Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÁO cáo THỰC tập tài chính ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển chi nhánh Thanh Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.32 KB, 24 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG BIDV – CHI
NHÁNH THANH XUÂN
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CHI
NHÁNH THANH XUÂN.
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG.
Tên đầy đủ : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển chi nhánh Thanh Xuân.
Tên quốc tế : Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development
of Việt Nam - THANH XUAN BRANCH.
Tên viết tắt : BIDV Thanh Xuân.
Địa chỉ : Tòa nhà HAPULICO COMPLEX - Số 1 - Đường Nguyễn Huy
Tưởng - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Điện thoại : 04.222.12.866
FAX : 04.222.12.899.
LOGO của ngân hàng:

1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam ( trực thuộc Bộ Tài
Chính) được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/4/1957. Ngày
24/6/1981, Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc NHNN Việt Nam theo Quyết định số 259 CP của hội đồng Chính phủ.
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đổi tên thành Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 27/4/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
chính thức chuyển đổi thành ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
LÊ THỊ THU HUYỀN

1


LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân, có
con dấu riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2.1. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển

+ Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)
 Giai đoạn 1957-1960

Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân
dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của
Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Góp phần
phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà máy Xi
măng Hải phòng, những tuyến đường sắt huyết mạch... ; Góp phần dựng xây lại
Nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Xây dựng Đài phát thanh Mễ Trì
rồi các trường Đại học Bách khoa, Kinh tế - Kế hoạch, Đại học Thuỷ Lợi...
 Giai đoạn 1960-1965

+ Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp
Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang
thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản Thạch (Thanh Hoá),
Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình,
đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh, Đông Anh – Thái
Nguyên,…
Qua đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết, các nhà máy phục vụ phát

triển kinh tế nông nghiệp như Phân Lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc, Supe phốt
phát Lâm Thao, Hệ thống Thuỷ Nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm lớn Cổ Đam,
Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trị, Như Trái, Nham Tràng... đã ra đời cùng với các
nhà máy mới như đường Vạn Điểm, Nhà máy bóng đèn Phích nước Rạng Đông,
Nhà máy Trung quy mô (Công cụ số I), Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, các
nhà máy dệt 8/3, 10/10... Cầu Hàm Rồng, đoạn đường sắt Vinh – Hàm rồng, Các

LÊ THỊ THU HUYỀN

2

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

trường đại học Giao thông Vận Tải, Bách Khoa, Đài tiếng nói dân tộc khu Tây
Bắc...
 Giai đoạn 1965-1975

Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện
nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trình
phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn
kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây
dựng công nghiệp địa phương.
 Giai đoạn 1975- 1981

+ Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa được

giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),… Khu
công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su ở Tây
Nguyên,... các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,...
+ Ngân hàng Kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho
những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân, góp phần đưa
vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch. Trong đó có những công trình
quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, 3 tổ
máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng
Thạch, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng,…
+ Thời kỳ ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam
 Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000):

LÊ THỊ THU HUYỀN

3

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn
10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan,
được thể hiện trên các mặt sau:
* Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển
*Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

* Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt
* Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại
* Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống
* Xây dựng ngành vững mạnh
Trong 10 năm đổi mới và nhất là từ 1996 đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý,
mạng lưới hoạt động đã phát triển mạnh mẽ phù hợp với mô hình Tổng công ty
Nhà nước.
 Giai đoạn hội nhập (2000 đến 2012)

* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:
Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân
24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng
bình quân 45%/năm.
* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:
* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:
* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:

LÊ THỊ THU HUYỀN

4

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

* Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành
theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại:

* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản
phẩm:
* Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực:
* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới.
* Doanh nghiệp Vì cộng đồng
* Bồi đắp văn hoá doanh nghiệp.
1.2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV
THANH XUÂN.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
được thành lập theo Quyết định theo số 880/QĐ - HĐQT ngày 2/10/2008 của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chính thức khai trương và
đi vào hoạt động từ ngày 01/12/2008. Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập
trên cơ sở phòng giao dịch địa ốc ( chi nhánh Hà Thành) , điểm giao dịch số 3
(chi nhánh Hà Nội) và phòng giao dịch số 3 ( chi nhánh Đông Đô) và đặt trụ sở
ban đầu tại số 198 - Đường Nguyễn Tuân - Phường Nhân Chính - Quận Thanh
Xuân - TP. Hà Nội. Nhưng sang năm 2012 chi nhánh đã chuyển địa điểm đến
tòa nhà HAPULICO COMPLEX - số 1 - Đường Nguyễn Huy Tưởng - Quận
Thanh Xuân - TP. Hà Nội.
Đến nay chi nhánh đã mở rộng phát triển bao gồm nhiều phòng tại Hội sở
chi nhánh, 04 phòng giao dịch ( trong đó mở thêm 2 phòng giao dịch mới :
phòng giao dịch Mỹ Đình và phòng giao dịch số 2) và 1 tổ điện toán thuộc
phòng kế hoạch tổng hợp, 01 tổ thanh toán quốc tế thuộc phòng dịch vụ khách
LÊ THỊ THU HUYỀN

