Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

117 câu 6 phân tích trình tự giao kết hợp đồng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.95 KB, 3 trang )

Luật Lao động – Bài tập cá nhân 2

Câu 6: Phân tích trình tự giao kết hợp đồng lao động
Bài làm
1. Khái niệm HĐLĐ.
Theo quy định tại điều 26 Bộ luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung)
thì: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
HĐLĐ có những đặc trưng cơ bản sau:
- HĐLĐ có sự phụ thuộc về mặt pháp lý giữa NLĐ và NSDLĐ: Đây là
đặc trưng tiêu biểu nhất của HĐLĐ. Sở dĩ có đặc trưng này bởi NLĐ luôn
luôn bị lệ thuộc về mặt kinh tế vào NSDLĐ. Đặc trưng này được thể hiện qua
việc NSDLĐ có quyền quản lý NLĐ trong khi họ thực hiện công việc theo
HĐLĐ.
- Đối tượng của HĐLĐ là việc làm có trả công.
- HĐLĐ do đích danh NLĐ thực hiện.
- Trong HĐLĐ, sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chế bởi các
giới hạn pháp luật.
- HĐLĐ được thực hiện liên tục trong một thời gian nhất định hoặc vô
hạn định.
2. Nội dung trình tự giao kết HĐLĐ.
Trình tự giao kết HĐLĐ được chia thành 3 giai đoạn:
2.1 Các bên thể hiện và bày tỏ sự mong muốn thiết lập quan hệ HĐLĐ.
Giai đoạn này có trước khi HĐLĐ được giao kết. Đây là quá trình cụ
thể hóa nguyên tắc tự do, tự nguyện trong giao kết HĐLĐ. Khi các bên có
nhu cầu giao kết HĐLĐ thì phải biểu lộ nhu cầu đó ra bên ngoài dưới một
hình thức nào đó. Về phía NSDLĐ có thể thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng hoặc thông báo trước cổng doanh nghiệp, nơi công cộng hay thông
qua các trung tâm tư vấn…kèm theo đó là những yêu cầu sơ bộ về tuyển
dụng. NLĐ khi tiếp nhận được thông tin nói trên, nếu có nhu cầu làm việc và


xét thấy phù hợp có thể trực tiếp đến doanh nghiệp hoặc thông qua trung tâm
tư vấn giới thiệu việc làm để bày tỏ nguyện vọng của mình. Đây là giai đoạn
các bên chưa hề có sự chi phối lẫn nhau và họ có thể chấm dứt quan hệ ngay
lần gặp gỡ đầu tiên mà không hề có sự ràng buộc về mặt pháp lý.
1


Luật Lao động – Bài tập cá nhân 2
Phía NSDLĐ cũng có thể sử dụng hình thức thi tuyển, học nghề hoặc
thử việc để áp dụng trong giai đoạn này.
2.2 Các bên thương lượng và đàm phán nội dung HĐLĐ.
Đây là giai đoạn, xét về phương diện pháp lí, chưa làm nảy sinh các
quyền và nghĩa vụ cụ thể, hai bên chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc giao kết
HĐLĐ còn nếu thương lượng không đạt kết quả giữa các bên không hề có
ràng buộc nghĩa vụ pháp lý. Song xét về mặt thực tế của quan hệ đây là giai
đoạn rất quan trọng. Quan hệ lao động trong tương lai có ổn định, hài hoà bền
vững hay không phụ thuộc rất lớn vào thái độ, sự thiện chí và ý thức của các
bên khi thương lượng. Tuy nhiên, thực trạng xác lập HĐLĐ ở nước ta vì
những lý do khác nhau mà dường như các chủ thể chưa nhận thức đầy đủ vấn
đề này.
Trong thực tế, quá trình thương lượng, đàm phán hợp đồng giữa hai
bên hầu như không có và nếu có thường không được thực hiện với ý nghĩa
đích thực của nó. Thường các đơn vị, doanh nghiệp kí kết HĐLĐ với NLĐ
trên cơ sở bản HĐLĐ đã được chuẩn bị sẵn hoàn toàn nội dung, NLĐ sẽ xem
xét và nếu đồng ý thì ký vào bản HĐLĐ. Cách làm này thật ra không có gì vi
phạm về mặt pháp lý tuy nhiên nó không phản ánh đúng bản chất của quan hệ
lao động và ít nhiều có chứa đựng những mầm mống bất lợi cho quan hệ
trong tương lai. Trước hết, về phía NSDLĐ, cách ký kết HĐLĐ như trên với
họ có ưu điểm là nhanh chóng, không mất thời gian tuy nhiên họ lại tạo ra
khoảng cách, đánh mất sự thiện cảm và cơ hội hiểu biết nhau hơn với NLĐ

