Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích khái niệm vô thức và vai trò của vô thức trong đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.17 KB, 5 trang )

Tâm lí học là ngành khoa học nghiên cứu tâm lí. Khoa học tâm lí ra
đời chủ yếu để nghiên cứu đời sống tâm lí rất đa dạng, phong phú và
phức tạp của con người. Trong cuộc sống cùng với hiện tượng tâm lí có ý
thức, chúng ta thường gặp những hiện tượng tâm lí chưa có ý thức diễn ra
chi phối hoạt động của con người. Hiện tượng tâm lí không ý thức, chưa
nhận thức được, trong tâm lí học gọi là vô thức. Để tìm hiểu rõ hơn về
hiện tượng vô thức, em xin chọn đề tài “Phân tích khái niệm vô thức và
vai trò của vô thức trong đời sống.”
I. Vô thức
1. Khái niệm
Vô thức là loại hiện tượng tâm lý trong đó chủ thể không có nhận
thức, không tỏ được thái độ và không thể thực hiện được sự kiểm tra có
chú ý đối với chúng.
Nói cách khác, vô thức bao gồm những hiện tượng tâm lý mà ở đó ý thức
không thực hiện được chức năng của mình
2. Ví dụ
Buổi tối khi ngủ A thường bị mộng du như tỉnh dậy đi một vòng
quanh nhà sau đó lại tiếp tục vào phòng và ngủ... mà sáng tỉnh dậy thì
A không hề nhận thức được mình mộng du như thế nào. Chỉ có người
nhà mới biết được A khi ngủ thường có hiện tượng mộng du.
Trong ví dụ trên ta gặp hiện tượng tâm lí trong khi ngủ, đó là hiện
tượng mộng du. Đây là một trong số những hiện tượng tâm lí diễn ra
trong trạng thái thần kinh bị ức chế. Nó có những đặc trưng trái với
những hiện tượng tâm lí được ý thức, thể hiện ở những đặc điểm sau :
Trước hết đó là tính không được nhận thức. Hiện tượng mộng du diễn
ra khi con người ta đang ngủ. Khi ngủ thì mọi cơ quan trong cơ thể A
đang ở trạng thái nghỉ cho nên A không hề có nhận thức hiện tượng
mộng du đang diễn ra, không hề biết rằng mình đang bị mộng du.


Đặc trưng thứ hai là A không thể hiện được thái độ của mình khi hiện


tượng đó đang diễn ra. Do không nhận thức được nên không thể thể
hiện được thái độ của mình đối với việc mộng du. A không chủ ý
“mộng du”, không thể hiện được cảm xúc của mình ( thích hay không
thích ). Hiện tượng này diễn ra như ngẫu nhiên vào lúc A ngủ do đó A
không thể nhớ được gì và không thể thực hiện được sự kiểm tra có chú
ý đối với hiện tượng đó. Đây là đặc trưng thứ ba.
Như vậy hiện tượng mộng du trong ví dụ trên là hiện tượng vô
thức.
3.

Các hiện tượng vô thức.

a.

Hiện tượng quên là biểu hiện của sự không tái hiện được nội dung

đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm nhất định. Ví dụ: Quên mất khuôn mặt
một người đã lâu không gặp, quên mất hôm qua mình đã học những gì.
b.

Sực nhớ là hiện tượng mà bất chợt con người nhớ lại về một sự vật

đã bị lãng quên. Ví dụ: Sực nhớ ra ngày mai mình phải nộp bài tập, sực nhớ ra
mình chưa tắt bếp khi ra khỏi nhà.
c.

Bản năng là tổng hòa các thành tố bẩm sinh của hành vi, tâm lý con

người và động vật; là sự say mê, các hành vi bột phát hoặc là những phản xạ
không điều kiện. Ví dụ: Bản năng sinh sản, phản xạ tiết nước bọt.

d.

Lóe sáng là hiện tượng mà bất chợt có người nhận ra nó. Ví dụ:

Nhà vật lý học Ác-si-mét phát hiện ra lực đẩy dưới nước khi đang ngâm mình
trong bồn tắm.
e.

Linh cảm là hiện tượng một quyết định hay một ý nghĩ xuất hiện

trong điều kiện thiếu thông tin, nghĩa là bằng con đường lập luận logic thì
không thể có. Ví dụ: Trong giờ kiểm tra bài cũ, M linh cảm rằng mình sẽ bị
gọi lên bảng.
f.

