Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Khám nghiệm hiện trường trong các vụ án giết người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.42 KB, 54 trang )

i

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

NGUYỄN THỊ HUẾ
K36 – 362133

KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC
VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI
Chuyên ngành: Khoa học điều tra hình sự
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: Th.S. Trần Thị Thu Hiền

Hà Nội, 03/2015
TRANG BÌA PHỤ


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu khóa luận đạt được là trung thực và chưa được ai công bố tại bất kì
một công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Sinh viên



ThS. Trần Thị Thu Hiền

Nguyễn Thị Huế


iii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Pháp luật Hình sự trường Đại học Luật Hà Nội, các phòng ban, giáo
viên trong và ngoài trường cùng toàn thể bạn bè đã tạo điều kiện cho em trong
suốt quá trình làm khóa luận này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo
ThS. Trần Thị Thu Hiền đã tận tình động viên và giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.

Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Huế


iv

MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ.......................................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1..............................................................................................................................................4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI............4

CHƯƠNG 2............................................................................................................................................17
CHIẾN THUẬT KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI..................................17
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................31
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG VỤ
ÁN GIẾT NGƯỜI....................................................................................................................................31
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................49


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều tra vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường là một trong

những hoạt động hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc xác định bản
chất của vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra như: xác định có tội phạm hay
không có tội phạm; hậu quả, tác hại; phương thức, thủ đoạn gây án; người thực
hiện hành vi phạm tội; công cụ, phương tiện gây án; hiện trường chính hay giả
tạo… Đây là một trong những hoạt động thu thập thông tin có hiệu quả được
tiến hành tại chính nơi vụ việc đó xảy ra hoặc tại nơi phát hiện tội phạm. Khám
nghiệm hiện trường là quá trình sử dụng các phương pháp khoa học, các phương
tiện kỹ thuật một cách phù hợp theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện
đánh giá dấu vết vật chứng và tin tức, tài liệu có liên quan đến vụ, việc có tính
hình sự góp phần làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa chứng minh làm rõ vụ án.
Thực tiễn cho thấy, khám nghiệm hiện trường là khâu mở đầu và không
thể thiếu trong quá trình điều tra tội phạm. Nó đóng vai trò trọng yếu, là một
trong những nhân tố quyết định kết quả điều tra, khám phá tội phạm. Để nâng

cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm được nhanh chóng và
toàn diện, vấn đề phát hiện, thu lượm dấu vết cũng như khai thác các giá trị
thông tin từ dấu vết hình sự, vật chứng và xác lập chứng cứ tại hiện trường là
một yêu cầu cấp thiết, trọng tâm của quá trình điều tra. Điều đó đòi hỏi hoạt
động khám nghiệm hiện trường không ngừng được hoàn thiện trong việc sử
dụng các phương tiện kỹ thuật, các chiến thuật, phương pháp trong quá trình
phát hiên, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá và khai thác giá trị thông tin
từ các loai dấu vết, vật chứng cho quá trình điều tra, làm rõ vụ việc đã xảy ra.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy hoạt động điều tra này chưa được quan tâm
nhiều. Vẫn còn nhiều bất cập trong các văn bản quy định về khám nghiệm hiện


2
trường nói chung và khám nghiệm hiện trường trong các vụ án giết người nói
riêng. Ngoài ra, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về các hoạt động điều tra trong
tố tụng hình sự nhưng lại có quá ít nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Bên
cạnh đó, các vụ án oan về giết người thường liên quan đến sai sót trong quá trình
khám nghiệm hiện trường như vụ án oan của Nguyễn Thanh Chấn đã gây không
ít bức xúc trong dư luận. Chính vì vậy em đã chọn đề tài“Khám nghiệm hiện
trường trong các vụ án giết người” để nghiên cứu, nhằm phát hiện ra những
hạn chế, thiếu sót cùng những vướn mắc, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc
phục, nâng cao hiệu quả trên thực tế của công tác khám nghiệm hiện trường vụ
án giết người.
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng

hoạt độngkhám nghiệm hiện trường vụ án giết người từ đó đưa ra một số kiến
nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường trong

thực tế.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng
của công tác khám nghiêm hiện trường trong thời gian từ năm 2000 cho đến nay
trên phạm vi cả nước
3.

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản và thực trạng của công tác khám

nghiệm hiện trường vụ án giết người một phần nhằm khẳng định tầm quan trọng
của công tác này trong điều tra hình sự, đề cập đến những hạn chế, thiếu sót và
đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy cao hơn nữa vai trò, hiệu quả của khám
nghiệm hiện trường vụ án giết người.


3
4.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa

Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật cũng như quan
điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đấu tranh về phòng chống tội phạm.
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp cụ thể được sử dụng gồm:

5.

