Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nghiên cứu dư luận xã hội về chương trình truyền hình thực tế The Voice

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.93 KB, 20 trang )

I.

Giới thiệu – Bối cảnh:
1. Lý do lựa chọn đề tài:

Khi xã hội phát triển và những nhu cầu về vật chất đã được đáp ứng thì nhu cầu về giá trị tinh
thần được con người đề cao. Chính nhờ có những bước nhảy vượt bậc về khoa học kĩ thuật và
công nghệ thông tin mà truyền thông ra đời đáp ứng được nhu cầu giải trí, cập nhật tin tức của
con người. Trong số các loại hình truyền thông, thể loại truyền hình tuy “sinh sau đẻ muộn” song
lại có bước phát triển vũ bão và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Truyền hình
hiện nay đang phát triển lên một mức cao hơn mà ta gọi là “Truyền hình thực tế” (Reality Show),
nghĩa là miêu tả thực những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện không hề sắp đặt trước trong kịch
bản. Nhân vật chính trong các kênh truyền hình thực tế thường là những người chưa nổi tiếng (đa
phần là dân thường). Lịch sử của truyền hình thực tế bắt đầu từ năm 1948 và ngày nay người ta
ước tính được có hàng nghìn chương trình truyền hình thực tế với nhiều phiên bản khác nhau ở
hầu hết các nước trên thế giới.
Nếu như, ở các nước phương Tây, truyền hình thực tế có tuổi đời lên tới 60 năm thì ở Việt
Nam, tuổi đời của nó vừa tròn 7 năm. Với những người yêu thích truyền hình thì những chương
trình truyền hình thực tế đầu tiên vẫn chưa thể quên là "Khởi nghiệp" (năm 2005), "Phụ nữ thế kỷ
21" (năm 2006). Sau Phụ nữ thế kỷ XXI với sự hào hứng của những người làm truyền hình và sự
đầu tư mạnh dạn của các nhà sản xuất, các chương trình thực tế đã ra đời và nở rộ trên sóng
truyền hình. Các chương trình về sau đa dạng hơn về mặt nội dung và chủ yếu vẫn đi theo một số
thể loại quen thuộc như gameshow, tài liệu khám phá... Một trong số những chương trình thực tế
nổi bật nhất trong năm 2012 này chính là “The Voice” (giọng hát Việt). The Voice dựa trên kịch
bản gốc của Talpa Content B.V, theo giấy phép độc quyền của Talpa Distribution B.V, do công
ty Cát Tiên Sa phối hợp cùng VTV sản xuất. The Voice là một cuộc thi tìm kiếm tài năng, tạo cơ
hội cho những người đam mê ca hát tỏa sáng. Trong chương trình này, yếu tố chính đó là giọng
hát chứ không phải ngoại hình. Không có bất kì một ngôi sao nào thành công mà không có tài
năng mà sự khổ luyện, tất cả các thí sinh tham gia chương trình The Voice sẽ phải trải qua rất
nhiều thử thách để có thể đạt được ngôi vị cao nhất.
Chương trình The Voice hay có tên phiên bản Việt là Giọng hát Việt hiện nay đang nhận đước


những phản hồi nhiều chiều từ phía công chúng. Có ý kiến cho rằng The Voice giúp phát hiện và
nuôi dưỡng những tài năng âm nhạc thực sự, nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến phản bác và phê
phán The Voice khi chương trình có khá nhiều scandal và tồn tại nhiều mập mờ về tỉ lệ bình chọn,
cũng như sự yếu kém của các thí sinh lẫn trình độ của huấn luyện viên… Tại Việt Nam, hiện chưa
có một thống kê chính thức nào về tỉ suất xem chương trình truyền hình The Voice, tuy nhiên
không thể phủ nhận rằng The Voice đang là chương trình “hot” nhất tính đến thời điểm này và thu
hút sự quan tâm cực lớn của truyền thông, công chúng cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực
âm nhạc, truyền hình.
Từ những luồng dư luận trái chiều trên, người viết quyết định thực hiện đề tài “ Nghiên cứu
dư luận xã hội về chương trình truyền hình thực tế The Voice ”. Đề tài được thực hiện bằng
phương pháp xã hội học với mong muốn đem đến cái nhìn đa chiều về chương trình The Voice.
1


Đối tượng điều tra mà người viết hướng tới là các bạn sinh viên trong trường Học viện Ngoại
giao Việt Nam. Lý do người viết khoanh vùng nhóm đối tượng này bởi tại Học viện Ngoại giao
Việt Nam, các ngành học tuy khác biệt như Chính trị quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc
tế… song tất cả đều có một điểm chung, đó là sinh viên Ngoại giao rất quan tâm đến các vấn đề
chính trị – văn hóa – xã hội, sự quan tâm với các vấn đề này không hề hời hợt mà trái lại, sinh
viên rất chú trọng tìm hiểu sâu bởi tất cả các thông tin đó đều là nền tảng kiến thức cần thiết cho
các nhà ngoại giao tương lai khi muốn đạt được thành công trong nước và vươn ra thế giới. Sinh
viên Học viện Ngoại giao đặc biệt thích thú và quan tâm đến những sự kiện mới, và thực tế
chứng minh trong quá trình người viết tiến hành nghiên cứu dư luận xã hội về chương trình The
Voice, sinh viên Học viện Ngoại giao hiểu biết và nắm khá rõ về nội dung chương trình, cũng
như những vấn đề nóng đang tồn tại ở The Voice, từ đó sinh viên đưa ra những ý kiến đánh giá
rất sát thực và điều này giúp cho nghiên cứu trở nên khách quan và có giá trị hơn. Hy vọng rằng
kết quả của đề tài sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các ban ngành liên quan
cũng như đối với các bạn sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam nói riêng và sinh viên cả nước
nói chung.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

