1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của trường phổ thông và vai trò của hóa học
trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, ta có thể khẳng đònh rằng
môn hóa học trong trường phổ thông là một bộ môn hết sức quan trọng. Nó cung
cấp cho học sinh những tri thức hóa học phổ thông tương đối hoàn chỉnh các mối
quan hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Những tri thức
này rất quan trọng giúp học sinh có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp
phần phát triển năng lực nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát
triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách người lao
động mới năng động sáng tạo.
Ở bậc THCS môn hóa học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ
bản về tính chất và ứng dụng các lọai chất quan trọng nhất. Trong giai đọan khoa
học phát triển như ngày nay, chương trình hóa học cũng được xây dựng với nội
dung kiến thức mới. Nhiều vấn đề khoa học trong sách giáo khoa mới, được trình
bày theo phương pháp nghiên cứu tìm tòi từng phần. Đặc biệt đối với chương
trình THCS việc nghiên cứu các học thuyết hóa học cơ bản tăng cường mức độ lý
thuyết chủ đạo là vấn đề hết sức quan trọng. Các kiến thức này sẽ làm cơ sở lý
thuyết chủ đạo cho việc nghiên cứu các chất và biến đổi chúng trong chương tình
hóa học sau này.
Do đó việc “Nghiên cứu sự hình thành các khái niệm hóa học cơ bản trong
chương trình hóa học THCS”sẽ góp phần rất lớn vào công tác giảng dạy của GV.
Giúp GV có những phương pháp và hình thức giảng dạy tích cực đảm bảo phát
huy cao độ tính tự giác của HS phát triển tính hứng thú học tập, hình thành niềm
tin và phẩm chất đạo đức cho học sinh. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
2
2. Mục tiêu của đề tài:
Hệ thống các khái niệm cơ bản trong chương trình hóa học THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Tìm hiểu nội dung SGK hoá học lớp 8,9.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của sự phát triển các khái niệm hóa học.
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các khái niệm hóa học.
4. Phương pháp ngiên cứu :
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu SGK lớp 8,9.
5. Khách thể, đối tượng nghiên cứu :
- Các khái niệm hóa học.
- Chương trình SGK hóa học phổ thông.
6. Giả thuyết khoa học :
Việc nghiên cứu sự hình thành các khái niệm hóa học cơ bản trong chương trình
hóa học THCS sẽ giúp giáo viên có những đònh hướng đúng đắn trong công tác
giảng dạy, làm tăng tính hứng thú học tập, nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ
động, sáng tạo của học sinh.
7. Lòch sử vấn đề :
Việc nghiên cứu “Sự hình thành khái niệm hóa học cơ bản trong chương trình
THCS” được các sọan giả: GS TSKH.Nguyễn Cương, TS.Nguyễn Mạnh Dung đề
cập đến trong các giáo trình:” Phương pháp dạy học hóa học“(tập 2).
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH
KHÁI NIỆM HOÁ HỌC CƠ BẢN
1.1. Khái quát và hệ thống kiến thức hóa học phổ thông:
1.1.1. Nhiệm vụ môn học trong trường phổ thông:
1.1.1.1. Nhiệm vụ giảng dạy hóa học trong trường phổ thông:
- Tìm hiểu những cơ sở khoa học: những khái niệm, đònh luật, học thuyết hóa
học, những sự kiện hóa học quan trọng cần thiết để nhận thức thế giới vật chất.
- Trang bò những kiến thức kỹ thuật tổng hợp: phương pháp phân tích, so sánh,
khái quát hóa, hệ thống hóa.
- Hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp phân tích, so sánh,
khái quát hóa, hệ thống hóa,…
- Hình thành kỹ năng làm việc: sử dụng thiết bò, dụng cụ hóa học, giáo dục ý thức
an toàn trong thí nghiệm,…
1.1.1.2. Giáo dục đạo đức cách mạng, phẩm chất công dân:
- Giáo dục ý thức sẵn sàng tham gia lao động sản xuất có kỹ thuật, năng suất, có
chí hướng, tinh thần trách nhiệm lao động sáng tạo.
- Coi trọng thực hành thí nghiệm hóa học trong giảng dạy.
- Tổ chức tham gia sản xuất, thực tập trong nhà máy xí nghiệp, công trường,…
1.1.2. Hệ thống kiến thức cơ bản của hóa học phổ thông:
- Hệ thống các kiến thức về nguyên tố hoá học: nguyên tử, phân tử, …
- Hệ thống các kiến thức về phản ứng hoá học: phản ứng toả nhiệt, phản ứng hoá
hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng oxi hoá – khử, phản ứng thế, phản ứng trung
hoà, …
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
4
- Hệ thống các kiến thức về chất: đơn chất, hợp chất, kim loại, phi kim, chợp chất
vô cơ, hợp chất hữu cơ,…
- Hệ thống các kiến thức về cấu tạo các chất và đònh luật hoá học: thuyết nguyên
tử - phân tử, thuyết cấu tạo chất, thuyết điện li, thuyết electron, đònh luật bảo
toàn khối lượng, đònh luật bảo toàn electron, …
- Hệ thống các kiến thức có phương pháp nghiên cứu khoa học: tính chất hoá học
chung của các chất vô cơ – hữu cơ, một số chất vô cơ – hữu cơ cụ thể, khái quát
hoá thành tính chất hoá học chung của mỗi chất.
- Hệ thống các kiến thức về kỹ thuật tổng hợp: phân bón hoá học, dầu mỏ khí
thiên nhiên, nhiên liệu, công nghiệp silicat, …
- Hệ thống các kiến thức có tính chất thế giới quan: hoá học và vấn đề phát triển
kinh tế, vấn đề xã hội, vấn đề môi trường, …
1.1.3. Sơ đồ quá trình hình thành hệ thống khái niệm cơ bản về hoá học :
- Nhóm 1: Sự phát triển của những quan điểm lý thuyết về cấu tạo chất từ mức độ
đơn giản nhất đến thuyết cấu tạo nguyên tử và thuyết cấu tạo hoá học.
- Nhóm 2: Quá trình hình thành những khái niệm cơ bản về chất và nguyên tố
hoá học.
