Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

GIẢI PHÁP VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.26 KB, 8 trang )



287

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012


GIẢI PHÁP VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
Trịnh Văn Sơn
1
, Hồ Nguyễn Quang Đồng
2
, Nguyễn Thị Kim Dung
2
1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
2
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Quảng Nam

Tóm tắt. Huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, là một huyện nông nghiệp, đa số dân
cư sống ở nông thôn và tham gia vào lao động nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã
cho thấy hiện nay lực lượng lao động nông thôn dư thừa, không tham gia vào lao
động hoặc lao động bán thời gian nhiều, do đó thu nhập thấp, mất ổn định kinh tế.
Nguyên nhân của vấn đề có thể do: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,
cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư Vì thế, giải quyết việc làm cho lao động ở khu
vực nông thôn của huyện đang là vấn đề quan tâm của các cấp lãnh đạo, đòi hỏi
phải có những chính sách và giải pháp hữu hiệu tạo việc làm cho lao động ở khu
vực nông thôn của huyện Phú Ninh là hết sức cần thiết.

1. Mở đầu


Huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam được thành lập từ 2005, trên cơ sở chia tách
từ Thị xã Tam Kỳ (cũ). Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 25.151,95 ha, kinh tế phát triển
đa dạng và ổn định, tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao. Tính đến ngày 31/12/2010,
tổng dân số toàn huyện là 76.834 người, tổng số hộ gia đình 20.740 hộ, mật độ dân
số 306 người/km
2
,
phân bố không đồng đều, lao động sống ở nông thôn trên 95%,
trong đó chủ yếu làm nông nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm
nhưng vẫn ở mức khá cao, chiếm trên 93% tổng số hộ năm 2010. Trong những năm
qua, sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được những kết quả nhất định,
đời sống nông dân đã được cải thiện, nhưng thực tế vẫn cho thấy tình trạng lao động
nông thôn dư thừa, thiếu việc làm vẫn là một vấn đề nóng chưa thể giải quyết. Vì thế,
giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn là một đòi hỏi hết sức cấp
thiết.
2. Thực trạng lao động nông thôn ở huyện Phú Ninh
- Tình hình dân số: Dân số hiện tại của huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam được
thể hiện qua Bảng 1. Qua bảng trên chúng ta thấy rằng, dân số tăng dần qua các năm từ
năm 2008 năm 2010, tỷ lệ nữ bình quân qua các năm cao hơn nam giới, lần lượt là
52,52% đến 52,32%, tỷ lệ hộ nông nghiệp tăng dần.


288

Bảng 1. Tình hình dân số huyện Phú Ninh giai đoạn 2008 – 2010
Giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT
2008 2009 2010
Tốc độ phát
triển bình

quân (%)
I. Dân số
1. Dân số trung bình Người

75.771 76.502 76.834 100,69
2.Tỷ lệ dân số ở k/v nông thôn % 96.1 94.3 93.5
3.Tỷ lệ dân số nữ giới % 52,52 52,21 52,32
II. Tổng số hộ Hộ 18.580 18.915 19.208 102,22
Trong đó: Hộ nông nghiệp Hộ 17.731 17.833 17.978 100,69
Tỷ lệ hộ nông nghiệp % 95,43 94,28 93,6
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Ninh).
- Tình hình lao động: Số liệu Bảng 2 cho thấy thực trạng lao động của huyện
Phú Ninh có xu hướng tăng dần qua các năm và lao động nông nghiệp có xu hướng
giảm, kéo theo lao động phi nông nghiệp tăng lên. Năm 2010, trong tổng số 28.728 lao
động thì lao động nông nghiệp chiếm 65,23%, giảm so với năm trước là 3,66%. Ngược
lại, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 34,77% năm 2010, đã tăng là 18,3% so với
năm trước. Sự thay đổi đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển, song sự gia tăng
của lực lượng lao động nông nghiệp trong điều kiện đất đai có xu hướng giảm do đô thị
hóa và năng suất lao động tăng đã tạo nên sự dư thừa lao động. Đây cũng là một vấn đề
nan giải trong công tác giải quyết việc làm của huyện.
Bảng 2. Tình hình lao động huyện Phú Ninh giai đoạn 2008 – 2010
ĐVT: người
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu
Số
lượng

%
Số
lượng

%
Số
lượng
%
Tốc độ
tăng
B/Q(%)

1. Số người trong độ
tuổi LĐ
42.366

55,91 43.562 56,94 44.043 57,32

101,99
- LĐ nông nghiệp 29.818

70,38 29.199 67,03 28.728 65,23

96,34
- LĐ phi nông nghiệp 12.548

29,62 14.363 32,97 15.315 34,77

118,3
2.Số người nằ
m ngoài
độ tuổi LĐ
33.405


44,08 32.940 43,05 32.791 42,67

99,05
( Nguồn: Phòng Lao động huyện Phú Ninh).


