Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Kiểm toán nhà nước việt nam – thực trạng và giải pháp phát triển trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.88 KB, 27 trang )

Bài tiểu luận kế toán kiểm toán

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, đất nước ta đã và đang có những chuyển biến tích cực trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế
khá cao, tình hình chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không
ngừng được cải thiện và nâng cao. Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ sang
cơchế mới, cơ chế thị trường với nhiều thành phần tham gia,đồng thời phảinhanh chóng
hoà nhập với nền kinh tế giới. Do đó, Kiểm toán Nhà nước hình thành ởnước ta là sản
phẩm tất yếu của công cuộc đổi mới, đồng thời cũng thểhiện sự gia tăng đáng kể của
công tác kiểm tra,kiểm soát trên bình diện vĩmô của nhà nước. Đảng và Nhà nước ta đã
nhận thấy sự cần thiết của kiểm toán trong mọi hoạt động của nền kinh tế, chính vì vậy
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 1


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
kiểm toán được xem như là một công cụ để cơ cấu nền kinh tế.Đồng thời, bản thân các
doanh nghiệp cũng tự nhận thức được những lợi ích mà hoạt động kiểm toán mang lại
cho mình.
Nghề kiểm toán nước ta hiện nay cũng không phải là mới mẻ nhưng thực tế cũng không
ít người còn mơ hồ về ngành nghề này, chính vì vậy nhóm em xin phép nghiên cứu với
đề tài “KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP” để làm rõ vấn đề này.
Đề tài bao gồm nội dung chính sau CHƯƠNG I : Cơ sở lý luận, sự ra đời của Kiểm toán
Nhà nước Việt Nam. CHƯƠNG II :Thực trạng của Kiểm toán Nhà nước Việt
NamCHƯƠNG III:Phương hướng nâng cao chất lượng Kiểm toán Nhànước Việt Nam


1. Mục tiêu nghiên cứu:
• Tìm hiểu thực trạng về Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam.
• Phân tích và đánh giá về thực trạng Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
• Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
2. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp thu thập - thống kê – tổng hợp số liệu. Trong đề tài này đòi hỏi cần phải
có những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu được tập hợp, thu thập từ các
báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các thông tin trên báo, đài, Internet…
• Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với

một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tùy
theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử
dụng các kĩ thuật so sánhthích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Do sự hạn chế của người viết, bài viết không đi sâu vào chi tiết, chỉ đánh giá thực trạng
hoạt động chungcủa ngành kiểm toán nhà nước tại Việt Nam. Không phân tích tất cả các
nhân tố mà chỉ phân tích một số nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến nội dung cần
nghiên cứu. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của ngành kiểm toán.

GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 2


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về Kiểm toán Nhà nước

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chung
Khái niệm:
Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra tài chính, là hoạt động quản lývà kiểm soát về tài
chính do một cơ quan Nhà nước lập ra, một tổ chức, một cá nhân mà pháp luật cho phép
thưc hiện. Thông qua việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực họp pháp của chứng từ, sổ
sách báo cáo tàichính của một cơ quan, môt tổ chức, một đơn vị kế toán nhà nướctheo
luật định.
Kiểm toán Nhà nước là hoạt động kiểm tra, kiểm soát tài chính từ phíaNhà nước đối
với các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước,công trình xây dựng cơ bản của
Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh thuộc sở hữu Nhà nước,
các lực lượng vũ trang,các chương trình dự án quốc gia.
1.1.2 Chủ thể Kiểm toán Nhà nước
Các kiểm toán viên Nhà nước không bắt buộc phải có bằng CPA, kiểm toán viên công
chức và được phân ngạch theo ngạch của công chứcNhà nước.
1.1.3 Mô hình tổ chức
• Kiểm toán Nhà nước độc lập với bộ máy Nhà nước: nhờ quan hệ này mà kiểm toán
phát huy được tính độc lập trong việc thực hiện các chức năng của mình.
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 3


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán


Kiểm toán Nhà nước trực thuộc quốc hội: mô hình này giúp chính phủ điềuhành

nhanh nhạy quá trình thực hiện ngân sách và các hoạt động khác.

Kiểm toán Nhà nước chính phủ: với mô hình này, Kiểm toán Nhà nước trợ giúp đắc

lực cho Nhà nước không chỉ ở kiểm tra thực hiện pháp luật mà cả trong việc soạn
thảo xây dựng luật cụ thể
• Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước bao gồm 25 Vụ và đơn vị tương
đương cấp Vụ như sau:
Các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành
1. Văn phòng Kiểm toán Nhà nước;
2. Vụ Tổ chức cán bộ;
3. Vụ Tổng hợp;
4. Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
5. Vụ Pháp chế;
6. Vụ hợp tác quốc tế.
7. Thanh tra Kiểm toán Nhà nước (tương đương cấp Vụ)
Các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành
1. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ia (lĩnh vực quốc phòng);
2. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib (lĩnh vực an ninh, tài chính đảng);
3. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II (lĩnh vực ngân sách trung ương của bộ,
ngành kinh tế tổng hợp);
4. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III (lĩnh vực ngân sách trung ương của bộ,
ngành, cơ quan thuộc Chính phủ…);
5. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV (lĩnh vực đầu tư, dự án hạ tầng cơ sở);
6. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V (lĩnh vực đầu tư, dự án công nghiệp, dân
dụng);
7. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI (các tập đoàn, tổng công ty nhà nước);
8. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII (ngân hàng, các tổ chức tài chính).
Các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực
1. Kiểm toán Nhà nước khu vực I (trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội);
2. Kiểm toán Nhà nước khu vực II (trụ sở đặt tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An);
3. Kiểm toán Nhà nước khu vực III (trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng);
4. Kiểm toán Nhà nước khu vực IV (trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh);
5. Kiểm toán Nhà nước khu vực V (trụ sở đặt tại Thành phố Cần Thơ).

6. Kiểm toán Nhà nước khu vực VI (trụ sở đặt tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh);
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 4


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
7. Kiểm toán Nhà nước khu vực VII (trụ sở đặt tại Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên

Bái);
8. Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII (trụ sở đặt tại Thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa);
9. Kiểm toán Nhà nước khu vực IX (trụ sở đặt tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang);
10. Kiểm toán Nhà nước khu vực X (trụ sở đặt tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên);
11. Kiểm toán Nhà nước khu vực XI (trụ sở đặt tại Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hóa);
12. Kiểm toán Nhà nước khu vực XII (trụ sở đặt tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đắc Lắc);
13. Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII (trụ sở đặt tại Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Vũng
Tàu).
1.1.4 Chức năng chính của Kiểm toán Nhà nước
Là kiểm toán các đơn vị, các tổ chức hoạt động bằng vốn và kinhphí từ ngân sách Nhà
nước như:
• Kiểm toán ngân sách nhà nước
• Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình ,dự ánvay nợ ,viện trợ chính
phủ
• Kiểm toán doanh nghiệp nhà nước

