Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đề tài quản lý thời khóa biểu khoa CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 61 trang )

Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu

LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã đem lại
những thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế. Những chương trình tin học ứng
dụng ngày càng nhiều, rất nhiều công việc thủ công trước đây đã được xử lý bằng các
phần mềm chuyên dụng đã giảm đáng kể công sức, nhanh chóng và chính xác.
Để có một phần mềm ứng dụng đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra thì những
người làm tin học phải biết phân tích thiết kế hệ thống làm việc của chương trình để từ đó
xây dựng lên một phần mềm ứng dụng quản lý chương trình đó. Khác với việc quản lý
theo phương pháp thủ công truyền thống, việc quản lý bằng máy tính đã khắc phục được
những khó khăn và yếu kém của quản lý theo phương pháp truyền thống, đó là giảm được
số lượng người tham gia quản lý, sự vòng vèo trong các quy trình xử lý, tốc độ việc cập
nhật và lấy thông tin tăng lên rất nhiều, thông tin tập trung và gọn nhẹ không cồng kềnh,
việc quản lý bằng máy cũng giảm tối thiểu những sai sót.
Trong bài tiểu luận này, em xin nghiên cứu đề tài:
Phần mềm quản lý thời khóa biểu khoa CNTT
Hệ thống này sẽ giúp cho người quản lí có thể quản lý, tra cứu, xem thông tin đăng
ký của sinh viên thông qua hệ thống quản lý thời khoá biểu nhanh chóng, chính xác và
thuận tiện nhất.
Em xin cảm ơn thầy giáo đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên trong
khuôn khổ thời gian cho phép để làm một bài tiểu luận, em chưa hoàn tất được đầy đủ các
chức năng của hệ thống thông tin, nên tiểu luận còn nhiều hạn chế, và nhiều thiếu xót.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

1


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu


LỜI CÁM ƠN
Tri thức là một biển cả mênh mông, mỗi một con người cụ thể muốn nắm bắt tri thức
để làm hành trang cho cuộc đời, không ngoại trừ là học tập. Chúng ta sinh ra và lớn lên
trong sự nuôi dưỡng của cha mẹ và hạnh phúc biết bao khi được thầy cô “gieo mầm tri
thức” để mai này khi trưởng thành là một công dân tốt và có cơ hội cống hiến cho xã hội.
Để đạt được thành quả và sự hiểu biết như ngày hôm nay là phần lớn công ơn của
thầy cô trường Đại Học Tây Đô, đặc biệt là sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô khoa Kỹ
thuật – công nghệ đã hết lòng truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báo trong suốt
quá trình học tập vừa qua tại trường, để chúng em làm hành trang hòa nhập vào cuộc
sống.
Để hoàn thành báo cáo này, chúng em xin chân trọng cảm ơn chân thành đến Ban
Giám Hiệu trường Đại Học Tây Đô, đặc biệt em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Chí
Cường người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này.
Vì thời gian còn có hạn, cũng như kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên chúng
em không sao tránh khỏi những sai sót, kính mong sự nhận xét, phê bình, góp ý của các
thầy, cô để chúng em có điều kiện học hỏi và phân đấu hơn nữa.
Sinh Viên Thực Hiện

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

2


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
(Học kỳ : 02, Năm 2015 - 2016)
TÊN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ THƯ VIỆN DÀNH CHO BẬC CAO ĐẲNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
STT HỌ VÀ TÊN


MSCB

1
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
STT HỌ VÀ TÊN

MSSV

THƯỞNG
(Tối đa 1,0 điểm)

ĐIỂM

1
I. HÌNH THỨC (Tối đa 0,5 điểm)
Bìa (tối đa 0,25 điểm)
 Các tiêu đề: Trường ĐHTĐ, Khoa KTCN.
 Loại tiểu luận tốt nghiệp – hệ CĐ và ĐH.
 Tên đề tài.
 Giáo viên hướng dẫn: chức danh, họ tên.
 Thông tin về các sinh viên thực hiện: họ tên, mã số, lớp.
 Năm thực hiện.
Bố cục (tối đa 0.25 điểm)
 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn và giáo viên chấm.
 Mục lục: cấu trúc chương, mục và tiểu mục.
 Phụ lục (nếu có).
 Tài liệu tham khảo.
II. NỘI DUNG (Tối đa 3,0 điểm)
Giới thiệu (tối đa 1,0 điểm)

 Mô tả bài toán (0,5 điểm).
 Mục tiêu cần đạt, hướng giải quyết (0,5 điểm).

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

3


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
Ứng dụng (tối đa 1,5 điểm).
 Lưu đồ các mô-đun (1,0 điểm).
 Giới thiệu sử dụng chương trình (0,5 điểm).
Kết luận (tối đa 0,5 điểm).
 Nhận xét kết quả đạt được.
 Hạn chế.
 Hướng phát triển.
III. CHƯƠNG TRÌNH DEMO (Tối đa 5,5 điểm).
Giao diện thân thiện với người dùng (1,0 điểm).
Hướng dẫn sử dụng (1,0 điểm).
Kết quả thực hiện đúng với kết quả của phần ứng dụng (3,5
điểm).
Tổng điểm.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm2014
GIÁO VIÊN CHẤM

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................................1
LỜI CÁM ƠN.................................................................................................................................................2

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


4


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
MỤC LỤC......................................................................................................................................................4
CHƯƠNG I....................................................................................................................................................7
I Đặt vấn đề............................................................................................................................................7
II LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................................................8
III PHẠM VI ĐỀ TÀI....................................................................................................................................8
CHƯƠNG II.................................................................................................................................................10
I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU........................................................................................10
1.Cơ sở dữ liệu....................................................................................................................................10
2.Quan hệ cơ sở dữ liệu......................................................................................................................10
3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu................................................................................................................10
II PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG...............................................................................................11
1Thành phần dữ liệu...........................................................................................................................11
2Thành phần xử lý..............................................................................................................................13
III PHẦN MỀM.........................................................................................................................................13
1.Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu và SQL Sever.......................................................................13
2.Giới Thiệu về VISUAL STUDIO 2008.................................................................................................19
CHƯƠNG III................................................................................................................................................24
I.MÔ TẢ ĐỀ TÀI.......................................................................................................................................24
1.KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY - THỜI KHOÁ BIỂU DỰ KIẾN ............................................................................24
II.PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH.................................................................................30
1Các thực thể.....................................................................................................................................30
2Xây dựng mô hình.............................................................................................................................37
CHƯƠNG IV................................................................................................................................................47
I. Sơ đồ của hệ thống..............................................................................................................................47
II. Thiết kế giao diện...............................................................................................................................48

