Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

151 LCTBVNTD t 18 những khẳng định sau đây đúng hay sai tại sao a tổ chức, cá nhân, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của LBVQLNTD là thương nhân theo quy định của luật thương mại b trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.68 KB, 5 trang )

Bài cá nhân

Luật cạnh tranh và bảo về người tiêu dùng

LCT&BVNTD. T - 18 Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Tổ chức, cá nhân, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của
LBVQLNTD là thương nhân theo quy định của Luật thương mại.
b. Trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng
không có nghĩa vụ chứng minh, nghĩa vụ chứng minh thuộc về tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

1


Bài cá nhân

Luật cạnh tranh và bảo về người tiêu dùng

Bài làm
a. Tổ chức, cá nhân, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của
LBVQLNTD là thương nhân theo quy định của Luật thương mại.
Đây là khẳng định Sai.
Theo điều khoản 2 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định "
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao
gồm: Thương nhân theo quy định của Luật thương mại; Cá nhân hoạt động
thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh".
Theo nội dung điều Luật thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
không chỉ là thương nhân theo quy định của Luật thương mại, mà còn có đối
tượng khác cũng là cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ, đó là cá nhân hoạt động


thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
Để trở thành thương nhân theo Luật thương mại 2005 cần đáp ứng một số
điều kiện cơ bản như : thực hiện hành vi thương mại, vì mục đích lợi nhuận, có
đăng ký kinh doanh ...vv. Tuy nhiên có những đối tượng thực hiện hoạt động
thương mại vì mục đích lợi nhuận nhưng không đăng ký kinh doanh, và đương
nhiên họ không phải là thương nhân.
Do đó tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng không chỉ có thương nhân theo quy định của Luật thương mại
mà còn có đối tượng là cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và
không đăng ký kinh doanh. Các đối tượng này chịu sự điều chỉnh của Nghị định
số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Ví dụ : Cửa hàng tập hóa A - chủ sở hữu Lê Nam Thanh chuyên bán các loại
đồ gia dụng, gia vị, nước giải khát ... Ông Thanh không đăng ký kinh doanh.
Thực chất ông Thanh là cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và
không có đăng ký kinh doanh. Ông Thanh không phải là thương nhân bởi ông
không có đăng ký kinh doanh và đương nhiên không có giấy chứng nhận đăng ký
2


Bài cá nhân

Luật cạnh tranh và bảo về người tiêu dùng

Doanh nghiệp. Tuy nhiên ở góc độ Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ông
Thanh vẫn được xem là cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo quy định tại
khoản 2 Điều 3 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010.
Do đó khẳng định Tổ chức, cá nhân, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy
định của LBVQLNTD là thương nhân theo quy định của Luật thương mại là chưa
đầy đủ và chính xác. Khẳng định này là Sai.
b. Trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng

không có nghĩa vụ chứng minh, nghĩa vụ chứng minh thuộc về tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Đây là một khẳng định Sai.
Theo điều 6 Bộ luật Tố tụng Dân sự về nghĩa vụ chứng minh của các đương
sự trong vụ án dân sự " Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; Cá
nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương
sự; Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do
Bộ luật này quy định".
Do đó trong một vụ án Dân sự thông thường các bên đương sự đều có quyền
cung cấp chứng cứ cho Tòa án, và chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp lý và
chính đáng.
Trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng
không có nghĩa vụ chứng minh thì làm sao có thể đưa ra chứng cứ chứng minh để
bảo về quyền lợi cho mình. Người đi kiện có quyền và nghĩa vụ chứng minh
quyền lợi của mình bị xâm hại.
Theo điều 42 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về nghĩa vụ
chứng minh trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng " Người tiêu
dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự,
trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.; Tổ
3


Bài cá nhân

Luật cạnh tranh và bảo về người tiêu dùng

chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình không

có lỗi gây ra thiệt hại; Tòa án quyết định bên có lỗi trong vụ án dân sự về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng".
Như vậy bản thân người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng
minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy
định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Do đó khẳng định " Trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh, nghĩa vụ chứng minh
thuộc về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ" là một khẳng định
không rõ ràng, thiếu chính xác. Người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh
cái gì? Tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ phải chứng minh cái gì?
Khẳng định trên là một khẳng định không rõ ràng và không chính xác.
Ví dụ : Gần đây các loại Hạt nêm bị phanh phui việc sản xuất Hạt nêm có
chứa chất làm ngọt gấp 100 lần mì chính và gây ung thư, các quảng cáo Hạt nêm
làm từ thịt và xương ống hoàn toàn bịa đặt. Khi người tiêu dùng khởi kiện các
công ty sản xuất Hạt nêm sẽ phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, và chứng minh
trong vụ án đó khi thực sự đã có những tác dụng xấu đến sức khỏe của người tiêu
dùng mà nguyên nhân là do dùng Hạt nêm gây ra. Các công ty sản xuất Hạt nêm
muốn tránh không phải bồi thường và thua kiện buộc phải chứng minh mình
không có lỗi gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
KẾT LUẬN
a. Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và không đăng ký kinh
doanh cũng được xem là cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng chứ không phải chỉ có thương nhân.
b. Trong vụ án Dân sự về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.

4



Bài cá nhân

Luật cạnh tranh và bảo về người tiêu dùng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
2. Bộ luật Tố tụng Dân sự
3. www.nguoitieudung.com.vn
4. www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com

5



×