cho quan hệ chuẩn bị thiết lập. Mặt khác về phía NLĐ khi không được thương
lượng, đàm phán nội dung HĐLĐ thì nhiều khi vì nhu cầu việc làm họ vẫn có
thể ký HĐLĐ mà trong đó các quyền và lợi ích hợp pháp hoặc các điều kiện
thực hiện chưa phản ánh đầy đủ như mong muốn và nguyện vọng của họ. Tuy
nhiên, cũng phải thấy rằng để thương lượng HĐLĐ với NSDLĐ thật sự bình
đẳng từ đó tạo lập mối quan hệ chứa đựng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp
pháp của mình trong điều kiện hiện nay với NLĐ hoàn toàn không dễ dàng.
2.3 Thứ ba: Giai đoạn hoàn thiện và giao kết HĐLĐ.
Các bên kết thúc giai đoạn đàm phán bằng việc thống nhất những thỏa
thuận và chuyển sang giao kết HĐLĐ. Đối với HĐLĐ bằng lới nói (bằng
miệng) khi giao kết nếu cần thiết thì có người làm chứng. Đối với hợp đồng

2


Luật Lao động – Bài tập cá nhân 2
bằng văn bản, các bên thể hiện những thỏa thuận của mình vào các điều
khoản của HĐLĐ và sau đó tiến hành ký kết HĐLĐ. Về mặt thực tế hành vi
giao kết HĐLĐ khi các bên thống nhất được ý chí dường như là tất yếu. Song
về mặt pháp lý lại đặc biệt quan trọng vì hành vi giao kết HĐLĐ được coi là
căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ HĐLĐ.
Ngoài những nội dụng cơ bản nói trên, các bên cần chú ý một số quy
định sau đây khi giao kết HĐLĐ (quy định tại BLLĐ và được hướng dẫn cụ
thể tại Nghị định 44/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về
HĐLĐ):
- HĐLĐ được giao kết trực tiếp giữa NLĐ với NSDLĐ.
- HĐLĐ có thể được ký kết giữa NSDLĐ với người được ủy quyền hợp
pháp thay mặt cho nhóm NLĐ. Trường hợp này hợp đồng có giá trị như ký
kết với từng người.
- HĐLĐ có thể được giao kết với công chức nhà nước với điều kiện pháp

luật không cấm.
- NLĐ có thể giao kết một hoặc nhiều HĐLĐ với một hoặc nhiều
NSDLĐ nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết.
- Khi giao kết HĐLĐ với người dưới 15 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn
bản của cha mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp và chỉ sự dụng họ với những
công việc theo quy định của pháp luật.
- Không được giao kết HĐLĐ với lao động nữ, lao động chưa thành
niên, lao động cao tuổi, tàn tật làm những công việc hoặc trong ngành nghề
pháp luật cấm.
- Trước khi thực hiện HĐLĐ chính thức các bên có thỏa thuận về việc
làm thử, thời gian thử việc về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình
thử việc.
Việc giao kết HĐLĐ là cơ sở đầu tiên để hình thành quan hệ lao động
giữa các bên vì thế nó có vai trò rất quan trọng. Mọi quyền lợi, nghĩa vụ và cơ
sở giải quyết tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ đều phát sinh và có cơ sở từ
HĐLĐ. Chính vì vậy, khi tiến hành giao kết HĐLĐ cả NLĐ và NSDLĐ đều
cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về vấn đề này.

3



×