PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc
gia, vùng lãnh thổ nào. Nó là động lực cho sự phát triển của các ngành kinh
tế, là cơ sở của các ngành dịch vụ, thương mại, là yếu tố trung tâm của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp góp phần tạo việc
làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho các quốc gia, nâng cao vị thế,
hình ảnh của các quốc gia. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất nhiều đơn vị đã
không quan tâm đến bảo vệ môi trường do đó ô nhiễm môi trường là điều tất
yếu sẽ xảy ra. Ô nhiễm nguồn nước, đất không khí…là vấn đề nổi cộm khi
tăng trưởng quá nhanh mà bỏ qua khâu xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải
công nghiêp.
Nước thải công nghiệp không chỉ là vấn đề bức xúc của từng quốc gia
nào mà là mối lo của toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay ở Việt
Nam, mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện rất nhiều biện pháp quản lý
nước thải công nghiệp nhưng các công tác này vẫn không thực sự có hiệu quả
và ô nhiễm môi trường nước vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Tốc độ tăng
trưởng quá nhanh và mức độ gia tăng dân số như hiện nay gây sức ép rất lớn
lên nguồn nước. Nguồn nước ở nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và làng
nghề ngày càng ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp.
Tình trạng sử dụng và xả nước thải công nghiệp bừa bãi do không có
cơ quan quản lý và giám sát đã ngày càng làm cho suy giảm về số lượng cũng
như chất lượng nước. Nguồn nước ngày càng chứa nhiều hàm lượng kim loại
nặng, chỉ tiêu BOD, COD ở nước thải gần khu công nghiệp các cơ sở sản xuất
công nghiệp…ngày càng vượt quá mức cho phép.
Để hạn chế tình trạng trên chính phủ đã đưa ra một số biện pháp kinh tế
đối với các doanh nghiệp công nghiệp và khu công nghiệp như: thu thuế ô
1
nhiễm môi trường, tiêu chuẩn thải, giấy phép xả thải, phí xả thải, phí nước
thải….Phí nước thải đã được ban hành theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP và
có hiệu lực từ ngày 1/1/2004, và hiện nay được sửa đổi thành Nghị định
04/2007/NĐ-CP để phù hợp với tình hình môi trường hiện nay.
Mỹ Hào là một huyện của tỉnh Hưng Yên cách thủ đô Hà Nội Hà Nội
28 km về phía Tây. Mỹ Hào có hệ thống giao thông phát triển mạnh đường
quốc lộ 5A, có khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B, khu công nghiệp
Minh Đức... nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuận tiện trong giao
lưu kinh tế, văn hóa, có điều kiện tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng thì Mỹ Hào cũng
phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề về môi trường. Việc áp dụng phí với
các doanh nghiệp và các khu công nghiệp đã được áp dụng từ năm 2004
nhưng vẫn còn tồn tại một vướng mắc như việc quản lý môi trường còn lỏng
lẻo, một số doanh nghiệp không làm đúng quy định về thu phí bảo vệ môi
trường. Chính vì vậy mội số câu hỏi đặt ra trong quá trình thực hiện là: Phí
nước thải công nghiệp được áp dụng cho những đối tượng nào? Căn cứ thu
phí nước thải là gì? Tình hình triển khai triển khai gặp thuận lợi và khó khăn
gì? Cần có những biện pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác thu phí
BVMT trên địa bàn huyện? Để trả lời những câu hỏi trên và tìm hiểu rõ hơn
về việc thu phí nước thải chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tình hình triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào- tỉnh Hưng Yên”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu tình hình triển khai thu phí môi
trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn huyện. Từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả công tác quản
2
lý nước thải đối với các doanh nghiệp công nghiệp ở huyện Mỹ Hào tỉnh
Hưng Yên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nước thải, phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng;
Tìm hiểu tình hình triển khai, thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải trên địa bàn huyện;
Đánh giá kết quả thực hiện công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp ở địa bàn nghiên cứu;
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp ở huyện Mỹ Hào – Hưng Yên.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các doanh nghiệp, các khu công
nghiệp, phòng tài nguyên môi trường huyện ở địa bàn huyện Mỹ Hào.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các quy định thu phí môi
trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào;
Đánh giá quá trình thực hiện và kết quả thực hiện quá trình thu phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường hiệu quả công tác thu phí nước thải công nghiệp trên địa
bàn huyện.
1.4.2 Phạm vi không gian
Không gian nghiên cứu của đề tài là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
1.4.3 Phạm vi thời gian
Thời gian thu thập số liệu: từ năm 2007 đến năm 2009;
Thời gian thực hiện đề tài: 1/1/2010-26/5/2010.
3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Tổng quan về nước thải
2.1.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1.1 Nước
Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học
là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết
hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan
trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái
Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm
trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.
Nhờ có nước, sự sống trên trái đất đã được hình thành, tồn tại và phát
triển từ xa xưa cho đến nay. Nước chính là nguồn gốc của sự sống. Các quá
trình sống được thực hiện rất phức tạp và chúng chỉ có thể diễn ra trong điều
kiện có sự tham gia của nước.
Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, nước
có những tính chất vật lý và hoá học khác hẳn so với các chất lỏng khác.
Nước là loại chất duy nhất nở ra khi đóng băng, băng lại nổi trên mặt
nước, điều này dẫn đến hiện tượng phân tầng nhiệt trong các hồ và biển cả.
Nhiệt dung riêng của nước lớn nhất so với mọi chất lỏng và chất rắn
nên quá trình đun nóng và làm nguội nước cũng lâu hơn. Chính vì thế, sự
sống diễn ra trong nước không bị biến động đột ngột về nhiệt.
Nhiệt hóa hơi của nước cũng cao nhất so với tất cả các chất lỏng khác.