Trong quá trình tìm đọc và phân tích tài liệu cho đề tài, người viết nhận thấy dư luận xã hội trong
sinh viên về chương trình truyền hình thực tế The Voice hiện nay đang đi theo 2 xu hướng: một là
rất ủng hộ format chương trình cũng như các thành phần tham gia như các huấn luyện viên, các
thi sinh và cố vấn. Họ cho rằng The Voice là một chương trình vừa mang tính giải trí thu hút, qua
đó tìm ra được những nhân tố mới có tài năng thực sự để phát triển nền âm nhạc Việt Nam. Tuy
nhiên, xu hướng còn lại cho rằng The Voice là một chương trình chỉ mang tính giải trí đơn thuần,
vô bổ, hoàn toàn không thể tìm được những tài năng âm nhạc thông qua một chương trình tồn tại
quá nhiều điều mập mờ và nổi tiếng chỉ nhờ scandal như The Voice.
Những thông tin, bài báo dưới đây là những tài liệu tiêu biểu trong số nhiều các bài báo người
viết tìm đọc, tham khảo để thực hiện đề tài nghiên cứu:
2.1.
Những ý kiến ủng hộ
2.1.1. The Voice đêm đầu tiên: nhiều tài năng âm nhạc được hé lộ
/>Lần đầu tiên được xuất hiện tại Việt Nam, chương trình Giọng hát Việt đã thực sự mang đến một
làn gió mới trong thực trạng bão hòa các chương trình ca hát. Bên cạnh đó, còn mang đến một sự
hứng khởi và chờ đợi nơi khán giả yêu âm nhạc trên khắp cả nước.
Ngay từ đầu, có nhiều sự hoài nghi và tranh luận về vị trí Huấn luyện viên của 4 gương mặt ca sỹ
nổi tiếng hiện nay: Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Thu Minh vàTrần Lập. Nhưng những gì mà
họ đã thể hiện trong tập đầu tiên của vòng Giấu mặt đã khẳng định một điều: họ xứng đáng và
phù hợp khi ngồi trên chiếc ghế nóng. Xóa bỏ hình ảnh “ngôi sao”, các HLV trở về với một hình

2


ảnh bình dị nhất với những khoảnh khắc đời thường khi tranh luận và lôi kéo thí sinh về đội
mình.
2.1.2. Khán giả trẻ phát cuồng với Giọng hát Việt:
/>Sau vòng Giấu mặt đã phát sóng bốn tập trên truyền hình, Giọng hát Việt đã cho thấy một sức hút
đặc biệt với một lượng đông đảo khán giả hâm mộ. Khoảng 3.000 khán giả/buổi quay đã có mặt
tại trường quay trong hai ngày 1 và 2-8 để được chứng kiến những màn “đấu” giọng hát và cổ vũ

cho 56 thí sinh của vòng Đối đầu. Để có được những tấm vé và một chỗ ngồi trong trường quay
vòng Đối đầu, dù miễn phí, cũng vô cùng gian nan. Người hâm mộ phải vào trang
gionghatviet.vn để điền các thông tin và đăng ký vé. Giờ ghi hình được công bố là 16g nhưng hầu
hết các bạn trẻ đều đến trước giờ quay hai tiếng để lấy vé (phải photo chứng minh nhân dân nộp
cho ban tổ chức để đối chiếu và nhận vé) và “xí” chỗ đẹp vì trên vé không có số ghế.
Trước đó, dù mưa to gió lớn nhưng không vì thế mà trường quay thưa vắng. Toàn bộ khu vực giữ
xe trong và xung quanh nhà thi đấu Nguyễn Du đều kín chỗ và không nhận thêm xe lúc 16g. Rất
nhiều khán giả bước vào trường quay với bộ dạng sũng nước. Tuy thế, kể từ lúc bắt đầu ghi hình,
không khí vô cùng sôi động nhờ sự cổ vũ rất nhiệt tình trên tinh thần “fair play” của các khán giả.
Bất kỳ tiết mục, thí sinh hay huấn luyện viên nào cũng được khán giả ủng hộ hết mình. Dù phần
quay hình diễn ra đến 0g30 sáng vẫn có hơn một nửa khán giả ở lại để được chứng kiến tận mắt
những màn song đấu trên sàn đấu của vòng Đối đầu Giọng hát Việt - điều mà chưa một chương
trình truyền hình nào có được từ trước đến nay (với một số chương trình, ban tổ chức còn phải trả
tiền cho các khán giả vào xem với giá 50.000 đồng/người/buổi quay 2-3 giờ).
2.1.3. The Voice Việt Nam tập tới: Hàng độc còn cất tủ
/>Chiêu trò chẳng phải là điều lạ, bởi The Voice Vietnam thực sự vẫn chỉ là một TV show, một
chương trình giải trí truyền hình. Cho đến thời điểm này, cũng may nếu có dùng chiêu trò, thì
The Voice vẫn được coi là chương trình "sạch" hơn rất nhiều so với hàng loạt các phiên bản khác.
Vì vậy, The Voice vẫn đang thu hút được sự quan tâm của lượng rất lớn công chúng. Kỳ vọng
đang được những fan của TV show này đặt ở tập thứ tư. Hàng loạt những giọng ca nặng ký như
Tiêu Châu Như Quỳnh - cháu gái Lam Trường, Đồng Lan, Hằng Bing Boong... sẽ xuất hiện.
Ở chặng cuối cùng của vòng thử giọng giấu mặt, tập thứ 4 sẽ hứa hẹn là một đêm diễn hấp dẫn và
ấn tượng với hàng loạt các giọng hát được tiết lộ là “hàng độc”, còn "cất tủ để dành". Sự xuất
hiện của Như Quỳnh - Đồng Lan và Hằng Bing Boong cùng nhiều gương mặt được tiết lộ là rất
đặc biệt sẽ tạo nên một cuộc tranh giành giữa các huấn luyện viên.
2.2.
Những ý kiến phản đối
2.2.1. Trò hề của Giọng hát Việt!

