Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tìm hiểu tư tưởng hồ chí minh về việc giáo dục lịch sử cho nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.61 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC
DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI :
Tìm hiểu tư tưởng Hồ CHí Minh về việc giáo dục lịch sử cho nhân
dân.Vấn đề đó hôm nay được Đảng và nhà nước ta vận dụng như
thế nào?

Giáo Viên Hướng Dẫn: Th.S LÊ Thị
Hoa
Sinh Viên Thực Hiện : Nguyễn Đăng
Khoa
MSV : CQ521864
STT:


Hà Nội,Ngày 17 ..Tháng 10…Năm 2011

I. LỜI MỞ ĐẦU.
" Tư tưởng Hồ Chí Minh là thuật ngữ dùng để đề cập về những
tư tưởng của Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam đúc kết
lại, sử dụng như là hệ thống tư tưởng chính tại Việt Nam hiện nay,
bên cạnh chủ nghĩa Marx Lenin.Hệ thống tư tưởng này bao gồm
những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã
hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn
tăng cường tuyên truyền thúc đẩy việc học tập và làm theo Tư
tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội.


Tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu được đưa ra trong thời kỳ đấu
tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp, trước cách mạng
tháng 8 và một số được đúc kết sau này trong suốt quá trình chiến
tranh chống Pháp và chống Mỹ, xây dựng Đảng Cộng sản và chính
quyền cộng sản. Theo nhận định, đây là sự kết hợp của các luồng
tư tưởng và văn hóa của Việt Nam, cách mạng Pháp, tư tưởng tự
do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản Marx-Lenin, tư tưởng văn hóa
phương Đông


Hiến pháp 1992 và Điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đều lấy
Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền
tảng định hướng cho sự phát triển của Việt Nam và Đảng.
Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chính
thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ
Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin
trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế Tư tưởng Hồ
Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng
Cộng Sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.
Trên đà đi lên của chủ nghĩa xã hội, với nền tảng học thuyết tư
tưởng Hồ chủ tịch. Đất nước chúng ta đã trải qua vô vàn những
trang sử hào hùng chói sáng trong hai cuộc kháng chiến trường kì
chống pháp và chống mĩ. Hồ chủ tịch đã từng nói
Các vua Hùng đă có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước.
Nói khi đến thăm bộ đội ở đền Hùng, trước khi về tiếp quản thủ
đô, 1954

Trong từng bước phát triển của dân tộc, người luôn đề cao tầm
quan trọng của lịch sử. Đời sau phải có bước tiếp nối, phát triển,

những thành tựu của cha ông để lại. Đồng thời gây dựng và bảo vệ
đất nước. Đất nước lâm nguy, con dân phải cứu. Lịch sử đã để lại
cho chúng ta không chỉ một bài học về đạo lí uống nước nhớ
nguồn, mà đấy còn là cơ sở giúp ta phát triển, đẩy mạnh, là rường
côt để xây dựng nước nhà sau này. Đã là người việt nam thì dù ở
đâu củng phải biết lịch sử nước mình vì đó là đạo lí muôn đời của
dân tộc « uống nước nhớ nguồn ». Nhưng học và dạy lịch sử giờ
đây không phải là chỉ ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công
nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hoặc chỉ ghi nhớ công ơn của
một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm
hiểu, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lí làm người
Việt Nam


II.THÂN BÀI.
Cái đầu tiên mà xuyên suốt trong Tư tưởng Hồ Chí Minh là đối
tượng là con người là nhân dân là cán bộ cần được truyền bá tư
tưởng.. Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa
xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng,
làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống
đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật
chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là
làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp.
Người dạy xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với
điều kiện khách quan, phải nắm được quy luật và phải biết vận
dụng quy luật một cách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính đặc thù,
tránh giáo điều, rập khuôn máy móc. Sự sáng tạo đó gần gũi, tương
đồng, nhất quán với luận điểm của Ăngghen: "Đối với chúng ta,
chủ nghĩa cộng sản không phải là trạng thái cần phải sáng tạo ra,
không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng

ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ
trạng thái hiện nay". Vì vậy, không chỉ trong lý luận về đấu tranh
giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã
hội khi định ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết,
"cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện
nhất quán quan điểm về con người: con người là mục tiêu, đồng
thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng
chính bản thân con người.
Cái mà Hồ Chí mInh muốn giáo dục cho nhân dân cái cốt lõi là
tự do và dân chủ nó gắn liền với con đường đi lên xã hội chủ
nghĩa..
Theo tư tưởng Hồ chí mInh Nhân dân giữ vai trò quyết đinh trên
tất cả các lĩnh vực từ kinh tế chính trị đến văn hóa xã hội ,từ những
chuyện nhỏ có liên quan đến mỗi ca nhân đến những chuyện lợn
liên quan đến thể chế ,lựa chon người trong nà nước.Người dân có


quyền được làm chủ bản thân,nghĩa là có quyền được bảo vệ
thânthể được tự do đi lại,tự do hành nghề ,tự do ngôn luận,tự do
học tập...trong khuôn khổ chừng mực nhất định.Người cũng nói:”
Mọi quyền hạn đều của dân” Cán bộ từ trung ương đến các cán bô
ở các cấp đều là đầy tớ của dân,do dân cử ra và do dân bãi miến.
Cũng theo Hồ CHí Minh,từ xưa đến nay ,nhân dân bao giờ cũng
là lực lượng chính trong tất cả các xã hội,trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.Theo người ,người dân chỉ thực sự trở
thành chủ khi họ được giáo dục,giáo dục về tư tưởng về đạo
đức,khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền họ được
hưởng,đâu là nghĩa vụ của họ để thực hiện.Để thực hiện được điều
này ,một mặt bản thân người dân phải có ý chí vươn lên mặt khác
các tổ chức phải giúp đỡ động viên họ,khuyến khích họ.” Một dân

tộc dốt là một dân tộc yếu” và nếu nhân dân không được giáo dục
để thoát khỏi nạn dốt thì mãi mãi họ không thể làm chủ..
Những sự kiện, nhân vật, tư tưởng có tầm vóc và ảnh hưởng
tạo dấu ấn tích cực, tiến bộ đối với một cộng đồng dân tộc hoặc
nhân loại, đều được coi là những giá trị lịch sử. Các giá trị lịch sử
đích thực, thường không bị hạn chế bởi thời gian, địa điểm diễn ra
nó. Tác dụng của các giá trị lịch sử thường lan tỏa vừa theo chiều
rộng của không gian, vừa theo chiều sâu của đời sống con người
qua các thế hệ kế tiếp nhau.
Năm 1947, khi trả lời một nhà báo nước ngoài về quan niệm độc
lập của nước Việt Nam, Hồ Chí Minh giải thích: “Độc lập nghĩa là
chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự
can thiệp ở ngoài vào” (1) Đối với Hồ Chí Minh, phẩm chất Độc
lập tự chủ được bộc lộ từ rất sớm, cả trong hoạt động thực tiễn và
trong tư tưởng - chính trị của Người. Phẩm chất đó trước hết thể
hiện ở bản lĩnh tự tin, tự lực, tự cường, tự khẳng định mình (với tư
cách là một cá nhân), tự khẳng định chủ quyền (với tư cách là một
quốc gia, dân tộc), thể hiện ở tính chủ động, sáng tạo trong tư duy
và hành động - không rập khuôn, máy móc, không thụ động/phụ
thuộc hoặc ỷ lại.
Độc lập tự chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có nghĩa là dân
tộc Việt Nam phải tự mình hoạch định đường lối, chính sách đối


nội và đối ngoại, “phải vạch rõ những phương pháp và những biện
pháp của riêng mình”. Đường lối đó phải phục vụ lợi ích quốc gia
như: độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống
nhất đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Tuy nhiên, xuất
phát từ quan điểm: “Nước ta là một bộ phận của thế giới", Hồ Chí
Minh chỉ ra rằng không thể hạn chế những hoạt động đó trong

