Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

CẢI THIỆN SINH KẾ CHO CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 42 trang )

CẢI THIỆN SINH KẾ CHO CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN
BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Cơ chế dựa trên các bài học kinh nghiệm của dự án
Bảo tồn và Phát triển khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang

Tháng 6, 2013

1


Tác Giả:

Cô Shay Simpson, Tình nguyện viên quốc tế Australian (AVI)
Ông Chu Văn Cường GIZ
Ông Lê Bá Cả, GIZ
Tiến sĩ Sharon Brown, GIZ
Chịu trách nhiệm
Tiến sĩ: Sharon Brown, GIZ
Ảnh
Ông Chu Văn Cường
Ông Huỳnh Hữu To
Ông Lê Bá Cả

2


Tóm tắt
Tài liệu này mô tả cơ chế đang sử dụng, cung cấp ví dụ và các báo cáo nghiên cứu từ chương trình cải
thiện sinh kế được thực hiện bởi dự án GIZ Bảo tồn và Phát triển khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang
trong giai đoạn tháng 7 năm 2008 đến tháng 6 năm 2013.


Dự án phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh để xác định và thử nghiệm các cách tiếp cận sinh kế thích
ứng để duy trì thu nhập cho cộng đồng nghèo ven biển để có thể thích ứng được với tác động của biến
đổi khí hậu, chủ yếu là xâm thực mặn, lũ lụt và hạn hán kéo dài.
Dự án nhấn mạnh việc khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ người dân tộc thiểu
số. Toàn bộ các hoạt động đều phù hợp vấn đề giới và vấn đề môi trường cũng như lợi ích về mặt kinh
tế để đảm bảo tính bền vững trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, để thử nghiệm các cách tiếp cận sinh kế mới, dự án giúp nâng cao năng lực thông qua
phương pháp “học qua làm” đến các đối tác địa phương đang chịu trách nhiệm phát triển kinh tế - xã
hội. Các nhóm thực hiện mô hình sinh kế khoảng 20 phụ nữ được thành lập để thực hiện cẩn thận việc
theo dõi các kết quả, để sau đó các kết quả này được chuyển giao cho người phụ trách hay hộ dân.
Bối cảnh
Tỉnh Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, có biên giới phía bắc giáp cới Campuchia. Tỉnh
có hơn 200km bờ biển và 143 hòn đảo bao gồm Phú Quốc và Kiên Hải. Tỉnh là vùng bờ tây của Đồng
bằng sông Cửu Long và là khu vực thấp với phần lớn diện tích nằm trên mực nước biển chưa tới 1m.
Địa hình cũng được xác định bởi hệ thống kênh ngòi chằng chịt có nhiều vai trò như thoát nước, trữ
nước và giao thông.
Kiên Giang có dân số hơn 1,7 triệu người, với mật độ dân số 266 ngươi/km2 (Kiên Giang Atlas, 2011)
tỉ lệ này thấp hơn các tỉnh khác trong khu vực sông MeKong, đã phản ánh một nền nông nghiệp tập
trung vào nuôi trồng và trồng trọt, và sử dụng 56% lao động (Kiên Giang Atlas, 2011).
Kiên Giang là tỉnh kinh tế biển lớn với hơn 11.936 tàu đánh cá có đăng kiểm với sản lượng đánh bắt là
375.686 tấn và sản lượng nuôi trồng là 97.673 tấn năm 2011, sản lượng hàng năm tăng 3% và tỉnh
đang có kế hoạch mở rộng nuôi trồng, chủ yếu khu vực huyện Kiên Lương. Lĩnh vực này đã thu hút
hơn 600,000 người lao động. Sự ổn định của nghề khai thác đang là vấn đề, và sự gia tăng nhanh
chóng của các đoàn tàu đánh cá là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn cá và số lượng quần thể cá.
Kiên Giang là tỉnh sản xuất lúa gạo lớn nhất nước với 686.924 ha đất gieo trồng sản xuất, và sản
lượng 3.921.149 tấn, và xuất khẩu được 96.242 tấn năm 2011.
Du lịch củng là thế mạnh và là mủi nhọn kinh tế tạo ra việc làm cho 32% dân số (Kiên Giang Atlas,
2011). Người dân tộc thiểu số chiếm 13,6% dân số và được ghi nhận có tỉ lệ nghèo cao hơn mức trung
bình của tỉnh với khoảng 30% người dân tộc thuộc hộ nghèo (Kiên Giang Atlas, 2011).

Đặc điểm địa hình cộng với 200km bờ biển làm cho Kiên Giang dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu,
cụ thể là nước biển dâng, gia tăng về mức độ và ảnh hưởng của các hiện tượng bảo, lũ lụt, và hạn hán
kéo dài cũng như gia tăng sự xâm thực mặn. Sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên như là sinh kế
chính đồng nghĩa với việc cộng đồng ven biển càng nhạy cảm với các tác động của biến đổi khí hậu.
Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang
Năm 2006, Kiên Giang đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc
(UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Kiên Giang, với tổng diện tích 1,188.105
ha, bao gồm cả biển, đất liền và hải đảo, với không gian vô cùng rộng lớn kết nối 3 vùng lõi là Vườn
Quốc gia (VQG) U Minh Thượng; VQG Phú Quốc, Khu bảo tồn biển Phú Quốc; Khu Bảo tồn thiên
3


