Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

lập dự án nghiên cứu thị trường cho công ty cổ phần bia SÀI GON -BÌNH TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.77 KB, 16 trang )

Mục lục

1


Lời mở đầu
Thiết kế dự án nghiên cứu là một công việc vô cùng quan trọng, nó còn quan
trọng hơn đối với các doanh nghiệp đang muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình ra một khu vực thị trường mới. Đó là các dự án nghiên cứu thị trường. Qua việc
nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được có hay không nhu cầu của
khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp, xác định tập khách hàng mục tiêu hay
hình thành nên những ý tưởng về sản phẩm mới mà các khách hàng tại thị trường này
quan tâm...và vô số những lợi ích khác. Tuy nhiên việc lập một dự án nghiên cứu thị
trường cho doanh nghiệp không phải là một việc đơn giản và đòi hỏi rất nhiều thời
gian, nguồn lực của doanh nghiệp.
Chính vì tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường và đề củng cố những
kiến thức đã học về cách lập một dự án nghiên cứu, nhóm 5 chúng tôi xin được trình
bày bài thảo luận về đề tài: “Lập dự án nghiên cứu thị trường cho Công ty cổ phần
bia Sài Gòn – Bình Tây nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm Bia không
cồn Sagota vào thị trường Đà Nẵng”.

2


PHẨN 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
I. Giới thiệu công ty:
− Tên tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BÌNH TÂY.
− Tên tiếng Anh: SAIGON-BINHTAY BEER JOINT STOCK COMPANY.
− Trụ sở chính: Số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh.
− Vốn điều lệ đăng ký: 565.762.360.000 đồng.


− Hoạt động trong lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh lương thực thực phẩm, rượu, bia,
nước giải khát
− Lịch sử hình thành:
+ Thành lập theo chủ trương của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài
Gòn.
+ Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua Điều lệ ngày 20 tháng 10 năm 2005.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 1 của Công ty số 4103004075 do Sở
KH & ĐT Tp. HCM cấp ngày 25 tháng 11 năm 2005.
+ Ngày 07/01/2008: Nhận giấy đăng ký kinh doanh sáp nhập Công ty cổ phần
Hoàng Quỳnh vào Công ty CP Bia Sài Gòn – Bình Tây.
+ Ngày 01/4/2008: Công ty CP Bia Sài Gòn – Bình Tây sáp nhập chính thức hoạt
động.
− Công ty hoạt động với 2 nhà máy, là :
+ Nhà máy bia Sài Gòn – Bình Dương (Địa chỉ: Lô B2/47, 48, 49, 50, 51 KCN
Tân Đông Hiệp B, xã Tân Đông Hiệp, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương): 110
triệu lít/năm.
+ Nhà máy Bia Sài Gòn – Hoàng Quỳnh (Địa chỉ: A73/I , đường số 7, KCN Vĩnh
Lộc, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh): 80 triệu lít/năm.
− Hiện nay, công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng Theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và đang triển khai xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO
14001.
II. Giới thiệu sản phẩm:
− Ngày 10-08-2014, Công Ty Cổ Phần Bia Sài Gòn Bình Tây chính thức giới thiệu
sản phẩm Bia SAGOTA KHÔNG CỒN với người tiêu dùng và giới báo chí.
− Bia Sagota không cồn là loại bia chỉ chứa hàm lượng cồn rất nhỏ, tùy theo tiêu
chuẩn của từng nước mà hàm lượng cồn có trong loại bia này là khác nhau (ở Việt
Nam là <0.5%) bia được làm từ lúa đại mạch, gạo, hoa bia và chỉ khác là trong
quá trình sản xuất đã tách cồn ra khỏi bia nên uống không bị say.
− Qui trình công nghệ sản xuất bia không cồn Sagota cũng được sản xuất như bia
bình thường, nhưng có thêm giai đoạn loại khử bớt cồn trong bia, bằng cách

chưng ở nhiệt độ thấp để cồn bay hơi. Với mức giá chỉ ngang bằng các loại bia
thông thường khác và rẻ hơn so với bia không cồn nhập khẩu thì Sagota hứa hẹn
sẽ là một đối thủ nặng ký của bia rượu truyền thống trong thời gian tới.
3


Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bia không cồn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh
tim, các vấn đề về gan, dư đạm (bệnh gout), giảm gia tăng nguy cơ mắc một vài
dạng ung thư và dĩ nhiên làm giảm dư vị khó chịu khi uống rượu bia. Nhiều
chuyên gia dinh dưỡng cũng công nhận và tuyên bố, bia không cồn là thứ đồ uống
tuyệt vời trong chế độ tiếp nước hàng ngày cho cơ thể. Cũng nhờ những tác dụng
đó mà bia không cồn khá thích hợp với phụ nữ, những người cần sự tỉnh táo trong
giờ làm việc, những người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông,…
− Hiện nay, tình hình tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng hậu quả thiệt hại về
người và của vẫn là một con số đáng lo ngại, đặc biệt là thiệt hại về người. Một số
những nguyên nhân gây tai nạn là do tài xế điều khiển xe trong tình trạng say
rượu, bia. Đây là một trong những lý do mà bia không cồn đang được nhiều người
quan tâm.
− Nắm bắt nhu cầu thực tế này, cùng với những qui định rất khắt khe có thể sẽ ban
hành trong thời gian tới để hạn chế những tác hại do nồng độ cồn cao, Công ty CP
Bia Sài Gòn - Bình Tây đã tập trung nghiên cứu để sản phẩm bia không cồn ở quy
mô công nghiệp với chất lượng và giá thành phù hợp với người tiêu dùng. Đây là
một giải pháp công nghệ đóng góp cho sự phát triển của ngành sản xuất Bia Việt
Nam. Dòng bia không cồn Sagota chính thức ra mắt người tiêu dùng Việt sẽ từng
bước thăm dò thị trường, khi sản phẩm đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt thì
Công ty sẽ đẩy mạnh chiến dịch quảng bá đến người dân.


4



PHẦN 2: LẬP DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐÀ NẴNG CHO CÔNG
TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BÌNH TÂY
I.Vấn đề nghiên cứu:
1. Vấn đề quản trị marketing:
Sau gần 2 năm ra mắt, sản phẩm bia không cồn Sagota của công ty vẫn chưa
thực sự tạo được dấu ấn, chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Hệ thống phân
phối bia không cồn tuy rộng khắp nhưng không đồng đều, phần lớn tập trung tại khu
vực miền Nam, nhưng phân tán ở miền Bắc và miền Trung. Vì vậy, công ty muốn mở
rộng hoạt động kinh doanh của mình ra một thị trường mới ở các khu vực này, nhằm
tìm kiếm các khách hàng tiềm năng và tìm kiếm lợi nhuận cho một sản phẩm còn khá
mới mẻ này.
Các nhà quản trị cho rằng: Đà Nẵng là một thị trường tiềm năng mà công ty nên
mở rộng hoạt động kinh doanh.
2. Vấn đề nghiên cứu marketing:
Vấn đề đặt ra là cần phải xác định xem có hay không nhu cầu của khách hàng
đối với bia không cồn tại thị trường Đà Nẵng và cũng cần phải xem xét các thói quen
tiêu dùng, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bia của họ.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá tiềm năng của thị trường Đà Nẵng về nhu cầu sử dụng bia không cồn
thông qua thói quen sử dụng bia của họ.
Mô tả đặc điểm các khách hàng mục tiêu và mong muốn của người tiêu dùng Đà
Nẵng để phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu của họ.
III. Phương pháp, kế hoạch nghiên cứu và các điều kiện thực hiện nghiên cứu:
1. Thiết kế thu thập dữ liệu:
1.1. Dữ liệu thứ cấp:

Bên trong





Bên ngoài




Dữ liệu
Nguồn
Báo cáo doanh số bán hàng Phòng tài chính – kế toán
của công ty
Báo cáo tổng kết tài sản của
công ty
Bảng biểu thống kê dân số
Cục thống kê thành phố
Đà Nẵng
Đà Nẵng
Bảng biểu thống kê thu nhập
bình quân thành phố Đà
Nẵng
5




