Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Nghiên cứu một số mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau chế biến giữa một số công ty chế biến nông sản Bắc Giang và các hộ nông dân xã Quang Thịnh,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.43 KB, 98 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và giúp nhau xóa
đói, giảm nghèo ở các địa phương những năm gần đây đã có bước phát triển
mới, đạt được nhiều thành tựu đáng mừng, góp phần tích cực vào việc phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi bộ mặt nông
thôn. Tuy nhiên, câu chuyện về “tìm cây gì, con gì” vẫn đang còn là vấn đề
đầy tính thời sự đối với trên 70% dân số cả nước đang sinh sống tại các làng
quê và chủ yếu bằng nghề nông, tạo nguồn thu nhập từ đất. Nhiều vấn đề liên
quan đến dịch vụ đầu vào và đầu ra đã và đang trở nên nóng bỏng.
Trong những năm qua, hiệu quả kinh tế của việc trồng rau, quả nguyên
liệu phục vụ chế biến từng bước được khẳng định, diện tích rau chế biến tăng
nhanh qua các năm (diện tích rau chế biến năm 2008 đã tăng gấp hơn 2 lần
năm 2005); góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tạo việc làm ổn
định tại chỗ cho nông dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng
ổn định, bền vững về kinh tế - xã hội.
Trước những khó khăn đặt ra về tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ khoa học,
kỹ thuật và nguyên liệu đầu vào, Chính phủ đã có chủ trương tăng cường sự
liên kết “bốn nhà” (Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg ngày 24/6/2002) để
nhằm tháo gỡ khó khăn này cho nông dân. Chương trình liên kết “bốn nhà”
gồm: “Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp” ra đời,
nhằm tạo mối liên kết mật thiết giúp nông dân tạo ra sản phẩm nông nghiệp
bảo đảm cả chất và lượng, để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất
khẩu.
Thực hiện Quyết định số 80/2000/QĐ - TTg ngày 24/6/2002 của Thủ
tướng Chính phủ về Chính sách tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp

1



đồng, đã có nhiều cơ sở (thôn, xã) ở một số huyện và một số doanh nghiệp
chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tích
cực triển khai và đạt được kết quả khá tốt.
Trong tỉnh Bắc Giang, đã có một số vùng nguyên liệu sản xuất dưa bao
tử, cà chua bi, ngô bao tử, ớt, hành lá đã được hình thành và phát triển như
các xã: Quang Thịnh (Lạng Giang); Cao Xá, Việt Lập, Cao Thượng, thị trấn
Cao Thượng (Tân Yên); Hồng Giang (Lục Ngạn); Lệ Viễn, Long Sơn (Sơn
Động)…
Nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu trên địa
bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và thực hiện ký kết hợp đồng
tiêu thụ cho nông dân đạt hiệu quả cao như: Công ty cổ phần thực phẩm xuất
khẩu Bắc Giang (Công ty CPTPXK Bắc Giang) , Công ty cổ phần chế biến
thực phẩm xuất khẩu G.O.C (Công ty CPCBTPXK G.O.C), Công ty cổ phần
Xuất khẩu rau quả Phương Đông, Nhà máy Chế biến nông sản thực phẩm
xuất khẩu Bắc Giang.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy nếu thực hiện tốt mối liên
kết 4 nhà (Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước) thì việc
tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ rau quả đạt hiệu quả cao, đảm bảo lợi ích
nhà nông và các doanh nghiệp. Tuy nhiên sản lượng các loại rau chế biến do
nông dân sản xuất hằng năm được các doanh nghiệp, HTX tiêu thụ thông qua
hợp đồng kinh tế chỉ mới chiếm tỷ lệ rất thấp, thị trường tiêu thụ không ổn
định. Câu hỏi được đặt ra là vì sao?
Từ vấn đề bức thiết trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một
số mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau chế biến giữa một số công ty
chế biến nông sản Bắc Giang và các hộ nông dân xã Quang Thịnh, huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

2



Nghiên cứu mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ rau từ đó đưa ra
một số giải pháp phát triển các mô hình liên kết bền vững có hiệu quả trong
thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về mô hình, liên kết kinh tế, mối liên kết,
mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa công ty chế biến nông sản với
các hộ dân.
- Đánh giá mô hình liên kết của một số Công ty chế biến nông sản và
các hộ dân đối với sản xuất, tiêu thụ rau chế biến (Tập trung vào hai sản
phẩm là dưa chuột bao tử và cà chua bi).
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết bền vững giữa các
công ty chế biến nông sản trong tỉnh và các hộ dân.
- Đề xuất một số giải pháp để tạo nên mối liên kết bền vững nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của công ty chế biến với các hộ nông
dân trong các mô hình liên kết trên.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ của hai công ty chế biến
nông sản trên với các hộ nông dân hiện nay?
- Ưu nhược điểm của từng mô hình?
- Mô hình liên kết nào đem lại hiệu quả cao nhất? Nguyên nhân?
- Yếu tố nào tạo nên sự liên kết bền vững giữa công ty chế biến và hộ
dân?
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hai mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ rau chế biến là dưa chuột
bao tử, cà chua bi giữa các hộ dân xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh


3


Bắc Giang với Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C và
Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Hai mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ dưa chuột bao tử, cà
chua bi giữa công ty CPCBTPXK G.O.C và công ty CPTPXK Bắc Giang với
các hộ nông dân xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình liên kết.
+ Đề xuất một số giải pháp phát triển các mô hình liên kết bền vững.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2010 đến tháng
05/2010. Với số liệu thu thập trong 3 năm 2007 - 2009.
- Phạm vi không gian: Hai công ty xuất nhập khẩu nông sản trong địa
bàn tỉnh Bắc Giang: Công ty CPCBTPXK G.O.C, Công ty CPTPXK Bắc
Giang và các hộ nông dân xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang.