Tiềm thức là những hiện tượng vốn ban đầu được ý thức nhưng sau

đó bị đẩy xuống hoặc chìm sâu vào trong tâm thức, thỉnh thoảng trong điều
kiện nào đó mới được ý thức. Ví dụ: Kỹ xảo, thói quen...


g.

Tiền ý thức là hiện tượng mà con người chỉ mang máng, mơ hồ, không rõ

vì sao. Ví dụ: T cảm thấy nhớ nhớ một ai đó, lúc nhớ lúc không, không rõ vì
sao.
h.

Các hiện tượng tâm lý diễn ra trong trạng thái hệ thần kinh bị ức chế. Ví

dụ: Giấc mơ, mộng du, mê sảng, nói nhảm...
II. Vai trò của vô thức trong đời sống.
1. Tích cực
Vô thức giúp ta thỏa mãn, giải tỏa được một số nhu cầu trong cuộc sống,
đặc biệt là những hành động mang tính bản năng, những phản xạ không
điều kiện. Ví dụ: Tiết nước bọt giúp ta tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn...
Vô thức đôi khi đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, điều khiển,
thúc đẩy hành vi tích cực của con người. Ví dụ: Khi A linh cảm mình sẽ
bị kiểm tra, A sẽ ý thức được rằng mình cần ôn lại bài để đạt được điểm
tốt.
Sự quên giúp con người quên đi những thứ không cần thiết để giảm tải bộ
nhớ, tránh việc căng thẳng quá tải hoặc tránh sự ảnh hưởng từ những ký
ức buồn trong quá khứ. Ví dụ, ta sẽ chỉ nhớ những thứ đã được “tạo vết”
và có ý nghĩa nhất định với mình trong cuộc sống, và quên đi những thứ
không liên quan đến ta.
Vô thức nhiều khi giúp con người có những phát minh mới, những định
luật mới để phục vụ cuộc sống. Ví dụ: Niu-tơn đã phát hiện ra định luật
vạn vật hấp dẫn khi nằm dưới gốc cây táo và tình cờ nhìn thấy một quả
táo rụng rơi xuống đất và định luật đó có ý nghĩa đến tận ngày nay.
Đối với những người hoạt động trong ngành Luật nói chung, vô thức có
vai trò quan trọng. Qua phân tích các hành vi biểu hiện ở trạng thái vô
thức giúp ta hiểu được các hiện tượng tâm lí. Ví dụ, nhờ sự vô tình của bị
cáo khi khai báo thể hiện qua hành động, ngôn ngữ, các nhà điều tra có
thể xác định được hung thủ của vụ án. Hoặc nhờ linh cảm, thẩm phán có
thể tin rằng bị cáo hoàn toàn không có tội, từ đó đưa ra những quyết định


sáng suốt, chẳng hạn như dừng phiên tòa để tiếp tục điều tra hoặc sử dụng
một số biện pháp khác.
2.Tiêu cực

Vô thức nhiều khi khiến con người hành động một cách bản năng, trái
với các quy định hoặc phép tắc. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ em,
đặc biệt là các em nhỏ.
Sự quên nhiều khi khiến con người quên đi những điều quan trọng, những
thứ có ý nghĩa trong cuộc sống.
Linh cảm chưa hẳn đã là chính xác. Nhiều khi linh cảm sai sẽ dễ dẫn đến
những quyết định sai
III. Bài học bản thân.
Từ những vai trò nêu trên của vô thức, ta cần vận dụng vô thức để phát
huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của vô
thức. Ví dụ như nên quên đi những việc không cần thiết, hành động cần
kết hợp giữa ý thức với vô thức, chú ý tới những hành động vô thức khi
chúng có ý nghĩa nhất định... hoặc không quá tin tưởng vào linh cảm,
không nên quên những việc quan trọng, có ý nghĩa.
Bên cạnh ý thức, nếu ta biết vận dụng hiện tượng vô thức vào cuộc
sống hằng ngày, tinh thần của chúng ta sẽ cân bằng, và biết đâu, thành
công có thể sẽ đến với bạn nhờ hiện tượng vô thức!


Tài liệu tham khảo:
1.

ĐH L HN, GT TLH ĐC, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.

2.

/>
GS.TSYK Đoàn Xuân Mượu, , web giaoducvietnam.com
3.


Julie Coquart. 1001

bộ mặt của vô thức, tiasang.com.vn



×