Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tìm hiểu tư tưởng hồ chi minh về việc giáo dục lịch sử cho nhân dân ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.08 KB, 15 trang )

Trường đại học kinh tế quốc dân
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chi Minh

Đề tài : Tim hiểu tư tưởng Hồ Chi Minh về việc giáo dục lịch sử cho
nhân dân ta. Vấn đề đó được Đảng và Nhà Nước ta hiện nay vận dụng
như thế nào?
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Thị Hoa
Sinh viên thực hiện: Đinh Trọng Linh

Phần 1: Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lớn, một tư tưởng lớn,
một danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại.

Hồ Chi Minh (1890-1969) tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành, sinh ra
trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Cha là cụ phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Sinh ra khi nước nhà bị
thực dân Pháp đô hộ Nguyễn Tất Thành đã sớm ý thức được lòng yêu
nước và hun đúc ý chí ra đi tìm ra con đường giải phong dân tộc ra khỏi
ách thống trị của thực dân Pháp. Trong cuộc đời làm cách mạng của
mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tư tưởng có ý nghĩa sâu sắc cho lịch


sử của dân tộc ta. Những tư tưởng của Người có ý nghĩa giáo dục rất
cao, không chỉ cho một tầng lớp , một bộ phận người dân mà cho cả
người dân Việt Nam. Nhưng giá trị tư tưởng đó luôn được người dân
Việt Nam ý thức làm theo và thực hiện. Chính vì những ý nghĩa to lớn
mà những tư tưởng của Người để lại mà Hồ Chí Minh đã được
UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa của nhân loại. Khi nước ta
mới giành được độc lập 95% dân số nươc ta mù chữ, người đã kí sẵc
lệnh mở lớp “ Bình dân học vụ” để xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí
cho nhân dân ta. Sau đó Người đã quan tâm đến việc giáo dục lịch sử
cho dân ta để giáo dục truyền thống yêu nươc, niềm tự hào dân tộc cho


nhân dân ta. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong hoàn cảnh
nước ta đang kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Phần 2: Hồ Chí Minh và những tư tưởng giáo dục lịch sử cho nhân dân
ta.
Cuối tháng 12-1940, sau ngót 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn
Ái Quốc đã trở về nước để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 51941, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị
lần thứ 8 của Trung ương Đảng - một hội nghị có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng, đề ra các chủ trương của Đảng, trong đó có việc thành lập Việt
Nam độc lập đồng minh hội (tức Mặt trận Việt Minh) để đoàn kết toàn
dân đánh Pháp đuổi Nhật, dẫn đến thành công của cuộc Cách mạng
Tháng Tám - 1945. Trong bộn bề công việc hết sức khẩn trương để
chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng, năm
1941 Bác đã viết cuốn “ Lịch sử nước ta” (theo thể lục bát). Và tháng 21942, Bác viết bài “Nên học sử ta” (bằng văn xuôi) nhằm động viên các
tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào
dân tộc và tinh thần đoàn kết, để đánh thắng ngoại xâm.


Mở đầu diễn ca năm 1942, Bác Hồ đã nhắc nhở: “Dân ta phải biết sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Sau hơn 10 năm lãnh đạo
Đảng và nhân dân đấu tranh giành độc lập tự do, hơn ai hết, Bác đã nhận
thức sâu sắc rằng sử học có vai trò quan trọng đối với quốc gia, dân tộc.
Không hiểu lịch sử dựng nước giữ nước của dân tộc là không hiểu văn
hóa dân tộc. Một dân tộc không có bản sắc văn hóa riêng thì khó lòng
tồn tại. Những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử không chỉ để giúp
chúng ta tự hào mà còn để cho thế giới biết về chúng ta. Hồ Chí Minh,
Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Trỗi..., Điện Biên Phủ, đại thắng mùa
Xuân 1975..., là những tên tuổi, những địa danh không còn xa lạ trên
chính trường quốc tế.