Do đó, hơi nước đã tích luỹ một lượng nhiệt lớn và giải phóng khi ngưng tụ.
Vì vậy, nước là yếu tố chính ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.
Về mặt hoá học, nước là hợp chất có khả năng tham gia vào nhiều loại
phản ứng. Nước hoà tan các chất nhiều hơn bất kỳ một dung môi nào khác.
4
Nước hoà tan khí Ôxy nhiều hơn bất kỳ chất lỏng nào (1 lít nước ở 200C hoà
tan được 31 ml khí Ôxy). Vì thế, sự sống xuất hiện trong lòng ao, hồ, sông
ngòi, biển cả và đáy đại dương.
Nước có mặt trong các cơ thể sống và mang dinh dưỡng đến tất cả các
tế bào sống. Có thể nói, nước tham gia vào việc vận chuyển tất cả các chất tan
đi khắp sinh quyển.
Chu trình vận động của nước trong tự nhiên diễn ra theo một vòng tuần
hoàn. Hơi nước bốc lên từ đại dương được không khí mang vào đất liền hoà
cùng với hơi nước bốc lên từ ao, hồ, sông suối và sự thoát nước từ thực vật,
động vật đã ngưng tụ tạo thành mưa hoặc tuyết rơi xuống mặt đất, lượng nước
còn lại chủ yếu theo các nguồn nước mặt hoặc nước ngầm chảy ra biển và đại
dương.
Bảng 2.1: Phân bố và dạng của nước trên Trái đất
Tổng thể tích
Tổng lượng
nước (km3)
nước (%)
361.000.000
1.230.000.000
97.2000
510.000.000
12.700
0,0010
-------
1.200
0,0001
130.000.000
4.000.000
0,3100
855.000
123.000
0,0090
28.200.000
28.600.000
2.1500
Địa điểm
Diện tích (km2)
Các đại dương và biển (nước mặn)
Khí quyển (hơi nước)
Sông, rạch
Nước ngầm (đến độ sâu 0,8 km)
Hồ nước ngọt
Tảng băng và băng hà
(Nguồn: US Geological Survey)
Nước là nguyên liệu đặc biệt, không chất nào có thể thay thế được.
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Tổng trữ lượng
nước trên trái đất rất lớn (1.386 triệu km 3, nhưng nước ngọt và nước sạch
dùng cho con người thì có hạn vì sự tái tạo lại dường như phân bố không đều
5
và không kịp cho nhu cầu sử dụng. Nước ngọt chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng
lượng nước trên trái đất; trong đó nằm dạng băng 77,22%, nước ngầm
22,42%, hồ đầm 0,35%, sông suối 0,01% lượng nước ngọt. Nguồn nước
ngầm thường có xu hướng giảm do khai thác nhiều mà không được bổ sung
kịp thời.
Con người phải dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất. Trong đời sống,
động vật có thể chết nếu bị mất từ 10% đến 20% lượng nước trong cơ thể.
Trung bình mỗi ngày, một người cần đưa vào cơ thể (qua ăn, uống nước) từ
2,5 đến 4 lít nước, còn nước dùng cho sinh hoạt của một người lại lớn hơn
nhiều. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu nước cho sinh hoạt càng tăng lên.
Nhu cầu nước dùng để sản xuất ra một tấn bún hoặc bánh phở trung bình cần
10 m3 nước, sản xuất một tấn thép cần khoảng 25 m 3, còn sản xuất 1 tấn giấy
cần tới 100 m3 nước.
2.1.1.1.2 Nước thải
Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa nước ô nhiễm như sau: “Ô nhiễm
nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải
là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá
trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình
sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
- Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác;
- Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải
từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu;
6
- Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách
khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí;
- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những
thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng;
- Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng
trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các
loại nước thải trên.
2.1.1.1.3 Nước thải công nghiệp
Là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phục thuộc loại hình công
nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau
phụ thuộc vào lọai hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn. Trong
công nghiệp, nước được sử dụng như là một loại nguyên liệu thô hay phương
tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích truyền
nhiệt. Nước cấp cho sản xuất có thể lấy từ mạng cấp nước sinh hoạt chung
hoặc lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ
thống xử lý riêng. Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất
phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công
nghiệp được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất.
2.1.1.1.4 Quản lý nước thải
Là toàn bộ quá trình các hoạt động liên quan đến quy hoạch, lãnh đạo,
tổ chức và kiểm soát đầu tư, vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các
tài sản về xử lý nước thải, nhằm đảm bảo việc thu gom và xử lý theo đúng các
luật pháp và quy định hiện hành.
Trong lịch sử phát triển kinh tế của toàn cầu đã cho thấy rằng, giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường có mối quan hệ khăng khít gắn bó không
thể tách rời. Hay nói cách khác hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế là
hai bộ phận của một thực thể không thể tách rời. Nền kinh tế không thể hoạt
7
động nếu tách khỏi hệ thống môi trường, hệ thống môi trường đóng vai trò là
đầu vào quan trọng cho quá trình hoạt động sản xuất và nó là nơi tiếp nhận
mọi đầu ra của hệ kinh tế. Mối quan hệ trên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hệ Kinh tế
Hãng
Hộ gia đình
Hệ Môi trường
(Đất, nước, không khí, sinh vật)
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Trước đây trong quản lý môi trường các nước trên thế giới chỉ sử dụng
những quy định pháp lý để điều chỉnh hành vi liên quan tới môi trường hầu
như đã không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mặt khác các tổ chức môi
trường thường xuyên thiếu nguồn ngân sách để hoạt động, cũng như các vấn
đề môi trường đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn đôi khi năng lực tài chính của
một quốc gia cũng không thể đáp ứng được. Mặt khác khi áp dụng các tiêu
chuẩn pháp lý đơn thuần đôi khi qua cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt trong
quản lý môi trường. Để giải quyết vấn đề này các công cụ kinh tế đã ra đời và
được sử dụng trong quản lý môi trường, bước đầu đã mang lại những kết quả
to lớn trong việc nỗ lực hạn chế sự ô nhiễm môi trường xuống mức tối đa có
thể. Khi áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường làm tăng hiệu
8
quả chi phí, việc sử dụng giá cả để làm thước đo cho mọi hoạt động liên quan
tới môi trường đã làm cho các công ty tìm kiếm được mức chi phí hiệu quả
nhất trong khả năng lựa chọn của họ. Một điều nữa là khi áp dụng các công cụ
kinh tế sẽ khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới các dây chuyền công
nghệ cũ kỹ lạc hậu bằng các công nghệ thân thiện với môi trường hơn. Các
công cụ kinh tế cũng tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp vì nó
giúp doanh nghiệp tính toán được mức chi phí tối ưu nhất trong việc xử lý ô
nhiễm môi trường.