khuôn khổ dân tộc thuần tuý, bởi những hoạt động đó “có muôn
ngàn sợi dây liên hệ” với cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến
bộ.
Và, điều đặc biệt quan trọng nữa là, khi nhấn mạnh yêu cầu độc lập
tự chủ trong hoạch định đường lối phát triển của quốc gia, Hồ Chí
Minh cũng cảnh báo hai khuynh hướng cần phải tránh: một là, nếu
không “chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập
kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là
phạm chủ nghĩa giáo điều”; Hai là, “nếu quá nhấn mạnh đặc điểm
dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn,
cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của
chủ nghĩa xét lại” .
Nhìn lại lịch sử, có thể nhận diện một cách rõ ràng giá trị thực tiễn
của những vấn đề nói trên trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ lúc
thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) cho đến thập niên đầu
của thế kỷ XX, trước sự thất bại của phong trào đấu tranh chống
Pháp đã có những người Việt Nam đi ra nước ngoài mong tìm sự
giúp đỡ của chính phủ các nước cho sự nghiệp đánh đuổi người
Pháp, giải phóng dân tộc. Năm 1886, Tôn Thất Thuyết lên đường
sang Trung Quốc cầu viện; Phan Bội Châu với quan niệm “đồng
văn đồng chủng” đã đi sang Nhật Bản - là nước vừa chiến thắng
trong hai cuộc chiến tranh Nhật - Trung (1894) và Nhật - Nga
(1905) để cầu viện và tiếp theo là cầu học. Lúc bấy giờ, Nguyễn
Tất Thành (Hồ Chí Minh) mặc dù rất khâm phục các vị cách mạng
tiền bối, nhưng Người không hoàn toàn tán thành cách làm của
một người nào. Người “đã khước từ sự lựa chọn của Phan Bội
Châu đối với mình và rời Tổ quốc ra đi về phía Tây” . Nguyễn Tất
Thành xuất dương (6-1911) để tìm con đường, cách thức (chứ
không phải là cầu viện) đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân



tộc, giải phóng đồng bào. Người nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài
xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế
nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” . Đây được coi là biểu
hiện phẩm chất độc lập tự chủ, sỏng tạo đầu tiờn trong tư duy và
hành động của nhà cỏch mạng trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành
Với mục đích đó được xác định, trong cuộc hành trình tìm đường
cứu nước Nguyễn Tất Thành đã làm mọi việc, từ phụ bếp trên con
tàu Pháp của hãng “Vận tải hợp nhất” đến cào tuyết trong một
trường học, đốt lò, làm vườn, làm thợ rửa ảnh.. Thông qua lao
động, Nguyễn Ái Quốc đã gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao
động, hiểu được nỗi thống khổ, hiểu được nguyện vọng, ý chí,
năng lực của họ và đồng cảm với họ. Với tầm hiểu biết rộng lớn và
vốn thực tiễn phong phú, sâu sắc, ở Nguyễn Ái Quốc đã sớm hình
thành những nhận thức mới so với các nhà yêu nước đương thời.
Trong đó có những vấn đề rất cụ thể và thiết thực đối với cách
mạng Việt Nam. Trước hết, Nguyễn Ái Quốc nhận rõ đối tượng
của cách mạng thế giới là chủ nghĩa thực dân, đế quốc (không
phân biệt màu da), vì ở bất kỳ đâu, chúng cũng tàn bạo, bất công
và độc ác. Đương thời, có một số nhà yêu nước vì chưa nhận thức
đúng bản chất của chủ nghĩa đế quốc, nên họ đã mắc phải sai lầm:
“Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương...
điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cụ
Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất
nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa
sau”(6) ; tiếp theo, là việc thấy rõ, nhân dân lao động thuộc địa hay
chính quốc đều bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, bóc lột. Họ là lực
lượng cơ bản của cách mạng thế giới.
Từ đó, Người hiểu rõ cách mạng là tất yếu khách quan, là nhu cầu
của nhân dân bị áp bức trên thế giới; đồng thời nhận thức được khả

