Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân hình sự tuần 2 đề số 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.1 KB, 4 trang )

Bài tập cá nhân tuần 2 đề số 20
Ô ng A có 4 người con là E,F,G,H.Vợ ông là bà B đã chết từ lâu.Ông A để
lại một căn nhà mái bằng trên diện tích đất 100m2.Anh E đã bán căn nhà đó
cho K được 1 tỷ 200 triệu đồng.E chia cho F,G,H mõi người 200 triệu đồng.G
không đồng ý vì cho rằng mình không được biết việc mua bán,giá bán nhà là
không phù hợp so với thực tế.Ngày 24/8/2007,anh G đã làm đơn khởi kiện E
và K yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng mua bán giữa E và K
1.Hãy xác định đối tượng chứng minh trong vụ việc trên .
2.Xác định tư cách của các đương sự trong vụ việc và lý giải rõ tại sao?


1.Xác định đối tượng chứng minh.
Đối tượng chứng minh là tổng hợp các sự kiện pháp lý mà Tòa án cần phải
làm sáng tỏ để làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Những
tình tiết, sự kiện này cần phải làm sáng tỏ trong quá trình tố tụng dân sự.
Trong đó,việc xác định đối tượng chứng minh căn cứ vào 2 yếu tố:
- Theo yêu cầu của đương sự
- Xác định theo pháp luật nội dung
• Theo yêu cầu của đương sự:
Với tư cách là nguyên đơn khởi kiện,G đã khởi kiện E với yêu cầu hủy hợp
đồng mua bán nhà với 2 nội dung:
Việc mua bán nhà giữa E và K chưa thông qua sự đồng ý của G,đồng
sở hữu ngôi nhà.
Giá bán ngôi nhà không phù hợp so với thực tế.
• Theo quy phạm pháp luật nội dung:
Liên quan đến việc bán nhà thuộc sở hữu chung,pháp luật mà cụ thể là Luật
Nhà ở có quy định tại điều 96: “Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất
phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu bằng văn bản. Trường hợp có
chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu
nhà ở thuộc sở hữu chung khác có quyền làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết
theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung được


quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung không mua
thì nhà ở đó được bán cho người khác”.
Từ 2 cơ sở trên,các tình tiết sự kiện cần xác định trong vụ việc này bao gồm:
-

Giấy khai sinh hoặc hộ khẩu của E,F,G,H để chứng minh tư cách của

E,F,G,H là con của ông bà A và B.
-

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông A bà B.


-

Giấy khai tử của ông A bà B do UBND xã phường cấp.

-

Di chúc chia tài sản thừa kế (nếu có)

-

Giấy tờ liên quan đến việc mua bán nhà giữa E và K,bản thỏa thuận bán

nhà của các con ông bà A,B (nếu có)
Với vấn đề liên quan tới giá bán nhà,theo điều 94 về Luật nhà ở quy định về
giá mua bán nhà ở:”giá mua bán nhà ở do các bên thoả thuận. Trường hợp
pháp luật có quy định về khung giá mua bán nhà ở thì không được vượt quá
khung giá đó.”.Như vậy,nếu ngôi nhà không thuộc trường hợp nhà nước quy

định khung giá mua bán,G chỉ có thể chứng minh cho yêu cầu rằng số tiền 1
tỷ 200 triệu đồng không phải là tất cả số tiền E nhận được sau khi bán nhà,tức
là giá ghi trên hợp đồng mua bán là giả,G cần phải cung cấp chứng cứ như
hợp đồng tay chứng minh giá mua bán thật giữa hai bên để chứng minh cho
yêu cầu của mình.
2.Xác định tư cách đương sự.
Theo điều 56 BLTTDS, Đương sự trong vụ việc dân sự là cá nhân, cơ quan,
tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong đó:
-

Nguyên đơn trong vụ việc dân sự là người khởi kiện, người được cá

nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu
Toà án giải quyết vụ việc dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
người đó bị xâm phạm.
-

Bị đơn trong vụ việc dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá

nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu
Toà án giải quyết vụ việc dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
nguyên đơn bị người đó xâm phạm.


-

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự là người

tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ việc dân sự có

liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc
các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố
tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy,các đương sự trong vụ việc dân sự này bao gồm,G là nguyên đơn,E
là bị đơn và F,H,K là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Cần giải thích rõ thêm ở đây,F và H có quyền lợi liên quan bởi họ là đồng sở
hữu ngôi nhà với E và G.K là người mua nhà,đã giao đầy đủ số tiền mua nhà
cho E,do đó khi xảy ra tranh chấp,quyền lợi của K cũng bị ảnh hưởng.Mặt
khác,trong vụ việc,K có thể tham gia với vai trò cung cấp chứng cứ là những
giấy tờ mua bán nhà,giấy giao tiền..theo điều 58 BLTTDS về quyền và nghĩa
vụ của đương sự.
Trường hợp việc bán nhà của E không có sự thỏa thuận bằng văn bản hoặc
có văn bản nhưng trong thỏa thuận không có sự đồng ý của cả F và , thì K
cùng F hoặc H (hoặc cả 2) sẽ là những người có quyền và nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập.
Trường hợp có sự thỏa thuận bằng văn bản giữa ,E,F,H,thì F,H,K sẽ là
những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.



×