Từ việc kết hợp giữa các yếu tố pháp lý vào trong các công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường đã và đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn trên con
đường phát triển bền vững của nền kinh tế của các quốc gia và toàn cầu.
2.1.1.1.5 Thuế và phí bảo vệ môi trường
Tiền thuế và tiền phí là một trong những loại công cụ kinh tế phổ biến
và được áp dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
nói chung và lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung. Thuế và phí môi trường
mang tính pháp lý cao được đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. Bản chất của
tiền thuế và tiền phí là làm tăng thêm cái giá phải trả cho những hoạt động
mà chúng tham gia vào việc cản trở mục tiêu bảo vệ môi trường và thu nhập
của xã hội. Trong tiền thuế và tiền phí có thể chia chi tiết thành các khoản
thuế và phí khác nhau ví dụ: thuế cho sản phẩm đầu vào, thuế cho sản phẩm
đầu ra, thuế đánh vào người sản xuất hay người tiêu dùng. Trong thực tế thì
tiền thuế và tiền phí là hai công cụ kinh tế hữu hiệu nhất trong quản lý môi
trường. Đồng thời đây cũng là một trong các nguồn thu chủ yếu cho quỹ bảo
vệ môi trường của các quốc gia. Khi các công cụ thuế và phí môi trường
được áp dụng sẽ có hiệu quả răn đe và mang tính giáo dục cao đối với các
chủ thể gây ô nhiễm môi trường. Tuỳ thuộc vào mức thuế suất cao hay thấp
9
mà mức độ điều chỉnh hành vi gây ô nhiễm của các chủ thể hành động là
nhiều hay ít theo sự mong muốn của các nhà quản lý.
Ví dụ về một số loại phí và thuế thường được sử dụng:
+ Tiền phí trả cho mỗi tấn BOD hoặc SO2 thải ra môi trường.
+ Tiền thuế cacbon
+ Tiền thuế đánh vào việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu.
+ Lệ phí sử dụng nước,
+ Lệ phí lấp hố rác…
2.1.1.1.6 Hệ thống đặt cọc hoàn trả
Hệ thống đặt cọc hoàn trả là việc ký quỹ một số tiền cho các sản phẩm
có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường, hoặc là đặt cọc cho một hoạt động
kinh tế có khả năng ảnh hưởng lớn tới môi trường. Nếu các sản phẩm được
đưa trả các điểm thu hồi quy định theo pháp luật hoặc hoàn trả lại các nhà
cung cấp thì tiền ky thác sẽ được hoàn trả lại. Cũng tương tự như vậy các chủ
thể hành động khi thực hiện đúng cam kết hoàn nguyên lại môi trường ban
đầu thì khi đó số tiền ký thác sẽ được hoàn trả lại. Và nếu như các xí nghiệp
hoặc các chủ thể hành động không thực hiện đúng cam kết thì số tiền đặt cọc
đó sẽ bị giữ lại. Hình thức này được áp dụng khá phổ biến đối với các doanh
nghiệp khai thác khoáng sản, và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong
các năm gần đây, đặc biệt là ở một số các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống
đóng chai như nước giải khát, họ có chính sách thu hồi lại các vỏ chai cũ này
để tái sử dụng bằng hình thức đặt cọc hoàn trả. Khi chúng ta đi mua một chai
nước khoáng chẳng hạn thì chúng ta sẽ phải mất một khoản tiền đặt cọc cho
chiếc vỏ chai, sau khi dùng ta đem trả lại vỏ chai cho cửa hàng thì sẽ được
nhận lại số tiền đặt cho vỏ chai ấy.
Tuy nhiên đối với hình thức đặt cọc hoàn trả này trong thực tế áp dụng,
tính hiệu quả của nó không cao như mong đợi. Bởi vì với đời sống ngày càng
10
cao như hiện nay thì số tiền đặt cọc ít ỏi cho việc trả lại vỏ chai sau khi dùng
không khuyến khích được khách hàng đem trả lại. Mặt khác chi phí để hoàn
nguyên lại môi trường như trước khi khai khoáng là rất lớn, do đó các doanh
nghiệp sau khi thực hiện xong hoạt động khai thác họ thường chịu mất đi
khoản đặt cọc ký thác mà không chịu chi cho vấn đề hoàn nguyên môi
trường. Trường hợp này có thể dẫn ví dụ ở các công ty khai thác than ở Việt
Nam, đối với các công ty này thì việc hoàn nguyên cho môi trường là vô
cùng tốn kém và mất rất nhiều thời gian cho nên họ thường chịu mất khoản
chi phí đặt cọc cho nhà quản lý môi trường chứ không thể thực hiện theo
đúng cam kết như ban đầu hoàn nguyên lại môi trường cho các mỏ khai thác
đã hết hạn sử dụng.
