của san hô.
Ntts cũng gây nên ô nhiễm nguồn nước.
 Giao thông vận tải:
- Tàu thuyền qua lại làm gãy lượng lớn san hô.
- Rò rỉ dàu từ các tàu thuyền đi lại trên biển.
- Trong giai đoạn dài, tràn dầu có thể làm tổn thất các quần xã rạn san hô nhiều hơn
-

so với các dạng xáo trộn khác.
b) Yếu tố tự nhiên:
 Sao biển gai:
-

Sao biển gai tên khoa học là Acanthaster Planci, sống ở độ sâu từ 5 đến 20m nước biển,

-

đây là loại thiên địch của san hô.
Vòng đời của loài này khoảng 3 năm. Trong 3 năm đó, một con sao biển gai có thể ăn hết

-

khoảng 25 m2 san hô.
Từ năm 2001 đến nay, hơn 80.000 con sao biển gai, vốn được xem là “kẻ hủy diệt” của

RSH đã được bắt và đưa ra khỏi vịnh Nha Trang.

 Rong lớn:
- Tên khoa hoc là Chnoospora implexa phát triển quá mức trên san hô sống và chết.
- Phát triển do ưu dưỡng chất hữu cơ từ việc tăng mạnh số lượng lồng nuôi tôm hùm trong


khu vưc của vịnh.
Ốc ăn san hô:
- Tên khoa học là Drupella.
- Tăng đáng kể về số lượng từ năm 2002, và cùng với sao biển gai Acanthaster planci tiếp

tục gây thiệt hại và giết chết san hô ở nhiều nơi như ở Đầm Báy, Nam Hòn Tre.
 Các yếu tố môi trường :
- Nhiệt độ trái đất đang ngày càng nóng lên, làm cho nhiệt độ nước biển tăng lên, đây cũng
là một trong những yếu tố tác động xấu tới hst rạn san hô.
Trang
23


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
-

Các hiện tượng thiên tai như : bão lũ,… cũng là một trong những nguyên nhân làm cho
san hô bi gãy, bị bùn cát che phủ – ảnh hưởng tới sự phát triển của san hô.

Tác hại của biến đổi khí hậu đến HST rạn san hô:
Sự tẩy trắng san hô xuất hiện rải rác có thể do ô nhiễm môi trường hoặc khai thác sinh vật rạn quá
mức, tuy nhiên sự ấm lên của khí hậu đi kèm các hiện tượng Enso làm nước biển tăng nhiệt độ
nhanh, kèm theo là sự suy thoái tầng Ozon làm gia tăng bức xạ cực tím xuống mặt đất và axit hoá
nước biển do nồng độ cao của khí CO2 - loại khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân
chính của việc xuất hiện hiện tượng tẩy trắng san hô trên quy mô rộng. Nhiều nhà khoa học cảnh báo

nếu con người không hành động gấp để kiểm soát biến đổi khí hậu thì đến khoảng 2050 san hô sẽ bị
huỷ diệt trên quy mô toàn cầu.
Hiện tượng trầm tích đáy ảnh hưởng đến HST rạn san hô:
San hô cũng là một loài động vật, do đó nó cần hô hấp và trao đổi chất với môi trường bên ngoài.
Khi hiện tượng trầm tích xảy ra tức các chất lơ lửng lắng tụ và che phủ san hô, làm bịt các khe hở
trên cơ thể san hô, làm san hô không hô hấp được dẫn đến san hô có thể bị chết.
5.Hiện trạng HST rạn san hô ở vịnh Nha Trang.
 Theo những khảo sát tại 8 điểm rạn san hô trong vịnh Nha Trang, từ năm 1994 đến năm

2005 độ phủ của san hô sống đã giảm từ 52,4% xuống 21,2%, tốc độ giảm trung bình
2,8%/năm.
 30 năm nữa, vịnh Nha Trang có thể không còn san hô sống. Nguy cơ trên được Viện Hải

dương học nêu ra ngày 11/6/2007 trong tham luận tại Hội thảo “Vì sự phát triển bền vững
vịnh Nha Trang”do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, một trong những hoạt động của
Festival Biển 2007.
 Do khai thác quá mức và khai thác hủy diệt, hiện nay nguồn lợi cá rạn san hô đang bị

giảm nghiêm trọng. Các loài như ốc nhảy, sò lông, tu hài, bàn mai, trai rá, ốc đụn, trai tai
tượng, bào ngư, hải sâm… trước đây rất phong phú, thì nay ít gặp hoặc vắng mặt hoàn
toàn.

Trang
24


Báo cáo môn quản lý các HST ở nước 2011
 Ảnh hưởng của hai sông chảy vào vịnh Nha Trang (sông Cái và sông Cửa Bé) đều có

tiềm năng gây suy thoái môi trường và sự nguyên vẹn của quần cư trong vịnh Nha Trang.

Sự gia tăng độ đục và độ lắng đọng trầm tích từ phát triển vùng bờ, hoạt động cảng, phát
triển du lịch và nuôi trồng thủy sản đã ảnh hưởng xấu đến san hô.
 Tuy nhiên, san hô đang phục hồi tại Khu Bảo tồn biển Nha Trang. Theo các chuyên gia

về sinh học biển của Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc: San hô trong phạm vi 9 đảo
thuộc vùng lõi của Khu Bảo tồn biển Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) hiện đang có dấu
hiệu phục hồi, báo hiệu thời gian tới sẽ có thêm nhiều loài cá rạn tìm về sinh sống.
 Thực tế cho thấy, vào cuối tháng 12-2007, theo kết quả của nhóm chuyên gia khảo sát thì

độ bao phủ san hô tại vùng lõi đã tăng lên đáng kể. Số lượng loài không thay đổi nhưng
sự ổn định của thành phần cấu trúc nền đáy rạn đang có tín hiệu phục hồi. Đây chính là
cơ sở để quần thể sinh vật có điều kiện sinh sống trên rạn tìm về cư ngụ và phát triển.
 Theo thống kê năm 2007, mật độ cá rạn san hô trung bình là 275 con/400 m 2, chủ yếu là

cá nhỏ hơn 10 cm (trên 80%). Mật độ cá kinh tế thấp hơn mật độ cá cảnh. Các họ cá cảnh
xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau: cá thia (Pomacentndae), cá bàng chài (Labndae),
cá đuôi gai (Acanthuridae), cá bướm (Chaetodontidae), cá thiên thần (Pomacanthidae).
Với cá kinh tế: cá mó (Scaridae), cá mú (Serranidae), cá dĩa (Siganidae), cá kẽm
(Haemulidae), cá hồng (Lutisanidae)…Các bệnh san hô (như bệnh dải trắng, bệnh dải
đen) đang có xu hướng tăng cao. ( 2007)
 Đã đưa ra kết luận tại Vịnh Nha Trang hiện nay đã xuất hiện nhiều nguy cơ gây ảnh

hưởng đến hệ sinh thái, đe dọa đa dạng sinh học.
+

Nồng độ Hydrocarbon và sắt trong nước biển cao hơn giá trị giới hạn.

+

Tình trạng nhiễm bẩn vi sinh khá phổ biến.


+

Vi trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người ngày càng gia tăng.

+

Nước bị nhiễm bẩn vi khuẩn Colifom và Vibrio.

Trang
25


×