- Nhóm 3: Quá trình hình thành những khái niệm về phản ứng hoá học.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
5
Sơ đồ quá trình hình thành hệ thống khái niệm cơ bản về hoá học:
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Chất
Chất tinh khiết- Hỗn hợp Hiện tượng hoá học
(Phản ứng hoá học)
Thuyết nguyên tử Nguyên tử
Nguyên tố hoá học
Kim loại Đơn chất – Hợp chất
Thuyết nguyên tử Phi kim
Phân tử Phân tử
Công thức hoá học. Hóa trò
Đònh luật bảo toàn Phương trình hoá học
khối lượng Sự oxi hoá
Oxit- Oxi- Không khí Phản ứng hoá hợp
Phản ứng phân huỷ
Hiđro Phản ứng thế
Nước Phản ứng oxi hoá khử
Thuyết cấu tạo nguyên tử Dung dòch
Đònh luật tuần hoàn
Thuyết cấu tạo phân tử Sự phân loại các hợp chất hữu cơ
(liên kết hoá học).
Đònh luật Avogro Oxit – Axit- Bazơ - Muối Phản ứng trao đổi
Phản ứng trung hoà
Phản ứng oxi hoá khử
Kim loại - Phi kim
Nhóm VII - Halogen
Tốc độ phản ứng.
Nhóm VI - Oxi - Lưu huỳnh Cân bằng hoá học
Nhóm V - Nitơ - Photpho
Nhóm I - Kim loại kiềm
Nhóm II - Kiềm thổ
Nhóm III - Nhôm
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
6
Nhóm VIII – Sắt
Phản ứng công, thế, este hoá,
Thuyết cấu tạo hoá học Hoá học hữu cơ trùng hợp, trùng ngưng
1.2. Hệ thống lý thuyết trong chương trình hoá học phổ thông:
1.2.1. Các thuyết quan trọng của chương trình hóa học phổ thông:
1.2.1.1. Thuyết nguyên tử – phân tử:
- Là cơ sở lý thuyết của giai đoạn đầu nghiên cứu hóa học.
- Các khái niệm nền tảng cơ bản của học thuyết này đều dựa trên cơ sở thực
nghiệm khoa học tạo tiền đề cho việc trình bày lý thuyết chủ đạo của chương
trình THPT.
1.2.1.2. Thuyết electron:
- Nghiên cứu học thuyết cấu tạo nguyên tử – liên kết hóa học.
- Nội dung cơ bản của học thuyết electron để nghiên cứu sự phụ thuộc của tính
chất các chất vào các đơn chất và hợp chất hóa học.
1.2.1.3. Lý thuyết về phản ứng hóa học:
Nội dung bản chất của phản ứng hóa học được nghiên cứu sâu và được giải
thích bằng sự phá vở liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các chất tham gia
phản ứng để tạo thành liên kết mới để tạo ra phân tử mới.
1.2.1.4. Thuyết cấu tạo các hợp chất hữu cơ:
- Nội dung bắt đầu từ các nội dung cơ bản của thuyết Butlêrôp, mở rộng quan
điểm của thuyết electron và cấu trúc không gian.
- Nghiên cứu cấu trúc của các loại hợp chất hữu cơ, là cơ sở giải thích các chất
hữu cơ, ảnh hưởng giữa các chất nguyên tử trong phân tử.
1.2.1.5. Thuyết điện ly:
- Nội dung nghiên cứu về cơ chế, quy luật phản ứng các chất điện ly.
- Thuyết này đưa ra khả năng giải thích sự phụ thuộc tính chất của các điện ly
vào thành phần và cấu tạo của chúng theo quan điểm của thuyết proton.
1.2.2. Các đònh luật hóa học cơ bản:
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
7
1.2.2.1. Đònh luật thành phần không đổi:
- Nghiên cứu thành phần đònh lượng về cấu trúc phân tử các chất là cơ sở để xác
đònh các nguyên tố hóa học tạo nên phân tử các chất.
- Số nguyên tử của các nguyên tố có trong thành phần các chất là cơ sở để biểu
diễn mô tả các chất bằng ký hiệu, công thức hóa học các chất.
1.2.2.2. Đònh luật bảo toàn khối lượng:
- Nghiên cứu quy luật bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học, quá
trình biến đổi vận động của vật chất.
- Làm cơ sở cho việc tính toán đònh lượng các chất trong phản ứng hóa học, khối
lượng các chất được bảo toàn chỉ thay đổi cấu tạo, sắp xếp lại các nguyên tử để
tạo chất mới.
1.2.2.3. Đònh luật Avogadro:
- Xác đònh thể tích một phân tử chất khí trong điều kiện chuẩn.
- Đònh luật giúp nghiên cứu đònh lượng quá trình biến đổi chất khí trong điều kiện
chuẩn và trong điều kiện khác theo phương trình trạng thái của chất khí.
I.2.2.4. Đònh luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
- Nghiên cứu qui luật biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố, các hợp chất
trong chu kỳ, nhóm của các nguyên tố hóa học.
- Đònh hướng cao sự nghiên cứu thực nghiệm các chất và hình thành kỹ năng dự
đoán khoa học trong học tập hóa học.
- Các thuyết đònh luật hóa học giữ vai trò cơ sở lý thuyết cho toàn bộ chương trình
sự nghiên cứu lý thuyết đònh luật có giá trò phương pháp luận và quan trong ở tất
cả các giai đoạn của sự tổng kết, khái quát hóa kiến thức tạo điều kiện phát triển
tư duy lý thuyết, một phương pháp nhận thức học tập cơ bản của bộ môn hóa học.
1.3. Cấu trúc của chương trình hóa học trường phổ thông:
1.3.1. Cấu trúc chung:
1.3.1.1. Cấu trúc chương trình hoá học phổ thông:
- Chất. Nguyên tử. Phân tử
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
8
- Phản ứng hoá học
- Mol và tính toán hoá học.
- Oxi. Không khí.
- Hiđro. Nước.
- Dung dòch và nồng độ dung dòch.
- Các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối.
- Kim loại và phi kim: sắt, nhôm, clo, cacbon, silic. Sơ lược về hệ thống tuần
hoàn các nguyên tố hoá học.
- Hợp chất hữu cơ: cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, những hợp chất hữu cơ quan
trọng nhất trong đời sống và sản xuất.