− Phương pháp nghiên cứu tài liệu
− Phương pháp tổng hợp
− Phương pháp phân tích…

Cấu trúc khóa luận
Cấu trúc khóa luận gồm: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và

danh mục tài liệu tham khảo
Phần nội dung khóa luận gồm 3 chương:
− Chương 1: Những vấn đề chung về khám nghiệm hiện trường vụ án giết
người
− Chương 2: Chiến thuật khám nghiệm hiện trường các vụ án giết người
− Chương 3: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khám
nghiệm hiện trường các vụ án giết người


4

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
TRONG CÁC VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI
1.1. Khái niệm khám nghiệm hiện trường trong các vụ án giết người
1.1.1. Khái niệm hiện trường vụ án giết người
Hiện trường là nơi xảy ra sự việc [11]. Đây là một khái niệm có tính khái
quát chung nhất, thể hiện rõ thuộc tính của hiện trường, có thể hiểu là một
không gian nào đó đã xảy ra mà ta đang nói tới. Có thể hiểu thuật ngữ “hiện
trường” với những đặc trưng sau:
− Một là, hiện trường là “nơi”, đó là sự tồn tại của một địa điểm trong
không gian xác định.
− Hai là, phải có sự việc xảy ra.
Theo đó, mỗi sự việc, hiện tượng, quá trình nào đó xảy ra trong hiện thực khách
quan thì đều có hiện trường.
Trong khoa học điều tra hình sự, hiện trường là đối tượng quan trọng và
thường là duy nhất tập trung những phản ánh vật chất của quá trình thực hiện

hành vi phạm tội của tội phạm. Trong khoa học điều tra hình sự “hiện trường
được hiểu là nơi xảy ra, nơi phát hiện các vụ phạm tội hoặc có vụ việc có tính
hình sự” [10, tr67]. Khái niệm này đã chỉ rõ:
− Hiện trường là một không gian nhất định, nó là nơi xảy ra, nơi phát hiện
ra vụ án phạm tội và vụ việc mang tính hình sự.
− Hiện tượng vật chất xảy ra ở đây phải là vụ việc mang tính hình sự. Vụ
việc mang tính hình sự là những vụ việc xâm hại đến những khách thể quy định


5
trong Bộ luật hình sự mà ở thời điểm phát hiện ra chúng chưa xác định được có
tội phạm hay không là tội phạm.
Trên cơ sở khái niệm hiện trường đã phân tích ở trên, hiện trường vụ án
giết người là nơi xảy ra hành động phạm tội gây hậu quả là có người chết mà cơ
quan điều tra cần tổ chức khám nghiệm theo trình tự và thủ tục của Bộ luật tố
tụng hình sự nhằm phát hiện, thu thập, đánh giá các dấu vết vật chứng, các tin
tức tài liệu phục vụ điều tra làm rõ bản chất vụ việc.
1.1.2. Khái niệm khám nghiệm hiện trường vụ án giết người
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thì “Khám nghiệm hiện trường
là hoạt động điều tra được thực hiện tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm
phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa
đối với vụ án…”
Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Khám nghiệm hiện trường
trong tố tụng hình sự là hoạt động điều tra nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm
nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý
nghĩa đối với vụ án”.
Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động điều tra theo quy định của
pháp luật tố tụng hình sự “được tiến hành tại hiện trường nhằm phát hiện, ghi
nhận, thụ lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng của các vụ
phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự xảy ra” [10-tr75].

Tổng hợp các định nghĩa bên trên, ta có thể hiểu khám hiện hiện trường
trong các vụ án giết người là hoạt động điều tra được tiến hành tại nơi xảy ra,
nơi phát hiện các vụ án giết người nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản
nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng và các tình tiết có ý nghĩa với vụ án.
Trong mọi trường hợp, các vụ án giết người xảy ra đều phản ánh trong
hiện thực mà kết quả phản ánh là những thay đổi trong hiện thực khách quan.
Đó chính là những dấu vết vật chất, dấu vết tâm sinh lý, được thu thập theo trình


6
tự tố tụng hình sự sẽ trở thành những chứng cứ để chứng minh sự thật của vụ án,
xác định tội phạm và người phạm tội. Do vậy, việc phát hiện, thu thập, bảo
quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng ở loại hiện trường này cần được
thực hiện một cách chính xác, tỉ mỉ.
1.2.

Đặc điểm hiện trường các vụ án giết người
Hiện trường vụ án giết người là một loại hiện trường hết sức phức tạp, tồn

tại nhiều loại dấu vết khác nhau, thậm chí kết hợp nhiều loại hiện trường trong
một vụ do các phương thức thủ đoạn hoạt động khác nhau để lại. Do vậy, hiện
trường các loại vụ án giết người thường mang những đặc điểm sau:
− Dấu vết trên hiện trường vụ án giết người tập trung nhiều nhất ở tử thi, chỉ
có một số dấu vết có thể thu thập được, một số loại dấu vết trên tử thi phải
chuyển hóa qua các văn bản như bản giám định pháp y, biên bản khám nghiệm
hiện trường, các bản ảnh… chứ không thể thu giữ các dấu vết như trên các vật
thể khác.
− Hiện trường có người chết thường tồn tại nhiều dấu vết sinh vật. Dấu vết
sinh vật trong điều tra hình sự là có nguồn gốc từ người, động vật, từ thực vật
(gỗ, hoa, lá, quả, hạt, sợi…), từ vi sinh vật (tảo, nấm, vi khuẩn…); từ những

nguyên liệu, sản phẩm của ngành dệt (tơ, sợi, vải và các sản phẩm từ vải sợi…).
Trong khoa học hình sự thì dấu vết máu người là quan trọng nhất bởi nó có giá
trị truy nguyên trực tiếp con người qua giám định AND. Các dấu vết sinh vật có
đặc điểm là thường tồn tại dưới dạng vi vết và hòa lẫn vào môi trường, dễ bị
phân hủy, mất mát và biến đổi vì các yếu tố của môi trường, con người, do đó
thường không nguyên vẹn. Chính vì thế, các vụ án giết người được phát hiện
càng muộn thì càng khó khăn trong việc thu lượm, ghi nhận dấu vết sinh vật.
− Trong những vụ án mạng, thủ phạm thường tìm cách che giấu tung tích
nạn nhân hoặc giả tạo hiện trường bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau
như đốt xác, róc thịt, vứt xuống nước, thủ tiêu mọi hành lý, giấy tờ, làm giả hiện
trường do tai nạn rủi ro… do đó, hiện trường có người chết thường xuất hiện ở