4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm, đặc trưng và sự thể hiện của mô hình
Mô hình là một trong các phương pháp được dùng để nghiên cứu, tiếp
cận hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt đuợc sử dụng rộng rãi trong
nghiên cứu khoa học.
Có rất nhiều quan điểm về mô hình, tuy nhiên theo các cách tiếp cận

khác nhau mà mô hình có những quan niệm, nội dung và cách hiểu riêng. Khi
tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình là vật đồng dạng nhưng được thu nhỏ
lại. Nếu tiếp cận sự vật để nghiên cứu có thể coi mô hình là sự mô phỏng cấu
tạo và hoạt động của một vật để nghiên cứu và trình bày. Khi mô hình hoá
đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ đơn giản một vấn đề phức tạp, giúp cho
ta nhận biết được đối tượng nghiên cứu. Mô hình còn được coi là “hình ảnh
quy ước của đối tượng nghiên cứu” và còn là “kiểu mẫu” về một hệ thóng các
mối quan hệ hay tình trạng kinh tế” (Eastonc. and Sheherd A.W, 2001).
Theo Hoàng Đình Tuấn (1998) thì mô hình là sự phản ánh hiện thực
khách quan của đối tượng, sự hình dung, tưởng tượng đó bằng ý nghĩa của
người nghiên cứu.
Tác giả Hoàng Thọ Xuân (2007) cho rằng mô hình theo nghĩa phổ biến
là sự mô phỏng dưới một hình thức diễn tả thu gọn và cô đọng bằng những
ngôn ngữ nào đó có tính ước lệ nhằm đặc trưng cho những thuộc tính bản
chất và chúng nhất về cấu trúc và hành động của một khách thể (sự vật, hiện
tượng hoặc một quá trình) nào đó trong tổng thể tự nhiên và xã hội.
Các quan niệm trên khác nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận và mục đích
nghiên cứu, nhưng khi sử dụng đều được dùng để mô phỏng đối tượng
nghiên cứu.

5


Mô hình được phân chia thành hai loại là mô hình vật chất và mô hình
lý thuyết, nhưng đều có ba đặc trưng sau:
- Tính tương tự: Mô hình phản ánh các thuộc tính cần nghiên cứu của
đối tượng nghiên cứu do đó kết quả nghiên cứu trên mô hình cũng giống như
kết quả nghiên cứu trên nguyên mẫu.
- Tính đơn giản: Khi xây dựng mô hình theo một mục đích nghiên cứu
nhất định, mô hình chỉ mang các thuộc tính và quan hệ, đặc trưng cơ bản của

đối tượng nghiên cứu, còn các thuộc tính khác không ảnh hưởng tới quá trình
nghiên cứu thì đều đã được lược bỏ.
- Tính khái quát: Mô hình thường mang thuộc tính đặc trưng của một
lớp các đối tượng cùng loại, do đó có thể dùng mô hình để nghiên cứu những
đối tượng khác thuộc lớp đó.
Khi nghiên cứu, tiếp cận các sự vật hiện tượng, nhất là đối với các đối
tượng nghiên cứu phức tạp, người ta thường sử dụng phương pháp mô hình
hoá bằng cách lập ra các mô hình về sự vật hiện tượng nghiên cứu để lược bỏ
đi những thành phần, bộ phận không cơ bản nhằm đơn giản hoá đối tượng
nghiên cứu mà không làm mất đi những đặc trưng cơ bản của đối tượng đó.
Sử dụng phương pháp mô hình hoá còn nhằm biểu hiện được bản chất quá
trình vận động của sự vật và các hiện tượng trong giới tự nhiệ, kinh tế, xã hội
tồn tại hiện thực, khách quan. Sự thể hiện của mô hình hoặc ngôn ngữ của mô
hình thường được ngưòi ta sử dụng để mô hình hoá đối tượng nghiên cứu là:
- Sự thể hiện của mô hình bằng sơ đồ, lược đồ.
- Sự thể hiện của mô hình bằng toán học.
- Sự thể hiện của mô hình bằng đồ thị.
- Sự thể hiện của mô hình bằng số liệu, bảng tính.
- Sự thể hiện của mô hình thông qua lời nói, chữ viết.
2.1.2 Liên kết kinh tế
2.1.2.1 Khái niệm

6


Theo quy luật phát triển của xã hội, các quy luật kinh tế cơ bản thì việc
tích luỹ, tích tụ tập trung hoá trong sản xuất sẽ giúp chúng ta sử dụng hợp lý,
có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời cũng đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản
xuất. Liên kết kinh tế là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của
con người, đã xuất hiện từ lâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sự liên

kết đó phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý
dân chủ và hoạt động ttừ thấp đến cao. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay,
liên kết kinh tế đang trỏ thành nhu cầu bức xúc cho việc phát triển kinh tế, xã
hội. Sau đây là một số quan điểm về liên kết kinh tế.
Trong hệ thống thuật ngữ kinh tế, từ tiếng Anh “integration” có nghĩa
là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sát nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh
thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể hoá và gần
đây mới gọi là liên kết.
Trong từ điển kinh tế học hiện đại, David. W. Pearce (1999) cho rằng
“Liên kết kinh tế chỉ các tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một
nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối
hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của
quá trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền
vững”.
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến
kiến thức bách khoa, xuất bản năm 2001, thì “Liên kết kinh tế là sự hợp tác,
phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy
sản xuất kinh doanh phat triển theo hướng có lợi nhất trong kuôn khổ pháp
luật của nhà nước. Mục tiêu liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt
động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản
xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra
thij trường tiêu thị chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”.