5

LỚP : TCNH3 – K4



BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

hàng, với tổng số 108 cán bộ trong đó có trên 90 cán bộ có trình độ Đại học trở
lên. Chi nhánh có 1 tổ chức Đảng, 1 tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh Niên
thường xuyên nâng cao năng lực, góp phần tăng cường sự gắn bó và ý thức trách
nhiệm của người lao động đóng góp vào việc thực hiện kế hoạch kinh doanh.
2. Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
2.1. Hoạt động huy động vốn.
Đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng, nó được thực hiện
thông qua nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như:
- Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi thanh
toán…
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn…
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn…
Tất cả các hình thức huy động vốn của chi nhánh đều có thể được thực hiện
bằng đồng nội tệ hay đồng ngoại tệ.
2.2. Hoạt động tín dụng.
Ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng như:
- Cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân.
- Tham gia vào hoạt động đồng tài trợ trong các dự án có quy mô vốn lớn và
thời gian thu hồi vốn lâu, chứa đựng nhiều rủi ro.
- Cung cấp các dịch vụ bảo lãnh như: Bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh đấu thầu,
phát hành hối phiếu, thanh toán sec du lịch…
Các hoạt động tín dụng của ngân hàng đều có thể bằng VND hay ngoại tệ.
2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế.
Chi nhánh tiến hành thanh toán và bảo lãnh cho các hoạt động xuất nhập
khẩu qua các hình thức: Thư tín dụng (L/C), chuyển tiền kiều hối, thanh toán các

thẻ tín dụng quốc tế…

LÊ THỊ THU HUYỀN

6

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

2.4. Hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Với các sản phẩm như:
Giao dịch giao ngay bằng cả VND và ngoại tệ
Giao dịch kỳ hạn tiền tệ bằng cả VND và ngoại tệ.
Giao dịch quyền chọn tiền tệ bằng cả VND và ngoại tệ.
Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ.
2.5. Dịch vụ E- Banking.
- Thẻ ATM, với nhiều loại thẻ, như: Thẻ Etrans 365+; thẻ vạn dặm; thẻ
Power… tất cả đều có thể sử dụng trên hệ thống máy ATM rộng khắp cả nước
của BIDV.
- Dịch vụ nhận và gửi tin nhắn tự động (BSMS).
- Dịch vụ ngân hàng tại gia homebanking
2.6. Dịch vụ ngân quỹ.
- Thu hộ tại doanh nghiệp.
- Thu đổi tiền cũ hỏng.
- Kiểm đến tiền tại ngân hàng.
- Kiểm định tiền thật tiền giả.

Ngoài ra ngân hàng còn nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác rất
phong phú và đa dạng.
1.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA
CHI NHÁNH BIDV THANH XUÂN.
1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh BIDV Thanh Xuân.
- Huy động vốn từ mọi nguồn hợp pháp của khách hàng như tiền gửi tiết
kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,…
- Thực hiện cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực
hiện bảo lãnh và tài trợ thương mại theo các chế độ tín dụng hiện hành nhằm
đảm bảo, duy trì và phát triển nguồn vốn.
LÊ THỊ THU HUYỀN

7

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

- Hoạt động tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo quy định
và thực hiện kinh doanh chứng khoán và giấy tờ có giá.
- Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng đa dạng như: thanh toán,
chuyển tiền, dịch vụ thẻ, đổi tiền…
- Thực hiện Marketing khách hàng nhằm phục vụ các khách hàng truyền
thống và khai thác, mở rộng các khách hàng mới và tiềm năng.
- Thu chi và bảo quản tiền cũng như các tài sản có giá khác.
- Tham gia xây dựng và lập kế hoạch cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam.