- Cấu tạo nguyên tử. Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Liên kết hoá học. Đònh luật tuần hoàn Menđêlêep.
- Phản ứng oxi hoá - khử
- Nhóm halogen.
- Oxi, lưu huỳnh. Lí thuyết về phản ứng hoá học.
- Sự điện li.
- Nitơ. Photpho.
- Hoá học hữu cơ. Đại cương về hoá học hữu cơ. Hiđrocacbon no. Hiđrocacbon
không no. Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên. Rượu-
Phenol- Amin. Anđehit-Axit cacbonxilic- Este. Glixerin -Lipit. Gluxit. Aminoaxit
và protit. Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime.
- Đại cương về kim loại.
- Sắt. Hợp kim sắt. Hoặc: Crom, sắt, đồng.
- Phân tích hoá học.
- Hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.
1.3.1.1. Phân loại cấu trúc chương trình hoá học phổ thông
a) Hóa học đại cương:
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
9
Hệ thống các khái niệm cơ bản, học thuyết, đònh luật hóa học: Cấu tạo nguyên
tử, đònh luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học, phản ứng hóa
học, tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học, thuyết điện ly, thuyết cấu tạo hóa học, lý
thuyết về axit – bazơ, đại cương về kim loại, đại cương về hóa học hữu cơ.
b) Hóa học vô cơ:
Nghiên cứu các nhóm nguyên tố, nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều
ứng dụng quan trọng bao gồm các nhóm : nhóm halogen, nhóm oxi, nhóm nitơ,
nhóm cacbon, nhóm kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, crom, sắt, đồng, …
khái quát về nhóm, các nguyên tố trong nhóm, một số hợp chất của chúng.
c) Hóa học hữu cơ:
Nghiên cứu các hợp chất hữu cơ cụ thể, một số dãy đồng đẳng hoặc loại hợp
chất hữu cơ tiêu biểu bao gốm các hidro cacbon, nhóm chức, những hợp chất tiêu
biểu như:
- Ankan, anken, ankin, ankadien, aren.
- Ancol, phenol, amin, andehit, xeton, axit cacboxylic, este, lipit.
- Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, protêin, polime, vật liệu polyme.
1.3.2. Những khái niệm cơ bản của hóa học phổ thông:
1.3.2.1. Những nhóm khái niệm trong chương trình THPT:
- Khái niệm về cấu tạo nguyên tử, nguyên tố hóa học, đònh luật tuần hoàn và hệ
thống tuần hoàn.
- Những khái niệm chung và trừu tượng phản ánh đặc tính của các nguyên tố như:
độ âm điện, hóa trò, số oxi hóa,…
- Những khái niệm về cấu tạo chất: liên kết hóa học, cấu tạo mạng tinh thể, …
- Những khái niệm về chất cụ thể: các loại chất,ø những tính chất của nó, …
- Những khái niệm về phản ứng hóa học, về từng phản ứng riêng rẽ về phân loại
phản ứng, về những đònh luật hóa học chi phối sự tác dụng tương hổ và những
biến hóa của các chất trong các phản ứng hóa học về lý thuyết phản ứng.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
10
- Những khái niệm về ứng dụng thực tiễn quan trọng có tính chất kỹ thuật tổng
hợp của hóa học phục vụ cho cuộc sống, sản xuất và trong khoa học kỹ thuật.
- Những khái niệm về dãy đồng đẳng chất hữu cơ.
- Những khái niệm về hợp chất hữu cơ có nhóm chức và những mối liên quan dẫn
xuất của các chất.
- Những khái niệm về phương pháp nghiên cứu khoa học đặc trưng cho hóa học :
việc thí nghiệm, phân tích, nhận biết các chất, tách chất, …
1.3.2.2. Những khái niệm hoá học cơ bản của chương trình THCS:
- Một số khái niệm cơ bản và đònh luật hóa học cơ bản :
+ Chất, nguyên tử, phân tử, công thức hóa học, phương trình hóa học, mol, phản
ứng hóa học, dung dòch, nồng độ dung dòch, độ tan.
+ Đònh luật bảo toàn khối lượng.
+ Một số khái niệm mở đầu về chất hữu cơ, hóa học hữu cơ, cấu tạo phân tử các
hợp chất hữu cơ.
- Một số nguyên tố và chất hóa học cụ thể.
+ Các loại hợp chất vô cơ : oxit, axít, bazơ, muối.
+ Các đơn chất kim loại (nhôm, sắt ), các đơn chất phi kim ( clo, cacbon, silic).
+ Tìm hiểu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học .
+ Tìm hiểu về một số hidrocacbon tiêu biểu nhất: Metan, etilen, axetilen,
benzen.
- Nghiên cứu về một số dẫn xuất của hidrocacbon: Rượu etylic, axit axetic, chất
béo, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, protein và polime.
1.3.2.3. Đặc điểm nội dung kiến thức của giáo trình hoá học THCS:
- Các khái niệm hoá học được hình thành từ những hiện tượng cụ thể và được
phát triển dần trong quá trình nghiện cứu về các chất hoá học cụ thể.
- Chương trình có nhiều khái niệm mở đầu khó trừu tượng như nguyên tử, phân
tử, nguyên tố, hoá trò, mol… đòi hỏi HS phải tưởng tượng.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
11
- Cơ sở lí thuyết của chương trình là thuyết nguyên tử – phân tử và thuyết cấu tạo
các chất hữu cơ, một số đònh luật hoá học cơ bản (đònh luật bảo toàn khối lượng,
thành phần không đổi, thể tích mol cà các chất khí ).
1.3.2.4. Phân tích cấu trúc chương trình hoá học phổ thông:
- Chương trình hoá học phổ thông được xây dựng theo một logic chặc chẽ, các
kiến thức, khái niệm hoá học được hình thành và phát triển môt cách liên tục,
ngày càng hoàn thiện dần.
- Chương trình hoá học phổ thông được xây dựng từ hai hệ thống kiến thức về
chất và phản ứng hoá học, chúng phát triển song song và hỗ trợ lẫn nhau dựa trên
cơ sở các kiến thức lý thuyết chủ đạo của chương trình.
