Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

161 bài tập tình huống số 4 môn luật lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.32 KB, 7 trang )

I. ĐĂT VẤN ĐỀ.
Giải quyết khiếu kiện về đất đai là lĩnh vực hết sức phức tạp, thuộc thẩm
quyền giải quyết của nhiều cơ quan khác nhau: Cơ quan hành chính, Tòa án
nhân dân. Tòa án hành chính, trong những năm qua đã có nhiều bước tiến bộ
trong việc giải quyết các vụ án hành chính về đất đai, đã góp phần bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người dân, tăng cường trách nhiệm của cơ quan nhà
nước và nhân viên nhà nước trước nhân dân, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả
trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả
đạt được, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn khiếu kiện về đất đai
rất nhiều song vẫn còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn hoặc xung đột pháp luật
hay do chính quyền giải quyết sai quy định làm mất quyền lợi của người sử
dụng đất từ đó đã làm nảy sinh một số vướng mắc trong thực tế.
Để hiểu rõ những vấn đề trên thì em đã chọn bài tập tình huống số 4 làm bài tập
học kỳ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Tóm tắt tình huống.
Năm 2001. Ông A mua 3ha ruộng đất . Năm 2002 ông A góp 3ha ruộng này
vào hợp tác xã. Năm 2007 hợp tác xã giải thể, chính quyền địa phương chia đất
cho các hộ gia đình nhân khoán nhưng gia đình ông A không được chia đất.
Ông A vá các con đã làm đơn khiếu nại đòi lại đất tuy nhiên chính quyền địa
phương không trả lời.
Hỏi:
• Các con ông A đòi lại đất có đúng không? Vì sao?.
• Vụ việc nay sẽ do cơ quan thẩm quyền nào giải quyết? Thủ tục giả quyết?.
• Tư vấn cho 4 người con ông A làm thủ tục để có đất sản xuất nông nghiệp.
• Việc làm của chính quyền địa phương đối với gia đình ông A có đúng
không? Vì sao?.
2. Với tình huống trên em xin được trả lời như sau:
2.1Việc đòi lại đất của các con ông A đúng hay sai? Vì sao?
Căn cứ vào các chi tiết cụ thể trong tình huống thì việc giải quyết vấn đề này
cần phải làm rõ các vụ việc sau:


Thứ nhất: Chúng ta cần phải xác định rõ quyền sử dụng đất sau khi góp vào
hợp tác xã là vẫn thuộc về hợp tác xã hay thuộc về gia đình ông A.
Để xác định 3ha ruộng đất nay là của hợp tác xã hay của ông A thì phải căn cứ
vào “ văn bản ghóp đất” của ông A cho hợp tác xã thì mới có thể xác định được
1


quyền sử dụng đất của ông A có chuyển sang hợp tác xã không ( tức là có sự
dịch chuyển quyền sử dụng đất từ ông A sang hợp tác xã không).
- Nếu trong văn bản ghi rõ có sự chuyển dịch 3 ha ruộng này cho hợp tác thì
quyền sử dụng đất thuộc về hợp tác xã. Như vậy khi hợp tác xã giải thể phải
căn cứ vào điều lệ của hợp tác xã để giải quyết quyền lợi cho xã viên mà cụ
thể là ông A.
- Nếu trong văn bản không ghi rõ sự chuyển dịch 3 ha ruộng này cho hợp tác
xã tức là không có sự chuyển dịch thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc về ông A
( Với điều kiện ông A phải là chủ sở hưu hợp pháp khi có một trong các loại
giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2 và 5 tại điều 50 Luật đất đai năm 2003)
thì quyền sử dụng đất của ông A sẽ không liên quan đến việc hợp tác xã giải
thể và chính sách giao khoán ruộng của chính quyền địa phương. Như vậy
năm 2009 ông A mất, căn cứ vào quyền thừa kế thì các con ông A có quyền
sử dụng hợp pháp 3 ha ruộng đất này.
Thứ hai:Nếu quyền sử dụng 3 ha ruộng đất này thuộc về hợp tác xã và việc
hợp tác xã giải thể thì quyền sử dụng đất sẽ được giải quyết như thế nào.
Việc giải quyết quyền lợi cho ông A khi hợp tác xã giải thể trong trường hợp
này sẽ dựa vào những quy định trong điều lệ của hợp tác xã. Tuy nhiên cũng có
thể được giải quyết theo Hiến pháp 1992 đó là việc quy định đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, do nhà nước quản lý do vậy khi hợp tác xã giải thể thì toàn bộ đất
đai mà hợp tác xã sử dụng sẽ được giao lại chính quyền địa phương quản lý.
Thứ ba: Chúng ta cần làm rõ việc chính quyền địa phương không giao khoán
cho ông A là đúng hay sai.