7


Điều 1 Quyết định số 38 HĐBT ngày 10/04/1989 về liên kết kinh tế
trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ có ghi “Liên kết kinh tế là những hình thức
phối hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau
bàn bạc và để ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản

xuất, kinh doanh của mình, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng co
lợi nhất”
Theo tác giả Trần Văn Hiếu (2005) thì “Liên kết kinh tế là quá trình
xâm nhập, phối hợp nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế
dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có
lợi nhất trong kuôn khổ luật pháp, thông qua hợp đồng kinh tế để khai thác
tôt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể
tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các
ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc
tế”.
Tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt (2006) cho rằng “Liên kết kinh tế
chính là những phương thức hoạt động của các hình thức kinh tế, liên kết
kinh tế phát triển ngày càng phong phú, đa dạng theo sự phát triển của hợp
tác kinh tế. Tất cả các mối quan hệ liên kết được hình thành giữa hai hay
nhiều đối tác với nhau dựa trên những hợp đồng đã ký kết với những thoả
thuận nhất định được gọi là liên kết kinh tế”.
Quan điểm liên kết kinh tế còn được phát triển thành liên kết theo
chiều dọc và liên kết theo chiều ngang.
Liên kết theo chiều dọc là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu
của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Liên
kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến
nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này, thông thường
mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân trước đó,
đồng thời là người cung cấp sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình

8


sản xuất kinh doanh. Kết quả của liên kết dọc là hình thành lên chuỗi giá trị
của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, các chi

phí trung gian. Như vậy có thể hiểu liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân
ở các mắt xích liên tiếp nhau trong sản xuất một ngành hàng.
Liên kêt theo chiều ngang là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ
chức hay cá nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ
với nhau thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Trong liên kết này, mỗi
thành viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họ liên
kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy
tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo
chiều ngang là hình thành nên những tổ chức liên kết như hợp tác xã, liên
minh, hiệp hội,… và cũng có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường
nhất định. Với hình thức liên kết này, ngành nông nghiệp có thể hạn chế được
sức ép cấp, ép giá nông sản của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị trường
nông sản [Phạm thị Minh Nguyệt, 2006]. Có thể hiểu liên kết ngang là mối
liên kết giữa các tác nhân sản xuất như nhau ở cùng một cấp, cùng một giai
đoạn hay cùng một mắt xích của một ngành hàng.
2.1.2.2 Vai trò
Liên kết kinh tế là một hình thức đảm bảo đem lại lợi ích chắc chắn co
các bên liên quan.
- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân khắc phục những hạn chế về qui
mô và linh vực hoạt động theo huớng hiệu quả hơn.
- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân phản ứng nhanh với các thay đổi
của thị trường: (i) giúp nhà sản xuất có thể đáp ứng được nhu cầu thị truờng
luôn luôn thay đổi bằng cách đa dạng hóa mẫu mã và chủng loại sản phẩm;
(ii) giúp cho tiêu thụ sản phẩm được nhanh hơn thông qua liên kết của hệ
thống nhà thương mại và nhà sản xuất; (iii) giúp các chủ thể tiếp cận nhanh

9


chóng với các công nghệ kĩ thuật mới nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên

cứu, các cơ sở nghiên cứu.
- Liên kết kinh tế giúp giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh.
2.1.2.3 Đặc trưng
Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những mối quan
hệ xuất phát từ lợi ích kinh tế khác nhau của những chủ thể kinh tế cũng như
quá trình vận động phát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ
trình độ và phạm vi của phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản
xuất kinh doanh.
Liên kết kinh tế là những quan điểm kinh tế đạt tới trình độ gá bó chặt
chẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài thông qua những thoả thuận , hợp đồng
lâu dài từ trước giũa các bên tham gia liên kết. những quan hệ kinh tế nhất
thời, những trao đổi ngẫu nhiên không thuờng xuyên giữa các chủ thể kinh tế
không phải là liên kết kinh tế.
Liên kết kinh tế là một quá trình làm xích lại gần nhau và ngày càng
gắn kết với nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết. Quá
trình này vận động, phát triển qua nhữn nấc thang quan hệ hợp tác, liên doanh
đến liên hợp, liên minh, hợp nhất lại. Như vậy phân công lao động và chuyên
môn hoá sản xuất kinh doanh là điều kiện hình thành các liên kết kinh tế; còn
hợp tác hóa, liên hợp hoá là những hình thức biểu hiện của nấc thang, những
bước phát triển của liên kết kinh tế.
Liên kết kinh tế là những hình thức hoặc biểu hiện của sự hành động
giữa các chủ thể liên kết thông qua những thoả thuận, giao kèo, hợp đồng,
hiệp định, điều lệ,… nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tất cả
các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế. Tuỳ theo góc độ xem xét quá
trình liên kết có thể diễn ra theo nghành, theo vùng, giữa các thành phần kinh
tế.
2.1.2.4 Nguyên tắc

10



Liên kết kinh tế đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của các
chủ thể tham gia không ngừng phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao. Đây
vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu của mọi hoạt động xuyên suốt của liên kết
kinh tế. Dù được tiến hành dưới hình thức và mức độ nào thì các quan hệ
kinh tế cũng phải đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của các bên tham
gia.
Liên kết kinh tế phải được hình thành trên tinh thần tự nguyện tham gia
của các bên liên kết. Các liên kết chỉ thành công và hiệu quả khi được xây
dựng trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia để giải quyết những khó
khăn hoặc tìm kiếm lợi ích cao hơn thông qua liên kết. Chỉ khi tự nguyện
tham gia các chủ thể liên kết mới phát huy hết năng lực nội tại của mình xây
dựng nên mối quan hệ hiệu quả, bền chặt vì lợi ích chung đồng thời cùng
chịu trách nhiệm về những thất bại hay rủi ro trong liên kết. Mọi liên kết kinh
tế được thiết lập mang tính hình thức hay là kết quả của những quyết định
mang tính chủ quan, áp đặt sẽ không tồn tại và không thể đem lại lợi ích cho
các bên tham gia.
Các bên tham gia được dân chủ, bình đẳng trong các quyết định của
liên kết. Do các nguồn lực của liên kết được hình thành dựa trên sự đóng góp
của chủ thể tham gia, mặt khác các liên kết có liên quan chặt chẽ đến các lợi
ích của chủ thể tham gia nên hoạt động quản lý, điều hành, giám sát và phân
phối lợi ích trong liên kết phải đảm bảo dân chủ, bình đẳng. Dân chủ, bình
đẳng trong liên kết không có nghĩa là ngang bằng về quyền lợi và trách
nhiệm mà trên cơ sở đóng góp của mỗi bên. Để có sự bình đẳng và dân chủ
các quyết định liên kết phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và được thực
hiện qua một cơ chế điều phối chung thống nhất giữa các bên ngay từ đầu.
Kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia. Trong liên kết
thì lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy, là chất keo dán lâu dài các bên tham
gia. Việc chia sẻ hài hoà lợi ích có tầm quan trọng đặc biệt tới sự bền vững


