Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

LCT&BVNTD.T11. Cho ý kiến của anh chị về những khẳng định sau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.97 KB, 3 trang )

LCT&BVNTD.T-11. Cho ý kiến của anh chị về những khẳng định sau:
a.Các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết
theo thủ tục đơn giản.
Theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, tranh chấp giữa người tiêu
dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thể được giải quyết tại tòa
án đó là vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do người tiêu dùng hoặc tổ
chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện. So với Pháp lệnh
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 đã có
quy định rất tiến bộ, đặc biệt phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án. Luật này
có những điểm mới trong đó có việc quy định thủ tục đơn giản trong việc giải quyết
vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo khoản 2 điều 41
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản quy định trong pháp luật về tố
tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp
hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;
- Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
- Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.
Như vậy, chỉ những vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đáp ứng
đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
năm 2010 mới được giải quyết theo thủ tục đơn giản quy định trong pháp luật tố tụng
dân sự.
Ta có thể thấy quy định này giúp cho những tranh chấp nhỏ, đơn giản được giải
quyết nhanh chóng, thuận tiện cho người tiêu dùng.
b. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch để bảo vệ quyền lợi
của mình trong mọi trường hợp
Điều 25 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định:
1



1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu
dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch
giải quyết.
2. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng
có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ”
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp mà chỉ khi phát hiện hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại khoản 1 điều
25 Luật này thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết và người tiêu
dùng có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm
của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Khi nhận được yêu cầu của người
tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện
có trách nhiệm yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự
mình xác minh, thu thập thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật
và có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi
phạm quyền lợi người tiêu dùng, văn bản trả lời phải có các nội dung vi phạm; biện
pháp khắc phục hậu quả; thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp
xử lý vi phạm hành chính (nếu có).

2


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật cạnh tranh, trường đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản công an
nhân dân, hà nội – 2011

2. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

3



×