Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của siêu thị Kiểu thuộc Công ty Cổ Phần Thương mại Thiệu Yên trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.55 KB, 98 trang )

Phần 1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển
biến tích cực, biểu hiện tập trung qua mức tăng trưởng GDP tương đối nhanh.
Thêm vào đó là chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước tạo nhiều cơ hội
thuận lợi cho các doanh nghiệp hòa nhập vào nền kinh tế thị trường. Cùng với
sự phát triển của ngành thương mại, Siêu thị là loại hình kinh doanh bán lẻ mới
xuất hiện ở nước ta vào những năm đầu của thập niên 90. Được hình thành và
phát triển trong quan hệ mật thiết với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
trên quy mô toàn thế giới. Kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo
ngành thương mại bán lẻ của đất nước, mở ra một loại cửa hàng văn minh, hiện
đại và tiện nghi cho người mua sắm Việt Nam; làm thay đổi thói quen mua sắm
truyền thống của người dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nói
chung.
Siêu thị xuất hiện phổ biến ở nước ta chủ yếu là tại các thành phố lớn
như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… tại các tỉnh lẻ thì đây vẫn là
loại hình kinh doanh khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp thương mại. Tuy
nhiên, trong thực tế thì cho thấy sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội của
người dân trong nước ngày một tăng lên, đời sống của người dân ngày một
được cải thiện, nhu cầu không chỉ dừng lại ở sự thõa mãn những nhu cầu cơ
bản mà còn thể hiện những nhu cầu ở mức độ cao hơn và việc mua hàng hóa
tiêu dùng cũng được chú trọng hơn. Chính vì thế mà kinh doanh bán lẻ theo
hình thức siêu thị sẽ trở thành tất yếu cùng với sự phát triển của xã hội và nhất
là ở thời buổi nền kinh tế trong quá trình hội nhập của nước ta nhiện nay.
Yên Định là một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, trong 10 năm (20002010) huyện tập trung phát triển kinh tế, tốc độ tăng GDP bình quân 10% năm,
tăng gấp 2,6 lần so với năm 2009, tổng thu nhập bình quân của nhân dân là
12,89 triệu đồng/năm. Hệ thống giao thông trong vùng được đầu tư xây dựng
tương đối đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại…Từ những thành tựu
1



trên năm 2010 huyện vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu đơn vị
Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Mức sống của người dân ngày một
được nâng cao. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của người dân trong vùng
cũng tăng lên đáng kể tạo điều kiện cho phát triển hoạt động kinh doanh
thương mại trên địa bàn huyện trong đó có phát triển kinh doanh siêu thị. Mặt
khác trong vùng chưa có một trung tâm mua bán nào lớn, các chợ còn rải rác và
sản phẩm tiêu thụ ở đây thì chưa đảm bảo. Nắm bắt được nhu cầu trên mà công
ty cổ phần thương mại Thiệu Yên mở siêu thị để kinh doanh. Tuy nhiên, đây là
loại hình kinh doanh bán lẻ khá mới mẻ tại một vùng không phải là trung tâm
lớn nên việc kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và quản lý.
Chính vì vậy để góp phần thõa mãn nhu cầu mua sắm của người dân trong
vùng cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mại
Thiệu Yên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của siêu thị Kiểu thuộc Công ty Cổ Phần Thương mại Thiệu Yên
trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Thực trạng hoạt động kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh của siêu thị Kiểu thuộc công ty Cổ phần thương mại Thiệu Yên trên
địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, để từ đó đề ra những giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động kinh doanh của siêu thị Kiểu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh siêu thị


-

Thực trạng về hoạt động kinh doanh của siêu thị Kiểu thuộc Công ty cổ

phần thương mại Thiệu Yên.
-

Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của siêu thị Kiểu

thuộc Công ty Cổ phần thương mại Thiệu Yên trên địa bàn huyện Yên Định.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2




Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh tại “Siêu thị Kiểu” và những

nhân tố tác động tới việc phát triển kinh doanh siêu thị của Công ty cổ phần
thương mại Thiệu Yên.


Phạm vi nghiên cứu:
-

Không gian: siêu thị tại ngã ba Kiểu, xã Yên Trường, huyện Yên Định,

tỉnh Thanh Hóa.
-


Thời gian: 27/12/2010 đến 30/4/2011.

1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến
-

Hệ thống được cơ sở lý luận về siêu thị và hoạt động kinh doanh siêu

-

Thực trạng hoạt động kinh doanh siêu thị và các nhân tố ảnh hưởng tới

thị.
kinh doanh của siêu thị Kiểu thuộc Công ty Cổ phần thương mại Thiệu Yên.
-

Đề xuất được những giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của siêu

thị Kiểu trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

3


Phần 2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
SIÊU THỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh doanh siêu thị.
2.1.1 Tổng quan về siêu thị
2.1.1.1 Định nghĩa
"Siêu thị" là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài "supermarket" (tiếng Anh) hay "supermarché" (tiếng Pháp), trong đó "super"

nghĩa là "siêu" và "market" là "thị trường" ("chợ"). Ngày nay có nhiều khái
niệm về siêu thị.
Trên thế giới hiện có một số khái niệm về siêu thị như sau:


Theo Philips Kotler, siêu thị là "cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có

mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối luợng hàng hóa bán ra
lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột
giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa".


Theo nhà kinh tế Marc Benoun của Pháp, siêu thị là "cửa hàng bán lẻ

theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m 2 đến 2500m2 chủ yếu bán
hàng thực phẩm"


Tại Anh người ta định nghĩa “Siêu thị là cửa hàng buôn bán tạp phẩm,

bán thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hoá khác, thường đặt tại thành phố,
dọc đường cao tốc hoặc trong khu buôn bán có diện tích khoảng từ 4.000 đến
25.000 bộ vuông. Trong vòng 10-15 năm trở lại đây, rất nhiều siêu thị đã được
xây dựng ở ngoài thành phố hoặc ngoại ô.


Theo Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z:
"Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ

gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác"
Siêu thị truyền thống thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần khu dân cư
để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu.