Các dự án nghiên cứu khác
về thị trường Đà Nẵng

Nguồn thông tin
thương mại (các công

ty chuyên kinh doanh
thông tin)
− Các ấn phẩm của cơ
quan nhà nước
− Các tạp chí xuất bản
định kỳ và các loại
sách báo
− Internet


1.2. Dữ liệu sơ cấp:
− Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn cá nhân bằng bảng
câu hỏi.
− Độ tin cậy và tính chính xác của nguồn dữ liệu sơ cấp này phụ thuộc vào các
công việc tiếp theo của quá trình nghiên cứu (thiết kế mẫu, thu thập và phân
tích, xử lý dữ liệu).
2. Thiết kế mẫu:
2.1. Tổng thể mục tiêu:
− Toàn bộ người dân thành phố Đà Nẵng, từ 18 tuổi trở lên.
2.2. Khung lấy mẫu:
− Việc xác lập được một danh sách các phần tử cho tổng thể trên là có thể thực
hiện được, thông qua danh sách bảng biểu thống kê nhân khẩu của các khu vực
địa lý hành chính là các phường, các quận của thành phố Đà Nẵng.
− Tuy nhiên, việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và chi phí do tổng thể nghiên
cứu rất lớn nên khung lấy mẫu sẽ là các quận của thành phố Đà Nẵng (6 quận).
2.3. Phương pháp chọn mẫu:
− Chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu theo Cota.
− Việc chọn mẫu sẽ được tiến hành như sau: Tập mẫu ban đầu (6000 phần tử) sẽ
được phân thành các mẫu con (lớp) theo hai tiêu chí là theo khu vực và giới
tính.

− Với 6 quận Đà Nẵng, bao gồm các quận Hải Châu, Sơn Trà, Liên Chiểu, Thanh
Khê, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ sẽ chia thành 6 lớp tương ứng:
+ Lớp 1: 1000 người (500 nam, 500 nữ), quận Hải Châu
+ Lớp 2 : 1000 người (500 nam, 500 nữ), quận Sơn Trà
+ Lớp 3: 1000 người (500 nam, 500 nữ), quận Liên Chiểu
+ Lớp 4: 1000 người (500 nam, 500 nữ), quận Thanh Khê
+ Lớp 5: 1000 người (500 nam, 500 nữ), quận Ngũ Hành Sơn
+ Lớp 6 : 1000 người (500 nam, 500 nữ), quận Cẩm Lệ
− Sau khi chia thành các lớp như trên, các phần tử trong mỗi lớp sẽ được lựa
chọn theo phương pháp xét đoán. Phần tử được chọn sẽ là những đối tượng mà
6


theo nhà nhiên cứu là những người có thể cung cấp thông tin tốt nhất để đạt tới
mục tiêu nghiên cứu, đó là các khách hàng tiềm năng của sản phẩm bia không
cồn như những người tham gia giao thông, phụ nữ, những người cần sự tỉnh táo
như lái xe, vận động viên...
− Phương pháp chọn mẫu này cho phép thu thập thông tin nhanh, chi phí thấp và
tiện lợi. Hạn chế của phương pháp là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của nhà
nghiên cứu.
2.4. Kích thước mẫu:
− Kích thước mẫu: 6000 phần tử.
− Căn cứ xác định kích thước mẫu: dựa trên sự cân nhắc về tính kinh tế là chủ
yếu. Do sự ràng buộc bởi nguồn lực hạn chế về cả ngân sách và nguồn nhân
lực, không thể xác định một kích thước mẫu lớn hơn. Ngoài ra là sự thuận tiện
trong thống kê cũng là một căn cứ cho việc quyết định kích thước mẫu như
vậy.
2.5. Lựa chọn thành viên của mẫu:
− Dựa trên phương pháp chọn mẫu đã xác định nhà nghiên cứu sẽ chọn ra những
phần tử của mẫu phù hợp với những mô tả ở các bước trên.