1 - Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ

tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh
Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời.
2 - Trước khi vua Gia Long bán nước ta cho Tây, nước ta vẫn là nước
độc lập. Đời nào cũng có người anh hùng mưu cao, võ giỏi, đứng ra
đoàn kết nhân dân đuổi giặc cứu nước.
Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, chiếm được nước Tàu và
nửa châu Âu, thế mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan. Bình dân
như ông Lê Lợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho
nước ta độc lập.
Người già như ông Lý Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh đông dẹp
bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân.
Thiếu niên như Đổng Thiên Vương, chưa đến 10 tuổi mà đã ra tay cứu
nước, cứu nòi. Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hưng
Đạo đánh phá giặc Nguyên.


Phụ nữ thì có Bà Trưng, Bà Triệu ra tay khôi phục giang sơn.
Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên
động địa. Nhờ những vị dân tộc anh hùng ấy mà nước ta được tự do độc
lập, lừng lẫy ở Á Đông.
Vì muốn giành làm vua mà Gia Long đem nước ta bán cho Tây. Thế là
giang sơn gấm vóc tan tác tiêu điều, con Lạc, cháu Hồng hóa là trâu
ngựa.
Từ đó đến nay biết bao nhiêu người oanh liệt đứng lên khởi nghĩa đánh
Tây, như ông Phan Đình Phùng, ông Hoàng Hoa Thám v.v..
3 - Sử ta dạy cho bài học này:
Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.
Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.
Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm
lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây-Nhật, khôi phục lại

độc lập, tự do”.
Cuối bài viết, Bác có ghi thêm: “Vừa mới xuất bản cuốn “Sử nước ta”
bằng thơ, hay lắm, giá mỗi quyển 1 hào, ai muốn mua, hỏi cán bộ địa
phương”.
Có thể xem đây là bài Bác Hồ viết để giới thiệu cuốn “Sử nước ta” do
Bác viết năm 1941, khi Người đang hoạt động cách mạng tại căn cứ địa
Cao Bằng, được Việt Minh Tuyên truyền bộ xuất bản và dùng làm tài
liệu tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Cuốn “Sử nước ta” của
Nguyễn Ái Quốc, đến năm 2009 được NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
in sách, với tên “Lịch sử nước ta” của tác giả Hồ Chí Minh. Cuốn “Sử
nước ta” (tức Lịch sử nước ta”) Bác viết rất ngắn gọn, kể chuyện lịch sử
dân tộc từ thời Hồng Bàng (năm 2879 - TCN) đến Nam Kỳ khởi nghĩa -


1941; và Bác dự đoán đến năm 1945, Việt Nam sẽ độc lập. Mở đầu cuốn
“Lịch sử nước ta”, Bác viết: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam” và kết thúc bằng câu: “Dân ta xin nhớ chữ đồng/
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.
Bài viết “Nên học sử ta” và cuốn “Sử nước ta” (“Lịch sử nước ta”), Bác
viết với mục đích ôn lại truyền thống yêu nước, oanh liệt chống ngoại
xâm của dân tộc; từ nam phụ lão ấu, người bình dân hay tầng lớp phú
hào, quý tộc đều có lòng yêu nước nồng nàn, anh dũng chống ngoại
xâm, để giành lấy độc lập cho nước nhà. Từ đó, Bác khích lệ nhân dân ta
đoàn kết đứng lên chống Pháp-Nhật, giành độc lập tự do. Đứng về
phương pháp viết sử mà nói, Bác Hồ đã viết một cách ngắn gọn, súc
tích, không sa đà vào các chi tiết lịch sử, mà giúp người đọc rất dễ nhớ,
dễ thuộc. Đặc biệt, Bác chú trọng việc nhận định, đánh giá khái quát các
sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu. Thiết nghĩ, đấy là bài học quý giá
mà những người biên soạn sách giáo khoa Lịch sử phổ thông cần học
tập, để có một bộ sách Lịch sử tốt cho các cấp học phổ thông và phổ

biến sâu rộng trong nhân dân.

Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hoàn cảnh
trăm công ngàn việc, ngay sau khi chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8
(1941) quyết định đường lối giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt
Minh, đã để công viết bài diễn ca “Lịch sử nước ta”, dài 208 dòng kể từ
thời Hồng Bàng đến cảnh mất nước dưới triều nhà Nguyễn. Tác phẩm đã
nêu bật từng tấm gương yêu nước qua các triều đại, mở đầu bằng luận
điểm: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường quốc sách nước nhà Việt Nam”.
Chính vì, theo phương pháp luận Hồ Chí Minh, sức mạnh của một dân
tộc tiềm ẩn trong lịch sử của chính dân tộc ấy, muốn “đem sức ta mà tự
giải phóng cho ta”, thì phải chứng minh sức mạnh ấy không phải đi tìm
ở đâu xa mà nó nằm ngay trong chính “nội lực” của dân tộc Việt Nam.


Sức mạnh ấy phải khơi dậy từ chiều sâu văn hóa Việt Nam, từ cái “gen
di truyền” của bản lĩnh ViệtNam.
Bản lĩnh Việt Nam, đó là đặc tính tự quyết định một cách độc lập mọi
thái độ và hành động của mình trước sự biến thiên của lịch sử, biến động
của đất nước và dân tộc, không vì một áp lực nào từ bên ngoài mà thay
đổi quan điểm.
Lịch sử dân tộc mấy ngàn năm đã quá đủ để chứng minh rằng: Tất cả
các cuộc can thiệp từ bên ngoài do những kẻ lạc loài “cõng rắn cắn gà
nhà”, những “duy vật” do những phần tử mất gốc “du nhập” vào “cơ
thể” Việt Nam, nếu không sớm loại trừ, đều dẫn đến căn bệnh trầm kha
của họa nô dịch, phải chữa trị dài ngày mới khỏi. Đó là hàng ngàn năm
“đô hộ phủ” của phong kiến phương Bắc, hàng trăm năm làm thuộc địa
đế quốc phương Tây. Nhưng rút cục thì bản lĩnh Việt Nam, dựa vào khả
năng quy tụ và vận dụng nội lực kỳ diệu, lại làm được những điều tưởng
chừng không có cách gì làm nổi.

Suốt một thiên niên kỷ bị Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam “Mất nước mà
không mất làng, mất đất mà không mất dân” để cuối cùng, khi đã tích
lũy được đầy đủ lực lượng “Gặp thời thế thì mất lại biến thành còn”; trỗi
dậy từ nước Vạn Xuân thời Lý Nam Đế, thu giang sơn về một mối dưới
triều Ngô, Đinh, Tiền, Lê. Mở ra một kỷ nguyên Đại Việt huy hoàng
khẳng định nền độc lập không lay chuyển của “Nam quốc sơn hà” dưới
triều Lý, Trần, hậu Lê và Nguyễn, đã buộc đội quân xâm lược các triều
Tống, Nguyên, Minh, Thanh phải nếm mùi thảm bại.
Lịch sử vốn là một dòng chảy không bao giờ đứt đoạn, như một dòng
sông chuyển tải nước và cát sỏi, lịch sử cuốn trong lòng nó số mệnh
những con người, những dân tộc, vận mệnh của cả loài người. Đối với
mỗi con người, mỗi dân tộc, nó như từ bên ngoài đem lại nhưng kỳ thực
là do từng con người góp sức tạo thành. Nó như được tạo hình từ cái
khuôn đúc sẵn nhưng kỳ thực có thể xuất hiện theo dạng này hay theo
dạng khác, do chính những con người vừa gánh chịu nó vừa chung tay


nhào nặn ra nó. Lịch sử là cái không thể làm lại được, cũng là cái không
thể xóa bỏ được.
Dõi theo cuộc đời hoạt động, những kiến giải của Chủ tịch Hồ Chí
Minh với từng tình huống chiến lược cách mạng Việt Nam, người ta
phát hiện ở Bác một năng khiếu hấp thu và cảm thụ rất lớn đối với
những điều kiện tốt đẹp và tiến bộ, không câu nệ xuất xứ và thời đại. Và
một năng lực quy tụ và sàng lọc hiếm có để lựa chọn và sáng tạo ra
những cái tối ưu phục vụ đắc lực nhất cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội, giải phóng loài người. Từ đó toát lên nhân cách lớn
của một nền văn hóa “Không phải văn hóa châu Âu mà văn hóa tương
lai”.
Trong thời đại độc lập dân tộc gắn với liền với chủ nghĩa xã hội, việc
đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ

tịch Hồ Chí Minh”, tìm hiểu “Lịch sử nước nhà” theo tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là điều cực kỳ quan trọng.
Giữa tập “Lịch sử nước ta” viết năm 1941 và bản “Tuyên ngôn độc
lập” viết năm 1945 có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, biện chứng, đó là độc
lập, tự do.
Do điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như vậy, điều ghi nhận ở
đây là tập diễn ca “Lịch sử nước ta” đã ra đời đúng lúc và nhanh chóng
được truyền bá như một bản tuyên ngôn của chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam trong thời kỳ giải phóng dân tộc, chống ách đô hộ của chủ nghĩa
thực dân, đế quốc. Bản tuyên ngôn lấy lịch sử dân tộc làm chứng tích,
lấy thể văn vần lục bát làm hình thức diễn đạt cho dễ nhớ, dễ lưu truyền,
tận dụng ngôn ngữ dân gian để mọi người, mọi trình độ đều hiểu rõ và
hiểu đúng.
Ở đây, lịch sử không phải là mục đích mà nó được sử dụng là phương
pháp và phương tiện để đạt tới mục đích. Phương pháp xuyên suốt của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lấy chứng tích và quy luật của quá khứ để phân


tích hiện tại và dự báo tương lai. Phương pháp ấy được đổ móng một
cách chắc chắn ngay từ cách vào đề: Dân ta phải biết sử ta!
Chân lý ấy được diễn đạt ngắn gọn trong câu mở đầu chỉ với 6 chữ,
như một bàn tay vẫy gọi không thể không đi theo; một chỉ lệnh mà tim
óc không thể cưỡng lại; một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai còn
mê muội; một lời khiển trách đối với những kẻ vong bản, vong quốc, là
người Việt mà không am tường sử Việt, vẫn còn lải nhải đọc Kinh niệm
Phật: Tổ tiên chúng ta là người Gôloa, hiểu rõ sự tích bà Gian Đa hơn sự
tích Bà Trưng, Bà Triệu, có thể nói vanh vách về tài cán của quan Nhiếp
chính Risơliơ nhưng không biết một chút gì về công đức của Thái úy Tô
Hiến Thành; đi du học về nước, họ giả vờ quên tiếng mẹ đẻ, để cất lên
một câu tiếng Pháp: “Tôi kinh ngạc thấy mình là người Aanmít”.

Đây là một chân lý in đậm tinh thần dân tộc, không một chút bài ngoại
và đố kỵ, giản dị như khí trời, nước uống nhưng vững chắc như một khối
đá tảng, khiêm nhường nhưng thách đố: Những ai không quan tâm lịch
sử nước nhà. Mà dân ta phải biết sử ta! Hãy tìm hiểu lịch sử của dân tộc,
cha ông cho tường tận để rút ra bài học ứng xử trước thời cuộc éo le,
như người xưa thường nói “Xã tắc hưng vong, thất phu hữu trách”!
Phương pháp dùng lịch sử để thức tỉnh đồng bào đã được sử dụng khá
thành công trong “Chiêu hồn nước” của nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục
và trong nhạc phẩm “Gọi đàn” của phong trào học sinh, sinh viên trước
Cách mạng tháng Tám, trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược.
Còn tác phẩm “Lịch sử nước ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ về
các giới, về các lứa tuổi, nhằm đánh thức và liên kết trăm họ đúng như
những đối tượng được nhắc lại trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến” sau đó 5 năm “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người
trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc…”.