- Chương trình xây dựng chủ yếu theo nguyên tắc đường thẳng, các kiến thức,
khái niệm được hình thành một lần không trình bài lặp lại, nhưng được phát triển
bổ sung dần qua nhiều sự kiện khác.
1.3.3. Nhiệm vụ của chương trình hoá học phổ thông:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông sơ đẳng về tính chất và ứng
dụng các loại chất quan trọng nhất đối với hoạt động thực tiễn, những cơ sở của lý
thuyết về các nguyên tố hóa học.
- Giúp học sinh lónh hội chính xác về hệ thống những sự kiện, khái niệm cơ bản,
đònh luật và học thuyết hóa học, ứng dụng của nó vào lao động sản xuất.
- Nghiên cứu ngôn ngữ học và có kỹ năng, kỹ xảo, biết vận dụng ngôn ngữ hóa
học vào việc lập công thức và phương trình hóa học.
- Lónh hội những nguyên tắc khoa học của nền sản xuất hóa học, ứng dụng của
hóa học trong ngành sản xuất quốc phòng.
- Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.
- Phát triển năng lực nhận thức tư duy sáng tạo, rèn luyện thói quen tự học, tự
giáo dục cho học sinh.
- Rèn luyện thói quen quan sát, thực nghiệm biết tư duy giữa lý thuyết và thực
nghiệm giải quyết những vấn đề thực tiễn trong lao động.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
12
Chương 2
NGHIÊN CỨU SỰ HÌNH THÀNH
KHÁI NIỆM HÓA HỌC CƠ BẢN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THCS
2.1. Chương trình hóa học Trung học cơ sở:
2.1.1. Nội dung chương trình hóa học lớp 8:
- Một số khái niệm và đònh luật hóa học cơ bản: chất, nguyên tử, phân tử, công
thức hóa học, phương trình hóa học, mol, phản ứng hóa học, dung dòch, nồng độ
dung dòch, độ tan,…
- Một số nguyên tố và hợp chất hóa học: oxi, hidro, nước, oxit, axít, bazơ, muối.
2.1.2. Nội dung chương trình hóa học lớp 9:
- Các loại hợp chất vô cơ: oxit, axít, bazơ, muối.
- Các đơn chất kim loại- phi kim, sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa họ.
- Một số khái niệm mở đầu về chất hữu cơ, hóa học hữu cơ, cấu tạo phân tử các
hợp chất hữu cơ.
- Một số hidrocacbon cụ thể và tiêu biểu nhất: metan, etilen, axetilen, benzen.
- Nghiên cứu về một số dẫn xuất của hidrocacbon: rượu etylic, axit axetic, chất
béo, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, protein và polime.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
13
2.2. Quá trình hình thành khái niệm hóa học cơ bản trong chương trình hoá
học THCS:
Các khái niệm mở đầu hoá học THCS bao gồm khái niệm về: chất, nguyên tử,
phân tử, đơn chất, hợp chất, hỗn hợp, nguyên tố hoá hoc, công thức hoá học, hoá
trò, đònh luật bảo toàn khối lượng các chất, phương trình hoá học, mol. Sau đây sẽ
nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các khái niệm về chất, phản ứng
hoá học.
2.2.1. Nghiên cứu sự phát triển khái niệm chất:
2.2.1.1. Hình thành khái niệm mở đầu về chất:
a) Khái niệm chất được hình thành dựa vào khái niệm vật thể, vật liệu:
- Bước đầu hình thành khái niệm: Ở bài 2 SGK HH lớp 8 đưa ra các vật thể tự
nhiên, các vật thể nhân tạo gần gũi trong cuộc sống để chỉ ra sự phong phú đa
dạng của chất.
Ví dụ: Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể ở đó có vật chất,…
- Hình thành khái niệm vật thể: Vật thể là những vật cụ thể mà ta thấy và cảm
nhận được đó là những vật quanh ta, cả cơ thể chúng ta.
- Sau đó phân loại vật thể thành 2 loại: Vật thể tự nhiên (người, động vật, cây cỏ,
sông suối, đất đá,…) và vật thể nhân tạo (nhà ở đồ dùng, quần áo, sách vở,…)
- Hình thành khái niệm vật liệu:
+ Khái niệm vật liệu được hình thành ngay sau khi hình thành khái niệm vật thể
nhân tạo: Vật liệu là những vật dùng để làm ra vật thể
+ Tìm hiểu về thành phần có trong vật thể tự nhiên để phân biệt chất ô4n hợp
Ví dụ :( Bài2, SGK hoá học lớp 8), trong đó:
- Cây mía
- Khí quyển
- Đường, nước, xen lulozơ,...
- Khí nitơ, khí oxi
- Nướcđường,…
- Khí quyển
- Hình thành khái niệm chất:
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
14
Có thể phân biệt chất và vật thể qua sơ đồ sau:
Vật thể
Tự nhiên Nhân tạo
(gồm có ) (được làm từ)
1 số chất Vật liệu
+ Từ sơ đồ rút ra kết luận: Ở đâu có vật thể ở đó có chất, mọi vật liệu đều là chất
hay hỗn hợp 1 số chất
+ Đònh nghóa về chất: Chất là một dạng cấu trúc vật chất có khối lượng xác đònh
và cho một thể tích nhất đònh. Chất là một dạng vật chất, có thành phần hoá học
xác đònh cùng một số tính chất nhất đònh không đổi.(sách giáo viên hoá học 8)
+ Về tên chất: HS phân biệt tên thông thường và tên hoá học
Ví dụ: Phân biệt tên thông thường và tên hóa học qua các ví dụ
Tên thông thường Tên hoá học
Muối ăn Natri clorua
Đá vôi Canxi cacbônat
Đường Saccarôzơ
b) Tìm hiểu tính chất vật lý và tính chất hóa học của chất:
- Bước đầu tìm hiểu: Qua” tính chất của chất” (mục II bài 2, SGK hoá học lớp 8 )
HS biết được mỗi chất có những tính chất nhất đònh, phân biệt được những tính
chất nào là tính chất vật lý, tính chất nào là tính chất hóa học.