1. Giao diện chính của chương trình...................................................................................................48
2.Giao diện đăng nhập........................................................................................................................49
3. Giao diện phòng..............................................................................................................................49

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

5


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
4.Giao diện giảng viên........................................................................................................................50
5.Giao diện khoa.................................................................................................................................50
6.Giao diện học kỳ..............................................................................................................................51
7.Giao diện đăng ký............................................................................................................................51
8.Giao diện ngành...............................................................................................................................52
9.Giao diện lớp quản lý.......................................................................................................................52
10.Giao diện học phần. ......................................................................................................................53
12.Giao diện chi tiết chương trình đào tạo.........................................................................................54
13.Giao diện sinh viên........................................................................................................................54
14.Giao diện phân công giảng dạy......................................................................................................55
15.Giao diện thời khóa biểu...............................................................................................................55
16.Giao diện báo cáo sinh viên...........................................................................................................56
17.Giao diện báo cáo đăng ký.............................................................................................................56
CHƯƠNG V.................................................................................................................................................60
I.Nhận xét và đánh giá............................................................................................................................60
II. Hạn chế...............................................................................................................................................60
III.Hướng phát triển................................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................61

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


6


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu

CHƯƠNG I
I

Đặt vấn đề.

Trong những năm gần đây, việc tin học hóa nhà trường đã trở thành khá phổ biến ở
các nước trên thế giới, Viêt Nam cũng bắt đầu thực hiện được một vài năm gần đây. Và vì
thế, việc nâng cao Quản Lý Thời Khóa Biểu bằng Máy Tính là một điều cần thiết.
Thời khóa biểu được xem như là công cụ không thể thiếu của mỗi trường, mỗi học
sinh của trường, nó giúp cho trường sắp xếp lịch dạy một cách chính xác, nhanh chóng,
thuận tiện cho các thầy cô trong công tác giảng dạy, đặc biệt giúp các bạn học sinh nắm rõ
được lich học, tra cứu thời khóa biểu của bản thân có tính logic và chính xác thì việc xây
dựng thời khóa biểu là rất cần thiết, để đáp ứng nhu cầu đó thì thời khóa biểu cần phải
được sắp xếp một cách chính xác.
Vì thế mà người quản lý thời khóa biểu phải nắm rõ công tác giảng dạy cũng như
hiểu biết hệ thống của nhà trường, để đưa ra một thời khóa biểu hợp lý, tránh các xai sót
trong khâu xếp các môn học, đăng ký lịch học, phòng học…
Từ đó vấn đề quản lý thời khóa biểu được coi là rất cần thiết. Quản lý tốt cung cấp
đầy đủ, nhanh chóng và chính xác về môn học, phòng học, lịch đăng ký học …cho sinh
viên và thống kê báo cáo với ban quản lý là thực sự cần thiết.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

7



Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu

II LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1

Lý do chọn đề tài.
Quản lý thời khóa biểu là một chuỗi công việc rất vất vã và tốn nhiều công
sức. Việc tin học hóa trong bài toán quản lý thời khóa biểu sẽ giúp việc quản lý trở
nên đơn giản và đặc biệt là tính chính xác cao. Đặc biệt tin học hóa trong bài toán
quản lý sẽ giúp việc truy vấn thông tin được nhanh chóng theo yêu cầu khác nhau.

2

Tầm quan trọng của việc quản lý thời khóa biểu.
Phần mềm quản lý thời khóa biểu là một quá trình lưu trữ hợp nhất xử lý,
tính toán tất cả các thông tin cần thiết của từng loại môn học nhằm phục vụ cho
việc truy tìm, sắp xếp hay thống kê các báo biểu một cách nhanh chóng nhất theo
từng yêu cầu cụ thể.
Các hoạt động nhập, xuất hay lập báo biểu thủ công bằng tay ghi chép lên
giấy sẽ không còn phù hợp trong thời hiện đại ngày nay vì nó không thỏa mãn yêu
cầu của con người như độ chính xác và khả năng đáp ứng thông tin nhanh chóng
nữa. Vì vậy ứng dụng tin học vào việc quản lý thời khóa biểu là rất quan trọng và
cần thiết.

III PHẠM VI ĐỀ TÀI.
Đề tài được thực hiện trong phạm vi kiến thức đã học và nghiên cứu thêm các tài
liệu tham khảo.
Việc phân tích thiết kế hệ thống thông tin chủ yếu quan tâm đến yêu cầu là công

việc hằng của người quản lý thời khóa biểu là cập nhật lich học, đăng ký môn học,
môn học, phòng học, ngày giờ lên lớp, tìm kiếm thông tin sinh viên.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

8


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin cho phần mềm quản lý thời khóa biểu của
trường là triển khai ứng dụng bằng một phần mềm ứng dụng cụ thể. Kiểm tra bằng
thực nghiệm về việc xử lý các vấn đề thường xuyên xảy ra trong công tác quản lý thời
khóa biểu như: nhập thông tin giảng viên, sinh viên, việc đăng ký môn học, phòng
học, ngày và giờ lên lớp…
.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

9


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu

CHƯƠNG II
I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU.
1. Cơ sở dữ liệu.
 Cơ sở dữ liệu: là tập hợp các bản dữ liệu có quan hệ với nhau sao cho cấu trúc
của chúng như các mối quan hệ bên trong giữa chúng là tách biệt với chương
trình ứng dụng bên ngoài, đồng thời nhiều người dùng khác nhau cũng như