11


của các liên kết nên cần phải tìm ra một cơ chế giải quyết. Cơ chế đó cần tập
trung vào các yêu cầu cơ bản và cấp thiết nhất, trong từng mối liên kết, từng
mặt hàng hoá mà có hình thức và phương pháp giải quyết lợi ích khác nhau.
Ngoài ra cơ chế đó cần phải đảm bảo các bên tham gia được bình đẳng với
nhau về quyền lợi cũng như trách nhiệm.
Các mối liên kết phải được pháp lý hoá. Trong cơ chế thị trường hiện
nay, nhiều quan hệ kinh tế được phát triển dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau của
các bên tham gia. Liên kết giữa họ thường xuyên và bền chặt vì các bên đều
đạt được lợi ích của mình khi tham gia. Tuy nhiên, với mục tiêu hướng đến
một nền sản xuất hiện đại thì mọi quan hệ kinh tế phải được thể chế bằng
pháp luật dưới hình thức hợp đồng kinh tế, điều lệ, hiệp ước của tổ chức kinh
tế,… Khi các mối liên kết được pháp lý hoá một mặt nâng cao vị thế cho các
bên tham gia đồng thời là cơ sở quan trọng để rằng buộc trách nhiệm của họ
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết khi có tranh chấp kinh tế
phát sinh.
Các nguyên tắc của liên kết kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau nên
khi vận dụng vào thực tiễn cần phải được coi trọng và kết hợp hài hoà. Bất cứ
nguyên tắc nào nếu bị vi phạm đều có thể làm cho liên kết không đạt hiệu quả
mong muốn.
2.1.2.5 Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Tham gia vào quá trình sản xuất – tiêu thụ gồm các tác nhân:
- Người sản xuất: là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, sau thu hoạch họ
có thể bán cho những người thu gom, những người bán trung gian hoặc bán
trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Người thu gom: là những người chuyên thu mua sản phẩm và giao lại
cho những người bán lẻ, siêu thị,… Họ có thể là chính những người sản xuất
làm thêm chức năng thu gom và có thể là các tổ chức tập thể (HTX).


12


- Người bán (bán buôn, bán lẻ): họ mua sản phẩm tại địa phương hoặc
từ các địa phương khác, sau đó bán cho những tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
- Người tiêu dùng: là những người có nhu cầu về sản phẩm nào đó
nhưng không có điều kiện để sản xuất. Họ thường thu mua sản phẩm để tiêu
dùng cá nhân, gia đình.
Các tác nhân này thường có mối liên kết hợp tác với nhau trong các
kênh phân phối. Dựa theo vai trò, quan hệ kinh tế của các tác nhân từ sản
xuất đến tiêu dùng mà chia thành mối liên kết dọc và liên kết ngang.
2.1.3 Ý nghĩa kinh tế, xã hội trong liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu
thụ
Tăng cường liên minh công nông: việc chuyển đổi phương thức sản
xuất nông nghiệp từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa thì việc liên minh
công nông có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho quá trình sản xuất, chế
biến và tiêu thụ đạt hiệu quả hơn.
Thực hiện quan hệ hợp tác: quá trình tăng cường quan hệ hợp tác giữa
các bên, giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả hơn.
Giải quyết quan hệ phân phối: thong qua liên kết vấn đề phân phối thu
nhập, trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia liên kết được cụ thể
hóa hơ, sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh hơn.
Thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật: liên kết giúp cho việc vận
dụng, sử dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất sẽ đem lai hiệu quả cao hơn,
chất lượng sản phẩm làm ra tốt hơn.
Tạo sự gắn kêt giữa bốn nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp, nhà nông): khi các nhà cùng tham gia vào liên kết thì hiệu quả thu
được sẽ cao hơn, đồng bộ hơn trong thực hiện. Nhà nước tham gia sẽ hạn chế
tối đa tình trạng chồng chéo về cơ chế chính sách, thay vào đó là một chính

sách đồng bộ. Với sự tham gia của các nhà khoa học, kỹ thuật tiến bộ sẽ được
cập nhật và áp dụng thường xuyên trong sản xuất, thay thế cho những kỹ

13


thuật lạc hậu, không hiệu quả như giống cây, giống con cho hiệu quả thấp.
Với doanh nghiệp và người dân, thông qua liên kết giúp cho họ yên tâm trong
sản xuất, mạnh dạn đàu tư, ổn định yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra, giảm
thiểu rủi ro và chia sẻ rủi ro trong sản xuất, và như vậy sẽ đạt được hiệu quả
cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giúp
cho nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng phát triển bền vững,
phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế nước ta theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Sự cần thiết khách quan của việc hình thành các mối liên kết trong
sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau chế biến.
Trồng trọt là một nghề truyền thống lâu đời của người nông dân nước
ta với phương thức nhỏ lẻ manh mún nên sản phẩm của trồng trọt chủ yếu
mang tính tự cung tự cấp. Hiện nay trước những yêu cầu của thị trường thì
vấn đề về chất lượng sản phẩm và phương thức sản xuất đạt hiệu quả cao
đang là vấn đề được quan tâm. Những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta
đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với điểm đánh dấu quan
trọng là việc chúng ta đã gia nhập tổ chưc Thương mại thế giới WTO năm
2007. Hội nhập đã mang lại cho ngành trồng trọt nói chung và sản xuất, chế
biến rau chế biến nước ta nhiều cơ hội cũng không it thách thức. Sản phẩm
trong nước của Việt Nam phải chịu một sức ép khá lớn ngay trên sân nhà.
Trước những yêu cầu cấp thiết của hội nhập kinh tế đã đặt ra những thách
thức về giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu

của khách hàng, tăng khả năng cung ứng và độ đồng đều của sản phẩm.
Chính vì thế, các hộ sản xuất có xu hướng phát triển như sau:
(1) Phát triển lên quy mô lớn, hiện đại để có thể chủ động giải quyết từ
khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Tuy