3



/>Trong khi dư luận nổi sóng, những sự thật “thâm cung bí sử” gây chấn động, buổi họp báo của
Giọng hát Việt lại diễn ra với sự nhí nhảnh tạo dáng xì tin của các thí sinh, với sự ngợi ca tâng
bốc nhau của các huấn luyện viên…Và sự xuất hiện chiều 11/ 9 nói lên điều gì? Là sự đồng thuận
thống nhất đầy tính dàn dựng. Là, sự nhí nhảnh tạo dáng xì-tin của các thí sinh The Voice. Là sự
đổ lỗi cho “tiểu nhân”, cho báo chí, còn họ- những người đứng trong tâm bão với đủ sai sót, lỗi
lầm từng thừa nhận trước đó, và cả những lỗi lầm chưa từng thừa nhận, đã không hề chịu bất cứ
một trách nhiệm nào. Cuộc họp báo hóa ra cũng chỉ là một màn kịch đã được lên kịch bản chi
tiết, nhưng những chi tiết sắp đặt vụng về đã biến cuộc họp báo chiều 11/9 của Giọng hát Việt trở
thành một trò hề!
2.2.2. Giọng hát Việt: Huấn luyện viên hay “bà tám”
/>Giọng hát Việt được bắt đầu vào thời điểm khá muộn (21h30), nên điều khán giả chờ đợi là một
chương trình có kịch bản gọn, tập trung vào chuyên môn, pha trộn những màn tranh luận hài
hước mang phong cách của format The Voice. Vốn đã quá nhiều quảng cáo, lại phải lắng nghe
những diễn giải dài dòng của các huấn luyện viên (HLV) đã biến một cuộc thi hát thành nơi
“tám” nhau, mà người có đóng góp tích cực nhất là Thu Minh.
Sự thiên vị cũng lặp lại ở Trần Lập. Hồ Ngọc Hà đã đúng khi nhận xét khá thẳng thắn với phần
thi của Kim Loan ở ca khúc Em sẽ nhớ mãi rằng, ca khúc không thể hiện đúng sở trường và
giọng hát bốc lửa, mạnh mẽ của chị. Cô cũng ám chỉ HLV Trần Lập đã mắc sai lầm khi để cho
thí sinh của mình làm mới nhưng lại hoàn toàn xa lạ với cá tính mà họ đang xây dựng từ đầu cuộc
thi. Trần Lập có lẽ nhận ra điều này nên đã “sửa sai” bằng cách tạo tiếp cơ hội cho Kim Loan,
cho dù cô có màn biểu diễn khá thất vọng cả về cách hát lẫn cách chọn bài.
2.2.3. Giọng hát Việt: Hát karaoke tính điểm?
/>Ngoại trừ phần thể hiện tình cảm và nhiều gắn kết của hai thành viên đội Thu Minh là Ngân Bình
- Quốc Huy thì tính đối kháng giữa các thí sinh bộc lộ rất rõ ở những phần thi còn lại. Đứng trên
sân khấu được thiết kế như một võ đài, tất cả đều hát như những chiến binh thực thụ với mục
đích duy nhất là hạ gục đối thủ. Người có chất giọng cao thì lên cao chót vót. Kẻ giàu nội lực thì
hát cho thật khỏe và vang. Những ai trường hơi lại cố ngân cho đến khi nào đuối mới thôi. Vô
hình chung, việc khoe giọng một cách thái quá đó của các thí sinh đã khiến cho các phần thể hiện

trở nên nặng nề một cách không cần thiết
Có lẽ, phong cách hát như hát "karaoke tính điểm" đó của nhiều thí sinh cộng với chất lượng âm
thanh quá tệ của chương trình đã khiến cho không ít khán giả cảm thấy đau đầu, choáng váng sau
4


khi xem hết cả tập.Tuy nhiên, đã trách thí sinh thì không thể nhắc đến vai trò của các Huấn luyện
viên. Chính họ cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ trong chuyện này. Họ chỉ biết nhắc các
học trò của mình rằng phải cố gắng hết sức để chiến thắng mà quên không dạy họ cách thắng sao
cho đẹp, cho "fair play", cho hài lòng khán giả. Vì đây là chương trình được phát lại nên hiển
nhiên là sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào trong phương pháp chỉ dẫn của các huấn luyện viên ở
vòng đấu loại này. Do đó, không khó để dự đoán rằng các phần trình diễn như... "đấm vào tai" sẽ
vẫn còn xuất hiện trong các tập sau.
2.3.

Nhận xét chung:

Những tài liệu mà người thực hiện nghiên cứu thu thập được đã cho thấy phần nào thực trạng dư
luận xã hội về vấn đề chương trình The Vocie hiện nay và bước đầu đánh giá được những luồng ý
kiến chủ đạo. Tuy nhiên, người viết cũng nhận thấy rằng, trong hầu hết các ý kiến ủng hộ cũng
như phản đối The Voice, ý kiến của từng nhóm độ tuổi trong xã hội chưa được xác định.Vì thế rất
khó nói được sinh viên suy nghĩ gì về vấn đề này. Đồng thời, chưa có nghiên cứu dư luận xã hội
cụ thể nào đề cập đến sinh viên và chương trình thực tế. Do đó, để có cái nhìn tổng quan hơn về
vấn đề này cũng như đưa ra được những giải pháp khắc phục những mặt hạn chế của truyền
thông trong công tác định hướng dư luận và truyền tải thông điệp, người viết quyết định đi sâu
nghiên cứu đề tài bằng phương pháp xã hội học.

-

-


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.
Mục đích nghiên cứu
Khảo sát và đánh giá tại trường Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Đưa ra đánh giá chính xác về dư luận xã hội trong sinh viên về chương trình.
3.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài, xây dựng khung lý thuyết, chỉ báo thang đo,
vận dụng lý thuyết trong giải thích vấn đề nghiên cứu.
Khảo sát dư luận xã hội của SV đang theo học tại 3 trường Đại học
4. Đối tượng, khách thể, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
Dư luận xã hội về chương trình The Voice
4.2.
Khách thể
Sinh viên có quan tâm/hiểu biết về chương trình
4.3.
Câu hỏi nghiên cứu
Sinh viên nhận xét như thế nào về format chương trình The Voice?
Đánh giá của sinh viên về các huấn luyện viên và đội ngũ cố vấn chương trình ra sao?
Sinh viên đánh giá về nào về chất lượng thí sinh của The voice?
Hiệu quả truyền thông mà chương trình đạt được ở mức độ nào?
4.4.
Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên có đánh giá tích cực về chương trình tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng The
voice là chương trình giải trí mục đích “câu khách” và chưa truyền tải được thông điệp
mà nhà sản xuất hướng đến.
Những đặc trưng nhân khẩu học xã hội (đặc điểm cá nhân, gia đình,vùng miền) có tác

