Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TRONG VANG BÓNG MỘT THỜI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.6 KB, 7 trang )

CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
TRONG VANG BÓNG MỘT THỜI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN
1.Tác giả & tác phẩm
2.Các nguyên tắc sáng tác
2.1 Đề cao lí tưởng hơn thực tại.
Chủ nghĩa lãng mạn vốn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời nên tác phẩm
của các nhà văn theo chủ nghĩa này thường thể hiện rất rõ mong muốn thoát ly thực tế,
tìm đến một thế giới khác để quên đi cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét. Nguyễn Tuân
cũng vậy, không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân cất công đi tìm lại những
vẻ đẹp “vang bóng một thời của quá khứ”.
Ví dụ: “Người có hoa tay, thêm được chút tâm hồn lãng tử, nên ông Cử Hai sống
cuộc đời mình như là người ta chơi bời mà thôi. Người ấy thật là một người không có lấy
một phút giây trịnh trọng đối với nhân sinh. Ông ta sinh ra là để đùa với cuộc sống và
bắt đầu từ việc đem ngay cái tài hoa của mình ra để mà đùa nhả với sự nghiệp thân thế
mình”.
Ông Cử hai là một người có tài nhưng lại mang trong mình cái chất lãng tử, ông muốn
sống một cách phóng khoáng tự do và đã sống đúng như mong muốn của mình, ông
không hề vì mà nghề nghiệp hay về thân thế của mình mà e ngại.
“Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa
trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội
khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy
thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực”.
Cái đẹp và lí tưởng đã được đề cao và làm lu mờ hết thảy. Ở đây chỉ còn người tài và
người biết thưởng thức cái tài. Địa vị và hoàn cảnh không còn quan trọng nữa, thậm chí
đã có sự hoán đổi ngoạn mục.

2.2. Đề cao tình cảm
Chống lại sự bóp nghẹt tình cảm của chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn đã trả
lại cho con người một đời sống tình cảm phong phú. Cũng thiên về trữ tình, nhưng trong
khi như những nhà văn khác phần nhiều khai thác tình cảm từ tình yêu trai gái, thì
Nguyễn Tuân lại đi tìm nó trong sự trong những phương diện đời sống khác.




Ngoài ra, trong Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân mô tả vẻ đẹp rất riêng của
những gì xưa cũ. Những phong tục đẹp như bày cỗ và làm đèn chơi tết trung thu trong
truyện ngắn Một cảnh thu muộn; những thú tiêu dao hưởng thụ lành mạnh và tao nhã
như nghệ thuật thưởng trà và pha trà trong Chén trà trong sương sớm, thú chơi chữ trong
Chữ người tử tù… hay con người thuộc lớp người nhà Nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã
thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân như anh em Đầu Xứ Ngoạt
trong Báo oán, ông cụ Kép trong Hương cuội
Ví dụ: “Ở đây, không ai nỡ nói nặng bõ. Và, đến những việc nặng, mọi người đều tránh
cho bõ già. Công việc thường trong một ngày, có nhiều hôm chỉ thu vào việc chuyên trà
tàu và thay bã điếu cho cụ Kép. Thậm chí trong những ngày cuối năm bận rộn như hôm
nay, mà bõ già cũng không phải mó tay vào việc gì cả”- (Truyện ngắn Hương Cuội).
-->Tình cảm giưa những người trong một gia đình giàu có với người nô bộc lâu năm. Bên
cạnh đó là sự hiếu thuận thật lòng thật dạ của người con khi nghiêm cẩn thực hiện từng
công việc nhỏ và vui mừng vì công việc đó có thể làm toại được sở thích của cha già.
Hay đó còn là sự tri kỉ và xót thương cho một người bạn tâm giao trong Những
chiếc ấm đất, là sự thưởng thức và tin tưởng của những người đi trước như ông Hồ Viễn
dành cho lớp hậu sinh là Cậu Chiêu trong Ngôi mả cũ.