nhiên Hòn Chông và đai rừng ngập mặn ven biển Tây. Hầu hết các hệ sinh thái nhiệt đới đều có mặt ở
đây như hệ sinh thái biển và ven bờ, rừng ngập mặn, hải đảo, rạn san hô, đầm lầy, rừng tràm ngập
nước theo mùa và những cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh và thứ sinh trên đảo Phú Quốc, rừng trên
núi đá vôi Hòn Chông còn lại duy nhất ở miền Nam - Việt Nam. Với hệ động thực vật có khoảng
2.340 loài, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và Thế
giới.
UBND tỉnh Kiên Giang đã Ban hành Quyết định thành lập Ban Quản lý Khu Dự trữ Sinh
quyển tỉnh Kiên Giang, do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và thành
viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các các Sở, ngành hữu quan; UBND huyện, thị; các VQG, khu bảo tồn
và các BQL rừng phòng hộ, vì vậy rất thuận lợi trong việc quản lý, điều hành và phối hợp triển khai
thực hiện hiệu quả các hoạt động trong Khu DTSQ nhằm đạt được sự cân bằng giữa bảo tồn và phát
triển.
“Khu DTSQ là nơi tích hợp các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng văn hóa và phát triển
kinh tế xã hội thông qua sự điều phối, kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên, là nơi thực hành
những cách tiếp cận mới về phát triển bền vững từ cấp địa phương, quốc gia và quốc tế” (Katherine,
2011).
Dự án Bảo tồn và Phát triển khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang
Dự án Bảo tồn và Phát triển khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang bắt đầu từ tháng 7 năm 2008 và sẽ kết

thúc vào tháng 7 năm 2017. Dự án được tài trợ bởi AusAID (cơ quan phát triển quốc tế Úc) và thực
hiện bởi tổ chức phát triển Đức (GIZ). Đối tác chính của dự án là UBND tỉnh Kiên Giang, các đối tác
khác bao gồm sở Khoa học và Công nghệ, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Trong giai đoạn đầu của dự án, hai nghiên cứu cơ bản để tạo tiền đề cho việc xác định các hoạt động
cải thiện sinh kế. Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện bởi Alexander (2009) cho biết phạm vi thực
hiện và các cộng đồng được chọn để tiến hành thử nghiệm các mô hình sinh kế, trong quan điểm nhân
rộng nếu thành công. Nghiên cứu thứ hai được thực hiện bởi Mackay (2009), cung cấp các thông tin
cơ bản về tình hình kinh tế – xã hội ở các cộng đồng ven biển trong khu dự trữ sinh quyển, và thực
trạng sinh kế tại những nơi này.
Cải thiện sinh kế
Việc giới thiệu nhiều mô hình sinh kế đã góp phần đạt được các đầu ra quan trọng cho dự án bao gồm:
(i) Cải thiện chiến lược quản lý sử dụng đất cho dự trữ sinnh quyển và phát triển kế hoạch quản lý đa
dạng sinh học;
(ii) Xóa nghèo thông qua nâng cao năng lực và cải thiện và đa dạng hóa nguồn thu nhập và phát triển
cơ hội sinh kế; và
(iii) Nâng cao nhận thức môi trường trong nhóm đối tượng đích của dự án, bao gồm bộ phận dân số
nghèo đang sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong vùng, cán bộ công chức của các sở ban ngành,
các vườn quốc gia, đối tác cấp tỉnh cấp huện.
Việc giới thiệu các mô hình sinh kế mới đang được thực hiện thông qua các giai đoạn sau:
(1) Xác định và thí điểm với nhiều đối tác thực hiện mà có thể liên kết được với cộng đồng và các
nhóm đối tượng cụ thể như Hội liên hiệp phụ nữ. Các đối tác này trở thành quản lý dự án bằng việc
thực hiện mô hình, hỗ trợ kỹ thuật, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện cho dự án.
Toàn bộ các chương trình sinh kế đều bắt đầu bằng việc công bố các nhóm đối tượng có nhu cầu để
lên kế hoạch và xây dựng mô hình tại cộng đồng của họ. Việc thực hiện được Ban quản lý khu Dự trữ
Sinh quyển Kiên Giang thông qua, mà trực tiếp bởi UBND tỉnh và bao gồm nhiều cơ quan ban ngành
tỉnh bao gồm Hội Thanh Niên, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Trung Tâm Khuyến Nông –
Khuyến Ngư. Ban chỉ đạo dự án đóng vai trò là trung gian quan trọng thông qua việc thông báo đến
cơ quan ban nghành để lập nhóm đối tượng có nhu cầu và thực hiện mô hình sinh kế. Với hệ thống
nhiều cơ quan ban nghành tham gia đang hoạt động đã tạo cơ chế tối ưu cho việc phổ biến đến người
dân, và liên kết với các nhóm đối tượng có nhu cầu vào dự án.