289

- Về trình độ học vấn: Nếu xét về trình độ văn hóa của lao động trong huyện,
cho thấy phần lớn tốt nghiệp THCS. Đặc biệt có một tỷ lệ nhất định đã tốt nghiệp
PTTH. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn còn một bộ phận nhỏ không biết chữ cũng
làm ảnh hưởng đến vấn đề tìm việc làm của lao động.
1025
2262
13514
20467
5096
919
2287
13965
2111
5279
770
2264
1419
21435
5382
0
5000
10000

15000
20000
25000
2008 2009 2010
Không biết chữ
Chưa tốt nghiệp
tiểu học
Tốt nghiệp tiểu
học
Tốt nghiệp
THCS
Tốt nghiệp
THPT

Biểu đồ 1. Tỷ lệ trình độ văn hóa của lao động ở huyện Phú Ninh
- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật
Bảng 3. Qui mô và cơ cấu lực lượng lao động huyện Phú Ninh phân
theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
ĐVT: Người
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Năm

Chỉ tiêu Tổng số

Không có
chuyên môn kỹ
thuật
Sơ cấp/ học
nghề trở lên


Công nhân
kỹ thuật có
bằng trở lên

Lực lượng lao động 42.366 38.303 4.062 1.694
2008

Cơ cấu (%) 100 90,41 5,59 4,0
Lực lượng lao động 43.562 38.434 3.136 1.990
2009

Cơ cấu (%) 100 88,23 7,20 4,57
Lực lượng lao động 44.043 37.269 4.571 2.171
2010

Cơ cấu (%) 100 85,62 9,45 4,93
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Ninh).
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động cũng không ngừng được cải
thiện. Nếu năm 2008, toàn huyện Phú Ninh có 38.303 lao động chưa qua đào tạo thì
đến năm 2010 con số này giảm xuống 37.269 người. Bên cạnh đó, tỉ lệ lao động đã qua
đào tạo ở trình độ sơ cấp, học nghề, công nhân kỹ thuật tăng lên đáng kể so với năm


290

2008. Sự thay đổi đáng khích lệ trong trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động
trong khoảng thời gian ngắn có thể khẳng định là do tác động tích cực của việc thực
hiện các chương trình đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.Tuy nhiên, số lao động không có
trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn của huyện còn cao, chiếm 85,62% năm 2010.
Điều này phản ánh trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật ở khu vực nông thôn của huyện

còn nhiều hạn chế.
3. Thực trạng công tác tư vấn và giải quyết việc làm cho lao động ở huyện Phú
Ninh giai đoạn 2008 – 2010
Trong các năm qua, huyện Phú Ninh đã tích cực giải quyết việc làm cho người lao
động tại địa phương và đã có những thành công nhất định khi lao động có việc làm tăng
theo thời gian. Với các biện pháp như: hướng nghiệp, đào tạo nghề, tư vấn - giới thiệu
việc làm , huyện đã tích cực, cố gắng giải quyết việc làm cho lao động và đã mang lại
những kết quả đáng khích lệ. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2008 - 2010
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2008 2009 2010
Tổng số lực lượng LĐ nông thôn
Người 42.366 43.562 44.043
Lao động được giải quyết việc làm
Người 35.922 37.585 38.643
Tỉ lệ lao động có việc làm
% 84,79 86,28 87,74
Số lao động thất nghiệp Người 6444 5.977 5.400
Tỷ lệ thất nghiệp của LĐ nông thôn % 15,21 13,72 12,26
Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở nông thôn % 79 80 85,5
(Nguồn: Phòng thống kê của huyện Phú Ninh).
Nếu năm 2008 có 35.922 người tham gia lao động, chiếm tỷ lệ lao động có việc
làm 84,79% thì năm 2010 tăng lên 38.643 lao động có việc làm, chiếm 87,74% số lao
động tại địa phương. Đồng thời, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động cũng tăng lên 85,5%. Và
qua 3 năm địa phương cũng đã tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Một số chương trình tư vấn và đào tạo
của Trung tâm giới thiệu việc làm của huyện Phú Ninh
ĐVT: người

Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tư vấn việc làm 400 550 700
Giới thiệu việc làm trong nước 50 50 120


291

Xuất khẩu lao động 62 90 80
Giáo dục định hướng 66 130 140
Đào tạo nghề 900 1245 1405
Hội thảo tư vấn việc làm 200 660 557
(Nguồn: Trung tâm giới thiệu việc làm của huyện Phú Ninh).
Những hạn chế và nguyên nhân trong giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ở huyện Phú Ninh:
- Hạn chế, tồn tại: Huyện Phú Ninh là một huyện nông thôn nghèo; mất cân đối
cơ cấu lao động (thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật); lao động chưa qua
đào tạo chiếm tỷ trọng cao; tốc độ phát triển dân số còn cao bình quân giai đoạn 2008 –
2010 là 0,69%/năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn còn
nghèo nàn, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, hệ thống các ngành
thương mại dịch vụ chưa phát triển mạnh, năng lực sử dụng lao động của các doanh
nghiệp trên địa bàn chưa cao.
- Nguyên nhân của những tồn tại:
Lao động nông nghiệp còn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu lao động, các hộ
nghèo thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh nghiệm làm ăn. Bên cạnh đó, hệ thống thuỷ lợi,
kênh mương tưới tiêu của một số xã không được chú trọng đầu tư, nên ảnh hưởng đến
khả năng sản xuất nông nghiệp.
Chất lượng cán bộ, giáo viên làm công tác giới thiệu việc làm và dạy nghề vẫn còn
bất cập, thiếu năng động, sáng tạo, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu và những đòi
hỏi của thực tế. Sự gắn kết giữa các trung tâm, trường trong quá trình hoạt động và mối liên
hệ giữa trung tâm giới thiệu việc làm, trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề với doanh

nghiệp còn lỏng lẻo.
Sự yếu kém về chất lượng lao động ở các vùng là do lao động bỏ học sớm để đi
tìm việc làm mưu sinh và bỏ học lập gia đình sớm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề
tìm kiếm việc làm trong tương lai.
Nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn và trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật
thấp đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của các ngành thương mại dịch vụ, nên mức sử
dụng lao động trong ngành còn thấp. Vì vậy, muốn tăng cường tạo việc làm cho lao
động nông thôn cần quan tâm đúng mức tới công tác thống kê, cũng như quan tâm tới
vấn đề tạo điều kiện cho người dân vay vốn và đào tạo nâng cao trình độ.
4. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện Phú Ninh
Một là : Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất, phát triển thương mại dịch vụ,


292

các ngành nông lâm nghiệp: Chú trọng phát triển đa dạng các ngành sản xuất, các dịch vụ,
thương nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Đa dạng hoá cây trồng, con vật nuôi nhằm đáp ứng
nhu cầu của các hộ tham gia vào các lĩnh vực này nhưng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên
tại địa phương để phương án này triển khai có hiệu quả.
Hai là: Giải pháp về vốn: Tích cực huy động các nguồn tài chính để bổ sung
nguồn vốn hiện có tại địa phương dành cho đầu tư mở rộng sản xuất. Tranh thủ nguồn
vốn nhàn rỗi trong nhân dân và nguồn đầu tư của nhà nước cũng như các tổ chức nước
ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, nhất là lực lượng trong độ tuổi lao động tiếp
cận các nguồn vốn một cách dễ dàng. Tham mưu các cấp về lãi suất cho vay trên địa
bàn phải phù hợp với từng loại hình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.
Ba là: Thực hiện chính sách sử dụng lao động và xuất khẩu lao động: Khuyến
khích và thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương, chú trọng doanh nghiệp có
sử dụng nhiều lao động tại chỗ, đặc biệt ưu đãi về giá thuê đất cho doanh nghiệp có
chính sách đào tạo nghề cho lao động địa phương. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao

động, một mặt khai thác các thị trường truyền thống như: Malaixia, Đài Loan, Hàn
Quốc đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động sang các thị trường có thu nhập cao
và có nhu cầu lớn về lao động như Mỹ hay Châu Âu, Trung Đông Cần lập quỹ xuất
khẩu lao động để có nguồn hỗ trợ người lao động, cho phép dùng tín chấp để con em
trong xã vay vốn đi xuất khẩu lao động.
Bốn là: Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và giới thiệu việc làm: Tăng cường
công tác hướng nghiệp, dạy nghề, kỹ năng lao động. Tạo điều kiện giao lưu với các đơn
vị sử dụng lao động, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong việc đào tạo lao động theo
nhu cầu xã hội. Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ công tác hướng nghiệp
và giới thiệu việc làm.
Năm là: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với việc làm: Điều này cũng thể
hiện theo tinh thần quyết định số 579/QĐ –TTg, ngày 19/04/2011 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020. Để thực hiện mục tiêu
đó, huyện cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
- Mở rộng qui mô đào tạo nghề trên cơ sở đa dạng hóa hình thức đào tạo, huy
động mọi nguồn lực để nâng cấp xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị đồ dùng,
phương tiện và phương pháp dạy và học.
- Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm, cập nhật kiến thức kỹ
thuật công nghệ mới cho đội ngũ giáo viên dạy nghề; tăng cường hỗ trợ chính sách cho
công tác dạy nghề; ban hành các chính sách huy động vốn và tín dụng, chính sách đất
đai; phối hợp với các cơ sở dạy nghề của tỉnh, liên kết với các cơ sở dạy nghề ở các địa
phương khác mở các lớp đào tạo nghề tại chỗ với từng ngành nghề phù hợp với trình độ
văn hoá, điều kiện hoàn cảnh gia đình và thực tế nguồn lực địa phương, lựa chọn những
đơn vị dạy nghề có kinh nghiệm, am hiểu tận tường nghề đào tạo và yêu cầu của nông


293

dân, đặc biệt là chú trọng khâu thực hành. Để giải quyết tốt vấn đề “đầu ra” cho các
khóa học nghề.

5. Kết luận và kiến nghị
Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những
nhiệm vụ quan trọng mọi thời kỳ, mọi quốc gia, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng
xa. Giải quyết tốt việc làm tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Phú Ninh là một huyện
nông thôn nghèo, là một trong 11 huyện thực hiện mô hình nông thôn mới theo đề án xây
dựng nông thôn mới của Ban Bí thư và theo Quyết định 491/QĐ – TTg, ngày 16/04/2009
của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay hiện trạng lao động nông thôn huyện Phú
Ninh vẫn dư thừa hoặc thiếu việc làm khá cao, tốc độ giải quyết việc làm cho số lao động
này còn thấp. Do vậy, trong thời gian tới các cơ quan, các cấp, ngành phải tích cực tìm
mọi giải pháp để tạo việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn. Để thực hiện được vấn
đề này, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách cơ chế và nâng cao các biện pháp
giải quyết việc làm, đặc biệt là các chính sách với ngành nghề kinh tế tư nhân, phát triển
sản xuất nông lâm nghiệp.
- Thực hiện tốt chính sách ưu đãi tín dụng cho người lao động nông thôn khi có
nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Chính phủ cần hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp tục thực hiện ba
chương trình kinh tế lớn của Đảng, nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Lao động của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2006.
2. GS. TS. Vũ Đình Bách, Kinh tế học vĩ mô, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002.
3. Lê Văn Bảnh, Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Nxb. Lao động và
Xã hội, 1998.
4. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung, Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb.
Thống kê, Hà Nội, 1998
5. Nguyễn Thị Hằng, Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm
nghèo, Tạp chí Cộng sản, 2003.
6. Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.

7. Niên giám thống kê huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam năm 2006 – 2010.
8. Vũ Tiến Quang, Việc làm ở nông thôn:thực trạng và giải pháp, Nxb. Nông nghiệp,


294

2001.
9. Vũ Đình Thắng, Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
2002.
10. Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng, Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
trong quá trình đô thị hóa, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2009.
11. Trung tâm giới thiệu việc làm huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Báo cáo cuối năm
2008, 2009, 2010.

SOLUTIONS TO EMPLOYMENT FOR WORKERS IN THE RURAL OF PHU
NINH DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE
Trinh Van Son
1
, Ho Nguyen Quang Dong
2
, Nguyen Thi Kim Dung
2
1
College of Economics, Hue University
2
Technical and Economic College of Quang Nam

Abstract. Phu Ninh district in Quang Nam province is an agricultural district with
most residents living in the rural and engaged in agricultural labor. The results of
the study showed that at present, rural labor forces are in surplus and people do not

participate much in labor or part-time jobs. Consequently, their revenue is low,
which leads to unstable economic situations. The problems above may be caused
by low education levels, unqualified technical ability, insufficient infrastructure or
investment, etc. Therefore, creating jobs for the labor in rural areas of Phu Ninh
district is an interest of leadership and requires effective policies and measures.

×