Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

60 phân tích nội dung quản lí nhà nước về lao động và việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.91 KB, 4 trang )

Đề 8: Phân tích nội dung quản lí nhà nước về lao động và việc làm
Như chúng ta đã biết quản lí nhà nước về lao động và việc làm là loại hình
quản lí đặc biệt do Nhà nước tiến hành trên cơ sở nắm bắt mối quan hệ giữa dân
số, lao động và việc làm. Từ đó đưa ra những giải pháp và nội dung cụ thể nhằm
giải quyết việc làm cho người lao động để công dân được thực hiện quyền lao động
của mình theo quy định của pháp luật.
Trong nội dung quản lí nhà nước về lao động và việc làm được quy định chi
tiết tại Điều 180 Bộ luật lao động. Trước hết nhà nước nắm bắt cung cầu và sự biến
động cung cầu về lao động làm cơ sở quyết định chính sách quốc gia, quy hoạch,
kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bổ và sử dụng toàn xã hội. Trong khi chúng ta
dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành
dịch vụ trung và cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng. Điều này dẫn đến việc
Nhà nước phải điều tiết về quy luật cung cầu nguồn lao động trong xã hội hiện nay
nhằm đảm bảo việc làm cho người lao động không rơi vào tình trạng thất nghiệp,
mặt khác một số ngành công nghiệp trọng điểm không rơi vào tình trạng thiếu lao
động.
Bên cạnh đó, việc ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về
lao động cũng là một trong những nội dung quan trọng trong nội dung quản lí nhà
nước về lao động và việc làm. Cụ thể hiện nay Nhà nước ban hành một số văn bản
pháp luật như: Bộ luật lao động, Nghị định số 39/NĐ – CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm... Trong tương
lai do tình hình kinh tế - xã hội diễn biến ngày một phức tạp, việc tập trung ban
hành và hướng dẫn các văn bản pháp luật về lao động – việc làm càng quan trọng,
không để các văn bản đã ban hành chồng chéo, trùng lặp.
Ngoài ra, việc nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình
quốc gia về việc làm, di dân và xây dựng vùng kinh tế mới, đưa người đi làm việc
ở nước ngoài cũng là một trong những nội dung quan trọng của quản lí nhà nước
về lao động và việc làm. Đây được coi là một nội dung quan trọng bởi nó giúp nhà
nước điều tiết nguồn lao động một cách hợp lí nhất, đồng thời phát triển kinh tế xã hội nói chung. Cụ thể như các trung tâm giới thiệu việc làm được mở ra thường
niên hơn, hay các đợt vận động, chính sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở các
tỉnh miền Trung, hay Tây Nguyên,...


1


Nội dung quyết định các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn
lao động, vệ sinh lao động và các chính sách khác về lao động, xây dựng mối quan
hệ lao động trong các doanh nghiệp sẽ giúp cá nhân người lao động nói riêng và
các doanh nghiệp nói chung yên tâm sản xuất, kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh
vực của mình. Tuy nhiên, trên thực tế việc đảm bảo an toàn lao động hay vệ sinh
lao động vẫn chưa đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, quy trình. Do vậy nội dung này
cần được chú trọng hơn nữa với công tác thanh tra, kiểm tra định kì hay không
định kì các cơ sở có người lao động làm việc để đánh giá đúng tình hình, tăng
cường khảo sát thực tiễn cuộc sống về bảo hiểm xã hội, tiền lương, từ đó đánh giá
đúng thực tế để đưa ra các chính sách một cách phù hợp nhất.
Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khao học về lao động, thống kê thông tin
về lao động và thị trường lao động, về mức sống và thu nhập của người lao động.
Nội dung này phải được triển khai bởi chỉ có qua số liệu thống kê thông tin về lao
động và thị trường lao động mới có thể đánh giá hết tình hình đưa ra lí luận và giải
pháp phù hợp nhất.
Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lí các vi phạm
pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
Hiện nay trên thực tế còn tồn tại rất nhiều các tranh chấp lao động giữa hai bên chủ
thể chẳng hạn như giữa chủ đầu tư và người lao động... nếu việc thanh tra, kiểm tra
tiến hành không chặt chẽ và được thực hiện nghiêm túc có thể quyền lợi của người
lao động sẽ bị ảnh hưởng.
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với người nước ngoài, các tổ chức quốc tế
trong lĩnh vực lao động. Hiện nay trên thực tế cho thấy nguồn lao động dồi dào ở
nước ta là một trong những tiềm năng đang được các nhà quản lý quan tâm bởi
không chỉ các các nước trên thị trường lao động thế giới mà ngay cả các nước
trong khu vực như: Malaysia, Indonexia,... cũng cần rất nhiều nguồn lao động nước
ta. Bởi vậy việc nhà nước chú trọng việc mở rộng tăng cường nội dung quản lí

quan hệ hợp tác trong lĩnh vực lao động là rất cần thiết

2


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb
CAND, Hà Nội, 2008
2. Hiến pháp năm 1992
3. Bộ luật lao động năm 2003
4. Nghị định số 39/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ Luật Lao động về việc làm
5. Pháp lệnh dân số năm 2003

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6. Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb
CAND, Hà Nội, 2008
7. Hiến pháp năm 1992
8. Bộ luật lao động năm 2003
9. Nghị định số 39/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ Luật Lao động về việc làm
10.Pháp lệnh dân số năm 2003

4




×