Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.64 KB, 86 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
HÌNH
Hình 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động Error: Reference
source not found
Hình 2. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi, năm 2005 và 2009 Error:
Reference source not found
Hình 3. Số lượng lao động theo 3 ngành kinh tế của tỉnh Tuyên Quang, Error:
Reference source not found
giai đoạn 2005-2009 Error: Reference source not found
Hình 4. Cơ cấu lực lượng lao động tỉnh Tuyên Quang theo địa bàn, Error: Reference
source not found
năm 2005 và 2009 Error: Reference source not found
Hình 5 : Lao động ở thành thị, ở khu vực nông thôn và cả của tỉnh,Error: Reference
source not found
năm 2005 và 2009 Error: Reference source not found
Hình 6 . Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2005-2009 Error:
Reference source not found
Hình 7. So sánh cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2005-2009 Error: Reference source not found
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
LỜI MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Tuyên Quang từ nay đến năm 2020, với
mục tiêu đưa Tuyên Quang trở thành một tỉnh phát triển khá trong khu vực miền


Bắc và đạt mức trung bình của cả nước, đã quyết định xây dựng Tuyên Quang phát
triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, xã hội văn minh, môi
trường sinh thái được giữa vững, an ninh quốc phòng được đảm bảo. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế là công
nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp.
Thời gian qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, chương trình giải
quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động đã được sự quan tâm của các cấp,
các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng như mỗi gia đình và bản thân người
lao động. Chương trình này bước đầu đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận,
góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người
lao động. Cụ thể là: (i) số việc làm mới được tạo ra hàng năm khá cao và ổn định;
(ii) cơ cấu lao động đang chuyển dịch tích cực; (iii) hiệu quả việc làm dần được cải
thiện
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong việc giải quyết nhu cầu việc
làm và chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội
từ nay đến năm 2020. Bước sang thời kỳ mới (thời kỳ 2010 – 2020), Tuyên Quang
đang đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ mới: đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế cao và
bền vững, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 14%; chuyển
dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp,
tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và cơ cấu lao động theo hướng giảm
dần số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, tăng số lượng lao động trong
ngành công nghiệp, dịch vụ Để thực hiện thành công nhiệm vụ trên, đòi hỏi phải
có một nghiên cứu tổng thể với những phương pháp tiếp cận vấn đề một cách khoa
học, khách quan nhằm đánh giá thực trạng về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, số
lượng và chất lượng lực lượng lao động của người lao động trong các loại hình
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, làm căn cứ đề xuất những giải pháp
và chính sách có luận cứ khoa học trong việc thúc đẩy chuyển dich cơ cấu lao động
phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng giai đoạn.
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
1

Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
2. Câu hỏi nghiên cứu
Vị trí nghiên cứu: Qua tìm hiểu sơ bộ về tài liệu, tôi thấy : (i) tuyệt đại đa số bộ phận
lao động vẫn tập trung ở khu vực nông thôn, phân bố lực lượng lao động không đều giữa
các huyện và thị xã; (ii) nhìn chung chất lượng lao động vẫn còn thấp, không đồng đều
giữa hai khu vực nông thôn và thành thị; (iii) có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng trình
độ chuyên môn kĩ thuật theo vùng và theo địa bàn; (iv) cơ cấu đào tạo bất hợp lý, thiếu đội
ngũ lao động công nhân kĩ thuật bậc cao, lành nghề; (v) phần lớn đội ngũ công nhân kĩ
thuật được đào tạo trong thời kì trước chưa phù hợp với yêu cầu hiện tại. Vì vậy, qua đề tài
nghiên cứu này, tôi muốn kiểm chứng lại các lý do trên, và đưa ra giải pháp khắc phục nếu
tình trạng trên là đúng.
Câu hỏi: Vì sao chuyển dịch cơ cấu lao động ở Tuyên Quang vẫn chưa chuyển
dịch đúng hướng? Cần phải làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động đó?
3. Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi xử lý của đề tài: Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng về chuyển
dịch cơ cấu lao động trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2000-2009
và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2010 -2020 trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.
Cách thức giải quyết vấn đề: Thu thập tài liệu từ các báo cáo: Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội Tuyên Quang đến năm 2020; báo cáo kết quả điều tra
Lao động-Việc làm năm 2009; báo cáo tổng kết hàng năm về Lao động – Việc làm
và Dạy nghề của Tuyên Quang giai đoạn 2003-2008; Niên giám thống kê tỉnh
Tuyên Quang các năm 2000 - 2004, 2006, 2007, 2008
Kết quả dự kiến và đóng góp của đề tài: đề tài sẽ chứng minh được những
luận điểm được đưa ra ở câu hỏi nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khắc phục
nhằm giúp :”Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía
Bắc và đạt mức trung bình của cả nước”.
4. Kết cấu dự kiến của chuyên đề

Chương I: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2005-2009
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
2
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
I.Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.
1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1. Nội hàm của tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế được xem là những vấn đề hấp dẫn nhất trong
nghiên cứu kinh tế phát triển, nhằm tìm ra những giải pháp chính sách phát triển kinh tế -
xã hội hợp lý nhất cho một quốc gia, cho từng vùng, từng địa phương trong từng giai đoạn,
hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống cho người dân.
Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở
quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn
tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự
gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu
hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ
tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên
đầu người.
Như vậy, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về
lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với
tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo

khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu
quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế
nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi các nhân tố đóng vai trò quyết định là
khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.
Phát triển kinh tế: được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về
chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về
kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
Theo cách hiểu như vậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các
nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội hàm của phát triển kinh tế được
khái quát theo ba tiêu thức:
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
3
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
- Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng
thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến
đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất
của một quốc gia và thực hiện mục tiêu khác của phát triển.
- Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế hay so sánh trình
độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu
về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thể hiện sự phát triển về chất của nền kinh tế.
- Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu
cuối cùng của sự phát triển kinh tế không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của
tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ
dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân v.v…Hoàn thiện các tiêu
chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
1.2. Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.1. Cơ cấu
Theo Từ điển tiếng Việt, do Viện Ngôn ngữ biên soạn, Nhà xuất bản Đà
Nẵng và Trung tâm Từ điển học phối hợp xuất bản năm 2000, cơ cấu là ''cách
tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng chung tổng thể” (tr 214).
Cách hiểu này, theo tôi còn chung chung. Trong kinh tế, có nhiều ý kiến khác
nhau về cơ cấu, mỗi ý kiến đều đứng trên giác độ khác nhau.
Trong cuốn ''Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực
và thế giới'', PGS.TSKH Lê Du Phong và PGS.TS Nguyễn Thành Độ chủ biên, cho
rằng cơ cấu ''Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị
cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của hệ thống.
Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu
tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là một thuộc tính của hệ thống''.
Khái niệm này chủ yếu biểu hiện về mặt định tính.
Quan niệm chung nhất về cơ cấu được hiểu là tập hợp các cấu phần, theo
một tỷ lệ nhất định, trong mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với nhau, tạo nên một
chỉnh thể thống nhất.
1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Từ khái niệm chung nhất về cơ cấu, có thể hiểu cơ cấu kinh tế là khái
niệm được dùng để chỉ các bộ phận cấu thành (cấu phần) nền kinh tế của một
quốc gia, địa phương, vùng lãnh thổ.
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
4
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
Trong ba tiêu thức đánh giá phát triển, cơ cấu kinh tế được xem như là tiêu
thức phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai đoạn
phát triển trong nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu
vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế v.v
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động xã hội 2008 định nghĩa:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một phạm trù động, nó luôn thay đổi theo từng
thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Quá trình
thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn
thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển gọi là chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Theo bài viết “Một số vấn đề về thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế cấp
huyện” trên Viện khoa học thống kê –Tổng cục thống kê: Nền kinh tế phát triển
tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong phân công lao động xã hội, khi đó cơ cấu
kinh tế cũng từng bước bị phá vỡ và được thay đổi dần bằng cơ cấu kinh tế
mới. Đó chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
quá trình thay đổi các quan hệ tỷ lệ về lượng và mối quan hệ tương tác giữa các
bộ phận cấu thành nên nền kinh tế.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình biến đổi, chuyển hóa
khách quan từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới tiến bộ hơn, phù hợp
quá trình và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
được xác lập trong một giai đoạn (thời kỳ) nhất định.
Từ khái niệm trên có thể rút ra được một số kết luận về bản chất của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế về thực chất là quá trình phân chia lại
về lượng trong nền kinh tế trong đó các quan hệ giữa những nhân tốt hợp thành
nền kinh tế được thay đổi dần dần.
- Hai là, không phải mọi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều làm thay đổi
cơ cấu kinh tế.
- Ba là, đặc điểm cơ bản của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phá
vỡ dần những trình tự cũ nhằm từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới và tự
điều chỉnh để hoàn thiện.
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
5
Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Vũ Cương
- Bốn là, mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhằm đạt tới một cơ
cấu kinh tế hợp lý nghĩa là có khả nằng khai thác tối đa tiềm năng để tăng
trưởng kinh tế, tạo việc làm đồng thời sử dụng tốt nhất lợi thế vốn có và tham
gia vào phân công lao động quốc tế.
II. Chuyển dịch cơ cấu lao động
1.Khái niệm về Nguồn lao động và lực lượng lao động
1.1.Nguồn lao động
Theo giáo trình Kinh tế phát triển: Nguồn lao động là bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có
nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ
tuổi lao động) đang làm việc tại các ngành kinh tế quốc dân.Việc quy định cụ
thể về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước, thậm chí là khác nhau ở các
giai đoạn của mỗi nước. Điều đó còn tùy thuộc vào trình đô phát triển của nền
kinh tế. Ở nước ta, theo quy định của Bộ luật Lao động (2002), độ tuổi lao
đông đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi và nữ là từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Nguồn
lao động luôn được xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng và chất lượng.
(i) Nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:
- Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm
- Dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động nhung thất
nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu
cầu việc làm và những người thuộc tinh trạng khác (bao gồm cả những người
nghỉ hưu trước tuổi quy định).
(ii) Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, được xét dựa trên:
- Trí lực: trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề
- Thể lực: sức khỏe của người lao động.
- Tác phong, kỷ luật làm việc.
Cần phải phân biệt rõ nguồn lao động với dân số trong trong độ tuổi lao
động: nguồn lao động chỉ gồm những người có khả năng lao động. Dân số
trong độ tuổi lao động bao gồm toàn bộ dân số trong tuổi lao động, kể cả bộ

phận dân số trong tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động như: tàn
tật, mát sức lao động bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân khác.
Vì vậy, quy mô dân số trong độ tuổi lao động lơn hơn quy mô nguồn lao động.
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
6
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
1.2.Lực lượng lao động
Theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) : lực lượng lao
động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo quy định thực tế đang có
việc làm hoặc những người thất nghiệp.
Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau : Lực lượng lao động là
bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Theo
quan niệm này: Lực lượng lao động đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế
(tích cực) và nó phản ánh khả năng cung ứng lao động của xã hội.
1.3.Khái niệm cơ cấu lao động và phân loại cơ cấu lao động
1.3.1.Khái niệm vể cơ cấu lao động
Theo giáo trình Nguồn nhân lực của PGS.TS Nguyễn Tiệp: cơ cấu lao
động là một phạm trù kinh tế xã hội, bản chất của nó là các quan hệ giữa các
phần tử, các bộ phận cấu thành tổng thể lao động, đăc trưng nhất là mối quan
hệ tỷ lệ về mặt số lượng lao động giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh
tế quốc dân.
Giống như các phạm trù khác, cơ cấu lao động cũng có những thuộc tính
cơ bản của mình: tính khách quan, tính lịch sử và tính xã hội.
- Tính khách quan của cơ cấu lao động được thể hiện ở chỗ cơ cấu lao
động bắt nguồn từ dân số và cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Tính khách quan
của quá trình dân số và của cơ cấu kinh tế đã xác định tính khách quan của cơ
cấu lao động xã hội.
- Tính lịch sử: Cơ cấu lao động xã hội là một chỉnh thể tồn tại và vận động
gắn liền với phương thức sản xuất xã hội. Khi phương thức đó có sự vận động,