nhiều ứng dụng khác nhau có thể cùng khai thác và chia sẻ một cách chọn lọc
lúc cần.
 Thực thể: Là hình ảnh cụ thể của một đối tượng trong hệ thống thông tin quản
lý. Một thực thể xác định tên và các thuộc tính.
 Thuộc tính: Là một yếu tố dữ liệu hoặc thông tin của thực thể ấy.
 Lớp thực thể: Là các thực thể cùng thuộc tính.
 Lược đồ quan hệ: Tập hợp thuộc tính một quan hệ, lược đồ quan hệ gồm các
thuộc tính của thực thể cùng với các mệnh đề ràng buộc.
 Các phép toán tối thiểu:
o Tìm kiếm dữ liệu theo têu chuẩn đã chọn, không làm thay đổi trạng thái cơ sở
dữ liệu.
o Thay đổi cấu trúc dữ liệu.
o Thay đổi cơ sở nội dung dữ liệu.
o Xử lý, tính toán trên cơ sở dữ liệu.
2. Quan hệ cơ sở dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu và các quan hệ đó được tổ chức thành
các thực thể. Mỗi thể hiện của một thực thể là một bộ các giá trị tương ứng với
các thuộc tính của các thực thể đó.
3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ các chương trình để có thể xử lý, thay đổi dữ
liệu. Theo nghĩa này, hệ quản trị CSDL có nhiệm vụ rất quan trọng như là một bộ
diễn dịch với ngôn ngữ bậc cao nhằm giúp người sử dụng có thể dùng được hệ
thống mà ít nhiều không cần quan tâm đến thuật toán chi tiết hoặc biểu diễn dữ
liệu trong máy tính.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

10



Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
II PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG.
1 Thành phần dữ liệu.
1.1 Mô hình dữ liệu mức quan niệm (MCD).
Dữ liệu là tập hợp các ký hiệu từ đó nó xây dựng nên những thông tin phản
ánh các mặt của tổ chức. Nó là thành phần quan trọng chủ yếu của hệ thống thông
tin. Do tính chất phức tạp của các tổ chức (nhiều đối tượng, nhiều mối quan hệ,
…), để thông tin phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời các khía cạnh của chúng,
cần phải nghiên cứu các cách thức, các phương pháp nhằm nhận biết, tổ chức, lưu
trữ các dữ liệu để xử lý và khai thác chúng hiệu quả.
Mức quan niệm này có nhiệm vụ nhận biết hay nói cách khác là xác định một
cách đầy đủ, chính xác tất cả những lớp đối tượng, những mối quan hệ giữa chúng
trong tổ chức. Thông tin về những đối tượng, những quan hệ này chính là thành
phần dữ liệu của hệ thống thông tin về tổ chức. Giáo trình: Phân tích & thiết kế
HTTT.
Cho đến nay đã có nhiều cách thức mô tả, trình bày thành phần thành phần dữ
liệu của các tổ chức. Nói chung chúng dùng hình thức mô hình vì nó mang tính
trực quan và dễ hiểu đối với những người tham gia xây dựng hệ thống thông tin.
Mô hình là một tập hợp các phần tử thường dùng làm tập đích cho một ánh xạ từ
những tập khác (thường trong thế giới thực) vào nó, sao cho các phần tử và tác tử
trong mô hình phản ánh được các lớp đối tượng, các quan hệ, các xử lý trong tổ
chức trong thế giới thực. Mô hình thường có dạng trực quan, cụ thể, dễ hình dung
để mô tả, dễ biểu diễn, dễ nghiên cứu những vấn đề phức tạp, trừu tượng hay
những đối tượng mà khó có thể thực hiện trên chính nó.
1.2 Mô hình quan hệ (Relational Model).
Mô hình quan hệ chỉ dựa trên một khái niệm là quan hệ để biểu diễn các lớp
đối tượng cũng như mối liên quan giữa chúng. Ưu điểm của kiểu mô hình này là có
cơ sở toán học vững chắc là đại số quan hệ. Nó thích hợp với những người phát
triển hệ thống thông tin có hiểu biết toán học và chỉ đối với những hệ thống đơn
giản (liên quan tới ít đối tượng, và các mối quan hệ giữa chúng đơn giản). Nhược

điểm của nó là nghèo nàn về ngữ nghĩa, khó diễn đạt và khó hiểu cho những người
tham gia xây dựng hệ thống thông tin, đặc biệt là đối với người dùng. Chính vì vậy
mà mô hình quan hệ thích hợp với mức logic (giai đoạn sau) về dữ liệu hơn là với
mức quan niệm.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

11


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
1.3 Mô hình thực thể - kết hợp.
Mô hình này dựa trên các khái niệm thực thể, mối kết hợp, bản số… Đặc điểm
của kiểu mô hình này là giàu ngữ nghĩa, dễ hình dung và được chuẩn hóa bằng
những quy tắc chặt chẽ. Do đặc tính giàu ngữ nghĩa nên thuận lợi cho việc mô hình
hoá hệ thống mà mọi thành phần đều có thể nắm bắt được, nhất là đối với người
dùng.
1.4 Mô hình dữ liệu mức logic(MLD).
Chúng ta đã làm quen với cách thức và phương pháp tạo ra một mô hình dữ
liệu mức quan niệm về các thông tin của tổ chức nào đó. Nó rất giàu về mặt ngữ
nghĩa, do đó dễ dàng để mọi thành phần tham gia vào việc phát triển hệ thống
thông tin hiểu được, đặc biệt là với người dùng. Nhưng nó lại không dễ dàng để hệ
thống quản lý tập tin và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiểu được. Do đó cần thiết
phải qua một giai đoạn chuyển đổi mô hình quan niệm về dữ liệu thành mô hình
logic cho dữ liệu - một mô hình "gần gũi" với ngôn ngữ máy tính hơn. Giai đoạn
này gọi là phân tích và thiết kế thành phần dữ liệu mức logic. Nhiệm vụ của giai
đoạn này không đi sâu vào chi tiết kỷ thuật truy xuất hoặc lưu trữ dữ liệu (đó là
nhiệm vụ của mô hình dữ liệu mức vật lý), nhưng phải kể đến các khả năng, giới
hạn của hệ thống quản lý tập tin hay hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Hơn nữa, mô
hình luận lý cho dữ liệu quan tâm đến sự tổ chức cho dữ liệu, sao cho thích hợp với

thời gian đáp ứng mà xử lý đòi hỏi.
Như vậy, mục tiêu của mô hình logic cho dữ liệu là nhằm:
• Tổ chức dữ liệu.
• Tối ưu hóa cách tổ chức đó.
Chúng ta đã biết rằng có 3 kiểu mô hình cơ sở dữ liệu: mô hình mạng, mô hình
phân cấp, và mô hình quan hệ. Mô hình kiểu mạng xuất hiện trước nhất, vào những
năm 70. Sau đó là mô hình quan hệ và mô hình phân cấp gần như xuất hiện đồng
thời. Mô hình quan hệ dù xuất hiện sau nhưng có nhiều đặc tính ưu việt hơn hai
kiểu mô hình còn lại và nhanh chóng phát triển. Hiện nay hầu hết các hệ quản trị
cơ sở dữ liệu cài đặt theo mô hình quan hệ. Chính vì vậy mà chúng ta quan tâm tới
việc chuyển mô hình thực thể – kết hợp thành cơ sở dữ liệu theo mô hình quan hệ.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

12


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
2 Thành phần xử lý.
Lưu đồ dòng dữ liệu là cách phân tích thành phần xử lý của hệ thống thông tin
và biểu diễn sự kết nối giữa các hoạt động của hệ thống, thông qua việc trao đổi dữ
liệu khi hệ thống hoạt động.
III PHẦN MỀM.
1. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu và SQL Sever.
1.1

Khái quát về MICROSOFTS SQL SEVER.