2.1.1.2 Tiêu chuẩn môi trường
Để đảm bảo nguồn nước khỏi sự ô nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp cũng như để tránh sự ô nhiễm tự nhiên, các cơ quan
chức năng có trách nhiệm theo dõi việc xả các loại nước thải vào nguồn đặt ra
các tiêu chuẩn để kiểm tra.
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được
quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. Nhà nước cấm các hoạt
động sản xuất có tác động đến môi trường vượt quá tiêu chuẩn môi trường
quy định. Đây là một dạng của phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát, theo đó
để có được những hành vi mong muốn từ giác ngộ xã hội, các nhà quản lý chỉ
cần quy định các hành vi đó trong luật và sử dụng bộ máy thức thi cần thiết –
tòa án, cảnh sát, hình phát – để buộc mọi người tuân theo luật.
Có thể áp dụng tiêu chuẩn cho bất kỳ hoạt động nào, nhưng với vấn đề
môi trường có ba loại tiêu chuẩn chính: tiêu chuẩn môi trường xung quanh,
tiêu chuẩn phát thải và tiêu chuẩn công nghệ.
Tiêu chuẩn môi trường xunh quanh là mức độ chất ô nhiễm của môi
trường xung quanh không được phép vượt quá. Tuy nhiên không thể cưỡng
11
chế thi hành một cách trực tiếp tiêu chuẩn môi trường xung quanh mà chỉ có
thể kiểm soát được những mức phát thải khác nhau cho phép đạt được tiêu
chuẩn môi trường xung quanh.
Tiêu chuẩn phát thải là mức phát thải từ nguồn gây ô nhiễm không
được phép vượt quá. Tiêu chuẩn phát thải có thể xác định được trên nhiều cơ
sở khác nhau, chẳng hạn như tốc độ thải (kg chất thải/giờ), hàm lượng chất
thải (nồng độ BOD trong nước thải), tổng khối lượng chất thải, lượng chất
thải cho mỗi đơn vị sản phẩm (CO 2 tính trên 1 Kwh được sản xuất ra), lượng
chất thải cho mỗi đơn vị đầu vào (lượng sulfur của than dùng để sản xuất điện).
Tiêu chuẩn công nghệ là những tiêu chuẩn không chỉ rõ kết quả cuối
cùng nhưng quy định rõ công nghệ, kỹ thuật hoặc hoạt động mà chủ thể gây ô
nhiễm phải áp dụng. Tiêu chuẩn công nghệ thường quy định chủ thể gây ô
nhiễm phải sử dụng công nghệ tốt nhất hiện có, công nghệ tốt nhất có thể áp
dụng hoặc công nghệ tốt sẵn có khả thi về kinh tế.
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là giới hạn cho phép tối đa về liều
lượng hoặc nồng độ của các tác nhân gây ô nhiễm trong từng vùng cụ thể
hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể đối với từng thành phần của môi
trường. Hai tiêu chuẩn thường được sử dụng trong việc bảo vệ nguồn nước là
"tiêu chuẩn nước thải" và "tiêu chuẩn nguồn nước". Theo quy định các xí
nghiệp phải xử lý nước thải đạt đến "tiêu chuẩn nước thải" cho phép mới
được xả vào nguồn nước.
12
2.1.1.3 Tiêu chuẩn nước
Bảng 2.2: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất
ô nhiễm trong nước mặt
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Thông số
pH
BOD5 (20oC)
COD
Oxy hòa tan (DO)
Chất rắn lơ lửng (SS)
Arsen
Bari
Cadimi
Chì
Crom (VI)
Crom (III)
Đồng
Kẽm
Mangan
Niken
Sắt
Thủy ngân
Thiếc
Amoniac (tính theo N)
Florua
Nitrat (tính theo N)
Nitric (tính theo N)
Xianua
Phenola (tổng số)
Dầu mỡ
Chất tẩy rửa
Total Coliform
Tổng hợp chất bảo vệ thực vật
DDT
Tổng hợp độ phóng xạ α
Tổng hợp độ phóng xạ β
Đơn vị
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100mL
mg/L
mg/L
Bq/L
Bq/L
Giá trị tới hạn
A
B
6 -8,5
5,5 - 9
<4
< 25
>1 0
> 35
≥6
≥2
20
80
0,05
0,1
1
4
0,01
0,02
0,05
0,1
0,05
0,05
0,1
1
0,1
1
1
2
0,1
0,8
0,1
1
1
2
0,001
0,002
1
2
0,05
1
1
1,5
10
15
0,01
0,05
0,01
0,05
0,001
0,02
Khoõng
0,3
0,5
0,5
5000
10000
0,15
0,15
0,01
0,01
0,1
0,1
1,0
1,0
(Nguồn:TCVN 5942-1995)
Ghi chú:
Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn nước mặt.
Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt
(nhưng phải qua quá trình xử lý như quy định)
13
Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho mục đích khác, nước dùng cho nông
nghiệp và chăn nuôi thủy sản có quy định riêng.