biến đổi thì cơ cấu lao động một quốc gia cũng có sự vận động, biến đổi theo.
- Tính xã hội: Cơ cấu lao động mang tính chất xã hội sâu sắc và đậm nét.
Quá trình phân công lao động phản ánh sự tiến hóa của lịch sử xã hội loài
người. Khi lực lượng sản xuất có sự phát triển và nhảy vọt, lại đánh dấu sự
phân công lao động xã hội mới. Quá trình phát triển phân công lao động mới
với cơ cấu lao động mới phản ánh trình độ văn minh của xã hội. Xét các về
phương diện sản xuất cơ cấu lao động phản ánh cơ cấu các giai tầng của xã hội
trong nền sản xuất xã hội. Thông qua cơ cấu lao động có thể nhận biết được
hoạt động kinh tế của các giai tầng xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển.
1.3.2. Phân loại cơ cấu lao động
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
7
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
Có nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá cơ cấu lao động của nền kinh tế,
mỗi tiêu chí có ý nghĩa khác nhau:
(i) Cơ cấu lao động theo không gian
Bao gồm cơ cấu lao động theo vùng, lãnh thổ (tỉnh, thành phố, huyện),
cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn. Loại cơ cấu này thường được dùng
để đánh giá thực trạng phân bổ của lao động xã hội về mặt không gian. Từ
đó,xây dựng các kế hoạch, định hướng vĩ mô phân bố lại lực lượng lao động xã
hội, từng bước cân đối hợp lý hơn giữa tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên
nhiên trong nội bộ từng địa phương cũng như giữa các vùng, giữa các khu vực
trong phạm vi cả nước.
(ii) Cơ cấu lao động theo tính chất các yếu tố tạo nguồn
Bao gồm cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao
động, lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, lao động trong độ
tuổi đang đi học Loại cơ cấu này là cơ sở để đánh giá thực trạng về quy mô và
tình hình sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý trên địa bàn tỉnh, thành phố
cũng như cả nước.

(iii) Cơ cấu lao động theo ngành nghề kinh tế quốc dân
Đây là cơ cấu lao động đang làm việc trên lãnh thổ (tỉnh, thành phố, huyện) Cơ
cấu này để đánh giá thực trạng phân bổ, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các
ngành hoặc nội bộ ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố, vùng, cả nước. Đồng
thời là căn cứ thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch định hướng và
chương trình phát triển riêng cho mỗi ngành.
(iv) Cơ cấu lao động theo các đặc trưng khác
Bao gồm như cơ cấu lao động theo nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn
hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, giới tính Cơ cấu này dùng để nghiên cứu,
xác định, đánh giá đặc trưng cơ bản về văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, tình
trạng hoạt động của nguồn nhân lực để đề ra hệ thống các giải pháp khả thi
trong chiến lược phát triển bồi dưỡng, đào tạo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
1.4.Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu lao động
1.4.1.Khái niệm
Theo như bài viết :”Chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm ở Việt Nam
giai đoạn 2001” của TS. Nguyễn Ngọc Sơn trên tạp chí Kinh tế và dự báo số 3
năm 2006, trang 26: Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân phối, bố trí
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
8
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
lao động theo những quy luật, những xu hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng
đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực để tăng trưởng và phát triển.
Còn theo như giáo trình Nguồn nhân lực của Nguyễn Tiệp: Chuyển dịch
cơ cấu lao động là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ, cũng như xu hướng vận động của
các bộ phận cấu thành nguồn nhân lực, được diễn ra trong một không gian, thời
gian theo một chiều hướng nhất định.
Và theo bài viết “ Chuyển dịch cơ cấu lao động “ (18/7/2008) đăng trên tạp
chí Khoa giáo số 7: Chuyển dịch cơ cấu laọ động là sự thay đổi qua thời gian

về tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng số lao động theo một không gian, thời
gian nào đó và diễn ra theo một xu hướng nào đó (tăng lên, giảm đi…).
Mỗi khái niệm trên tiếp cận theo những cách khác nhau, nhưng có thể tổng
kết lại như sau: Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình biến đổi, chuyển hóa
khách quan từ cơ cấu lao động xã hội cũ sang cơ cấu lao động mới tiến bộ
hơn, phù hợp với cơ cấu kinh tế trong một thời kì nhất định, và nó là một khái
niệm trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi số lượng và
chất lượng lao động.
1.4.2.Phân loại
Chuyển dịch cơ cấu lao động bao gồm chuyển dịch cơ cấu cung và cấu lao động:
- Chuyển dịch cơ cấu cung lao động theo hướng thay đổi số lượng và chất
lượng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất và thị trường lao động
- Chuyển dịch cơ cấu cầu lao động (sử dụng lao động) theo ngành, theo
vùng, theo thành phần kinh tế, theo tình trạng việc làm.
Giữa chuyển dịch cơ cấu cung và cơ cấu cầu lao động có mối quan hệ qua
lại tác động lẫn nhau. Về nguyên tắc, muốn chuyển dịch cơ cấu cầu lao động
(sử dụng) lao động đòi hỏi cơ cấu số lượng và chất lượng lao động (cơ cấu
cung lao động) phát triển đạt tới một trình độ cần thiết phù hợp với yêu cầu
khách quan của nền kinh tế. Ngược lại, sự chuyển dịch khách quan có tính quy
luật của cơ cấu cầu (sử dụng) lao động, phản ánh quá trình xã hội hóa và phân
công lao động ngày càng hợp lý, tiến bộ, là một trong những yếu tố quyết định
tăng trưởng và phát triển kinh tế, đến lượt nó lại đặt ra những yêu cầu mới cao
hơn về chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động (cơ cấu cung lao động).
Chuyên đề này nghiên cứu cơ cấu lao động theo cả cơ cấu cầu lao động và
cơ cấu cung lao động. Vì giữa hai cơ cấu này có mối quan hệ mật thiết, qua lại
như phân tích ở trên.
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
9
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương

1.5.Đo lường chuyển dịch cơ cấu lao động
Tương tự như đo lường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có nhiều phương pháp
đánh giá trình độ chuyển dịch cơ cấu lao động song phương pháp Vector là
phương pháp được sử dụng khá thông dụng. Để lượng hóa mức độ chuyển dịch
cơ cấu lao động giữa 2 thời điểm to và t1, chúng ta sử dụng công thức sau:
Cos ɸ =
Trong đó: - là tỷ trọng lao động trong ngành i tại thời điểm t
- ɸ được coi là góc tạo bởi hai vector cơ cấu và
Khi đó cos ɸ càng lớn bao nhiêu thì các cơ cấu càng gần nhau bấy nhiêu
và ngược lại.
- Khi cos ɸ = 1: góc giữa hai vector này bằng 0, điều đó có nghĩa là hai cơ
cấu đó đồng nhất.
- Khi cos ɸ = 0: góc giữa 2 vector này bằng

và các vector cơ cấu là
trực giao với nhau.
Như vậy 0 ɸ
Và khi đó chúng ta sẽ so sánh góc ɸ với giới hạn tối đa của sự chênh lệch
giữa hai vecto để đánh giá sự chuyển dịch một cách trực quan hơn .Tỷ số ɸ/
phản ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động.
III. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có mối quan hệ thống nhất trong hệ
thống phân công lao động xã hội
Lao động là yếu tố đóng quan trọng nhất và quyết định nhất của lực lượng
sản xuất. Quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội bao giờ cũng tồn tại và đồng
hành một cơ cấu kinh tế, một cơ cấu lao động tương ứng trong hệ thống phân
công lao động xã hội nhất định.
Khi có sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế tức là thay đổi về tương quan
kinh tế giữa ngành, các vùng trong nền kinh tế, tất yếu sẽ kéo theo sự chuyển

dịch tương ứng trong cung – cầu lao động, tương quan lực lượng lao động giữa
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
10
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
các ngành, các vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi và kéo theo sự chuyển
dịch cơ cấu lao động, ngược lại chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình đó cũng chính là quá trình xã hội hóa,
phân công lại và chuyên môn hóa lao động ngày càng sâu. Bởi vậy, giữa cơ
cấu kinh tế và cơ cấu lao động có một mối quan hệ giàng buộc hữu cơ với
nhau không thể tách rời trong hệ thống phân công lao động xã hội ngày càng
tiến bộ.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyết định chuyển dịch cơ cấu lao động
Cơ cấu kinh tế quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Tốc độ chuyển
dịch của cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố như: vốn đẩu tư; trình
độ phát triển nguồn nhân lực; tiến bộ khoa học kĩ thuật được áp dụng; thể chế,
nhất là cơ chế, chính sách có liên quan phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh
tế Chính các yếu tố này cũng quyết định sự phân công lại lao động xã hội, đặc
biệt là phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn và thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu lao động để dần phù hợp với cơ cấu kinh tế được xác lập trong thời
gian nhất định. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra liên tục kéo theo
quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng liên tục cho đến khi xác lập được
một cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý. Tuy nhiên, trạng thái này cũng
chỉ được xác lập tương đối và tạm thời. Mỗi khi có những biến động của nền
kinh tế, nhất là khủng hoảng và suy thoái kinh tế, thì quan hệ này bị phá vỡ,
sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế, thường phải cấu trúc lại nền kinh tế, kèm
theo đó là sự phân công lao động và xác lập cơ cấu lao động mới tương ứng.
3. Tiêu chí phản ánh cơ cấu lao động hợp lý
3.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động phải phù hợp với tiềm năng, lợi thế so
sánh của địa phương và sự phân công lao động giữa các địa phương trong

cả nước.
Mỗi quốc gia khác nhau đều có các điều kiện phát triển khác nhau, đều có
các điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức. Nếu quốc gia nào biết tận
dụng, biết khai thác hợp lý các nguồn lực thì quốc gia đó sẽ phát triển kinh tế
mạnh mẽ. Và trong mỗi quốc gia thì các địa phuơng khác nhau cũng có những
điều kiện phát triển và thậm chí là trình độ phát triển khác nhau và có mức
chênh lệch nhau khá lớn. Từng địa phương, dựa trên các đặc trưng vốn của
từng vùng, dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của mình để lựa chọn cơ cấu
kinh tế hợp lý và do đó, sẽ hình thành cơ cấu lao động phù hợp với sự phát
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
11
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
triển của địa phương. Các tiềm năng đó là điều kiện tự nhiên nhiên thuận lợi (vị
trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, thời tiết, khí hậu ); là nguồn lao động tại
chỗ; là điều kiện cơ sở hạ tầng; là sự ổn định về kinh tế - chính trị - văn hóa; là
môi trường thể chế, chính sách linh hoạt, năng động Những đặc trưng, tiềm
năng khác nhau đó tạo nên sự phân công lao động giữa các địa phương trong
nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, chính sách, định hướng phát triển kinh tế vùng,
lãnh thổ và mỗi địa phương thống nhất với hệ thống phân công lao động của cả
nước và phải tận dụng được các dấu hiệu lợi thế vốn có.
Trong quá trình phát triển kinh tế, yếu tố lao động (được thể hiện bởi số và
chất luợng lao động-vốn nhân lực) có tầm quan trọng chiến lựơc. Lao động
không chỉ là đối tượng hưởng thụ những thành tựu phát triển kinh tế, vừa là chủ
thể tham gia vào quá trình sản xuất, tạo của cải cho xã hội dựa trên những điều
kiện khác sẵn có ở địa phương hoặc do các yếu tố thuận lợi mang lại từ bên
ngoài. Trên cơ sở phân công lao động giữa các địa phương trong nền kinh tế
quốc dân, xuất phát từ những tiềm năng phát triển của từng vùng, lãnh thổ thì
có các cách kết hợp, phân bổ nguồn lực lao động tương ứng. Sự chuyển dịch
trong cơ cấu lao động sẽ phải tương ứng với những thay đổi trong việc sử dụng

