Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.51 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển thì càng có nhiều những vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống. Do đó, việc quản lí của nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước
sẽ càng phức tạp, khó khăn hơn. Để thực hiện tốt chức năng quản lí này đòi hỏi các
cơ quan hành chính nhà nước phải ban hành nhiều quyết định hành chính hơn. Vậy
quyết định hành chính là gì, vai trò của nó là như thế nào trong hoạt đọng quản lí
hành chính nhà nước? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin đi tìm hiểu đề bài:
“Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành
chính trong quản lí hành chính nhà nước.”
1
NỘI DUNG
I_Phân tích khái niệm quyết định hành chính
1. Các quan điểm về khái niệm quyết định hành chính
Trước hết ta phải thừa nhận rằng hiện nay có rất nhiều quan điểm về khái niệm
này. Theo từ điển Tiếng việt thì “quyết định” là định một cách chắc chắn, với ý
nghĩa nhất định phải thực hiện. Như vậy, thế nào là quyết định hành chính? Ta cùng
tìm hiểu những quan điểm sau:
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì “Quyết định hành chính” được
hiểu là “kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao
quyền, thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do
pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước
trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách.”
Theo Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
năm 1996 thì: “Quyết định hành chính quy định trong Pháp lệnh này là quyết định
bằng văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ
tịch nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan Nhà nước địa phương, các Toà án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp được áp dụng một lần đối với một hoặc một số
đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể.”
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2010 thì: “ Quyết định
hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác


hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về
một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với
một hoặc một số đối tượng cụ thể.”
2
Theo Khoản 8 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 thì: “Quyết định hành chính
là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt
động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số
đối tượng cụ thể.”
Theo khái niệm trong Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của trường Đại
học luật Hà Nội thì: “Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật,
nó là kết quả sự hể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của
các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính
nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định
của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự
hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã
hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.”
Như vậy ta có thể hiểu quyết định hành chính là kết quả sự thể hiện ý chí quyền
lực nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc của những người có chức
vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.
Tóm lại, khái niệm quyết định hành chính có thể được hiểu như sau: “Quyết
định hành chính là một loại quyết định pháp luật, do các chủ thể quản lí hành
chính nhà nước ban hành theo thủ tục và dưới hình thức pháp luật quy định; thể
hiện ý chí nhà nước dưới dạng là các quy tắc xử sự chung hoặc các mệnh lệnh
hành chính cụ thể để thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước của
mình.”
2.Đặc điểm để phân biệt với các quyết định của các cơ quan nhà nước khác
Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật, do đó nó mang đầy đủ
các đặc điểm của quyết định pháp luật. Nó có các đặc điểm như:
3

- Là quyết định có tính ý chí quyền lực nhà nước: Do nó là hình thức thể hiện
ý chí nhà nước.
- Có tính pháp lí: quyết định hành chính là quyết định đã được pháp luật quy
định, có giá trị pháp lí bắt buộc. Nó tác động đến các quan hệ xã hội phát sinh trong
quản lí hành chính bằng cơ chế điều chỉnh của pháp luật.
- Quyết định hành chính mang tính quyền lực: nó thể hiện ý chí của nhà nước
tức là đã thể hiện tính quyền lực nhà nước. Tính quyền lực được thể hiện thông qua
việc: chỉ có nhà nước mới có quyền quy định về thẩm quyền ban hành quyết định
hành chính về thủ tục, thể thức của quyết định hành chính; nhà nước có quyền đơn
phương áp đặt quyền lực trong quá trình quản lí.
Bên cạnh đó, các quyết định hành chính còn có các đặc điểm riêng để phân biệt
nó với các quyết định của các cơ quan nhà nước khác. Ví dụ như về chủ thể ban
hành, thủ tục ban hành, hình thức thể hiện, hiệu lực, số lượng,…Cụ thể là:
- Nó do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành
- Được thể hiện thông qua hình thức văn bản là chủ yếu.
- Ngoài ra, nó còn các đặc điểm như: có tính đa dạng, phong phú. Tần suất ban
hành nhiều, số lượng ban hành lớn.
- Nó có tính dưới luật: nó không tồn tại dưới hình thức và tên gọi là các văn bản
luật; nó có hiệu lực pháp lí thấp hơn luật. Mọi quyết định hành chính không phù hợp
với Hiến pháp, Luật đều bị bãi bỏ.
Quyết định hành chính khác với quyết định của Tòa án và Viện kiểm sát ở chỗ
quyết định của Tòa án mang tính cá biệt do Tòa án ban hành dưới hình thức bản án –
kết quả của hoạt động xét xử.
Các loại quyết định hành chính: ta có thể kể đến các quyết định hành chính
như: Nghị quyết, nghị định của chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng; quyết
định, chỉ thị, thông tư của Bộ; …
4
II_Vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước.
Nhìn từ thực tiễn ta thấy quyết định hành chính đóng một vai trò rất quan trọng
trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước của nước ta hiện nay. Ta có thể kể đến

