Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Nghiên cứu giải pháp tạo thêm việc làm cho thanh niên nông thôn ở xã liên phương, thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.27 KB, 89 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG NGHIệP Hà NộI

Khoa kinh tế và phát triển nông thôn
----------

KHO LUN TT NGHIP
ti:
NGHIấN CU GII PHP TO THấM VIC LM CHO
THANH NIấN NễNG THễN X LIấN PHNG,
THNH PH HNG YấN, TNH HNG YấN

Tờn sinh viờn

: T TH QUYN

Chuyờn ngnh o to : Phỏt trin Nụng thụn v Khuyn Nụng
Lp

: PTNT&KN K51

Niờn khúa

: 2006 - 2010

Ging viờn hng dn : TS. DNG VN HIU


Hµ Néi – 2010

2



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài
này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi
thực hiện đề tài.

Sinh viên

Tạ Thị Quyến

i


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được luận
văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
Khoa KT & PTNT – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dương
Văn Hiểu, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo UBND
xã, Đoàn xã và thanh niên xã Liên Phương đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong
thời gian tôi làm việc tại địa phương.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích
lệ, cổ vũ tôi hoàn thành luận văn thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Tạ Thị Quyến

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tạo thêm việc làm cho thanh niên nông
thôn ở xã Liên Phương, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên”.
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là: Tìm
hiểu thực trạng việc làm của lao động thanh niên xã Liên Phương, TP Hưng
Yên, từ đó nghiên cứu những giải pháp tạo thêm việc làm cho thanh niên tại
địa phương. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra cần có những mục tiêu cụ
thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm của lao động thanh
niên nông thôn
- Đánh giá thực trạng việc làm của thanh niên xã Liên Phương, TP Hưng
Yên.
- Tìm hiểu những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên
nông thôn xã.
- Tìm hiểu một số giải pháp nhằm tạo thêm việc làm cho thanh niên ở xã.
Nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài
là: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm của lao động
thanh niên xã Liên Phương. Tình hình việc làm, những yếu tố ảnh hưởng tới

việc làm và giải pháp tạo thêm việc làm cho thanh niên xã Liên Phương.
Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về
đối tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản về
thanh niên và tạo thêm việc làm cho thanh niên như sau:
- Thanh niên
- Thanh niên nông thôn
- Việc làm
- Tạo việc làm cho thanh niên

iii


- Tạo thêm việc làm cho thanh niên nông thôn: “Là quá trình mở rộng
sản xuất để thu hút thêm nguồn lao động thanh niên sẵn có của thanh niên
nông thôn nhằm tạo ra của cải vật chất”
Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta
tìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Tôi đã đưa ra cơ sở thực
tiễn như sau:
- Tình hình lao động việc làm của thanh niên nông thôn nước ta
- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm
cho lao động thanh niên
- Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á trong giải quyết việc làm
cho lao động
+ Kinh nghiệm của Trung Quốc
+ Kinh nghiệm của Đài Loan
+ Kinh nghiệm của Thái Lan
Qua quá trình tìm hiểu tình hình lao động của thanh niên xã Liên
Phương, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, tôi thấy có những nét nổi bật sau:
- Chất lượng lao động thanh niên xã còn thấp, chủ yếu là lao động phổ
thông chưa qua đào tạo, những lao động có trình độ học vấn cao và trình độ

chuyên môn kỹ thuật còn rất ít.
- Tình trạng thiếu việc làm của thanh niên trong xã còn tương đối cao.
Những thanh niên có trình độ văn hóa cao, tỷ lệ chưa có việc làm thấp. Những
thanh niên có trình độ văn hóa thấp, tỷ lệ chưa có việc làm cao hơn.
- Đại đa số thanh niên nông thôn có trình độ học vấn và tay nghề thấp
nên chỉ tìm được những công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh và gặp
rất nhiều rủi ro như: thợ xây, bán hàng rong hoặc lao động tại các khu công
nghiệp với mức lương thấp. Hầu hết thanh niên ở xã hiện nay làm những công
việc đơn giản, làm theo thời vụ, kém tính bền vững, với mức thu nhập thấp.