nguồn lực cũng như định hướng phát triển tổng thể nền kinh tế và từng vùng,
từng tỉnh. Cầu lao động đựơc xem là cầu thứ phát (phụ thuộc truớc hết vào về
hàng hoá - dịch vụ), vì vậy để cho phù hợp với mục đích sử dụng các nguồn
tiềm năng phát triển của địa phương, tối đa hoá sự tạo ra của cải vật chất cho
phạm vi lãnh thổ của kinh tế địa phương, phù hợp với định huớng phát triển địa
phương thì cơ cấu lao động phải đựơc chuyển dịch tương ứng và phù hợp.
3.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động phải theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong nền kinh tế địa phương
Như đã phân tích ở trên, giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao
động có mối quan hệ thống nhất trong hệ thống phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế quyết định chuyển dịch cơ cấu lao động nên chuyển dịch cơ cấu lao động được coi
là chuyển dịch hợp lý khi nó theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự theo kịp đó được thể
hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất, cơ cấu kinh tế thể hiện chất lượng phát triển kinh tế. Chuyển
dịch cơ cấu lao động phải thể hiện được trình độ phát triển của nền kinh tế, đáp
ứng những yêu cầu về lao động, việc làm mà nền kinh tế đặt ra.
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
12
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
- Thứ hai, xu hướng và tốc độ biến đổi tỷ trọng lao động giữa các ngành là
căn cứ đánh giá quá trình chuyển dịch có phù hợp không. Sự thay đổi trong cơ
cấu kinh tế giữa các ngành, các vùng sẽ đòi hỏi sự chuyển đổi trong phân công
lao động, giải quyết các vấn đề việc làm, sử dụng tối đa nguồn nhân lực. Do đó,
xu hướng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động là điều kiện để những thay đổi
về chất của nền kinh tế là bền vững. Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ mang
tính tương đối vì ở mỗi giai đoạn khác nhau, xu hướng cũng như tốc độ chuyển
dịch khác nhau do tốc độ và xu hướng dịch chuyển còn phụ thuộc vào đặc điểm
và trình độ phát triển của nền kinh tế.
3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động phải phù hợp với cung – cầu lao động trong tương lai,

đảm bảo tính triệt để và bền vững trong sử dụng lao động
Trong thực tế phát triển của nền kinh tế thì các quy luật kinh tế luôn vận
động và tác động tới các chủ thể kinh tế và quy định việc sử dụng các nguồn
lực sản xuất. Cũng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất thì một số
những tiềm năng đuợc coi là dấu hiệu lợi thế cho kinh tế vùng, lãnh thổ bứt phá
có thể sẽ không còn giữ được vị trí đó bởi có những nhân tố mới trong quá
trình vận động của nền kinh tế và tính phủ định của chính quá trình sản xuất vật
chất. Theo quan niệm của David Ricardo thì Ông cho rằng trong ngắn hạn cung
lao động được giả định là không co giãn với tiền lương nhưng trong dài hạn thì
lại co giãn hoàn toàn. Quan điểm này có ý nghĩa tham khảo hữu ích cho các
nước phát triển hiện nay đó là việc chuyển dịch cơ cấu lao động (bao gồm cả
chuyển dịch cung lao động và cầu lao động) phải xem xét sự phù hợp mang
tính dài hạn, nếu như thu nhập theo tiền luơng của nguời lao động tăng lên lại
đuợc khuyến khích bởi sự gia tăng mạnh mẽ của cung lao động thì sự gia tăng
của tiền luơng không còn nhiều ý nghĩa. Đối với các địa phương, vùng cũng
vậy, trong các điều kiện khác nhau thì định hướng phát triển và phương thức sử
dụng lao động cũng không giống nhau. Một khi việc sử dụng các dấu hiệu, tiềm
năng lợi thế không có tầm nhìn chiến lược kéo theo sự tăng cung và tăng cầu
lao động (cầu thứ phát) một cách bất hợp lý sẽ kéo theo hàng loạt các bất cập.
nếu tăng cung lao động quá mức mà quy mô, dung luợng kinh tế địa phuơng
không có khả năng hấp thụ hoặc không phù hợp định huớng thì sẽ là việc lãng
phí nguồn vốn lao động cho phát triển và tạo gánh nặng cho hệ thống an sinh
xã hội. Vì vậy, các nhà hoạch định cần có tầm nhìn chiến lược về chuyển dịch
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
13
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
cơ cấu lao động cho phù hợp với xu huớng vận động của kinh tế địa phương,
của toàn nền kinh tế trong dài hạn.
IV.Xu hướng chuyển dịch lao động trong nền kinh tế địa phương và các

yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế địa phương ở
Việt Nam hiện nay
Do đặc điểm của nguồn lao động ở Việt Nam, nên chuyển dịch cơ cấu lao
động ở nước ta chủ yếu theo hướng chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn
sang lao động công nghiệp, dịch vụ ở các thành thị và khu công nghiệp cũng
như ở ngay tại khu vực nông thôn.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp cũng phải tuân theo
những quy luật khách quan của nền kịnh tế thị trường và sự can thiệp bằng các
biện pháp kinh tế của Nhà nước trên nền tảng CNH, HĐH vì lợi ích của quốc
gia. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng phát triển nông nghiệp hiện đại
và CNH tất yếu (theo quy luật) phải giảm cả tuyệt đối và tương đối lao động
nông nghiệp, tương ứng tăng cả tuyệt đối và tương đối lao động phi nông
nghiệp (công nghiệp và xây dựng, dịch vụ). Trong nông nghiệp (theo nghĩa
hẹp), giảm cả tuyệt đối và tương đối lao động trồng trọt, tăng lao động chăn
nuôi. Trong trồng trọt, giảm cả tuyệt đối và tương đối lao động trồng cây lương
thực, tăng lao động trong các ngành khác (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả,
cây dược liệu, rau và hoa ).
Chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan, nhất là yếu tố tự nhiên, môi trường, địa lý; yếu
tố kinh tế, thị trường, thể chế, hành chính; yếu tố con người, nguồn nhân lực;
yếu tố xã hội, văn hóa, lịch sử Các yếu tố này tác động đến chuyển dịch cơ
cấu lao động rất đa chiều và đan xen nhau, rất khó tách bạch.
Đối với các địa phương do có đặc trưng kinh tế, thế mạnh khác nhau nên
xu hướng trên có phần không phù hợp. Đối với tỉnh miền núi như Tuyên
Quang, do có lợi thế về các điểm du lịch (gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của
nước ta), lực lượng lao động dồi dào và việc thành phố tạo môi trường công
nghiệp phát triển đã làm cho cơ cấu lao động tỉnh có xu hướng chuyển dịch từ
nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đưa lao động thủ công sang lao động kỹ
thuật có năng suất, chất lượng, vì thế mà tỷ trọng lao động trong khu vực Công