• Kiểm toán chương trình đặc biệt (về an ninh quốc phòng,dự trữquốc gia ).
1.1.5 Đặc trưng của Kiểm toán Nhà nước
- Khách thể của kiểm toán Nhà nước: các ban Quốc hội, ngành toà án, các doanh nghiệp
Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cánhân hoạt động bằng vốn và kinh phí
của Nhà nước
- Loại hình chủ yếu của Kiểm toán Nhà nước: Kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân
thủ.
- Kiểm toán Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước nên tiến hành kiểm toán theo kế
hoạch và mang tính bắt buộc đối với khách thể của mình.
- Báo cáo kiểm toán của KTNN có giá trị pháp lý rất cao.
1.1.6. Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế chuyển đổi
Sự yêu cầu khách quan của việc kiểm tra, kiểm soát chi tiêu công quỹ quốc gia, đảm bảo
sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực tài chính của các
cơ quan công quyền. Trên thực tế, Kiểm toán Nhà nước thường tiến hành xem xét việc
chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của Nhà nước tại các đơn vị sử dụng vốn và
kinh phí của ngân sách Nhà nước. Đồng thời Kiểm toán Nhà nước còn thực hiện các cuộc
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 5


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá và góp phần nâng cao tính kinh tế, tính hiệu lực và
tính hiệu quả trong các tổchức công quyền, các đơn vị có sử dụng vốn và kinh phí của
ngân sách Nhà nước. Như vậy Kiểm toán Nhà nước được coi là công cụ kiểm tra tài
chính công cao nhất, đảm bảo tình hình kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quá trình
quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và công quỹ quốc gia; giữ vững trật tự kỷ cương
trong quản lý kinh tế tài chính, góp phần đấu tranh chống gian lận và tham nhũng.Trong
cơ chế Nhà nước pháp quyền hiện đại, cơ quan Kiểm toánNhà nước với tư cách là một cơ
quan kiểm tra tài chính công tối cao, mọi hoạt động của cơ quan kiểm toán Nhà nước đều

phải tập trung giải quyết nhiệm vụ quan trọng.
Kiểm toán Nhà nước là một công cụ không thể thiếu được của công tác quản lý giám sát
các hoạt động tài chính công, góp phần đắc lực vàoviệc làm lành mạnh hoá quá trình điều
hành, quản lý ngân sách Nhà nước và công quy quốc gia. Một nền kinh tế muốn phát
triển với nhịp độ cao, bền vững, tiết kiệm, hiệu quả và an toàn thì nhất thiết phải được
cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ, các chuẩn mực quy trình, kỹ thuật kiểm toán hoàn
hảo và có chất lượng cao. Tăng cường hoạt động kiểm toán nóichung và hoạt động của
kiểm toán Nhà nước nói riêng chính là sự gia tăng độ tin cậy cho các nhà đầu tư trong
nước và ngoài nước, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đúng hướng và hoàn toàn chủ
động trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tê, tránh được những rủi ro từ các cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ.
1.2. Sự ra đời của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
1.2.1 Sự ra đời của kiểm toán là một tất yếu khách quan
Ở Việt Nam, kiểm tra nói chung cũng như kiểm tra kế toán nói riêng đã được quan
tâm ngay từ thời kỳ bắt đầu dựng nước. Tất nhiên trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung,
công tác kiểm tra và bộ máy kiểm tra cũng được tổ chức phù hợp với cơ chế đó: Nhà
nước với tư cách là người quản lý ở tầm vĩ mô đồng thời cũng là chủ sở hữu nắm trong
tay toàn bộ công tác kế toán và kiểm tra nói chung. Nhiệm vụ của cơ quan thành tra tài
chính là: Kiểm tra, thanh tra trong nội bộ ngành tài chính; thanh tra và kiểm soát việc thi
hành chế độ thể lệ tài chính kếtoán trong các đơn vị kinh tế trực thuộc trực tiếp và gián
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 6


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
tiếp vào chínhphủ; điều tra công việc vụ việc liên quan tới vấn đề tài chính - kế toán
trước khiếu nại, kiện tụng, kiếu tố của công dân.
Lập các biên bản nhằm chấn chỉnh việc kế toán của các đơn vị, ngành, cơ quan các cấp.
Đến ngày 12/10/1956 đã ban hành Nghị Định 1077/TTg, trong nghị định có quy định rõ

hơn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của hệ thống nha thanh tra tài chính đã lập theo các
sắc lệnh ban hành trước đó. Nhiệmvụ của thanh tài chính từ trung ương tới địa phương
được khẳng định thêm ngoài những nhiệm vụ nêu trên. Kiểm tra nghiêm ngặt việc chấp
hành chính sách luật lệ chế độ tài chính Nhà nước tại các cơ quan chính quyền tại các
doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, các tổ chức
đoàn thể. Ngày 10/09/1978, tiếp theo Nghị Định 1007TTg, Chính phủ đã ban hành Nghị
Định 174/CP quy định điều lệ tổ chức thanh tra tài chính. Trong thời kỳ này thanh tra tài
chính phải thực hiện thêm nhiệm vụ lịch sử là: Thanh tra việc chấp hành ngân sách các
cấp, ngành kiểm soát việc chấp hành thu chi ngân sách, tài vụ của các tổ chức có nhận
trợ cấp của ngân sách, kiểm tra việc chấp hành ngân sách các cấp, ngành kiểm soátviệc
chấp hành thu chi ngân sách, tài chính của các đơn vị tổ chức hànhchính sự nghiệp.
Chuyển sang giai đoạn thực hiện pháp lệnh thanh tra 1990 của thế kỷ 20, Bộ Tài chính đã
ban hành Quyết Định 173-TC/QD/TCCB ngày25/05/1991 về quy chế tổ chức hoạt động
thanh tra tài chính. Quyết địnhtrên khẳng định kiểm tra, thanh tra tài chính là chức năng
quan trọng hàng đầu tài chính, chức năng này đảm bảo hiệu lực của pháp lệnh, chính sách
chế độ tài chính, kế toán được ban hành. Tuy nhiên công tác kiểm tra của Nhà nước chỉ
có sự chuyển hướngđột biến từ ngày thành lập Kiểm toán Nhà nước. Ngày 11/07/1994,
chính phủ ra nghị định 70CP về việc Kiểm toán Nhà nước. Sự ra đời và hoạt động của
Kiểm toán Nhà nước xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc kiểm tra, kiểm soát chi
tiêu công quỹ quốc gia, đảm bảo sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả
các nguồn lực tài chính của các cơ quan công quyền Việt Nam ra đời là một đòi hỏi tất
yếu khách quan của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Đó cũng là tấtyếu khách quan của quá trình đổi mới hệ tổ chức trong quá trình đổi
mới của đất nước nói chung
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 7