iv


Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên xã là do:
thanh niên thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh; thiếu các trung tâm dạy nghề
đủ các điều kiện đảm bảo các điều kiện đào tạo nghề cho thanh niên; điều
kiện khó khăn của bản thân thanh niên xã.
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên, tôi đưa ra một số giải pháp
sau:
- Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp kết hợp với phát triển mô hình trang
trại: Hiện nay, việc phát triển các mô hình trang trại là một giải pháp phù hợp
với quá trình chuyển dịch kinh tế nông thôn. Bên cạnh việc phát triển các
trang trại chăn nuôi lợn, người lao động nên mở rộng, phát triển các mô hình
trang trại phù hợp với yêu cầu của thị trường cho giá trị kinh tế cao như: mô
hình nuôi nhím, mô hình nuôi baba...Ngoài ra, nên thực hiện đa dạng hóa
trong sản xuất nông nghiệp, kết hợp trồng cây có giá trị kinh tế cao.
- Đào tạo nghề phi nông nghiệp: Do Liên Phương là xã đang diễn ra quá
trình đô thị hóa, nên đào tạo nghề phi nông nghiệp như: may mặc, mộc, cơ
khí,…đang là nhu cầu tất yếu của lực lượng thanh niên xã. Đây là những nghề
phù hợp với trình độ năng lực của đại đa số thnah niên trong xã.

- Phát triển các làng nghề truyền thống: Đây là giải pháp nhằm khôi
phục những làng nghề đã bị mai một. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm của các
ngành nghề này lại đang đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường tiêu dùng
không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Mặt khác, những nghề
này lại đòi hỏi không quá cao yêu cầu về trình độ của người lao động. Do đó,
nó rất phù hợp với lao động tại địa phương.
- Hướng ra xuất khẩu lao động: Hiện nay, thanh niên có nhu cầu được
làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng. Do đó, việc hoàn thiện cơ chế chính
sách để đưa lao động nói chung và lao động thanh niên nông thôn nói riêng
được đi xuất khẩu lao động là một việc làm thiết thực nhằm tạo thêm việc làm
cho đội ngũ thanh niên trẻ, và tăng thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc
sống cho thanh niên nông thôn.

v


MỤC LỤC
Tên sinh viên.....................................................................................................1
:..........................................................................................................................1
TẠ THỊ QUYẾN...............................................................................................1
Chuyên ngành đào tạo.......................................................................................1
:..........................................................................................................................1
Phát triển Nông thôn và Khuyến Nông.............................................................1
Lớp....................................................................................................................1
:..........................................................................................................................1
PTNT&KN – K51.............................................................................................1
Niên khóa..........................................................................................................1
:..........................................................................................................................1
2006 - 2010........................................................................................................1
Giảng viên hướng dẫn.......................................................................................1

:..........................................................................................................................1
TS. DƯƠNG VĂN HIỂU.................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN...............................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................5
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................27
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................41
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................74

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Liên Phương qua 3 năm (từ năm
2007 – 2009)....................................................................................................28
Bảng 3.2: Dân số và lao động của xã Liên Phương qua 3 năm ( 2007 – 2009)
.........................................................................................................................31
Bảng 3.3: Hệ thống cơ sở vật chất của xã năm 2009......................................32
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2007 – 2009.........34
Bảng 4.1: Tình hình việc làm của lao động thanh niên xã..............................41
Bảng 4.2: Việc làm của thanh niên phân theo trình độ văn hóa......................44
Bảng 4.3: Việc làm của thanh niên phân theo trình độ chuyên môn...............45
Bảng 4.4: Việc làm của thanh niên trong các ngành.......................................46

Bảng 4.5: Việc làm của thanh niên phân theo giới tính..................................47
Bảng 4.6: Địa bàn làm việc của thanh niên đã có việc làm.............................48
Bảng 4.7: Mức độ thoả mãn công việc của thanh niên theo độ tuổi và giới tính
.........................................................................................................................49
Bảng 4.8: Mức thu nhập BQ / tháng phân theo tính chất công việc và nơi làm
việc..................................................................................................................50
Bảng 4.9:Việc làm của thanh niên trong xã....................................................51
Bảng 4.10: Tốc độ phát triển việc làm cho lao động thanh niên xã................53
Bảng 4.11: Một số mô hình trang trại.............................................................61
Bảng 4.12: Các nghề phi nông nghiệp có thể đào tạo và phát triển tại xã......64
Bảng 4.13: Một số nghề truyền thống.............................................................66
Bảng4.14: Một số nước xuất khẩu điển hình..................................................67

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQ
CC
CĐ – ĐH
CNH - HĐH
DT
ĐVT
LĐNN
NN
SL
TMDV
TN
THCN
THCS

THPT
TP
UBND
VN

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bình quân
Cơ cấu
Cao đẳng - đại học
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Diện tích
Đơn vị tính
Lao động nông nghiệp