1.1.1 Sơ lượt về SQL sever.
SQL là viết tắt của Structure Query Language, nó là một hệ thống quản trị

cơ sở dữ liệu nhiều người dùng kiểu Client/Server. Đây là một hệ thống cơ bản
dùng lưu trữ dữ liệu cho hầu hết các ứng dụng lớn hiện nay. Và được sử dụng
ở nhiều lĩnh vực. Hầu hết các ngôn ngữ bậc cao đều có trình hỗ trợ SQL như
Visual Basic, Oracle,Visual C...
1.1.2 Sơ lược sự phát triển của Microsofts SQL Server.
SQL được phát triển từ ngôn ngữ SEQUEL2 bởi IBM theo mô hình Codd
tại trung tâm nghiên cứu của IBM ở California, vào những năm 70 cho hệ
thống quản trị cơ sở dữ liệu lớn.
Đầu tiên SQL được sử dụng trong các ngôn ngữ quản lý CSDL và chạy
trên các máy đơn lẻ. Song do sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu xây dựng
những CSDL lớn theo mô hình khách chủ (trong mô hình này toàn bộ CSDL
được tập trung trên máy chủ (Server)). Mọi thao tác xử lý dữ liệu được thực
hiện trên máy chủ bằng các lệnh SQL máy trạm chỉ dùng để cập nhập hoặc lấy
thông tin từ máy chủ). Ngày nay trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có
sự trợ giúp của SQL. Nhất là trong lĩnh vực phát triển của Internet ngôn ngữ
SQL càng đóng vai trò quan trọng hơn. Nó được sử dụng để nhanh chóng tạo
các trang Web động..
SQL đã được viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI) và tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế (ISO) chấp nhận như một ngôn ngữ chuẩn cho CSDL quan hệ. Nhưng
cho đến nay chuẩn này chưa đưa ra đủ 100%. Nên các SQL nhúng trong các
ngôn ngữ lập trình khác nhau đã được bổ xung mở rộng cho SQL chuẩn cho
phù hợp với các ứng dụng của mình. Do vậy có sự khác nhau rõ ràng giữa các
SQL.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

13


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu

1.2

Giới thiệu chung về SQL SERVER 2005.
Giới thiệu về SQL Server 2005 SQL Server 2005 là một hệ thống quản lý
cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS) ) sử dụng
Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client computer và SQL Server
computer. Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng
dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS. SQL Server
2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very
Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc
cho hàng ngàn user. SQL Server 2005 có thể kết hợp "ăn ý" với các server
khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server,
Proxy Server.... Các phiên bản của SQL Server 2005: Enterprise: Hỗ trợ không
giới hạn số lượng CPU và kích thước Database. Hỗ trợ không giới hạn RAM
(nhưng tùy thuộc vào kích thước RAM tối đa mà HĐH hỗ trợ) và các hệ thống
64bit. Standard: Tương tự như bản Enterprise nhưng chỉ hỗ trợ 4 CPU. Ngoài
ra phiên bản này cũng không được trang bị một số tính năng cao cấp khác.
Workgroup: Tương tự bản Standard nhưng chỉ hỗ trợ 2 CPU và tối đa 3GB
RAM Express: Bản miễn phí, hỗ trợ tối đa 1CPU, 1GB RAM và kích thước
Database giới hạn trong 4GB.

1.2.1 Nâng cao bảo mật.
Bảo mật là một trọng tâm chính cho những tính năng mới trong SQL
Server 2005. Điều này phản ánh sự phản ứng lại của Microfort với sâu máy
tính Slammer đã tấn công SQL Server 2000. Nó củng cho thấy một thế giới
ngày càng có nhiều dữ liệu kinh doanh có nguy cơ bị lộ ra ngoài Internet.
• Bảo mật nhóm thư mục hệ thống.
Nhóm mục hệ thống bao gồm các View bên dưới cấu trúc dữ liệu hệ
thống. Người sử dụng không thấy được bất cứ bản tên nào, vì thế những
người dùng không có kỹ năng hoặc cố ý phá hoại khống chế thay đổi hoặc

làm hư hỏng các bảng này được. Điều này không cho bất cứ ai làm hỏng
cấu trúc chính mà SQL Server phụ thuộc vào.
• Bắt buộc chính sách mật khẩu.
Khi cài Window Server 2003, ta có thể áp dụng chính sách mật khẩu
của Window. Ta củng có thể thi hành chính sách về mức độ và ngày hết
hạn của mật khẩu trên SQL Server 2005 giống hệt như cho tài khoản đăng
nhập vào Window mà trong SQL Server 2000 không hổ trợ tính năng này.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

14


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
Củng như ta có thể tắt hoặc mở việc bắt buộc chính sách mật khẩu cho
từng đăng nhập riêng.
• Tách biệt giản đồ và người dùng.
-

SQL Server 2000 không có khái niệm giản đồ (Schema): Người dùng sở
hữu các đối tượng CSDL. Nếu một người dùng User1 tạo một đối tượng
là myTable thì tên của đối tượng sẽ là User1.myTable. Nếu User1 bị
xóa khi một nhân viên rời khỏi công ty chẳng hạn, bạn cần thay đổi tên
của đối tượng. Việc này gây ra vấn đề với những ứng dụng phụ thuộc
vào tên của đối tượng để truy xuất dữ liệu.