3. Thu thập dữ liệu tại hiện trường:
3.1. Tuyển chọn cộng tác viên:
− Các cộng tác viên sẽ làm công việc phát bảng câu hỏi đến đúng đối tượng tập
mẫu đã được xác định, giải đáp thắc mắc cho người được hỏi khi cần thiết và
đảm bảo thu lại đầy đủ toàn bộ các bảng câu hỏi đó.
− Yêu cầu đối đặt ra với các cộng tác viên: Nhanh nhẹn, trung thực, có sức khỏe,
có học vấn, khả năng giao tiếp tốt, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực này càng
tốt.
− Lựa chọn phù hợp và tối ưu hơn cả là các sinh viên, ưu tiên sinh viên ngành
marketing của các trường đại học, đang sinh sống và học tập tại thành phố Đà
Nẵng. Các cộng tác viên là sinh viên marketing sẽ tạo ra lợi thế cho hoạt động
này, bởi họ ít nhiều đã có nền tảng kiến thức và mong muốn được áp dụng
trong thực tế nên hiệu quả công việc sẽ cao hơn.
− Để tìm kiếm các cộng tác viên này, Công ty có thể thông qua các trung tâm giới
thiệu việc làm uy tín tại Đà Nẵng hoặc có thể trực tiếp tuyển chọn qua các
phương tiện truyền thông như đăng tin tuyển dụng lên mạng xã hội facebook...
− Với quy mô mẫu là 6000 người, dự kiến số lượng cộng tác viên cần tuyển là 60
người, chia đều thành 6 nhóm tương ứng với 6 quận của Đà Nẵng.

7


3.2. Huấn luyện cộng tác viên:
− Do cuộc nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, cần phải có sự
hướng dẫn cho các cộng tác viên cách tiếp xúc ban đầu, cách thức đặt vấn đề,
và cách xử lý một số tình huống với những người được phỏng vấn.
− Công việc của cộng tác viên là phát và thu lại đầy đủ bảng câu hỏi, có thể giải
đáp thắc mắc khi cần nên sẽ không mất quá nhiều thời gian huấn luyện. Công
việc này có thể chỉ mất từ 1 đến 2 ngày.
− Việc huấn luyện này sẽ do các nhân viên marketing của công ty trực tiếp hướng

dẫn.
3.3. Kiểm tra, giám sát quá trình thu thập dữ liệu:
− Nhân viên giám sát của công ty sẽ kiểm tra để phát hiện lỗi và đánh giá mức độ
hoàn thành của các bảng câu hỏi. Tuy nhiên, nếu chỉ kiểm tra kết quả như vậy
sẽ không kiểm soát được quá trình thu thập dữ liệu tại hiện trường, mức độ
chính xác và tin cậy của dữ liệu không cao.
− Vì vậy, để tăng tính chính xác trong quá trình thu thập dữ liệu, có thể chia các
cộng tác viên làm việc theo nhóm với một nhóm trưởng cho mỗi nhóm, nhóm
trưởng sẽ làm nhiệm vụ giám sát công việc của các thành viên khác tại hiện
trường và có trách nhiệm báo cáo kết quả cho nhân viên giám sát của công ty.
Các nhóm trưởng này có thể được nhận mức lương cao hơn để thúc đẩy họ làm
việc tích cực hơn.
4. Thiết kế xử lý, phân tích dữ liệu:
4.1. Xử lý dữ liệu:
a) Đánh giá giá trị của dữ liệu:
− Dữ liệu thứ cấp: Kiểm tra lại nguồn gốc, chú ý sự phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu, thời gian nghiên cứu, chỉ thu thập các dữ liệu mới được cập nhật, hoặc gần
nhất với thời điểm tiến hành dự án.
− Dữ liệu sơ cấp: Độ tin cậy và tính chính xác phụ thuộc vào các công việc thiết
kế mẫu, thiết kế bảng câu hỏi, quá trình thu thập và xử lý, phân tích dữ liệu. Do
vậy trong từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu, phải đảm bảo giảm sai xót
đến mức tối thiểu để tăng tính chính xác cho nguồn dữ liệu sơ cấp.
b) Biên tập dữ liệu:
− Biên tập sơ bộ (biên tập tại hiện trường):
+ Do các nhân viên giám sát thực hiện hằng ngày, sau khi các cộng tác viên
hoàn thành việc thu thập bảng câu hỏi trong ngày của họ;
+ Xác định mức độ hoàn thành của bảng câu hỏi, phát hiện các câu trả lời bị
bỏ trống;
+ Kiểm tra lại các ghi chép của cộng tác viên (nếu có).
− Biên tập chi tiết (biên tập tại văn phòng):

