Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

75 nêu một số quan niệm về quyết định hành chính và chỉ ra ưu điểm hạn chế của từng quan niệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.79 KB, 4 trang )

A- LỜI MỞ ĐẦU
Quyết định hành chính luôn là đề tài tranh luận rất gay gắt trong giới
luật học nói riêng và khoa học pháp lý nói chung. Trong mỗi một ngành khoa
học lại đưa ra một quan niệm khác nhau về quyết định hành chính. Những
quan niệm đó không chỉ được ghi nhận ở những sách, báo pháp lý mà còn
được ghi nhận trong pháp luật thực định. Bài tập này em nêu một số quan niệm
về quyết định hành chính và chỉ ra ưu điểm hạn chế của từng quan niệm.
B- NỘI DUNG
Quan niệm thứ nhất- Quyết định hành chính là QĐ bằng văn bản của
cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng
cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. ( Khoản 1
điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và quy định tại
khoản 10 điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998)
Như vậy, hiểu theo quan niệm trên thì một quyết định hành chính có đủ
3 yếu tố sau đây:
- Là quyết định được thể hiện dưới hình thức văn bản hành chính;
- Là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước, đó là: quyết định của cơ quan quản lý như
của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân
dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân …
- Là quyết định được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ
thể chẳng hạn, cơ quan hải quan quyết định xử phạt một người nào đó đã có
hành vi vi phạm các qui định khi xuất nhập khẩu hàng hoá; Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân quyết định phá dỡ hàng quán lấn chiếm vỉa hè của một số hộ gia đình
làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông…
Như vậy, các quy định được áp dụng nhiều lần mà đối tượng không
được xác định (các văn bản pháp quy), các quyết định của cơ quan không phải
1



là cơ quan hành chính nhà nước (Toà án, Viện Kiểm sát…) thì không phải là
quyết định hành chính theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Đây là cách hiểu theo nghĩa hẹp không thể bao quát được hết các dạng
cụ thể thực tế của quyết định hành chính. Trên thực tế, cơ quan hành chính nhà
nước có những văn bản mặc dù không có hình thức đúng như quy định đối với
một quyết định hành chính (chẳng hạn dưới hình thức một thông báo, một biên
bản cuộc họp), nhưng trong văn bản đó có những quy định liên quan, làm thiệt
hại đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân cơ quan, tổ chức. Trong
trường hợp đó họ phải được quyền và có cơ hội để phản đối những nội dung
mà họ cho là không hợp pháp. Vì vậy văn bản đó cũng có thể coi là một quyết
định hành chính. Hay như hành vi yêu cầu chủ thể tham gia giao thông đường
bộ từ Thái Nguyên xuống Hà Nội dừng xe tại chốt kiểm dịch để kiểm tra
phương tiện của người đó xem có mang theo mầm bệnh H1N1 hay không của
cảnh sát giao thông Hà Nội thì đó cũng là một dạng quyết định hành chính
nhưng thể hiện dưới dạng hành vi. Do vậy, nếu hiểu “quyết định hành chính
là quyết định bằng văn bản…” là chưa được toàn diện và chủ quan ý chí.
Mặt khác, theo cách hiểu về quyết định hành chính được quy định tại pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và quy định ở khoản 10 điều 2
luật khiếu nại tố cáo thì chủ thể của quyết định hành chính chỉ là cơ quan hành
chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
nước. Với cách hiểu như vậy thì đã không coi một số quyết định do các chủ thể
khác ban hành như cơ quan lập pháp hoặc tư pháp là quyết định hành chính. Ví
dụ như quyết định xử lý kỉ luật cán bộ Tòa án nhân dân Đống Đa đối với
Thẩm phán A có hành vi không thực hiện đúng quy định về thủ tục tiến hành
phiên xét xử hình sự theo quy định của BLTTH không cho phép bị cáo thay đổi
người tiến hành tố tụng khi người đó có yêu cầu…
Quan niệm thứ 2. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học ( NXB
Công an nhân dân Hà nội ) thì quyết định hành chính là “ kết quả sự thể hiện ý
chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người
có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được Nhà nước trao quyền, thực hiện trên