4


Các nhóm này sẽ trở thành các nhà “cung cấp dịch vụ” trong đó họ thực hiện các mô hình đã đề xuất
với tư cách là Dự án. Họ đóng vai trò như là sự liên kết giữa cộng đồng – Hội liên hiệp phụ nữ và Dự
án, và kết nối giữa các hộ hưởng lợi với các chuyên gia và nguồn vốn. Ví dụ các nhóm tham gia qua
Dự án gồm phụ nữ ấp Vàm Rầy (mô hình cá Chẽm và dừa Dứa), phụ nữ ấp Tân Thuận (mô hình rau
màu và lúa kết hợp) và Vườn quốc gia U Minh Thượng (mô hình cá Sặc Rằn). Các nhóm thực hiện
phải cho thấy được nhu cầu và khả năng để thực hiện sau đó tiến hành tập huấn để chuẩn bị và thực
hiện một cách hiệu quả nhất.
(2) Nâng cao năng lực được thực hiện cho đối tác. Điều này sẽ giúp cho các đối tác thực hiện việc
tham gia và thiết kế các đề xuất, lên chương trình và sắp xếp hợp lý việc hỗ trợ kỹ thuật cho người
dân. Ngoài ra đối tác còn được hướng dẫn để theo dõi và báo cáo các khó khăn, vướng mắc, các giải
pháp và hiệu quả kinh tế cũng như nắm rõ việc thanh quyết toán của Dự án. Các nhóm thực hiện mô
hình sinh kế được tham dự tập huấn để hỗ trợ việc xây dựng đề xuất sinh kế. Lớp tập huấn này được
thiết kế để nâng cao năng lực của các nhóm thực hiện và giúp cho họ triển khai mô hình sinh kế tại
cộng đồng. Lớp tập huấn cũng cung cấp các thông tin và nguyên lý của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi
trường, để xây dựng bối cảnh cho thiết kế dự án bao gồm các ví dụ của các đề xuất được duyệt. Thông
qua tập huấn dự án cũng cung cấp các thông tin cơ bản và hướng dẫn như làm hợp đồng, sắp xếp tập
huấn kỹ thuật cho người tham gia, làm sao để đảm bảo tính minh bạch trong tài chính, cũng như làm
sao để đáp ứng các yêu cầu về theo dõi và báo cáo.
Tóm lại, việc tập huấn cung cấp cho nhóm kiến thức và nguồn lực cần thiết để phát triển và thực hiện
mô hình sinh kế. Điều này giúp chuẩn bị cho họ những điều cần thiết để trở thành đối tác quản lý dự
án, với năng lực cao hơn để thực hiện các chương trình lớn hơn về phát triển nông thôn. Giai đoạn tiếp
theo là các nhóm thực hiện sẽ áp dụng những kiến thức tiếp thu được và phát triển các đề xuất thành
các mô hình sinh kế mới.
(3) Phát triển các đề xuất phù hợp với các ưu tiên của tỉnh. Người dân địa phương đề xuất các hoạt
động sinh kế mà họ thấy phù hợp và nhận sự hỗ trợ từ các đối tác thực hiện và GIZ để viết đề xuất.
Cách tiếp cận này được thiết kế để tăng cường quyền sở hữu của mô hình của cộng đồng và chính
quyền địa phương.

Việc xây dựng đề xuất cho mô hình sinh kế mới cung cấp cơ hội cho thành viên cộng đồng để học các
kỹ năng và biết được các cộng đồng khác xác định các thách thức tương tự. Các đề xuất được chuẩn bị
theo các mẫu có sẵn, có hướng dẫn bố cục và tiêu đề. Điều này sẽ đảm bảo cung cấp chi tiết các yếu tố
và giúp tăng cường quyền sở hữu của mô hình. Xem phụ lục A là ví dụ về đề xuất mô hình nuôi Sò
Huyết ở huyện An Minh.
Một mô hình sinh kế mới phải xác định:
Lý do và sự cần thiết của mô hình
Các mục tiêu tổng quát và cụ thể
Đầu vào cần thiết
Hiệu quả kinh tế
Người hưởng lợi
Các hoạt động đề xuất
Kế hoạch chi tiết
Theo dõi và đánh giá
Đầu ra dự kiến
Đề xuất kinh phí
Kết quả mong đợi cuối mô hình
Mặc dù đã bỏ nhiều thời gian và nguồn lực để đầu tư bởi nhiều nhóm thực hiện tiềm năng và Dự án để
thực hiện các dự án trong giai đoạn này nhưng không phải tất cả các đề xuất đều thành công và đều
nhận được hỗ trợ. Thay vào đó, đề xuất cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra cách thức để thỏa
mãn mục tiêu là xây dựng sự bền vững trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong toàn
khu dự trữ.
5


(4) Đánh giá và thực hiện dự án. Các đề xuất được kiểm tra bởi nhân viên GIZ cộng với lời khuyên
và đóng góp từ chính quyền địa phương, sở NN&PTNT và sở Khoa Học và Công Nghệ dựa trên các
tiêu chí để đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu về thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững
và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Dự án đẩy mạnh cách tiếp cận chắc chắn để tiếp cận các đề xuất cho mô hình sinh kế mới và áp dụng

7 điều kiện trong việc chọn lựa để nhận được nguồn vốn và hỗ trợ. Các điều kiện này đảm bảo rằng
Dự án sẽ đẩy mạnh và đáp ứng các mục tiêu về sử dụng bền vững và bảo vệ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Bảy tiêu chí được dự án xây dựng để lựa chọn và tài trợ mô hình sinh kế:

Các mô hình mới và sáng tạo

Phát triển kinh kế gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế không làm suy giảm độ phì,
khả năng canh tác của đất, bảo vệ rừng hiện có. Các hoạt động liên quan đến việc phá bỏ, chuyển
đổi mục đích từ rừng (rừng tràm, rừng ngập mặn) sang các loại hình sử dụng đất khác sẽ không
được dự án xem xét tài trợ.

Cải tiến hoạt động đang gây tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường (bao
gồm khai thác, nuôi trồng, chế biến,…)

Ưu tiên đối tượng là phụ nữ nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ là chủ hộ

Phải có sự đóng góp của người hưởng lợi, có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong quá
trình triển khai mô hình. Người dân tự nguyện tham gia thu thập số liệu phục vụ giám sát và đánh giá,
khai thác mô hình bền vững phục vụ tham quan học tập và nhân rộng mô hình.

Mô hình được tài trợ phải được thực hiện tại các khu vực bên ngoài vùng lõi VQG hoặc khu
vực đã được qui hoạch phục hồi rừng phòng hộ.