Việc giả quyếtvấn đề này có thể chia làm hai trường hợp sau:
- Hộ gia đình ông A mong muốn nhận khoán nhưng chính quyền địa phương
không chia ruộng cho ông A.
- Hộ gia đình ông A không chấp nhận việc giao khoán của chính quyền địa
phương ( tức là ông A không nhận khoán).
Giải quyết trường hợp một như sau: Khi ôngA có mong muốn được giao
khoán, nhận khoán từ hợp tác xã giao.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 13/HĐBT ngày 01/02/1989 qui
định về nguyên tắc giải quyết mọi quan hệ ruộng đất như sau: “Bảo đảm cho
mọi người lao động sản xuất nông nghiệp có đất đai sản xuất làm cho tình hình
ruộng đất được ổn định và nông dân yên tâm sản xuất”.
Như vậy theo quy định trên thì việc không giao khoán của chính quyền địa
phương cho ông A là trái pháp luật.
2


Giai quyết trường hợp hai như sau: Khi ông A không nhận khoán của chính
quyền địa phương giao.
Việc ông A không chấp nhận khoán thì việc chính quyền địa phương không
giao ruộng cho ông A là đúng.
Bởi có thể gia đình ông A không có các điều kiện sau:
Chính quyền yêu cầu hộ gia đình phải có đơn xin khoán nhưng gia đình ông A
không có đơn.
Trong thời gian chia ruộng cho các hộ gia đình nhận khoán, hộ gia đình ông A
bỏ đi nơi khác sinh sống.
Áp dụng Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2003: “Nhà nước không thừa nhận việc
đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng
trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Vì vậy các con ông A sẽ không thể đòi lại đất.
Tóm lại ta có thể kết luận như sau:
a. Nếu quyền sử dụng đất vẫn thuộc về ông A tức là các con ông A được quyền
sử dụng đất hợp pháp ( theo quy định của pháp luât thừa kế) thì việc đòi lại
đất của các con ông A là đúng pháp luật.
b. Nếu quyền sử dụng đất của ông A đã chuyển dịch sang hợp tác xã thì việc
đòi lại đất của gia đình ông A là không đúng. Do đó ông A không có quyền
đòi lại đất mà chỉ có quyền nhận ruộng khoán từ chính quyền theo quy định:
- Trường hợp gia đình ông A từ chối nhận khoán thì việc chính quyền không
giao khoán cho gia đình ông A là đúng.
- Trường hợp gia đình ông A có mong muốn nhận ruộng khoán thì việc chính
quyền không giao khoán là trái qui định và các con của ông A tiếp tục có
quyền yêu cầu chính quyền cấp ruộng cho họ.
2.2. Vụ việc này sẽ do cơ quan nhà nước nào giải quyết? Thủ tục giải quyết
như thế nào?
Vụ việc này sẽ do cơ quan sau giải quyết:
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì tại khoản 2 Điều 37 Luật
Đất đai 2003 thì: “Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư”.
Mặt khác, tại khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai 2003 qui định về thẩm quyền
giải quyết tranh chấp đất đai như sau: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà
3


đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một
trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này
được giải quyết như sau:
a. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không

đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết
định giải quyết cuối cùng;
b. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý
với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường là quyết định giải quyết cuối cùng”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ
quan có thẩm quyển giải quyết đối với trường hợp gia đình ông A. Nếu các
con ông A không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì
có quyền khiếu nại lên các cấp cao hơn như đã qui định tại Điều 136 luật
Đất đai 2003.
Thủ tục giải quyết như sau:
Về thủ tục giải quyết trong trường hợp đã có sự chuyển dịch quyền sử dụng
đất cho hợp tác xã thì thủ tục sẽ được thực hiện theo qui định tại Điều 122
Luật Đất đai 2003. Theo đó con ông A muốn xin giao đất thì phải nộp đơn
xin giao đất tại cơ quan quản lí đất đai của huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh nơi có đất (trong trường hợp này là Phòng Tài nguyên môi trường
cấp huyện).
Sau khi Phòng tài nguyên môi trường nhận được đơn xin giao đất của con
ông A, trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc thì phải có trách nhiệm
thẩm tra hồ sơ và thực hiện các công việc khác có liên quan như: Trích lục
bản đồ địa chính hoặc trích lục địa chính khu đất xin giao; xác định mức thu
tiền sử dụng đất,...
Sau khi hoàn tất hồ sơ, Phòng tài nguyên môi trường sẽ chuyển hồ sơ này
cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để ra quyết định giao đất. Quyết định này sẽ
được Phòng tài nguyên môi trường trực tiếp trao cho người được giao đất.
4