14


nhiên, đây chỉ là xu hướng phát triển của một số ít các hộ có khả năng vốn
lớn, trình độ kỹ thuật và quản lý cao. Trong khi đó, đại bộ phận các hộ sản
xuất hiện nay không đáp ứng được yêu cầu này.
(2) Các hộ sản xuất liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết như
nhóm, hợp tác xã để nâng cao khả năng cạnh tranh của từng hộ. Từ đó các hộ
có thể thiết lập các liên kết với các tác nhân khác trong ngành.
(3) Các hộ liên kết với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào hoặc các
doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Trong liên kết này, các bên tham gia đều có
được những liên kếtợi ích kinh tế do phát huy được thế mạnh của mình và bổ
sung cho nhau những hạn chế của mỗi bên.
Một nhân tố khác thúc đẩy sự liên kết trong sản xuất rau chế biến là do
đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và có nhiều rủi ro.
Trong đó rủi ro về dich bệnh và thị trường gây ra thiệt hại nhiều nhất. Để
giảm thiểu thiệt hại do những rủi ro đó gây ra thì một hộ sản xuất , một địa
phương không thể giải quyết được mà cần có những nỗ liên kết của nhiều
bên tham gia, liên kết sẽ hạn chế và chia sẻ rủi ro cho các tác nhân.
Để có sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng, phải trải qua nhiều
giai đoạn với nhiều tác nhân khác nhau, do vậy, để nâng cao hiệu quả của cả
ngành hàng cần phải có sự liên kết của tất cả tác nhân trong ngành hành đó.
Xuất phát từ những lý do trên thì việc hình thành các mối liên kết trong
sản xuất, tiêu thụ rau chế biến là hết sức cần thiết. Khi đó, liên kết sẽ đem lại
chững lợi ích cho các tác nhân, cụ thể:

Với các hộ sản xuất: sẽ có nguồn cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra ổn
định với giá cả hợp lý, được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và được cung cấp thông
tin thị trường mà không phải trả phí, có thể yên tâm sản xuất ra sản phẩm có
chất lượng cao với giá thành hạ. Thông qua liên kết, các hộ có điều kiện tiếp
cận các tiến bộ kỹ thuật và phương thức sản xuất mới, hiện đại, nhờ đó có
thể chuyên nghiệp hóa quá trình sản xuất.

15


Với các tác nhân cung cấp đầu vào, tiêu thụ đầu ra có thể chủ động được
kế hoạch sản xuất nhờ có thị trường tiêu thụ và cung cấp đầu vào ổn định.
Các doanh nghiệp sẽ giảm được khá nhiều chi phí cho những khâu trung gian
trong thu mua, phân phối. Qua liên kết, các doanh nghiệp thể hiện được vai
trò đầu tàu, dẫn dắt kinh tế hộ trong quá trình phát triển. Ngoài ra, hình ảnh
thương hiệu và phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp cũng được nâng lên
trong các khu vực liên kết.
Đối với toàn xã hội, liên kết kinh tế sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
tập thể, nòng cốt là các HTX, thực hiện chức năng dịch vụ đầu vào và đầu ra
cho các xã viên trong các quan hệ kinh tế với các tor chức, cá nhân bên ngoài.
Liên kết giúp củng cố liên minh công – nông, đẩy nhanh quá trình chuyên
môn hóa sản xuất và giúp hình thành nên một cộng đồng nông dân chuyên
nghiệp.
Liên kết tạo điều kiện để phát huy lợi thế của từng tác nhân trong ngành
hàng để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, số lượng lớn đáp ứng nhu cầu của
thị trường.
Thông qua liên kết, đặc biệt là liên kết dọc giúp hinh thành chuỗi giá trị
của ngành hàng mà ở đó, lợi ích xã hội được phân phối hài hòa cho các tác
nhân tham gia nhất là các hộ sản xuất không có nhiều lợi thế trong giao dịch.
Như vậy, liên kết kinh tế là một xu thế tất yếu trong qua trình phát triển

kinh tế; xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của các tác nhân tham gia để
nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị
trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.
2.2.2 Một số mô hình liên kết ở Việt Nam
2.2.2.1 Mô hình sản xuất, tiêu thụ chè
Chè là một trong những mặt hàng nông sản có sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu lớn. Vì vậy nhằm phát triển vùng nguyên liệu chè bền vững, nhiều
mô hình liên kết đã được xây dựng và đưa vào sản xuất.

16


* Mô hình dây chuyền sản xuất chè xuất khẩu tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Tháng 11/2009, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công
nghiệp (xã Yên Lập, Vĩnh Tường) phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Thương mại xuất khẩu Phương Nam đã tổ chức hội nghị giới thiệu mô
hình dây chuyền sản xuất chè xuất khẩu.
Tổng mức đầu tư của mô hình là 8.818 triệu đồng, bao gồm xây dựng
xưởng sản xuất, nhà kho, mua sắm thiết bị máy móc và vốn lưu động. Trong
đó Trung tâm khuyến công hỗ trợ 110 triệu đồng còn lại là vốn của công ty
Trách nhiệm hữu hạn Thương mại xuất khẩu Phương Nam. Dây chuyền sản
xuất chè xuất khẩu của Công ty Phương Nam là dây truyền khép kín với các
loại máy móc thiết bị công nghệ hiện đại như: Máy sàng vòi, sàng rung, sàng
rật, sàng tách cẫng, Hút đầu sơ, Quạt phân cấp, Máy tách phân loại, Máy TC
senvec… công suất thiết kế 1000 tấn/ năm. Sản phẩm là các loại chè xanh và
chè đen gồm các chủng loại: chè OP, chè FBOP, chè P, chè PS, chè BPS…
chủ yếu là xuất sang các nước Trung Đông và một số nước châu Âu.
Hiệu quả của dây chuyền sản xuất chè xuất khẩu là tăng năng suất, sản
phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp, nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm chè cùng loại, tiết kiệm thời gian, nhân công, da dạng hóa các loại sản

phẩm; đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị sản xuất, góp phần giải quyết
việc làm cho 50 lao động.
* Mô hình sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên
Cây chè được xác định là cây hàng hóa mũi nhọn trong nền sản xuất
nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Đối với huyện Đại từ - Cây chè cũng
chính là cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp và việc xây dựng mô hình
sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao là một
trong những mục tiêu lớn đặt ra đối với địa phương này.
Thuộc vùng núi trung du, huyện Đại Từ có nền kinh tế nông nghiệp là
chính ,trong đó cây chè là cây có diện tích thứ 2 sau cây lúa và là cây số 1