4




Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt

Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004:
“Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tồng hợp hoặc
chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm
chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và
trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh,
thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”.
Tại Việt Nam, các siêu thị ghi bằng tiếng Việt là SIÊU THỊ trước tên
thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt và trước các từ địa chỉ danh
hay tính chất của Siêu thị. Nếu ghi thêm bằng tiếng nước ngoài, kích cỡ chữ
nhỏ hơn kích cỡ tên tiếng Việt và đặt dưới hoặc sau tiếng Việt.
• Các đặc trưng cơ bản của siêu thị
Theo Viện nghiên cứu Thương mại Việt Nam, siêu thị có các đặc trưng
sau


Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán

hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không
phải để bán lại. Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, được quy

hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang
thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý,
được Nhà nước cấp phép hoạt động.


Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre - service): Đây là

phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại
cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn
minh... giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ có sự phân biệt:
Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người
bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng
dẫn của người bán.
Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe
đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng
bóng trong quá trình mua hàng.

5




Phương thức thanh toán thuận tiện: Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được

đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng
máy và tự động in hóa đơn. Đây chính là tính chất ưu việt của siêu thị, đem lại
sự thỏa mãn cho người mua sắm... Đặc điểm này được đánh giá là cuộc đại
"cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ.



Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: qua nghiên cứu cách thức vận

động của người mua hàng khi vào cửa hàng, người điều hành siêu thị có cách
bố trí hàng hóa thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu quả của
không gian bán hàng. Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng
hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được
điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được
nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được
ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những
hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu
hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng
lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo
cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy...


Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như: thực phẩm, quần

áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử... với chủng loại rất phong phú, đa dạng. Siêu
thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với các cửa hàng
chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định. Theo
quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy
mọi thứ họ cần và với một mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday-low-price).
Chủng loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục
nghìn loại hàng. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu
cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm
bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh...
Trong các đặc trưng trên, phương thức bán hàng tự phục vụ và nghệ thuật trưng
bày hàng hoá của siêu thị đã mở ra kỷ nguyên thương mại bán lẻ văn minh hiện
đại.
2.1.1.2 Nguyên tắc hình thành siêu thị


6


Việc xác định và hình thành quy mô các siêu thị phụ thuộc vào tình hình
phát triển kinh tế-xã hội của từng giai đoạn, kim ngạch xuất nhập khẩu, tổng
mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn, bán lẻ và tình hình đầu tư nước ngoài, số
lượng văn phòng đại diện nước ngoài trên địa bàn tỉnh và khu vực.
Sự hình thành và phát triển các siêu thị phải phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế-xã hội, định hướng phát triển thương mại của tỉnh, đồng thời
phải tuân thủ các khu chức năng của định hướng phát triển không gian đô thị
của các đô thị trong tỉnh.
Sự hình thành và phát triển các siêu thị phải đảm bảo tính hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh của chính các siêu thị, đồng thời phải đảm bảo chức năng
là hạt nhân phát triển thị trường của tỉnh, vùng, cả nước. Để đạt mục tiêu trên
thì các sêu thị phải có những yếu tố sau:
-

Vị trí các siêu thị phải đảm bảo sự thuận lợi dễ dàng trong các giao dịch

trong hoạt động thương mại như điều kiện giao thông thuận lợi, vị trí trung
tâm, các khu vực có hoạt động thương mại…
-

Để đảm bảo yêu cầu cho việc vận hành hoạt động tốt các siêu thị thì các

điều kiện về cơ sở hạ tầng tại khu vực đó phải đồng bộ và hoàn chỉnh như hệ
thống đường sá, điện, cấp nước, thoát nước…đảm bảo yêu cầu đối với một siêu
thị.
Ngoài những điều kiện trên, thì cần phải chú ý đến các yếu tố như trình

độ quản lý, chất lượng đội ngũ lao động hoạt động trong các siêu thị…
2.1.1.3 Phân loại siêu thị
∗ Phân theo quy mô
Theo quy định của Bộ Công Thương Việt Nam, siêu thị được phân làm
3 hạng:
 Siêu thị hạng I
Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản,
khu vệ sinh, khu giải trí:
Các siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
-

Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên.

-

Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;
7


Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
-

Diện tích từ 1.000m2 trở lên.

-

Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên

 Siêu thị hạng II
Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:

-

Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên.

-

Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên.

Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
-

Diện tích từ 500m2 trở lên.

-

Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên

 Siêu thị hạng III
Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
-

Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên.

-

Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên.

Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
-


Diện tích từ 500m2 trở lên (như siêu thị tổng hợp).

-

Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên
∗ Phân theo hàng hóa kinh doanh

 Siêu thị tổng hợp: siêu tị bán nhiều loại hàng hóa cho mọi khách hàng.
Hiện nay siêu thị tổng hợp đang ngày càng phát triển, có những siêu thị từ vài
nghìn đến vài chục ngàn loại hàng hóa được bày bán trong siêu thị. Những siêu
thị này cung cấp một chuỗi hoàn chỉnh những mặt hàng tổng hợp, từ thực
phẩm, dụng cụ gia đình, các mặt hàng tiêu dùng đến quần áo, giày dép…đáp
ứng mọi nhu cầu.
 Siêu thị chuyên doanh: là siêu thị bán một hoặc một số hàng hóa của
một ngành nào đó. Một số loại siêu thị chuyên doanh như: siêu thị máy tính,
siêu thị điện thoại di động, siêu thị trái cây, siêu thị điện máy, siêu thị sách,
siêu thị đĩa ốc… siêu thị chuyên doanh cung cấp các loại hàng hóa có tính
chuyên sâu cao, có tính đặc thù của ngành hàng mà không một ngành hàng nào
có thể cung cấp.
∗ Phân theo cấp quản lý
8


