1
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................................2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................................3
1. Những quy định của LDN 2005 về Công ty hợp danh................................................................................3
1.1.1. Về khái niệm và đặc điểm................................................................................................................3
1.1.2. Về góp vốn và tài sản.......................................................................................................................6
1.1.3. Về thành viên...................................................................................................................................8
1.1.4. Về việc thành lập, tổ chức quản lí, giải thể, phá sản Công ty hợp danh.......................................11
2. Thực trạng và một số kiến nghị...............................................................................................................13
3. 2.1. Thực trạng ĐKKD Công ty hợp danh.................................................................................................13
1.1.5. . Một số kiến nghị..........................................................................................................................14
KẾT THÚC VẤN ĐỀ............................................................................................................................................17
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài
người. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt
Nam. Địa vị pháp lí của Công ty hợp danh được ghi nhận lần đầu tyên ở Luật
Doanh Nghiệp 1999 với 4 Điều, sau đó phát triển lên thành 11 Điều được quy định
trong Luật Doanh Nghiệp 2005. Với vỏn vẹn 11 điều luật nên đối với xã hội còn
khá mới mẻ, nhiều người chưa nhận thức được bản chất của nó nên còn xem Công
ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp đại diện cho chủ sỡ hữu tư
nhân. Nhận thức được vấn đề đó, em xin chọn đề tài: “Bình luận về các quy định
của Luật Doanh Nghiệp 2005 về Công ty hợp danh” cho bài tập lớn/học kỳ của
mình. Làm rõ quy định về Công ty hợp danh được thể chế trong luật với mục đích
cung cấp cho giới thương nhân hiểu rõ được bản chất Công ty hợp danh, qua đó
thêm một mô hình kinh doanh để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của
họ. Do nhận thức còn hạn chế nên bài làm có nhiều sơ sài, em mong nhận được
những ý kiến góp ý xác đáng của thầy cô. Em xin cảm ơn!
3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những quy định của LDN 2005 về Công ty hợp danh
LDN 2005 về Công ty hợp danh tuy chỉ trong 11 Điều nhưng lại quy định đủ
các vấn đề pháp lí xoay quanh nó: về khái niệm, đặc điểm; về vốn góp, tài sản; về
thành viên; về thành lập, tổ chức quản lí cũng như giải thể, phá sản công ty.
1.1.1. Về khái niệm và đặc điểm
1.1.1.1. Về khái niệm
Khái niệm Công ty hợp danh được quy định trong khoản 1 Điều 130 LDN
2005: “Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất hai thành viên là
chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây
gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên
góp vốn”.
Công ty hợp danh là loại hình công ty đặc trưng của công ty đối nhân. Trong
công ty hợp danh thường các thành viên không đông nhưng rất quan tâm đến tư
cách nhân thân của nhau. Trong công ty phải có ít nhất hai thành viên hợp danh,
ngoài ra có thể có thành viên góp vốn. Theo như khái niệm trên ta thấy, nếu căn cứ
vào cơ cấu thành viên công ty trên thì Công ty hợp danh theo Luật có thể được chia
ra làm hai loại. Một loại chỉ gồm những Thành viên hợp danh; một loại bao gồm cả
Thành viên hợp danh và Thành viên góp vốn. Ở các nước khác hai loại hình công
ty đối nhân này được gọi là Hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn. Nhưng
theo như LDN 2005 thì hai loại này lại được quy định chung vào với nhau vào một
định nghĩa, không tách bạch. Điều này thực sự không hợp lý vì hai loại này tuy gần
như hoàn toàn giống nhau về quy chế pháp lý nhưng trong thực tế sẽ phát sinh
những điểm không thỏa đáng.
4
Ví dụ như trong trường hợp giải thể bắt buộc Công ty hợp danh vì lí do
không có đủ số lượng thành viên tối thiểu theo yêu cầu trong sáu tháng liên tục
(theo điểm c Khoản 1 Điều 157 LDN). Với loại Công ty hợp danh chỉ có Thành
viên hợp danh thì nên bắt buộc giải thể khi không còn đủ hai Thành viên hợp danh;
với loại Công ty hợp danh có Thành viên hợp danh và Thành viên góp vốn thì nên
bắt buộc giải thể khi không còn đủ ba thành viên (bao gồm hai Thành viên hợp
danh và một Thành viên góp vốn) khi mà không còn đủ hai Thành viên hợp danh
hay không có Thành viên góp vốn nào.
Vì vậy, nếu có quy định đối với Công ty hợp danh bao gồm cả Thành viên
hợp danh và Thành viên góp vốn thì nếu loại này không đáp ứng điều kiện về số
lượng thành viên có thể chuyển đổi sang Công ty hợp danh chỉ gồm những Thành
viên hợp danh trong tình trạng Công ty hợp danh đó không còn một Thành viên
góp vốn nào và ngược lại. Công ty hợp danh là loại hình công ty “đóng đặc thù”
nên bất kỳ một biến động nào của phạm vi thành viên hay cơ cấu vốn góp cũng để
ngỏ khả năng phá vỡ nền tảng cơ sở của công ty và buộc chuyển đổi loại hình. Điều
này đã chứng tỏ sự cứng nhắc của pháp luật hiện hành.
1.1.1.2. Về đặc điểm
Đặc điểm Công ty hợp danh được quy định trong Khoản 2, Khoản 3 Điều
130 LDN 2005: “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại
chứng khoán nào”.