- Hoàn chỉnh khái niệm chất thông qua các thí nghiệm hoá học:
+ Thí nghiệm đốt nóng lưu huỳnh, thử tính chất dẫn điện của lưu huỳnh và nhôm
kết hợp với những kinh nghiệm thực tế (đường, muối ăn tan trong nước; thìa
nhôm, soong nồi bằng kim loại dẫn nhiệt; nhựa là chất cách nhiệt, …) từ các kiến
thức đã nghiên cứu ở vật lý lớp 7 (đã biết kim loại dẫn được điện), sử dụng làm
nền tảng cho việc hình thành khái niệm về tính chất của chất.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
15
+ Từ thí nghiệm biết được: Mỗi chất có những tính chất nhất đònh, có 2 loại:
Tính chất vật lý: Trạng thái, tính tan, màu sắc, mùi vò, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,
nhiệt độ sôi,…
Tính chất hoá học: Chất có khả năng làm biến đổi chất khác như khái niệm bò
phân hủy, tính cháy,…
- Phát triển khái niệm thông qua việc tìm hiểu tính chất của chất có lợi của chất,
giúp học sinh nhận biết được các chất, biết cách sử dụng và ứng dụng các chất
thích hợp cho đời sống và sản xuất.
Như vậy khái niệm mở đầu của chất được hình thành dựa vào vật thể với tính
chất đơn giản, gần gủi để học sinh hình thành khái niệm mở đầu về chất. Khái
niệm này sẽ được phát triển và mở rộng dựa vào các chất cụ thể được nghiên cứu
ở những bài sau.
c) Khái niệm chất tinh khiết được hình thành dựa vào tính chất vật lý:
- Hình thành khái niệm hổn hợp để làm cơ sở nhận biết chất tinh khiết hỗn hợp là
do hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào
thành phần của các chất trong hỗn hợp.
- Hình thành khái niệm chất tinh khiết:
+ Bắt đầu cho HS quan sát thí nghiệm chai nước khoáng và ống nước cất phân
tích sự giống nhau và khác nhau từ việc sử dụng dựa vào yếu tố này.
+ Hình thành khái niệm chất tinh khiết: Chất tinh khiết là chất không lẫn chất
nào khác và có tính chất nhất đònh.
- Củng cố khái niệm: GV khẳng đònh lại chất tinh khiết và dẫn dắt HS hiểu chất
tinh khiết là phải có tính chất nhất đònh.
Ví dụ: Hãy chỉ ra đâu là chất tinh khiết đâu là hỗn hợp trong số các chất sau:
Không khí, nước tự nhiên, oxi, hidro, nitơ.
(Chất tinh khiết: oxi, hiđro, nitơ; hỗn hợp: không khí, nước tự nhiên).
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
16
- Tiếp tục phát triển khái niệm hỗn hợp thông qua việc hình thành kỹ năng tách
chất ra khỏi hỗn hợp.
Ở trình độä THCS khái niệm chất được hình thành dựa trên vật thể rất gần gũi.
Khái niệm chất sẽ tiếp tục phát triển dựa trên thuyết nguyên tử - phân tử sẽ được
nghiên cứu ở những bài sau. Sang chương trình THPT HS sẽ được nghiên cứu kỹ
khái niệm này dựa vào thuyết electron, thuyết điện li, …
2.2.1.2. Hình thành khái niệm chất dựa vào khái niệm mở đầu về nguyên tử -
nguyên tố hóa học, đơn chất - hợp chất và phân tử:
a) Chất được cấu tạo từ các nguyên tử:
- GV đặt ra những câu hỏi để HS nhớ lại mọi vật thể tự nhiên đều gồm có chất,
mọi vật thể nhân tạo đều làm ra từ các chất
- Nêu vấn đề để HS tự suy luận sau đó hình thành khái niệm nguyên tử:” Nguyên
tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và từ đó tạo ra mọi chất” (bài 4 SGK HH
lớp 8).
- HS biết đựơc khái niệm, đặc điểm cấu tạo của nguyên tử là khác nhau và được
cấu tạo bởi hai thành phần (hạt nhân và lớp electron). Biết được sơ đồ về cấu tạo
nguyên tử đặc điểm của hạt electron, dựa vào khái niệm này mà hoàn chỉnh khái
niệm chất.
Ví dụ: Dựa vào sơ đồ nguyên tử hidrô, oxi, natri (trang 14, SGK HH lớp 8) để
hình thành kiến thức về nguyên tử cho học sinh. GV phân tích: các nguyên tử liên
kết nhau là do những electron ngoài cùng. Sử dụng các bài tập áp dụng, hình
thành và rèn luyện kỹ năng ngay khi hình thành khái niệm trong thời gian đó.
b) Hình thành khái niệm mở đầu của nguyên tố hoá học:
- Tìm hiểu các khái niệm về nguyên tố hoá học dựa vào khái niệm nguyên tử.
- Hình thành khái niệm nguyên tố hoá học: “Nguyên tố hóa học là tập hợp những
nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân” (bài 5 SGK HH lớp 8).
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
17
- Tiếp tục phân tích khái niệm HS biết được hạt nhân tạo bởi proton và nơtron,
proton mới quyết đònh đặc trưng của một nguyên tố hoá học.
- Sau đó tìm hiểu khái niệm ký hòêu hoá học:” Ký hiệu hóa học dùng để biểu
diễn nguyên tố, mỗi ký hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố“ bài 5 SGK
HH lớp 8).
Ví dụ: Ký hiệu của nguyên tố hidro là H.
- Phát triển khái niệm nguyên tố qua việc tìm hiểu về khái niệm nguyên tử khối,
mối quan hệ giữa nguyên tử khối và nguyên tố. Chỉ ra mỗi nguyên tố có một
nguyên tử khối riêng biệt, từ đây biết được tên nguyên tố khi biết nguyên tử khối.
- Sau đó HS tra cứu bảng 1 (trang 42, SGK lớp 8) biết tên một vài nguyên tố, kí
hiệu hoá học và nguyên tử khối. Lên lớp 9 HS sẽ tìm hiểu sơ lược hệ thống bảng
tuần hoàn hệ thống hoá về vò trí, kí hiệu, tên gọi,… các nguyên tố hoá học, và
sang chương trình THPT sẽ hoàn chỉnh kiến thức này ở chương 2 SGK lớp 10.