2.3 Đề cao tự do
Là một nhà văn theo chủ nghĩa lãng mạn và luôn muốn đi tìm cái đẹp, Nguyễn
Tuân vô cùng coi trọng cái riêng, cái đặc biệt độc đáo, thậm chí là nhấn mạnh cái riêng
cái đẹp ấy đến mức cực đoan, phi thường, ngoại lệ. Ông không ngần ngại ca ngợi cái tài
đặc biệt chém đầu người chỉ một nhát mà đầu vẫn còn treo lủng lẳng chỉ bằng một lần da
cổ của một tay đao phủ làm việc cho bọn thực dân phong kiến trong truyện ngắn Chém
treo ngành, ngón nghề ném đao chết người của một toán cướp trong ném bút chì, ông
biến nhà lao tối tăm ẩm ướt trong Chữ người tử tù thành nơi chốn diễn ra việc cho chữ
cao quý giữa hai con người vốn phải đối địch nhau.
Về nhân vật, văn học lãng mạn không thích cái tầm thường nhưng cũng không

phân biệt giai cấp nào. Cũng như trong Vang bóng một thời, ta thấy được hình ảnh của
những quan những tướng hưu, những nhà nho cuối mùa cho đến toán cướp, tay đao phủ,
cô đào hát.

3. Cái đẹp lãng mạn trong Vang bóng một thời
3.1. Hào quang của quá khứ.


Bất mãn với hiện tại, Nguyễn Tuân muốn thoát ly trở về quá khứ. Mỗi một câu
chuyện trong Vang bóng một thời đều ít nhiều làm sống lại những cái đẹp hào hùng,
những phong tục tập quán lâu đời, những thú chơi tao nhã gắn liền với những người nho
sĩ đã thất thời song vẫn còn giữ được những thói quen thanh cao, lịch cảm trong một xã
hội rối ren lẫn lộn.
Ví dụ: Ông cụ Sáu trong Những chiếc ấm đất là một người mê uống trà tàu, mà cách
uống của ông lại rất công phu, nước pha trà phải là thứ nước được lấy từ giếng sâu của
một ngôi chùa nằm biệt lập trên đồi vốn cách rất xa làng. Ông cụ đam mê trà tàu đến nỗi
không màng danh lợi, “phá gần hết cơ nghiệp ông cha để lại… thực đã coi cái phú quý
nhãn tiền không bằng một ấm trà tàu”. Cứ nhìn cái cách ông cụ nâng niu những chiếc ấm
đất của mình, am hiểu tường tận về từng chiếc kim hỏa trong chiếc ấm, mới thấy hết cái
thú uống trà tầu ở con người này.
Cũng về thú uống trà của lớp người xưa cũ, Chén trà trong sương sớm lại cho thấy
những góc nhìn khác hơn. Cụ Ấm trong truyện có thói quen dậy từ lúc trời còn tối đất để
uống trà. Giữa không khí lạnh đến cắt da của ngày đông, cụ Ấm thưởng thức cái đẹp của
những hòn than tầu đỏ rực, mừng rỡ như gặp được cố nhân khi nước sôi, sung sướng khi
áp da lòng tay vào thân ấm để thử và nhận ra ấm hoàn toàn nhẵn nhụi. Cách uống trà của
cụ ấm cầu kì như một thứ lễ nghi và chưa bao giờ cụ dám cẩu thả cái lễ nghi ấy.Với Chén
trà trong sương sớm, Nguyễn Tuân đã tái hiện lại thú chơi thanh nhã của lớp cha ông
trong quá khứ mà đến ngày nay người đọc vẫn còn cảm thấy bâng khuâng, tiếc nuối.
Một lối chơi khác cũng làm người ta thích thú, thán phục bởi sự độc đáo là thú
uống rượu và ăn kẹo cuội mạch nha bên hoa của cụ Kép trong Hương cuội. Một nhà nho