Nông nghiệp
Số lượng
Thương mại dịch vụ
Thanh niên
Trung học chuyên nghiệp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Việt Nam

viii


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lao động là một tư liệu sản xuất chủ yếu của nền kinh tế. Lao động
luôn chịu tác động của những biến đổi của kinh tế xã hội. Lao động nông thôn
nước ta chiếm khoảng hơn 70% trong tổng lực lượng lao động của cả nước.
Lao động nông thôn có trình độ hạn chế, do đó, lực lượng này rất dễ bị ảnh
hưởng khi nước ta tham gia hội nhập. Hội nhập kinh tế cũng tạo nhiều điều
kiện cho chuyển dịch lao động giữa các khu vực, các địa phương, các ngành
nghề. Nhưng tuy nhiên, hội nhập cũng tạo nên áp lực không nhỏ tới việc làm
của người lao động nông thôn.
Đối với nước ta, nông thôn chiếm hơn 70% dân số và trên 74% là lao
động nông nghiệp. Hiện nay, 90% số người nghèo cả nước vẫn sống ở nông
thôn. Như vậy, thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến khá phức tạp
“kìm hãm’ quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Tạo việc làm
cho người lao động đã và đang là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành,

từng địa phương, và ngay cả trong mỗi gia đình. Việc làm có hiệu quả góp
phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, toàn quốc có 17 triệu thanh niên nông thôn, chiếm trên 74%
tổng số thanh niên cả nước, trên 50% lực lượng lao động nông nghiệp. Thanh
niên là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển đất nước, bảo vệ an ninh
quốc phòng và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Tuy nhiên,
với trình độ chuyên môn kỹ thuật của thanh niên nông thôn còn rất thấp, tỷ lệ
lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hơn khoảng 4 lần so với thành
thị. Bên cạnh đó một bộ phận thanh niên nông thôn chưa nhận thức đầy đủ về
đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, có lối sống thực dụng,
ngại tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt động của đoàn thanh niên. Một
số còn sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, ma tuý, cờ bạc…Tuy nhiên,

1


việc làm là vấn đề có tính xã hội cao, đòi hỏi phải có sự kết hợp nỗ lực giữa
nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình và cá nhân người lao động cùng giải
quyết tháo gỡ các khó khăn.
Đối với xã Liên Phương- Tp Hưng Yên, xã có lực lượng thanh niên khá
đông, lao động thanh niên nông thôn của xã chiếm tỷ trọng lớn trong lực
lượng lao động. Mặt khác, Liên Phương mới được sáp nhập vào TP Hưng
Yên không lâu. Do đó, xã chịu nhiều tác động bởi sự thay đổi về địa giới hành
chính điển hình là: Trong những năm gần đây, với mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ngành nông nghiệp, đưa cơ giới vào sản xuất,các ngành công
nghiệp, dịch vụ phát triển dần lấn chiếm ngành nông nghiệp. Một bộ phận lớn
thanh niên trong xã có xu hướng lên các khu công nghiệp của thành phố để
tìm kiếm việc làm. Đội ngũ lao động trẻ ở quê cũng không còn tha thiết với
đồng ruộng. Chính vì vậy, lao động thuần nông trong thanh niên của xã rất
cần việc làm.

Trong những năm gần đây, ruộng đất bình quân lao động thấp do bị
chuyển sang các mục đích sử dụng khác như xây dựng trường đại học, xây
dựng khu công nghiệp…nên việc làm trong nông nghiệp ít, thời gian làm việc
của lao động nông nghiệp trong đó có lao động thanh niên nông thôn có nhu
cầu về việc làm nhưng thiếu việc làm.Một số lao động thanh niên trẻ, khỏe
thiếu việc làm đã đi vào con đường tiêu cực như cờ bạc, nghiện ngập,…Xuất
phát từ tình trạng trên vấn đề đặt ra là làm thế nào để có việc làm phù hợp và
có thu nhập ổn định cho người dân xã Liên Phương nói chung và cho đội ngũ
thanh niên nông thôn Liên Phương nói riêng. Để giải quyết được vấn đề này
thì việc định hướng, chọn nghề cho thanh niên nông thôn trong giai đoạn hiện
nay cần được các cấp, các ngành, của thành phố cũng như của xã Liên
Phương đẩy mạnh hơn nữa và công tác tạo việc làm cho thanh niên ở khu vực
bị mất đất, lao động bị hạn chế do các thiết bị máy móc tiên tiến thay thế sức
người cần được quan tâm giải quyết.