- Mở rộng khái niệm nguyên tố qua việc giới thiệu một số nguyên tố thiết yếu
nhất cho sinh vật là C, H, O, N (trong đó oxi là nguyên tố phổ biến nhất).Các
khái niệm hóa học được nghiên cứu những nội dung cơ bản nhất.
c) Từ khái niệm nguyên tố hình thành khái niệm ban đầu đơn chất và hợp chất:
Hình thành khái niệm đơn chất:
- Hình thành khái niệm đơn chất thông qua một số thí dụ, GV phân tích được: các
đơn chất được coi là dạng tồn tại tự do của nguyên tố, chất có được tạo nên chỉ từ
một nguyên tố có chất tạo nên từ 2 hay 3,… nguyên tố.
- Sau đó đi đến đònh nghóa về đơn chất:“ Đơn chất là những chất tạo nên từ một
nguyên tố hoá học“ (bài 6 SGK HH lớp 8)
- Khái niệm đơn chất phát triển thành hai khái niệm mới là: Đơn chất kim loại
( có tính dẫn điện và nhiệt) và đơn chất phi kim (không dẫn điện và nhiệt).
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
18
- Mở rộng khái niệm đơn chất qua việc tìm hiểu: khái niệm tự do của nguyên tố
hoá học, khái niệm liên kết kim loại, đặc điểm cấu tạo (mục I.2 bài 6 SGK HH
lớp8). Các hình vẽû trong SGK thể hiện sự liên kết giữa các nguyên tử trong mỗi
chất đầu.
Hình thành khái niệm hợp chất:
- Từ các ví dụ trong SGK HH lớp 8 (trang 23) đã dẫn dắt HS đi đến khái niệm :
“Hợp chất là những chất tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học trở lên”
- Khái niệm hợp chất đã giúp HS phân loại được khái niệm chất. Lúc này HS biết
trong hợp chất chỉ có nguyên tố chứ không thể là đơn chất.
Ví dụ: Tìm hiểu hợp chất nước trong bảng sau :
Hợp chất Thành phần
Nước Tạo từ hai nguyên tố: H, O
- Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của hợp chất: HS biết được trong một chất các
nguyên tử không tách rời mà có liên kết với nhau hay sắp xếp liền sát nhau (hình
1.12, 1.13 SGK HH lớp 8).
Giới thiệu sơ lược về hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ:
- Đến đây HS đã bắt đầu phân biệt được đâu là hợp chất vô cơ đâu là hợp chất
hữu cơ từ những ví dụ minh hoạ
Ví dụ: ( Bài 6 SGK HH lớp 8)
Hợp chất vô cơ Hợp chất hữu cơ
Hợp chất
NaCl CH
4
Cấu tạo
Gồm 2 nguyên tố: Na, Cl Gồm 2 nguyên tố: C, H
- Mối quan hệ giữa phân tử đơn chất và hợp chất được đặt trong mối liên hệ với
các chất khác theo sự biến đổi qua lại với nhau, không tách biệt chúng vì các chất
chỉ thể hiện tính chất của mình thông qua sự biến đổi tương tác với các chất khác.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
19
- Ở lớp 8 chỉ cho biết có 2 loại hợp chất (vô cơ và hữu cơ), sang lớp 9 sẽ nghiên
cứu một số hợp chất vô, hợp chất hữu cơ cụ thể và mở rộâng ở chương trình THPT
d) Hình thành khái niệm phân tử, thể hiện cấu tạo hạt của chất:
Hình thành khái niệm phân tử, phân tử khối :
- Tìm hiểu khái niệm hạt: trước tiên HS nhận ra hạt hợp thành, thông qua các mô
hình (bài 6 SGK HH lớp 8) HS biết được hạt hợp thành của khí H
2
, khí O
2
và của
H
2
O, đặc biệt ở muối ăn cứ 1 Na gắn với 1 Cl lặp đi lặp lại đều đặn. Qua đó HS
biết được các hạt hợp thành của một chất thì đồng nhất như nhau.
- Bắt đầu liên hệ với tính chất hoá học của hạt dẫn đến đònh nghóa:” Phân tử là
hạt đại diện cho chất, gồm một nguyên tử liên kết với nhau thể hiện đầy đủ tính
chất hoá học của chất”( bài 6 SGK HH lớp 8).
- Mở rộng khái niệm qua việc nghiên cứu khái niệm phân tữ khối :” Phân tử khối
là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đơn vò C”. Giá trò này sẽ được bắt gặp
nhiều khi giải toán, luôn đi kèm với nguyên tố thể hiện ở bảng hệ thống tuần
hoàn được học ở lớp 9 và được củng cố ở lớp 10.
Bắt đầu tìm hiểu về trạng thái rắn, lỏng, khí của chất:
Dựa vào hình 1.14 (SGK HH lớp 8) HS nhận biết sự khác nhau giữa ba trang thái
của chất về chuyển động và khoảng cách giữa các hạt. Từ đó dẫn HS đến những
khái niệm mở đầu về trạng thái các chất:
+ Trạng thái rắn: Các hạt nguyên tử(phân tử) sắp xếp khít nhau, dao động tại chổ.
+ Trạng thái lỏng: Các hạt nguyên tử (phân tử) ở gần chuyển động trượt lên nhau.
+ Trạng thái khí: Các hạt ở rất xa nhau có chuyển động nhanh hơn về nhiều phía.
Ví dụ: Sự tổng hợp nước
2H
2
(k) + O
2
(k)
→
o
t
H
2
O(l)
Hiđro
kết hợp với oxi tạo ra hợp chất H
2
O, trong đó có hai trạng thái (khí, lỏng).
e) Củng cố khái niệm cơ bản về chất: đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá
học và phân tử:
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
20
- Sau khi học xong“ Bài thực hành 1” (SGK HH lớp 8 ) qua các thí nghiệm về sự
lan toả của chất khí, sự lan toả của chất rắn tan trong nước HS sẽ nhận biết được
phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và đơn chất phi kim.