 Siêu thị kinh doanh độc lập: các siêu thị hoạt động đơn lẻ, thương nhân
có thế mạnh mặt hàng nào thì kinh doanh mặt hàng đó, không có sự kiên kết
với các siêu thị khác để bổ sung nguồn hàng cho nhau.
 Chuỗi siêu thị: là mô hình siêu thị mà một doanh nghiệp có thể mở
nhiều siêu thị ở các địa điểm khác nhau, kinh doanh các mặt hàng tương tự
nhau và chịu sự thống nhất quản lý của doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Việc
thành lập chuỗi siêu thị giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh

thông qua sử dụng hệ thống hậu cần (logistics) và điều hành chung
∗ Phân loại theo phương thức kinh doanh
 Siêu thị bán buôn
Kinh doanh phục vụ các khách hàng làm kinh doanh bao gồm nhà sản
xuất, chế tạo, những người bán sỉ khác, nhà bán lẻ, các công ty dịch vụ: nhà
hàng, khách sạn và bất cứ khách hàng chuyên nghiệp nào khác.
Đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh bao gồm nhu cầu bán lại và chế biến,
nhu cầu đầu tư và tất cả các nhu cầu bổ sung khác để phục vụ kinh doanh.
Siêu thị bán buôn là bán hàng tới các đơn vị kinh doanh khác có cùng
chức năng trong thệ thống cung ứng. Bán không giới hạn ở mức độ bán đến
người bán lại mà bao gồm cả việc bán hàng đến tất cả các loại hình kinh doanh
bất kể họ có bán lại, có chế biến hoặc chỉ sử dụng hàng hóa này cho mục đích
chuyên môn nào đó. Chính vì thế mà siêu thị bán buôn đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống phân phối.
 Siêu thị bán lẻ
Là siêu thị bán hàng trực tiếp tới mọi đối tượng, đến người tiêu dùng
cuối cùng, đó là các người tiêu dùng cá nhân, các hộ gia đình. Chức năng chủ
yếu của các siêu thị này là tiếp xúc với khách hàng, phát hiện nhu cầu tiêu
dùng, thu thập thông tin thị trường và chuyển các thông tin này tới tay nhà sản
xuất, thực hiện bán hàng, quảng cáo và trưng bày sản phẩm, phân chia và sắp
xếp hàng hóa thành những khối lượng phù hợp với người mua; dữ trữ hàng hóa
sẵn sàng cung cấp cho người tiêu dùng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
2.1.2 Vị trí, vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối hiện đạị
9


2.1.2.1 Vị trí của siêu thị trong mạng lưới tiêu thụ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, ngày
càng có nhiều mô hình phân phối hàng hóa hiện đại của các nước phát triển
trên thế giới thâm nhập vào Việt Nam, đáp ứng được phần nào nhu cầu mua

sắm ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước tại các đô thị lớn, đồng thời
góp phần hoàn thện hệ thống lưu thông-phân phối hàng hóa theo xu hướng hội
nhập kinh tế quốc tế của nền thương mại Việt Nam.
Nếu như trước kia tỷ lệ hàng bán trong siêu thị chiếm tỷ trọng từ 95100% nhập khẩu nay chỉ còn khoảng 70% và tỷ lệ này càng thấp đi. Điều này
cho thấy siêu thị ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống phân
phối hàng hóa của Việt Nam. Siêu thị đã tìm thấy chỗ đứng trên thị trường Việt
Nam, góp phần tạo dựng nền văn minh thương mại tại các địa phương và đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong đời sống hiện đại. Siêu thị chiếm một vị trí quan
trọng trong hệt hống phân phối. Nếu như trước đây, người tiêu dùng phải di
chuyển rất nhiều nơi, đi đến rất nhiều địa điểm bán hàng mới có thể mua đủ các
loại hàng hóa mà mình mong muốn thì hiện nay đi siêu thị người tiêu dùng có
thể mua được mọi loại hàng hóa cần thiết.
Siêu thị là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng. Siêu thị giúp
giải quyết được nhiều mâu thuẫn trong kênh phân phối hàng hóa.
Siêu thị là một loại của hàng riêng nằm trong hệ thống mạng lưới bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ, với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các hàng hóa thuộc
nhu cầu hàng ngày.
Ở các nước phát triển, siêu thị là một thành phần không thể thiếu trong
mạng lưới bán lẻ hàng hóa. Siêu thị đã trở nên quen thuộc trong đời sống hàng
ngày của người dân.
Hiện nay tại các thành phố, khu đô thị và khu công nghiệp, sức tiêu
dùng cá nhân tăng nhanh chóng. Số lượng người nước ngoài và Việt kiều đến
Việt Nam du lịch, đầu tư làm ăn ngày càng nhiều. Việc đáp ừng nhu cầu tiêu
dùng của tầng lớp khách hàng này đang trở nên cần thiết. Trên thực tế, với
những thuận lợi trong việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa của người dân, các siêu
thị đang ngày càng trở nên quen thuộc với cả các tầng lớp bình dân, người dân

10



ngày càng sẵn sàng đi mua sắm tại các siêu thị, nên siêu thị ngày càng có vị trí
quan trọng trong trong hệ thống bán lẻ hàng hóa, đặc biệt là hệ thống bán lẻ
quy mô hiện đại.
2.1.2.2 Vai trò của siêu thị
 Vai trò của siêu thị trong nền kinh tế
-

Thúc đẩy sự luân chuyển nhanh chóng hàng hóa từ nhà sản xuất

đến người tiêu dùng.
-

Phục vụ nhu cầu đa dạng của đa số tầng lớp người tiêu dùng.

-

Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

-

Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho các tầng lớp dân cư xã

hội
 Vai trò của siêu thị trong hệ thống bán lẻ và sản xuất hàng hóa.

∗ Trong hệ thống bán lẻ:
- Họat động siêu thị làm tăng mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ.
- Siêu thị có điều kiện thuận lợi để nắm bắt nhu cầu khách hàng. Góp
phần giúp hàng hóa lưu chuyển đúng chỗ, đúng lúc, đúng người.



Đối với nhà sản xuất:
- Siêu thị đóng vai trò cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
- Giúp nhà sản xuất quảng cáo giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu

dùng.
- Giúp nhà sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Giúp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
- Đối với Việt Nam, siêu thị còn là một kênh quan trọng để tiêu thụ và
quảng bá cho thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.
∗ Đối với người tiêu dùng:
- Siêu thị với phuơng thức bán hàng văn minh hiện đại, nhiều chuơng
trình khuyến mãi, nghệ thuật trưng bày hàng hóa đẹp mắt giúp kích thích nhu
cầu người tiêu dùng.
- Siêu thị đang dần thay thế các loại hình truyền thống để phục vụ nhu cầu
đa dạng của người tiêu dùng.