- Tiến hành tổ chức bảo quản và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định, và
chịu sự kiểm tra giám sát của Hội sở chính và ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.3.2. Phạm vi hoạt động.
- Toàn bộ khách hàng sinh sống và làm việc trên địa bàn quận Thanh Xuân
(Hà Nội) và các khu vực lân cận.
- Chi nhánh gồm có 4 phòng giao dịch khác:
+ Phòng giao dịch Địa Ốc : Tâng 1 – Tòa nhà CT 1 Vimeco – Phường Trung
Hòa – Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội.
+Phòng giao dịch Khuất Duy Tiến : 152 Khuất Duy Tiến – Quận Thanh Xuân
– TP.Hà Nội.
+ Phòng giao dịch Trần Duy Hưng : 22 – Trần Duy Hưng – Quận Cầu Giấy –
TP. Hà Nội.
+ Phòng giao dịch Mỹ Đình : Tòa nhà CEO lô HH2 – Khu đô thị Mễ Trì Hạ Đường Phạn Hùng – Quận Cầu Giấy TP. Hà Nội.

1.4 . CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG.
1.4.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý.

LÊ THỊ THU HUYỀN

8

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

Ban Giám Đốc


Khối Quan hệ khách

Khối quản lý rủi ro

Khối tác nghiệp

Khối quản lý nội bộ

Khối trực thuộc

hàng

P.Quản lý rủi ro
P. Quan hệ khách hàng

P.Dịch vụ khách hàng
doanh nghiệp

P. Giao dịch số 1
P. Kế hoạch - Tổng hợp

cá nhân
P. Giao dịch số 2

P. Dịch vụ khách hàng

P. Tổ chức hành chính

cá nhân
P. Quan hệ khách hàng


P. Giao dịch số 3

doanh nghiệp

P. Quản trị tín dụng

P. Tài chính - kế toán

P. Giao dịch số 4

Tổ quản lý và dịch vụ
kho quỹ

1.4.2. Chức năng , quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận.
1.4.2.1. Ban Giám đốc.
- Giám đốc : do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trụ sở
chính chỉ định và chịu trách nhiềm toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
- Phó giám đốc kinh doanh : thay mặt giám đốc điều hành về mặt kinh
doanh, chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và pháp luật về những công
việc mà mình giải quyết.
LÊ THỊ THU HUYỀN

9

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP


GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

- Phó giám đốc tài chính : thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động về tiền
tệ, tín dụng của ngân hàng và chịu trách nhiệm cá nhân trước giấm đốc và pháp
luật về công việc mà mình đã giải quyết.
1.4.2.2. Khối Quan hệ khách hàng.
- Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: trực tiếp tiếp thị và bán
sản phẩm ( sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ…);Chịu trách nhiệm
thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm
của ngân hàng
- Công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất
tín dụng; theo dõi quản lý tình hình hoạt động về sử dụng vốn, tài sản bảo đảm
nợ vay, tình hình trả nợ của khách hàng; Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro.
- Các nhiệm vụ khác: Quản lý thông tin; Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên
quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ; Cập nhật thông tin diễn biến thị trường
và sản phẩm …
1.4.2.3. Khối quản lí rủi ro.
- Công tác quản lý tín dụng: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát
triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; Quản lý, giám sát, phân tích,
đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì áp dụng
hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục; Giám sát việc
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
− Công tác quản lý rủi ro tín dụng: Tham mưu, đề xuất xây dựng các qui

định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng; Trình lãnh đạo cấp tín dụng bảo lãnh cho
khách hàng…
− Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: Đề xuất, hướng dẫn các chương trình,

biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp; xây dựnh và

quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp của chi nhánh.
− Công tác phòng chống rửa tiền: Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng dịch vụ

khách hàng và các phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền
LÊ THỊ THU HUYỀN

10

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

− Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO: xây dựng và đề xuất với Giám

đốc các chương trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp
ứng sự hài lòng của khách hàng; tổng hợp kết quả đánh giá hệ thống chất lượng
của Chi nhánh.
− Công tác kiểm tra nội bộ: Xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ

về việc thực hiện qui định, qui trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Chi nhánh
1.4.2.4. Khối tác nghiệp.
+ Thực hiện giải ngân tín dụng.
+ Tiến hành hạch toán kế toán.
1.4.2.5. Khối quản lí nội bộ.
- Phòng Kế hoạch – tổng hợp : Công tác kế hoạch- tổng hợp: Thu thập, tổng
hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình lập kế hoạch; tham mưu, xây
dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện và theo dõi

tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
+ Công tác nguồn vốn: Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành và phát triển
nguồn vốn, giảm chi phí vốn; thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ; giới thiệu
các sản phẩm huy động vốn; chịu trách nhiệm quản lý hệ số an toàn trong kinh
doanh. Lập báo cáo, thống kê phục vụ quản trị điều hành theo đúng qui định.
- Phòng tổ chức – hành chính : + Công tác tổ chức nhân sự: Đầu mối tham
mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức- nhân
sư và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh; quản lý hồ sơ ( sắp xếp, lưu trữ,
bảo mật) hồ sơ cán bộ, hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, tài sản và lập báo cáo
liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định
+ Công tác hành chính: Thực hiện công tác văn thư theo qui định: quản lý,
lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, cống văn, con dấu theo đúng qui định của chi
nhánh; đầu mối tổ chức hoặc đại diện cho Chi nhánh trong quan hệ giao tiếp,
đón tiếp các tổ chức/ cá nhân trong và ngoài hệ thống BIDV