Công ty hợp danh cũng có tư cách pháp nhân. Đây là điểm khác biệt so với
những quy định trước đây, cũng như là điểm khác biệt lớn nếu so sánh với pháp
luật các nước trên thế giới, bởi công ty hợp danh ở các nước nói chung không có tư
cách pháp nhân.
5
Nghĩa là sau khi có giấy chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp có đủ tư cách để
trở thành một chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật dân sự, có khả năng hưởng
quyền dân sự và chịu trách nhiệm dân sự. Như vậy công ty hợp danh là một chủ thể
kinh doanh độc lập cả về kinh tế lẫn pháp lý. Các nhà làm luật đã làm cho Công ty
hợp danh có tài sản riêng (một trong những yêu cầu của pháp nhân) bằng cách quy
định: khi thành viên góp vốn vào công ty thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
tài sản cho công ty. Theo LDN 2005 thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm
vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty, quy định
này trái với BLDS 2005 (khoản 3 Điều 93). Tuy nhiên, chúng ta cũng biết đến một
nguyên tắc áp dụng pháp luật là “ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành”, cho
nên, ở đây, chúng ta vẫn phải áp dụng LDN 2005.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Mục
đích của việc phát hành các loại chứng khoán của các công ty là để thu hút nguồn
vốn nhàn rỗi vào mục đích kinh doanh, sinh lợi. Mà đối với Công ty hợp danh thì
các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi nghĩa vụ tài sản
của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là khối tài sản của các Thành viên hợp danh
trong Công ty hợp danh với khối tài sản của công ty sẽ không có sự tách bạch và
cũng không thể xác định được số vốn được phép và không được phép đưa vào kinh
doanh. Chủ doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này vào các mục đích cá nhân.
Như vậy thì mục đích đầu tư sinh lợi của việc phát hành chứng khoán sẽ không đạt
được.
Hơn nữa Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân đòi hỏi sự liên kết
chặt chẽ giữa các thành viên,đề cao uy tín quen biết. Mà việc phát hành chứng
khoán chủ yếu là huy động vốn không quan tâm đến thân nhân và người đi mua
chứng khoán. Việc phát hành chứng khoán ở đây không phù hợp với bản chất của
Công ty hợp danh.
6
1.1.2. Về góp vốn và tài sản
1.1.2.1. Góp vốn
Việc thực hiện góp vốn được quy định trong Khoản 1, 2, 3 Điều 131 LDN
2005: “Thành viên hợp danh và Thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn
đã cam kết. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng số hạn góp vốn đã cam kết
gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì
số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong
trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ ra khỏi công ty
thao quyết định của Hội đồng thành viên”.
Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, nó lại không được phát hành
bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn trong công chúng. Nên muốn thành
lập công ty thì vấn đề đặt ra đầu tiên là cần phải có vốn. Mà để làm được điều này
thì không có cách nào khác ngoài cách các thành viên công ty tự bỏ tiền của mình
ra để góp vốn. Vốn góp của các thành viên vào công ty theo luật định. Người góp
vốn phải chuyển giao sở hữu vốn góp sang cho Công ty hợp danh theo trình tự luật
định. Từ khối tài sản đó hình thành nên tài sản riêng của công ty. Ngoài việc quy
định nghĩa vụ góp vốn, luật còn quy định trách nhiệm cũng như các hình thức kỉ
luật đối với “các thành viên góp không đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp”. Các
thành viên công ty phải thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn đủ và đúng hạn. Nếu vi
phạm, số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đối với công ty.
Nếu vi phạm đó mà gây thiệt hại cho công ty thì: đối với Thành viên hợp danh,
phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho công ty; đối với Thành viên góp vốn liên
quan có thể bị khai trừ khỏi công ty.
7
Phần vốn góp của thành viên công ty được quy định trong Khoản 4, 5 Điều
131 LDN 2005: “Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp
giấy chứng nhận phần vốn góp (….). Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị
mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty
cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp”. Sau khi góp vốn, thành viên mất đi quyền
sở hữu đối với tài sản đã góp và nhận lại được quyền lợi từ công ty. Đó là được cấp
Giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp không phải là giấy
tờ có giá, do đó không thể đem ra mua bán trên thị trường chứng khoán. Khoản 4
điều 131 còn quy định về nội dung của giấy chứng nhận phần vốn góp. Công ty
hợp danh có thể cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên đã thực hiện
nghĩa vụ góp vốn. Giấy chứng nhận này là một bằng chứng bảo vệ quyền lợi cho
các thành biên đã góp vốn vào công ty.
1.1.2.2. Tài sản
Tài sản của Công ty hợp danh được quy định trong Điều132 LDN 2005: Tài
sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty. Tài sản
tạo lập được mang tên công ty. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các
thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh
các ngành, nghề kinh doanh đã đăng kí của công ty do các thành viên hợp danh
nhân danh cá nhân thực hiện. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Ở đây muốn nói rõ hơn về tài sản góp vốn của các thành viên có thể là tiền
vàng, nhà đất… và các loại tài sản khác do các bên tự thoả thuận. Người góp vốn
phải chuyển giao sở hữu vốn góp sang cho Công ty hợp danh, từ khối tài sản đó
hình thành nên tài sản riêng của công ty. Đối với nhà đất, bên giao và và bên nhận
phải tiến hành thủ tục đăng kí chước bạ điền địa (chuyển sổ đỏ); đối với tài sản
khác phải làm biên bản giao nhận.