11


- Siêu thị nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng để có chính sách phân phối
hàng hợp lý.
Tóm lại, các siêu thị tổng hợp và chuyên doanh có vai trò quan trọng
trong việc giải quyết được rất nhiều mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa:
Trong quá trình phân phối hàng hóa các siêu thị nắm bắt được nhu cầu
thực tế của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên có thể
chuyển tải những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho những người sản
xuất và cung ứng hàng hóa. Điều này tạo lập cầu nối để dẫn dắt người sản xuất
định hướng và nhu cầu thị trường, giảm thiểu các tầng, các lớp trung gian trong

hệ thống phân phối, do đó sẽ có mức giá bán lẻ thấp nhất trong mạng lưới bán
lẻ hàng hóa thông thường.
Cách thức tổ chức các quá trình phân phối sản phẩm của siêu thị sẽ giải
quyết các mâu thuẫn cố hữu của nền kinh tế. Các chức năng chính của siêu thị
là mua và bán, vận chuyển, lưu kho, tiêu chuẩn hóa và phân loại, tài chính, chịu
rủi ro, thông tin thị trường.
Siêu thị thực hiện chức năng tài chính cung cấp tiền mặt và tiến dụng
cần thiết cho hoạt động sản xuất hàng hóa. Ví dụ: siêu thị Metro đã cung cấp
tài chính cho các hộ nông dân sản xuất rau sau đó mua lại rau để bán trong siêu
thị.
Siêu thị là người chia sẻ rủi ro với các nhà sản xuất. Nếu như trước kia
các nhà sản xuất tự phân phối hàng hóa và tự gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa
của mình thị hiện nay một số siêu thị thường mua đứt hàng hóa của các doanh
nghiệp (với giá thấp) sau đó tự chịu trách nhiệm bảo hành, vận chuyển hàng
hóa đối với khách hàng nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Do đó siêu thị chia
sẻ một phần rủi ro với các nhà sản xuất.
Siêu thị là nơi cung cấp thông tin thị trường, do bán hàng tiếp cho khách
hàng nên các siêu thị là người hiểu rõ nhất nhu cầu của khách hàng, những thay
đổi về thị hiếu của khách hàng để từ đó cung cấp thông tin phản hồi cho đối với
nhà sản xuất, tác động đến sản xuất để các nhà sản xuất có thể tạo ra các sản
phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

12


Ngoài ra siêu thị còn giữ một số vai trò khác như: hoàn thiện thiện thêm
sản phẩm, có thể là bao gói, gắn nhãn mác hoặc đóng hộp. Một số siêu thị còn
thực hiện một số công đoạn chế biến một phần đặc biệt là hàng thực phẩm.
Ngoài ra siêu thị còn giữ vai trò tạo dựng và duy trì mối quan hệ với những
người mua tiềm năng.

2.1.3 Tình hình phát triển siêu thị trên thế giới và xu hướng phát triển
2.1.3.1 Tổng quát về các giai đoạn phát triền của hệ thống siêu thị trên thế
giới:
Qua khảo sát hệ thống phân phối ở các nước châu Âu, châu Mỹ người ta
thấy sự ra đời của siêu thị là đổi mới của phương thức bán hàng từ những cửa
hàng tổng hợp cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
 Pháp
Cửa hàng lớn đầu tiên là La Bell Jardi-niere, do Piere Parissot thành lập ở
Paris 1824 có phương thức bán hàng, nhấn mạnh đến khâu các mặt hàng của
ông đều được bán theo giá cố định và bán thu tiền mặt; làm đảo lộn các tập
quán mua bán từ trước là dựa trên 2 nguyên tắc lớn: sự mặc cả về giá hàng giữa
người bán - người mua và bán chịu.
Năm1852 Au Bon Marche’ do Aristide Boucicaut cùng với cộng sự là
Justin Videau sáng lập, có đặc trưng giống siêu thị, tiên phong trong việc áp
dụng phương thức bán hàng cải tiến so với những phương thức truyền thống đã
có từ truớc: hàng hóa được niêm yết giá và dán rõ ràng, nhiều loại hàng hóa,
quảng cáo, lợi nhuận thấp (13,5%) để giám giá bán làm tăng doanh thu bán
hàng, khách hàng tự do tiếp xúc, xem xét hàng hóa và không bắt buộc phải
mua...
Bardour là người khai trương siêu thị đầu tiên tại Pháp, là chuỗi cửa hàng
liên nhánh Goulet Tourpin mở ra vào năm 1957 tại Reuil Malmaison. Đến
1973 thì đã có hàng nghìn siêu thị tại Pháp. Các nhà bán lẻ Pháp đã phát triển
thành các đại siêu thị (hypermarket). Đại siêu thị đầu tiên có tên là: Carrefour
khai trưong ngày 15/06/1963 tại Sainte Genevieve-des Bois, Paris. Hiện nay
Carrerfour là nhà bán lẻ lớn thứ hai thế giới sau Wal-Mart. Đến nay có hơn