một vài vai trò như sau:
1. Quyết định hành chính giúp truyền đạt ý chí của chủ thể quản lí đối với
đối tượng quản lí.
Các quyết định hành chính, ví dụ như: nghị định, nghị quyết, chỉ thị, thông tư,…
ở những mức độ khác nhau, đều đóng vai trò là công cụ tổ chức các hoạt động quản
lí. Nhờ có nó mà các cơ quan quản lí và lãnh đạo có thể điều hành được công việc
trong nhiều phạm vi không gian và thời gian. Không chỉ có thế, việc tổ chức và hoạt
động quản lí có thể diễn ra ổn định hơn, thiết lập được các định mức cần thiết cho
mỗi loại công việc, tránh được việc làm tùy tiện, thiếu khoa học.
Rõ nhất là với trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra những quyết
định, Nghị định điều chỉnh các hoạt động diễn ra trong những lĩnh vực nhất định
trong đời sống xã hội. Ví dụ như:
- Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
- Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ.
- Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên
chức
Thông qua các quyết định này, cơ quan quản lí, cụ thể là Chính phủ có yêu cầu
người dân thực hiện theo những chủ trương của mình tren các lĩnh vực như xử phạt
hành chính, quản lí nhân viên, Đó chính là sự truyền đạt ý chí, mong muốn của
chủ thể quản lí đối với đối tượng quản lí.
5
Trong hệ thống văn bản pháp luật của nước ta có rất nhiều những quyết định với
những nội dung điều chỉnh khác nhau liên quan tới toàn bộ đời sống. Trong mỗi
quyết định là những yêu cầu của nhà nước đối với người dân phải thực hiện hoặc
không được thực hiện những hành vi nhất định. Đó chính là cơ chế quản lí của cơ
quan quản lí nhà nước.
Cũng như các quy phạm pháp luật khác, quyết định hành chính mang tính cưỡng
chế nhà nước, được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

Do đó nó mang một sức mạnh to lớn, buộc mọi chủ thể phải chấp hành. Đặc biệt,
các biện pháp chế tài của luật hành chính không chỉ mang tính chất trừng trị người
phạm tội mà quan trọng hơn, nó còn giáo dục, răn đe người vi phạm không tái phạm
và ngăn ngừa hành vi phạm tội mới.
2.Quyết định hành chính giúp cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định cơ bản
của luật. (các quyết định quy phạm)
Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể trong hệ thống hành chính nhà nước sẽ
ban hành những quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lí xã
hội trên từng lĩnh vực. Vì vậy quyết định quy phạm có vai trò rất đặc biệt trong hệ
thống văn bản pháp luật nói chung và trong văn bản hành chính nói riêng.
Quyết định quy phạm tạo ra một khuôn khổ pháp lí, trong đó các chủ thể của
pháp luật hành chính sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Ta có thể thấy vai trò này trong đời sống thực tế. Các luật do Quốc hội, pháp
lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, trong một số lĩnh vực sẽ có những
nghị định, thông tư của Chính phủ, Bộ hướng dẫn thi hành. Vấn đề này được quy
định tại Khoản 1 Điều 14 và 16 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2008: “Điều 14. Nghị định của Chính phủ
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
6
1.Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
Điều 16. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy
định các vấn đề sau đây:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị
định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ”
Ví dụ như:
- Nghị định 128/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008).

- Nghị định 04/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động.
Như vậy thông qua các quyết định hành chính này, các quy định của luật được
giải thích rõ hơn, do đó đảm bảo được hiệu quả áp dụng hơn.
3.Quyết định hành chính đưa các quy phạm vào một trường hợp cụ thể để
tác động lên một cá nhân, tổ chức nhất định, thông qua đó giải quyết các vấn
đề có liên quan đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức.
Thông qua việc cụ thể hóa các quy định của pháp luật hiện hành, các quy định
của pháp luật được phân hóa đối với các đối tượng khác nhau. Do đó muốn tác đọng
lên đối tượng nào, các nhà quản lí sẽ áp dụng các quy định liên quan đến đối tượng
đó. Việc phân định như vậy sẽ đảm bảo được việc xử lí triệt để các vấn đề nảy sinh
từ các đối tượng quản lí.
KẾT LUẬN
7
Như vậy thông qua bài này, ta có thể hiểu rõ hơn về quyết định hành chính, có
thể phân biệt được quyết định hành chính với các quyết định của các cơ quan nhà
nước khác. Và đặc biệt là ta đã hiểu được vai trò quan trọng của các quyết định hành
chính trong việc thực hiện chức năng quản lí nhà nước của cơ quan quản lí hành
chính nhà nước. Trên đây là hiểu biết của em về vấn đề này. Do kiến thức còn hạn
hẹp nên bài làm không tránh khỏi những thiết sót, em kính mong các thầy cô bỏ qua
cho em.
8

×