Ngay 6 câu mở đầu về đời Hồng Bàng, nước Văn Lang, Nguyễn Ái
Quốc đã nhắc ngay sự tích Phù Đổng, không phải với giọng văn huyền
thoại, linh thiêng mà với ngôn ngữ đời thường dân dã:
Thiếu niên ta rất vẻ vang
Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời
Đến đời nhà Trần, vẫn với ngôn ngữ ấy, Người viết:
Quang Toản (Quốc Toản) là trẻ có tài
Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền
Mấy lần đánh thắng quân Nguyên
Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung
Thật là một đấng anh hùng
Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo

Về các giới, Nguyễn Ái Quốc rất chú trọng nêu gương các liệt nữ. Sau
10 câu viết về sự tích Bà Trưng, Bà Triệu, điểm qua các triều đại khác,
đến thời Nguyễn Huệ, Người đã viết 4 câu trong tổng số 10 câu về Bùi
Thị Xuân:
Tướng Tây Sơn có một bà
Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân
Tay bà thống đốc ba quân
Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là
Cách dẫn dắt từ những định đề: “Phụ nữ ta chẳng tầm thường... thiếu
niên ta rất vẻ vang... trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo...'', “dùng mưu
du kích đánh Tàu tan hoang…”, đến cách phân tích “Người chúng ít,
người mình đông” rồi đến những chỉ dẫn :


Bất kỳ nam nữ, giầu nghèo,
Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn.
Người giúp sức, kẻ giúp tiền
Cùng nhau giành lấy chủ quyền nước ta...
Cho thấy quan điểm động viên toàn dân, khởi nghĩa toàn dân, kháng
chiến toàn dân... đã được Nguyễn Ái Quốc đề xuất và chỉ đạo từ năm
1941.
Điểm lại toàn bộ 208 dòng trong “Lịch sử nước ta” của Nguyễn Ái
Quốc, ta thấy một văn phong lạc quan, khẳng định mang tính hướng dẫn
như của một người thầy đứng giữa đám học trò lớn được tin yêu, chứ
không phải đứng trên bục giảng. Nguyễn Ái Quốc phân tích, lý giải chứ
không chất vấn; nhắc nhở chứ không trách cứ; dìu dắt chứ không buông
lơi. Với trí tuệ và tầm nhìn của một chiến sỹ quốc tế lỗi lạc, Người đã
nắm chắc đáp số của bài toán và mối quan hệ tác động của nó tới cách
mạng Việt Nam. Bằng phương pháp dự báo mà không lý giải, Nguyễn
Ái Quốc khẳng định: “1945, Việt Nam độc lập”. Cũng có nghĩa là đến

năm đó, bọn phát xít sẽ thất bại. Là người dẫn dắt quần chúng, Nguyễn
Ái Quốc không hướng dẫn chung chung mà Người dành hẳn phần cuối
của tập sách để hướng dẫn hành động. Kết thúc phần diễn ca, Nguyễn Ái
Quốc tóm tắt thành điều cốt lõi :
Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!
Có thể nói, khẩu hiệu chỉ đạo chiến lược nổi tiếng được coi là bí quyết
thắng lợi, in đậm dấu ấn Hố Chí Minh "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công" đã được đúc rút ra từ những
năm tháng đó.


Rõ ràng, Nguyễn Ái Quốc sử dụng lịch sử vào việc vận động phong
trào cách mạng một cách nhuần nhuyễn, có hiệu quả. Nhằm mục đích
kêu gọi đồng bào gia nhập "Đồng minh giành độc lập", tác phẩm "Lịch
sử nước ta" của Nguyễn Ái Quốc không tuân theo chế định nào "thuật
nhi bất tác'' của các sử gia thời xưa, cũng chẳng cần thêm một tư liệu gì
khảo cứu cho các nhà viết sử đời sau. Nhưng, lấy lịch sử để thức tỉnh
đồng bào trong thời kỳ dân ta còn bị đế quốc thực dân thống trị thì đây
là một mô thức bậc thầy. Nguyễn Ái Quốc đã dựng dậy toàn bộ lịch sử
ông cha, đưa truyền thuyết lên hàng hiện thực, vừa chứng minh, vừa huy
động cả kho báu vô tận, cái tảng sâu dầy ấy vào cuộc đấu tranh "Đem
sức ta mà tự giải phóng cho ta". Qua đó, thu hút hàng triệu con người
đang bị nô dịch, quy tụ trong ngôi nhà chung của dân tộc. Và chỉ tập
"gia phả" truyền đời ấy, từng con người mới thấy lại chính mình, bởi
nhìn ra sức mạnh của giòng, giống mình, gương mặt của đồng bào mình,
mới đủ lòng tin bước vào trận tuyến.
Với Nguyễn Ái Quốc, để động viên quy tụ được sức mạnh Việt Nam
từ đời Hồng Bàng đến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nhằm định hướng cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc vào thời điểm cần thiết - Một dự báo sâu