năng và điều kiện để nhân dân Việt Nam liên minh, đoàn kết với
các dân tộc bị áp bức, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
mình.
Và, lịch sử minh chứng rằng, con đường cứu nước mà Hồ Chí
Minh lựa chọn trên cơ sở tư duy độc lập, sáng tạo và vốn thực tiễn
phong phú, vào cuối thập niên thứ hai của thế kỷ XX, đã dẫn dắt


nhân dân Việt Nam đấu tranh thoát khỏi ách áp bức, nô dịch của
thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho sự phát
triển của dân tộc Việt Nam đi tới một xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Cũng trên cơ sở độc lập và tự chủ, sáng tạo, Nguyễn Ái Quốc trong
khi khẳng định giá trị phổ biến của những nguyên lý cơ bản chủ
nghĩa Mác-Lênin; khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và chế độ
cộng sản có thể áp dụng vào cuộc cách mạng giải phóng các dân
tộc thuộc địa, thì đồng thời Người cũng cho rằng “Dù sao thì cũng
không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng
cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không
thể có được” . Trong đó, trước hết cần phải bổ sung học thuyết
Mác bằng truyền thống lịch sử, văn hoá của các dân tộc cụ thể.
Thực tế cho thấy, qua Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác-Lênin
được truyền bá vào Việt Nam không phải với tư cách là một hệ
thống hoàn bị gồm triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội
khoa học, mà đã có sự lựa chọn, bổ sung “nội địa hoá”, phát triển
cho phù hợp với thực tiễn xã hội, con người Việt Nam. Điều đó
được thể hiện cụ thể trong Đường cách mệnh - tác phẩm xác định
phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam, trực tiếp chuẩn bị
về chính trị tư tưởng cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam;
thể hiện qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3-2-1930);

thể hiện trong việc xác định hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng
của hai miền Nam, Bắc (giai đoạn 1954-1975). Chính sự độc lập
và tự chủ, sáng tạo đó mà cách mạng Việt Nam có được một
đường lối đúng đắn, tập hợp được hết thảy người dân Việt Nam
làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập
ra nước Việt Nam mới, đánh thắng hai đế quốc xâm lược là Pháp
và Mỹ, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.
Về vấn đề "chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình" để tránh chủ
nghĩa giáo điều và tiếp thu "giá trị phổ biến của những kinh
nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em" trong hoạch định đường
lối lãnh đạo đất nước theo quan điểm Hồ Chí Minh đã được quán
triệt, thẩm thấu trong đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam, làm cho đường lối đó thâm nhập vào cuộc sống, soi


sáng thực tiễn và trở thành ngọn cờ thức tỉnh, động viên nhân dân
Việt Nam tham gia tự giác phong trào cách mạng, làm nên những
thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên xác định và thực thi quan
điểm gắn cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới,
theo phương châm “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận
trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là
đồng chí của dân An Nam cả” (8) . Những hoạt động của Nguyễn
Ái Quốc trong quá trình tìm đường cứu nước đã đóng góp to lớn
trên phương diện nhận thức và thực tiễn về ý nghĩa của đoàn kết
quốc tế, đồng thời góp phần liên hiệp các dân tộc bị áp bức trong
cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Trên cơ sở phương châm “thêm bạn, bớt thù”, tránh đối đầu
“không gây thù oán với một ai”, tìm ra những điểm tương đồng,
khai thác mọi khả năng có thể, nhằm tập hợp lực lượng, hình thành