7
nhiều khu vực. Hiện trường được phát hiện ra có thể là nơi phát hiện xác nạn
nhân, nơi thực hiện hành động phạm tội, nơi phát hiện hành lý, tư trang của nạn
nhân… Việc kết nối các thông tin giữa các hiện trường có liên quan với nhau sẽ
giúp phát hiện ra manh mối, tìm được điểm mấu chốt của vụ án. Trong công tác
điều tra vụ án giết người, việc tìm được thông tin nạn nhân là điều vô cùng quan
trọng vì thông tin ấy sẽ giúp cho cơ quan điều tra nắm được lai lịch, tính cách,
mối quan hệ của nạn nhân, dễ dàng hơn trong việc khoanh vùng đối tượng gây
án.

− Các dấu vết, vật chứng xuất hiện và tồn tại ở hiện trường có người chết

thường phản ánh động cơ, mục đích, tính chất và quá trình diễn biến của vụ
việc. Động cơ gây án khác nhau thì có biểu hiện cách thức gây án khác nhau, vì
thế các dấu vết để lại cũng khác nhau… Mỗi loại dấu vết cùng với hệ dấu vết
của nó cho phép chúng ta xác định được một phương thức thủ đoạn đặc trưng
cho nó. Phát hiện dấu vết, phân tích động cơ gây án, tính chất vụ việc thông qua

các thông tin tài liệu thu thập được tại hiện trường cần được thực hiện đồng thời
tạo phương hướng điều tra thích hợp, nhanh chóng
− Quá trình tìm dấu vết trên tử thi có khi gặp khó khăn do sự cản trở của
chính thân nhân người chết hoặc do phong tục tập quán. Có nhiều trường hợp,
nạn nhân đã bị thay đổi tư thế, dáng điệu hay bị di chuyển ra chỗ khác. Điều
này làm mất đi tính nguyên vẹn của dấu vết, gây khó khăn cho công tác khám
nghiệm.
− Hiện trường có người chết thường có mùi hôi thối. Dù vụ án mới xảy ra
hay đã xảy ra từ lâu, việc xác nạn nhân bị biến dạng do phương thức phạm tội
hay có mùi là điều không tránh khỏi - một đặc điểm đặc thù của hiện trường có
người chết. Đặc điểm này dễ gây tác động mạnh tới sức khỏe, tâm lý của cán bộ
làm công tác khám nghiệm hiện trường, dẫn đến tình trạng ngại khó, ngại khổ.
Chính vì thế, bất kỳ một cán bộ khám nghiệm cũng phải các định tư tưởng cho
quá trình khám nghiệm hiện trường đối với loại hiện trường này.
− Hiện trường có người chết thường rất đông người có mặt trong đó có cả
thân nhân nạn nhân. Có nhiều trường hợp, thân nhân nạn nhân không đồng cán


8
bộ khám nghiệm hiện trường tiếp xúc cũng như thu lượm, ghi nhân dấu vết trên
xác nạn nhân.Có thể là do cảm xúc, tâm lý hay vì phong tục tập quán, họ muốn
nạn nhân được an táng càng sớm càng tốt, không bị “quấy rầy”. Công tác bảo vệ
và khám nghiệm đã gặp không ít khó khăn về điều này.
1.3. Vai trò của khám nghiệm hiện trường vụ án giết người
Khám nghiệm hiện trường là một công đoạn quan trọng trong giai đoạn
điều tra, được bắt đầu ngay sau khi có vụ việc xảy ra, có vai trò quan trọng trong
việc truy nguyên thủ phạm thông qua những gì thu thập được tại hiện trường.
Trong nhiều vụ án, hung thủ tìm cách để tiêu hủy chứng cứ, khai man gây khó
khăn cho công tác điều tra. Bằng khám nghiệm hiện trường thông qua dấu vết,
vật chứng để lại, cơ quan điều tra có được cơ sở để tìm ra thủ phạm một cách

chính xác và thuyết phục. Nhiều trường hợp, thủ phạm tạo chứng cứ ngoại phạm
cho bản thân một cách chặt chẽ nhưng chỉ với một dấu vân tay để lại trên hiện
trường hay một sợi tóc, một sợi vải, một mẫu da người dính trên móng tay của
nạn nhân… cơ quan điều tra vẫn có căn cứ để kết tội kẻ sát nhân.
Kết quả khám nghiệm hiện trường đóng vai trò quan trọng trong việc
quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. Bằng việc
khám nghiệm hiện trường với những tiến bộ khoa học kĩ thuật mà nhiều dấu vết
không nhìn thấy bằng mắt thường có thể được nhận dạng, phát hiện, qua đó có
thể giúp nhận định có hay không dấu hiệu tội phạm, là một cơ sở không thể
thiếu để cơ quan điều tra xem xét quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án
hình sự.
1.4.