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán


1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của kiểm toán ở Việt Nam.
Kiểm toán Nhà nước được thành lập với chức năng xác định tính đúng đắn, hợp pháp của
tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán củacác cơ quan Nhà nước, các đơn vị hành
chính sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội
sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước (trích điều 1 của Nghị Định 70/CP) Cung theo
Nghị Định này Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ xâydựng kế hoạch kiểm toán hàng năm.
Qua kiểm toán, cung cấp kết quả choChính phủ, góp ý kiến với các đơn vị được kiểm
toán, củng cố nền nếp tàichính kế toán và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý
những viphạm (điều 2, nghị định 70/CP)
1.2.3 Nhiệm vụ của kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp Nhà nước
nói riêng. Kiểm toán chính là sự xác nhận tính khách quan, tính chuẩn xác của thông tin,
quan trọng hơn, qua đó để hoàn thiện các quá trình tổ chức thông tin, phục vụ có hiệu quả
cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Nhiệm vụ chính của Kiểm toán Nhà nước là
tập trung vào việc kiểm toán của Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán
báocáo tài chính và kiểm toán tính tuân thủ, kiểm toán tính hiệu quả của việc sử dụng
mọi nguồn lực tài chính, mọi lĩnh vực có sự đầu tư của Nhà nước, phát hiện những vi
phạm chế độ, chính sách, tăng thu và tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà nước, kiến nghị
trong thu thuế, các khoản chi sai chế độ, để ngoài quyết toán ngân sách, kịp thời chấn
chỉnh và đưa công tác tài chính kế toán và nền nếp, đề xuất được những kiến nghị về bổ
sung, sửa đổi chế đội, chính sách 1 cách thích hợp, đồng thời qua kiểm toán, KTNN phát
hiện được những vấn đề chưa thật hợp lý, đồng bộ trong hệ thống pháp luật cũng như các
văn bản quy định của chính phủ (Nghị Định hoặc Thông tư hướng dẫn) là những căn cứ
rất quan trọng để giúp cho quốc hội có những quyết định trong việc tiếp tục hoàn thiên hệ
thống pháp luật, hệ thống văn bản dưới pháp luật ngày một đồng bộ hơn, hợp lý hơn.
1.2.4 Chức năng của Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam
Kiểm toán Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng
đắn, trung thực, hợp pháp của các thông tin, được kiểm toán giải toả trách nhiệm cho các

GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 8


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
đối tượng kiểm toán. Kiểm toán thực hiện chức năng tư vấn kiểm toán cho các đơn vị
được kiểm toán cho chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng. Kiểm toán Nhà nước
thực hiện chức năng phòng ngừa và răn đe đối với bộ máy hành chính Nhà nước chống
lại việc sử dụng phung phí và lạm dụng các tài chính doanh nghiệp. KTNN thông qua
hoạt động kiểm toán của mình đóng góp ý kiến với đơn vị được kiểm toán, sửa chữa
những sai sót vi pham để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị, kiến
nghị với cấp trên cóthẩm quyền sử lý những vi pham chế độ kế toán tài chính của nhiệm
vụ.
Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
1.3.1 Khách thể kiểm toán Nhà nước.
Ở nước ta, khách thể của KTNN được quy định cụ thể trong Điều 2 của Điều lệ trong tổ
1.3

chức và hoạt động của KTNN (ban hành theo QuyếtĐịnh 61/TTg ngày 24/01/1995 của
Thủ tướng Chính Phủ). Trong quy định này, giữa khách thể và đối tượng cụ thể kiểm toán
đã được gắn chặt với nhau để đảm bảo tính chặt chẽ của văn bản pháp quy. Khách thể
thường bao gồm tất cả các đơn vị, cá nhân có sử dụngngân sách Nhà nước như:
+ Các dự án, công trình do ngân sách đầu tư.
+ Các doanh nghiệp Nhà nước: 100% vốn Nhà nước.
+ Các xí nghiệp công thuộc sở hữu Nhà nước
1.3.2 Mô hình tổ chức
Sau khi Luật Kiểm toán Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006, cơ quan Kiểm
toán Nhà nước chuyển sang trực thuộc Quốc hội; vị trí Tổng kiểm toán Nhà nước do
Quốc hội bầu theo sự đề cử của Ủy ban thường vụ Quốc hội sau khi được sự đồng ý của

Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc
hội (5 năm), có thể được bầu lại nhưng không quá 2 nhiệm kỳ. Sửa đổi này được đưa ra
nhằm đảm bảo việc kiểm soát ngân sách nhà nước chi tiêu khách quan và độc lập hơn.
Hệ thống tổ chức của KTNN bao gồm: Tổng KTNN, các hội đồngtư vấn, các cơ quan
chức năng (văn phòng, trung tâm khoa học và BDBC, Phòng Thanh tra và kiểm tra nội
bộ), các cơ quan chuyên môn (4 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và các KTNN khu
vực) giúp việc cho TổngKTNN và các đoàn kiểm toán thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của
TổngKTNN
1.3.3. Cơ chế quản lý hệ thống kiểm toán Nhà nước
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 9


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
Để vận hành hệ thống KTNN có hiệu quả, Tổng KTNN xây dựngvà hình thành một cơ
chế quản lý thích hợp: Cơ chế quản lý hệ thốngKTNN có những đặc trưng sau:
• Nguyên tắc cơ bản của cơ chế là: Tập trung và thống nhất quyền lực và Tổng KTNN,
đồng thời phân cấp quyền và trách nhiệm ở mức cần thiết cho thủ trưởng của các cơ
quan giúp việc nhằm phát huy cao nhất năng lực quản lý của toàn bộ hệ thống.
• Phương thức quản lý đặc trưng là mô hình trực tuyến, có kết hợp quản lý theo chức năng
nhằm đảm bảo hiệu quả cao của quản lý

Cơ sở pháp lý cho hoạt động của KTNN là luật, các văn bản dưới luật của Chính phủ,
các qui định, các chuẩn mực, qui trình hoạt động của KTNN, vừa đảm bảo tính thống
nhất, chặt chẽ, vừa tạo môi trường năng động cho các cơ quan giúp việc phát huy cao
nhất tính sang tạo trong các hoạt động quản lý và nghiệp vụ. KTNN thực hiện các hoạt
động quản lý
1.3.4
Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước

Bộ máy quyền lực của Nhà nước, mỗi cơ quan đều có những quyền hạn nhất định
theo các quy định của pháp luật. Đối với cơ quan KTNN cũng vậy, quyền hạn của cơ
quan KTNN chính là điều kiện quantrọng để giúp cho cơ quan này hoàn thành tốt. Các
quyền hạn chung của KTNN : Quyền hạn về phạm vi kiểm toán; quyền tự chủ về lập kế
hoạch kiểm toán và lùa chọn đối tượng kiểm toán mà không một cơ quan, một cá nhân
nào có quyền can thiệp. Ở Việt Nam hiện nay, KTNN lập kế hoạch kiểm toán hàng năm
trình Chính phủ phê duyệt, Tổng KTNN ra quyết định kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán
đã được Chính phủ phê duyệt.

GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 10


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
PHẦN II: THỰC TRANG CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
VIỆTNAM.
2.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XÂY DÙNG VÀ PHÁT
TRIỂN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM.
1. Những thuận lợi về điều kiện lịch sử: hoạt động kiểm toán nói chung và KTNN nói
riêng ở nước ta hình thành và phát triển khá muộn so với các nước trên thế giới. Đây là
một thuận lợi về lịch sử hết sức quan trọng đối với chúng ta, vì từ những kinh nghiệm
trong quá trình hoàn thiện KTNN của các quốc gia này sẽ là những bài học quý giá cho
việc tổ chức và hoàn thiệnKTNN Việt Nam. Về chính sách của Nhà nước: Ngay sau khi
chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.. Nhà
nước ta đã hết sức quan tâm đến hoạt động kiểm tra kế toán, điều này thể hiện tạiđiều 14
pháp lệnh kế toán thống kê (ban hành 10/05/1989) và điều 38 điều kệ tổ chức kế toán
Nhà nước ban hành theo nghị định số 25/HĐBTngày 18/HĐBT ngày 18/03/1989, đã qui
định rõ nhiệm vụ kiểm tra kếtoán của Nhà nước và bộ tài chính. Điều này càng được thể
hiện rõ tạiNghị Định 07/CP ban hành ngày 29/01/1994 và Nghị Định 70/CP banhành

11/07/1994, đây là thời điểm lịch sử đánh dấu sự ra đời và hoạtđộng công tác kiểm toán
và kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam.Về chính trị xã hội, hoạt động kiểm toán và KTNN
tại Việt Nam.Về chính trị xã hội, hoạt động KTNN ở nước ta được ra đời và pháttriển
trong thời kỳ kinh tế mà kinh tế - xã hội - chính trị ổn định nước ta đang vững bước tiến
lên trên con đường XHCN và nhân dân ta đang nỗ lực trong công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Đây là những tiền đề và là cơ sở cho hoạt động KTNN vững bước
phát triển.
2. Những khó khăn về điều kiện lịch sử: KTNN đời trong điều kiện chưa có tổ chức tiền
thân, hệ thống kiểm tra, kiểm soát của ta đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại. Vì lẽ
đó, công cuộc tạo dụng tổ chức, cơ chế hoạt động, xây dựng những cơ sở pháp lý cùng
các chuẩn mực qui trình và công nghệ kiểm toán như mới bắt đầu. Về hệ thống chính
sách chuẩn mực pháp luật mặc dù được Nhànước hết sức quan tâm và tạo điều kiện thuận
lợi, xong từ hoạt động thực tiễn kiểm toán nói chung và KTNN nói riêng thì hệ thống
pháp luật chưa đầy đủ và đồng bộ để can thiệp và điều chỉnh hết những yêu cầu và đòi
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 11


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
hỏi đặt ra của thực tiễn, thiếu các qui chế, qiu định hoá các nội dung quản lý và các
nghiệp vụ theo qui định của Nhà nước về tổ chức và hoạt động kiểm toán. Về con người,
trong nền "kinh tế tri thức", xã hội ngày càng pháttriển và nảy sinh nhiều ngành nghề
mới. Điều nào đòi hỏi kiểm toán viên ngày càng phải có trình độ cao hơn, hiểu biết nhiều
hơn về các vấn đề xã hội, về các ngành nghề mới . Tuy nhiên thực tiến ở nước ta thì các
kiểm toán viên trong bộ máy KTNN chủ yếu là những người hoạt động trong lĩnh vực kế
toán chuyển sang làm nghề kiểm toán, chưa được đào tạo chính qui.Về điều kiện địa lý
nước ta có địa hình trải dài 2000km từ Bắc đếnnam, địa hình nhiều đồi núi. Vì vậy gây
khó khăn cho công tác tổ chức và giám sát hoạt động kiểm toán Nhà nước. Đây là một số
ý kiến về thuận lợi và khó khăn của kinh tế Nhànước Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu

một cách nghiêm túc và có hệ thống các điều kiện thuận lợi và khó khăn nhằm phát huy
các lợi thế và tiến tới các hạn chế và loại bỏ các yếu kém của KTNN.
2.2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆTNAM.
1. Những kết quả đạt được Trong thời gian vừa qua với phương châm vừa làm vừa
nghiên cứu,vừa học, để từng bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, cũng như phương pháp
nghiệp vụ chuyên môn của ngành KTNN, đã có bước phát triển đáng kể trong việc phát
triển kiểm toán hàng năm với quy mô và chất lượng ngày càng tăng. KTNN đã thực hiện
nhiều cuộc kiểm toán tại các cơ quan có sử dụng ngân sách Nhà nước, trên hầu hết các
lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực dự trữ quốc gia, kinh tế Đảng, kể cả an ninh quốc phòng.
Về cơ bản, có thể nói rằng từ khi thành lập đến nay KTNN đã bước đầu thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của mình là kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp các số liệu
kế toán, báo cáo quyết toán củacác doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị kinh tế Nhà nước, các
đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp.
Qua kiểm toán, KTNN đã kịp thời điều chỉnh, răn đe các đơn vị kiểm toán phải chấp
hành nghiêm chỉnh mọi chế độ, chính sách, pháp luật củaNhà nước, đề xuất kiến nghị với
chính phủ và các cơ quan chức năng về cơ sở trong công tác quản lý, những bất cập nảy
sinh trong có chế, chính sách hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ xung, hoàn thiện các chính
sách này. Từ những hoạt động thiết thực của mình, KTNN đã phát hiện và kiếnnghị tăng
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 12


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
thu, tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỉ đồng. Bên cạnh việc triển khai
thực hiện kiểm toán hàng năm, KTNN còn chú trọng tới công tác chuẩn bị cho hướng
phát triển lâu dài của ngành như: Nghiên cứu các đề tạo khoa học liên quan đến địa vị
pháp lý và cơ chế của cơ quan kiểm toán Nhà nước, nghiên cứu soạn thảo và quy trình
kiểm toán.v.v...
Đến nay, KTNN có trên 460 công chức và kiểm toán viên, quả là một đội ngũ kiểm toán

viên rất hùng hậu và được phân phối, sắp xếp hợp lý ở kiểm toán Nhà nước Trung ương
và KTNN khu vực. Ngay sau khi mới thành lập, 1 công việc cần thiết là tuyển chọn cán
bộ kiểm toán viên cho các kiểm toán viên chuyên ngành và các kiểm toán viên khu vực.
Các kiểm toán viên được tuyển chọn chủ yếu tốt nghiệp đại học và thời gian 5năm trở lên
làm công tác kế toán - tài chính ở các doanh nghiệp Nhà nước và các cơ quan quản lý
Nhà nước, một số trường hợp mới tốt nghiệp đại học hoặc có thời gian công tác dưới 5
năm thông qua thi tuyển. Tổngsố 460 cán bộ, số cán bộ có trình độ đại học chiếm 88%,
đặc biệt là đội ngũ kiểm toán viên có trình độ đại học trở lên chiếm 100% trong đó đội
ngũ kiểm toán viên trẻ chiếm 25%. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ
kiểm toán viên luôn được ngành đặc biệt quan tâm. Hàng năm KTNN đã tổ chức nhiều
cuộc hội thảo, mở nhiều khoá tập huấn trongnước và cử nhiều cán bộ kiểm toán viên đi
học tập, nghiên cứu kinh nghiệm kiểm toán ở những nước như Cộng hoà liên bang Đức,
Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan... Hiện nay có 90% kiểm toán viên đã qua lớp quản lý hành
chính Nhà nước và các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ.Trong lĩnh
vực hợp tác quốc tế, KTNN cũng thu được nhiềukết quả tốt đẹp. Tháng 04/1996 gia nhập
tổ chức quốc tế các cơ quankiểm toán tối cao (INTOSAI) và tháng 11/1997 trở thành
thành viên của tổ chức cac cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI). Bên cạnh
đóKiểm toán Việt Nam còn mở rộng quan hệ hợp tác với cơ quan kiểm toántối cao của
nhiều nước trên thế giới nhằm trao đổi kinh nghiệm và tranhthủ sự giúp đỡ của các nước
và các tổ chức quốc tế, trong đó đặc biệt làdự án "Hỗ trợ xây dựng KTNN Việt Nam " do
cộng hoà liên bang Đức vàdự án ADB do ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ.

GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 13


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
đào tạo bồi dưỡng của chúng ta như hiện nay còn thiếu mảng kiến thứcthực tế về các báo
cáo chuyên đề thực tiễn kiểm toán. Quá trình đào tạochưa đi sâu tìm tòi đúc rút bài học

kinh nghiệm tức những kết quả vàcông việc đã làm được và những tồn tại yếu kém sau 1
cuộc kiểm toánBCTC ở 1 cơ quan, 1 đơn vị sự nghiệm, 1 đơn vị kinh tế Nhà nước và
1đoàn thể, 1 tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp.
2.3 PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA KIỂMTOÁN NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM.
Để vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ chính trị, xứng đáng với niềmtin và trông đợi của
Đảng, Chính phủ và nhân dân, kiểm toán Nhà nướcViệt Nam phải nỗ lực phấn đấu về
mọi mặt với phương hướng chủ yếu.
1. BẢO ĐẢM NÂNG CAO ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ VỊ TRÍ ĐỘC LẬP CỦAKIỂM TOÁN
NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN. Tính độc lập, khách quan của cơ
quan kiểm toán Nhà nước cần phảiđược chế định bằng các điều khoản quy định trong
hiến pháp; trước mắtkịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị Định 70/CP ngày 11/7/1994 của
Chính phủvà Quyết Định 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ và cảmột số
điều khoản của Luật Ngân sách Nhà nước.Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật
đồng bộ, hoàn chỉnh,tạo môi trường pháp lý đầy đủ và hiệu lực cho tổ chức và hoạt động
củakiểm toán Nhà nước. Tiếp thu kinh nghiệm của các nước INTOSAI, cầnxây dựng
Luật kiểm toán Nhà nước, trước mắt là pháp lệnh kiểm toánNhà nước, trong đó xác định
rõ vị trí, quyền hạn của kiểm toán Nhà nướclà cơ quan có chức năng cao nhất trong việc
kiểm tra tài chính công củaNhà nước Việt Nam.
2. XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÙ HỢP, ĐỦ MẠNH.Việc làm này nhằm thực
hiện tốt nhiệm vụ để giao. Phát triển mạnglưới các KTNN khu vực thích hợp theo từng
giai đoạn đủ để thực hiệnnhiệm vụ kiểm toán ngân sách Nhà nước trên địa bàn các địa
phương.Củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước Trungưong
theo hướng chuyên môn hoá kiểm toán theo ngành hẹp tăng cườngnăng lực cho các bộ
phận có chức năng tham mưu chuyên môn nghiệp vụcủa khối văn phòng. Củng cố tổ

GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 14



Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
chức các phòng kiểm toán, kết hợp giữaquản lý hành chính với quản lý chuyên môn
nghiệp vụ, xem trọng côngtác kiểm tra đạo đức nghề nghiệp.
3. ĐỘI NGŨ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC.Cần xây dựng đội ngŨ kiểm toán viên
Nhà nước đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là phải có đạo đức
nghề nghiệptrong sáng, công minh, chính trực, khách quan, độc lập, công bằng, cẩn thận,
siêng năng về nghề nghiệp. Hoàn thiện hệ thống chức doanh kiểmtoán viên Nhà nước. Có
kế hoạch thường xuyên kiểm tra sát hạch, đánh giá phân loại kiểm toán viên để sẵp xếp
bố trí công việc phù hợp với nănglực thực tế. Cần có kế hoạch và chiến lược đào tạo, bồi
dưỡng kiểm toán viên để trong thời gian ngắn nhất có những kiểm toán viên tiếp cận
trìnhđộ khu vực và quốc tế.
4. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KIỂM SOÁT CHẶT CHẼCHẤT LƯỢNG
KIỂM TOÁN VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂMTOÁN VIÊN.Xử lý nghiêm
minh các trường hợp vi phạm quy chế hoạt động, viphạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm
pháp luật để công tác kiểm toán đivào kỷ cưỡng, nền nếp, gây dựng và củng cố lòng tin
của Đảng, Nhànước, công chúng và xã hội nói chung đối với kiểm toán Nhà nước.
5.TĂNG CƯỜNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂMTOÁN VÀ
NÂNG CAO HIỆU LỰC CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NHÀNƯỚC. Nhanh chóng
áp dụng phương pháp kỹ thuật kiểm toán tiên tiến vàhiện đại hoá công tác kiểm toán
nhằm nâng cao hiệu lực kiểm toán và tiết kiệm chi phí kiểm toán. Đảm bảo cơ sở vật chất
- kỹ thuật đáp ứng yêucầu của nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ và định hướng chiến
lượcphát triển hệ thống KTNN trong tương lai.
+ Lập kế hoạch định hướng xây dựng và phát triển dài hạn ngành kiểm toán. Xây
dựng định hướng công tác kiểm toán, mục tiêu cho cộngtác kiểm toán cho từng
thời kỳ và lâu dài.
+ Khắc phục những yếu điểm trong công tác kiểm toán, chấn chỉnhcông tác tổ
chức điều hành của các đoàn kiểm toán nâng cao kỹ năngkiểm toán và thu thập
bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên kết hợp
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ


Trang 15


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
6. CÓ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐÚNG MỨC CHO KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC PHÁT TRIỂN. Để phát triển được ngành KTNN và hệ thống tổ
chức kiểm toán cần.
- Đầu tư ngân sách ngân sách đúng mức cho một ngành mới ra đời nhưng rất quan trọng
và đang có nhiều khó khăn như cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc, nghiên
cứu, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tăngcường bộ máy...
- Có chính sách tiền lương và tiền thưởng hợp lý, đúng mức để cán bộ làm việc có chất
lượng, có hiệu quả; bảo đảm khách quan, trung thực, đúng đắn về những kết luận của
KTNN.
- Củng cố và phát triển sự hợp tác với các tổ chức KTNN của cácnước để tranh thủ sự
giúp đỡ của họ đối với ngành kiểm toán Nhà nướcvề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phương
tiện điều kiện, kinh nghiệm làm
việc.
- Phát triển các hoạt động có thu trong lĩnh vực chuyên môn của mình để tăng thêm
nguồn thu hỗ trợ cho sự phát triển của tổ chức kiểm toán. Tích cực khai thác thông tin
kiểm toán đã thu thập được các bằngchứng đã tìm kiếm và sàng lọc để báo cáo kịp thời
lên Chính phủ một cách chủ động, thông báo cho các Bộ và các cơ quan có liên quan đến
thông tin để Chính phủ và các cơ quan trên đưa ra các quyết định quản lý chính xác, kịp
thời nhằm khác phục những yếu kém trong quản lý tàichính. Việc khai thác các thông tin
và báo cáo kiểm toán thông qua những nghiên cứu kỹ càng, sâu sắc, có hệ thống sẽ không
chỉ là nhữngtích luỹ để nâng cao chất lượng, với các báo cáo kiểm toán cho một năm
ngân sách mà còn là những căn cứ cho các chính sách, kế hoạch tài chính.
7. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ HỆ THỐNG KIỂM TOÁN NHÀ
NƯỚC. KTNN được hình thành là cơ quan trực thuộc Chính phủ giúp thủ tướng chính
phủ tiến hành là cơ quan trực thuộc, kinh tế của Nhà nước. Nhưng lĩnh vực hoạt động của

