Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.88 KB, 3 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN
MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Câu hỏi:
Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao?
a.

Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của Cơ
quan điều tra.

b.

Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm chỉ có thể là Toà án nhân dân cấp
huyện .

BÀI LÀM
a.

Khẳng định a: “Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ quyết định đình chỉ
điều tra của Cơ quan điều tra” là Đúng.
Viện kiểm sát ngoài chức năng thực hiện quyền công tố còn có chức

năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ
sung năm 2001, chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát đã bị thu gọn so với
trước đây, chỉ gói gọn trong kiểm sát hoạt động tư pháp của cơ quan điều tra,
toà án, cơ quan thi hành án các cấp nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất, tránh bỏ lọt người, lọt tội.
Theo khoản 4 Điều 164 Bộ Luật tố tụng hình sự thì “ Trong thời hạn
mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ
quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm
sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm
quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì huỷ bỏ quyết


định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu
thấy đủ căn cứ để truy tố thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết
định truy tố. Thời hạn ra quyết định truy tố được thực hiện theo quy định tại
điều 166 của Bộ luật này”.
Như vậy, trong trường hợp quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều
tra không có căn cứ thì Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ quyết định đình chỉ
1

1


điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra, nếu thấy đủ căn cứ để
truy tố thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố.
Vậy, khẳng định là Đúng.
b.

Khẳng định b: “Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm chỉ có thể là
Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực” là Sai.
Xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án có ý nghĩa quan trọng

và là cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử của Toà án trong các giai đoạn tiếp
theo. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm là quyền mà pháp luật quy định cho phép
Toà án được xét xử sơ thẩm vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội; đối tượng phạm tội; nơi thực hiện tội phạm
hoặc nơi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 170 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền xét xử của
Toà án các cấp:
“1. Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm
những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:

a. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b. Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c. Các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96,172, 216, 217, 218, 219, 221,

222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ
luật hình sự.
2. Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm
những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Toà án
nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc
thẩm quyền của Toà án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.”
Tại khoản 1 điều 170 Bộ Luật tố tụng hình sự, Toà án nhân dân cấp
huyện và Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự trừ những tội phạm thuộc khoản a, b, c được quy định tại điều 170.
Tại khoản 2 điều này thì Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp
2

2


quân khu cũng có quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội
phạm không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án
quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới mà
mình lấy lên để xét xử. Đó thường là:
- Vụ án phức tạp: có nhiều tình tiết khó đánh giá thống nấht về tính chất
vụ án hoặc liên quan đến nhiêu cấp, nhiều ngành.
- Vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiếm sát viên, sĩ quan Công an, cán bộ
lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy
tín cao trong dân tộc ít người.
Tại khoản 2 điều 171 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định: “Bị cáo phạm
tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi

cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được
nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tuỳ trường hợp, Chánh án
Toà án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Toà án nhân dân thành phố
Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án
quân sự thì do Toà án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định
của Chánh án Toà án quân sự trung ương” .Theo đó, thì Toà án nhân dân cấp
tỉnh hoặc Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh cũng có quyền xét xử sơ thẩm trong trường hợp được quy định
tại khoản 2 điều 171. Ngoài ra, tại điều 172 cũng quy định thẩm quyền xét xử
sơ thẩm những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải
của Việt Nam.
Như vậy, không chỉ có Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự
khu vực mới có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Vậy, khẳng định là sai.

3

3



×