Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

79 phân tích khái niệm vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.25 KB, 5 trang )

BỘ TƯ PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----- *** -----

BÀI TẬP CÁ NHÂN 2
Môn:
LUẬT HÀNH CHÍNH

Họ và tên: Trần Thị Huyền
MSV

: DS33D050

Lớp

: DS33D

Đề bài số 7 :
Phân tích khái niệm vi phạm hành chính.

Hà Nội - 04/2010


Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến
trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so
với tội phạm nhưng vi phạm hành chính là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như
lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được
ngăn chặn kịp thời.
Theo Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính: Vi phạm hành


chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách có ý hay vô ý vi
phạm các qui định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội
phạm và theo qui định của pháp luật bị xử phạt hành chính.
Từ khái niệm chúng ta thấy có hai điểm quan trọng sau đây:
Thứ nhất, có ba dấu hiệu pháp lí để xác định đâu là hành vi vi phạm
pháp luật hành chính, bao gồm: tính trái pháp luật; tính có lỗi; hành vi đó bị
xử phạt hành chính:
+ Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ hành vi đó được thực
hiện ngược lại với qui định của pháp luật. Đó là hành động bị pháp luật hành
chính cấm thực hiện, hoặc không thực hiện hành động mà pháp luật hành
chính buộc phải thực hiện.
+ Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi. Những người bình
thường đạt độ tuổi nhất định đều có khả năng điều khiển, nhận thức được
tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi, hậu quả của hành vi đó, tại thời
điểm thực hiện hành vi mà không có lỗi thì không bị coi là vi phạm hành
chính.
+ Vi phạm hành chính là hành vi bị xử phạt hành chính. Đây là dấu
hiệu có tính qui kết, vì nhà làm luật qui định những hành vi nào là vi phạm
hành chính và định ra biện pháp, mức phạt đối với hành vi đó. Một hành vi


không bị xử phạt hành chính thì không phải là vi phạm hành chính. Điều đó
không có nghĩa là có vi phạm hành chính thì đều áp dụng xử phạt mà cân
nhắc kĩ lưỡng mọi tình tiết để có thể áp dụng biện pháp tác động khác.
Thứ hai, cấu thành của một vi phạm hành chính cũng bao gồm bốn
yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể.
+ Mặt khách quan: Bất kì một hiện tượng nào cũng có hình thức
biểu hiện của nó. Vi phạm hành chính có hình thức biểu hiện là hành vi.
Không có hành vi thì không có vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành
chính nói riêng. Các-mác đã chỉ rõ: “ Ngoài hành vi của mình thì con người

không tồn tại đối với pháp luật”.
Những suy nghĩ, tử tưởng, quan điểm xấu mà chưa được thể hiện ra
bên ngoài bằng hành vi thì chưa phải là vi phạm pháp luật. Con người chỉ
chịu trách nhiệm về những hành vi của mình và việc đánh giá con người
phait thông qua hành vi của họ. Hành vi có thể thể hiện dưới hình thức hành
dộng, ví dụ: Hành vi làm hàng giả, kinh doanh trái phép, đi xe máy vào
đường cấm,… hoặc dưới hình thức không hành động như: đi xe môtô không
có bằng lái, không có phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở sản xuất
kinh doanh,…. Chỉ cần có hành động hoặc không hành động nêu trên cũng
có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính, bất luận là hậu quả của hành vi
đã xảy ra hay chưa. Khi vi phạm hành chính đã gây ra hậu quả, cần xác định
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi. Ngoài
ra, khi xem xét mặt khách quan của vi phạm hành chính trong những vụ việc
cụ thể cần tính đến một số yếu tố như thời gian, địa điểm, hoàn cảnh,
phương tiện vi phạm.
+ Mặt chủ quan: lỗi của chủ thể là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ
quan của vi phạm hành chính và lỗi đó luôn được thể hiện dưới dạng cố ý
hoặc vô ý. Trong đó lỗi cố ý thể hiện ở chỗ nguời có hành vi vi phạm hành


chính nhận thức được tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi của mình
nhưng vẫn thực hiện hoặc để mặc cho hậu quả của hành vi đó xảy ra. Còn lỗi
vô ý thể hiện ở chỗ người vi phạm hành chính không biết, hoặc không thể
nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật mặc dù cần phải biết và
nhận thức được nhưng cho rằng có thể ngăn ngừa được hậu quả của hành vi
trái pháp luật đó.
+ Khách thể: vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật nên
nó cũng xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Do vậy,
khách thể của vi phạm hành chính là các quan hệ xã hội bị vi phạm hành
chính xâm hại.

+ Chủ thể: chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân hoặc tổ chức
có năng lực trách nhiệm hành chính. Pháp luật hành chính chỉ truy cứu trách
nhiệm hành chính đối với những cá nhân có năng lực trách nhiệm hành
chính, là những người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hại cho xã
hội của hành vi, hậu quả hành vi và điều khiển được hành vi đó. Những
người hành động trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng và sự kiện bất
ngờ, hoặc không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình thì
không phải chịu trách nhiệm hành chính, nghĩa là sẽ không bị xử phạt hành
chính.
Các chủ thể phải chịu trách nhiệm hành chính bao gồm:
(+) Công dân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính
về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.
Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà vi phạm hành chính thì bị phạt
cảnh cáo. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có
thể áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo qui định của
pháp luật xử lí vi phạm hành chính, khi phạt tiền đối với họ thì chỉ áp dụng


mức phạt không quá 1/2 mức phạt đối với người thành niên. Nếu người chưa
thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ của người
đó phải nộp thay.
(+) Tổ chức gồm: các cư quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn
vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác
có tư cách pháp nhân theo qui định của pháp luật.
(+) Các cá nhân và tổ chức nước ngoài nếu vi phạm hành chính trong
phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì
cũng bị xử phạt theo qui định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có qui định khác.




×