+ Do các nhân viên xử lý, phân tích dữ liệu tại văn phòng thực hiện;
8


Xác định các câu trả lời không nhất quán hoặc mâu thuẫn để hoàn thiện
hoặc loại bỏ;
+ Đánh giá tính chính xác của dữ liệu, xử lý các câu trả lời không phù hợp với
việc mã hóa dữ liệu (chẳng hạn như các câu trả lời “không biết”... ).
+

c) Mã hóa dữ liệu :
Xác định và phân loại các câu trả lời đã được biên tập bằng các con số hoặc ký
tự để chuẩn bị cho việc sắp xếp dữ liệu theo cột, biểu bảng trong quá trình phân
tích và xử lý dữ liệu sau này trên phần mềm SPSS.



4.2. Phân tích dữ liệu:
− Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu đã thu thập.
− Trong bước này, các nhân viên tại văn phòng có nhiệm vụ nhập chính xác các
dữ liệu đã được xử lý lên phần mềm sau đó chạy phần mềm để đưa ra kết quả.
5. Xác định phí tổn và lợi ích nghiên cứu:
5.1 Xác định phí tổn:
STT
1

2

3


Tên chi phí
Cụ thể
Chi phí thiết kế − Chi phí thiết kế bảng câu hỏi: 5 triệu
và phê chuẩn
đồng (nhân viên công ty tự thiết kế, chi
dự án
phí cho các nhân viên được chia trực
tiếp vào lương)
− Chi phí nghiên cứu lập mẫu:10 triệu
đồng (chọn mẫu theo yêu cầu, tiêu chí
trong dự án)
− Chi phí chọn nguồn, dạng thông tin: 50
triệu đồng
− Chi phí soạn thảo văn bản chính thức
của dự án: 10 triệu đồng
− Chi phí hội họp và phê duyệt dự án: 50
triệu đồng
Chi phí thu − Chi phí thu thập dữ liệu thứ cấp: 100
thập dữ liệu
triệu đồng (chi phí nhân công lấy dữ
liệu, chi phí trả cho nguồn dữ liệu,….)
− Chi phí thu thập dữ liệu sơ cấp: 90 triệu
đồng (chi phí chi trả cho các cộng tác
viên. 15.000đ/bảng câu hỏi)
Chi phí cho − Chi phí về nhân công, máy móc, thiết bị,
việc phân tích
phần mềm xử lý dữ liệu. Hoat động này
dữ liệu
có thể do tự công ty xử lý.
− Chi phí cho hoạt động nghiên cứu trong

(chủ yếu là chi phí trả lương cho cán bộ,
9

Tổng
125 triệu
đồng

190 triệu
đồng

250 triệu
đồng


công nhân viên trong danh nghiệp trong
thời gian tiến hành dự án)
4

5

Chi phí tổng − Việc tổng hợp viết báo cáo kết quả
hợp và viết
nghiên cứu được các nhân viên
báo cáo kết
marketing thực hiện sau khi có kết quả
quả
nghiên
phân tích dữ liệu. Chi phí bỏ ra cho việc
cứu
này chỉ là chi phí nhân công (trả trực

tiếp trong lương của nhân viên thực
hiện)
Chi phí hội − Chi phí cho hoat động trình bày kết quả
họp, trình bày
nghiên cứu đồng thời cũng là hoạt động
và nghiệm thu
thuyết phục các ban giám đốc và các nhà
kết quả nghiên
đầu tư chấp nhận đầu tư cho dự án mở
cứu
rộng thị trường này.