17


trên vùng đất đồi núi này. Để phát triển kinh tế của huyện theo hướng Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thì có thể nói cây lúa chỉ
đảm bảo an toàn lương thực, còn phát triển sản xuất chè là hướng đi vừa khai
thác được tiềm năng đất đai của huyện miền núi trung du, vừa giải quyết việc
làm và tăng thu nhập cho nông dân. Bên canh đó việc phát triển chè thành các
vùng nguyên liêu tập trung đưa công nghệ chế biến vào sẽ góp phần công
nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, theo thống kê của huyện, đến tháng 10/2009, Đại Từ có
5000 ha chè,trong đó diện tích chè kinh doanh chiếm gần 4600 ha nhưng
năng suất thấp,chất lượng chè không ổn định. Việc triển khai dự án : “Xây
dựng mô hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế biến đạt hiệu quả
kinh tế cao” chính là cơ sở và là đòn bẩy quan trọng để huyện Đại Từ phát
huy tiềm năng, lợi thế, đưa ngành sản xuất chè thành ngành sản xuất mũi
nhọn của huyện, góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho nông
nghiệp nông thôn vùng núi của huyện.

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế
biến đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đại Từ” thuộc chương trình Xây dựng
mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển
kinh tế xã hội nông thôn miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010 do Bộ
Khoa học & Công nghệ làm chủ quản chương trình; UBND tỉnh là chủ quản
dự án và Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên là đơn vị chủ trì,có
tổng kinh phí thực hiện là 4 tỷ 350 triệu đồng. Mục tiêu của Dự án là Xây
dựng vùng chè nguyên liệu có năng suất cao, chất lượng tốt,tạo ra các loại
sản phẩm có chất lượng, có mẫu mã,kiểu dáng công nghiệp cho riêng mình,
gắn kết vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Bốn địa phương
của huyện Đại Từ nằm trong Dự án là La Bằng; Hoàng Nông; Phú Thịnh và
Phú Cường. Quy mô của Dự án là áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô

18


hình thâm canh 100 ha chè trung du có năng suất từ 7 tấn/ha lên 9 tấn/ha sau
Dự án; xây dựng mô hình 50 ha trồng thâm canh và trồng cải tạo thay thế từ
vườn chè trung du già cõi bằng giống chè LDP1 và hệ thống tưới bằng vòi
cầm tay, đạt năng suất 3,5 tấn /ha chè 3 tuổi;10 tấn /ha chè 8 tuổi; Xây dựng
mô hình vườn nhân giống chè quy mô 10 vạn bầu/năm để vừa huấn luyện,
đào tạo người sản xuất kỹ thuật nhân giống chè, đồng thời hình thành mô
hình dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến chè xanh có công suất 1 tấn/ngày
và áp dụng kỹ thuật cải tiến trong công nghệ chế biến chè xanh nâng cao chất
lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Có thể nói đây là Dự án gắn kết giữa 4 nhà: Nhà nước, Nhà khoa học,
nhà Doanh nghiệp và nhà Nông trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nhằm
nâng cao giá trị hàng hóa nông sản ,thu nhập đời sống của người dân. Do vậy
đòi hỏi cao hơn nữa vai trò cũng như khả năng của Công ty đối với Dự án.
Dự án Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế biến đạt

hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đại Từ đã triển khai thực hiện được 3
năm.Đây chính là cơ sở quan trọng để Đại Từ thực hiện thành công Mục tiêu
trồng thâm canh giống chè mới thêm 500 ha; tăng năng suất sản lượng chè từ
33.300 tấn lên 37.500 tấn /năm vào năm 2010.
2.2.2.2 Mô hình sản xuất, tiêu thụ cà phê
Ngành cà phê ở Việt Nam là 1 trong những ngành hàng nông sản mới
so với các ngành lúa gạo, cao su, chè nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh.
Từ chỗ sản lượng và giá trị xuất khẩu không đáng kể trước năm 1975, sau
hơn 30 năm phát triển, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng thứ 2 thế
giới và đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê vối. Cà phê đã trở thành một trong
5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với sản lượng xuất khẩu trên 1 triệu
tấn/năm và đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2 tỷ USD/năm và đứng thứ hai sau
mặt hàng gạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công to lớn, ngành cà phê

19


Việt Nam cũng có nhiều vấn đề bất cập, tồn tại cần sớm được khắc phục để
đảm bảo cho phát triển bền vững.
* Mô hình hình trồng cà phê ở Đắc Nông
Vào thời kỳ cao điểm của mùa khô hiện nay, hàng nghìn ha cà phê ở
khu vực Tây Nguyên bị hạn nặng do hậu quả của việc tán phá rừng và ồ ạt
mở rộng diện tích cà phê trong những năm qua… Tác động lớn đến tình trạng
này là việc sử dụng nguồn nước mặt chưa phù hợp và tình trạng khai thác
nguồn nước ngầm một cách vô tội vạ để tưới cho cây cà phê của người dân
khiến cho tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô ngày càng trở nên trầm
trọng. Trước thực trạng ngày càng khan hiếm nguồn nước tưới cho cây trồng,
nhất là cây cà phê trong mùa khô đã đặt ra bài toán là phải làm thế nào để
quản lý tài nguyên nước ở các địa phương cho hiệu quả. Trong điều kiện đó,
mô hình trồng cà phê tiết kiệm nước của người dân ở huyện Đác Min, huyện