động đến suy nghĩ của SV trong đưa ra quan điểm riêng của mình.
5


-

-

-

5. Địa điểm, thời gian thu thập thông tin
Địa bàn khảo sát: Trường Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Thời gian khảo sát: 1 tháng.
6. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
6.1.
Phương pháp luận
Phương pháp luận chung: Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp luận chuyên biệt: Đề tài vận dụng hai lý thuyết xã hội học là lý thuyết Sự
lựa chọn hợp lý và lý thuyết Chức năng trong việc nghiên cứu DLXH về chương trình
The Voice.
6.2.
Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu định lượng: Phỏng vấn bằng bảng hỏi Anket với cỡ mẫu 189 theo phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
6.2.2. Phương pháp xử lí thông tin
Xử lý thông tin định lượng bằng chương trình SSPS.
6.2.3. Phương pháp chọn mẫu:
Nghiên cứu định lượng: chọn mẫu ngẫu nhiên với cỡ mẫu 189 là sinh viên trường Học

viện Ngoại giao, trong đó nữ chiếm 63%.
7. Khung lý thuyết và hệ số biến số, chỉ báo sẽ được sử dụng
Đặc điểm KT-XH

Đặc điểm cá nhân:
- Giới tính

Tình trạng
quan hệ cá
nhân với
các nhóm
đống đẳng

- Tuổi
- Trường học, năm học,
ngành học
Đặc điểm gia đình:
- Khu vực cư trú
- Nghề nghiệp bố mẹ

- Tình trạng hôn nhân của
bố mẹ
Sự phát triển của các
phương tiện thông tin
truyền thông,mạng xã hội,
….

Miêu tả biến số:
6


DLXH về
chương
trình The
Voice
hiện nay


7.1.

Biến phụ thuộc

Dư luận xã hội về chương trình The Voice hiện nay
7.2.

Biến độc lập

Các biến độc lập trong đề tài này bao gồm các yếu tố được xem xét như những nhân tố tác
động đến DLXH của SV.
-

Đặc điểm cá nhân:
+ Giới tính
+ Tuổi
+ Ngành học
+ Năm học

-

Đặc điểm gia đình:
+ Khu vực sinh sống của gia đình (quê quán)

+ Nghề nghiệp của bố mẹ

-

7.3.
Biến can thiệp:
Đặc điểm kinh tế-xã hội
Sự phát triển của các phương tiện thông tin truyền thông,mạng xã hội...
8. Công cụ nghiên cứu

Phương pháp điều tra bằng ankét:Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi được chuẩn
bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một
thời gian nhất định.
Lý do: nhóm nghiên cứu quyết định chọn phương pháp điêu tra bằng bảng hỏi anket bởi
thứ nhất đây là phương pháp cho ra các câu trả lời khách quan trong một khoảng thời gian nhất
định, vì thế sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình tổng hợp để đưa ra kết quả của người viết, thứ hai
là giúp các bạn sinh viên hiểu được mục đích nghiên cứu và nội dung câu hỏi nhanh gọn, chính
xác.
Sau đây là nội dung:
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
VỚI CHƯƠNG TRÌNH THE VOICE
A. Thông tin định danh
1. Bạn là sinh viên khoa nào?
1.

Chính trị

3.

Truyền thông quốc tế


2.

Luật quốc tế

4.

Kinh tế

7

5.

Ngoại ngữ


2. Bạn là sinh viên năm mấy (ghi cụ thể)? Năm thứ .........................
3. Giới tính của bạn là? 1. Nam

2. Nữ

4. Bạn là sinh viên đến từ Hà Nội hay các tỉnh khác? 1. Hà Nội

2. Các tỉnh khác

5. Mức độ thường xuyên xem Tivi trong tháng vừa rồi của bạn như thế nào?
1. Thường xuyên

2. Thỉnh thoảng


3. Hiếm khi

4. Không bao giờ

6. Bạn thích xem các chương trình truyền hình thực tế đến mức như thế nào?
1. Rất thích

2. Thích

3. Bình thường

4. Không thích

5. Rất không thích

7. Bạn có biết đến chương trình The Voice (Giọng Hát Việt) không?
1. Có 2. Không (Kết thúc trả lời)
8. Mức độ thường xuyên xem chương trình Giọng hát Việt không của bạn thế nào?
1. Thường xuyên

2. Thỉnh thoảng

3. Hiếm khi

4. Không bao giờ (Kết thúc trả lời)

B. Thái độ về Format chương trình
9.

Mức độ ủng hộ của bạn về cách xây dựng chương trình chỉ dựa trên tiêu chí giọng hát?

1. Rất ủng hộ

2. Ủng hộ

3. Bình thường

4. Không ủng hộ

5. Rất không ủng hộ

10. Bạn thích vòng thi nào nhất của chương trình Giọng hát Việt?
1. Vòng giấu mặt

2. Vòng đối đầu

3. Vòng đấu loại trực tiếp

11. Mức độ yêu thích của bạn với các vòng như thế nào?
Rất
thích

Thích

Bình thường

Không thích

Rất không
thích


1. Vòng giấu mặt

1

2

3

4

5

2. Vòng đối đầu

1

2

3

4

5

3. Vòng đấu loại trực tiếp

1

2


3

4

5

12. Bạn có muốn thay đổi vòng thi nào không?
1. Không thay đổi vòng nào 2. Vòng giấu mặt 3. Vòng đối đầu 4. Vòng đấu loại trực tiếp
13. Đánh giá của bạn về thời lượng phát sóng của các chương trình như thế nào?
Quá
ngắn

Ngắn

Vừa đủ

Dài

Quá dài

1.Vòng giấu mặt

1

2

3

4


5

2.Vòng đối đầu

1

2

3

4

5

8


3.Vòng đấu loại trực tiếp

1

2

3

4

5

14. Đánh giá của bạn về số tập phát sóng của các chương trình như thế nào?