10 triệu
đồng

100 triệu
đồng

6

Chi phí về văn − Chi phí văn phòng phầm trong quá trình
phòng phẩm
tiến hành cuộc nghiên cứu
cho quá trình
tiến hành cuộc
nghiên cứu

10 triệu
đồng


7

Chi phí quản lý − Chi phí quản lý dự án là chi phí cho các
dự án và các
nhà quản trị của dự án. Chi phí này là 30
chi phí khác
triệu đồng
− Một số loại chi phí khác có liên quan có
thể xuất hiện trong quá trình làm dự án:
20 triệu đồng

50 triệu
đồng

Tổng chi phí dự kiến cho toàn bộ dự án

735 triệu
đồng

5.2. Lợi ích cuộc nghiên cứu:
Giá trị của kết quả nghiên cứu của dự án đối với công ty là 2 tỷ đồng. Nếu không
có cuộc nghiên cứu này, tỷ lệ mà nhà đầu tư đầu tư cho việc thực hiện chiến lược
đưa sản phẩm này vào thị trường Đà Nằng chỉ là 40% (dựa trên sự đánh giá chủ
quan) điều này làm giảm giá trị nghiên cứu xuống 60%. Như vậy giá trị của
nghiên cứu sẽ chỉ còn là 1,4 tỷ việc không thực hiện nghiên cứu sẽ khiến giá trị
ròng đạt được là:

10



Vậy việc không thực hiện nghiên cứu sẽ khiến giá trị ròng giảm xuống là -135
triệu đồng (doanh nghiệp có thể sẽ lỗ nếu đi vào thị trường Đà Nẵng mà không
có nghiên cứu).
 Việc thực hiện nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định được đúng đắn nhất
quyết định có nên đầu tư vào thị trường Đà Nẵng hay không.
6. Các điều kiện khác:
− Thời gian dự kiến : 3 tháng
− Nhân lực dự kiến:
+ Trưởng dự án: 1 người
+ Nhân viên thiết kế bảng câu hỏi: 3 người
+ Nhân viên huấn luyện và giám sát cộng tác viên: 6 người
+ Nhân viên xử lý, phân tích dữ liệu: 10 người
+ Cộng tác viên: 60 người
IV. Phụ lục kèm theo:
− Bảng câu hỏi.

11


BẢNG CÂU HỎI: NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG BIA VÀ MỨC ĐỘ
NHẬN BIỆT SẢN PHẨM BIA KHÔNG CỒN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐÀ
NẴNG
Xin chào anh/chị!
Chúng tôi đến từ Công ty cổ phần Bia Sài - Gòn Bình Tây, có trụ sở đặt tại số 8,
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Công ty chúng tôi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản
phẩm rượu bia, nước giải khát. Hiện nay công ty chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu
về thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bia, nhằm đáp ứng tốt
nhất những mong muốn của khách hàng tại thị trường Đà Nẵng.
Rất mong sẽ nhận được sự hợp tác của anh/chị.

I. Nội dung câu hỏi:
1. Anh/chị đã từng uống bia chưa?
A. Đã từng
B. Chưa từng

(Nếu chọn B, anh/chị bỏ qua các câu tiếp theo, bắt đầu trả lời từ câu 11. Nếu
chọn A, anh/chị trả lời lần lượt cho đến hết).
2. Mức độ sử dụng bia của anh/chị như thế nào?
Từ 1 đến 2 lần/tuần
Từ 3 lần trở lên/tuần
Từ 1 đến 3 lần/tháng
Khác:....................................
3. Mỗi lần uống bia, anh/chị uống với số lượng là bao nhiêu?
A. Ít hơn 2 lon/chai
B. Từ 2 - 4 lon/chai
C. Từ 5 lon/chai trở lên
4. Anh/chị thích hình thức bia nào?
A.
B.
C.
D.

A.
B.
C.
D.

Bia lon
Bia chai
Bia hơi

Khác :........................................

5. Lý do khiến anh/chị sử dụng bia là gì?
A. Chỉ để giải khát
12


B.
C.
D.
E.
F.

Để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi
Uống vì thói quen, sở thích
Mục đích công việc (tiếp khách hàng, đối tác...)
Chỉ uống vào dịp đặc biệt, các bữa tiệc
Khác :.............................................