sắc, dự liệu sáng suốt về thời cuộc khi còn đen tối, tin chắc vào cuộc đấu
tranh dành độc lập tự do những dân tộc, những con người - Một lời kêu
gọi đoàn kết và chỉ dẫn cho quần chúng con đường vươn tới. Chỉ tính
riêng cái mắt xích trí tuệ mang tầm lãnh tụ cô đọng trong tác phẩm "Lịch
sử nước ta" và những diễn biến của thời cuộc đúng như dự báo vào
những năm sau đó, chỉ chừng ấy trí tuệ, chừng ấy công đã đủ đặt một
con người lên hàng nhân vật lịch sử, khai phá một kỷ nguyên, mở ra một
thời đại mới mà bất cứ một mưu đồ phủ nhận nào cũng không thể xuyên
tạc nổi./.
Đoạn về chiến tranh chống giặc Nguyên Mông từ trang 132 đến trang
162. Giặc Nguyên Mông đã chiếm nửa thế giới và nước Tàu. Từ nước
Tàu, chúng lấy cớ dẹp loạn Chiêm Thành nên mượn đường đi qua Việt
Nam. Vua Trần Nhân Tông và cận thần biết rõ mưu đồ thâm độc của giặc


Nguyên Mông sẽ chiếm nước ta nên từ chối, lấy cớ nước Nam không có
đường đến Chiêm Thành. Giặc Nguyên Mông đòi tiến vào nước ta, đánh
hay hòa, triều đình còn tranh cãi, một số người thấy Nguyên Mông
mạnh quá, nước Tầu cũng đã phải chịu nữa là nước Nam. Chỉ còn cách
hỏi ý kiến dân. Vua Trần Nhân Tông thông qua các bô lão họp tại điện
Diên Hồng để bàn nên hòa hay nên đánh. Các bô lão đều đồng thanh xin
đánh. Vua thấy dân đồng lòng như vậy cũng quyết kháng chiến. Lần đầu
tiên nhân dân ta quyết định một vấn đề trọng đại của đất nước, Vua và
triều đình coi đó như một mệnh lệnh cần chấp hành nghiêm chỉnh.
Tháng 8 năm Giáp Thân (1284) Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được
phong chức Tiết chế thống lĩnh mọi lực lượng quân sự chống Nguyên
Mông. Lời hịch truyền cho các vương hầu và quân sĩ thủy và bộ tại bến
Đông bộ đầu, trước khi xuất kích bắt đầu cuộc kháng chiến đã được tóm
tắt trong đoạn này như sau:
“…Bản chức phục mệnh thống đốc quân sĩ ra phá giặc. Các vương hầu

và các tướng sĩ ai nấy phải cầm giữ phép tắc, đi đâu không được làm
phiền nhiễu dân và phải đồng lòng hết sức đánh giặc, chớ thấy thua mà
ngã lòng, chớ thấy được mà tự kiêu, việc quân có luật, phép nước không
thân, các ngươi phải giữ…”
Những phẩm chất cao đẹp của một đội quân trung thành tuyệt đối với
nhân dân đã được đúc kết trong lời hịch của Hưng Đạo Vương. Giặc
Nguyên Mông tràn vào nước ta, tiến như vũ bão, thành Thăng Long thất
thủ, Vua và triều đình rút về vùng nông thôn. Binh hùng tướng mạnh
của địch chỉ vấp phải những trận đánh nhỏ của ta nhưng đều khắp các
mặt trận đúng với tài thao lược “dùng ít thắng nhiều” của Hưng Đạo
Vương. Giặc Nguyên Mông ba lần tiến vào nước ta, nhưng đều phải rút
lui thảm hại. Sau hơn bốn năm kháng chiến, giữa năm 1288 ta toàn
thắng, Vua sai mở tiệc khen thưởng quân sĩ, cho dân mở hội ba ngày, gọi
là Thanh Bình diễn yến.