Quá nhiều

Nhiều

Vừa đủ

Ít

Quá ít

1.Vòng giấu mặt

1

2

3

4

5

2.Vòng đối đầu

1

2

3


4

5

3.Vòng đấu loại trực tiếp

1

2

3

4

5

Rất ủng
hộ

Ủng hộ

Không ủng
hộ

Rất không
ửng hội

1.Cách công bố kết quả dựa trên tỷ lệ %

1


2

3

4

2.Cách lựa chọn thí sinh chiến tháng vòng giấu mặt

1

2

3

4

3. Cách lựa chọn thí sinh chiến tháng vòng đối đầu

1

2

3

4

4.Cách lựa chọn thí sinh chiến tháng vòng đấu loại
trực tiếp


1

2

3

4

15. Mức độ ủng hộ của bạn về một số tiêu chí sau như thế nào?

C. Huấn luyện viên
16. Mức độ ủng hộ của bạn đối với việc chọn Huấn luyện viên và Huấn luyện viên cụ thể như thế
nào?
Rất ủng
hộ

Ủng hộ

Không ủng
hộ

Rất không
ửng hội

1.Việc chọn huấn luyện viên của chương trình

1

2


3

4

2.Huấn luyện viên Hồ Ngọc Hà

1

2

3

4

3. Huấn luyện viên Đàm Vĩnh Hưng

1

2

3

4

4.Huấn luyện viên Trần Lập

1

2


3

4

5. Huấn luyện viên Thu Minh

1

2

3

4

9


17. Mức độ ủng hộ của bạn đối với trang phục của từng Huấn luyện viên cụ thể như thế nào?
Rất ủng
hộ

Ủng hộ

Không ủng
hộ

Rất không
ửng hội

1.Huấn luyện viên Hồ Ngọc Hà


1

2

3

4

2. Huấn luyện viên Đàm Vĩnh Hưng

1

2

3

4

3.Huấn luyện viên Trần Lập

1

2

3

4

4. Huấn luyện viên Thu Minh


1

2

3

4

18. Mức độ ủng hộ của bạn đối với cách lựa chọ thí sinh của từng Huấn luyện viên cụ thể như thế
nào?
Rất ủng
hộ

Ủng hộ

Không ủng
hộ

Rất không
ửng hội

1.Huấn luyện viên Hồ Ngọc Hà

1

2

3


4

2. Huấn luyện viên Đàm Vĩnh Hưng

1

2

3

4

3.Huấn luyện viên Trần Lập

1

2

3

4

4. Huấn luyện viên Thu Minh

1

2

3


4

D. Đội ngũ cố vấn của chương trình
19. Mức độ ủng hộ của bạn đối với cách lựa chọn đội ngũ cố vấn các Huấn luyện viên cụ thể?
Rất ủng
hộ

Ủng hộ

Không ủng
hộ

Rất không
ửng hội

1.Huấn luyện viên Hồ Ngọc Hà

1

2

3

4

2. Huấn luyện viên Đàm Vĩnh Hưng

1

2


3

4

3.Huấn luyện viên Trần Lập

1

2

3

4

4. Huấn luyện viên Thu Minh

1

2

3

4

20. Mức độ ủng hộ của bạn đối với cách trợ giúp của từng cố vấn?
a. Đội

1. Hồ Ngọc Hà


b. Tên

Rất ủng hộ Ủng hộ

1. Hồ Quỳnh Hương

1
10

2

Không ủng
hộ

Rất không ủng
hộ

3

4


2.

2. Thanh Bùi

1

2


3

4

3. Đàm Vĩnh Hưng

3. Elvis Phương

1

2

3

4

4.

4. Cẩm Vân

1

2

3

4

5. Trần Lập


5. Siu Black

1

2

3

4

6.