6. Anh/chị thường uống bia ở đâu?
A.
B.
C.
D.

Tại nhà
Tại quán nhậu
Tại quán bar
Khác:.............................................


7. Anh/chị thường uống bia với ai?
A. Uống một mình
B. Uống cùng gia đình
C. Uống với bạn bè, đồng nghiệp

8. Anh/chị biết đến các loại bia thông qua phương tiện nào?
A.
B.
C.
D.
E.

Quảng cáo trên báo đài, ti vi
Bảng, biển quảng cáo ngoài trời
Internet
Bạn bè, người thân
Khác :.......................................

9. Anh/chị hãy đánh dấu X vào mức độ đánh giá phù hợp theo quan điểm của mình
với những nhận định dưới đây:
Trong đó : 1 – Rất đồng ý
2 – Đồng ý
3 – Không ý kiến
4 – Không đồng ý
5 – Rất không đồng ý

13


STT

Nhận định
1
1
Chất lượng và hương vị bia là
tiêu chí hàng đầu mà tôi quan
tâm
2
Loại bia nào có giá phù hợp với
thu nhập hiện tại của tôi thì tôi
mới mua
3
Tôi KHÔNG quan tâm đến kiểu
dáng, mẫu mã của các loại bia
4
Tôi chỉ chọn những loại bia
được bày bán rộng rãi, dễ tìm
thấy
5
Tôi chỉ chọn bia theo sở thích
cá nhân, còn những yếu tố khác
không quan trọng
10. Khi sử dụng bia, anh/chị lo ngại điều gì?
A.
B.
C.
D.

2

3


4

5

Ảnh hưởng tới sức khỏe
Say xỉn, không kiểm soát được bản thân
Không có gì đáng lo ngại
Khác:........................................................

11. Anh/chị đã từng nghe tới BIA KHÔNG CỒN chưa?
A. Đã từng nghe
B. Chưa từng nghe

12. Anh/chị biết thương hiệu bia nào trong số các thương hiệu sau?
A.
B.
C.
D.

Sagota
Asahi Zero
Suntory All-Free
Không biết thương hiệu nào

13. Nếu biết bia không cồn không ảnh hưởng tới sức khỏe như các loại bia thông
thường và giả sử tại Đà Nẵng xuất hiện bia không cồn, anh/chị có lựa chọn
không? Lý do anh/chị quyết định như vậy?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

II. Thông tin cá nhân:
11. Độ tuổi của anh/chị?
A. Từ 18 đến dưới 25 tuổi
B. Từ 25 đến dưới 40 tuổi
14


C. Từ 40 tuổi trở lên

12. Giới tính của anh/chị?
A. Nam

B. Nữ

13. Nghề nghiệp của anh/chị là?
A. Công nhân

C. Kinh doanh tự do

B. Nhân viên văn phòng
D. Khác...........................

14. Mức thu nhập của anh/chị nằm trong khoảng?
A. Dưới 3 triệu đồng

C. Từ 7 đến 10 triệu đồng

B. Từ 3 đến 6 triệu đồng

D.Trên 10 triệu đồng

Chúng tôi xin đảm bảo rằng thông tin anh/chị vừa cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của công ty.
Rất cảm ơn sự hợp tác của anh/chị! Rất mong sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía anh/chị
trong các cuộc nghiên cứu sau này của chúng tôi.

15


Kết luận
Qua bài thảo luận trên, có thể khẳng định lại rằng việc thiết kế một dự án nghiên
cứu thị trường là công việc không hề đơn giản. Nhưng nếu việc này được thực hiện
một cách nghiêm túc với sự đầu tư kỹ lưỡng, nó sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to
lớn cho doanh nghiệp.
Cũng qua bài thảo luận, nhóm 5 có cơ hội được củng cố những kiến thức về cách
thức lập một bản dự án nghiên cứu, phục vụ cho các công việc sau này của nhóm. Bài
thảo luận vẫn còn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý từ Cô và các nhóm
khác để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.

16



×