Đắc Nông đã phát huy hiệu quả.
Trên địa bàn huyện Đác Min có hệ thống sông, suối đầu nguồn thuộc
lưu vực sông Đồng Nai, sông Sêrêpốc như: suối Đác N’reng, Đác Sor, Đác
Mâm, Đác Gằn… nhưng hầu hết đều là suối nhỏ, thường cạn kiệt nước vào
mùa khô. Ngoài ra, trên địa bàn hiện có 11 công trình hồ đập chứa nước, với
tổng trữ lượng khoảng 15 triệu m 3 nước và 10 hồ chứa nhỏ do các nông, lâm
trường quản lý có tổng trữ lượng gần 1 triệu m 3 nước, với tổng năng lực của
hồ đập theo thiết kế có thể tưới cho diện tích 1.814 ha cây trồng toàn huyện,
nhưng hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 1.000 ha. Trong đó có 325 ha đất lúa
nước, hoa màu và khoảng 700 ha cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là cà
phê. Do khan hiếm nguồn nước mặt, trong mùa khô năm nay, người dân ở
các xã như Đác Sắc, Đác Gằn, Đác Minh, Đức Mạnh, Thuận An, Đác Lao…
tự đầu tư kinh phí đào giếng hoặc thuê khoan giếng với độ sâu hàng chục mét
để lấy nước ngầm tưới cà phê. Do việc khai thác lượng nước ngầm tưới cho

20


cây cà phê ngày càng lớn đã dẫn đến hiện tượng chảy tầng, tụt mạch nước
ngầm do khai thác không đúng quy trình…
Nguyên nhân do lượng mưa hàng năm ít đi, mùa khô kéo dài, diện tích
rừng ngày càng bị thu hẹp, lớp phủ bề mặt của đất cũng giảm, cộng với diện
tích các loại cây trồng cần nước tưới ồ ạt tăng nhanh, nhất là cây cà phê, nên
xảy ra tình trạng khai thác nguồn nước ngầm quá mức làm mực nước ngầm
tụt giảm từ 3 - 5m so với trước.
Do đó, trong nhiều phương án được huyện Đác Min đề ra như trồng
rừng và bảo vệ rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa, củng cố kênh mương thủy
lợi... thì phương án khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước ngầm bằng giải
pháp canh tác tiết kiệm nước tưới, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ít tác
động đến môi trường được các cấp chính quyền và hộ sản xuất cà phê ở

huyện Đác Min đặc biệt quan tâm.
Mô hình trồng cà phê tiết kiệm nước tưới bằng cách trồng cây chắn gió
và che bóng mát cho vườn cà phê ngày càng được nhân rộng ra các địa
phương trong tỉnh. Các hộ dân đã trồng cây làm vành đai chắn gió và trồng
xen cây muồng đen cùng các cây họ đậu trong vườn cà phê để che bóng mát,
hạn chế được sự bốc hơi nước, giảm được một phần chi phí trong đầu tư mua
xăng, dầu tưới trong mùa khô, còn góp phần cải tạo môi trường sinh thái. Bên
cạnh đó, lá cây rụng xuống cung cấp cho đất một phần dinh dưỡng và có tác
dụng che phủ đất… Với cách làm này, mỗi năm vào mùa khô tiết kiệm đáng
kể chi phí mua xăng, dầu tưới cà phê, năng suất vườn cà phê cũng tăng cao
đạt 5 tấn cà phê nhân/ha, cao hơn các vườn cà phê khác trong vùng.
Với hiệu quả thiết thực từ mô hình trồng cây chắn gió và che bóng mát, thời
gian qua, nhiều người dân kể cả các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đến tham
quan, học tập về áp dụng vào canh tác trong vườn cà phê của gia đình mình
đã mang lại hiệu quả thiết thực.

21


Ngoài mô hình trồng cây chắn gió và che bóng mát cho vườn cà phê
thì mô hình tủ gốc cho cây cà phê cũng được nhiều hộ gia đình ở huyện Đác
Min lựa chọn, vì mô hình này dễ làm, hiệu quả kinh tế lại cao, có thể tận
dụng các loại phế thải thực vật như cỏ, rác, thân lá của ngô, lá chuối, xác vỏ
cà phê… để tủ gốc cà phê. Ưu điểm của mô hình này là giảm sự bốc hơi và
giữ độ ẩm cho đất, hạn chế sự phát triển của cỏ dại, cung cấp chất hữu cơ và
các chất dinh dưỡng khác cho cây cà phê khi vật liệu tủ hoai mục. Biện pháp
tủ gốc cho cây cà phê thể hiện rõ ưu điểm giữ ẩm cho đất trong thời gian dài
hơn. Vì vậy, giảm được lượng nước tưới và kéo dài thời gian nghỉ giữa hai
lần tưới, tiết kiệm đáng kể kinh phí đầu tư chăm sóc cà phê… nhưng năng
suất vườn cây không hề giảm”.

Hiện nay, Đác Min là huyện có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Đác
Nông với gần 20 nghìn ha và trong nhiều năm qua đã có hàng nghìn hộ nông
dân triển khai mô hình trồng cà phê tiết kiệm nước, góp phần giảm đáng kể
chi phí đầu tư, nhưng năng suất luôn đạt cao, bình quân đạt từ 2,5 – 3 tấn cà
phê nhân/ha, thậm chí nhiều hộ canh tốt đúng kỹ thuật đạt năng suất từ 5 - 6
tấn cà phê nhân/ha. Theo Hội Nông dân huyện Đác Min thì điều quan trọng
khi thực hiện mô hình trồng cà phê tiết kiệm nước tưới không chỉ nâng cao
hiệu quả kinh tế mà còn góp phần cải thiện, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất,
hạn chế tình trạng khai thác nguồn nước tưới trong mùa khô… để quá trình
sản xuất được bền vững. Vì vậy, mô hình này cần được sớm nhân rộng ra địa
bàn toàn tỉnh và các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên.
2.2.2.3 Mô hình sản xuất, tiêu thụ rau an toàn
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thay thế trong bữa ăn hằng
ngày của người dân ở khắp mọi nơi. Hiện nay đã có không ít các vụ ngộ độc
thực phẩm đã xảy ra, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, không tin tưởng cho
người sử dụng nhất là về nguồn gốc của các loại rau. Vì vậy, đã có nhiều mô
hình sản xuất rau sạch nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng của người dân.