nghĩ mình là “kẻ chọn nhầm thế kỷ” nguyện dành cả quãng đời sau cùng “để phụng sự lũ
hoa thơm cỏ quý”. Cụ yêu và quý hoa đến nỗi “mỗi lần có người động mạnh vào giò lan
đen, cụ Kép lại suýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình”. Đọc truyện ngắn này
ta còn cảm nhận được cái không khí rất riêng mà rất xưa cổ của ngày tết cổ truyền. Ngày
ba mươi tết, những người phụ nữ trong gia dình bận bịu với mớ lá dong với mâm cổ, lũ
con nít vui đùa ngoài sân. Người bõ già và cụ Kép lại rất trịnh trọng và tỉ mỉ trong việc
chuẩn bị một bữa rượu đặc biệt, bữa rượu kẹo mạch nha có nhân đá cuội được ủ kín trong
những chậu hoa lan thơm ngát. Quả là một thú chơi hết sức độc đáo và tao nhã mà lớp
người sau chúng ta chỉ có thể được biết tới khi đọc qua những trang văn Vang bóng một
thời. Phải là người có vốn sống phong phú, có sự hiểu biết sâu sắc và yêu mến biết bao
nhiêu những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc mới có thể viết được những trang
văn tinh tế đượm tấm lòng trìu mến như thế.
Còn một lối tiêu khiển vô cùng đặc biệt khác được nhắc đến trong Vang bóng một
thời ấy chính là tục thả thơ, đánh thơ trong hai truyện ngắn cùng tên. Hai mẫu truyện
ngắn này đã làm sống lại thú chơi tao nhã mà hiện nay đã bị mai một. Một lối chơi được


gọi là “cuộc đỏ đen tri thức”, một cuộc chơi mà người thắng cũng không dám ngạo mạn
nhận là mình tài ba hay chữ, kẻ thua cũng không lấy gì làm tức tối nhiều mà chỉ cao
giọng ngâm mãi ngâm mãi cái câu mình đã thua hoặc thắng được.
Mà cũng chẳng phải chỉ đi ca ngợi cái đẹp, Nguyễn Tuân còn sâu kín lên án những
kẻ được cho là tầm thường, thực dụng không biết thưởng thức cái đẹp như ông phú hộ
nhà giàu mà còn không tinh tế bằng một kẻ ăn mày trong Những chiếc ấm đất, những ông
khách bảo hộ “uống trà rất tục” của Chén trà trong sương sớm mà theo Nguyễn Tuân
thì phải uống thứ nước trà “pha sẵn trong bình tích” thì mới thích hợp. Bên cạnh đó là
những hạng người “dốt cay dốt đắng” không biết thưởng thức thơ mà chỉ mỏi tay vơ tiền
làm mất đi cái thú của cuộc chơi đánh thơ.
Hướng cái nhìn về quá khứ và đề cao cái đẹp tao nhã cổ xưa, Nguyễn Tuân đã tỏ
rõ thái độ bất mãn trước hiện thực. Có lúc thái độ ấy thể hiện qua suy nghĩ chua chát của
cụ kéo trong Hương Cuội: “…mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu

nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu mất nhiều giá trị tinh thần…” hay
mượn lời cô Tú trong Thả thơ để bày tỏ tâm sự của mình: “Ở đời ăn nhau may rủi, chữ
nghĩa tài hoa mà làm gì”. Ngoài ra, ấy còn là lòng tiếc nhớ những giá tinh hoa một thời
được thể hiện qua Báo oán: “Từ Mậu Ngọ trở về sau, sẽ ở một thời khác, chữ Hán chỉ
còn là một thứ xa xỉ phẩm trong cõi học vấn của một lớp người. Từ sau khoa này, cái lều,
cái chõng chỉ còn là những vật cổ tích mỗi khi nhắc nhỏm lại gợi lại một chút nhớ tiếc
trong lòng một đám người mệt mỏi còn sống thêm một ngày là càng chỉ thêm bỡ ngỡ với
phong vận mới".
Bất mãn và quay lưng lại với xã hội đương thời, nhưng rõ ràng là Nguyễn Tuân
không hề quay lưng lại với những phong tục, truyền thống vốn có của dân tộc. Đọc
những trang văn viết về thời xa vắng của ông mới thấy được lòng yêu nước, sự gắn bó và
hiểu biết sâu sắc của ông về đất nước.

3.2. Cái đẹp đậm chất tài hoa.
Ta rất dễ dàng nhận thấy cái đẹp tài hoa và khí phách trong các sáng tác của
Nguyễn Tuân cả trước và sau CMT8. Bởi có lẽ với ông, cái đẹp đi đôi với cái tài.
Trong Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân tỏ lòng mến mộ những kẻ tài hoa dẫu đó
là người thất thế Như cụ Hồ Viễn trong Ngôi mả cũ vốn từng là tướng Cờ Đen oai phong
lẫm liệt một thời, nay tuy đã thất thế nhưng vẫn giữ được nét tài tử, kiêu hùng và lối sinh
hoạt cầu kì “Thuốc phiện, nếu không phải là thứ một lạng đựng vào cóng thì không hút”,
để “móng tay út lá lan cuốn hai vòng như râu rồng” và rửa tay phải kèm vài quả chanh.
Chất tài tử của ông còn thể hiện qua việc đánh cờ miệng và lời ăn tiếng nói mang tính
mạnh mẽ khẳng khái.