Bảng 2.3: Giá trị tới hạn các thông số và nồng độ các chất gây ô nhiễm
trong nước thải công nghiệp
Thông số
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
Nhiệt độ
pH
BOD5 (20oC)
COD
Chất rắn lơ lửng (SS)
Arsen
Cadmi
Chì
Clo dư
Crom (VI)
Crom (III)
Dầu mỡ khoáng
Dầu động vật
Đồng
Kẽm
Mangan
Niken
Phot pho hữu cơ
Photpho tổng số
Sắt
Thủy ngân
Thiếc
Tetracloetylen
Florua
Tổng nitơ
Amoniac (tính theo N)
Xianua
Phenola (tổng số)
Tricloetylen
Sulfua
Total Coliform
Tổng hoạt động phóng xạ α
Tổng hoạt động phóng xạ β
Đơn vị
o
C
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100 mL
Bq/L
Bq/L
Giá trị tới hạn
A
40
6-9
20
50
50
0,05
0,01
0,1
1
0,05
0,2
KPHẹ
5
0,2
1
0,2
0,2
0,2
4
1
0,005
0,2
0,02
1
30
0,1
0,05
0,001
0,05
0,2
5000
0,1
1,0
B
40
5,5 – 9
50
100
100
0,1
0,02
0,5
2
0,1
1
1
10
1
2
1
1
0,5
6
5
0,005
1
0,1
2
60
1
0,1
0,05
0,3
0,5
10000
0,1
1,0
C
45
5-9
100
400
200
0,5
0,5
1
2
0,5
2
5
30
5
5
5
2
1
8
10
0,01
5
0,1
5
60
10
0,2
1
0,3
1
-
(Nguồn: TCVN 5945-1995)
Ghi chú:
A các nguồn nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt
B dùng cho giao thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, thủy sản, trồng trọt...
> B và ≤ C chỉ đổ vào các nơi quy định
14
> C không được thải ra môi trường
2.1.1.4 Các chỉ tiêu phân loại nước thải công nghiệp
2.1.1.4.1 Phân loại nước thải theo nguồn gốc
Nước thải công nghiệp quy ước sạch: là loại nước thải sau khi sử dụng
để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.
Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn đặc trưng của công nghiệp cần
xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn
nước tùy theo mức độ xử lý.
2.1.1.4.2 Phân loại nước thải theo tính chất vật lý
Độ đục (nước thải không trong suốt): Các chất rắn không tan tạo ra các
huyền phù lơ lửng. Các chất lỏng không tan tạo dạng nhũ tương lơ lửng hoặc
tạo váng trên mặt nước. Sự xuất hiện của các chất keo làm cho nước có độ nhớt.
Màu sắc (nước tinh khiết không màu): Sự xuất hiện màu trong nước
thải rất dễ nhận biết. Màu xuất phát từ các cơ sở công nghiệp nói chung và
các sơ sở tẩy nhuộm nói riêng. Màu của các chất hoá học còn lại sau khi sử
dụng đã tan theo nguồn nước thải. Màu được sinh ra do sự phân giải của các
chất lúc đầu không màu. Màu xanh là sự phát triển của tảo lam trong nước.
Màu vàng biểu hiện của sự phân giải và chuyển đổi cấu trúc sang các hợp
chất trung gian của các hợp chất hữu cơ. Màu đen biểu hiện của sự phân giải
gần đến mức cuối cùng của các chất hữu cơ.
Mùi (nước không có mùi): Mùi của nước thải chủ yếu là do sự phân
huỷ các hợp chất hữu cơ trong thành phần có nguyên tố N, P và S. Xác của
các vi sinh vật, thực vật có Prôtêin là hợp chất hữu cơ điển hình tạo bởi các
nguyên tố N, P, S nên khi thối rữa đã bốc mùi rất mạnh. Các mùi: khai là
Amôniac (NH3), tanh là các Amin (R3N, R2NH-), Phophin (PH3). Các mùi
thối là khí Hiđrô sunphua (H2S). Đặc biệt, chất chỉ cần một lượng rất ít có mùi
rất thối, bám dính rất dai là các hợp chất Indol và Scatol được sinh ra từ sự
15
phân huỷ Tryptophan, một trong 20 Aminoaxit tạo nên Prôtêin của vi sinh
vật, thực vật và động vật.
Vị (nước tinh khiết không có vị và trung tính với độ pH=7): Nước có vị
chua là do tăng nồng độ Axít của nước (pH<7). Các Axít (H 2SO4, HNO3) và
các oxit axít (NxOy, CO2, SO2) từ khí quyển và từ nước thải công nghiệp đã
tan trong nước làm cho độ pH của nước thải giảm xuống. Vị nồng là biểu hiện
của kiềm (pH>7). Các cơ sở công nghiệp dùng Bazơ thì lại đẩy độ pH trong
nước lên cao. Lượng Amôniac sinh ra do quá trình phân giải Prôtêin cũng làm
cho pH tăng lên. Vị mặn chát là do một số muối vô cơ hoà tan, điển hình là
muối ăn (NaCl) có vị mặn.
2.1.1.4.3 Phân loại nước thải theo tính chất hóa học
Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi theo từng mùa trong năm.
Nước bề mặt ở Việt Nam dao động từ 14,3-33,50C. Nguồn gốc gây ô nhiễm
nhiệt độ chính là nhiệt của các nguồn nước thải từ bộ phận làm lạnh của các
nhà máy, khi nhiệt độ tăng lên còn làm giảm hàm lượng oxy hoà tan trong nước.
Độ dẫn điện: Các muối tan trong nước phân li thành các ion làm cho
nước có khả năng dẫn điện. Độ dẫn điện phụ thuộc vào nồng độ và độ linh
động của các ion. Do vậy, độ dẫn điện cũng là một yếu tố đánh giá mức độ ô
nhiễm nước.
DO (lượng Ôxy hoà tan): DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết
cho sự hô hấp của các sinh vật sống dưới nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn
trùng). DO thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp
của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm khoảng 8-10 mg/l và dao động
mạnh phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của
tảo… Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật trong nước giảm hoạt động hoặc
chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của
các thuỷ vực.