Đoạn về chiến tranh chống giặc Minh từ trang 199 đến trang 232 ghi lại
mọi thủ đoạn tàn ác bắt người An Nam đồng hóa với người Tầu, lập ra
đền miếu bắt dân ta cúng tế theo tục bên Tầu, cách ăn mặc cho đến học
hành bắt theo như người Tầu. Mọi sách vở của ta giặc Minh đều thu
nhặt hết mang về Tầu. Lại đặt ra các thứ thuế, bổ thêm sưu dịch lấy tiền
của, làm cho dân ta kiệt quệ, đói khổ. Chính từ bước đường cùng này,
không những mất nước mà còn bị đồng hóa. Vì vậy, nhân dân cả nước
nhiệt liệt hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đứng đầu là Lê Lợi chống
giặc Minh mặc dù giặc Minh rất mạnh, bộ máy cai trị tàn ác của chúng
dầy đặc khắp nước, địa phương nào cũng có quan người Tầu thống trị.
Cuộc chiến đấu cực kỳ gian khổ. Có lúc kiệt quệ, quân ta ăn cả cỏ; voi,
ngựa gầy trơ xương cũng vẫn phải giết lấy thịt để ăn, tưởng không
gượng dậy nổi nữa nhưng cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục, vừa đánh vừa
đàm, vừa đàm vừa đánh. Đội quân của Lê Lợi cũng như của Hưng Đạo

Vương Trần Quốc Tuấn đều từ dân mà ra, hết lòng phục vụ nhân dân.
Các tướng lĩnh của Lê Lợi, dù quyền cao chức trọng đều “lấy giáp trụ
làm chăn áo, lấy đồng cỏ làm cửa nhà”, “cơm ăn sớm tối không được
hai bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh”. Từ tướng đến quân đều
đồng cam cộng khổ với dân, cuộc kháng chiến đến năm thứ 10 thì ta
quét sạch giặc Minh, chính quyền cả nước đặt dưới quyền Lê Lợi, lúc
này đã xưng vương là Lê Thái Tổ, còn gọi là Bình Định Vương. Quân ta
bắt được nhiều tù binh, dân ta có người căm thù giặc Minh đòi phải giết
hết. Về việc này, Việt Nam sử lược đã ghi ý kiến của Bình Định Vương
như sau:
“Phục thù, báo oán là cái thường tình của mọi người, nhưng cái bản tâm
người có nhân không muốn giết người bao giờ. Vả người ta đã hàng mà
lại còn giết thì không hay. Nếu mình muốn thỏa cơn giận một lúc, mà
chịu cái tiếng muôn đời giết kẻ hàng, thì sao bằng để cho muôn vạn con
người sống mà khỏi được mối tranh chiến về đời sau lại để tiếng thơm
lưu truyền thiên cổ trong sử sách”.


Đã không giết tù binh, mặc dầu vừa trải qua cuộc kháng chiến nhân dân
còn thiếu thốn đủ mọi thứ, Lê Lợi vẫn cấp 500 thuyền mới đủ đưa hai
vạn tù binh về Tầu, không những cấp cho tù binh đủ lương ăn mà còn cả
áo quần. Và sử còn ghi một hành động hết sức khác thường không ai
đoán nổi: Lê Lợi Bình Định Vương đã đến tận nơi tiễn các tù binh này,
coi như bắt đầu thời gian giao hảo bình thường giữa hai nước.
Lê Lợi đã giao Nguyễn Trãi trọng trách làm bản báo cáo tổng kết cuộc
kháng chiến 10 năm chống giặc Minh. Nguyễn Trãi là tham mưu thân
cận nhất của Lê Lợi, có công rất lớn đã giúp Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng
chiến. Bản báo cáo mang tên “Bình Ngô Đại Cáo” được sử ghi là “bản
văn chương rất có giá trị đời Lê”, và không chỉ có đời Lê mà các thế hệ
sau này đều coi “Bình Ngô Đại Cáo” là một Tuyên ngôn độc lập của Tổ