2


Do đó, vấn đề về thanh niên nông thôn với tình trạng thiếu việc làm,
thu nhập thấp và nhiều vấn đề xã hội nảy sinh khi tầng lớp thanh niên không
có việc làm vẫn luôn là vấn đề nhức nhối ở địa phương,vì những lý do đó tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp tạo thêm việc làm cho
thanh niên nông thôn ở xã Liên Phương, TP Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng việc làm của lao động thanh niên xã Liên PhươngTP Hưng Yên, từ đó nghiên cứu những giải pháp tạo thêm việc làm cho thanh
niên tại địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm của lao động thanh
niên nông thôn

- Đánh giá thực trạng viêc làm của thanh niên xã Liên Phương - TP
Hưng Yên.
- Tìm hiểu những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên
nông thôn xã.
- Tìm hiểu một số giải pháp nhằm tạo thêm việc làm cho thanh niên ở xã.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm của lao động thanh niên xã
Liên Phương. Tình hình việc làm, những yếu tố ảnh hưởng tới việc làm và
giải pháp tạo thêm việc làm cho thanh niên xã Liên Phương.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Tìm hiểu những lý luận về việc làm của thanh niên xã Liên Phương,
đánh giá thực trạng việc làm và giải pháp chủ yếu tạo thêm việc làm cho
thanh niên xã.

3


1.4.2 Phạm vi về thời gian
Tìm hiểu về việc làm và giải pháp tạo thêm việc làm cho thanh niên xã
Liên Phương- TP Hưng Yên trong giai đoạn 2007-2009. Đề tài được tiến
hành trong thời gian từ 12/01/2010 đến 26/05/2010.
1.4.3 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Liên Phương, TP Hưng Yên, tỉnh
Hưng Yên.

4


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về lao động và lực lượng lao động
 Khái niệm về lao động
Theo từ điển Tiếng Việt, lao động là hoạt động có mục đích của con
người, nhằm tạo ra những của cải vật chất, tinh thần cho xã hội (Từ điển
Tiếng Việt, 2005).
Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, lao động là hoạt động có
mục đích, có ý thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên
cho phù hợp với nhu cầu của con người (Giáo trình Kinh tế chính trị Mác –
Lênin, 2005).
Như vậy, lao động chính là hoạt động của con người tác động vào giới
tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên theo những mục đích nhất định của mình. Con
người có thể dùng sức mạnh cơ bắp hoặc trí tuệ để tác động vào tự nhiên biến
chúng thành có ích cho cuộc sống của mình.
Lao động có vai trò quyết định trong sự tiến hóa của loài người. Trong
thời đại kinh tế thị trường ngày nay, cùng với tài nguyên thiên nhiên, tư bản
và năng lực kinh doanh, lao động là yếu tố chủ yếu của hoạt động sản xuất
kinh doanh.
 Khái niệm về lực lượng lao động
Theo giáo trình Kinh tế vĩ mô, lực lượng lao động là những người trong
độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm
kiếm việc làm (TS.Nguyễn Phúc Thọ, 2006).
Bộ phận dân số trong độ tuổi lao động gồm những người từ 15- 55 tuổi
đối với nữ và 15- 60 tuổi đối với nam.

5



Lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động. Lực lượng lao
động không bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như: Học sinh, sinh viên,
những người đang làm việc nội trợ trong gia đình hoặc những người chưa có
nhu cầu làm việc.
2.1.1.2 Khái niệm về việc làm và thiếu việc làm
 Khái niệm về việc làm
Việc làm liên quan chặt chẽ đến lao động, nhưng không hoàn toàn đồng
nhất với lao động.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO):”Người có việc làm là những
người đang làm một việc gì đó được trả tiền công, hoặc những người tham gia
vào các hoạt động mang tính chất tự thỏa mãn hay thay thế thu nhập của gia
đình”. Khái niệm này được cụ thể hóa và áp dụng ở nhiều nước khi thực tiễn
các cuộc điều tra thống kê về lao động việc làm.
Theo bộ luật lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam:”Mọi
hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm được
thừa nhận là việc làm (Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam, 2007)
Đại từ điển kinh tế thị trường lại định nghĩa: Việc làm là hành vi của
nhân viên có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư
liệu sản xuất để được thù lao hay thu nhập (Viện nghiên cứu và phổ biến tri
thức bách khoa, 1998).
Các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
- Các công việc được trả công dưới dạng tiền lương hay hiện vật
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hay tạo thu
nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó.
Trong điều kiện hiện nay, việc làm có thể được coi là hoạt động có ích,
không bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hay lợi ích cho bản thân gia đình
người lao động hay cho cộng đồng nào đó.