16
Chỉ tiêu vi sinh vật: Nước thải chứa một lượng lớn các vi khuẩn, vi rút,
nấm, rêu tảo, giun sán... Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn bởi vi khuẩn, người
ta đánh giá qua một loại vi khuẩn đường ruột hình đũa điển hình có tên là Côli
(NH4Cl). Côli được coi như một loại vi khuẩn vô hại sống trong ruột người,
động vật. Côli phát triển nhanh ở môi trường Glucoza 0,5% và Clorua amoni
0,1%; Glucoza dùng làm nguồn năng lượng và cung cấp nguồn Cacbon,
Clorua amoni dùng làm nguồn Nitơ. Loại có hại là vi rút, mọi loại vi rút đều
sống ký sinh nội tế bào. Bình thường khi bị dung giải, mỗi con Côli giải
phóng 150 con vi rút. Trong 1 ml nước thải chứa tới 1.000.000 con vi trùng
Côli. Ngoài vi khuẩn ra, trong nước thải còn có các loại nấm meo, nấm mốc,
rong tảo và một số loại thuỷ sinh khác... Chúng làm cho nước thải nhiễm bẩn
sinh vật.
2.1.2 Tổng quan về phí bảo vệ môi trường
2.1.2.1 Một số khái niệm
2.1.2.1.1 Thuế pigou
Pigou là người đầu tiên có sáng kiến áp dụng cách tiếp cận kinh tế và
việc giải quyết ngoại ứng do ô nhiễm môi trường. ông đã đưa ra ý tưởng về
việc đánh thuế với những người gây ô nhiễm. Đây là loại thuế thay vì đánh
vào đầu ra sản phẩm, người ta đánh cho mỗi đơn vị phát thải ô nhiễm đầu vào.
2.1.2.1.2 Phí
Một dạng của thuế pigou, là loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế
người sản xuất. Để xác định mức phí người ta căn cứ vào chi phí cần thiết để
làm giảm một đơn vị ô nhiễm. Pháp lệnh về phí và lệ phí của Uỷ Ban thường
Vụ Quốc hội khoá 10 (số 38/2001 PL-UBTVQH 10 ngay 28/8/20001 ) quy
định: “phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá
nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí”.
17
Danh mục phí thuộc lĩnh vực môi trường được quy định tại mục A .
Khoản 10 pháp lệnh gồm 11 khoản trong đó các loại phí liên quan tới môi
trường như sau:
- Phí bảo vệ môi trường
- Phí thẩm định báo cáo tác động môi trường
- Phí vệ sinh.
- Phí phòng chống thiên tai.
- Phí sử dụng an toàn bức xạ.
- Phí thẩm định an toàn bức .
Riêng phí bảo vệ môi trường được tại nghị định số 57/2002NĐ-CP
ngày 3/6/2002 của chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí
quy định thành 6 loại như sau.
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than đá và
các nguyên liệu khác.
- Phí bảo vệ môi trường với chất thải rắn.
- Phí bảo vệ môi trường tiếng ồn.
- Phí bảo vệ môi trường đối với sân bay, nhà ga bến cảng, phí bảo vệ
môi trường với viêc khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoảng sản khác.
Như vậy phí bảo vệ môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng có
thể được hiểu là một khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức, cá nhân phải
trả khi được hưởng một dịch vụ về môi trường. Có thể nói đây là một công cụ
quản lý cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý
nhằm đạt được các mục tiêu môi trường. Và đây cũng là nghĩa vụ của các
doanh nghiệp, các tổ chức và là một nhu cầu tất yếu của xã hội nhằm đảm bảo
vệ môi trường.
18
2.1.2.2 Căn cứ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, hoà nhập với các hoạt
động BVMT trong khu vực và trên toàn cầu. Quốc hôi thông qua luật bảo vệ
môi trường ngày 27/12/1993 và luật chính thức có hiệu lực ở Việt Nam ngày
10/1/1994. Khi nước ta có luật bảo vệ môi trường đã có một số quy định về
phí và lệ phí được quy định tai các văn bản tiếp theo là các nghị định 175/CP
và nghị định 67/2003/NĐ-CP.
Theo nghị định 175/CP ban hành ngày 18/10/1994, tại điều 32 có quy
định, nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường gồm phí thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường của các công trình kinh tế-xã hội; phí bảo
vệ môi trường do các tổ chức, cá nhân sử dụng, thành phần môi trường vào
mục đích sản xuất kinh doanh đóng góp theo quy định của bộ tài chính.
Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 và thông tư 125/2003/
TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003.Trong đó nghị định 67 nhằm hạn chế ô
nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch tạo nguồn kinh
phí cho quỹ bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi
trường. Nghị định này quy đinh về phí bảo vệ môi trường với nước thải, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường với nước thải, các đối
tượng phải chịu phí. Còn thông tư 125 hướng dẫn thực hiện nghị định 67,
trong đó quy đinh rõ hơn về các đối tượng chịu phí cũng như phương thức
thu, cách thu cùng phương pháp tính toán mức thu cũng như cách quản lý và
sử dụng nguồn thu trên.
Nghị định 04/2007/NĐ-CP và - Thông tư liên tịch 106/2007/TTLTBTC-BTNMT trong đó nghị định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
sửa đổi.
2.1.2.3 Nguyên tắc xác định phí nước thải.
Theo nghị định 67/2003/NĐ-CP của chính phủ ban hành việc thu phí
nước thải và thông tư 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn thi hành
19
nghị định 67. Nghị định 67 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải. Còn thông tư 125 hướng dẫn thi hành nghị định 67. trong đó quy định rõ
đối tượng phải chịu phí bảo vệ môi trường với nước thải và cách tính phí.
Đối với nước thải công nghiệp cách tính phí được tính:
Số phí = tổng lượng nước thải * hàm lượng chất gây ô nhiễm trong
nước thải(mg/l)*10-3 * mức thu đối với chât gây ô nhiễm ra MT(đồng/kg)
Qua các văn bản pháp luật có thể thấy phí nước thải nước ta được tính
dựa vào các tiêu chí:
+ Tổng lượng thải
+ Hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước tính bằng mg/l
+ Đặc tính các chất gây ô nhiễm. Mỗi chất gây ô nhiễm khác nhau có
một mức thu phí tối đa và tối thiểu khác nhau, tuỳ theo mức độ độc hại của
mỗi loại chất và được quy đinh tại nghị định 67. Các chất gây ô nhiễm chủ
yếu được quy đinh trong luật là: BOD, COD, TSS, Hg, Pb, As, Cd.