KTNN rất rộng, yêu cầu kiểm toán rất caonhưng cũng không ít khó khăn, phức tạp.
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 16


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế cần tính toán bước đi cho hợp lý, vững chắc để
từng bước tạo thành hệ thống KTNN đủ sức đáp ứng nhu cầu to lớn của kiểm toán các cơ
quan và tổ chức kinh tế Nhà nước,bảo đảm cho hoạt động kiểm toán được khách quan,
trung thực, chínhsách, kịp thời, có như vậy tổ chức kiểm toán Nhà nước mới thực sự
làmột công vụ có hiệu lực giúp Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế - xãhội và kết quả
của hoạt động kiểm toán Nhà nước thực sự là một căn thựctiễn quan trọng để Chính phủ
xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triểnđất nước phát triển kinh tế xã hội.
2.4 THỰC TRẠNG CHUNG CỦA KIỂM TOÁN VIỆT NAM VÀ HƯỚNG PHÁT
TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
2.4.1. Những thành tựu về phát triển của hệ thống kiểm toán VN
Có thể khẳng định những thành tựu chủ yếu về phát triển của hệ thống kiểm toán VN như
sau:
Một là, pháp luật về kiểm toán sớm hình thành (văn bản quy phạm pháp luật về KTNN
và về kiểm toán độc lập được ban hành vào năm 1994, về kiểm toán nội bộ năm 1997),
đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán. Đến nay, Nhà nước
đã ban hành Luật KTNN, Nghị định về kiểm toán độc lập, quy định của Bộ Tài chính về
quy chế kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đây là cơ sở pháp lý
tạo điều kiện cho sự phát triển hệ thống kiểm toán ở VN. Bên cạnh đó, KTNN đã ban
hành được hệ thống chuẩn mực KTNN và nhiều quy trình kiểm toán chuyên ngành áp
dụng cho đối tượng kiểm toán cụ thể, Bộ Tài chính cũng đã ban hành 38 chuẩn mực kiểm
toán để áp dụng trong hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm soát chất lượng kiểm toán;
Hai là, sự phát triển của KTNN, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ đã góp phần thúc
đẩy cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

và công cuộc đổi mới kinh tế của VN. Dù trong thời gian chưa dài, nhưng hệ thống kiểm
toán đã khẳng định được vị trí, tác động và góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách nền
hành chính nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở VN. Nhà nước đã thực sự quan
tâm đến hệ thống các tổ chức kiểm toán ở VN. Ngoài việc tạo lập những tiền đề pháp luật
cho sự ra đời của các tổ chức này, Nhà nước đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các tổ
chức kiểm toán;
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 17


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
Ba là, hoạt động của các tổ chức kiểm toán đã bước vào giai đoạn ổn định. Hoạt động
KTNN đã có bước phát triển lớn mạnh, nhất là từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành từ
2006. KTNN đã thực hiện kiểm toán với phạm vi ngày càng mở rộng. Kết quả kiểm toán
được ghi nhận trong những năm qua không chỉ là con số tăng thu, tiết kiệm chi hàng ngàn
tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, mà quan trọng và ý nghĩa hơn là thông qua hoạt động
kiểm toán của KTNN đã giúp cho các đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa những tiêu cực,
lãng phí, thất thoát tiền, tài sản; hoàn thiện hơn công tác quản lý, đảm bảo sử dụng nguồn
lực tài chính quốc gia một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn; KTNN đã cung cấp thông tin
toàn diện, xác thực về tình hình quản lý tài chính và điều hành ngân sách của các cấp, các
bộ ngành, các doanh nghiệp… cùng nhiều kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các cơ
quan thẩm quyền góp phần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài
chính và tăng cường hiệu lực quản lý. Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập đã phát triển
nhanh cả về mặt số lượng và đội ngũ KTV, thị trường ngày càng mở rộng. Ngoài hoạt
động chính là kiểm toán và tư vấn, các công ty kiểm toán đã giữ vai trò quan trọng trong
việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính, thuế, kế
toán trong nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán nội bộ tuy chưa phát triển, song cũng đã hình
thành và bước đầu mang lại kết quả ở một số đơn vị, DNNN… Kiểm toán nội bộ đã có
những đóng góp thiết thực cho việc kiểm soát, quản trị nội bộ; phát hiện và ngăn chặn kịp

thời những vi phạm trong hệ thống quản lý của đơn vị. Trình độ của các KTV nội bộ từng
bước được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý của đơn vị;
Bốn là, mối quan hệ giữa ba phân hệ kiểm toán đã bước đầu hình thành, trong đó KTNN
và các doanh nghiệp kiểm toán độc lập đã phối hợp trong việc thực hiện kiểm toán đối
với một số các DNNN, chương trình mục tiêu quốc gia; KTNN đã có những đóng góp
nhất định trong hướng dẫn nghiệp vụ và sử dụng kết quả của kiểm toán nội bộ. Mặt khác,
Hội Kế toán và Kiểm toán VN (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA) bước
đầu đã thể hiện vai trò trong việc định hướng các hoạt động nghề nghiệp và thiết lập mối
quan hệ giữa các phân hệ kiểm toán.
2.4.2. Những hạn chế của hệ thống kiểm toán VN

GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 18


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống các
tổ chức kiểm toán ở VN, song từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán
VN còn những hạn chế chủ yếu sau:
- Khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán chưa đầy đủ và
đồng bộ: Địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN chưa được quy định trong Hiến pháp
như hầu hết các nước trên thế giới, còn tình trạng không tương thích giữa các quy định về
tổ chức và hoạt động KTNN; Chưa có luật về kiểm toán độc lập, hoạt động của kiểm toán
độc lập hiện nay được điều chỉnh bằng Nghị định của Chính phủ chưa thực sự tạo lập
được khuôn khổ pháp lý đủ mạnh cho sự phát triển các doanh nghiệp kiểm toán độc lập
và độ tin cậy của các khách hàng kiểm toán và xử lý rủi ro trong hoạt động kiểm toán;
Các quy định về kiểm toán nội bộ vừa thiếu, vừa không đủ hiệu lực thúc đẩy sự ra đời và
phát triển của hệ thống kiểm toán nội bộ;
- Các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán đặc biệt là quy trình, chuẩn mực,

quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán của cả ba phân hệ kiểm toán mặc dù đã được
chú trọng xây dựng và ban hành nhưng còn thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng nhất định đến
chất lượng hoạt động kiểm toán. Chưa triển khai được kiểm toán trong môi trường công
nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm toán còn hạn chế.
- Sự phát triển về tổ chức của cả ba phân hệ kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn. KTNN cho đến nay đã có bước trưởng thành nhanh chóng về tổ chức và nhân
sự nhưng năng lực kiểm toán vẫn chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn được giao, đặc biệt là thiếu các KTNN khu vực để kiểm toán ngân sách địa phương.
Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập tuy số lượng phát triển khá nhanh nhưng năng lực
nhìn chung còn hạn chế. Hệ thống kiểm toán nội bộ phát triển chậm, chủ yếu mới được
hình thành ở một số Tổng công ty và ngân hàng thương mại Nhà nước;
- Hoạt động kiểm toán trong thực tế còn hạn chế cả về phạm vi, quy mô và chất lượng.
KTNN mới chỉ chú trọng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt
động còn chưa được triển khai nhiều. Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập của VN còn
hạn chế về kinh nghiệm hành nghề, năng lực và sức cạnh tranh, chất lượng kiểm toán
chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Chất lượng hoạt động
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 19