13


1300 đại siêu thị ở Pháp, trong đó 6 cái lớn nhất là: Carrefour, Leclerc,

Intermarche, Casino, Auchan và Cora ( Nguồn: The future of marketing’s past).
 Mỹ
Ý tưởng giảm giá bán, giảm lợi nhuận biên để tăng doanh thu – nguồn gốc
của phương thức kinh doanh siêu thị -thực sự ra đời ở Mỹ năm 1879, “Great 5
cts”do Frank WoolWorth sang lập. Các cửa hàng đầu tiên thuộc dạng này có
mặt ở Anh năm 1909 và Pháp 1927.
Siêu thị đầu tiên ra đời 4/8/1930 tại Mỹ do Michael Cullen sáng lập. Giá
bán thấp song có tốc độ quay vòng hàng hóa nhanh và mức lợi nhuận khoảng
9-10%. Theo M.Cullen, công thức chung cho một siêu thị là:
Hàng thực phẩm và đồ gia dụng + Giá rẻ + Tự phục vụ + Chi phí thấp + Bãi đỗ
xe.
Những chuỗi cửa hàng bán lẻ khác cũng được thành lập năm 1930 như
Krogger và Safeway lúc đầu chống lại ý tưởng của Cullen, nhưng cuối cùng
cũng tự xây dựng siêu thị theo công thức chung như Cullen đã nói ở trên. Tuy
nhiên Kroger có sáng kiến hơn khi xây dựng siêu thị đầu tiên với bốn mặt đều
là bãi giữ xe.
Siêu thị nhanh chóng lan rộng ra khắp Mỹ cùng với sự phát triển của
ngọai ô sau chiến tranh thế giới II, 1962 cửa hàng đầu tiên của Wal-Mart – tập
đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới- ra đời. Doanh thu của WalMart là 1 tỷ USD một
ngày, 42 triệu USD một giờ, từng giờ của từng ngày trong năm.
 Các nước Châu Á
Ở châu Á, do sự phát triển kinh tế chậm nên siêu thị cũng xuất hiện muộn
hơn. Siêu thị chính thức có mặt tại các quốc gia châu Á cùng với sự khởi sắc
của nền kinh tế châu Á. Dẫn đầu là Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, HôngKông,
Singapore. Dần dần siêu thị phát triển rộng khắp các nuớc châu Á khác.
2.1.3.2 Tốc độ phát triển siêu thị trên thế giới
Các siêu thị ở những nước Châu Âu đang ở trong giai đoạn bão hòa,
thậm chí suy thoái đối với những siêu thị đầu tiên trước sự nổi lên của các loại
cửa hàng chuyên doanh với tập hợp hàng hóa hẹp nhưng sâu, có quy mô ngày
càng mở rộng; trong khi ở các nước đang phát triển như Châu Mỹ Latinh và


14


châu Á, siêu thị mới đang ở giai đọan hình thành hoặc đang bắt đầu phát triển.
Những thị trường đang bước vào thời kỳ phát triển của thương nghiệp bán lẻ
hiện đại như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha , Hy Lạp, Maroc và các nước Đông
Âu. Những thị trường tiềm năng lớn trong tương lai là các nước Châu Á như
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt
Nam…
 Ở Châu Á
Siêu thị của Trung Quốc đã phát triển rất mạnh vào đầu thập kỷ 90, với tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 70%. Thái Lan: hiện nay hệ thống
bán lẻ hiện đại của Thái Lan có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng
trưởng của hệ thống bán lẻ truyền thống. Siêu thị ở Thái Lan chủ yếu tập trung
ở Băng Cốc. Tại Băng Cốc có đến 75% siêu thị trong khi đó dân số của khu
vực này chỉ chiếm 20% dân số của Thái Lan.
 Các nước Châu Mỹ La tinh

Từ chỗ các nước chỉ có một vài siêu thị ở thủ đô trong giai đoạn những năm
1960-1980, đến cuối thập kỷ 1980 và suốt thập kỷ 1990, người ta đ. được
chứng kiến sự phát triển ngoạn mục của hệ thống chuỗi siêu thị, từ các nước
lớn và giàu có cho tới những nước nhỏ và nghèo hơn. Các tập đoàn siêu thị đa
quốc gia, như Wal-Mart, Carrefour, và Ahold, là những nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài chi phối hệ thống bán lẻ ở Châu Mỹ La Tinh. Vào giữa những năm
1990, hệ thống chuối siêu thị đã lan tới các thành phố cấp hai của các nước.
Đến cuối những năm 1990, hệ thống siêu thị đã thu hút được ngay cả những
khách hàng có thu nhập thấp.
2.1.3.3 Các xu hướng phát triển
Thứ nhất, ngày nay hầu hết mọi nơi đều phát hành những lọai thẻ đặc

biệt của cửa hàng như: thẻ thành viên (membership card), thẻ câu lạc bộ (club
cards), thẻ khách hàng thân thiết (loyalty cards). Những khách hàng sở hữu các
lọai thẻ này sẽ được hưởng ưu đãi giảm giá chiết khấu trên một số món hàng
nhất định.

15


Thứ hai, giảm giá cho khách hàng mua số lượng lớn. Ngày nay, siêu thị
thường cung cấp một lượng hàng hóa và dịch vụ đa dạng bên cạnh các mặt
hàng thực phẩm.
Thứ ba, xu hướng quốc tế hóa trong ngành thương nghiệp bán lẻ toàn
thế giới đã diễn ra theo những hướng chính là từ Bắc Âu sang Nam Âu; từ Mỹ
sang Tây Âu; ngược lại, từ Tây Âu sang Mỹ; từ Tây Âu, Mỹ sang Đông Âu,
Mỹ Latinh và Châu Á. Quốc tế hóa được tiến hành dưới nhiều hình thức:
-

Đầu tư trực tiếp và thành lập những chi nhánh độc lập tại nước ngoài

dưới hình thức các cửa hàng, siêu thị, đại siêu thị 100% vốn của công ty mẹ.
Những tập đoàn đi theo hướng này là Carrefour và Promodes.
-

Mua lại hoặc sát nhập với các hàng bán lẻ khác ở nước ngoài và nắm giữ

một tỷ lệ vốn nhất định. Ví dụ: Tập đoàn Dock de France mua lại các cửa hàng
tiện dụng của hai hãng Lilchamp Foodstores và Huntley’s Jiffy ở vùng Đông
Nam nước Mỹ…
-


Kết hợp đồng đặc quyền kinh tiêu. Ví dụ, theo cách này, hàng chục cửa

hàng mang bảng hiệu Printemps đã được nhân rộng ở Bồ Đào Nha, Ảrập Xêút,
Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Trung Quốc.
-