nghiệp - Dịch vụ tăng khá nhanh, đồng thời tỷ trọng lao động trong những
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
14
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
ngành sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao (chăn nuôi, thủy sản) với phương
thức sản xuất tiên tiến hơn cũng có xu hướng tăng dần. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa tác động tích cực tới chuyển
dịch cơ cấu lao động, vì vậy mà người lao động có xu hướng chuyển từ các
công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp sang làm các công việc đòi
hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn. Tăng tỷ trọng lao động trong
ngành công nghiệp khai khoáng ( thế mạnh của tỉnh về tài nguyên khoáng sản) ,
và giảm tỷ trọng lao động trong các ngành khai thác gây ảnh hưởng đến môi
trường phá bỏ tính bền vững trong phát triển kinh tế.
2. Những yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
Theo đề án :” Đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam
hiện nay” trên “tailieu.vn” thì các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao
động bao gồm 4 yếu tố: thứ nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thứ hai là Cơ
chế chính sách của Đảng và Nhà nước; thứ ba là Điều kiện kinh tế xã hội và
chính trị; và cuối cùng là nhân tố Các điều kiện dân số, tự nhiên, môi trường.
Theo luận văn tốt nghiệp 47-20 “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo
ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2020 đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” thì các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao
động theo ngành gồm 3 nhóm: thứ nhất là nhóm nhân tố về kinh tế xã hội ( bao
gồm có tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nhân tố
đầu tư; nhân tố thu nhập và di cư lao động giữa các khu vực; quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa; sức hút của vùng kinh tế trọng điểm); nhóm thứ hai là
nhóm nhân tố phát triển nguồn nhân lực (Trình độ văn hóa chuyên môn kỹ
thuật của người lao động; Quy mô dân số; Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực);
và cuối cùng là nhóm nhân tố hệ thống chính sách.

Sự phân chia các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động tuy
là khác nhau (một quan điểm là 4 nhân tố, một quan điểm khác là 3 nhân tố)
nhưng mà ý diễn đạt thì có nhiều phần tương đồng. Tựu chung lại ta có sơ đồ
tóm tắt về các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động
chung như sau:
Hình 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
15
Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ
cấu lao động
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu
lao động
- Chuyển dịch cơ cấu lao động
theo kỹ năng/trình độ chuyên môn
kỹ thuật/nghề nghiệp…
- Chuyển dịch cơ cấu lao động
trong nội bộ ngành kinh tế (từ
nhánh ngành có giá trị gia tăng thấp
sang nhánh ngành có giá trị gia tăng
cao hơn).
- Chuyển dịch cơ cấu lao động
giữa các ngành kinh tế (nông
nghiệp-phi nông nghiệp).
- Chuyển dịch cơ cấu lao động
theo vùng lãnh thổ (nông thôn-
thành thị, xuất khẩu lao động).
- Chuyển dịch cơ cấu lao động

theo vị thế việc làm (lao
động gia đình/tự làm-lao

động làm công ăn lương).
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên, môi trường, địa lý
Đây là nhóm yếu tố khách quan liên quan đến điều kiện tự nhiên, thiên
nhiên như tài nguyên đất, tài nguyên rừng, biển, môi trường sinh thái, khí hậu,
thời tiết tác động nhiều đến sản xuất nông nghiệp, vì thế làm chuyển dịch cơ
cấu lao động trong ngành nông nghiệp. Các yếu tố này sẽ là điều kiện thuận lợi
hoặc khó khăn trong việc phát triển sản xuất các ngành, nghề phi nông nghiệp
nhất là các ngành phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, bến cảng ), xây dựng
các khu công nghiệp, phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ, các trung
tâm thương mại, khu du lịch sẽ tạo ra được nhiều việc làm hơn giúp thu hút
được nhiều lao động từ ngành nghề nông nghiệp chuyển sang ngành này. Mặt
khác, yếu tố này còn tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua việc
khai thác và phát triển lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh
thái, địa lý của các vùng trong nền kinh tế thị trường. Đây là một trong những
hướng tác động quan trọng có tính chất đột phá trong chiến lược phát triển phát
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
16
Tự nhiên/môi trường/địa lý: điều kiện tự nhiên,
tài nguyên: đất đai, rừng, biển; khí hậu, thiên
tai, lợi thế tự nhiên phát triển công nghiệp, du
lịch, nông nghiệp…
Kinh tế/thể chế/hành chính/thị trường: vốn đâu
tư, tăng trưởng, thu nhập, tiền lương, hội
nhập, thị trường tài chính, KHKT, …
Nguồn nhân lực/con người: trình độ học vấn,
trình độ CMKT, cơ cấu dân số, di cư, hệ thống
dạy nghề và hạ tầng cơ sở TTLĐ …