Bảng 2.4: Mức thu phí nước thải công nghiệp
STT
Chất gây ô nhiễm
Mức thu
có trong nước thải
(đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)
Tên gọi
Ký
Môi trường
Môi trường
Môi trường
Môi trường
hiệu
tiếp nhận A
tiếp nhận B
tiếp nhận C
tiếp nhận D
300
300
400
20.000.000
250
250
350
18.000.000
200
200
300
15.000.000
100
100
200
10.000.000
1
2
3
4
Nhu cầu oxy sinh hóa
Nhu cầu oxy hóa học
Chất rắn lơ lửng
Thủy ngân
ABOD
ACOD
ATSS
AHg
5
Chì
APb
500.000
450.000
400.000
300.000
6
7
Arsenic
Cadmium
AAs
ACd
1.000.000
1.000.000
900.000
900.000
800.000
800.000
600.000
600.000
( Nguồn: Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT,18/12/200)
Môi trường tiếp nhận nước thải loại A: Bao gồm nội thành, nội thị của
các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III;
20
Môi trường tiếp nhận loại B gồm: nội thành, nội thị của các đô thị loại
IV, loại V và ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II,
loại III;
Môi trường tiếp nhận loại C gồm: ngoại thành, ngoại thị của các đô thị
loại IV và các xã không thuộc đô thị, trừ các xã không thuộc môi trường tiếp
nhận loại D;
Môi trường tiếp nhận loại D bao gồm: các xã biên giới, miền núi, vùng
cao, vùng sâu, và vùng xa.
Trường hợp nước thải công nghiệp của một cơ sở có nhiều chất gây ô
nhiễm thì phí bảo vệ môi trường là tổng số phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm.
Nhìn chung cách tiếp cận trên đã nhận được sự đồng thuận cao của
cộng đồng các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và người dân vì về mặt lý
thuyết nó đảm bảo được nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả tiền” và ai
gây ô nhiễm nhiều hơn sẽ phải trả phí bảo vệ môi trường cao hơn và
ngược lại.
2.1.2.4 Cơ sở xác định phí nước thải công nghiệp
2.1.2.4.1 Dựa vào tổng lượng nước thải
Tổng lượng chất thải là một trong các căn cứ quan trọng để xác định
tổng chi phí mà các doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan quản lý môi trường,
đó là cơ sở để cho các cơ quan quản lý này thu phí bảo vệ môi trường.
Thông qua việc xác định tổng lượng chất thải (ở đây là tổng lượng nước thải )
của từng doanh nghiệp mà chúng ta có thể biết được lưu lượng nước thải của
các doanh nghiệp này lớn hay nhỏ từ đó xác định được mức độ nghiêm trọng
của hành vi xả thải đối với môi trường của các doanh nghiệp này.
21
2.1.2.4.2 Dựa vào đặc tính của các chất gây ô nhiễm.
Đặc tính của các chất gây ô nhiễm là một trong các yếu tố không thể
thiếu để xác định xuất phí cho các doanh nghiệp xả thải. Sau đây là một số
chất gây hại đặc trưng thường hay có trong môi trường nước thải của các
doanh nghiệp.
+ Nhu cầu oxy sinh hoá BOD: Đây là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác
định mức độ ô nhiễm chất hữu cơ có thể phân huỷ bởi vi sinh vật trong nước
thải đô thị và chất thải công nghiệp. Nhu cầu BOD được định nghĩa là nhu
cầu oxy cần cho vi sinh vật trong quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Trong
thực tế người ta không thể tính lượng oxy cần thiết để phân huỷ hoàn toàn
chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian mà chỉ xác định lượng oxy cần
thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 200 C ký hiệu BOD5. Chỉ tiêu này được
chuẩn hoá và sử dụng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Giá trị BOD lớn
nghĩa là mức độ ô nhiễm chất hữu cơ càng cao.
+ Nhu cầu oxy hoá học COD: Thông số này được dùng để đặc trưng
cho hàm lượng các chất hữu cơ của nước thải và nước tự nhiên. COD được
định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoá học các chất hữu
cơ trong mẫu thành CO2 và nước. Lượng oxy này tương đương với hàm lượng
chất hữu cơ có thể bị oxy hoá. Thông số COD biểu thị tất cả các chất hữu cơ,
kể cả phần không thể bị oxy hoá bằng vi sinh vật, do đó có giá trị cao hơn
BOD.
+ Tổng chất thải rắn lơ lửng TSS: Chất rắn lơ lửng là các nhân tố ảnh
hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm
quan ( tăng độ đục cho nước ) và gây bồi lắng dòng chảy.
2.1.2.4.3 Dựa vào hàm lượng các chất gây ô nhiễm
Hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước thải cũng là một cơ sở
để tính phí nước thải phải nộp cho các doanh nghiệp. Cùng một lượng nước
thải như nhau nhưng nguồn nước thải nào có trong đó hàm lượng các chất độc
22
hại nhiều hơn thì mức phí phải đóng sẽ cao hơn. Cũng có các thành phần các
chất thải như nhau nhưng nguồn thải của một doanh nghiệp sản xuất A lại có
hàm lượng các chất độc hại cao hơn xí nghiệp sản xuất B như vậy chứng tỏ
rằng mức độ gây ô nhiễm môi trường của xí nghiệp A là lớn hơn xí nghiệp B
do đó A sẽ phải chịu một mức phí lớn hơn B.
2.1.2.4.4.Dựa vào hệ số chịu tải môi trường.