6



Như vậy, khái niệm việc làm đã được mở rộng cho thích ứng với nền kinh
tế thị trường, mặt khác cũng giới hạn hoạt động lao động theo những chế định
của pháp luật, ngăn chặn những hoạt động có hại cho thị trường lao động.
Người ta có thể phân loại việc làm dựa trên những căn cứ khác nhau (Nguyễn
Chí Thuận, 2003).
- Căn cứ vào mức độ đầu tư thời gian cho việc làm phân thành:
+ Việc làm chính: Là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian
nhất so với các việc khác.
+ Việc làm phụ: Là những việc làm mà người lao động dành thời gian
nhiều nhất so với việc làm chính.
- Căn cứ vào số thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm
phân thành:
+ Người có việc làm ổn định: Là những người làm việc từ 6 tháng trở
lên trong một năm hoặc những người làm việc dưới 6 tháng trong năm và sẽ
tiếp tục làm công việc đó trong những năm tiếp theo.
+ Người có việc làm tạm thời: Là những người làm việc dưới 6 tháng
trong 2 tháng trước thời điểm điều tra, đang làm công việc tạm thời hay
không có việc làm dưới 1 tháng.
Người có việc làm là người đủ từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong
các ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề thời điểm điều tra (gọi tắt
là tuần lễ tham khảo), có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định
cho người được coi là có việc làm. Ở Việt Nam, mức chuẩn quy định là 8 giờ.
Những người có việc làm còn bao gồm cả những người trong tuần lễ tham
khảo tạm thời không làm việc vì lý do bất khả kháng hoặc vì thai sản, ốm,
nghỉ phép, nghỉ hè hay đi học có lương. Và sau thời gian nghỉ những người
này sẽ trở lại tiếp tục làm việc.
Người đủ việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo
lớn hơn hoặc bằng 36 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm; hoặc là những


7


người có số giờ làm việc nhỏ hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ chế độ
quy định đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc là những
người từ đủ 15 tuổi trở lên, có tổng số ngày làm việc và có nhu cầu làm thêm
lớn hơn hay bằng 183 ngày.
 Thiếu việc làm
Theo ILO người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số
giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu
cầu làm thêm.
ILO cũng khuyến nghị các nước dùng khái niệm người thiếu việc làm
hữu hình (dạng nhìn thấy được) còn dạng người thiếu việc làm vô hình rất
khó xác định. Việt Nam theo hướng dẫn điều tra lao động việc làm năm 2000
của Bộ lao động- Thương binh xã hội “Người thiếu việc làm là những người
có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra dưới 40 giờ hoặc có số giờ làm việc
nhỏ hơn số giờ quy định và họ có nhu cầu làm việc”
Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng:
Người thiếu việc làm là những người đang làm việc có mức thu nhập dưới
mức lương tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm.
Vì vậy để thống nhất khái niệm người thiếu việc làm nên dựa vào khái
niệm của ILO đưa ra và cũng chỉ xác định người thiếu việc làm ở dạng nhìn
thấy được, còn các trường hợp khác nên dựa vào nhóm người có việc làm
không ổn định. Từ khái niệm người thiếu việc làm do ILO và các nhà nghiên
cứu của Việt Nam đưa ra. Chúng tôi đưa ra khái niệm người thiếu việc làm
được hiểu như sau: Người thiếu việc làm là người thuộc lực lượng lao động
đang có việc làm nhưng thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho
người đủ việc làm và mang lại thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo ILO khái niệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới dạng hữu hình

và vô hình.

8


Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm, làm đủ thời
gian thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp,
nguyên nhân của tình trạng này là do tay nghề hoặc kỹ năng của người lao
động thấp không sử dụng hết khả năng hiện có hoặc do điều kiện lao động
tồi, tổ chức lao động kém.
Thiếu việc làm hữu hình:Là khái niệm để chỉ người lao động làm việc có
thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm đang tìm kiếm thêm việc làm
và sẵn sàng để làm việc.
 Tạo thêm việc làm :
Là quá trình mở rộng sản xuất để tăng thêm khối lượng sản phẩm từ đó
tạo thêm được công việc để thu hút thêm nguồn lao động vào làm việc.
 Tạo thêm việc làm cho thanh niên nông thôn:
Là quá trình mở rộng sản xuất để thu hút thêm nguồn lao động thanh
niên sẵn có của thanh niên nông thôn nhằm tạo ra của cải vật chất.
Trong thị trường lao động việc làm ở Việt Nam trong những năm qua,
vấn đề thiếu việc làm thường tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, còn thất
nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quá trình
đô thị hóa nhanh, mở rộng nên đất canh tác nông nghiệp có xu hướng thu hẹp
lại, công nghiệp hóa nông nghiệp đã khiến cho thời gian nông nhàn nhiều
hơn…Vì thế, thanh niên nông thôn bị đẩy vào thị trường lao động khi họ chưa
được trang bị đầy đủ những yêu cầu cần thiết đáp ứng với thị trường lao động
hiện nay.
Những năm qua, trên cơ sở các chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà
nước, tình hình việc làm cho người lao động đã được cải thiện đáng kể, tuy

nhiên, số người thiếu việc làm trong khu vực nông thôn còn cao. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp của thanh niên khu
vực nông thôn, trong đó phải kể đến diện tích đất canh tác ít, chậm đổi mới