LÊ THỊ THU HUYỀN

11

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

- Phòng tài chính – kế toán : Quản lý và thực hiện công tác hoạch toán kế
toand chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động
tài chính kế toán của chi nhánh
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính

+ Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hịên
chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức
quản lý tài chính, quản lý thông tin và lập báo cáo.
+ Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực
của số liệu kế toán, báo cáo tài chính.
1.4.2.6. Khối trực thuộc.
Thực hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động
vốn bằng VNĐ hoặc ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ thanh
toán, bảo lãnh theo đúng quy định.
* Ngoài ra chi nhánh còn 1 phòng điện toán mới mở thuộc phòng kế hoạch –
tổng hợp, có nhiệm vụ :
+ Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình
công nghệ thông tin tại Chi nhánh
+ Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc
chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm
quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ
thông tin. Hỗ trợ các khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng
dụng công nghệ cao.
+ Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin hoặc Phòng Công nghệ
thông tin khu vực để:
+ Cùng với Trung tâm Công nghệ thông tin hoặc Phòng Công nghệ thông
tin khu vực chịu trách nhiệm về việc: Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh
vận hành liên tục, thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ yêu cầu kinh doanh
của chi nhánh và toàn hệ thống. Bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an
LÊ THỊ THU HUYỀN

12

LỚP : TCNH3 – K4



BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

toàn thông tin của Chi nhánh góp phần Abảo về an ninh chung của toàn hệ
thống.
+ Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin, về những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại Chi nhánh và
những vấn đề cần kiến nghị với BIDV. Tham gia ý kiến và làm đầu mối phối
hợp với các đơn vị liên quan theo quy trình nghiệp vụ và theo chức năng, nhiệm
vụ được giao và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh


Phòng thanh toán quốc tế

+ Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng
+ Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng,
giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử
dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng,
trước hết là các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến
phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết; tư vấn cho khách hàng về các
giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế...
+ Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh
đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo
an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng trong các giao
dịch kinh doanh đối ngoại.
+ Các nhiệm vụ khác:

 Quản lý hồ sơ, thông tin (thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích, bảo mật, cung cấp)
liên quan đến công tác của Phòng và lập các loại báo cáo nghiệp vụ phục vụ
quản trị điều hành theo quy định.
 Tham gia ý kiến với các phòng trong quy trình tín dụng và quy trình quản lý rủi
ro theo chức chức năng, nhiệm vụ được giao.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
BIDV – CHI NHÁNH THANH XUÂN.
LÊ THỊ THU HUYỀN

13

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

2.1. Hoạt động huy động vốn.
Bảng 2.1 : Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn tại BIDV chi nhánh Thanh
Xuân
Giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị : Tỷ đồng
Loại
tiền gửi
Tiền gửi
thanh toán
Tiền gửi
tiết kiệm

TK
không kỳ
hạn
TK ngắn
hạn
Tk có kỳ
hạn > 12
tháng
Tổng
huy động
vốn

Năm
2010
TH
733.4

Năm 2011

Năm 2012

TH
962.2

% TT
31.2

TH
885.2


%TT
-8

1267.6

1548.8

22.18

1507.8

-2.6

67.9

74.4

9.5

90.4

21.5

932.4

1141.3

22.4

1241.5


88.8

267.3

333.1

24.6

175.9

-47.2

2001.0

2511.0

25.5

2393.0

-4.7

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012
Năm 2012, chi nhánh có sự sụt giảm về huy động vốn. Tổng vốn huy động
tăng trưởng mạnh vào năm 2011, tăng 25,5% so với năm 2010 nhưng kết quả
năm 2012 lại giảm 4,7% so với năm 2011. Sự sụt giảm chủ yếu do sự giảm sút
của Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn. Công tác huy
động vốn của chi nhánh thực sự chưa đạt được kế hoạch đề ra.
Bảng 2.2 : Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế giai đoạn năm

2010 – 2012 tại chi nhánh BIDV Thanh Xuân.
Đơn vị : Tỷ đồng.