-

Trong SQL Server 2005, người dùng có thể tạo giản đồ có tên khác với
người dùng để chứa các đối tượng CSDL. Ví dụ User1 có thể tạo giản

đồ có tên là HR và tạo một đối tượng Employee. Bạn tham chiếu đến
đối tượng đó như là HR.Employee. Vì thế nếu User1 rời khỏi công ty,
bạn không cần thay đổi tên giản đồ, nghĩa là mã ứng dụng vẫn được giữ
nguyên bởi vì đối tượng vẫn được gọi là HR.Employee.

• Tự động tạo chứng nhận cho SSL.
Trong SQL Server 2000, khi bạn dùng Secure Sockets Layer (SSL) để
đăng nhập vào thể hiện SQL Server, bạn phải tạo chứng nhận để làm cơ sở
sử dụng SSL. SQL Server 2005 tự tạo chứng nhận cho bạn, điều đó cho
phép bạn sử dụng SSL, mà không cần phải quan tâm việc tạo chứng nhận.
1.2.2 Mở rộng T-SQL.
-

Transact - SQL là một phiên bản của Structured Query Language (SQl),
được dùng bởi SQL Server 2005. Transact-SQL thường được gọi là TSQL. T-SQL có nhiều tính năng do Microsoft phát triển không có trong
ANSI SQL (SQL chuẩn).

-

Cải tiến khả năng hỗ trợ XML: SQL Server 2000 cho phép bạn nhận dữ
liệu quan hệ ở dạng XML với mệnh đề FOR XML, hoặc lưu trữ XML
như dữ liệu quan hệ trong SQL Server sử dụng mệnh đề OPEN XML.
SQL Server 2005 có thêm một kiểu dữ liệu mới là XML cho phép bạn
viết mã nhận dữ liệu XML như là XML, tránh việc biến đổi từ XML
thành dữ liệu quan hệ khi dùng OPEN XML. Bạn cũng có thể dùng tài
liệu giản đồ biểu diễn trong ngôn ngữ W3C XML Schema Definition
(đôi khi gọi là giản đồ XSD) để chỉ ra cấu trúc hợp lệ trong XML.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


15


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
-

Việc sử dụng khối Try... Catch trong mã T-SQL cho phép bạn chỉ ra
điều gì phải làm khi lỗi xảy ra.

-

Trong SQL Server management Studio, bạn có thể tìm thấy nhiều đoạn
mã mẫu giúp bạn thực hiện những tác vụ thường gặp với T-SQL. Để
xem các mẫu này, bạn chọn trình đơn View > Template Explorer.

1.2.3 Tăng cường hỗ trợ người phát triển.
• Hỗ trợ cho Common Language Runtime (CLR):
-

CLR Được dùng bơi mã. NET, được nhúng vào trong cỗ máy CSDL
SQL Server 2005. Bạn có thể viết các thủ tục lưu sẵn, trigger, hàm,
tính toán tập hợp và các kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa bằng
cách sử dụng các ngôn ngữ như VB.NET hoặc C#.

-

Thủ tục lưu sẵn được viết bằng ngôn ngữ. NET là một thay thế tốt cho
thủ tục lưu sẵn mở rộng trong SQL Server 2000 bởi vì bạn có thể chỉ
ra mức độ bảo mật cho mã. NET. Có 3 mức độ bảo mật cho mã. NET:


+ An Toàn: Mức độ này không cho phép truy cập ngoài phạm vi SQL
Server. Mã của bạn không được phép truy cập hệ thống tập tin,
registry, các biến môi trường hoặc mạng. Đây là mức bảo mật cao
nhất.
+ Truy xuất mở rộng: Mức độ này cho phép mã của bạn truy xuất có giới
hạn ra ngoài phạm vi SQL Server. Cụ thể là bạn có thể truy xuất
registry, hệ thống tập tin, các biến môi trường hoặc mạng.
+ Không an toàn: Ở mức độ này bạn có thể truy xuất bất kỳ chức năng
mong muốn nào ngoài phạm vi SQL Server 2005. Bạn chỉ nên dùng
mức độ bảo mật này nếu chắc chắn mã được viết tốt, và bạn tin cậy
người viết mã đó.


Các kiểu dữ liệu mới:
-

Varchar(max): Kiểu này cho phép bạn dùng chuỗi kí tự lớn hơn 8000
byte (8000 kí tự). Tối đa là 2 GB.

-

Nvarchar(max): Kiểu này cho phép bạn dùng chuỗi kí tự Unicode lớn
hơn 8000 byte (4000 kí tự). Tối đa là 2 GB.

-

Varbinary(max): Kiểu này cho phép bạn dùng dữ liệu nhị phân lớn
hơn 8000 byte.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


16


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
• SQL Management Object (SMO):
SMO thay thế cho Distributed Management Objects (DMO) được
dùng trong SQL Server 2000. SMO nhanh hơn DMO ở nhiều thiết lập bởi
vì mỗi đối tượng chỉ được thực hiện từng phần. Ví dụ, bạn muốn liệt kê
một danh sách hàng ngàn đối tượng lên tree view (Cấu trúc hình cây), bạn
không cần nạp đầy đủ thông tin của đối tượng ngay một lần. Ban đầu bạn
chỉ cần hiển thị tên của đối tượng, khi nào cần thì mới nạp đầy đủ thông tin
của đối tượng đó. Điều này giúp các bạn tiết kiệm được nhiều thời gian
cho các tác vụ đơn giản.
• Tự động thực thi mã kịch bản:
Nếu bạn đã dùng các chương trình của Microsoft như Microsoft
Access, Excel, bạn biết rằng có thể tạo các macro (mã thực thi) cho phép
bạn thực hiện tự động một số tác vụ nào đó. SQL Server 2005 bây giờ có
tính năng tự động tạo mã kịch bản T-SQL từ những hành động mà bạn
dùng giao diện hình ảnh trong SQL Server Management Studio.
• Truy cập Http:
Dùng giao thức HTTP để truy cập vào SQL Server 2005 là tính năng
mới cho phép người lập trình truy cập vào SQL Server mà không phụ
thuộc vào việc IIS có đang chạy trên cùng máy hay không. SQL Server có
thể cùng tồn tại với IIS nhưng không giống với SQL Server 2000, IIS
không còn là yêu cầu bắt buộc với SQL Server 2005. Truy cập HTTP cho
phép phát triển dung XML Web Service với SQL Server 2005. Truy cập
HTTP có thể thực thi nhóm lệnh T-SQL hoặc thủ tục lưu sẵn. Tuy nhiên,
vì lí do bảo mật truy cập HTTP mặc định sẽ bị vô hiệu hóa. Để sử dụng
truy cập HTTP bạn phải chỉ rõ người dùng, thủ tục lưu sẵn và CSDL được

phép hỗ trợ nó.
1.2.4 Tăng cường khả năng quản lý.
Các công cụ quản lý trong SQL Server 2005 có sự thay đổi rất lớn với
SQL Server 2000. Thay đổi chính đến từ SQL Server management Studio.
• Những công cụ quản lý mới.
Trong SQL Server 2000, công cụ quản lý chủ yếu là Enterprise
Manager và Query Analyzer. SQL Server 2005, Với công cụ quản lý mới
là SQL Server Management Studio đã thay thế hoàn toàn 2 công cụ trên