Sự mến mộ của Nguyễn Tuân còn dành cho những kẻ giang hồ lập dị như đôi vợ
chồng tài tử trong Đánh thơ, những kẻ tài hoa ưa lang bạt. Cho đến chết cũng phải đậm
chất lãng tử: “Đi qua Hoành Sơn quan thấy cảnh đẹp, lòng sinh tình, hai ông mụ đã yêu
nhau giữa một vùng trời nước bao la... Trúng cơn gió độc, ông Phó Sứ đã hóa ra ma chết
sát ngay bên đường thiên lý".

Đó còn là những nhà nho tài hoa mà thất thế như ông Cử Hai trong Một cảnh thu
muộn, một người vừa có tài lại vừa có tâm hồn lãng tử, có cái ngông rất giống với
Nguyễn Tuân. Không mấy chú trọng đến sự nghiệp thân thế của mình khi đã đi dạy học,
“lấy việc dạy học làm mưu hồ khẩu mà y như là đi ngoạn cảnh hoặc đi dâng hương ở các
đền chùa cổ tích”. Một người sẵn sàng ngừng miệng giảng bài để “đề một bức châm lên
lá quạt tặng một ông bạn đồng song, để khắc chữ triện và chạm trổ một hòn đá sù sì cho
thành một con thạch ấn, để dùng ngón tay trỏ vào chậu mực vẽ một bộ tứ bình thủy mặc
có hình hình đủ bốn thứ lá cây cỏ tả hữu: cúc, trúc, lan, mai, treo chơi trên vách đất
quán trọ nơi ngồi dạy học”. Một “người nghệ sĩ không chịu sống cho người khác và hùa
theo người chung quanh” có hành tung bất định khiến người ta phải đau đầu khi muốn
tìm.
Đã nói cái đẹp tài hoa thì hẳn không thể không nhắc đến Huấn Cao trong truyện
ngắn Chữ người tử tù. Con người tài hoa ấy chẳng những có tài bẻ khóa, vượt ngục mà
còn có biệt tài “viết chữ rất nhanh và đẹp” nổi tiếng cả tỉnh Sơn. Có biết bao nhiêu người
từng mơ ước có được chữ của Huấn Cao nhưng không dễ gì xin được. Một người vừa là
một nghệ sĩ tài hoa vừa là một trang anh hùng mẫu mực, dẫu chí lớn có không thành, rơi
vào cảnh sa cơ thất thế nhưng vẫn giữ được tư cách cao quý và tư thế hiên ngang bất
khuất.

3.3. Nghệ thuật vị nghệ thuật
Có thể nói, Vang bóng một thời là hiện thân của quan điểm “nghệ thuật vị nghệ
thuật” của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Thời kì này, Nguyễn Tuân say mê
và tự do đi tìm cái đẹp của riêng mình mà không màng đến tính chất hiện thực của xã hội.
Cái đẹp trong Vang bóng một thời có khi là ở cái tài ném lưỡi mai chết người trong Ném
bút chì. Tài ném lưỡi mai cũng những băng cướp được miêu tả như một thứ nghệ thuật:
“Phó Kình cuộn mấy vòng dây thừng dài đến mấy sải vào cánh tay trái, bàn tay trái y
nắm chắc cổ cán mai, bàn tay phải y giữ vững dốc nhọn mai… Bỗng sau một tiếng phập,
thân trên cây chuối đã gúc xuống mặt đất, kêu đánh roạt.” Còn đây là những dòng miêu
tả tài “ném bút chì” của Lý Văn: “Tiếng lưỡi mai ở tay Lý Văn phóng ra kêu đánh vút.
Một tiếng gà oang oác. Cả bọn chạy ra luống khoai, giơ cao con gà gãy mất hai chân.