Phân loại hiện trường các vụ án giết người
Hiện trường các vụ án giết người đã xảy ra có nhiều loại khác nhau, nó đa

dạng về hình thức, phong phú về chủng loại. Mục đích của phân loại hiện trường
các vụ án giết người nhằm giúp cho quá trình bảo vệ và khám nghiệm hiện


9
trường một cách kịp thời, nhanh chóng, phát hiện và thu thập đầy đủ các dấu vết,
vật chứng phục vụ tốt cho quá trình điều tra làm rõ vụ việc xảy ra.
Xuất phát từ nhận thức trên, phân loại hiện trường các vụ án giết người có
thể dựa vào một số căn cứ sau:
Thứ nhất, căn cứ địa điểm nơi xảy ra vụ việc có thể phân loại hiện trường
các vụ án giết người thành ba loại:
− Hiện trường các vụ án giết người trong nhà là nơi xảy ra hoặc nơi phát
hiện vụ việc ở phần trong của ngôi nhà.
− Hiện trường các vụ án giết người ngoài trời là nơi xảy ra hoặc nơi phát

hiện vụ việc ở ngoài của ngôi nhà.
− Hiện trường các vụ án giết người trên các phương tiện giao thông là nơi
xảy ra hoặc nơi phát hiện vụ việc ở trên các phương tiện giao thông.
Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác đinh đặc điểm về sự
hình thành, tồn tại và biến đổi của dấu vết mỗi loại hiện trường. Nếu là hiện
trường các vụ án giết ngoài trời thì hệ thống dấu vết sẽ bị biến đổi rất nhanh bởi
các yếu tố tự nhiên như mưa, nắng, gió, độ ẩm… các yếu tố sinh vật và con
người. Loại hiện trường này cần được bảo vệ chu đáo cẩn thận bằng các biện
pháp thích hợp để tránh bị hiện trường bị xáo trộn. Nếu là hiện trường các vụ án
giết người trong nhà thì các dấu vết ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, sinh
vật nhưng lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi con người, đặc biệt là thủ phạm và người
thân thủ phạm do họ tìm mọi cách để xóa dấu vết và phi tang vật chứng. Do vậy,
khi nhận được tin báo lực lượng điều tra cần đến ngay hiên trường, yêu cầu mọi
người ra khỏi khu vực hiện trường không cho ai ra vào đó cho đến khi lực lượng
khám nghiệm tiến hành khám nghiệm xong.
Như vậy, đối với mỗi loại hiện trường cần có cách thức bảo vệ, thu lượm
phù hợp và hiệu quả.


10
Thứ hai, căn cứ vào diễn biến của sự việc xảy ra: Một hiện trường có thể
được quy tụ lại ở một địa điểm, nhưng cũng có thể có nhiều địa điểm khác
nhau, đó chính là những bộ phận của hiện trường. Số lượng những bộ phận của
hiện trường nhiều hay ít phần lớn phụ thuộc vào diễn biến hành vi của kẻ phạm
tội, do đó được chia thành: Nơi chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội, nơi thực
hiện hành vi phạm tội, nơi che giấu hành vi phạm tội.
Thứ ba, căn cứ vào tình trạng của hiện trường ta có thể phân chia thành:


Hiện trường còn nguyên vẹn là hiện trường từ khi phát hiện triển khai


công tác bảo vệ đến khi khám nghiệm hiện trường các dấu vết chưa bị thay đổi,
xáo trộn…
− Hiện trường bị xáo trộn là hiện trường từ khi phát hiện triển khai công tác
bảo vệ đến khi khám nghiệm các dấu vết, vật chứng đã bị biến đổi, mất mát…
Cách phân loại này có ý nghĩa chủ yếu trong khi đánh giá các dấu vết thu
được trên mỗi loại hiện trường, từ đó nhận định về đối tượng gây án. Do vậy,
những dấu vết thu được ở hiện trường bị xáo trộn cần phải được phân tích thận
trọng và chính xác trong khi sử dụng chúng làm căn cứ.
Thứ tư, căn cứ vào nội dung và tính chất của vụ việc xảy ra, hiện trường
được chia thành: hiện trường có người chết, hiện trường súng đạn, hiện trường
tai nạn giao thông…
Phân loại hiện trường theo cách này giúp cơ quan điều tra xác định được
những loại dấu vết nào cần được phát hiện và thu lượm vì dấu vết bao giờ cũng
được hình thành theo quy luật nhất định phù hợp với tính chất của sự việc. Ví
dụ: Khi cơ quan điều tra xác định hiện trường một vụ án mạng mà nạn nhân bị
tử vong do bị sung đạn thì dấu vết cần phải tìm kiếm là vỏ đạn rơi lại tai hiện
trường…
1.5.