Hệ số này biểu thị mức độ chịu tải của môi trường của một vùng phụ
thuộc vào thực trạng môi trường, tình hình kinh tế xã hội của vùng đó và nó
cũng phản ánh mức độ thiệt hại tiềm tàng tương ứng do ô nhiễm gây ra. Khả
năng chịu tải của vùng nông thôn, vùng núi, những vùng không có khu công
nghiệp khác với các vùng thành phố lớn và các khu công nghiệp. Hệ số chịu
tải của môi trường sẽ làm tăng hay giảm phí ô nhiễm tuỳ thuộc vào mức độ
chịu tải của môi trường đó.
Chúng ta có thể xác định hệ số chịu tải môi trưòng thông qua việc xác
định mật độ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các cơ quan có nguồn
thải gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng trên 1 km 2 và mật độ dân số tại khu
vực hay đơn vị hành chính đó. Thứ hai ta có thể xác định hệ số chịu tải dựa
vào tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Thứ ba chúng ta có thể xác định theo các
thành phố, khu vực công nghiệp, khu chế xuất.
2.1.2.4.5.Dựa vào chi phí biên bỏ ra lắp đặt hệ thống giảm thải.
Việc xác định phí gây ô nhiễm nước thường dựa trên cơ sở tính toán
chi phí cho các biện pháp xử lý nước thải ra môi trường. Cách này trên thực tế
rất khó thực hiện do chi phí biên để giảm thải thêm một đơn vị chất thải rất
khác nhau, và là một hàm số phụ thuộc vào nhiều biến số như tuổi đời, chất
lượng của thiết bị, hệ số hiệu quả của thiết bị. Hơn nữa đa số các doanh
nghiệp Việt Nam có quy trình công nghệ sản xuất cũ và thiết bị máy móc của
các xí nghiệp lại khác nhau. Do đó, khó xác định xuất phí chính xác. Tuy
nhiên vẫn có thể ước tính được xuất phí dựa trên phương pháp này bằng cách
23
chọn một số thiết bị giảm thải dự đoán phù hợp cho các doanh nghiệp Việt
Nam áp dụng và lấy bình quân chi phí tối thiẻu của các thiết bị này nhằm
giảm thêm 1 đơn vị chất thải cùng loại để xác định xuất phí. Thông thường,
chi phí biên để giảm thiểu ô nhiễm đối với một loại chất thải tăng khi nồng độ
của nó giảm hay doanh nghiệp sẽ chịu chi phí càng cao nếu giảm thải chất gây
ô nhiễm càng nhiều. Đối với các doanh nghiệp, chi phí biên để giảm thải gây
ô nhiễm bao giờ cũng phụ thuộc vào quy mô sản xuất.
2.1.2.4.6 Dựa vào giá trị ước tính tác hại do một đơn vị chất thải gây ra
Điều này khó thực hiện bởi vì không xác định được chính xác hàm thiệt
hại của chất thải và trên thực tế mức độ thiệt hại của các chất thải nhìn chung
không có thể đo trực tiếp, mà đòi hỏi phải tính toán thông qua một số yếu tố
trung gian, có khi dễ thấy nhưng đôi khi lại rất khó thấy.
2.1.2.4.7 Dựa vào tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường có thể coi là một chuẩn mực dùng để xác định
trách nhiệm của đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Nói cách khác khi người
sản xuất thải chất ô nhiễm có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép thì họ đã vi
phạm quy định. Khi đó, việc xác định mức phí phải cao hơn nhiều và được
coi như là tiền phạt cho việc vi phạm tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn môi trường có
thể phân theo các vùng khác nhau và theo khả năng chịu tải của môi trường
khác nhau thì khác nhau, cho các chất thải và các doanh nghiệp khác nhau thì
khác nhau theo việc các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ cũ hay mới…
2.1.2.5 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
2.1.2.5.1 Đối tượng áp dụng thu phí
Áp dụng thu phí đối với nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp
- Cơ sở chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy, hai sản: cơ sở hoạt độg giết
mổ gia súc;
- Cơ sở sản xuất rượu bia, nước giải khát: cơ sỏ thuộc da, tái chế da;
- Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
24
- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;
- Cơ sở cơ khí, sửa chữa ô tô xe máy tập trung;
- Cơ sở khai thác chế biến khoáng sản;
- Cơ sở nuôi tôm công nghiệp, cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;
- Nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung.
2.1.2.5.2 Mục tiêu của việc thu phí bảo vệ môi trường
Chính sách thu phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp đã
được chính phủ ban hành thông qua nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ
môi trường với nước thải (bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp) ngày 13/6/2003 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2004. Bên
cạnh đó ngày 18/12/2003, Bộ tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
ban hành thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNTN để hướng dẫn
thực hiện Nghị định này. Tuy nhiên cho đến tháng 4/2004 vẫn chưa có địa
phương nào trên cả nước thực hiện thu phí bảo vệ môi trường và phí nước thải
với công nghiệp. Và mãi tới tháng 9/2004 mới có tin tức về việc thu phí nước
thải của một số địa phương.
Mục tiêu hàng đầu của chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp là làm cho doanh nghiệp thay đổi hành vi theo hướng
thân thiện với môi trường; nghĩa là Chính phủ mong muốn doanh nghiệp
giảm ô nhiễm, chứ không đơn thuần là thu được nhiều phí từ phía doanh
nghiệp. Tổ chức thực hiện chính sánh thành công, chính chỉ là nhằm đạt được
những mục tiêu đó.
2.1.2.5.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải công nghiệp
Việc triển khai thu phí nước thải công nghiệp bắt đầu từ đầu năm 2004
nhưng việc thực hiện thu phí nước thải vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Việc xác
định nồng độ và các chất thải đòi hỏi một quy trình công nghệ hiện đại nhưng
hiện nay ngoài các tỉnh thành phố lớn đa số các địa phương vẫn sử dụng các
25