9


vật nuôi , cây trồng, thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, trình độ văn
hóa, nghề nghiệp còn bất cập so với yêu cầu của thị trường lao động.
2.1.1.3 Khái niệm về thanh niên và thanh niên nông thôn


Thanh niên

Có thể dựa vào nhiều tiêu chí để xác định lứa tuổi thanh niên: Tuổi sinh
học hoạt động chủ đạo, vị thế và quan hệ xã hội …
Một số nhà tâm lý học dựa vào độ tuổi sinh học để xác định thời điểm
bắt đầu của tuổi thanh niên như Đavi R. Schuaffed …Các nhà tâm lý học theo
hướng này cho rằng tuổi thanh niên được bắt đầu từ khoảng 15 -16 tuổi, với
dấu hiệu đặc trưng là sự trưởng thành về cơ thể và tâm lý, Đặc biệt là tâm –
sinh lý tính dục.
Trong đề tài này, tôi lấy độ tuổi của thanh niên từ 16 – 30 tuổi, theo luật
thanh niên . Nhiều nhà khoa học khác, trong đó các nhà tâm lý học, giáo dục
Việt Nam như: L.X.Vugotxy, Lê Hồng Phong, Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ…
dựa vào hoạt động chủ đạo để xác định độ tuổi thanh niên.Theo cách này,
trong lứa tuổi thanh niên nói chung có 3 nhóm:
 Nhóm thứ nhất: Là những thanh niên đã trưởng thành về cơ thể và tâm
lý nhưng vẫn còn theo học trong các trường phổ thông không có điều kiện học
lên , đó là lao động phổ thong, chưa có tay nghề.
 Nhóm thứ hai:Là nhóm sau khi đã tốt nghiệp các trường dạy nghề, cao

đẳng và đại học (còn gọi là nhóm có chuyên môn kỹ thuật).
 Nhóm thứ 3: Là những thanh niên đang trực tiếp lao động sản xuất và
các hoạt động khác mang tính nghề nghiệp hoặc bị mất việc làm và đang có
nhu cầu tìm việc làm.
Tuy đều là lứa tuổi đã trưởng thành về cơ thể và tâm lý nhưng giữa các
nhóm này có nhiều điểm khác biệt. Đặc điểm nổi bật của nhóm 1 là học tập
vẫn là hoạt động chủ đạo. Vì vậy, họ chưa có việc làm với tư cách là lao động
nghề nghiệp, mang tính ổn định thực sự nên họ chưa có khả năng tự chủ, tự

10


lập trong cuộc sống kinh tế, xã hội, nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp tới cuộc
sống cá nhân họ cũng chưa được quyền và chưa có khả năng tự quyết định mà
còn phụ thuộc vào người khác. Vì vậy, người ta thường gọi đây là nhóm
thanh niên học sinh, thanh niên sinh viên. Đặc điểm nổi bật của nhóm thứ 2,
thứ 3 là những người lao động trong các nhà máy, công trường trên đồng
ruộng hoặc trong một cơ sở sản xuất, dịch vụ nào đó. Khác với nhóm 1, đây là
những người có công việc nhất định, làm ra của cải vật chất cho xã hội, gia
đình và nuôi sống bản thân, thậm chí là những người trụ cột trong gia đình.
Do đó, họ có địa vị xã hội độc lập, tự quyết định nhiều lĩnh vực trong đời
sống của mình.Nhiều người trong nhóm này là thanh niên trưởng thành. Về
tuổi đời, họ thường khoảng 22-30 tuổi.
Dựa theo nghề nghiệp hoặc tính chất lao động ổn định, người ta thường
chia hai nhóm này thành các phân nhóm: Thanh niên trí thức, công nhân,
nông dân…Nếu dựa vào nơi cư trú ổn định có thể phân chia thành thanh niên
đô thị và thanh niên nông thôn, thanh niên đồng bằng, miền núi, vùng cao…
Trong đề tài này tập trung vào thanh niên nông thôn, với tư cách là thanh niên
trưởng thành đang trong quá trình tìm việc và đang lao động sản xuất có độ
tuổi từ 16 – 30 .