mặt trận đoàn kết ủng hộ Việt Nam theo nhiều tầng, nhiều nấc, Hồ
Chí Minh đã mở rộng biên độ đoàn kết quốc tế theo quan điểm
“Mọi người yêu nước và tiến bộ là bạn của ta”; “Làm bạn với tất
cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” . Đây
chính là phương châm quan hệ quốc tế, là cơ sở để xác lập tình hữu
nghị, đoàn kết, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Đấu tranh cho hoà bình và cùng tồn tại hoà bình là một nội dung
quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết hợp tác quốc tế.
Hồ Chí Minh từng tuyên bố: “Nhân dân Việt Nam vĩnh viễn không
để cho kẻ nào xâm lược nước mình, đồng thời cũng vĩnh viễn
không xâm lược nước khác” . Trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Việt Nam đã mở được quan hệ ngoại giao với nước Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa (18-1-1950); Liên Xô (30-1-1950); các
nước Đông Âu và Triều Tiên... Với các sự kiện ngoại giao nói trên,
cách mạng Việt Nam đã thoát khỏi vòng vây của kẻ thù; cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam trở thành một bộ
phận trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân; uy tín
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được nâng cao trên trường
quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tham gia tích cực vào


phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ của nhân dân thế giới ,
mở rộng sự ủng hộ của quốc tế, đưa cuộc cuộc kháng chiến chống
Pháp xâm lược đến thắng lợi.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, trên cơ sở khai thác
triệt để mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ với các đồng minh của Mỹ;
giữa phái chủ chiến với phái chủ hoà, giữa các tập đoàn có lợi ích
khác nhau trong giới cầm quyền Mỹ; giữa Mỹ với các nước phụ
thuộc, giữa Mỹ với chính quyền tay sai; giữa nhà cầm quyền Mỹ

với các tầng lớp nhân dân Mỹ (13); và, trên cơ sở tranh thủ sự
đồng tình của các lực lượng tiến bộ quốc tế, cách mạng Việt Nam
đã xây dựng được một mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết và ủng
hộ nhân dân ta chống Mỹ xâm lược. Mặt trận đó bao gồm: các
nước xã hội chủ nghĩa, các nước độc lập dân tộc, các lực lượng yêu
chuộng hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới, trong đó có cả
một bộ phận nhân dân Mỹ. Lịch sử cho thấy, thực hiện đoàn kết
quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ này, đã tăng thêm
sức mạnh cả về vật chất và tinh thần cho người Việt Nam đánh
thắng Mỹ, giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc của mình.
Trong bản báo cáo trình bày tại Hội nghị các đoàn thể cách mạng
Việt Nam ở nước ngoài, họp năm 1944 tại Liễu Châu (Quảng
Châu, Trung Quốc), Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa quan
trọng của việc kết hợp yếu tố sức mạnh dân tộc với sự giúp đỡ, ủng
hộ từ bên ngoài, Người nói: “Không có một sức mạnh thống nhất
của cả nước, không có sự giúp đỡ mạnh mẽ của bên ngoài, công
cuộc vận động giải phóng khó mà thành công được” (14) .
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, vấn đề quan trọng hàng đầu tạo
cơ sở cho đoàn kết quốc tế là phải làm cho nhân dân thế giới hiểu
rõ về đất nước và con người Việt Nam “Để tỏ cho thế giới biết
rằng ta là một dân tộc văn minh”; “dân Việt Nam ta đủ tư cách độc
lập, tự do” (15). Và, phải khôn khéo, phải chủ động, tích cực; phải
tự lực cánh sinh, phải lấy sức ta mà giải phóng cho ta “muốn người
ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã". Người nói:
“Sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ
lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự
lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng


đáng được độc lập” . Trong mối quan hệ dân tộc và quốc tế, Hồ

Chí Minh không tuyệt đối hoá yếu tố khách quan - yếu tố quốc tế
(tránh được sự rập khuôn, máy móc, sự ỷ lại bên ngoài); đồng thời
Người cũng không tuyệt đối hoá yếu tố chủ quan - yếu tố dân tộc
(tránh được sự biệt lập, cô lập). Người coi yếu tố quốc tế có ý
nghĩa quan trọng cho thắng lợi của cách mạng; nhưng yếu tố độc
lập, tự chủ, tự lực, tự cường luôn giữ vai trò quyết định mọi thắng
lợi. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập, tự chủ luôn luôn là nền
tảng vững chắc để đoàn kết, tập hợp các lực lượng quốc tế ủng hộ,
giúp đỡ Việt Nam một cách hiệu quả nhất. Cũng tức là, muốn đoàn
kết, hợp tác quốc tế hiệu quả, bền vững phải có thực lực làm cơ sở,
do đó việc xây dựng thực lực về chính trị, kinh tế, quân sự của đất
nước - sức mạnh nội lực, là nhân tố quyết định sự thành công của
đoàn kết, hợp tác quốc tế. Hồ Chí Minh từng nói: “Phải trông ở
thực lực, thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi, thực lực là cái
chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”
Quan điểm độc lập tự chủ, gắn liền với đoàn kết, hợp tác quốc tế
của Hồ Chí Minh được phản ánh rõ nét trong phương châm đối
ngoại của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ. Đó là phương châm
chủ động, tích cực, tự lực cánh sinh; lấy sức ta mà giải phóng cho
ta; và, “Ta có mạnh thì họ mới đếm xỉa đến. Ta yếu thì ta chỉ là
một khí cụ trong tay của kẻ khác, dẫu là kẻ ấy có thể là bạn đồng
minh của ta vậy”
Thực hiện phương châm nói trên, trong các cuộc kháng chiến
giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, mặc dù nhân dân Việt
Nam phải đương đầu với các thế lực xâm lược có sức mạnh vật
chất hơn mình gấp nhiều lần, nhưng nhờ phát huy được sức mạnh
dân tộc và sức mạnh đoàn kết quốc tế, trong đó dựa vào sức mạnh
dân tộc là chủ yếu, nên đã giành được những tháng lợi to lớn. “Việt
Nam đã thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ bằng sức
mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại. Việt Nam đã thắng nhờ biết

lấy thành quả của kháng chiến để mở rộng và tăng cường đoàn kết
quốc tế; và sự đoàn kết và sự ủng hộ của quốc tế đến lượt nó đã trở
thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam”(19).


Xất phát từ giá trị tư tưởng, giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí
Minh, thời kỳ đổi mới (từ năm 1986), trong các văn kiện Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khoá VI đến khoá X, đều nhấn mạnh
vị trí và vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh (trong đó, tư
tưởng về độc lập tự chủ gắn liền với đoàn kết, hợp tác quốc tế là
một bộ phận) đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Văn kiện Đại
hội Đảng lần thứ VI (1986), đặt ra yêu cầu phải kế thừa di sản quý
báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh(20); Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, khẳng định: “trong
thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần
quý báu của Đảng và của cả dân tộc”(21); Văn kiện Đại hội Đảng
lần thứ IX (4-2001), viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho
cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản to lớn của
Đảng và dân tộc ta”(22); Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X (42006) viết: "Sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân ta 76
năm qua khẳng định rằng, tư tưởng vĩ đại của Người cùng với chủ
nghĩa Mác-Lênin mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam là tài sản tinh thần vô
giá của Đảng và dân tộc ta"(23) .
Thực tiễn sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam thời gian qua cho thấy,
quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ gắn liền
với đoàn kết, hợp tác quốc tế, hoạt động đối ngoại Việt Nam đã
được triển khai theo định hướng:
Một là, trên cơ sở mục tiêu nhất quán là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, linh hoạt điều chỉnh mục tiêu đối ngoại đáp ứng yêu

cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và thích ứng với xu thế
quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, mở rộng quan hệ hợp tác
với các nước trong cộng đồng quốc tế;
Hai là, chủ động, tích cực mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác phát
triển với tất cả các nước vì hoà bình, độc lập và phát triển;
Ba là, quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là
chính làm nền tảng để quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại, đa
dạng hoá, đa phương hoá mang lại hiệu quả cao, bền vững và
không làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hoá
dân tộc.