- Chiều hướng phát triển các khái niệm cơ bản về chất được thể hiện qua sơ đồ 1
Sơ đồ 2.1: Sự chuyển hoá khái niệm chất
Chất (tạo nên từ nguyên tố hóa học)
Đơn chất Hợp chất
(tạo bởi nguyên tố hóa học)
Kim loại Phi kim Chất vô cơ Chất hữu cơ
(1 nguyên tố hóa học) (2 nguyên tố hóa học trở lên)
- Qua sơ đồ thấy được mối quan hệ từ vật thể đến chất, từ chất đến đơn chất và
hợp chất (chất được tạo bởi nguyên tố hoá học, nguyên tử có nhiều loại, mỗi loại
là một nguyên tố hoá học còn chất được tạo nên từ nguyên tố hoá học). Những
bài tập trong SGK đã cũng cố lại toàn bộ kiến thức đã học và đồng thời rèn luyện
một số kỹ năng cho HS.
f) Tiếp tục củng cố khái nòêm chất qua việc tìm hiểu công thức hoá học và phương
trình hoá học và tính toán hoá học:
Công thức hoá học biểu diễn công thức cho chất:
- Ở dạng đơn chất, các nguyên tử của nguyên tố không riêng rẽ mà đều có mối
liên kết với nhau chúng được biểu diễn bởi CTHH. Khi học bài 9 (SGK HH lớp 8)
HS biết được CTHH dùng để biểu diễn cụ thể công thức đơn chất, hợp chất một
cách đơn giản.
- Bắt đầu phân biệt được cấu tạo của kim loại và phi kim: Dựa vào cấu tạo hạt
của chất để hình thành khái niệm mở đầu về kim loại và phi kim (hạt hợp thành
của đơn chất kim loại là nguyên tử, hạt hợp thành của đơn chất phi kim là phân
tử). Các khái niệm này sẽ được tìm hiểu cụ thể hơn ở chương 2 và chương 3 của
SGK HH lớp 9.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
21
- Thông thường mỗi hợp chất chỉ có một CTHH nhất đònh, chúng cho biết nguyên
tố tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử, phân tử khối
của nó.
- Từ đây HS có thể rút ra được nhận xét về cách phân biệt CTHH của đơn chất và
hợp chất. Đồng thời tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa các chất cụ thể với
nguyên tử và nguyên tố cấu thành thông qua công thức hóa học.
Ví dụ : CTHH của canxicacbonat là CaCO
3
, trong đó :
+ Có 3 nguyên tố Ca, C, O tạo ra.
+ Có 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O trong 1 phân tử.
+ Phân tử khối : 40 + 12 + 3 x16 = 100 đvC
- Học sinh tiếp tục tìm hiểu hóa trò của nguyên tố là số biểu thò khả năng kiên kết
của nguyên tử. Đến đây HS biết chính xác hoá trò của H là một đơn vò và hóa trò
của O là 2 đơn vò.
Hiểu được vấn đề này học sinh có thể biết được công thức hóa học của hợp chất
và hóa trò của nguyên tử kia, biết cách lập công thức hóa học và xác đònh được
công thức của chúng. Từ hóa trò của nguyên tố mở rộng đến hóa trò của nhóm
nguyên tử của vài nguyên tố không tách rời nhau khi chuyển từ hợp chất này đến
hợp chất khác.
Phân biệt đơn chất và hợp chất dựa vào phương trình hóa học:
- Sau khi học chương “Phản ứng hóa học” (SGK HH lớp 8) đã rèn luyện cho học
sinh thói quen sử dụng ngôn ngữ hóa học một cách chính xác như: cách gọi tên,
viết ký hiệu, CTHH, cân bằng phương trình, ... Các khái niệm đơn chất và hợp
chất đã được xác đònh chính xác, đồng thời chúng được tìm hiểu thêm về sự biến
đổi qua lại theo một trật tự từ đơn giản đến phức tạp.
- Hình thành khái niệm tính chất vật lý, tính chất hoá học thông qua các hiện
tượng vật lí và hiện tượng hoá học (bài 12 SGK HH lớp 8 trang 45):
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
22
+ Hiện tượng vật lý: là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
Ví dụ: Nước đá chảy nước lỏng đun sôi hơi nước
+ Hiện tượng hoá học : là hiện tượng chất biến đổi tạo ra chất khác.
Ví dụ: 2H
2
(k)+ O
2
(k)
→
o
t
H
2
O(l)
Đây là sự biến đổi 2 đơn chất thành 1 hợp chất
- HS được làm quen một số đơn chất và hợp chất mới như : Al, Na
2
CO
3
, Ca(OH)
2
,
CaCO
3,
...dưới dạng CTHH qua đó HS thấy được mối quan hệ giữa chúng.
Một số khái niệm mới liên quan nhằm hoàn chỉnh khái niệm chất:
- Thông qua chương:” Mol và tính toán hóa học” (SGK HH lớp 8) HS biết được
những khái niệm mới quan trọng, biết cách chuyển đổi qua lại giữa các khái niệm
từ đó có thể vận dụng một cách dễ dàng trong tính toán hóa học.
- Thông qua bài “Tỉ khối của chất khí” HS có thể so sánh được độ nặng, nhẹ của
chất khí này so với chất khí khác, dựa vào công thức tính tỉ khối.
Như vậy đến đây HS đã có được một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và
thiết thực đầu tiên về hoá học nó bao gồm các khái niệm về chất, mở đầu về cấu
tạo chất, nguyên tử, phân tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất và hợp chất,
về phản ứng hoá hoá học, các khái niệm về đònh tính, đònh lượng của chất, ...
Nhìn chung các khái niệm này được hình thành dựa trên cơ sở thuyết nguyên tử -
phân tử nên chỉ hình thành ở dạng cơ bản, chúng sẽ được phát triển hoàn chỉnh
hơn ở những bài sau.
2.2.1.3. Tìm hiểu một số đơn chất, hợp chất cụ thể qua chương 4 ”Oxi- không
khí” và chương 5 ”Hiđro- nước”:
a) Hình thành khái niện đơn chất O
2
, tìm hiểu hợp chất oxit:
Tìm hiểu cụ thể về tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng cách điều chế
của chất khí O
2
:
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
23
- Đến chương “Oxi - không khí” (SGK HH lớp 8) HS nắm vững các khái niệm về
nguyên tố và đơn chất oxi, là nguyên tố hóa học đầu tiên được nghiên cứu về:
+ Tính chất vật lý, tính chất hóa học (bài 24, SGK HH lớp 8).