Phương pháp khám nghiệm hiện trường vụ án giết người


11
Phương pháp khám nghiệm hiện trường vụ án giết người là cách thức tiến
hành hoạt động phát hiện, thu lượm vật chứng để lại trên hiện trường của các vụ
án hình sự. Phương pháp khám nghiệm hiện trường các vụ án giết người nhìn
chung đều tuân theo những phương pháp khám nghiệm hiện trường nói chung.
Khi lựa chọn những phương pháp cụ thể để khám nghiệm các loại hiện trường
khác nhau cần căn cứ vào một số yếu tố sau để xác định:






Kết quả của quá trình quan sát hiện trường
Đặc điểm cấu trúc của hiện trường
Tính chất của sự việc xảy ra
Kinh nghiệm chuyên môn và thực tế khám nghiệm hiện trường của điều

tra viên. Nội dung của phương pháp khám nghiệm hiện trường là:
− Tổ chức lực lượng khám nghiệm
− Sử dụng những phương tiện kỹ thuật khám nghiệm có hiệu quả và phù
hợp với những phản ánh vật chất trên hiện trường.
− Trình tự thực hiện công việc khám nghiệm để thu thập không những đầy
đủ các dấu vết, vật chứng đặc biệt là các dấu vết mà còn đảm bảo những thông
tin chứa đựng trong các dấu vết, vật chứng, vi vết không bị mất hoặc bị sai lệch,
phục vụ tốt cho hoạt động điều tra vụ án.
Có thể tổng hợp các phương pháp khám nghiệm hiện trường cụ thể thành năm
nhóm sau:
1.5.1. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực (phương pháp
chia ô)
Đây là phương pháp được tiến hành khi khám nghiệm các hiện trường có
phạm vi rộng nhưng được phân chia tự nhiên thành những khu vực độc lập với
nhau hoặc những hiện trường có cấu trúc phức tạp.
Hiện trường được chia ra thành nhiều ô, khu vực khác nhau dựa vào điều
kiện tự nhiên sẵn có của hiện trường sao cho hợp lý, sau đó tiến hành khám
nghiệm từng ô, từng khu vực, tạo điều kiện tiến hành khám nghiệm một cách hệ
thống, tỉ mỉ tránh để sai sót, lọt dấu vết, vật chứng. Khi thực hiện phương pháp



12
này, các ô có thể được giao cho từng cán bộ quản lý khám nghiệm hoặc cả nhóm
khám lần lượt từ khu vực này đến khu vực khác. Dù thực hiện theo cách thức
nào thì toàn bộ quá trình khám nghiệm phải được tổ chức thống nhất và kết quả
khám nghiệm phải được đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ trong tổng thể của
hiện trường.
1.5.2. Phương pháp khám nghiệm dựa vào phương thức gây án đã xác định
Phương pháp này được áp dụng khi trên hiện trường qua dấu vết, vật
chứng để lai xác định được lối vào, lối ra của thủ phạm và quá trình hoạt động
của chúng ở hiện trường.
Đường vào hiện trường hay vị trí đột nhập của thủ phạm với dấu vết đã rõ
được khám nghiệm đầu tiên, sau đó dựa vào mối quan hệ nhân quả giữa tác
động của thủ phạm vào hiện trường mà tiến hành các thao tác khám nghiệm hiện
trường tiếp theo. Vì đã nhận định được phương thức gây án, lối vào, lối ra của
thủ phạm nên nơi nào để lại nhiều dấu vết sẽ được xem xét kĩ càng, cẩn thận, tỉ
mỉ hơn, qua đó tìm được những sơ hở mà thủ phạm để lại, tạo điều kiện để sử
dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, đôi
khi vì quá tập trung xem xét tại nơi để lại nhiều dấu vết mà những nơi có ít dấu
vết lại bị xem nhẹ, tạo tâm lý chủ quan cho chủ thể khám nghiệm nên có nhiều
trường hợp các tình tiết, dấu vết quan trọng bị bỏ qua. Chính vì thế, khi sử dụng
phương pháp này, Điều tra viên cần khám nghiệm tỉ mỉ, tự giác thực hiện
nghiêm chỉnh, đối với hiện trường quá lớn cần thực hiện kết hợp với các phương
pháp khám nghiệm khác.
1.5.3. Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung tâm
hoặc từ ngoài trung tâm ra ngoài.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với những hiện trường rộng,
ngoài trời.



13
Khi tiến hành phương pháp khám nghiệm này, quá trình khám nghiệm
được thực hiện từ ngoài vào trung tâm hoặc từ trung tâm ra ngoài theo hình xoáy
ốc, có thể thuận chiều kim đồng hồ cũng có thể ngược chiều kim đồng hồ.
Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài được áp dụng
khi đã xác định được trung tâm của hiện trường, tức là nơi tập trung nhiều dấu
vết, vật chứng. Ví dụ: Nơi có xác chết đối với hiện trường có tử thi… Còn
phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung tâm được áp
dụng với hiện trường khó xác định vùng trung tâm hiện trường.
1.5.4. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu
Phương pháp khám nghiệm theo cách cuốn chiếu được áp dụng để khám
nghiệm những hiện trường tương đối bằng phẳng, có chiều ngang nhỏ.
Khi được sử dụng phương pháp này, việc khám nghiệm hiện trường sẽ được làm
theo trình tự lần lượt từ đầu đến cuối hiện trường theo một trình tự thống nhất.