Vết thương gọn gàng vừa đúng quãng đầu gối và gặp giò chưa lìa hẳn, vẫn còn sinh vào
đùi bởi lần da hoen máu”. Không những thế, họ còn hứa hẹn sẽ truyền cho nhau những


ngón nghề khiến người ta rét run như “Cái lối đòn bơi chèo bằng gỗ cau. Đánh đến đòn
hỗn chiến thì đầu người cứ rụng như sung”.
Trong khi đó, mẫu truyện Chém treo ngành lại kể về Bát Lê – một tay đao phủ
dưới trướng quan Tổng đốc, có tài có tài “chém đầu người chỉ một nhát mà đầu vẫn dính
vào cổ bằng lần da gáy”. Cảnh hành quyết được Nguyễn Tuân miêu tả với giọng văn
bình tĩnh thản nhiên: “Bát Lê bắt đầu hoa không thanh quất mấy vòng. Rồi y hát những
câu tẩy oan với hồn con tội. Trong nhà rạp, các quan chỉ nghe thấy cái âm thanh lơ lớ
rờn rợn. Quan Công Sứ chăm chú nhìn Bát Lê múa lượn giữa hai hàng tử tù và múa hát
đến đâu thì những cái đầu tội nhân bị quỳ chẻ gục đến đấy. Những tia máu phun lên phì
phì, vọt lên cao trên nền trời chiều. Trên áng cỏ hoen ố, không một chiếc thủ cấp nào
rụng xuống”. Rõ ràng là những truyện ngắn này thể hiện rõ cái nghệ thuật vị nghệ thuật
của Nguyễn Tuân hơn bao giờ hết. Ở giai đoạn này Nguyễn Tuân chỉ chú ý ngợi ca
những cái đẹp mang tính hình thức chứ không mang tính tư tưởng. Có thể với Nguyễn
Tuân, đã tài thì đều đáng khâm phục, không nhất thiết phải xem cái tài đó có lợi hay
không.
Nghệ thuật vị nghệ thuật rất rõ ràng và gây sự chú ý cho người đọc Vang bóng
một thời. Nhưng ta cũng không thể không tự hỏi nếu không có một tấm lòng thiên lương
cao quý thì sao có thể xây dựng nên hình tượng Huấn Cao vốn vẫn được cho là khuôn
mẫu anh hùng buổi giao thời, một nhân vật chuyên chở sự luyến tiếc của nhà văn trước
một tinh hoa văn hóa cổ truyền đang dần lụi tàn và sự khí phách của những nhân vật khí
phách như Huấn Cao. Ngay cả ở những truyện thật sự chỉ trọng cái đẹp như Chém treo
ngành vẫn khiến người đọc nổi lên lòng căm thù sự tàn ác cả bè lũ bán nước và bọn tay
sai. Phải chăng đằng sau những câu từ lạnh lùng đó là ý tố cáo kín đáo của nhà văn tài
hoa này.

4. Giá trị nghệ thuật

Với tư cách là một nhà văn đặc biêt nổi bật của chủ nghĩa lãng mạn, cây bút nổi
danh Nguyễn Tuân đã có những sáng tạo tuyệt vời vượt cả thời gian không gian, vượt
qua những hạn chế của tư tưởng thời đại để tạo ra những tác phẩm gây rung động mãi
mãi đến tâm can người đọc, tái hiện lại những nét đẹp quý giá đã bị mai một của dân tộc.
Nhận xét về Vang bóng một thời, Giáo sư Hoàng Như Mai từng nói: “Đã nửa thế
kỉ, trong kho tàng văn chương ta có thêm một viên trân châu Vang bóng một thời. Từ ấy
đến nay người ta không ngừng nâng niu ngắm nghía nó. Và đúng như đối với một viên
ngọc quý, càng nhìn, càng đẹp, xem đến bao nhiêu lần vẫn chưa thỏa mãn, vẫn muốn
xem nữa”. Điều đó cho thấy được rằng, tài năng nghệ thuật và những tri thức trong Vang
bóng một thời đã hoàn toàn chinh phục độc giả.


Ngoài ra, không thể không nhắc đến cái tài tình của Nguyễn Tuân trong việc sử
dụng ngôn ngữ. Qua hệ thống ngôn từ độc đáo của ông, cảnh và người trong tập truyện
đều là cảnh và người của dĩ vãng - thứ dĩ vãng đã một thời vang bóng. Với cách miêu tả
này, tác phẩm tạo nên một không khí buồn mà trong trẻo khác hẳn với những xô bồ trong
cuộc sống hiện tại.



×