+ Ứng dụng, trạng thái thiên nhiên (bài 25, SGK HH lớp 8).
+ Cách điều chế oxi trong PTN và trong công nghiệp (bài 27, SGK HH lớp 8).
- Thông qua các thí dụ phân tích tính chất vật lý của oxi, HS quan sát và rút ra
tính chất hoá học của O
2
. Ngoài ra HS còn được tìm hiểu một số khái niệm mới :
sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy
Như vậy đến đây HS đã biết được đơn chất nào là phi kim, đơn chất nào là kim
loại nhưng chỉ ở mức độ tìm hiểu chưa phân biệt rõ giữa hai khái niệm phi kim và
kim loại. Chương trình THPT sẽ tiếp tục củng cố các tính chất của oxi, nghiên
cứu khái quát về nhóm oxi, cấu tạo phân tử oxi dựa vào thuyết electron (chương
6, SGK HH lớp 10)
Mở rộng khái niệm đơn chất oxi thành khái niệm hợp chất oxit:
- Để hình thành khái niệm oxit trước hết cho HS trả lời câu hỏi, sau đó nhận xét
và cuối cùng dẫn đến khái niệm: “Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố trong đó
có một nguyên tố là oxi”( bài 26, SGK HH lớp 8)
Có thể khái quát thành sơ đồ sau :
Hợp chất
Oxit Tạo bởi 2 nguyên tố
1 nguyên tố là oxi
- Khi tìm hiểu đến mục II (bài 26 SGK HH lớp 8) HS đã phân biệt được đâu là
kim loại, đâu là phi kim sau đó dẫn dắt đến khái niệm: oxit bazơ, oxit axit.
Ví dụ: Phân biệt oxit bazơ và oxit axit qua ví dụ
Oxit bazơ Oxit axit
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
24
Là oxit kim loại và tương ứng với 1 bazơ
Ví dụ : Na
2
O NaOH
CaO Ca(OH)
2
Là oxit phi kim và tương ứng với 1 axít
Ví dụ : SO
3
H
2
SO
4
P
2
O
5
H
3
PO
4
- Sau đó HS tiếp tục làm quen với một số oxit với cách gọi tên của chúng. Học
xong phần này HS thấy rõ hoá trò của nguyên tố là đa dạng, mỗi nguyên tố có thể
có một hoặc nhiều hoá trò.
Ví dụ: Cu
2
O : đồng (I) oxit Đồng có hóa trò I, II
CuO : đồng (II) oxit
- Khi tìm hiểu đến mục I (bài 27, SGK HH lớp 8) đã hoàn chỉnh một số khái niệm
tính chất vật lí và tính chất hoá học của hợp chất
Ví dụ:
Hợp chất Tính chất vật lí Tính chất hoá học
Kalipemanganat(KMnO
4
) Chất rắn, màu tím
Kaliclorat (KClO
3
) Chất rắn, màu
trắng
Đều thực hiện phản ứng phân
huỷ để tạo ra chất khác
- Đến đây mức độ hiểu biết về tính chất vật lí, tính chất hoá học không còn đơn
giản mà được nghiên cứu với những tính chất đặc trưng cho từng chất. Các khái
niệm oxit sẽ tiếp tục được nghiên cứu ở lớp 9 (Bài1, SGK HH ), HS sẽ hình thành
đầy đủ kiến thức chung về oxit, và vận dụng nó rất nhiều vào những bài học sau.
b) Hình thành khái niệm nguyên tố H
2
, tìm hiểu hợp chất H
2
O:
Tìm hiểu cụ thể về tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng cách điều chế
của chất khí H
2
:
- Khi nghiên cứu chương 5 (SGK HH lớp 8) HS biết về tính chất vật lí, tính chất
hoá học, ứng dụng và cách điều chế H
2
. Đa số đơn chất tồn tại trong phân tử đều
là phi kim khái niệm sẽ được khẳng đònh ở bài 9.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
25
Ví dụ: O
2
và H
2
đều là chất khí, là những phi kim nhưng có tính chất gần như khác
nhau hoàn toàn, được chứng minh qua tính chất, ứng dụng và cách điều chế.
- Ở chương trình THCS không đề cập đến nhiều, chỉ biết sơ lược về sự khác nhau
đó dựa vào thuyết nguyên tử- phân tử của chúng. Sang chương trình THPT các
khái niệm này sẽ được giải thích rõ hơn dựa vào thuyết electron.
- Bài 32 (SGK HH lớp 8 )HS đã bắt đầu làm quen với kim loại Cu, Zn, Fe, ...
nhưng đó là kim loại thông thường tồn tại dạng đơn chất. HS sẽ biết được tính
chất hoá học của chúng khi học tính chất hoá học của axit.
Đơn chất H
2
phát triển thành hợp chất H
2
O, sự xuất hiện khái niệm mở đầu của
bazơ và axit:
- Khi tìm hiểu đến bài “Nước” (SGK HH lớp 8) HS hiểu sâu sắc hơn về thành
phần đònh tính và đònh lượng của nước các tính chất vật lý và hóa học của nước.
- Qua các phản ứng cụ thể các oxit xuất hiện là những chất phản ứng nhằm tạo
bazơ và tạo axit tương ứng. Dựa vào PTHH đã hình thành các khái niệm:
+ Hợp chất tạo ra do oxit bazơ hoá hợp với nước thuộc loại bazơ. Dung dòch bazơ
làm đổi màu q tím thành màu xanh.
+ Hợp chất tạo ra do nước hoá hợp với oxit axit thuộc loại axit. Dung dòch axit
làm đổi màu q tím thành đỏ.
- Các khái nòêm axit, bazơ sẽ được hình thành cụ thể hơn ở bài tiếp theo
c) Phát triển khái niệm hợp chất, hình thành khái axit, bazơ, muối:
Tìm hiểu sơ lược khái niệm axit và phân loại của axit:
- Khái niệm axit được hình thành dựa vào thành phần cấu tạo, HS nhớ lại một số
axit quen thuộc nhận xét về thành phần phân tử của axit để dẫn đến khái niệm:”
Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốùc axit, các nguyên tử
H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại”(bài 37, SGK HH lớp 8).
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::