Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

124 đề 2 nêu nhận xét về các khẳng định sau a doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân b quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.86 KB, 4 trang )

Đề 2: Nêu nhận xét về các khẳng định sau a. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân
làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.b. Quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân.

BÀI LÀM
Theo Điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định:
“1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại
hình doanh nghiệp (DN) được nhà nước thừa nhận và điều chỉnh mọi hoạt động
thông qua Luật doanh nghiệp năm 2005.
a. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân
không có tư cách pháp nhân
Xét về khía cạnh tư cách pháp nhân của DNTN: theo quy định của Luật doanh
nghiệp 2005, chúng ta có thể thấy bộ luật đã quy định cụ thể các loại hình doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân tại khoản 2 của các Điều luật: công ty TNHH (Điều
38), Công ty cổ phần (Điều 77), Công ty hợp danh (Điều 130). Như vậy, các loại
hình DN trên có tư cách pháp nhân kể từ khi nó được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng DNTN thì không được
đề cập đến trong một điều luật nào. Vì vậy, DNTN là loại hình duy nhất không có
tư cách pháp nhân. Vậy vì lý do nào mà DNTN không có tư cách pháp nhân:
1


- Thứ nhất, nếu khẳng định trên là đúng thì có sự mâu thuẫn. Như chúng ta đã
biết công ty TNHH một thành viên cũng là một loại hình doanh nghiệp một chủ
nhưng nó vẫn được quy định là có tư cách pháp nhân. Vì vây, có thể thấy rằng một


cá nhân làm chủ không là nguyên nhân để DNTN không có tư cách pháp nhân.
- Thứ hai, theo quy định tại Điều 84 BLDS có đề cập đến điều kiện để một tổ
chức được công nhận là pháp nhân, đó là:
+ Được thành lập hợp pháp;
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó;
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Xét các điều kiện trên, chúng ta thấy rằng DNTN được thành lập một cách hợp
pháp thông qua sự công nhận của Nhà nước được thể hiện trong giấy phép đăng ký
kinh doanh được cấp cho DN khi DN đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đưa
ra với loại hình này. Với tư cách là một loại hình DN độc lập, DNTN cũng phải có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới để quản lý các mặt hoạt động của bản
thân DN đó một cách thống nhất và chính xác. Ở điều kiện thứ 3 thì DNTN lại
không đáp ứng được điều kiện này, đó là có sự độc lập về tài sản. Tiêu chuẩn đầu
tiên để xét tính độc lập về tài sản của một DN là tài sản của DN đó phải độc lập
trong quan hệ với tài sản chủ DN. Có thể nói, việc DNTN không có tài sản độc lập
là hệ quả của việc DNTN là DN do một cá nhân làm chủ. Bởi vì chủ DNTN đem
tài sản cá nhân của mình ra và tự tổ chức các hoạt động thương mại theo khuôn khổ
pháp luật. Tuy nhiên, số tài sản đó không cần phải qua thủ tục chuyển quyền sở
hữu để tài sản đó trở thành tài sản của DN, chính vì vậy rất khó để quản lý và việc
DNTN tự chịu trách nhiệm tài sản bằng tài sản của DN là rất khó thực hiện. Hơn
nữa, tuy DNTN nhân danh mình trong việc ký kết các loại hợp đồng nhưng thực ra
2


chủ DNTN mới là người mang tư cách nguyên đơn, bị đơn khi tham gia tố tụng
trước Tòa án hay Trọng tài thương mại. Đó là lý làm cho DNTN không được công
nhận là có tư cách pháp nhân chứ không phải vì DN này chỉ có một cá nhân làm
chủ như khẳng định trên.

Như vậy, khẳng định trên là một khẳng định SAI

b. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa vụ của chủ
doanh nghiệp tư nhân
Tuy DNTN đúng là một chủ thể pháp lý độc lập chứ không đơn thuần là một
địa điểm kinh doanh của chủ DN, được Nhà nước công nhận tư cách pháp lý độc
lập thông qua giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng thực sự những quyền và nghĩa
vụ của DNTN đều thực hiện thông qua chủ của DN đó. Toàn bộ vốn của DN cũng
đồng thời là tài sản của chủ DN do vậy chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối
với các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, hoạt động, sự thành lập, phá sản hay
giải thể DN; tự mình tiến hành các hoạt động thương mại và thông qua những hành
vi đó trực tiếp làm phát sinh quan hệ giữa DNTN với các chủ thể khác cũng như
trước pháp luật. Đồng thời với tư cách là chủ sở hữu duy nhất của chủ DNTN, chủ
DN cũng phải chịu toàn bộ trách nhiệm tài sản của DN đó. Khi thực hiện những
quyền và nghĩa vụ của DN thì cũng là chủ DNTN đang thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình với tư cách là chủ của DN mà không có sự tách bạch nào giữa chúng.
Như vậy, khẳng định trên là khẳng định ĐÚNG.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
3


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại tập 1, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2006
2. Luật Doanh nghiệp năm 2005
3. Bộ luật dân sự 2005
4. website:
www.sinhvienluat.vn
www.danluat.thuvienphapluat.vn


4



×