6. Hồ Hoài Anh

1

2

3

4

7. Thu Minh

7. Nguyễn Hải Phong

1

2


3

4

8. Hồng Nhung

1

2

3

4

E. Thí sinh
21. Bạn ủng hộ đội của HLV nào nhất?
1.Hồ Ngọc Hà 2. Đàm Vĩnh Hưng

3. Trần Lập

4. Thu Minh

22. Về phần thí sinh của đội Hồ Ngọc Hà, bạn đánh giá thế nào về từng thành viên ?
Rất ủng hộ

Ủng hộ Không ủng hộ Rất không ủng
hộ

1. Tiêu Châu Như Quỳnh


1

2

3

4

2. Bùi Anh Tuấn

1

2

3

4

3. Thái Trinh

1

2

3

4

4. Thiều Bảo Trang


1

2

3

4

5. Đào Bá Lộc

1

2

3

4

6. Đinh Thị Thanh Hương

1

2

3

4

7. Nguyễn Hương Giang


1

2

3

4

23. Về phần thí sinh của đội Đàm Vĩnh Hưng, bạn đánh giá thế nào về từng thành viên ?
Rất ủng hộ

Ủng hộ Không ủng hộ Rất không ủng hộ

1. Đồng Lan

1

2

3

4

2. Phạm Dũng Hà

1

2

3


4

11


3. Vũ Thanh Hằng

1

2

3

4

4. Nguyễn Quỳnh Trang

1

2

3

4

5. Nguyễn Trọng Khương

1


2

3

4

6. Lê Phạm Xuân Nghi

1

2

3

4

7. Phan Ngọc Luân

1

2

3

4

24. Về phần thí sinh của đội Trần Lập, bạn đánh giá thế nào về từng thành viên ?
Rất ủng hộ

Ủng hộ


Không ủng Rất không ủng hộ
hộ

1. Nguyễn Hoài Bảo Anh

1

2

3

4

2. Nguyễn Thị Thảo Nguyên

1

2

3

4

3. Nguyễn Thùy Linh

1

2


3

4

4. Trần Thị Kim Loan

1

2

3

4

5. Huỳnh Anh Tuấn

1

2

3

4

6. Nguyễn Kiên Giang

1

2


3

4

7. Nguyễn Văn Thắng

1

2

3

4

25. Về phần thí sinh của đội Thu Minh, bạn đánh giá thế nào về từng thành viên ?
Rất ủng hộ

Ủng hộ

1. Phạm Thị Ngân Bình

1

2

3

4

2. Dương Trần Nghĩa


1

2

3

4

3. Đặng Thị Thu Thủy

1

2

3

4

4. Nguyễn Trúc Nhân

1

2

3

4

5. Phạm Thị Hương Tràm


1

2

3

4

6. Đỗ Xuân Sơn

1

2

3

4

7. Nguyễn Khánh Phương

1

2

3

4

12


Không ủng hộ Rất không ủng hộ


Linh
F. Truyền thông
26. Bạn biết đến chương trình the voice Việt Nam ( Giọng hát Việt ) qua phương tiện nào? [Có thể
lựa chọn nhiều đáp án]
1.Truyền hình 2. Báo in 3. Báo mạng 4. Các trang mạng xã hội

5. Khác…….

27. Mức độ quan tâm của bạn với những thông tin liên quan đến Giọng hát Việt không ?
1. Rất quan tâm

2.Quan tâm

3. Ít quan tâm

4. Không quan tâm 5. Rất không quan tâm

28. Nếu có cập nhật những tin tức, bạn cập nhật bằng các phương tiện nào nào ? [chọn nhiều
phương án]
1.Truyền hình 2. Báo in 3. Báo mạng 4. Các trang mạng xã hội

5. Khác…….

29. Là một chương trình có quy mô lớn, scandal và những ầm ĩ bên ngoài là không thể tránh khỏi.
Bạn có ủng hộ ý kiến rằng các scandal gần đây của Giọng hát Việt là « chiêu thức » PR của
chương trình ?

1. Rất ủng hộ

2. Ủng hộ

3. Bình thường

4. Không ủng hộ

5. Rất không ủng hộ

30. Giọng hát Việt có nhiều cách khác nhau để thu hút mối quan tâm của công chúng. Chương trình
tiếp cận bạn bằng cách nào hiệu quả nhất? [chọn 1 phương án]
1.

Chiến dịch PR, quảng bá từ lúc chưa phát sóng ( về format, HLV, người
dẫn chương trình )

2.

Những thông tin, hình ảnh, video từ website chính thức của chương trình
(gionghatviet.vn)

3.

Chương trình tiếp cận người xem bằng những trang mạng xã hội nổi tiếng
(facebook, twitter)

4.

Nhắn tin ủng hộ thí sinh qua tổng đài điện thoại 6258.


5.

Khác: …………………

31. Samsung là một công ty có mức độ ảnh hưởng rất lớn. Việc chọn Samsung làm nhà tài trợ, theo
bạn nghĩ, có làm nâng cao hình ảnh và sự phổ biến của Giọng hát Việt không?
1. Có 2. Không
32. Về chương trình quảng cáo giữa các tiết mục, bạn có thấy thực sự cần thiết?
1. Cần thiết, để ê-kíp làm chương trình có thời gian chuẩn bị
2. Cần thiết, nhưng nên cắt giảm thời lượng quảng cáo
3. Không cần thiết, gây gián đoạn, mất tập trung của người xem
33. Bạn có đồng ý rằng Giọng hát Việt thành công là dựa vào kế hoạch truyền thông và tiếp cận
công chúng của chương trình?
1.Hoàn toàn đồng ý 2. Đồng ý 3. Không đồng ý 4. Rất không đồng ý
13


Cảm ơn các bạn đã hợp tác với chúng tôi trong nghiên cứu này

II.

Báo cáo kết quả nghiên cứu

Báo cáo sau về dư luận xã hội của chương trình The voice nhằm chứng minh cho giả thuyết
mà người viết đã nêu ra, đó là có những luồng dư luận trái chiều trong sinh viên về chương trình
và thứ hai là những đặc trưng về nhân khẩu học xã hội có tác động đến việc đưa ra ý kiến của
sinh viên. Để cụ thể hóa hơn, người viết xin được đi sâu làm rõ câu hỏi nghiên cứu: “sinh viên
nhận xét như thế nào về format của The Voice ?” dựa trên hai biến số độc lập là giới tính và quê
quán.

Format của chương trình The Voice Việt Nam gồm ba giai đoạn, đầu tiên bắt đầu với vòng thi
Giấu mặt, sau đó các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau tại vòng thi Đối đầu, và cuối cùng, là
các đêm diễn live (Vòng đấu loại trực tiếp).
Trong vòng thi Giấu mặt, quyết định chọn thí sinh từ các huấn luyện viên chỉ dựa vào giọng hát
là chính, không dựa vào ngoại hình hay các yếu tố khác. Các huấn luyện viên sẽ lắng nghe các
thí sinh trình diễn, nhưng sẽ không nhìn thấy mặt thí sinh cho đến khi họ xoay ghế lại. Nếu một
huấn luyện viên bị ấn tượng bởi giọng hát của một thí sinh nào đó và mong muốn họ vào đội của
anh/cô ấy, thì huấn luyện viên đó sẽ nhấn nút để chọn. Nếu có nhiều huấn luyện viên cùng chọn
một thí sinh, thì quyền lựa chọn lúc này lại thuộc về thí sinh. Thí sinh có quyền quyết định sẽ
tham gia đội của huấn luyện viên nào mà mình yêu thích.
Một khi các đội được thiết lập, sẽ bắt đầu ngay vòng thi Đối đầu. Huấn luyện viên sẽ cống hiến
hết mình để hỗ trợ nghệ sĩ của họ, cho họ lời khuyên, và chia sẻ những bí mật trong sự thành
công trên con đường âm nhạc của chính mình. Trong vòng Đối đầu huấn luyện viên sẽ chọn hai
thành viên trong nhóm của mình để thi đấu với nhau, biểu diễn cùng một bài hát trên “võ đài” của
đêm thi này trước tất cả khán giả. Ngay khi bài hát kết thúc, các huấn luyện viên phải lập tức phải
chọn ra người thắng cuộc để đi tiếp vào vòng trong.
Vào cuối vòng thi Đối đầu, chỉ các thành viên mạnh nhất từ mỗi đội của các huấn luyện viên mới
tiếp tục đi vào vòng diễn Live. Trong giai đoạn cuối cùng của cuộc thi này, các thí sinh hàng đầu
từ mỗi đội sẽ cạnh tranh với nhau trong chương trình phát sóng trực tiếp. Các khán giả truyền
hình sẽ bỏ phiếu để cứu một trong những thí sinh trên mỗi đội, huấn luyện viên sẽ quyết định ai
sẽ “ở lại” và ai sẽ “ra về”. Mỗi huấn luyện viên sẽ còn lại một nghệ sĩ giỏi nhất để cạnh tranh
trong đêm chung kết.
Cuối cùng – người duy nhất chiến thắng sẽ giành được danh hiệu Giọng Hát Việt - và sẽ nhận
được những giải thưởng giá trị từ chương trình.
1. Mức độ ủng hộ về cách xây dựng chương trình chỉ dựa trên tiêu chí giọng hát