Xã hội/văn hóa/lịch sử: phong tục tập quán,
tâm lý, dịch vụ xã hội, các giá trị văn hóa, lịch
sử (lễ hội, di tích,…)…
Cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị: đô thị hóa,
giao thông (thủy, hàng không, bộ), điện, thủy
lợi,…
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
triển kinh tế xã hội của các tỉnh, vùng, cũng như của các quốc gia. Bởi vì, mỗi
tỉnh, vùng, mỗi quốc gia đều có các đặc trưng về điều kiện tự nhiên, khí
hậu tạo nên tiềm năng thế mạnh riêng (lợi thế so sánh), nếu biết khai thác và
phát huy sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp và một cơ cấu lao động hợp lý.
2.2. Nhóm nhân tố xã hội, văn hóa, lịch sử:
Đây là nhóm yếu tố này tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động chủ
yếu liên quan đến phong tục tập quán, các giá trị văn hóa, tâm lý xã hộ i, lịch sử
(lễ hội, di tích,…) phù hợp hay không phù hợp với nền kinh tế thị trường và
một cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động mới. Vấn đề quan trọng là để thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu lao động từ nền kinh tế phi thị trường (kế hoạch hóa tập
trung, sản xuất tự cung, tự cấp trong nông nghiệp, không có quan hệ lao động
làm công ăn lương ) sang nền kinh tế thị trường là làm thay đổi thang giá trị
xã hội và các chuẩn mực xã hội (lối sống, , phong tục, tập quán canh tác, các
giá trị văn hóa ) phù hợp với kinh tế thị trường (sản xuất lớn hàng hóa và
dịch vụ, năng suất và hiệu quả, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, hài hòa lợi ích
trong quan hệ lao động ). Giải quyết tốt vấn đề này sẽ khắc phục được sự bảo
thủ của xã hội cũ, sự ỳ và các yếu tố lạc hậu của văn hóa cũ, tâm lý xã hội của
kinh tế nông nghiệp, tiểu nông và sẽ tiếp cận được dễ dàng, thuận lợi những
giá trị mới của kinh tế thị trường.
2.3. Yếu tố cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị
Đây là nhóm yếu tố tạo cơ sở vật chất làm nền tảng để đẩy nhanh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và lao động như giao thông (đường bộ, đường thủy, đường

hàng không), thủy lợi, điện, các trung tâm thương mại/chợ, các thành phố, thị
trấn, thị tứ Tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng càng nhanh thì các ngành phi
nông nghiệp càng phát triển và theo quy luật của di dân thì lao động nông
nghiệp sẽ di chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp càng nhanh.
2.4. Nhóm yếu tố kinh tế, thể chế, hành chính, thị trường
Đây là nhóm nhân tố quan trọng nhất tác động mạnh đến chuyển dịch cơ
cấu lao động: Yếu tố kinh tế liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động chủ
yếu là tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề đầu tư và hiệu
quả đầu tư, năng suất lao động, độ mở của nền kinh tế trong hội nhập Các
yếu tố này nếu được phát huy trên cơ sở CNH-HĐH và hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới, thu hút được nhiều vốn FDI, ODA, tăng xuất khẩu sẽ
mở ra không gian kinh tế rộng lớn và tiền đề cho phát triển các ngành, các
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
17
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
vùng, các thành phần kinh tế , phân công lại lao động xã hội, nhất là rút được
lao động từ nông nghiệp, nông thôn chuyển sang phi nông nghiệp.
Yếu tố thể chế rất quan trọng, thậm chí trong điều kiện nhất định, có vai trò
quyết định đến chuyển dịch hoặc hạn chế việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Đây là sự
can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, vào thị trường lao động (cả phía cung và
phía cầu lao đông, kết nối cung – cầu lao động ) thông qua cơ chế, chính sách, pháp
luật theo xu hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trên cơ sở hướng vào giải
phóng sức sản xuất, phát triển các ngành, các vùng (luật doanh nghiệp, luật đầu tư,
luật cạnh tranh, luật thương mại ) và giải phóng sức lao động (Bộ luật lao động, luật
day nghề, luật lao động Việt nam làm việc ở nước ngoài theo hợp động ); xây dựng
và thực hiện các chuơng trình mục tiêu (về việc làm, giáo dục và đào tạo, dạy nghề,
giảm nghèo, 135 ) sẽ tạo ra động lực mới và tháo gỡ những khó khăn, những nút
thắt, những rào cản đối với chuyển dịch cơ cấu lao động. Đặc biệt, các chính sách
kinh tế vĩ mô tác động mạnh nhất và trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động là

chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách khuyến khích đầu
tư, chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách
khuyến khích phát triển ngành nghề, chính sách khuyến khích chuyển giao công
nghệ, chính sách dạy nghề cho lao động, … Đó là các chính sách vĩ mô tác động vào
nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, phát triển ngành nghề và tăng trưởng việc
làm phi nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.
Yếu tố hành chính tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động chủ
yếu là theo hướng xóa bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, các tiêu cực trong
việc cấp giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp trong các ngành nghề, vì thế
sẽ tạo được sự di chuyển dễ dàng của người lao động từ nông thôn lên thành
thị, dễ tiếp cận được việc làm ở thành thị và làm việc ở đây (hộ khẩu, hộ tịch,
thủ tục trong y tế, giáo dục, tín dụng ).
2.5. Nhóm yếu tố con người, nguồn nhân lực
Gồm có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu dân số, di
cư, hệ thống dạy nghề và hạ tầng cơ sở thị trường lao động…
Quá trình CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động phụ
thuộc rất lớn vào yếu tố con người, nguồn nhân lực. Do đó, phát triển con
người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng và trình độ cao tác động mạnh, thâm
chí là khâu đột phá chiến lược đối với tăng trưởng và trong phát triển bền
vững, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng tiến
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
18
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
bộ. Phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng
và cơ cấu của nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh
tế- xã hội nói chung, của cơ cấu lao động nói riêng. Xét về mặt nguồn nhân
lực, sự thay đổi cơ cấu, số lượng và chất lượng cung nguồn nhân lực (về thể
lực, trí tuệ, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, tay nghề; tính
năng động và sức sáng tạo của nguồn nhân lực gắn với truyền thống, văn hoá

của mỗi dân tộc, nhất là năng lực ứng phó với sự thay đổi của lao động) để đáp
ứng nhu cầu của thị trường cũng chính là một mặt quan trọng của chuyển dịch
cơ cấu lao động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
19
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
Qua những lý luận ở trên, chúng ta đã có một khung lý thuyết để dựa vào
đó phân tích, đánh giá xem sự chuyển dịch cơ cấu lao động là có hợp lý hay
không. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý góp phần quan trọng trong sự
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng, cũng như của các quốc gia. Để thấy
hiểu rõ hơn về sự chuyển dịch cơ cấu lao động chúng ta đi phân tích thực trạng
của tỉnh Tuyên Quang qua các năm từ 2005 đến 2009 (chương II) để rồi đưa ra
các đánh giá về sự chuyển dịch này và kết luận xem chuyển dịch cơ cấu lao
động có hợp lý hay không?
CHƯƠNG 2
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
20
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ
CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở TUYÊN QUANG
I.Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang; phía
Đông và Đông Bắc giáp Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng; phía Tây giáp Yên
Bái; phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.690
ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi. Phân bố địa giới hành chính của tỉnh gồm