2


cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy
định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực
hoặc vấn đề được phân công phụ trách”
Với cách hiểu như trên, thì đã khắc phục được những hạn chế về cách
hiểu theo nghĩa hẹp của quan niệm quyết định hành chính theo quy định tại
pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chính và luật khiếu nại tố cáo. Tuy nhiên,
cách hiểu như vậy vẫn tồn tại những hạn chế cần làm rõ. Với cách nhiểu một
cách chung nhất và khái quát như vậy về chủ thể của quyết định hành chính là
“cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá
nhân được Nhà nước trao quyền” như vậy làm cho việc xác định cụ thể chủ
thể nào là chủ thể của quyết định hành chính là rất khó khăn. Về hình thức của
quyết định hành chính thì quan niệm này cũng chưa nêu ra được mà quy định
rất chung “trình tự và hình thức do pháp luật quy định”. Vậy pháp luật ở đâu
quy định về hình thức của quyết định hành chính thì người cần quan tâm lại
phải đi tìm luật làm mất rất nhiều thời gian mà chưa chắc đã xác định được
quyết định dưới hình thức nào là quyết định hành chính.
Quan niệm thứ 3: “ Quyết định hành chính là một dạng của quyết định
pháp luật, nó là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước thông
qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ
thống các cơ quan hành chính Nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới
những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật…” ( Giáo trình luật
hành chính Việt Nam- Trường Đại học luật Hà nội).
Theo cách hiểu này, thì những vướng mắc tồn tại ở hai quan niệm trên
đã được khắc phục. Vấn đề chủ thể thì ở quan niệm này đã nêu ra một cách cụ
thể và toàn diện về chủ thể của quyết định hành chính là các chủ thể thực hiện
quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó,
thì chỉ có những chủ thể mang quyền hành pháp thì mới có thể là chủ thể của

quyết định hành chính. Việt nam tổ chức BMNN theo nguyên tắc tập quyền
3


XHCN mà không tuân thủ tuyệt đối theo nguyên tắc tam quyền phân lập như ở
một số nước khác. Theo cách tổ chức này thì các cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp không tách bạch tuyệt đối với nhau mà vẫn có sự liên kết nhất định
để hoàn thiện nhiệm vụ nhất định. Do đó, bản thân lập pháp và tư pháp không
chỉ mang nguyên nghĩa lập pháp, tư pháp mà nó vẫn có ít nhiều quyền hành
pháp trong những hoạt động nhất định, do vậy một số quyết định của các cơ
quan này cũng là quyết định hành chính. Chính vì đó mà quan niệm chủ thể
của quyết định hành chính theo quan niệm thứ 3 là rất hợp lý và bao quát. Về
hình thức của quyết định hành chính thì quan niệm thứ 3 đã chỉ ra rất hợp lý đó
là “những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp” , theo
cách hiểu này thì hành vi này có thể là hành vi ban hành các quyết định dưới
dạng văn bản hay chỉ là những hành vi đơn thuần hoặc dưới dạng lời nói. Việc
quy định này cho phép hiểu đúng hơn và toàn diện hơn về hình thức của quyết
định hành chính.
C- LỜI KẾT
Quyết định hành chính là vấn đề mà khoa học pháp lý hiện nay đang tồn
tại nhiều các quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, các quan niệm này đều thể hiện
được bản chất của quyết định hành chính. Việc nêu ra các quan niệm khác
nhau về quyết định hành chính để bất cứ khi nào ta bắt gặp một khái niệm
quyết hành chính nào khác đều không tỏ ra bỡ ngỡ và việc nêu ra các quan
niệm khác nhau giúp cho diệc nhận diện cái nào sẽ là quyết định hành chính
một cách tự chủ và dễ dàng hơn

4




×