Sơ đồ khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu
Phương pháp này có ưu điểm là hiện trường được khám nghiệm có hệ
thống, tỉ mỉ, có thể phát hiện được hầu hết những dấu vết, vật chứng và đặc
điểm dễ thấy ở hiện trường. Có thể nhận định được diễn biến của sự việc và tìm
ra cơ sở khách quan để đánh giá quá trình gây án thông qua những dấu vết,
thông tin đã thu thập được có liên quan đến hành động phạm tội.
Tuy nhiên, phương pháp khám nghiệm theo cách cuốn chiếu cũng có
nhược điểm. Phương pháp này đòi hỏi sử dụng nhiều lực lượng, phương tiện


14
khám nghiệm. Do thiếu cơ sở để nhận định về quá trình gây án của thủ phạm
nên không thể đánh giá và kết luận ngay tại chỗ về nguyên nhân và quá trình
hình thành dấu vết, vật chứng, về mối liên quan giữa các dấu vết, vật chứng với
nhau và với lời khai. Từ đó thiếu cơ sở để nhận định về khả năng tồn tại của các

loại dấu vết ẩn, vi vết, vì vậy thường bỏ sót những dấu vết này [14].
1.5.5. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo đường song song
Phương pháp này được áp dụng khi khám nghiệm những hiện trường có
địa hình rộng, tương đối bằng phẳng, không có ranh giới tự nhiên để phân chia
thành khu vực như hiện trường các vụ tai nạn giao thông, cháy nổ…
Việc khám nghiệm theo phương pháp này được tiến hành theo các đường
thẳng song song, lần lượt cho đến hết toàn bộ hiện trường.
Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện vì không có ranh giới tự
nhiên để phân chia thành khu vực. Vì được thực hiện với hiện trường rộng và
tương đối bằng phẳng nên cách thức thực hiện dễ dàng và khá phổ biến. Việc
khám nghiệm cũng được tiến hành theo các đường song song nên đảm bảo tính
tuần tự của biện pháp khám nghiệm, từ đó phát hiện, ghi nhận, thu lượm các dấu
vết, vật chứng của vụ phạm tội được đầy đủ, có thứ tự, tránh bỏ sót các dấu vết.
Nhược điểm của phương pháp khám nghiệm này là vì không có ranh giới
tự nhiên phân chia thành khu vực nên thường phải sử dụng nhiều lực lượng,
phương t, đồng thời hiệu quả đạt được không cao. Do thiếu cơ sở nhânj định về
quá trình gây án của thủ phạm nên không thể đánh giá và kết luận ngay tại chỗ
nguyên nhân và quá trình hình thành dấu vết và mối liên quan giữa các vật
chứng, dấu vết với nhau và lời khai [15].
Để đạt được kết quả trong công tác khám nghiệm hiện trường trước hết
người chủ t khám nghiệm phải biết đánh giá tình hình hiện trường, tìm cơ sở và
điểm xuất phát để xác định phương pháp khám nghiêm hiện trường cụ thể cho


15
phù hợp với loại hiện trường phải khám nghiệm. Có thể sử dụng riêng rẽ từng
phương pháp khám nghiệm cụ thể là tùy thuộc vào từng hiện trường cụ thể, phụ
thuộc vào những dụng cụ phương tiện và lực lượng khám nghiệm cụ thể để
quyết định cho phù hợp, đảm bảo sự tối ưu cho công tác khám nghiệm.
Mặc dù có những quan điểm khác nhau về việc phân chia các phương

pháp khám nghiệm hiện trường, song khi tiến hành khám nghiệm, các cán bộ
làm công tác khám nghiệm dựa vào đặc điểm của hiện trường có thể sử dụng
những phương pháp khác nhau để có thể khám nghiệm hiện trường một cách
chính xác và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy khám nghiệm hiện trường có người chết
thường áp dụng phương pháp xoáy trôn ốc, điểm khởi đầu là tử thi. Khám
nghiệm hiện trường nơi tử thi tiếp xúc là vị trí phát hiện xác nạn nhân, vị trí này
bị xác nạn nhân đè lên, việc tiến hành khám nghiệm vị trí này khi xác nạn nhân
đã được chuyển đến vị trí khác. Khám nghiệm nhằm phát hiện những dấu vết,
vật chứng còn ẩn chưa dưới xác nạn nhân, do vậy, cần phải chú ý cả đến tình
trạng thực vật, đất đá tại vị trí tiếp xúc với tử thi, phát hiện các dấu vết, vật
chứng cso tại vị trí này như: dấu vết chân, giày dép, dấu vết máu, lông, tóc, bong
vải sợi… Cần so sánh các tổn thương, vết hoen tử thi, mức độ co cứng tử thi so
với các vật rắn có ở nơi tử thi nằm để xác định có phải nạn nhân chết tại nơi phát
hiện hay là đã mang đến từ nơi khác.
Từ vị trí nạn nhân nằm, tiến hành khám nghiệm mở rộng ra các vùng
xung quanh. Việc tiến hành công tác khám nghiệm khu vực xung quanh nhằm
phát hiện thu thập các dấu vết vật chứng phục vụ cho công tác điều tra. Vì vậy,
khi khám nghiệm vùng xung quanh cần chú ý:
Nghiên cứu toàn bộ địa hình, địa vật trên hiện trường như: quang cảnh
của hiện trường, cảnh vật, sự sắp xếp các đồ vật, cây cối, đường mòn, đường
giao thông công cộng, phân bố dân cư… trong trường hợp hiện trường xảy ra ở