Kinh phí yêu cầu tài trợ từ dự án phụ thuộc vào qui mô đề xuất. Nhưng tổng kinh phí tài trợ
của dự án không vượt quá 20.000 USD cho một mô hình..
Dự án nhấn mạnh vào việc khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, cụ thể là phụ nữ dân tộc thiểu số.
Các nhóm này sẽ tìm kiếm sự tư vấn trong lĩnh vực liên quan mà mô hình sinh kế mới được đề xuất để
đảm bảo các hoạt động là phù hợp và thích hợp về giới, và phù hợp điều kiện hộ và đảm bảo phù hợp
về mặt tự nhiên, xã hội và văn hóa cho phụ nữ. Toàn bộ các dự án tiềm năng để triển khai được đánh

giá và thực hiện với sự tham gia của Dự án.
(5) Thực hiện các hoạt động sinh kế mới bởi nhóm thực hiện dự án. Qui trình được bắt đầu với việc
chọn hộ có nhu cầu và phù hợp bởi người dân trong ấp. Người hưởng lợi phải đồng ý việc theo dõi các
đầu vào và sản xuất để cung cấp thông tin cho nhóm thực hiện dự án và cho Dự án.
5. Chọn lọc đề xuất
Nhân viên kỹ thuật của Dự án làm việc chặt chẽ với các nhóm thực hiện để hỗ trợ và chọn lọc các đề
xuất và bảo đảm rằng bất kỳ khía cạnh nào của dự án đều được xem xét kỹ lưỡng. Các yếu tố cụ thể
bao gồm chi tiết chi phí, liệt kê cụ thể số lượng và thời gian vốn cần hỗ trợ từ Dự án, cũng như đối
ứng từ phía hộ tham gia. Người tập huấn phù hợp cũng phải được xác định, bao gồm tập huấn kỹ thuật
cho mô hình sinh kế mới và cho hộ hưởng lợi. Thông thường là các ban nghành liên quan cấp tỉnh có
chuyên môn về kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật Dự án người có kiến thức chuyên nghành (như kỹ thuật
trồng và nhân giống cây rừng ngập mặn). Việc chọn lọc mô hình có sự phối hợp với Dự án ngoài ra
cũng phải xác định các hoạt động phù hợp và xây dựng các bảng biểu theo dõi cho phù hợp với mục
đích.
Đề xuất cuối cùng được trình cho Cố vấn Trưởng của dự án, người chịu trách nhiệm xét duyệt cuối
cùng song song với đối tác, UBND tỉnh, Giám đốc Dự án. Đề xuất được duyệt sau đó sẽ được tiến
hành làm hợp đồng giữa Dự án và nhóm thực hiện.

6


6. Triển khai mô hình
Việc triển khai mô hình sinh kế mới bởi nhóm thực hiện khởi đầu tương tự, nhưng ở ở cấp độ địa
phương. Nhóm thực hiện cần xác định ai phù hợp và có nhu cầu để tham gia và chỉ những người có đủ
khả năng, nguồn lực thực sự thì mới có thể tham gia vào mô hình. Người tham gia mô hình phải tham
dự tập huấn, thực hiện theo dõi và các yêu cầu khác được đề cập trong đề xuất dự án ban đầu. Những
cam kết này được xác định ở cấp độ hộ, và giữa từng hộ với nhóm thực hiện.
Nhân viên kỹ thuật của Dự án sẽ luôn hỗ trợ cho nhóm thực hiện trong suốt thời gian thực hiện, như
cung cấp thêm thông tin về hoạt động sinh kế, hỗ trợ việc hoạt động theo dõi.
7. Theo dõi, Báo cáo, Đánh giá và trình diễn

Việc theo dõi và báo cáo trong mô hình sinh kế là rất quan trọng của bất kỳ dự án nào. Qua việc cung
cấp thông tin giúp cho việc quản lý kịp thời điều chỉnh để nâng cao sự quản lý trong tương lai và
thông qua việc rút kinh nghiệm và nhân rộng áp dụng các thuận lợi. Nhóm thực hiện chịu trách nhiệm
đảm bảo rằng việc theo dõi và báo cáo được thực hiện. Thông tin này được sở ban nghành liên quan
cấp tỉnh, và các đối tác khác liên quan đến phát triển sinh kế. Xem phụ lục B là ví dụ về bảng theo dõi
do hộ dân tham dự ghi chép, và phụ lục C là ví dụ về báo cáo đánh giá.
Báo cáo và đánh giá cuối kỳ mô hình có thể giúp xác định cách thực hiện phù hợp nhất và xác định
các rủi do không mong muốn, cũng như đưa ra các nhận xét về các yếu tố mà có liên quan đến hoạt
động sinh kế hay cá nhân tham gia. Ví dụ, bảng theo dõi và báo cáo về hoạt động nuôi Sò Huyết được
thực hiện bởi UBND xã Thuận Hòa cho thấy người nuôi có kinh nghiệm về quản lý chất lượng nước
tăng 300%, so với những người không có hay kinh nghiệm không đáng kể. Báo cáo và đánh giá có thể
cung cấp cho cơ quan cấp tỉnh về tiềm năng để mở rộng mô hình thành công đến tỉnh, huyện, xã khác
và tìm kiếm nguồn vốn khác từ chính phủ hay các nguồn tài trợ khác.
Các địa điểm và cộng đồng nơi thực hiện hoạt động sinh kế cũng là nơi trình diễn quí giá về kỹ thuật
và thay đổi thực địa. Ngược lại, những khu vực này là mô hình để có thể sử dụng để cung cấp thông
tin cho cơ quan ban ngành cấp tỉnh và tham quan giữa các mô hình.

7


Tài liệu tham khảo
Alexender, N. 2009. Cải thiện sinh kế cho người dân sống trong khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang.
Báo cảo của dự án Bảo tồn và Phát triển khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang (AusAid-GTZ), Rạch
Giá, Việt Nam.
Liên Hiệp Hữu Nghị Kiên Giang. Đề xuất mô hình sinh kế để lồng ghép Bảo tồn và Phát triển ở một
vài điểm quan trọng trong khu Dự trữ Sinh quyển – chương trình cải thiện thu nhập. Nâng cao thu
nhập của người dân địa phương sống dọc rừng phòng hộ thông qua nuôi sò huyết.
Chambers & Conway, 1991
Trần Thanh Hoa. 2010. Báo cáo kết thúc mô hình tạo thu nhập thay thế cho người dân thông qua mô
hình kết hợp trồng lúa và rau màu cho phụ nữ ngèo xã Tân Thuận.