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

17


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
của SQL 2000. Công cụ này cho phép bạn quản lý nhiều thể hiện SQL
Server dễ dàng hơn. Từ một giao diện, bạn có thể quản lý nhiều thể hiện
của cỗ máy CSDL SQL Server, Analysis Services, Intergration Services
và Reporting Services.
Công cụ mới SQL Server Configuration Manager cho phép bạn kiểm
soát các dịch vụ kết hợp với SQL Server 2005. Nó có thể thay thế cho
Services Manager và công cụ cấu hình mạng cho Server và Client. Bạn
cũng có thể kiểm soát một số dịch vụ khác như: SQL Server, SQL Agent,
SQL Server Analysis Services, DTS Server (Cho SQL Server Integration
Services), Full - Text Search, SQL Browser.
• Profiler.
Cho phép bạn phân tích những vấn đề về hiệu suất thực thi trong SQL
Server 2005. Ví dụ, Profiler mở các tập tin truy vết mà bạn đã lưu trong hệ
thống tập tin để bạn xem lại và phân tích các quá trình SQL Server mà bạn
quan tâm. Profiler có thể biểu diễn thông tin truy vết ở dạng đồ thị để bạn

có thể dễ dàng xem điều gì đã xảy ra. Nó có thể nhận dữ liệu được ghi lại
bởi Windows Performance Monitor. Bạn có thể hiển thị dữ liệu dạng đồ
thị, xem hiệu suất thực thi trên khoảng thời gian đã chọn. Từ đồ thị, bạn có
thể truy cập đến điểm có vấn đề.
• SQL Server Agent.
Những khả năng của SQL Server Agent, thành phần hỗ trợ cho các
tác vụ đã được lập thời gian biểu, được nâng cao. Ví dụ, số tác vụ đồng
thời mà SQL Server Agent có thể chạy được tăng lên. SQL 2000 chỉ dùng
SQL Agent trong những tác vụ liên quan đến cỗ máy CSDL. còn trong
2005, SQL Server Agent thực thi các tác vụ cho Analysis Services và
Integration Services. SQL Server Agent dùng Windows Management
Instrumentation (WMI), cho phép bạn viết mã tránh thực thi tác vụ, như
khi đĩa cứng đầy thì các tác vụ vẫn được thực thi thành công.
• Cấu hình động.
Trong SQL Server 2005, bạn có thể thực hiện bất kì thay đổi cấu hình
nào mà không cần khởi động lại SQL Server, kể cả khi bạn đang chạy trên
Windows Server 2003. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay đổi áp lực CPU
và I/O nếu bạn cần, có thể thêm nóng bộ nhớ cho Server nếu bạn có phần
cứng thích hợp.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

18


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
• Gửi mail từ CSDL.
Đây là tính năng khá mới mẻ trong SQL Server 2005. Nó thay thế
SQL Mail trong SQL Server 2000. Database Mail sử dụng giao thức
Simple Mail Transfer Protocol (SMTP). Không còn bất kỳ phụ thuộc nào

với Messaging Application Programming Interface(MAPI) và cũng không
còn đòi hỏi phải có Outlook. Việc loại bỏ những phụ thuộc này tránh được
nhiều vấn đề mà người dùng SQL Server 2000 gặp phải với SQL Mail.
Ngoài ra, Database Mail cũng hỗ trợ hoạt động liên tiếp, ghi tập tin Log và
kiểm tra hoạt động.
2. Giới Thiệu về VISUAL STUDIO 2008.
Microsoft visual studio 2008 là môi trường phát triển tích hợp chính (Integrated
Development Environment (IDE) được phát triển từ Microsoft. Đây là một loại phần
mềm máy tính có công dụng giúp đỡ các lập trình viên trong việc phát triển phần
mềm.
Các môi trường phát triển hợp nhất thường bao gồm:
-

Một trình soạn thảo mã (source code editor): dùng để viết mã. Trình biên dịch
(compiler) và trình thông dịch (interpreter). Công cụ xây dựng tự động: khi sử dụng
sẽ biên dịch (hoặc thông dịch) mã nguồn, thực hiện liên kết (linking), và có thể chạy
chương trình một cách tự động.

-

Trình gỡ lỗi (debugger): Hỗ trợ dò tìm lỗi.

-

Ngoài ra, còn có thể bao gồm hệ thống quản lý phiên bản và các công cụ nhằm đơn
giản hóa công việc xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI).

-

Nhiều môi trường phát triển hợp nhất hiện đại còn tích hợp trình duyệt lớp (class

browser), trình quản lí đối tượng (object inspector), lược đồ phân cấp lớp (class
hierarchy diagram),… để sử dụng trong việc phát triển phần mềm theo hướng đối
tượng.
Như vậy, Microsoft visual studio 2008 được dùng để phát triển console (thiết bị
đầu cuối – bàn giao tiếp người máy) và GUI (giao diện người dùng đồ họa) cùng với
các trình ứng dụng như Windows Forms, các web sites, cũng như ứng dụng, dịch vụ
wed (web applications, and web services). Chúng được phát triển dựa trên một mã
ngôn ngữ gốc (native code ) cũng như mã được quản lý (managed code) cho các nền
tảng được được hỗ trợ Microsoft Windows, Windows Mobile,. NET Framework,
NET Compact Framework và Microsoft Silverlight. Visual Studio hỗ trợ rất nhiều