quốc ta.
Trên đây là tóm tắt hai đoạn trong Việt Nam sử lược mà khi bắt đầu
cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã căn dặn các lãnh đạo của Đảng
phải đọc kỹ. Bài học sâu xa nhất mà hai cuộc kháng chiến chống giặc
Nguyên Mông và giặc Minh để lại được nêu bật trong Việt Nam sử lược
là phải coi sức mạnh của nhân dân là vô địch, không kẻ thù nào dù là
Nguyên Mông hoặc giặc Minh đánh bại nổi, rõ ràng chúng chỉ có một lối
thoát là đầu hàng, rút chạy. Cuộc kháng chiến 30 năm chống Pháp rồi
chống Mỹ đã bắt đầu với những bài học vô giá ông cha để lại, với bao
sự việc rất cụ thể ghi trong sử, chúng ta rất tự hào được sự lãnh đạo của
Đảng và Bác Hồ, quân đội ta được dân quen gọi là Bộ đội Cụ Hồ, đã tiếp
thu trọn vẹn phẩm chất cao đẹp của lực lượng võ trang dưới quyền
thống lĩnh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Bình Định Vương
Lê Lợi.
Dân tộc ta tồn tại đã ngàn năm, thường xuyên phải đối phó với giông
bão về mọi mặt, tích lũy nhiều kinh nghiệm đánh giặc giữ nước và an
dân trị nước. Chúng ta không ngạc nhiên khi Bác Hồ về nước sau hơn 30
năm xa cách, Bác đã viết ngay Lịch sử Việt Nam làm tài liệu học tập đào


tạo cán bộ Việt Minh. Phải thông thạo lịch sử nước nhà mới có thể thực
hiện đoàn kết muôn người như một đúng với truyền thống bao đời của
ông cha, dù trong nước có giặc ngoại xâm hoặc không thì lúc nào cũng
hòa hợp và đoàn kết không bỏ sót ai, không bao giờ chấp nhận lại có
tầng lớp này chống tầng lớp kia.
Bác Hồ thường nêu gương các vị khai quốc công thần, anh hùng dân tộc
để giáo dục thế hệ ngày nay. Đặc biệt mỗi lần nhắc đến Nguyễn Trãi, Bác
biểu lộ một tấm lòng ưu ái và khâm phục sâu sắc. Chỉ có nhân dân là sức
mạnh vô địch dù kẻ thù mạnh đến đâu và vai trò làm chủ đất nước sau
khi đã giải phóng đất nước khỏi bọn xâm lược là những tư tưởng lớn

của Nguyễn Trãi, đã vượt lên trên thời đại của ông, mãi mãi có sức sống
cho đời sau. Lý tưởng của ông là cứu nước và cứu dân. Cứu nước mới là
cứu dân thoát khỏi họa đàn áp bóc lột của bọn thống trị nước ngoài.
Muốn cho dân thật sự hết lầm than khổ cực, còn phải cứu dân thoát
khỏi ách đàn áp bóc lột của bọn thống trị trong nước. Như thế mới thực
sự cứu dân, thực sự yêu dân, thực sự vì dân. Một số người chỉ nói giải
phóng đất nước, nói cứu nước và thỏa mãn với đất nước không còn
bóng tên xâm lược nhưng lại không hề nghĩ đến dân đã được giải phóng
chưa? Chính quyền đã về tay ta nhưng ta là ai, là dân hoặc là những
người xa dân, quan liêu, tham nhũng, chỉ lo cho cá nhân và phe nhóm
mà Nguyễn Trãi gọi là bọn thống trị trong nước.



×