LÊ THỊ THU HUYỀN

14

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP
Chỉ tiêu

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG
2010

Số
tiền

2011
%

2012

Số
tiền

%

Số

tiền

%

Tổng
nguồn vốn
huy động

2570

100

3471

100

3061

100

Dân cư

1349

52

1617

63


1544

60

DN vừa
VN

652

25

894

35

849

33

DN lớn
và ĐCTC

569

22

960

37


623

24

Nguồn : Báo cáo tổng kết chi nhánh Thanh Xuân năm 2010, 2011, 2012
Qua bảng tổng kết cho thấy nguồn huy động vốn của chi nhánh chủ yếu là từ
dân cư, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2011 chiếm 60% trên tổng
nguồn vốn huy động, sự biến động của nguồn vốn này là ít nhất trong cơ cấu
huy động vốn chủa chi nhánh. Biến động đáng kể là từ nguồn DN lớn và ĐCTC
năm 2011 tăng 15% so với năm ăm 2010, nhưng năm 2012 lại giảm 13% so với
năm 2011, điều này sự quyết tâm chuyển hướng sang nguồn huy động vốn từ
dân cư của Chi nhánh.
2.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Bảng 2.3 : Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh BIDV Thanh Xuân
Đơn vị : Tỷ đồng.
Dư nợ

LÊ THỊ THU HUYỀN

Năm
2010
TH

Năm 2011
TH

% TT

15


2012
TH

% TT

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

Dân cư

89

121

36

144

19

DN vừa
VN

264.2

345.2


30.6

398.4

5.4

Dư nợ tín
dụng

353.2

466.2

32

542.4

16.3

25.05%

25.24
%

Tỉ trọng
dư nợ tín
dụng trong
tổng dư nợ


25.40
%

Nguồn : Báo cáo phòng kế hoạch tổng hợp
Từ bảng trên ta thấy có sự tăng trưởng trong cơ cấu tín dụng trong tổng dư
nợ tín dụng, tuy nhiên sự gia tăng còn ở mức độ thấp. Tốc độ tăng tỉ trọng tín
dụng bán lẻ trong tổng dư nợ còn chậm là do chi nhánh mới chuyển hướng
chuyên sâu sang mảng bán lẻ, nền tảng khách hàng doanh nghiệp lớn và các
định chế tài chính vẫn là chủ đạo, các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ
và vừa vẫn tăng trưởng dư nợ nhưng chưa làm thay đổi đáng kể tỉ trọng này.
Cụ thể về cơ cấu tín dụng theo mục đích sử dụng vốn vay ta có:
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân:
Bảng 2.4 : Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng của BIDV chi nhánh Thanh Xuân
giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

Số tiền

Dư nợ cho vay
tín dụng

87.000

2010
TT %

Số tiền
118.000


2011
TT%

Số tiền

2012
TT%

142.000

1. Theo loại hình

LÊ THỊ THU HUYỀN

16

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP
Cho vay hỗ trợ
nhà ở
Cho vay cầm cố
GTCG/ TTK
Cho vay CBCNV
trả bằng lương
Cho vay mua
ô tô
Cho vay thấu

chi tín chấp

Cho vay du
học
Cho vay khác
2.Theo thời
hạn
Ngắn hạn
Dài hạn

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

37.334

42,91

53.868

45,65

68 .840

48,49

13.154

15,12

16.053


13,60

20.512

14,45

19.528

22,44

25.238

21,39

24.283

17,10

15.559

13,19

17.698

12,46

10.561

12,14


6.378

7,33

7.231

6,13

45

0,05

51

0,04

35.810
51.190

41,16
58,84

50.112
67.888

42,47
57,53

10.734


7,56

67

67.848
74.152

0,06

47,78
52,22

Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp
Xem xét cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo loại hình cho vay tiêu
dùng sẽ giúp ngân hàng đánh giá được nhu cầu chi tiêu hiện nay của các cá
nhân, hộ gia đình. Ngân hàng có thể dựa vào đó để phát triển các sản phẩm hiệ
tại và đưa ra những sản phẩm mới để đáp ứng một các tôt nhất nhu cầu của thị
trường.
Theo bảng trên, ta thấy cho vau hỗ trợ nhà luôn chiếm tỷ trọng cao nhất ,
năm 2010 chiếm 42,91% dư nợ cho vay tiêu dùng, năm 2011 chiếm 45,65% dư
nợ cho vay tiêu dùng. Cho vay hỗ trợ nhà chiếm tỷ trọng cao nhất do nhu cầu về
nhà ở của khách hàng ngày một tăng theo sự phát triển của xã hội, đặc biệt tại
Hà Nội nhu cầu nhà ở luôn cao.Thông qua các chủ đầu tư dự án có liên kết , Chi
nhánh hỗ trọ cho cá nhân có nhu cầu về nhà ở, căn hộ chung cư, sửa chữa với
hạn mức cho vay có thể lên đến 100% giá trị TSĐB. Thời hạn cho vay tối đa lên
đến 20 năm và phương thức trả nợ linh hoạt.
Cho vay cán bộ công nhân viên trả bằng lương và cho vay cầm cố
LÊ THỊ THU HUYỀN