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
kiểm toán nội bộ tại một số tổng công ty nhà nước còn nhiều hạn chế về quy mô và tính
chuyên nghiệp; kiểm toán nội bộ chưa thật sự khẳng định được vai trò phục vụ quản lý
nội bộ của đơn vị.
- Các phân hệ kiểm toán chưa tạo lập được những quan hệ chặt chẽ, có tính hệ thống;
việc hỗ trợ, tác động lẫn nhau trong hoạt động còn rất hạn chế. KTNN là một tổ chức chủ
đạo trong hệ thống kiểm toán trên thực tế vẫn chưa sử dụng các doanh nghiệp kiểm toán
hỗ trợ cho hoạt động KTNN; chưa có tác động tích cực đến các cơ quan, tổ chức của Nhà
nước để phát triển và hướng dẫn chuyên môn đối với bộ phận kiểm toán nội bộ. Các bộ

phận kiểm toán nội bộ ở trong một số tổng công ty của Nhà nước hoạt động tương đối
đơn độc, thiếu sự phối hợp với các phân hệ kiểm toán khác.
- Chưa có sự thống nhất quản lý nhà nước đối với ba phân hệ kiểm toán; định hướng phát
triển của các hệ thống kiểm toán còn chưa thật rõ; chưa hạn chế được sự cạnh tranh tiêu
cực của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập; việc định hướng và quản lý đối với kiểm
toán nội bộ của các cơ quan, tổ chức chưa rõ ràng. Hiện nay, Bộ Tài chính thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập nhưng hoạt động quản lý nhà
nước còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở khâu ban hành chuẩn mực kiểm toán độc lập, thủ
tục thành lập doanh nghiệp, thi và cấp chứng chỉ KTV (Kiểm toán viên) độc lập. Việc
kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế.
Vai trò của Hội Kế toán và Kiểm toán nhằm tạo ra sự liên kết và định hướng phát triển
nghề nghiệp cho KTV chưa phát huy được hết tác dụng.
2.4.3. Mục tiêu và quan điểm phát triển hệ thống kiểm toán VN đến năm 2020
Mặc dù đã có những bước phát triển quan trọng, song hoạt động của hệ thống kiểm toán
VN vẫn còn có nhiều hạn chế, vì vậy Nhà nước cần xác định mục tiêu, định hướng phát
triển hệ thống kiểm toán và phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cho sự phát triển và
phát huy vai trò của kiểm toán đối với nền kinh tế. Mục tiêu phát triển hệ thống kiểm
toán VN đến năm 2020 cần xác định như sau: “Phát triển đồng bộ hệ thống kiểm toán VN
trở thành công cụ mạnh để thiết lập, củng cố và duy trì các quan hệ tài chính – tiền tệ
lành mạnh trong nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành mạng
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 20


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
lưới kiểm tra, kiểm soát tài chính – tiền tệ từ nội bộ các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh
tế thuộc mọi thành phần kinh tế”.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, cần định hướng cho sự phát triển hệ thống kiểm toán theo

những quan điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, quán triệt đường lối của Đảng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước về phát triển
hệ thống kiểm toán ở VN. Tuân thủ pháp luật luôn là điều kiện cần để hệ thống kiểm toán
phát triển theo đúng định hướng, trở thành công cụ không thể thiếu trong hoạt động kiểm
tra, giám sát tài chính hướng tới mục tiêu xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch và
vững bền.
Thứ hai, phát triển đồng bộ hệ thống kiểm toán, trong đó KTNN là công cụ mạnh trong
kiểm tra, giám sát của Nhà nước. Mỗi phân hệ kiểm toán có tính độc lập tương đối nhưng
trong thực tiễn, hoạt động của các phân hệ lại đan xen và tác động lẫn nhau; đồng thời
đều có tác động nhất định đến các đơn vị được kiểm toán và toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
Thứ ba, phát triển hệ thống kiểm toán phù hợp với lộ trình xây dựng nhà nước pháp
quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi giai đoạn sẽ đặt
ra cho hệ thống kiểm toán những yêu cầu cụ thể về tổ chức bộ máy, mục đích hoạt động,
phương thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán.
Thứ tư, tăng cường quản lý nhà nước, phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong
lĩnh vực hoạt động kiểm toán. Quản lý nhà nước giữ vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt
trong việc xây dựng định hướng phát triển, thiết lập hệ thống pháp luật, môi trường pháp
lý và các điều kiện cần thiết khác để xây dựng và phát triển hệ thống kiểm toán. Tăng
cường hoạt động quản lý nhà nước về kiểm toán nhằm đảm bảo cho các phân hệ kiểm
toán phát triển bền vững, hiệu quả, tác động trở lại và góp phần nâng cao chất lượng quản
lý kinh tế – tài chính của Nhà nước.
Thứ năm, phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế của VN và thông lệ quốc tế. Trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, kiểm toán là hoạt động vừa mang tính toàn cầu, vừa mang
những đặc trưng riêng có do mức độ phát triển và trình độ quản lý nền kinh tế của mỗi
quốc gia. Kinh nghiệm quốc tế, hệ thống chuẩn mực kiểm toán INTOSAI, IFAC và Hiệp
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 21



Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
hội KTV nội bộ ban hành là cơ sở, nền tảng để xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn
mực kiểm toán của quốc gia, đảm bảo mức độ hội nhập theo những nguyên tắc, thông lệ
chung. Đồng thời, thể chế chính trị, môi trường pháp lý, cơ chế kinh tế của mỗi nước
cũng có đặc thù riêng đòi hỏi hệ thống kiểm toán phải tuân thủ và đáp ứng.
2.4.5. Các giải pháp phát triển hệ thống kiểm toán VN đến năm 2020
Để phát huy vai trò của kiểm toán đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá
trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức
kinh tế, các tổ chức kiểm toán phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cho sự phát triển của
hệ thống kiểm toán như sau:
(1) Hoàn thiện môi trường pháp lý của hoạt động kiểm toán. Kiểm toán chỉ hoạt động có
hiệu quả và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện môi trường pháp luật hoàn chỉnh và ổn
định. Bởi vậy, điều kiện có tính tiên quyết cho sự phát triển của hệ thống kiểm toán là tạo
lập môi trường pháp lý ổn định, phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế – tài chính phù hợp
với năng lực trình độ quản lý và các thông lệ quốc tế.
Đối với KTNN: Tập trung tổ chức thực hiện Luật KTNN; xây dựng, sửa đổi pháp luật
đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất các quy định về tổ chức, hoạt động KTNN; nghiên cứu
đề xuất bổ sung Hiến pháp ở thời điểm thích hợp các quy định về địa vị pháp lý, tính độc
lập của cơ quan KTNN và của Tổng KTNN; thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm,
bãi nhiệm Tổng KTNN nhằm đảm bảo một nền tảng vững chắc cho KTNN phát triển bền
vững.
Đối với kiểm toán độc lập, sớm nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật kiểm toán độc lập
nhằm tạo lập môi trường pháp lý ổn định, phù hợp cho sự phát triển của kiểm toán độc
lập; cần bổ sung quy định về kiểm toán bắt buộc đối với một số loại hình doanh nghiệp.
Bổ sung quy định về chế độ chịu trách nhiệm khi cung cấp thông tin kiểm toán và bồi
thường vật chất nếu thông tin bị sai lệch nhằm bảo vệ người sử dụng thông tin kiểm toán,
đồng thời là điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Đối với kiểm toán nội bộ, Nhà nước cần ban hành các quy định về thành lập, tổ chức và
hoạt động đối với phân hệ kiểm toán này. Khuyến khích các nhà quản lý sử dụng kiểm

toán nội bộ phục vụ cho hoạt động quản lý. Cần bổ sung quy định về việc tổ chức kiểm
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 22


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
toán nội bộ tại các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để kiểm soát ngân sách, tiền và tài
sản nhà nước.
(2) Tăng cường năng lực, phân định chức năng, nhiệm vụ và xác lập mối quan hệ giữa
các phân hệ trong hệ thống kiểm toán. Từng phân hệ phải chủ động phát triển nguồn nhân
lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Để bắt kịp trình độ thế giới về kiểm toán, các
phân hệ cần xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo đội ngũ KTV tiếp cận trình độ quốc
tế. Việc phát triển nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao cần phải có chiến lược
đào tạo của quốc gia, nhất là tại các trường đại học, học viện. Cùng với phát triển nguồn
nhân lực, từng phân hệ kiểm toán cần phải bổ sung và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực,
quy trình kiểm toán; phương pháp chuyên môn nghiệp vụ; phát triển các loại hình kiểm
toán và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác kiểm toán. Ba phân hệ kiểm toán có
tính độc lập với nhau, song chúng có sự tương hỗ chặt chẽ: Kiểm toán nội bộ, kiểm toán
độc lập phát triển sẽ đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và các thông tin tài chính sẽ minh
bạch, do đó hoạt động KTNN sẽ giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động. Sự phối hợp, bổ sung cho nhau giữa các tổ chức kiểm toán này sẽ giúp tăng cường
chất lượng và hiệu quả kiểm toán; tạo hành lang pháp lý để các phân hệ kiểm toán sử
dụng kết quả, trao đổi KTV trong một cơ chế phối hợp thống nhất.
(3) Đổi mới tổ chức công tác kiểm toán phù hợp với những vấn đề cải cách tài chính
công, tài chính doanh nghiệp. Kinh tế VN trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế
quốc tế cũng phát sinh nhiều vấn đề mới về tài chính vĩ mô, vi mô và xuất hiện thêm đối
tượng trực tiếp của kiểm toán như: các dự toán ngân sách, các chương trình, dự án đầu tư
từ nguồn vốn viện trợ, tài trợ; thực hiện cam kết theo các nghị định thư, theo hiệp định
của các chính phủ; các chỉ số quốc gia theo thông lệ quốc tế…Thực tế này đòi hỏi việc tổ

chức công tác kiểm toán phải có những đổi mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước
đa dạng hoá loại hình và lĩnh vực kiểm toán. Một số lĩnh vực như chứng khoán, đầu tư dự
án, tài sản công… cần kết hợp kiểm toán tài chính với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán
hoạt động. Tăng cường chức năng tư vấn của hoạt động kiểm toán, phát triển, đa dạng
hoá dịch vụ tư vấn của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập.

GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 23


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
(4) Tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Kết quả kiểm toán
có ảnh hưởng rất rộng, đến nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, vì vậy
Nhà nước cần tăng cường quản lý đối với hệ thống kiểm toán, có định hướng rõ ràng cho
sự phát triển của các tổ chức kiểm toán; Cần có những biện pháp hữu hiệu kiểm soát chất
lượng kiểm toán và hạn chế cạnh tranh tiêu cực trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán.
Xây dựng quy định quản lý đối với kiểm toán nội bộ của các cơ quan, tổ chức quản lý và
sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Hội nghề nghiệp cần tăng cường các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán, chủ
động xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho KTV, tổ chức thi và cấp
chứng chỉ KTV độc lập. Hội cũng cần đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giám sát việc
thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cũng như tăng cường chất lượng kiểm toán.
(5) Tăng cường nhận thức về hoạt động kiểm toán. Kiểm toán là loại hình hoạt động mới
được du nhập vào VN từ đầu những năm 1990. Với khoảng thời gian đó chưa đủ để các
nhà quản lý, các cơ quan nhà nước, xã hội và công chúng nhận thức đầy đủ vai trò, tác
dụng của công cụ kiểm toán trong hoạt động quản lý, giám sát. Do vậy, việc đẩy mạnh
tuyền truyền về vai trò, tác dụng của kiểm toán để các nhà quản lý, các cơ quan nhà nước,
xã hội và công chúng hiểu là điều quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của kiểm toán.
(6) Phân định chức năng, nhiệm vụ và xác lập mối quan hệ giữa hệ thống kiểm toán với

hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra, nhất là KTNN với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra
Tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của từng hệ thống và tránh lãng phí nguồn
lực công trong các hệ thống này. Cần tăng cường mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa
KTNN với hệ thống Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Tài chính, nhất là công tác xây
dựng kế hoạch và trao đổi thông tin, tránh chồng chéo trong quá trình tác nghiệp và xử lý
kết quả. Bên cạnh đó, mỗi phân hệ kiểm toán cần sử dụng có hiệu quả kết quả thanh tra,
kiểm tra nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng kiểm toán.
(7) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về hoạt động kiểm toán. Với sự phát triển mạnh mẽ của các
tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán như IFAC, INTOSAI, ASOSAI… mà VN là thành
viên thì việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp mang tính toàn cầu là tất yếu và
đó cũng là điều kiện quan trọng giúp cho các KTV, các tổ chức kiểm toán và hội nghề
GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 24


Bài tiểu luận kế toán kiểm toán
nghiệp kiểm toán của VN trao đổi kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận với phương pháp
chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán mới và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mỗi phân hệ
với những đặc thù của mình sẽ có những cách thức giao lưu, hợp tác quốc tế với các kênh
khác nhau nhưng tất cả đều nhằm mục đích phát triển hệ thống kiểm toán VN đạt đến
trình độ khu vực và thế giới.

GVHD: ThS Hồ Tuấn Vũ

Trang 25


×