16
trong nhà thì cần thiết phải nghiên cứu toàn bộ khu nhà và mối quan hệ của nó
với các khu vực xung quanh, nghiên cứu lối vào ra, sự sắp xếp các đồ vật có khả
năng do hoạt động của thủ phạm… đòi hỏi cần thiết phải phân tích được những
điều kiện thuận lợi cũng như bất lợi khi thủ phạm hành động, nhằm phân tích
được mối quan hệ trong hành động của thủ phạm, nạn nhân và hiện trường trong

thực tế xảy ra [2].
Như vậy, mục đích của công tác khám nghiệm hiện trường các vụ án giết
người không chỉ là việc phát hiện,, thu lượm một cách tối đa dấu vết, vật chứng
và những tài liệu nhằm củng cố chứng cứ pháp lý mà còn nghiên cứu đánh giá
chúng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ giết người theo đúng
trình tự, thủ tục luật định cung cấp cho công tác điều tra tiếp theo.

Kết luận chương 1
Khám nghiệm hiện trường trong các vụ án giết người là hoạt động được
tiến hành tại nơi xảy ra, nơi phát hiện các vụ án giết người nhằm phát hiện, ghi
nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng và các tình
tiết có ý nghĩa với vụ án. Công tác khám nghiệm hiện trường vụ án giết người
nhìn chung đều tuân theo những phương pháp khám nghiệm hiện trường nói
chung. Có thể tổng hợp các phương pháp khám nghiệm hiện trường cụ thể thành
các nhóm sau: Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực- phương
pháp chia ô, phương pháp khám nghiệm hiện trường dựa vào phương thức gây
án đã xác định, phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung
tâm hoặc từ trung tâm ra ngoài, Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo
cách cuốn chiếu, phương pháp khám nghiệm hiện trường theo đường song song.


17
Công tác khám nghiệm hiện trường các vụ án giết người là một hoạt động
vô cùng quan trọng. Hoạt động này không chi nhằm mục đích phát hiện tội
phạm mà còn phòng ngừa tội phạm một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 2
CHIẾN THUẬT KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TRONG CÁC VỤ ÁN
GIẾT NGƯỜI
Cũng tương tự như việc khám nghiệm hiện trường, quá trình khám nghiệm hiện

trường các vụ án giết người có thể được khái quát theo sơ đồ sau:


18

Chuẩn bị khám

Tiến hành khám

Kết thúc khám

nghiệm hiện

nghiệm hiện

nghiệm hiện

trường

trường

trường

Để đạt được kết quả tốt nhất, các bước trong khám nghiệm hiện trường vụ án
giết người cần phải thực hành nhanh chóng và liên tục. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu
chi tiết hơn về chiến thuật khám nghiệm này.
2.1. Chuẩn bị khám nghiệm hiện trường vụ án giết người
2.1.1. Chuẩn bị lực lượng trước khi đến hiện trường
2.1.1.1
Chuẩn bị lực lượng

Lực lượng khám nghiệm hiện trường thông thường bao gồm:
− Người chủ trì khám nghiệm hiện trường là Thủ trưởng hay phó thủ trưởng
cơ quan điều tra cấp tỉnh.
− Các điều tra viên trực tiếp thụ lý vụ án và các trợ lý điều tra
− Cán bộ kỹ thuật chuyên môn trong ngành công an. Tùy từng loại vụ việc
cụ thể mà yêu cầu các cán bộ có trình độ khác nhau như cán bộ kỹ thuật hình sự,
cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cảnh sát sử dụng chó chuyên nghiệp, kỹ sư xử
lý sự cố kỹ thuật… Ngoài ra còn có các cán bộ kỹ thuật chuyên môn ngành
ngoài được triệu tập theo quy đinh của Bộ luật tố tụng hình sự như bác sĩ pháp
y, các giám định viên chuyên môn kỹ thuật- những chuyên gia thuộc các lĩnh
vực khoa học cần thiết
Nhà chuyên môn là người có kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực riêng,
một ngành khoa học, kỹ thuật nhất định và phải được cơ quan Nhà nước, tổ chức
xã hội thừa nhận. Hiện trường luôn chưa đựng nhiều thông tin dấu vết phản ánh
tội phạm, trong khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, bọn tội phạm cũng
luôn tìm cách sử dụng những thành tựu khoa học mới vào hoạt động phạm tội.
Do vậy, để có kiến thức chuyên sâu đánh giá nguyên nhân tính chất diễn biến
của vụ việc xảy ra cũng như khai thác tối đa các thông tín dấu vết tại hiện