17


LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

GTCG/TTK cũng chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho vay tiêu dùng. Dư nợ cho
vay CBCNV trả bằng lương chiếm 22,44% dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2010,
chiếm 21,39% dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2011 và chiếm 15,12% dư nợ cho
vay tiêu dùng năm 2012. Dư nợ cho vay cầm cố GTCG/TTK chiếm 15,12% dư
nợ cho vay tiêu dùng, năm 2010 chiếm 13,60% dư nợ cho vay tiêu dùng, năm
2012 chiếm 14,45% dư nợ cho vay tiêu dùng.
Dư nợ cho vay mua ô tô năm 2010 chiếm 12,14%, năm 2011 chiếm 13,39%
và năm 2012 chiếm 12,46% dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2011, nhu cầu mua ô
tô trả góp bằng các khoản vay từ Ngân hàng gia tăng do ngay từ đầu năm Ngân
hàng đã đẩy mạnh sản phẩm cho vay mua ô tô và nâng cao chất lượng tín dụng
kết hợp với các chương trình ưu đãi lớn.
Sản phẩm cho vay du học chưa được chi nhánh triển khai do chính sách chưa
hỗ trợ. Các sản phẩm còn lại có dư nợ tương đói thấp do nhu cầu của người dân
trên địa bàn đối với các sản phẩm đó không cao hoặc rủi ro của một số sản phẩm
tương đói lớn nên Ngân hàng muốn cho vay.
+ Về cho vay kinh doanh đói với các DN vừa.
Bảng 2.5 : Cơ cấu dư nợ cho vay kinh doanh tại BIDV chi nhánh Thanh
Xuân giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị :Triệu đồng.
Năm
2010
Chỉ tiêu

Số tiền
Dư nợ cho 264.200
vay DNVVN
I. Theo
loại hình
Cho vay 92.734
ngắn hạn
thông thường
Cho vay 100.475
trung, dài hạn
thông thường
Thấu chi
9.009
LÊ THỊ THU HUYỀN

TT %

35,1

38,03

3,41

2011
Số tiền
345.200

TT%

2012

Số tiền
398.400

TT %

112.915

32,71

151.591

38,05

135.318

39,2

150.834

37,86

10.701

3,1

11.793

2,96

18


LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP
DN
Chiết
khấu GTCG
Cho vay
đầu tư dự án
Cho vay
Thi công xây
lắp
Cho vay
đóng tàu
Cho vay
đầu tư dự án
BĐS
Cho vay
đầu tư dự án
thủy điện
Các loại
hình bảo lãnh
II. Theo
thời hạn
Ngắn hạn
Trung, dài
hạn

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG


15.059

5,7

21.402

6,2

25.099

6,3

11.440

4,33

14982

4,34

14.878

4,31

10.542

3,99

14.153


4,1

11.235

2,82

1.136
22.721

0,43
8,6

1.036
30.274

0,3
8,77

1992
24. 741

0,5
6,21

-

-

-


-

-

-

1.083

0,41

4.419

1,28

3.586

0,9

119 .181
145.019

45,11
54,89

160.242
184.958

46,42
53,58


196.053
202.347

49,21
50,79

Nguồn : Báo cáo tổng kết phòng Kế hoạch – Tổng hợp
Ta có thể nhận thấy hình thức cho vay chủ yếu cho các DNVVN vẫn là cho
vay ngắn hạn thông thường, trong đó phần lớn là cho vay trung, dài hạn trong
tổng cho vay DNVVN. Sự biến động trong cơ cấu các hình thức không lớn lắm
và chủ yếu chuyển sang cho vay ngắn hạn. Đáng chú ý cho vay đầu tư dự án bất
động sản sụt giảm theo sự sụt giảm của thị trường BĐS năm 2021 khi có rất
nhiều dự án bất động sản bị đóng băng và sức cầu sụt giảm.
Chi nhánh đẩy mạnh cho vay tiêu dùng và tăng cường kiểm soát rủi ro và các
biện pháp thu nợ khác ngoài việc dựa vào tài sản đảm bảo.