IISD (Viện nghiên cứu thế giới về phát triển bền vững). 2003. Sinh kế và Biến đổi khí hậu – kết hợp
với Giảm nhẹ Rủi do, Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên và Thích ứng Biến đổi khí hậu trong việc
Tiếp cận mới để Giảm tính tổn thương và nghèo đói. Truy cập ngày 1/04/13. Tại website [
/>Mackay, P. 2009. Báo cáo Điều tra Kinh tế Xã hội có Sự tham gia của Người dân – Điều tra cơ bản
kinh tế xã hội của các cộng đồng ven biển trong Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang. Báo cảo của dự
án Bảo tồn và Phát triển khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang (AusAid-GTZ), Rạch Giá, Việt Nam.
Ủy ban Nhân dân xã Thuận Hòa. 2011. Báo cáo đối tác – Nuôi sò huyết để cải thiện sinh kế cho
người dân sống trong khu vực rừng phòng hộ An Minh.
Ủy ban Nhân dân xã Thuận Hòa. 2011. Báo cáo đối tác: Báo cáo đánh giá về nuôi sò huyết tại ấp 9A
Vườn quốc gia U Minh Thượng. 2011. Báo cáo đối tác: Mô hình nuôi cá Sặc Rằn dưới tán rừng tràm.
UNDP, 2004. User’s guidebook for the adaptation policy framework. United Nations
Development Programme, February 2004. p.33.

8


Phụ lục A. Ví dụ đề xuất dự án ải thi n thu nh ch ngư i n ư i t n
h ng h
n iển huy n n inh ng ngh nu i huyết

KẾT HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
TẠI CÁC TRỌNG ĐIỂM KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG
320 Ngô Quyền, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
ĐT: 0773 942 937 Fax: 0773 942 937
CHƯƠNG TRÌNH TẠO THU NHẬP THAY THẾ
Tên tổ chức: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang
Giám đốc:

Lê Văn Hồng


Điện thoại:

077. 3874828

Thư điện tử (email):

Fax: 077 3874828

Website: www.kufo.vn

Địa chỉ: 48 Thái Thành, Vĩnh Thanh Vân – TP Rạch Giá

Người liên hệ và chức danh: Đặng Hoàng Diễn – Chánh văn phòng

Chữ ký của giám đốc và đóng dấu:

9

ng


DỰ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG

CHƯƠNG TRÌNH TẠO THU NHẬP THAY THẾ

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
ải thi n thu nh ch ngư i n ư i t n ng h ng h
huy n n inh ng ngh nu i huyết


n iển

do đề xuất
hình:
Rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn huyện An Minh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ tuyến đê biển, bảo vệ sản xuất cho vùng sau đai rừng phòng hộ, có diện tích là 3.028 ha, đã
thực hiện giao khoán cho 728 hộ với diện tích 2.166,15 ha. Việc phát triển kinh tế, ổn định cuộc
sống của cộng đồng dân cư sống trong khu vực này sđược quan tâm thường xuyên thông qua
các chính sách về giao đất rừng, chính sách hưởng lợi, v.v..
Thời gian gần đây, tình hình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật đã
làm cho cuộc sống của người giữ rừng càng thêm khó khăn, từ đó áp lực sống phụ thuộc vào
rừng ngày càng gia tăng, hộ nhận khoán không thiết tha và ít tích cực quản lý bảo vệ rừng. Vì
vậy việc hỗ trợ vốn, kỹ thuật để hộ dân đầu tư vào sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao đời sống,
làm giảm áp lực chặt phá rừng là rất cần thiết.
Mô hình có 34 hộ tham gia, với diện tích nuôi thủy sản 39,29 ha, diện tích rừng cần phải bảo vệ
và nâng cao chất lượng là 82,8 ha Đâ là m h nh đang được thực hiện có hiệu quả tại vùng
này.
1.

Năng lực của địa phương tham gia với c ng lao động 60 người, cơ sở hạ tầng hiện có để nuôi
sò huyết, tương ứng số vốn là 1.479.549.500 đồng; cùng với 4 cán bộ kỹ thuật huyện, xã, BQL
rừng.
2.
Mục tiêu tổng quát:
Góp phần làm giảm suy thoái rừng thông qua ổn định sản xuất, ổn định đời sống nhân dân
trong khu vực.
3.
Mục tiêu mô hình:
Cải thiện thu nhập cho người dân địa phương lên đến 30% so với nhu thu nhập hiện nay thông
qua việc nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ ven biển có hiệu quả từ na cho đến cuối

năm 20 0

10


4.










Các sản phẩm và đầu ra chính của mô hình

Cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhiễm mặn trong khu vực.
Thu nhập n ng dân được tăng lên ít nhất 30% so với thu nhập hiện nay.
Tăng thêm cơ hội việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Kiến thức n ng dân được tăng lên về sử dụng đất nhiễm phèn.
Thị trường đầu ra cho sản phẩm m h nh được cải thiện.
Tài liệu phổ cập về chọn cá giống, thức ăn và thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Nâng cao vai trò lao động nữ trong việc phát triển kinh tế gia đ nh
Thiết lập được lưới cộng tác viên các chương tr nh là người địa phương
Góp phần nâng cao kiến thức sản xuất kinh doanh cho người dân trên địa bàn

5.









Các hoạt động đề xuất:
Tổ chức 02 tập huấn kiến thức nuôi sò huyết.
Tổ chức tập huấn về phương pháp cải tạo, xử lý vuông nuôi.
hội thảo đầu bờ về chuyển giao kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình.
Tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Soạn và in 300 cuốn tài liệu tuyên truyền về chọn giống và xử lý nước và đất.
Tổ chức triển khai mô hình nuôi sò huyết trên diện tích của các hộ gia đ nh
Tổ chức 02 lớp tập huấn quản lý và chăm sóc m h nh và phòng trừ sâu bệnh.