19
trường, cần phải mời các nhà chuyên môn để giải quyết làm rõ những vấn đề
này, nhất là với những loại hiện trường gắn với các chuyên ngành hẹp. Việc mời
nhà chuyên môn tham dự khám nghiệm không thể phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của Cơ quan điều tra mà phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của từng hiện
trường và đây là quy định của tố tụng hình sự đòi hỏi cả nhà chuyên môn và
Điều tra viên khi tiến hành khám nghiệm phải nghiêm chỉnh chấp hành [8].
− Đại diện Viện kiểm sát. Sự có mặt của đại diện Viên kiểm sát là bắt buộc
trong mọi trường hợp khi khám nghiệm hiện trường, điều này đã được quy định
tại khoản 2 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự “… trong mọi trường hơp, trước

khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát
cùng cấp biết, Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện
trường…”. Tuy cán bộ Viên kiểm sát không trực tiếp tham gia khám nghiệm
nhưng cần thông báo cho họ thực hiện chức năng theo luật định, sự tham gia của
Viện kiểm sát trong khám nghiệm hiện trường nhằm đảm bảo cho hoạt động
khám nghiệm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, cũng như đảm bảo hiệu
quả của hoạt động. Trước khi khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải chủ
động nắm tình hình, yêu cầu Điều tra viên thông báo sự việc xảy ra để tham gia
ý kiến vào việc chuẩn bị khám nghiệm, chủ động yêu cầu Điều tra viên tiến
hành khám nghiệm hiện trường và lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo
đúng quy định tại Điều 150, Điều 154 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu thấy người
làm chứng, người bị hại hoặc bị can có thể chết hoặc mất khả năng khai báo thì
Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên lấy lời khai và ghi âm lời khai của họ.
Trong thực tiễn đối với hiện trường có người chết, ví dụ như các vụ chết do án
mạng, kể cả chết chưa rõ nguyên nhân đều phải tiến hành khám nghiệm tử thi,
sự có mặt của Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi là bắt buộc trong mọi trường hợp. Khi thấy cần thiết, đặc biệt đối
với các vụ có nhiều người chết, thủ đoạn phạm tội dã man… thì Viện trưởng,


20
Phó viện trưởng có thể trực tiếp hoặc cùng Kiểm sát viên kiểm sát việc khám
nghiệm.
− Người chứng kiến và những người khác có thể tham dự việc khám
nghiệm theo khoản 2 Điều 150 Bộ luật Tố tụng hình sự như bị can, người bị hại,
người làm chứng. Sự tham gia của người chứng kiến khi khám nghiệm là điều
cần thiết đảm bảo tính khách quan của quá trình khám nghiệm. Đồng thời, sự
tham gia của những người khác như bị can, người bị hại, người làm chứng cũng
thể hiện sự minh bạch công khai của quá trình khám nghiệm hiện trường, đó là
những người tham gia tố tụng của vụ án, kết quả của công tác khám nghiệm hiện

trường có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ, bản thân những người đó
cũng mong muốn tham gia để biết được rằng lực lượng đã tiến hành khám
nghiệm như thế nào, có khách quan hay không và luật định như vậy cũng hoàn
toàn phù hợp.
Lực lượng khám nghiệm hiện trường là lực lượng được tổ chức theo quyết
định của giám đốc Công an các Tỉnh và thành phố, hoặc chỉ huy công an cấp
Quận, huyện phù hợp với tính chất của vụ việc.
2.1.1.2.

Chuẩn bị phương tiện

Mỗi vụ án cần phải có phương tiện phục vụ cho việc khám nghiệm với
những loại hiện trường khác nhau sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Thông thường, đối với các vụ án giết người, các phương tiện luôn phải chuẩn bị
đầy đủ và mang đến hiện trường gồm: Các biên bản, máy ảnh, thước đo, biểu
mẫu, hộp sơn đánh dấu, các loại đèn pha, máy chiếu xiên, chó nghiệp vụ (nếu
cần) và các loại phương tiện hỗ trợ khác cho công tác khám nghiệm.
Khi nhận được tin báo, các lực lượng tham gia khám nghiệm phải bằng
mọi phương tiện nhanh nhất có thể đi ngay đến hiện trường với đầy đủ thành
phần, dụng cụ, phương tiện phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường.
Trên đây chỉ là những phương tiện thông dụng, cơ bản khi khám nghiệm, ngoài


21
ra từng hiện trường khác nhau thì có thể có các phương tiện khám nghiệm đặc
thù của các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực riêng.
2.1.2. Chuẩn bị đi đến hiện trường
Khi đến hiện trường, trước khi khám nghiệm, lực lượng khám nghiệm
hiện trường cần thực hiện một số công việc sau:
− Nghe báo cáo và kiểm tra lại toàn bộ công tác bảo vệ hiện trường của lực

lượng bảo vệ;
− Gặp gỡ trao đổi với cơ quan chủ quản, với nhân thân nạn nhân, với chính
quyền địa phương, với người phát hiện ra sự việc đầu tiên… để nắm bắt tình
hình về diễn biến vụ việc, về an ninh, trật tự địa phương v.v.. và cũng qua đó
yêu cầu cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan chủ quản giúp đỡ trong quá
trình khám nghiệm và điều tra lại hiện trường;
− Lựa chọn người đại diện chính quyền, cơ quan tham gia vào quá trình
khám nghiệm; lựa chọn người chứng kiến cuộc khám nghiệm;
− Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ tham gia khám nghiệm (lấy
dấu vết, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, lập biên bản …).

2.2.

Tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án giết người

Khám nghiệm hiện trường được tiến hành theo 2 giai đoạn gồm quan sát hiện
trường (khám nghiệm sơ bộ) và khám nghiệm tỉ mỉ.
2.2.1. Quan sát hiện trường (quan sát sơ bộ)
Giai đoạn quan sát hiện trường là giai đoạn đầu tiên của quá trình khám
nghiệm.


×