có 5 huyện, 1 thị xã, 141 xã, 7 phường và 5 thị trấn, trong đó có 51 xã và 72 thôn
bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.
Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế - thương mại
lớn của cả nước, Tuyên Quang chưa có đường sắt và đường không vì vậy việc
thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ thống đường bộ
quốc lộ 2 và quốc lộ 37; tỉnh có sông Lô chảy qua nên rất thuận lợi cho việc
phát triển giao thông đường thuỷ.
Vị trí địa lý mang tính bản lề giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc, Tuyên
Quang có cơ hội trở thành một nút giao thông quan trọng, một bàn đạp cho hai
hành lang, một bàn đạp vành đai kinh tế trên cơ sở phát triển dịch vụ vận tải
với các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc; phát triển thương mại dịch vụ xuống
các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, ra cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Một số
dạng có cơ hội phát triển như trung tâm thương mại, dịch vụ khác sạn Đây là
một trong những điều kiện để Tuyên Quang phát triển ngành dịch vụ, là cơ hội
cho Tuyên Quang bứt phá lên trưở thành trung tâm kinh tế của các tỉnh miền
núi phía bắc.
Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực cạnh tranh của tỉnh trong việc
thu hút/hấp dẫn các nhà đầu tư do đặc thù địa hình là tỉnh miền núi nằm trong nội
địa, xa các cửa khẩu, bến cảng, xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước; thị trường
tiêu thụ sản phẩm khó ổn định, việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với bên ngoài phải
bằng đường bộ hoặc đường sông với chi phí vận tải lớn.
1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai
Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao
và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
21
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia
Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các

huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ
biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, (2)
vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và
phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ
Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là
vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.
Khí hậu: Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có
hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ
trung bình trong năm từ 22
0
C– 24
0
C, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm – 1.800
mm; độ ẩm trung bình là 85%. Thường hay gặp phải những bất lợi của thiên nhiên
như hạn hán, lũ lụt đe dọa tới sản xuất và đời sống, đặc biệt là khu vực thị xã Tuyên
Quang và các huyện phía Nam.
Như vậy, với địa hình và khí hậu vốn có, sẽ là khó khăn cho Tuyên Quang
trong việc mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư, nhất là đầu tư tư nhân trong và ngoài
nước vào phát triển kinh tế địa phương.
Đặc trưng đất đai: Tuyên Quang bao gồm các nhóm chính: đất đỏ vàng trên
đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất
vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha, chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá
macma, diện tích 24.168 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất,
diện tích 22.602 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha, chiếm
1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 8.002 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có
một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu
đỏ; đất phù sa không được bồi đắp.
Đặc thù về tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng và địa hình thuận lợi cho
phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng kết hợp giữa trồng/ khai thác và bảo
vệ rừng, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và

phòng ngừa thiên tai, lũ lụt.
1.3. Tài nguyên rừng và các loại khoáng sản
Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng tự
nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%.
Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 213.849 ha, chiếm 74,4% diện tích
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
22
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Vũ Cương
rừng hiện có. Rừng đặc dụng 44.840 ha, chiếm 15,6%, còn lại là rừng sản xuất
28.917 ha, chiếm 10,05%. Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Tuyên Quang có trữ
lượng gỗ còn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài
nguyên rừng. Tuy nhiên, Tuyên Quang vẫn còn hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự
nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có 44.057 ha rừng trồng cho mục đích sản
xuất với các loại như: thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Tuyên Quang có khả năng
phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa
sử dụng khoảng 120.965 ha.
Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô
nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác. Đến nay đã phát hiện được 9 điểm có
quặng thiếc ở huyện Sơn Dương, trữ lượng cả quặng và quặng sa khoáng khoảng
28.800 tấn; barit có 24 điểm thuộc nhiều huyện, trữ lượng trên 2 triệu tấn; mănggan
trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn; đá vôi ước lượng hàng tỷ ; ăngtimon trữ lượng
khoảng 1,2 triệu tấn, là loại khoáng sản quý phục vụ cho công nghiệp hoá chất, chế
tạo máy.
Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại và trữ lượng chưa
được khai thác tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và công
nghiệp chế tạo, chế biến. Dựa vào tiềm năng về rừng, Tuyên Quang có lợi thế
phát triển các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng: giấy, chế
biến giấy xuất khẩu, chế biến chè chất lượng cao Điều kiện khai thác khoáng
sản tương đối thuận lợi đảm bảo cho sản xuất ổn định với quy mô tương đối lớn

trog thời gian dài. Vì vậy tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp tăng lên
nhanh chóng, và kèm theo đó lao động có trình độ, tay nghề cũng tăng lên.
2. Đặc điểm xã hội
2.1. Đặc điểm dân số, lao động
Theo tổng điều tra dân số năm 2009, quy mô dân số của tỉnh Tuyên Quang
năm 2009 là 727505 người (dân số nữ chiếm tỷ trọng 49,71%), tốc độ tăng dân số
bình quân hàng năm trong giai đoạn 2005-2009 đạt 0,54%. Dân cư tập trung chủ
yếu là ở nông thôn (87,11%). Các huyện đông dân của tỉnh bao gồm Sơn Dương
(chiếm 24,4% trong tổng số dân của tỉnh) và Yên Sơn (21,26%), tiếp đến là Chiêm
Hoá (18,95%) và Hàm Yên (15,22%), Thị xã Tuyên Quang (12,22%), và cuối cùng
là Nà Hang (7,96%).
Tốc độ tăng bình quân hàng năm của nguồn lao động lớn hơn nhiều so với tốc
độ tăng bình quân hàng năm của dân số. Tổng số người từ 15 tuổi trở lên năm 2009
SVTH: Nguyễn Như Tình Lớp: Kinh tế phát triển A
23

×