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

19


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
ngôn ngữ lập trình, có thể kể tên như sau: C/C++ ( Visual C++), VB.NET (Visual
Basic. NET), và C# (Visual C#)… cũng như hỗ trợ các ngôn ngữ khác như F#,
Python, và Ruby; ngoài ra còn hỗ trợ cả XML/XSLT, HTML/XHTML, JavaScript và
CSS…
2.1 Khái Quát Visual Studio 2008.
Microsoft® Visual Studio® 2008 thể hiện tầm nhìn rộng của Microsoft về
các ứng dụng máy khách bằng cách cho phép các chuyên gia phát triển phần mềm
có thể nhanh chóng tạo ứng dụng kết nối với chất lượng cao và những kinh
nghiệm người dùng phong phú. Với Visual Studio 2008, các tổ chức sẽ thấy dễ
dàng hơn so với các phiên bản trước trong việc capture và phân tích dữ liệu, điều
đó có nghĩa họ có thể đưa ra được các quyết định hiệu quả trong công việc.
Visual Studio 2008 cho phép mọi tổ chức có thể nhanh chóng tạo được các ứng
dụng tin cậy, có khả năng quản lý và an toàn hơn để tận dụng Windows Vista™

và hệ thống Office 2007.
2.2 Những chức năng của MIROSOFT VISUAL STUDIO.
Những chức năng của Mirosoft Visual Studio: Mirosoft Visual Studio có
những chức năng cơ bản sau: soạn thảo mã (code editor); Trình gỡ lỗi (debugger)
và Thiết kế (Designer). Ở đây chỉ trình bày một số công cụ quan trọng của chức
năng Designer – đây được xem là một trong những điểm nhấn của Microsft
Visual Studio.
-

WinForms Designer: Đây là công cụ tạo giao diện đồ họa dùng
WinForms. Điểm đặc biệt ở đây là giao diện với người dùng sinh
động, dễ nắm bắt. Nó bao gồm các phím bấm, thanh tác vụ, hay các
box đa dạng (textbox, list box, grid view…). Bạn có thể di chuyển, kéo
ra, nhúng thả chúng một cách dễ dàng.

-

WPF Designer: WPF Designer còn có tên mã là Cider, được hỗ trợ
trong Visual Studio 2008. Nó tạo các mã XAML cho giao diện người
sử dụng (UI), mã này tích hợp với trình ứng dụng Microsoft
Expression Design.

-

Web designer: Visual Studio cũng hỗ trợ cộng cụ thiết kế trang web,
trong đó cho phép các công cụ thiết kế trang web được kéo, thả, rê,
nhúng một cách dễ dàng… Công cụ này dùng để phát triển trình ứng
dụng ASP.NET và hỗ trợ HTML, CSS and JavaScript.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


20


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
-

Class designer: Đây là công cụ dùng để thực thi và chỉnh sửa lớp. Nó
có thể dùng mã C# và VB.NET.…

-

Data designer: Đây là công cụ dùng để chỉnh sửa một cách sinh động,
linh hoạt các lược đồ dữ liệu, bao gồm nhiều loại lược đồ, liên kết
trong và ngoài.

-

Mapping designer: Đây là công cụ tạo các mối liên hệ giữa sơ đồ dữ
liệu và các lớp để quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn.

-

Ngoài ra còn có thể kể tên một số công cụ khác như:

-

Open Tabs Browser: Nó được dùng để liệt kể các tab đã mở và chuyển
đổi giữa chúng. Bạn cũng có thể dùng phím nóng: CTRL + TAB.


-

Properties Editor: Chức năng dùng để chỉnh sửa các chức năng của các
cửa sổ giao diện đồ họa người dùng (GUI) trong Visual Studio. Nó có
thể áp dụng cho các lớp, các mẫu định dạng hay trang web và các đối
tượng khác.

-

Object Browser: Đây là một thư viện tên miền và lớp trình duyệt cho
Microsoft.NET.

-

Solution Explorer: Theo ngôn ngữ của Visual Studio, Solution là một
bộ phận của mã file và mã nguồn khác được dùng để xây dựng các
trình ứng dụng. Công cụ Solution Explorer được dùng để để quản lý
và trình duyệt các file trong Solution.

-

Team Explorer: Đây là công cụ dùng để hợp nhất các máy tính trong
Team Foundation Server, và RCS (revision control system – hệ thống
điều khiển xét duyệt) vào trong IDE.

-

Data Explorer: Data Explorer dùng để quản lý các dữ liệu trên các
phiên bản của Microsoft SQL Server. Nó cho phép tạo lập và chỉnh
sửa các bảng dữ liệu được tạo T-SQL commands hay dùng Data

designer

-

Server Explorer: Đây là công cụ dùng để quản lý dữ liệu trên máy tính
được kết nối.

2.3 Các dòng sản phẩm đã phát hành của MIROSOFT VISUAL STUDIO.
Các dòng sản phẩm đã phát hành của Mirosoft Visual Studio: Mirosoft Visual
Studio đã phát hành các dòng sản phẩm sau:

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

21


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
+
Visual Studio Express: trong đó bao gồm: Visual Basic Express;
Visual C++ Express; Visual C# Express; Visual Web Developer Express.
+

Visual Studio Standard.

+

Visual Studio Professional.

+


Visual Studio Tools for Office.

+
Visual Studio Team System: trong đó bao gồm: Team Explorer
(basic TFS client); Architecture Edition; Database Edition; Development
Edition; Test EditionVề Visual Studio Team System: Năm 2006, Microsoft
đã mở rộng dòng sản phẩm Visual Studio của họ thêm một số nhóm sản
phẩm có tên gọi là Visual Studio Team System. Chúng có một sản phẩm mới
đó là Team Foundation Server cho việc điều khiển mã nguồn, quản lý dự án,
kiểm tra và mô hình hóa cũng như một số phiên bản của môi trường phát
triển đã được tích hợp Visual Studio 2005 (IDE) hỗ trợ các tính năng của
Team Foundation Server. Visual Studio Team System là một dòng sản phẩm
được thiết kế để hỗ trợ sự cộng tác và truyền thông giữa các chuyên gia phát
triển phần mềm, những người đang sử dụng Visual Studio IDE. Team System
hỗ trợ kiểm soát mã nguồn, quản lý dự án, quản lý xây dựng phần mềm, kiểm
tra và các nhóm nhiệm vụ phát triển khác. Nó gồm có Visual Studio Team
Foundation Server và một tập các phiên bản đặc biệt của Visual 2005 Studio
IDE hỗ trợ các code phát triển cụ thể như các kiến trúc sư, các chuyên gia
phát triển phần mềm hay các kiểm tra viên. Các khả năng của Team System
gồm có:
Kiểm soát mã nguồn: Team System cung cấp một hệ thống kiểm soát
mã nguồn mới, hệ thống này cho phép các chuyên gia phát triển có thể thực
hiện hài hòa các thay đổi đối với các file mã nguồn cho một dự án.
Quản lý dự án: Team System cung cấp một cơ sở dữ liệu quản lý dự
án phần mềm có khả năng tùy chỉnh cho việc kiểm tra lỗi, các yêu cầu trong
tương lai, các trường hợp thử và lĩnh vực khía cạnh công việc của các chuyên
gia phát triển phần mềm khác thông qua toàn bộ một chu trình thiết kế, viết
mã và kiểm tra. Về Visual Studio Tools for Office: Visual Studio Tools for
Office cho phép các chuyên gia phát triển phần mềm có thể tạo các ứng dụng
tùy thích hoặc ứng dụng để mở rộng Word, Excel và Outlook với sự logic