LÊ THỊ THU HUYỀN

19

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

2.3. Hoạt động khác.
Bảng 2.5 : Cơ cấu nguồn thu dịch vụ đến ngày 31/12/2012

Đơn vị : triệu đồng
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

CHỈ TIÊU

Thực hiện

Tỷ trọng (%)

Kinh doanh ngoại tệ
TT trong nước và chuyển
tiền quốc tế
Dịch vụ ngân quỹ
Dịch vụ thẻ
Dịch vị trong hoạt động
tín dụng

768
5.448


3,3
23,6

691
500
1.154

3,0
2,2
5,0

Dịch vụ bảo lãnh
Dịch vụ cho vay ủy thác
Dịch vụ tài trợ thương
mại
Dịch vụ khác
Dịch vụ nội bộ
TỔNG

11.045
57
2.243

47,8
0,2
9,7

1.024
166

23.107

4,4
0,7
100

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012
Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên cân đối đạt 768 triệu đồng, chiếm
7,3% thu phí dịch vụ.
Thu phí thanh toán trong nước và chuyển tiền quốc tế chiếm 23,6%, tăng
11% so với năm 2011.
Thu phí bảo lãnh chiếm 47,8% thu dịch vụ, bằng 92% so với năm 2011.
Thu phí thanh toán quốc tế chiếm 9,7% thu dịch vụ, tăng 16% so với năm
2011.
Thu phí dịch vụ tín dụng chiếm tỷ trọng 5% thu dịch vụ.
Thu ngân quỹ là 691 triệu đồng.
Thu dịch vụ thẻ là 292 triệu đồng
LÊ THỊ THU HUYỀN

20

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

Thu phí từ các hoạt động khác chiếm tỉ trọng 4,4% thu phí dịch vụ.
Qua các phân tích trên có thể thấy ngay Chi nhánh đã có sự đầu tư, tạo ra

những thay đổi đáng kể và tích cực về mặt bán lẻ thể hiện sự phát triển của Chi
nhánh.
Một số tiêu chí đo lường đã thể hiện sự tăng trưởng ở các mặt như doanh số
cung ứng, danh mục dịch vụ, lượng khách và thị phần, hệ thống kênh phân phối
cũng hư sự chuyển dịch cơ cấu kinh doanh của ngân hàng theo hướng chuyên
môn hóa về các hoạt động dịch vụ bán lẻ và hiện đại.
Danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng khá toàn diện các nhu cầu
của khách hàng. Lượng khách hàng đến với Chi nhánh vẫn ngày càng tăng, mức
trung bình là tăng thêm 30%/ năm. Mạng lưới hoạt động của chi nhánh đã được
mở rộng và tăng tính thuận tiện cho khách hàng.
Các chỉ tiêu thu dịch vụ ròng đạt kế hoạch đề ra đặc biệt là doanh thu từ phí
bảo hiểm có sự tăng trưởng cao. Cho vay cá nhân cũng tăng trưởng ổn định và
đang tăng dần tỉ trọng trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh.

LÊ THỊ THU HUYỀN

21

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

Bảng 2.6. : Một số chỉ tiêu cơ bản về lợi nhuận của chi nhánh BIDV
Thanh Xuân
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế

Lợi
nhuận
sau
BQ/người/năm
Số lao động

thuế

2010
12,4
0,0825

2011
81,3
0,6

2012
85
0,5

90

108

108

Qua bảng trên ta có thể thấy lợi nhuận trước thuế của năm 2011 tăng đáng kể
so với năm 2010, từ 12,4 tỷ đồng năm 2010 lên đến 81,3 tỷ đồng, tương đương
với 555,65%, đây là 1 con số ấn tượng, điều này chứng tỏ trong năm 2011, chi
nhánh hoạt động có hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng trưởng từ

81,3 tỷ đồng lên 85 tỷ đồng, tương đương với 4,55%, tuy nhiên thì tiền lương
dành cho nhân viên giảm theo tình hình biến động kinh tế. ). Như vậy ta có thể
thấy kết quả hoạt động của Chi nhánh NH ĐT&PT Thanh Xuân là rất khả quan
và luôn có xu hướng tăng trong các năm tiếp theo, chứng tỏ sự hoạt động hiệu
quả của chi nhánh.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
3.1. Thuận lợi.
- Chi nhánh đã nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về giải pháp kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện hiệu quả
chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước trên tinh thần tài trợ, chia
sẻ với doanh nghiệp, khách hàng. Chi nhánh đã triển khai có hiệu quả Chính
sách khách hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng dẫn của Ngân
hàng ĐT&PT Việt Nam,tăng cường sức cạnh tranh, hỗ trợ tài chính cho các
doanh nghiệp và được khách hàng đánh giá cả.
- Chi nhánh đã chủ động và tích cực ứng phó linh hoạt với những diễn