14


Trong số 189 bạn sinh viên được hỏi về mức độ bạn ủng hộ cách xây dựng chương trình chỉ

dựa trên tiêu chí giọng hát, có 157 bạn đưa ra câu trả lời hợp lệ. Theo đó, 7% trong tổng số bạn
sinh viên rất ủng hộ, 89.2% ủng hộ và chỉ có 3.8% phản đối. Điều này cho thấy The Voice đã có
cách xây dựng chương trình thành công, và cho thấy xu hướng của các bạn sinh viên muốn có
một chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc mà trong đó yếu tố giọng hát phải được đưa lên
hàng đầu.
Xét theo biến giới tính, tỉ lệ nam và nữ ủng hộ chương trình lần lượt là 88% và 89.2%; tỉ lệ
phản đối là 4% và 3.7%. Như vậy nam và nữ sinh viên đều có chung quan điểm đánh giá tốt về
cách xây dựng The Voice.
2. Vòng thi được yêu thích nhất của The Voice
Để làm rõ hơn về mức độ yêu thích của sinh viên đối với từng vòng thi, người viết xin được cụ
thể qua biểu đồ cột dưới đây:

Trong số 3 vòng thi là vòng giấu mặt, đối đầu và đấu loại trực tiếp thì vòng giấu mặt được
sinh viên yêu thích nhất chiếm 77.7% , các vòng còn lại lần lượt chiếm tỉ lệ 14.6% và 7.6%. Có
thể thấy được chương trình đã thu hút sự quan tâm của các bạn sinh viên ngay từ vòng thi đầu
tiên và nhận được sự yêu mến cao, tuy nhiên càng về các vòng thi sau, vì một số lý do nào đó mà
mức độ yêu thích ngày càng giảm đi, đồng nghĩa với việc sinh viên nhận thấy các vòng thi sau đã
không còn đủ sức hấp dẫn như vòng đầu tiên.
Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy mức độ rất thích của sinh viên sụt giảm mạnh 27.8% xuống chỉ
còn 3.8% ở 2 vòng thi sau đồng nghĩa với việc tỉ lệ không thích cũng tăng tương đương. Tuy
nhiên một điểm đáng chú ý là tỉ lệ sinh viên thích qua 3 vòng thi vẫn giữ nguyên mức trên 65%.

15


Điều này có nghĩa là phần đông sinh viên vẫn giữ nguyên thái độ hưởng ứng và họ thích xem các
vòng thi của The Voice.
Xét theo biến quê quán, ở vòng thi giấu mặt, mức độ rất thích, thích và không thích của các
bạn sinh viên đến từ Hà Nội và các tỉnh khác là tương đương nhau: 32.9% sinh viên Hà Nội và
30.1% sinh viên ngoại tỉnh tỏ ra rất yêu thích vòng thi này. Ở vòng thi đối đầu, sinh viên Hà Nội

lại tỏ ra kém yêu thích hơn sinh viên các tỉnh khác khi có 65,9% sinh viên Hà Nội bày tỏ ý kiến
thích so với 72.6% sinh viên ngoại tỉnh, và tỉ lệ không thích vòng đối đầu của sinh viên Hà Nội
cao hơn sinh viên ngoại tỉnh 9.9%. Đến vòng thi đấu loại trực tiếp, mức độ không thích của sinh
viên Hà Nội thể hiện rõ với tỉ lệ 35.3% trong khi sinh viên tỉnh khác không thích ở mức 24.7%.
Lý giải cho điều này, thứ nhất chương trình đã đưa ra một format vô cùng mới mẻ, lần đầu tiên
xuất hiện tại Việt Nam. Chính điều này đã tạo nên nét riêng biệt và sức hấp dẫn cho The Voice
khi tại thời điểm chương trình ra mắt, đã có quá nhiều cuộc thi truyền hình thực tế tìm kiếm tài
năng trước đó như Sao Mai điểm hẹn, Vietnam Got Talent, Vietnam Idol… và vô số các cuộc thi
âm nhạc khác diễn ra hàng năm. Thứ hai, sinh viên là đối tượng có tuổi trung bình từ 18 đến 25,
theo nghiên cứu, giới trẻ bình quân bỏ 2.5 tiếng một ngày nghe nhạc, tức là hơn 16 tiếng/tuần,
trong khi chỉ khoảng 6 tiếng/tuần cho phim ảnh1. Như vậy khoảng thời gian mà giới trẻ nói chung
và sinh viên nói riêng dành cho âm nhạc là rất lớn, bởi âm nhạc giúp các bạn trẻ từ khắp mọi
miền xích lại gần nhau, thông qua việc truyền tải thông điệp bằng giai điệu. Âm nhạc giúp xóa
mờ các khoảng cách về không gian, vùng miền, ngôn ngữ, màu da… và là một trong những cách
hữu hiệu nhất để chia sẻ cảm xúc giữa người với người. Tuy nhiên, để một bài hát có thể chạm tới
được cảm xúc và tác động đến nhận thức người nghe, thì vai trò của ca sĩ là vô cùng quan trọng
do vậy sự quan tâm của sinh viên dành cho các ca sĩ là không nhỏ. Các chương trình truyền hình
thực tế tìm kiếm tài năng âm nhạc ra đời thực sự đã đáp ứng được nhu cầu của sinh viên cả về
mặt giải trí sau những giờ học căng thẳng cũng như thưởng thức âm nhạc. Khi The Voice mới
xuất hiện, chương trình đã nhận được sự yêu thích của cả sinh viên Hà Nội và sinh viên đến từ
tỉnh khác, tuy nhiên đến 2 vòng thi sau, do xuất hiện những nhược điểm mà The Voice đã mất đi
phần nào sức hút của mình, tỉ lệ thích của sinh viên Hà Nội giảm đi đáng kể nhưng các bạn sinh
viên ngoại tỉnh vẫn coi The Voice là một chương trình giải trí đáng xem. Các bạn sinh viên từ các
tỉnh, miền quê lên thành phố lớn học tập mang đặc điểm chung của giới trẻ hiện nay, tuy nhiên họ
là những người phải xa gia đình sống tại nơi xa lạ, thường thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm, do
vậy sinh viên ngoại tỉnh có xu hướng thích theo dõi các chương trình âm nhạc như The Voice bởi
đó là một cách giải trí hiệu quả mà không tốn kém để giảm áp lực học tập và cuộc sống.
3. Vòng thi sinh viên muốn thay đổi:
Nhìn vào biểu đồ mức độ yêu thích của sinh viên đối với ba vòng thi, thì việc chỉ 3.2% sinh viên
muốn thay đổi vòng giấu mặt là không hề khó hiểu bởi đây vốn là vòng thi được yêu thích nhất