riêng (như một giao diện cuối đối với một hệ thống thanh toán) đang chạy
dưới. NET Framework.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

22


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
Hiện nay hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều chọn Visual Studio
làm công cụ dạy các môn như Nhập môn lập trình, Kĩ thuật lập trình, Lập trình
hướng đối tượng,… Và đã có rất nhiều trường tham gia vào MSDN AA (MSDN
Academic Alliance, đây là chương trình của MS nhằm cung cấp hàng trăm phần
mềm có bản quyền của hãng đến các sinh viên thuộc các khoa Công nghệ, Toán,
Tin học thuộc các trường đại học) do đó sinh viên được sử dụng các bản thương
mại Microsoft Visual Studio hoàn toàn miễn phí (bao gồm cả bản Ultimate).

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

23


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu

CHƯƠNG III
I.

MÔ TẢ ĐỀ TÀI.
1. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY - THỜI KHOÁ BIỂU DỰ KIẾN


Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ nhà trường thông qua phòng Đào tạo tiến
hành dự báo kế hoạch giảng dạy của học kỳ. Kế hoạch này được gửi cho các đơn vị
liên quan để góp ý, thông qua. Trên cơ sở kế hoạch, sẽ tiến hành công bố thời khoá
biểu dự kiến, sổ tay sinh viên làm cơ sở đăng ký cho thời khoá biểu chính thức.
1.1 Nội dung kế hoạch giảng dạy
Cứ để lập và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy:
- Chương trình đào tạo (CTĐT) của các khoá – ngành ( chuyên ngành) đang theo
học
-

Số lượng sinh viên khoá – ngành tương ứng có đủ điều kiện đăng ký học phần

-

Thống kê dự báo số lượng sinh viên còn nợ sẽ học lại học phần

-

Ý kiến phản hồi của Khoa - yêu cầu từ các Bộ môn và từ sinh viên

Kế hoạch giảng dạy bao gồm hai phần: chương trình đào tạo của từng
khoá ngành và thông tin chi tiết về từng học phần được dự kiến mở trong mỗi học
kỳ, số lớp dự kiến mở cho mỗi học phần . Chương trình đào tạo đề cập đây là
chương trình thực tế xuất phát từ chương trình đào tạo mã đã được Hội đồng đào tạo
thông qua và được điều chỉnh bổ sung trong quá trình vận hành cho tới học kỳ hiện
tại. ( Nếu có điều chỉnh CTĐT, phải do Khoa điều xuất và được Ban Giám hiệu
duyệt thông qua, có ghi rõ phạm vi áp dụng từ học kỳ nào). Lưu ý rằng CTĐT phải
cung cấp đầy đủ thông tin về các học phần bắt buộc đăng ký trong học kỳ ( nếu có).
Các thông tin về từng học phần phải được xác định rõ trong kế hoạch giảng
dạy của học kỳ gồm:

Thời lượng và hình thức giảng dạy: Số tiết lên lớp lý thuyết, Bài tập, số tiết
thực hành ( nếu có)

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

24


Phần Mềm Quản Lý Thời Khóa Biểu
- Hình thức và thời lượng kiểm tra/thi: cần xác định ngay trong kế hoạch giảng
dạy các thông tin: sử dụng hình thức thi vấn đáp, viết, trắc nghiệm; thời lượng thi/
kiểm tra là bao nhiêu phút
-

Trọng số đánh giá ( quá trình, thi )

Dựa trên kế hoạch giảng dạy, khoa quản lý học phần dự kiến sơ bộ danh
sách giảng viên sẽ đảm nhiệm giảng dạy. Với các học phần mở nhiều lớp cần xác
định mỗi giảng viên trong danh sách có thể đảm nhiệm giảng dạy tối đa mấy lớp.
Giảng viên có thể nêu yêu cầu riêng nếu có.
1.2 Thời khoá biểu dự kiến - Sổ tay sinh viên
Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy, phòng Đào tạo tiến hành phân lớp và xếp thời khoá
biểu dự kiến. Thời khoá biểu này này được công bố trong sổ tay để làm cơ sở cho
sinh viên đăng ký học.
Việc thay đổi thời khoá biểu đã công bố được hạn chế tối đa trừ các trường hợp bắt
buộc sau:
- Phải huỷ thời khoá biẻu học phần do số sinh viên đăng ký quá ít hoặc không có
giảng viên giảng dạy học phần ( vì các lý do khách quan, đột xuất nào đó).
- Thay đổi thời gian ( tiết học) vì lý do khách quan, đột xuất nào đó: do sắp xếp bố
trí lại phòng học hoặc do yêu cầu chính đáng của giáo viên phụ trách học phần.

Ngoài thời khoá biểu dự kiến, sổ tay sinh viên là tài liệu chính thức thông báo tới
từng sinh viên về:
- Các quy định, quy trình cơ bản mà sinh viên phải nắm vững để vận dụng trọng
học kỳ.
- Lịch học vụ cho từng khoá: thời gian biểu tiến hành đăng ký học phần, kiểm tra,
thi…
- Các thay đổi ( so với học kỳ trước, so với niên giám, các sổ tay sinh viên trước)
trong vận hành và sử lý học vụ, các thay đổi liên quan tới các học phần, học phần
tương đương hay về chương trình đào tạo của từng khoá ngành.

SVTH: Nguyễn Văn Toàn

25


×