LÊ THỊ THU HUYỀN

22

LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

biến của thị trường, linh hoạt trong điều hành lãi suất và tỷ giá trên cơ sở chỉ đạo
điều hành của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, thích ứng với các biến động của

thị trường, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu và, có hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh và lợi nhuận vượt kế hoạch được giao
- Theo chỉ đạo và hướng dẫn của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam về việc
chuyển đổi mô hình tổ chức theo dự án TA2, chi nhánh đã chuẩn bị đầy đủ các
thủ tục và bố trí nhân sự để thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức TA2 theo
đúng thời gian quy định, mô hình này đã được vận hành tại chi nhánh có hiệu
quả, góp phần phục vụ khách hàng hoạt động tại chi nhánh ngày một tốt hơn.
- Mở rộng mạng lưới rút tiền tự động ATM và đã có những biện pháp tích
cực để thu hút khách hàng mở thẻ và sử dụng dịch vụ thẻ, trả lương tự động,
VNTopup…
- Trong năm 2012, chi nhánh đã tích cực phối hợp với đoàn kiểm tra Ngân
hàng Nhà nước, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam kiểm tra toàn diện các mặt hoạt
động của chi nhánh. Quá trình kiểm tra không có những lỗi lớn. ngoài ra chi
nhánh đã tổ chức các chương trình kiểm tra , tự kiểm tra các nghiệp vụ, đảm bảo
tính tuân thủ và cẩn trọng, nghiêm túc thực hiện báo cáo với các phòng kiểm tra
nội bộ khu vực.
3.2. Khó khăn.
Chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu mà chi nhánh BIDV Thanh Xuân
đã đạt được trong thời gian qua. Nhưng qua phân tích kết quả kinh doanh 3 năm
gần đây, ta cũng thấy vẫn còn một số hạn chế như:
- Về cơ cấu nguồn huy động, năm 2011 tăng 901 tỷ đồng tương đương vói
35,06% tuy nhiên năm 2012 lại giảm so vói năm 2011 với tỷ lệ 13,11%, tiền huy
động được chỉ tập trung vào VND mà chưa có các biện pháp đáng kể để thúc
đẩy huy động tiền ngoại tệ. Mặt khác do thực hiện chính sách của BIDV là ngân
hàng tiên phong cắt giảm lãi suất nên chi nhánh không duy trì được nguồn vốn
của các tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế và dân cư. Nguồn vốn huy động cuối
năm 2012 của chi nhánh bị sụt giảm đáng kể so với thời điểm tháng 10/2011.
LÊ THỊ THU HUYỀN

23


LỚP : TCNH3 – K4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD : MAI THỊ DIỆU HẰNG

- Về tín dụng: Tổng dư nợ đã tăng nhưng không đáng kể và còn sự chênh
lệch khá lớn trong tỷ lệ tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn. Tổng dư
nợ tín dụng ngắn hạn vẫn còn đang chiếm tỷ trọng khá lớn.
- Về thu dịch vụ: Chi nhánh đã và đang triển khai rất nhiều dịch vụ mới
như: Home banking, phonebanking, thẻ Visa, POS…, song nhu cầu của các
khách hàng trên địa bàn đối với các dịch vụ này không nhiều nên hiệu quả của
các sản phẩm này còn thấp.
- Đội ngũ cán bộ trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên còn hạn chế trong giao
tiếp, đa phần chỉ mới tập trung vào hoàn cảnh công tác hàng ngày được giao,
chưa chủ động trong công tác tiếp thị khách hàng mới.


Đề xuất lụa chọn chuyên đề.
Khách hàng huy động vốn chủ yếu của ngân hàng chủ yếu từ cá nhân và
khách hàng sử dụng cá dịch vụ của ngân hàng nhiều nhất là hộ gia đình.
Nếu phát triển hoạt động bán lẻ thì :
+ Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, mở rộng thị trường và
naanng cao vị thế.
+ Tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
+ Tạo điều kiện cho ngân hàng phân tán rủi ro.
+ Góp phần mở rộng quy mô và mạng lười tăng thương hiệu ngân hàng
trên thị trường.

Để tìm hiểu sâu và tìm ra giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ của ngân
hàng, em xin chọn chuyên đề ‘‘Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại
ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân ’’

LÊ THỊ THU HUYỀN

24

LỚP : TCNH3 – K4



×