Mặc dù có nhiều điểm khác nhau giữa thanh niên học sinh và thanh niên
trưởng thành, nhưng giữa các nhóm này có nhiều điểm tương đồng đặc trưng
cho lứa tuổi thanh niên:
Thứ nhất: Đây là nhóm người đã trưởng thành về cơ thể và tâm lý. Vì
vậy, họ là những người giàu tiềm năng sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Đây là thời kỳ giàu sức sáng tạo. Có thể nói, trong suốt cả cuộc đời mỗi cá
nhân, đây là thời kỳ giàu sức sáng tạo.
Thứ hai: Thanh niên là những người đã qua giai đoạn tuổi thơ và bắt đầu
tuổi trưởng thành, trước mắt họ là cả một thế giới rộng mở bao la. Vì vậy, đây

11


là giai đoạn giàu hoài bão, ước mơ và lý tưởng sống , giàu nghị lực, khát
vọng và lý trí vươn lên trong cuộc sống.
Thứ ba: Thanh niên là lớp người tự lập, tự trọng có bản lĩnh cao trong
công việc, trong quan hệ và trong cuộc sống. Họ là lớp người theo đuổi đến
cùng giá trị sống của mình, dám sả thân vì sự nghiệp theo đuổi. Họ là người
dám nghĩ dám làm.
Thứ tư: thanh niên là lớp người có tính cộng đồng cao được thể hiện
trong các cộng đồng xã hội, trong quan hệ và trong ứng xử. Họ là lớp người
có tình cảm cao thượng, tình yêu nồng cháy, họ có thể sẵn sàng hy sinh tất cả
vì tình cảm và tình yêu của mình.
Thứ năm: Thanh niên là lứa tuổi rất nhạy cảm, luôn luôn cầu thị, hướng
tới cái mới, cái hiện đại, nhu cầu học tập, nuôi dưỡng và phấn đấu vươn lên,
Lứa tuổi luôn luôn khẳng định và chứng minh bản lĩnh của mình.
 Thanh niên nông thôn
Thanh niên nông thôn là những người đang trực tiếp lao động sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhưng sinh sống ở nông thôn. Về tuổi
đời, thanh niên nông thôn là những người từ 16 – 30 tuổi. Là tầng lớp thanh

niên, thanh niên nông thôn cũng mang đầy đủ phẩm chất của lứa tuổi thanh
niên nói chung. Tuy nhiên, do đặc trưng của lao động nghề nghiệp và môi
trường văn hóa – xã hội nông thôn, nên thanh niên nông thôn có nhiều điểm
khác biệt với thanh niên khác (thanh niên công nhân, thanh niên học sinh). Có
thể kể ra một số đặc điểm điển hình của thanh niên nông thôn:
Thứ nhất: Hầu hết thanh niên nông thôn gắn liền với sản xuất nông
nghiệp. Ngay cả những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
ở nông thôn cũng trực tiếp gắn với nông nghiệp và sản phẩm là nông
nghiệp.Trong khi đó, đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, nhất là ở các nước
có nền kinh tế chậm phát triển và trình độ khoa học thấp, còn phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên. Vì vậy, so với các nhóm thanh niên lao động trong các lĩnh

12


vực công nghiệp và dịch vụ khác, thanh niên nông thôn thường có trình độ
học vấn phổ thong và vốn hiểu biết về khoa học - kỹ thuật thấp hơn, các kỹ
năng lao động cơ bắp nhiều hơn lao động trí óc.
Thứ hai: Thanh niên nông thôn là những người sinh sống ở vùng nông
thôn, hầu hết trong số đó là những người sinh ra và lớn lên trong các làng quê,
phạm vi tiếp xúc xã hội thường giới hạn trong các quan hệ làng xóm, ít mở ra
xã hội rộng lớn. Vì vậy, họ chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường sống
văn hóa – xã hội nông thôn, đặc biệt là các phong tục, tập quán và lối sống
cộng đồng nông thôn. Do vậy, các đặc trưng tâm lý nông dân sớm được hình
thành và ổn định trong tầng lớp thanh niên nông thôn.
Trước đây và hiện nay, Việt Nam vẫn chủ yếu là một nước nông nghiệp
– nông thôn (chiếm hơn 70%). Vì vậy, lực lượng chủ yếu trong thanh niên là
thanh niên nông thôn, đồng thời họ cũng là lao động chủ yếu trong lĩnh vực
sản xuất ở nông thôn. Do sự phát triển của khoa học hiện nay, do thành quả
của sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn mới, trình độ học vấn phổ

thông và nghề nghiệp của lớp thanh niên nông thôn được nâng cao hơn so với
trước đây. Tuy nhiên, do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn nên đa số thanh niên nông thôn có nhu cầu được
học tập, đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp, về kiến thức xã hội để nâng cao
năng suất lao độn, cải thiện đời sống của mình và góp phần xây dựng quê
hương giàu đẹp. Đây là những nhu cầu chính đáng của tầng lớp thanh niên
nông thôn mới, cần phải được đáp ứng.
2.1.2 Đặc điểm lao động việc làm cho thanh niên ở nông thôn
Là một nước có nền kinh tế đang phát triển dân số Việt nam tập trung
chủ yếu ở nông thôn, với cấu trúc dân số trẻ. Đây chính là nguyên nhân làm
cho lực lượng dân số bước vào độ tuổi lao động tăng lên hàng năm. Vì vậy,
khả năng tạo việc làm luôn thấp hơn so với nhu cầu việc làm của lao động
nông thôn nói chung và lao động thanh niên nông thôn nói riêng.