6.

Đầu tư đầu vào cho mô hình đề xuất:

6.1 Đơn vị tham gia mô hình:
-Trực tiếp: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện An Minh, 34 hộ dân ấp 9 A - xã Thuận Hòa
tham gia thực hiện.
-Gián tiếp: an uản lý rừng, trạm Khuyến nông - Khuyến ngư
6.2 Nhân sự nguồn dự kiến giúp triển khai mô hình:
-Chuyên gia: Từ Dự án GTZ Kiên Giang.
-Nhân sự địa phương: U ND hu ện, hòng n ng nghiệp và phát triển n ng th n hu ện, Trạm
Khuyến nông - khuyến ngư hu ện, Tổ kinh tế - kỹ thuật xã.
6.3 Điều kiện địa phương và hiện trạng đất đai
- Tất cả các hộ gia đ nh sẵn sàng tham gia triển khai mô hình và thành lập nhóm.

- Diện tích đất được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia mô hình.

6.4 Hỗ trợ của địa phương
UBND ấp 9 A, xã Thuận Hòa hỗ trợ về chính sách và định hướng chính sách.

11


6.5 Hỗ trợ của Dự án GTZ Kiên Giang
Dự án GTZ Kiên Giang thông qua và cấp vốn theo yêu cầu của mô hình. Vốn nà được đơn vị
chủ quản tổ chức cho vay tín dụng Các điều kiện về cho va cũng như quản lý vốn vay áp dụng
qu định của nhà nước Việt Nam hiện hành đối với các vốn cho vay.
7 Hiệu quả kinh tế:
7.1- hi hí: 1.979.549.500 đ
7.1.1-Chi phí sản xuất:
Con giống: 39,29 ha x 625 kg/ha x 40 000 đ/kg = 982 250 000 đ
(loại 1.000 con/kg, thả nuôi 625 kg/ha, mật độ 625 con/10 m2)
Xây dựng cơ sở hạ tầng - vật tư, hóa chất:
- Đào ao bằng cơ giới: 5 000 000 đ/ha x 39,29 ha = 589 350 000 đ
- Xây cống cấp nước: 34 cống (34 hộ) x 2 000 000 đ/cống = 68 000 000 đ
- Vật dụng, lưới rào: 2 000 000 đ/ha x 39,29 ha = 78 580 000 đ
- V i: 00 kg/ha x 39,29 ha x 500 đ/kg = 5 893 500 đ
- hân bón: 50 kg phân DA /ha x 39,29 ha x 5 000 đ/kg = 29 476 500 đ
7.1.2-Chi phí lao động: t ong n



việ t p t ng

ngà th ng)


- 60 người x 30 ngà x 70 000 đ/ngà = 26 000 000 đ
- 4 cán bộ kỹ thuật (quản lý) x 000 000 đ/tháng x 2 tháng = 48 000 000 đ
7.1.3- Chi phí hành chính:
-Hội thảo: 2 cuộc x 7 000 000 đ/cuộc = 4 000 000 đ
-Tập huấn: 6 cuộc x 4 000 000 đ/cuộc = 24 000 000 đ
-Tổ chức học tập rút kinh nghiệm: 0 đợt x 4 000 000 đ/đợt = 4 000 000 đ
7.1.4-Chi phí khấu hao trang thiết bị: 0 000 000 đ
7.2 -Lợi nhuận sau 01 năm thực hiện mô hình: 2.440.575.500 đ
Tỷ lệ sống đạt 80%, kích cỡ thu hoạch 80 con/kg, giá bán bình quân 8 000 đ/kg, năng suất
6,25 tấn/ha. Tổng thu: 4.420.125.000 đ.
Sản lượng: 6,25 tấn/ha x 8 000 000 đ/tấn x 39.29ha = 4.420.125.000 đ.
Lợi nhuận: 4.420.125.000 đ - 1.979.549.500 đ = 2.440.575.500 đ

12


8 Những người được hưởng lợi từ dự án:

- Trực tiếp là 34 hộ tham gia thực hiện mô hình.
- Gián ếp là chính qu ền địa phương (hu ện, xã, ấp), BQL rừng.

9 Qui trình triển khai thực hiện:
- ư 1: hảo sát 34 hộ trên kênh thứ 9 thuộc ấp 9 A - xã Thuận Hòa có diện tích đất rừng và
diện tích nuôi trồng thủy sản và đang canh tác các đối tượng nu i theo m h nh đề xuất.
- ư c 2: Chia nhóm: Nuôi sò huyết 02 nhóm; trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng thành 02 nhóm.
Mỗi nhóm bầu ra 0 thành viên đại diện làm nhóm trưởng.
- ư 3: ở lớp tập huấn kiến thức nu i sò hu ết (chia làm 2 đợt tập huấn: đợt 1 tập huấn về
phương pháp cải tạo, xử lý vuông nuôi, kỹ thuật chọn giống; đợt 2 tập huấn kỹ thuật chăm sóc,
thu hoạch) và tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

- ư

4: Chọn giống, nguồn gốc giống, xem xét điều kiện giống (sò huyết).

- ư 5: Thực hiện mô hình theo các quy trình, thời vụ thả giống theo đối tượng vật nuôi, cây
trồng.
10 Giám sát và đánh giá mô hình:
- Giám sát:
h nh được an quản lý Dự án GTZ Kiên Giang, chính quyền địa phương (hu ện,
xã, ấp) trực ếp giám sát, kiểm tra ến độ thực hiện; tổ chức họp và báo cáo mỗi qú
ua đó
đánh giá tiến độ triển khai, kết quả thực hiện m h nh, đánh giá mức độ hiệu quả để nhân
rộng.
- Rũi o: Để hạn chế thấp nhất mức độ rũi ro, hộ dân thực hiện mô hình phải qua các lớp tập
huấn kỹ thuật nuôi, chọn giống, cải tạo,… tuân thủ quy trình kỹ thuật. Cán bộ quản lý mô hình
phải có chuyên môn, kinh nghiệm; đồng thời thường xuyên xuống địa bàn, theo dõi, kiểm tra
t nh h nh sinh trưởng và phát triển đổi tượng nuôi, cây trồng; kiểm tra m i trường nuôi.