Khi đã nhận được quyết định giao đất, con ông A phải thực hiện các nghĩa
vụ tài chính theo qui định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày, cơ quan
quản lí đất đai sẽ tổ chức bàn giao đất trên thực địa và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho con ông A.
2.3. Tư vấn cho người con của ông A các thủ tục để có đất sản xuất sử
dụng vào muc đích nông nghiệp.
Việc làm thủ tục để có đất sản xuất thì các con của ông A cần phải căn cứ và
thực hiện theo điều 122 Luật Đất đai năm 2003 đã quy định rõ “ Trình tự,
thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất cho người được giao đất,
thuê đất”.
Tuy nhiên để có đất sản suất nông nghiệp cần lưu ý các điều khoản sau:
Theo quy định của khoản 1 Điều 15 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP về Cấp
Giấy chứng nhận trong trường hợp đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ
ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau thì “Đối với phần diện tích đất được
xác định là đất nông nghiệp thì thực hiện theo qui định tại khoản 2 Điều 14
Nghị định này”. Cụ thể: “Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử
dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức
giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1
Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; diện tích đất nông nghiệp còn lại
(nếu có) chuyển sang thuê đất của Nhà nước”.
Như vậy 3 ha đất mà các con ông A muốn đòi lại không vượt quá hạn mức
đất nông nghiệp do nhà nước quy định.
Do đó các con ông A chỉ cần nộp đơn xin giao đất lên Phòng tài nguyên
môi trường cấp huyện, trình bày rõ về mục đích sử dụng đất là để sản xuất
nông nghiệp. Sau khi Phòng tài nguyên môi trường tiến hành thẩm tra, thực
hiện một số công việc liên quan và chuyển hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp

huyện để ra quyết định giao đất thì các con ông A sẽ được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng 3 ha đất đó. Với việc được trao giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, các con ông A hoàn toàn có thể sản xuất sử dụng đất đó vào
mục đích nông nghiệp.
2.4. Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này đúng hay
sai?.
Đối với vấn đề này đã được đề cập như trên đó là phải tùy vào từng trường
hợp mà xác định chính quyền địa phương có làm đúng hay không.
5


Trường hợp một: Đó là việc hộ gia đình ông A có thể đã từ chối việc giao
khoán của chính quyền địa phương. Và khi đó chính quyền địa phương yêu
cầu ông A nộp đơn giao khoán nhưng gia đình ông A không có hoặc cũng có
thể khi chính quyền địa phương giao đất thì hộ gia đình ông A lại đi nơi
khác ở.
Như vậy căn cứ vào những điều kiện trên thì việc chính quyền địa phương
không giao khoán đất cho hộ gia đình ông A là đúng với pháp luật.
Trường hợp hai: Gia đình ông A mong muốn nhận khoán nhưng chính
quyền địa phương lại không giao đất cho hộ gia đình ông A. Theo quy định
tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 13/HĐBT ngày 01/02/1989 qui định về
nguyên tắc giải quyết mọi quan hệ ruộng đất: “Bảo đảm cho mọi người lao
động sản xuất nông nghiệp có đất đai sản xuất làm cho tình hình ruộng đất
được ổn định và nông dân yên tâm sản xuất”, theo đó, việc chính quyền
không giao khoán ruộng cho ông A là trái với qui định trên.
Như vậy, đối với trường hợp này, chính quyền địa phương đã thực hiện sai
qui định của pháp luật.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Như vậy với tình huống thực tế trên thì chúng ta có thể thấy rằng vấn đề
khiếu nại, tranh chấp về đất đai diễn ra hang ngày, hang giờ trong xã hội

nước ta hiện nay, đòi hỏi nhà làm luật cần phải có những biện pháp cụ thể
tích cực, đúng dắn để giải quyết một cách thỏa đáng quyền lợi cho người sử
dụng đất tránh tình trạng tham nhũng của một bộ phận cơ quan.

6


MỤC LỤC
MỞ BÀI……………………………………………….. Trang 1.
THÂN BÀI…………………………………………….. Trang 1- 6.
1. Tóm tắt tình huống.
2. Giair quyết tình huống.
a. Việc đòi lại đất của các con ông A đúng? hay sai?.
b. Vụ việc này do cơ quan nhà nước nào giải quyết? Thủ tục giải
quyết như thế nào?
c. Tư vấn cho người con ông A làm thủ tục để có đất sản xuất
nông nghiệp.
d. Việc làm của chính quyền địa phương đúng hay sai?. Vì sao
KẾT THUC VẤN ĐỀ……………………………. …...Trang 6.

7



×