Qua gần 25 năm thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, dưới ánh
sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ gắn liền với đoàn
kết, hợp tác quốc tế, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã đạt
được những thành tự to lớn:
Thứ nhất, tạo được sự chuyển biến quan trọng từ hình thái hai phe
đối đầu, thù địch của thời kỳ chiến tranh lạnh sang hình thái hợp
tác và đấu tranh cùng tồn tại hoà bình với các nước láng giềng, khu
vực; cải thiện căn bản mối quan hệ với các nước lớn có mặc cảm
lịch sử với Việt Nam; xác lập môi trường quốc tế thuận lợi cho
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ hai, phá được thế bị bao vây, cô lập; mở rộng hợp tác và tham
gia tích cực đời sống cộng đồng quốc tế”, góp phần ổn định chính
trị và an ninh quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế;
Thứ ba, mở ra vận hội để nước ta tăng cường quan hệ hợp tác kinh
tế, chính trị và văn hoá, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề quan trọng đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

III KẾT LUẬN.
Nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách của một vĩ nhân không chỉ
ở tầm dân tộc, mà ở tầm thời đại, tầm nhân loại. Chính vì thế,
Người đã được thế giới tôn vinh là danh nhân văn hóa. Trong thế
giới biến động như hiện nay thì nhân cách trong sáng, thanh tao
của Hồ Chí Minh lại càng nổi cao vời vợi. Người được cả thế giới
tôn vinh là Nhà VĂn Hóa kiệt xuất,không chỉ bởi người đã sáng
tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam,mà
còn là vì những đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát
triển chung của nhân loại.
Với người dân Việt, Người không chỉ đưa dân tộc Việt Nam
chạm tới độc lập tư do mà người con khai sinh racon người Việt
Nam mới,một con người với chắt lọc sự tinh khiết từ tư tưởng Hồ
Chí Minh.


Đó là tư tưởng về giáo dục về giải phóng dân tộc về dân chủ về tự
do về quyền con người về đạo đức và nhiều hơn thế nữa ….tất cả
găn liền với con đường đi lên xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với đường lối đúng đắn của Ðảng là
ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua,
là tài sản tinh thần vô giá tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như Mi-ghen Ðêxtê-pha-nô, giáo sư, cố vấn Viện nghiên cứu Á châu (Cuba) đã
viết: "Người không phải là một kỷ niệm của quá khứ. Người là một
con người kỳ diệu cho tất cả mọi thời đại. Tất cả những người
Cuba, tất cả những nTgười có lương tri trên thế giới nhìn thấy ở
Nguyễn Ái Quốc - "Người yêu nước", ở Hồ Chí Minh - "Người
chiếu sáng", ở Bác Hồ "Vị Chủ tịch kính yêu".
Nhiều người cho rằng giới trẻ Việt đâng dần xa lánh Lịch sử,đây

không phải là tình trạng của riêng Việt Nam mà là vấn đề chung
của toàn thế giới.
Đây là vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây.Lịch sử đóng vai trò
quan trọng trong cuộc sống hiện đại.Bằng chứng là, trong thời gian
gần đây chúng ta đã đưa tri thức lịch sử vào trong nhiều sân chơi
dành cho giới trẻ, rồi các NXB đã rất nỗ lực tìm phương thức
truyền tải lịch sử bằng các hình thức khác nhau, bước đầu đi vào
đời sống…
Không ít cuộc vận động xã hội đề cập đến vấn đề lịch sử. Ngay
như Bộ GD-ĐT cũng đã quan tâm đến công tác biên soạn lại bộ
sách giáo khoa Lịch sử. Và trong thời gian sắp tới sẽ có cuộc vận
động sáng tác tranh truyện lịch sử gắn với nội dung sách giáo
khoa…….
Trong công cuộc đổi mới, vận dụng sáng tạo và phát triển tư
tưởng của Hồ Chí Minh, chúng ta cần phát huy trí tuệ, bản lĩnh,
tinh thần sáng tạo, đổi mới, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, nâng


cao việc giáo dục tư tưởng cho dân kết hợp chặt chẽ lý luận với
thực tiễn, nói đi đôi với làm theo nguyên tắc "Dĩ bất biến ứng vạn
biến" với ý thức phục vụ nhân dân cao nhất. Song cũng không
quên đi cái lịch sử hào hùng đã tạo nên một Việt Nam dân chủ
Công HÒa như ngày nay.

--------- Hết---------



×