13


11 Kế hoạch công việc chi tiết:
05 tháng / năm 2010
STT

Hoạt động

07 tháng/ năm 2009
hiệu: (10)


1

06

07

08

09

(10)

(10)

(10)

(10)

10

11

(10)

(10)

12

01


02

03

04

hảo sát 30 hộ khu vực

2

Thành lập nhóm, chia nhóm

3

Tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật
canh tác (02 lớp sò huyết, 02
lớp trồng rừng)

4

Tổ chức học tập kinh nghiệm

5

Cải tạo

6

Chọn sò giống


7

Thả giống

8

Theo dõi, kiểm tra, giám sát

9

Tập huấn kỹ thuật chăm sóc
sò huyết (02 lớp)

10

Hội thảo

11

Thu hoạch - đánh giá

(10)

(10)
(10)

12 Kinh phí đề xuất tài trợ:
Tổng vốn đề xuất: 1.979.549.500 đồng, trong đó:
Vốn yêu cầu hỗ trợ từ Dự án GTZ Kiên Giang: 500.000.000 đồng
Vốn địa phương: 1.479.549.500 đồng


13 Những hoạt động tiếp tục sau khi mô hình hoàn chỉnh:
Sau kết thúc dự án trong thời gian 0 năm, tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả; đồng thời đề
xuất Dự án GTZ Kiên Giang tiếp tục hỗ trợ để nhân rộng cho nhân dân trong khu vực này nhằm
nâng cao thu nhập góp phần bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững hơn /

14

05


14 Dự toán kinh phí
Đơn giá: VND
Khoản đóng góp
Hoạt động

Dự án GTZ

Nguồn vốn

Kiên Giang

Địa phương

Nguồn khác

-Tập huấn
(6 cuộ x 4.

.


đ

24.000.000

0

24.000.000

4.000.000

0

4.000.000

589.350.000

0

589.350.000

68.000.000

0

68.000.000

78.580.000

0


78.580.000

5.893.000

0

5.893.000

29.476.500

0

29.476.500

582.250.000

0

982.250.000

0

14.000.000

0

126.000.000

48.000.000


0

48.000.000

10.000.000

0

10.000.000

0

1.979.549.500

ộc)

-Tổ chức học tập kinh nghiệm
-Đào ao bằng cơ giới
5.

.

đ ha x 9 29 ha)

-Xây dựng cống cấp – thoát nước
(34 cống x 2.

.


đ ống)

-Vật dụng, lưới rào
2.

.

đ ha x 9 29ha)

-Vôi
5 .

đ ha x 9 28 ha)

-Phân bón
75 .

đ ha x 9 29 ha)

-Sò giống
25.

Tổng số

.

400.000.000
đ ha x 9 29 ha)

-Hội thảo


14.000.000

(2 cuộc x 7.000.000 đ

ộc)

-Chi phí lao động
6 người x

126.000.000

ngà x 7 .

đ ngà )

-Chi phí quản lý
4 người x .

.

đ th ng x 2 th ng)

-Chi phí khấu hau
Tổng cộng

500.000.000

15


1.479.549.500


Đề xuất dự án
Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu đề xuất

Kết quả đầu ra

Phụ lục 2: Tó

tắt dự án và khung giá

gíc can thiệp

Chỉ số xác định và
đo đế
Tài nguyên rừng
không bị khai thác
trái phép

Góp phần làm giảm
suy thoái rừng thông
qua ổn định sản
xuất, ổn định đời
sống nhân dân trong
khu vực.
Cải thiện thu nhập
cho người dân địa

phương lên đến 30%
so với nhu thu nhập
hiện nay thông qua
việc nuôi trồng thủy
sản dưới tán rừng
phòng hộ ven biển
có hiệu quả từ nay
cho đến cuối năm
2010.

Cải tạo và
nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nhiễm
mặn trong khu vực.

Thu nhập
nông dân được tăng
lên ít nhất 30% so
với thu nhập hiện
nay.

Tăng thêm
cơ hội việc làm cho
lao động nhàn rỗi ở
nông thôn.

Kiến thức
nông dân được tăng
lên về sử dụng đất
nhiễm phèn.


Thị trường
đầu ra cho sản phẩm
mô hình được cải
thiện.

Tài
liệu
phổ cập về chọn cá
giống, thức ăn và
thuốc phòng trừ sâu
bệnh.

Nâng cao
vai trò lao động
trong việc pháp triển
kinh tế gia đình.


Thiết lập
được lưới cộng tác
viên các chương
trình là người địa

sát và đánh giá
Nguồn xác định

Các giả định quan
trọng


Báo cáo phát triển
kinh tế xã hội năm
của Ủy ban nhân
dân huyện.

Thu nhập hộ gia
đình tăng ít nhất
30% từ sò huyết.

Báo cáo năm của dự
án

- Đất tiếp tục bị
nhiễm mặn.
- Sử dụng đất nhiễm
mặn vẫn còn.

Ít nhất 70% đất
nhiễm mặn được cải
thiện

Báo cáo kinh tế xã
hội hằng năm của
huyện

Toàn bộ diện tích
đất được chọn trong
khu vực

Năng suất sò huyết

tăng ít nhất 50% so
với trước đây.