Mỗi quốc gia có những nét đặc trưng riêng trong quá trình quốc tế hóa

ngành công nghiệp phân phối. Nếu như “cửa hàng hạ giá” là loại hình cửa hàng
được các công ty bán lẻ Đức áp dụng nhiều nhất khi mở rộng ra nước ngoài,
các công ty Mỹ nổi tiếng với phương thức trung tâm phân phối và Hà Lan được
biết đến với truyền thống kinh doanh siêu thị, hiện tại siêu thị là loại cửa hàng
được nước Pháp ưu ái nhất khi tiến ra các thị trường nước ngoài.
2.1.4 Sự ra đời và kinh nghiệm kinh doanh của siêu thị một số nước trên
thế giới
2.1.4.1 Trung Quốc
Thị truờng bán lẻ Trung Quốc (TQ) có nhiều điểm tuơng đồng với Việt
Nam vể đặc điểm thị trường, thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Ngay từ
năm 1992 Chính phủ TQ đã cho phép các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đầu
tư vào lĩnh vực phân phối hàng hoá. Kinh nghiệm TQ, sau khi mở cửa có

16


khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tràn vào khai thác thị trường
nước này, hơn 60% doanh thu rơi vào tay họ, đặt các tập đoàn bán lẻ của TQ
vào tình thế phá sản. Chính phủ TQ ban hành Pháp lệnh bán lẻ và đưa ra một
số quy định nhằm hạn chế sự phát triển siêu thị của các tập đoàn nước ngoài
đang đầu tư mở thêm siêu thị ở Trung Quốc như hạn chế về diện tích kinh
doanh, hạn chế về số lượng siêu thị tại một tỉnh hay một thành phố thông qua

quy hoạch
Đây là một phương pháp quản lý mà Việt Nam nên học tập trong giai
đoạn đầu mở cửa thị trường phân phối của Việt Nam. Nuớc ta đã chính thức
mở cửa vào 1/1/2009 nhưng hiện nay vẫn chưa xây dựng Bộ luật nào để điều
chỉnh hoạt động siêu thị ngoại trừ Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại
(TTTM) đã bán hàng từ thời điểm 2004. Kinh nghiệm cho Việt Nam là nên
sớm biên soạn một Bộ luật riêng về bán lẻ để điều tiết thị truờng, và dùng ENT
(Economic Needs Test) như một công cụ hữu hiệu để hạn chế tốc độ phát triển
quá ồ ạt của siêu thị nước ngoài. Điểm yếu của các DN bán lẻ của Trung Quốc
là nhiều nhưng thường có quy mô nhỏ. Và giải pháp của TQ là Chính phủ chọn
một số doanh nghiệp bán lẻ lớn (dựa trên thành tích hoạt động kinh doanh,
thuộc các thành phần kinh tế) để hỗ trợ phát triển. Với sự hỗ trợ này nhiều
doanh nghiệp kinh doanh siêu thị của Trung Quốc đã phát triển rất nhanh và thị
phần của siêu thị ngày càng tăng trong hệ thống bán lẻ hàng hoá. Áp dụng ở
Việt Nam, Nhà nuớc nên chọn ra những DN bán lẻ lớn như CoopMart,
Maximark...để hỗ trợ các DN này lớn mạnh hơn để cạnh tranh với những tập
đoàn nước ngoài hùng mạnh.
2.1.4.2 Thái Lan
Không giống như siêu thị của một số nước phát triển khác siêu thị của
Thái Lan thường nằm trong các trung tâm thương mại (TTTM). TTTM là loại
hình phát triển nhất và thu hút nhiều khách hàng nhất của nước này. Các siêu
thị trong nuớc liên doanh với các siêu thị của nước ngoài để cạnh tranh với các
đại siêu thị và các loại hình bán lẻ truyền thống. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu
của các siêu thị là các chợ truyền thống. Thái Lan cũng có lúc 80% thị phần
bán sỉ và lẻ nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài và Chính phủ nước này đã

17


phải điều tiết bằng cách chỉ cho các tập đoàn nước ngoài được mở từng siêu thị

riêng lẻ, không cho hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường. Chính Phủ
cũng ban hành quy định về thương mại công bằng đối với các siêu thị nhằm
ngăn chặn tình trạng hạ giá quá nhiều để chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra Thái
Lan cũng thành lập Liên minh bán lẻ để giúp các siêu thị truyền thống trong
nước làm quen với các hình thức bán lẻ hiện đại và giúp các siêu thị nhỏ trong
nước có được quyền lực thị trường tương đương với các siêu thị lớn của nước
ngoài. Áp dụng vào trường hợp ở Việt Nam, Nhà nuớc mở cửa cho DN phân
phối nuớc ngoài xây dựng nhưng chỉ cho xây dựng siêu thị đầu tiên, từ siêu thị
thứ 2 trở đi nên xem xét kỹ, khống chế DN phân phối nuớc ngoài hình thành
chuỗi liên kết để chi phối thị trường. Cũng như Liên minh bán lẻ Thái Lan,
Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam(AVR) nên tăng cuờng mối liên kết và những
họat động hỗ trợ DN bán lẻ Việt Nam.
2.1.5 Sự ra đời và phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị ở Việt
Nam
2.1.5.1 Thực trạng phát triển siêu thị ở Việt Nam
Do đặc trưng lịch sử phát triển kinh tế, siêu thị tại Việt Nam ra đời khá
muộn. Quá trình hình thành và phát triển của siêu thị Việt Nam trải qua các
thời kỳ:
Thời kỳ 1993 - 1994: Những siêu thị đầu tiên ra đời tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Thời kỳ 1995 - 1997: Mở rộng ra các thành phố lớn trên cả nước: Trong
thời kỳ này bắt đầu có sự xuất hiện của các siêu thị ở Hà Nội vào đầu năm
1995.
Từ năm 1998 đến nay: Cạnh tranh, đào thải và chuyên nghiệp hơn: Do
sự xuất hiện ồ ạt, kinh doanh không bài bản, thiếu kiến thức thương nghiệp và
phải cạnh tranh với các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, hàng
rong và cạnh tranh lẫn nhau nên rất nhiều siêu thị đó đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn
thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Những siêu thị còn tồn tại và phát triển là nhờ
những nhà quản lý tỉnh táo hơn, có hướng phát triển phù hợp.