22


* Mô hình sản xuất rau an toàn tại Củ Chi
“Trồng rau ăn lá an toàn theo chuẩn VietGap” đang là mô hình sản
xuất mà người dân các huyện ngoại thành Thành Phố Hồ Chí Minh nói
chung, và nông dân hai xã Thái Mỹ, Tân Thông Hội (Củ Chi) nói riêng đang
triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan.
Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm
nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm rau sạch
phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất
rau theo chuẩn VietGap là điều kiện bắt buộc nếu như sản phẩm muốn tồn tại

trên thị trường. Với yêu cầu trên, Trạm Khuyến nông Củ Chi đã xây dựng mô
hình sản xuất rau an toàn (dưa leo, khổ qua, bí xanh) theo tiêu chuẩn VietGap
để đáp ứng đúng nhu cầu thị trường của địa phương hiện nay.
Mặc dù tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp
đang dần bị thu hẹp, nhưng màu xanh của rau màu vẫn không ngừng mở
rộng. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ khuyến nông trạm, cùng
sự học hỏi, chịu thương chịu khó trên đồng ruộng của bà con từ khâu xuống
giống, chăm sóc, bón phân, tưới nước…nên kết quả thu được khá tốt. Trung
bình sau 35 - 40 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch.
Với thời gian thực hiện 4 tháng từ tháng 10/2009 đến 02/2010, năng
suất rau các loại đạt trung bình 25 tấn/ha, lời từ 1,953 – 2.146 đ/kg/sản phẩm
(tùy thị trường tiêu thụ). Vì vậy, sản xuất rau an toàn theo VietGap không
những tạo thói quen, ý thức tốt trong sản xuất cho lao động nông thôn mà còn
nâng cao thu nhập cho người nông dân. Bà con rất tâm đắc với mô hình trồng
rau an toàn này , rau bán được giá, sâu bệnh không đáng kể do biết cách
phòng trừ, vòng quay nhanh.
Tuy nhiên,các ban ngành cũng cần giúp đỡ tìm được đối tác tiêu thụ
sản phẩm lâu dài để nông sản đến tay người tiêu dùng với giá thành rẻ nhất.
Trong tương lai cần phải hình thành tổ hợp tác sản xuất trong canh tác rau để

23


dễ dàng hỗ trợ nhau về kỹ thuật sản xuất, cũng như tiếp cận nhanh những tiến
bộ kỹ thuật, tạo sản phẩm ổn định, có thị trường tiêu thụ tốt.
* Mô hình sản xuất rau an toàn và chất lượng cao của tỉnh Bắc Giang
Chương trình sản xuất rau an toàn tại Bắc Giang có từ năm 2003, các
năm tiếp theo, tỉnh đã đầu tư kinh phí hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ
nguồn ngân sách tỉnh và do Trung tâm khuyến nông quốc gia cấp để phát
triển khoảng 30 ha rau an toàn/ năm tại một số xã của thành phố Bắc Giang

và huyện Lạng Giang. Tuy nhiên qua hơn 5 năm triển khai, chương trình
chưa thực sự phát huy hiệu quả, người dân chưa được hưởng lợi, các hộ tham
gia chương trình chán nản do sản xuất rau an toàn chưa có lãi, tiêu thụ sản
phẩm khó khăn.
Mô hình sản xuất rau an toàn và chất lượng cao được thực hiện đến
tháng 10/ 2009, với tổng kinh phí hơn 800 triệu đồng, dự án đã xây dựng các
mô hình nhân giống các loại rau an toàn trong nhà lưới tại xã Đồng Sơn
(huyện Yên Dũng); sản xuất các loại rau an toàn trong nhà lưới với quy mô 1
ha tại xã Tân Tiến (huyện Yên Dũng); sản xuất rau an toàn ngoài đồng ruộng
với quy mô 12 ha tại xã Tân Tiến và xã Song Mai (thành phố Bắc Giang).
Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm
sinh học và tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... Hiện nay, bà
con các địa phương trên trồng rau an toàn theo dự án với nhiều loại rau: cà
chua, su hào, bắp cải, súp lơ, hành ta, mướp, rau muống, các loại rau gia vị...
với quy mô mỗi vụ/ ha/ xã.
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, để thực hiện thành công dự án, trước hết
cần quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung, việc triển khai dự án phải
được làm khẩn trương, kịp thời vụ gieo trồng; cần tập huấn thường xuyên và
đầy đủ cho các hộ tham gia dự án để giúp họ thuần thục các kỹ thuật gieo
trồng, chăm sóc, thu hái rau an toàn. Người trồng rau phải có cam kết thực
hiện đúng quy định quản lý và quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Các

24


cán bộ kỹ thuật phải tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất
từ khâu gieo trồng, chăm sóc đến khi thu hoạch; bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm rau an toàn phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra,
cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trước khi được giới thiệu và tiêu thụ trên
thị trường, để người tiêu dùng yên tâm và sẵn sàng trả tiền cao hơn để mua

được sản phẩm rau an toàn, chất lượng cao đích thực. Bên cạnh đó là đẩy
mạnh tuyên truyền, giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về vệ sinh an
toàn thực phẩm, trong đó có các loại rau quả, từ đó tạo thói quen của người
dân địa phương sử dụng nhiều hơn và thường xuyên các loại rau sạch, an
toàn, có xuất xứ rõ ràng trong bữa ăn hàng ngày.
2.2.3 Một số chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và của tỉnh Bắc
Giang về liên kết kinh tế trong nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ
rau chế biến
Nghị quyết lần thứ 5 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ IX
về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Quyết định số 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng
chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sả hàng hóa thông qua
hợp đồng.
Thông tư liên tịch số 15/2007/TTLT – BTC – BNN&PTNT của Bộ Tài
chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 08/03/2007 về hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí Nhà nước chi cho chương trình giống
cây trồng, giồng vật nuôi và giống cây lâm nghiệp.
Chỉ thị số 08/1999/CT – TTg ra ngày 15/04/1999 của Thủ tướng chính
phủ về việc tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày 27/7/2009, UBND tỉnh ban hành Quyết định về chính sách hỗ trợ
phát triển vùng rau chế biến giai đoạn 2010-2012, trong đó hỗ trợ sản xuất 3
triệu đồng.ha, hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn, hỗ trợ 20 triệu đồng/ha cho
vùng sản xuất tập trung từ 5 ha trở lên.

25


×