13


Trong nông thôn, nông – lâm – ngư nghiệp luôn là khu vực sản xuất
truyền thống tạo nhiều việc làm và thu hút nhiều lao động nhất. Tuy nhiên,
khả năng thu hút này không liên tục do sản xuất nông nghiệp mang tính thời
vụ. Khi mùa vụ sản xuất đến, nhu cầu lao động rất lớn, nhưng vào thời kỳ
nông nhàn lại cần rất ít lao động. Vào những lúc nong nhàn một bộ phận lớn
lao động ở nông thôn chuyển sang làm các công việc khác hoặc đến các địa
phương khác để tìm việc làm nhằm làm tăng thu nhập.
Việc làm của lao động nông thôn thường không ổn định và rất đa dạng.
Ngoài nghề chính là trồng trọt và chăn nuôi, người lao động ở nông thôn còn
làm thêm các nghề khác, đặc biệt là làm thêm trong các nghề truyền thống.
Các làng nghề ở nông thôn là nơi sản xuất thu hút nhiều lao động và tạo
nguồn thu nhập đáng kể cho lao động nông thôn. Mỗi làng nghề sản xuất một
mặt hàng đặc trưng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo nên sự đặc trưng cho

làng nghề Việt Nam. Đây chính là nguồn lực cần được bảo tồn và phát triển ở
nông thôn nước ta.
Tuy việc làm trong nông thôn hiện nay được tạo thêm nhiều nhờ chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp và trong toàn
bộ nền kinh tế nhưng quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa cũng gây ra
những thách thức cho việc làm trong tầng lớp thanh niên ở nông thôn. Đó là
tình trạng diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho
các khu công nghiệp.Điều này làm tăng nguy cơ thiếu việc làm và thất
nghiệp ở nông thôn.
Nông thôn có một đặc trưng khác biệt so với thành thị đó là có khối
lượng lớn công việc tại nhà không định thời gian. Đó là những việc nội trợ,
trông nhà, trông con cháu,…Đã có những thống kê cho thấy 1/3 quỹ thời gian
của lao động nông thôn là dành những công việc này. Những việc này tuy
không tạo thu nhập trực tiếp nhưng cũng có tác động hỗ trợ tích cực cho kinh
tế gia đình, tạo thu nhập và nhiều lợi ích cho người lao động.

14


Một đặc điểm nữa là lao động ở nông thôn ít chuyên sâu và có trình đô
thấp hơn so với lao động ở khu vực thành thị. Việc làm trong khu vực nông
thôn thường là những công việc giản đơn, thủ công ít đòi hỏi tay nghề cao. Tư
liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và tư liệu cầm tay dễ học hỏi, chia sẻ. Trong
sản xuất nông nghiệp, một lao động có thể làm nhiều công việc khác nhau và
ngược lại, nhiều lao động có thể làm cùng một công việc. Vì vậy mà khả năng
thu dụng lao động cao nhưng sản phẩm làm ra chất lượng rất thấp và mẫu mã
đơn điệu. Nguồn lao động có chất xám không nhiều và phân bố không đều.
Điều này làm cho năng xuất lao động thấp và gây khó khăn trong việc đưa
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông thôn.
Thị trường lao động ở nông thôn tuy đã hình thành từ lâu nhưng rất

chậm phát triển và hoạt động rất đơn giản. Hình thức lao động diễn ra tự
phát theo quan hệ truyền thống trong cộng đồng, thiếu một cơ chế điều
tiết thống nhất và không được pháp chế hóa. Vì vậy lao động nông thôn
có rất ít cơ hội việc làm và chịu thiệt thòi về thu nhập nhiều hơn so với
lao động ở thành thị.
Các đặc điểm có ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương, chính sách và các định
hướng về việc làm ở nông thôn.
2.1.3 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc làm cho thanh niên nông
thôn
2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng
Mặc dù đây là nhân tố tồn tại khá rõ rệt trên thực tế, nhưng phần lớn
những mô hình tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ít được bàn đến. Không
thể nào có sự thuận lợi trong việc tạo việc làm tại chỗ với một bộ phận thanh
niên lao động sống ở những nơi bất lợi (vùng núi cao, sa mạc…) và chắc chắn
ở những nơi thuận lợi: hạ tầng cơ sở phát triển, tài nguyên phong phú, có
nhiều dự án, nhiều chương trình kinh tế xã hội thì ở đây sẽ có điều kiện hơn.

15


×