Báo cáo kinh tế xã
hội hằng năm của
huyện

- Thu nhập tăng ít
nhất 30% so với
trước đây.
- Hạn chế thời gian
nhàn rỗi ở nông
thôn.
Hiểu biết của nông
dân về đất bị nhiễm
mặn được được tăng
lên đến 50%.

Báo cáo kinh tế xã
hội hằng năm của
huyện

- Vụ nuôi sò huyết
được thực hiện đúng
tiến độ.
- Nông dân tham gia
nuôi sò huyết.
Nông dân tuân thủ
theo đúng quy trình
kỹ thuật và hướng

dẫn của cán bộ kỹ
thuật

Báo cáo kinh tế xã
hội hằng năm của
huyện

Nông dân sẵn sàng
chấp nhận kỹ thuật
nuôi sò huyết.

- Sản phẩm bán ra
chạy trên thị trường
- Giá cả tăng cao
hơn so với những
năm trước
Tài liệu được in ấn
và được người dân
địa phương sử dụng

Báo cáo năm dự án

Nông dân tham gia
hội thảo đầu bờ và
hội thảo tập huấn kỹ
thuật nuôi sò huyết.

- Báo cáo năm dự án
- Báo cáo kinh tế xã
hội hằng năm của

huyện

Sản phẩm được bảo
đảm chất lượng và
đúng quy trình kỹ
thuật.

- Phụ nữ đóng vai
trò quan trọng hơn
trong kinh tế gia
đình.

- Báo cáo quản lý và
bảo vệ rừng của
BQL
- Báo cáo kinh tế xã
hội hằng năm của
huyện
- Báo cáo hằng năm
của dự án
- Báo cáo kinh tế xã
hội hằng năm của
huyện
- Báo cáo hằng năm

Nông dân tuân thủ
các quy trình kỹ
thuật và hướng dẫn
của cán bộ kỹ thuật


Mạng lưới cộng tác
viên được thành lập

16


Hoạt động

phương.

Góp phần
nâng cao kiến thức
sản xuất kinh doanh
cho người dân trên
địa bàn

Tổ chức 02
tập huấn kiến thức
nuôi sò huyết.

Kiến thức kinh
doanh của người
dân địa phương
được cải thiện

của dự án
- Báo cáo kinh tế xã
hội hằng năm của
huyện
- Báo cáo hằng năm

của dự án

Vốn Dự án và chi phí:
Tổng vốn đề xuất : 1.979.549.500 đồng,
trong đó :
Vốn yêu cầu hỗ trợ từ Dự án GTZ Kiên
Giang : 500.000.000 đồng
Vốn địa phương : 1.479.549.500 đồng

- Cần có trang thiết
bị, nhân sự đất
chuẩn bị sẵn sàng
- Nghiên cứu đã
được thực hịên
Nông dân sẽ phối
hợp triển khai thực
hiện
- Nông dân và các
đơn vị triển khai
tuân thủ và thực
hiện trách nhiệm của
mình
- Nông dân địa
phương, BQL dự án
GTZ, UBND xã ký
kết thỏa thuận


Tổ chức tập
huấn về phương

pháp cải tạo, xử lý
vuông nuôi.

hội
thảo
đầu bờ về chuyển
giao kỹ thuật cho
các hộ tham gia mô
hình.

Tập huấn
về kỹ thuật trồng,
chăm sóc và bảo vệ
rừng.

Soạn và in
300 cuốn tài liệu
tuyên truyền về
chọn giống và xử lý
nước và đất.

Tiến hành
chọn và mua con
giống tôm và giống
lúa phù hợp.

Tổ
chức
triển khai mô hình
nuôi sò huyết trên

diện tích của các hộ
gia đình.

Tổ chức 02
lớp tập huấn quản lý
và chăm sóc mô
hình và phòng trừ
sâu bệnh.
Đầu tư đầu vào

Đầu tư đầu vào cho
hình đề xuất:
Đơn vị tha gia
mô hình:
-Trực tiếp: Phòng
Nông nghiệp &
PTNT huyện An

17

- Cung cấp đầy đủ
diện tích đất, nhân
sự, trang thiết bị.
- Chính quyền địa
phương tiếp tục ủng
hộ dự án.


Minh, 34 hộ dân ấp
9 A - xã Thuận Hòa

tham gia thực hiện.
-Gián tiếp: Ban
Quản lý rừng, trạm
Khuyến nông Khuyến ngư.
Nhân sự nguồn dự
kiến giúp triển
khai mô hình:
-Chuyên gia: Từ Dự
án GTZ Kiên Giang.
-Nhân
sự
địa
phương:
UBND
huyện, Phòng nông
nghiệp và phát triển
nông thôn huyện,
Trạm Khuyến nông
- khuyến ngư huyện,
Tổ kinh tế - kỹ thuật
xã.
Điều kiện địa
phương và hiện
trạng đất đai
- Tất cả các hộ gia
đình sẵn sàng tham
gia triển khai mô
hình và thành lập
nhóm.
- Diện tích đất được

chuẩn bị sẵn sàng để
tham gia mô hình.
Hỗ trợ của địa
phương
UBND ấp 9 A, xã
Thuận Hòa hỗ trợ về
chính sách và định
hướng chính sách.
Hỗ trợ của Dự án
GTZ Kiên Giang
Dự án GTZ Kiên
Giang thông qua và
cấp vốn theo yêu
cầu của mô hình.
Vốn này được đơn
vị chủ quản tổ chức
cho vay tín dụng.
Các điều kiện về
cho vay cũng như
quản lý vốn vay áp
dụng quy định của
nhà nước Việt Nam
hiện hành đối với
các vốn cho vay.

18


Phụ lục B
Ví dụ về bảng theo dõi do hộ tham gia tự ghi chép


19


20


Phụ lục C. Ví dụ về báo cáo đánh giá của phụ nữ huyện Vĩnh Thuận

21


22


23


24


25


×