18


Có nhiều siêu thị (cũng như trung tâm thương mại) không đáp ứng đủ
điều kiện kinh doanh theo quy định như: diện tích kinh doanh chưa đạt mức tối
thiểu; bảo quản hàng hoá không đúng quy trình; thiếu các điều kiện cần thiết để
phục vụ khách hàng (khu vệ sinh, khu giải trí).
2.1.5.2 Các vấn đề đặt ra với phát triển siêu thị ở Việt Nam
Đối với quản lý nhà nước:
Cần có chính sách quản lý phù hợp để đảm bảo cạnh tranh công bằng.
Hện nay một số siêu thị lớn của nước ngoài như Meetro, BigC, thị trường phân
phối của Việt Nam sẽ được mở cửa. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu
áp lực cạnh tranh từ các nhà bán lẻ nước ngoài. Các hình thức bán lẻ truyền
thống đang có nguy cơ mất thị trường do không thể cạnh tranh với các tập đoàn
bán lẻ nước ngoài. Các chính sách có thể là các quy định về liên doanh, đất đai,
các tiêu chuẩn về môi trường...
Ban hành cơ chế quản lý các nhà phân phối nước ngoài. Kết hợp quản lý
siêu thị với quản lý đất đai quy hoạch. Thực hiện chính sách hỗ trợ hệ thống
siêu thị trong nước. Các chính sách liên quan tới hợp đồng tiêu thụ hàng hóa.
2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện kinh doanh siêu thị
∗ Vị trí đặt siêu thị
Vị trí đặt siêu thị đóng vai trò lớn đối với việc kinh doanh. Nếu đặt ở vị
trí thuận lợi: rìa các chục đường lớn, nơi có điều kiện kinh tế phát triển, nhiều
dân cư sinh sống, thuận tiện cho việc mua sắm thì đảm bảo siêu thị sẽ thu hút
được nhiều khách hàng đến với mình hơn là những siêu thị đặt ở vị trí xa trung
tâm kinh tế, xây dựng bị khuất lấp bởi các công trình khác và đặt tại nơi ít dân
cư, kém phát triển thì nhu cầu mua sắm sẽ ít và kinh doanh sẽ kém phát triển.
∗ Diện tích kinh doanh
Diện tích kinh doanh của các siêu thị là diện tích sàn (kể cả lối đi lại)
của các tầng nhà dùng để bố trí các hoạt động kinh doanh của Siêu thị. Nếu

diện tích kinh doanh càng lớn thì sẽ mở rộng được quy mô kinh doanh của siêu
thị, đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm khác nhau và sáng tạo các cách trưng bày
hàng khác nhau thu hút được người mua hàng. Điều kiện bố chí các hoạt động
kinh doanh trong siêu thị. Bên cạnh đó đáp ứng một trong số các tiêu chuẩn về
19


siêu thị theo quy chế siêu thị, trung tâm thương mại (Ban hành kèm theo Quyết
định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ
Thương mại) cũng phần nào đánh giá được quy mô của siêu thị to hay nhỏ.
∗ Hệ thống kho và trang thiết bị phục vụ kinh doanh
Hệ thống kho bãi rộng rãi, đầy đủ phương tiện bảo quản, có ý nghĩa
quan trong công tác bảo quản hàng hóa tránh bị hao hụt và dự trữ hàng hóa
đảm bảo cho hoạt động bán hàng tại siêu thị diễn ra liên tục.
Trang thiết bị: hệ thống máy móc hiện đại, trang thiết bị để bảo quản và
trưng bày hàng hóa đầy đủ, chất lượng thì sẽ phục vụ cho hoạt động kinh doanh
diễn ra thuận lợi hơn.
∗ Nhân sự
Nhân sự trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất quan trọng, nhất là
trong doanh nghiệp thương mại. Đối với siêu thị thì tất cả các hoạt động đều
phụ thuộc vào khả năng làm việc của nhân viên siêu thị.
Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, tác phong làm việc
nhanh nhẹn, nhiệt tình thân thiện với khách hàng; giỏi chuyên môn sẽ thu hút
và thõa mãn ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng, góp phần đưa hoạt
động kinh doanh của siêu thị ngày một phát triển đi lên. Ngược lại thì sẽ làm
cho hoạt động kinh doanh của siêu thị kém hiệu quả; không đạt được những
nhiệm vụ đã đề ra.
2.1.7 Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh
doanh siêu thị
2.1.7.1 Doanh thu

Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hóa,
sản phẩm cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tổng số doanh thu bán
hàng là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch
vụ.
Doanh thu = Số lượng hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ * Đơn giá bán
Doanh thu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, bởi lẻ: doanh thu đóng vai trò trong việc bù đắp chi phí, doanh
20


thu bán hàng phản ánh qui mô của quá trình sản xuất, phản ảnh trình độ tổ chức
chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẻ nó chứng tỏ sản phẩm
của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận.
2.1.7.2 Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản
phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận của doanh nghiệp cơ bản được xác định như sau:
P = DT – CP
P: Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ
DT: doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ
CP: Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận là nguồn gốc của tái sản xuất mở rộng kinh doanh, là đòn bẩy
kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả
kinh doanh trên cơ sở chính sách phân phối hợp lý và đúng đắn.
Lợi nhuận trong doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: lợi nhuận này được thu từ hoạt
động bán hàng của doanh nghiệp hoặc từ các hoạt động dịch vụ thương mại.
Bộ phận lợi nhuận này chiếm chủ yếu trong tổng số lợi nhuận của doanh
nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: lợi nhuận này được xác định bằng

chênh lệch giữa các khoản thu chi về hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận bất thường: những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không
dự tính trước hoặc dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những
khoản thu không mang tích chất thường xuyên.
2.1.7.3 Mức doanh lợi trên doanh số bán
P1 = (P/DS) * 100%
P1: Mức doanh lợi trên doanh số bán ra trong kỳ.
P: lợi nhuận trong kỳ.
DS: doanh số bán hàng trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh số bán ra mang lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.

21


2.1.7.4 Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
P2 = (P/VKD) *100%
P2: mức lợi nhuận của vốn kinh doanh trong kỳ
P: lợi nhuận trong kỳ
VKD: tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ. Một đồng vốn kinh
doanh bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.7.5 Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh
P3 = (P/ CP) * 100%
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.2


2.2.1 Khung phân tích vấn đề

Nhân tố ảnh hưởng:
Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô
Nguồn lực của công ty
Hoạt động
kinh doanh
của siêu thị
Kiểu
Hoạt động tiêu thụ:
Hoạt động bán hàng
Hoạt động
marketing.