The Voice. 2 vòng còn lại lần lượt có tỉ lệ 38% và 19.6% sinh viên muốn thay đổi. So với vòng
thi 1 quá xuất sắc thì đến vòng thi đối đầu, sự thể hiện yếu kém hơn hẳn của thí sinh so với vòng
1, cộng thêm scandal dàn xếp bài hát và bình chọn, thì The Voice đã bị mất điểm nghiêm trọng
1

Theo báo cáo nghiên cứu của the University of Pittsburgh School of Medicine vào tháng 5/2008.

16


với giới truyền thông và công chúng. Tuy nhiên khi sang đến vòng đấu loại trực tiếp, chương
trình đã có những cải thiện với việc đầu tư mạnh tay hơn cho thí sinh cả về phần tiếng lẫn phần
hình, đồng thời tuyên bố sẽ minh bạch rõ ràng trong tỉ lệ bình chọn cũng như sự cải thiện trong
cách nhận xét của huấn luyện viên cũng là một trong nhiều nguyên nhân The Voice nhận được
phản hồi tích cực của sinh viên và tỉ lệ muốn thay đổi vòng thi 3 nhờ đó cũng giảm đáng kể.
4. Đánh giá về thời lượng phát sóng các vòng thi và số tập trong mỗi vòng
Trên 50% các bạn sinh viên đánh giá thời lượng phát sóng của 3 vòng thi và số tập trong mỗi
vòng là vừa đủ. Trong đó, vòng giấu mặt vẫn là vòng thi nhận được phản hồi tốt nhất khi 68%
nam và 65.7% nữ cho rằng thời lượng phát sóng vòng này rất hợp lý. Các vòng thi còn lại lần
lượt nhận tỉ lệ đánh giá cho thời lượng phát sóng với 52% nam và 56.5% nữ ủng hộ. Như vậy, độ
dài của mỗi vòng thi theo nhận định của các bạn sinh viên là vừa đủ, không quá dài hoặc quá
ngắn.
5. Mức độ ủng hộ format chương trình theo một số tiêu chí
Ở mục này nhóm nghiên cứu đã đưa ra 4 tiêu chí để đánh giá: mức độ ủng hộ cách công bố kết
quả dựa trên %; mức độ ủng hộ cách lựa chọn thí sinh thắng vòng giấu mặt; mức độ ủng hô cách
lựa chọn thí sinh thắng vòng đối đầu và mức độ ủng hộ cách lựa chọn thí sinh thắng vòng loại
trực tiếp. Cách thức lựa chọn thí sinh đi tiếp vào vòng trong đã được người viết nhắc đến ở phần
trên2.
a. Mức độ ủng hộ cách công bố kết quả dựa trên %
Tỉ lệ rất ủng hộ và ủng hộ cách thức công bố kết quả này của các bạn sinh viên khá cao, chiếm

73.4%. Theo format, trong các đêm công bố, BTC The Voice sẽ thông báo tỷ lệ % bình chọn cho
các thí sinh ngay sau khi có kết quả. Cuối đêm diễn, số liệu cụ thể của các tin nhắn sẽ được
chứng nhận cả 3 bên (VTV, Cát Tiên Sa và GAPIT - công ty thực hiện nhận số tin nhắn), sau đó
được scan nguyên bản và công bố trên website chính thức của chương trình. Tuy nhiên, một số
bạn sinh viên cho rằng cách thức công bố kết quả như vậy chưa thực sự khiến họ hài lòng, bởi
thông thường với các chương trình thực tế có kết quả dựa vào số lượng bình chọn, nhà sản xuất
buộc phải mời một đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín và tên tuổi trong nước hoặc nước ngoài vào
cuộc để minh bạch kết quả.
b. Mức độ ủng hộ cách lựa chọn thí sinh các vòng thi

2

Xem lại mở đầu phần II: Báo cáo kết quả nghiên cứu.

17


Nhìn vào biểu đồ trên, dễ dàng thấy được càng vào đến các vòng thi sau, tỉ lệ ủng hộ việc lựa
chọn thí sinh đi tiếp càng xuống thấp, từ mức trên 70% ở vòng thi đầu tiên giảm gần ½ còn trên
35% ở vòng thắng loại trực tiếp đồng nghĩa với việc mức độ phản đối theo đó cũng tăng nhanh.

18


19



×