Hoạt động mua
hàng:
Hình thức mua
hàng.
Lựa chọn nhà
cung cấp.

Hoạt động
bảo quản
và dự trữ
hàng hóa

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
-


Thu thập số liệu thứ cấp: tổng hợp, thống kê, chọn lọc thông tin từ các

dữ liệu khác như: báo, tạp chí, các luận văn, luận án, trên các phương tiệ thông
tin đại chúng…

22


-

Thu thập số liệu sơ cấp: hỏi chuyên gia, người quản lý, hỏi ý kiến khách

hàng, người dân địa phương:


Điều tra khách hàng đến mua hàng tại siêu thị. Với số mẫu điều tra là

50 mẫu. Bằng cách phát phiếu điều tra để thu thập thông tin khách hàng về
nghề nghiệp, giới tính, tần suất đến siêu thị để mua hàng của khách hàng,
những cảm nhận của khách hàng về chất lượng, sự đa dạng và giá cả của hàng
hóa tại siêu thị Kiểu như thế nào.


Phỏng vấn trực tiếp giám đốc siêu thị, trưởng phòng kinh doanh và

nhân viên siêu thị về hoạt động kinh doanh của siêu thị Kiểu.
2.2.3 Phương pháp phân tích
-

Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối của các quý

sau so với quý trước để thấy mức độ biến động của các chỉ tiêu theo
từng quý trong năm.

-

Sử dụng sơ đồ, bảng biểu, hình để phân tích và xác định xu hướng.

23


Phần 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA SIÊU THỊ KIỂU THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI THIỆU YÊN

3.1 Giới thiệu chung về siêu thị Kiểu thuộc Công ty Cổ phần thương mại
Thiệu Yên
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của siêu thị Kiểu
Siêu thị kiểu là đơn vị kinh doanh phụ của Công ty cổ phần thương mại
Thiệu Yên - đó là Công ty có lịch sử phát triển lâu đời. Trong thời kỳ chuyển
dịch cơ cấu từ bao cấp sang cơ chế thị trường cùng với sự biến động tình hình
chính trị và kinh tế thế giới, nhất là chịu sự ảnh hưởng lớn của năm 1991, sau
khi Liên Xô sụp đỗ và đã kéo theo nó là một loạt các nước XHCN ở Đông Âu,
làm cho nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp không
trụ vững đã đãn đến phá sản hoặc rơi vào tình trạng trên bờ vực phá sản, giải
thể, cán bộ công nhân viên mất việc làm, đời sống gặp không ít khó khăn.
Trước tình hình khó khăn đó, để cứu cho doanh ngiệp không bị phá sản,
giải thể các ban ngành chức năng và các lãnh đạo 3 đơn vị: Công ty Vật tư,
Công ty ngoại thương, Công ty XNK Thương Nghiệp đã họp và đi đến thống
nhất quyết định sát nhập 3 Công ty thành 1 để duy trì, phát triển sản xuất kinh
doanh.

Tháng 6/1991 sau khi các bên bàn bạc thống nhất và đi đến quyết định
thành lập Công ty thương mại Thiệu Yên, dưới sự quản lý của Nhà nước. Ông
Lê Xuân Túc làm giám đốc. Từ tháng 6/1991 đến 30/09/2000 cùng với sự giảm
biên chế, bố chí lại nhân sự, đơn vị đã dần ổn định sản xuất kinh doanh, đảm
bảo được vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên và đạt được những kết
quả đáng ghi nhận.

24


Sau 10 năm đi vào ổn định và phát triển kinh doanh Thương mại, cùng
với sự mở cửa cơ chế quản lý nền kinh tế Nhà nước. Nhiều đơn vị đã chuyển
đổi cổ phần tự hoạch toán thu – chi, độc lập về kinh tế dưới sự quản lý của Nhà
nước, đáp ứng thời kỳ phát triển kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế Đất nước.
Ngày 1/10/2000, đơn vị được sự nhất trí của các ban ngành quản lý có
liên quan chính thức chuyển hình thức kinh doanh từ hoạt động sản xuất kinh
doanh dưới sự quản lý của Nhà nước sang hình thức tự độc lập sản xuất kinh
doanh hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, chuyển tên Công ty thành
Công ty Cổ phần Thương Mại Thiệu Yên – Thanh Hóa. Trụ sở chính đóng tại
Thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Đại diện pháp nhân: ông
Trịnh Xuân Tấn – chủ tịch HĐQT, kiêm giám đốc. Là một đơn vị chuyên kinh
doanh các mặt hàng:
-

Hàng phân bón, giống cây trồng, thức ăn gia súc, hàng công nghệ phẩm,
điện tử- điện máy- điện lạnh, dịch vụ ăn uống.

-

Kinh doanh vật liệu xây dựng.


-

Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi nhỏ.

-

Kinh doanh các mặt hàng xe máy, ôtô, máy móc phục vụ nông nghiệp.

-

Kinh doanh nhà hàng, siêu thị.
Siêu thị Kiểu được khánh thành ngày 6/12/2009, siêu thị ra đời nằm

trong chiến lược phát triển kinh doanh–mở rộng ngành nghề kinh doanh của
công ty, cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện,
đồng thời đáp ứng được nhu cầu mua sắm văn minh hiện đại của người tiêu
dùng trên đại bàn huyện và huyện lân cận. Siêu thị kinh doanh tổng hợp nhiều
ngành hàng, mặt hàng:
-

Lương thực, thực phẩm: đồ uống, đồ hộp, bánh kẹo, đường sữa, café,
chè, hàng đông lạnh…

-

Hàng may mặc: quần áo, mũ…

-


Đồ gia dụng: điện gia dụng, đồ dùng gia đình…

-

Đồ điện tử: máy giặt, quạt…

-

Hàng văn phòng phẩm: bút, sách, giấy…

-

Hàng gia giày, túi xách, ví, cặp…

25


×