Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

BÁO cáo THUYẾT MINH QUY HOẠCH VÙNG sản XUẤT HÀNG hóa tập TRUNG HUYỆN BA CHẼ TỈNH QUẢNG NINH 6 3 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 95 trang )

BÁO CÁO THUYẾT MINH
QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HUYỆN BA CHẼ
ĐẾN NĂM 2020

BA CHẼ, 2015

i


ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
================

BÁO CÁO THUYẾT MINH
QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HUYỆN BA CHẼ
ĐẾN NĂM 2020

BA CHẼ, 2015
ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH......................................................................1
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH...............................................................1
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH..............................................3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................4
PHẦN THỨ NHẤT.......................................................................................................................5
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN


XUẤT HÀNG HÓA NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HUYỆN BA CHẼ....................................5
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN...............................................5
I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA HUYỆN.............................18
II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG......................23
PHẦN THỨ BA...........................................................................................................................31
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA...........................................31
NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HUYỆN BA CHẼ ĐẾN NĂM 2020........................................31
I. MỘT SỐ DỰ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA
HUYỆN BA CHẼ....................................................................................................................31
4.2. Chăn nuôi..............................................................................................................................33
5. Định hướng phát triển vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh....................................................34
(i) Về kinh tế:...............................................................................................................................35
(ii) Về xã hội:...............................................................................................................................36
(iii) Về môi trường:......................................................................................................................36
II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN..............................................................................................36
III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN................................................................................................37
III. XÂY DỰNG TIÊU CHÍ QUY MÔ VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA
TẬP TRUNG...........................................................................................................................39
VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM HÀNG HOÁ NÔNG NGHIỆP TẬP
TRUNG....................................................................................................................................40
Thành lập HTX nuôi ong hoạt động hiệu quả. Hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa người
nuôi ong và nhà tiêu thụ mật ong (Hiệp hội có chức năng thu gom toàn bộ mật ong của các Hội
viên, sơ chế, đóng chai và tiêu thụ mật ong)................................................................................48
Áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong phòng trị bệnh, hạn chế dùng chất khắng sinh, vật tư
(nền sáp, thức ăn, thùng chứa mật...) không rõ nguồn gốc. Xây dựng cam kết của các hộ nuôi
ong tuân thủ quy trình kỹ thuật, tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát của cơ quan chức
năng để nâng cao giá trị mật ong tự nhiên...................................................................................49
(2). Một số giải pháp chủ yếu......................................................................................................52
PHẦN THỨ TƯ...........................................................................................................................55
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..................................................................................................55

I. GIẢI PHÁP VỀ ĐẤT ĐAI...................................................................................................55
II. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH...................................................................55
Hỗ trợ công tác đổi thửa..............................................................................................................55
Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động: Tổ chức hội họp, tuyên truyền, xây dựng và thống nhất
phương án. Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/ha................................................................................55
Hỗ trợ chi phí chi phí cho công tác trích đo bản đồ địa chính (đối với những nơi chưa có bản đồ
địa chính) thửa đất, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa. Tối đa không quá 5 triệu đồng/ha....................55
Hỗ trợ đối với cơ sở hạ tầng dùng chung: nhà nước đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng
mục cơ sở hạ tầng dùng chung bao gồm: Đường điện trục chính và biến áp, hệ thống cấp thoát
nước, hệ thống xử lý nước thải, đường giao thông trục chính.....................................................55
Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị sản xuất, chế biến, tiêu thụ và sản xuất giống nông lâm thủy sản.. .56
iii


Huyện sẽ đầu tư kết cấu hạ tầng (bao gồm: đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống thủy lợi)
đối với vùng có doanh nghiệp đầu tư sản xuất............................................................................57
Hỗ trợ một phần tiền giải phóng mặt bằng đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy
chế biến nông sản cho vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: nhà máy chế biến dược liệu, nhà
máy chế biến sản phẩm chăn nuôi, doanh nghiệp đầu tư sản xuất cây, con giống,….................57
3. Cơ chế khuyến khích thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp.................................57
Đối với Hợp tác xã Nông nghiệp thành lập mới được hỗ trợ một lần 25 triệu đồng; Nội dung hỗ
trợ: Chi phí tìm hiểu thông tin, xây dựng điều lệ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm thủ tục
đăng ký, tổ chức hội nghị thành lập, mua sắm tài sản trang thiết bị văn phòng ban đầu.............57
Đối với Tổ hợp tác (tổ đội liên kết sản xuất) thành lập mới được hỗ trợ một lần 10 triệu đồng/tổ,
đội................................................................................................................................................57
III. QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẬP TRUNG.....57
IV. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, CƠ GIỚI HÓA, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN,
THỨC ĂN PHỤC VỤ CHĂN NUÔI......................................................................................58
Nâng cao công tác chuyên môn, quản lý và có chế độ phụ cấp thỏa đáng cho cán bộ khuyến

nông, khuyến lâm xã; tăng cường cán bộ khuyến nông cho các thôn có quy mô dân số lớn, diện
tích canh tác lớn, quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện..........................................58
Nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng trong sản xuất, giúp người dân nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất............................................................................58
Thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến lâm của huyện để chuyển giao giống cây trồng vật
nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất trên diện rộng, hướng đến phát triển sản xuất
để thoát nghèo. Ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao kỹ năng sản xuất của người lao
động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Xây dựng tổng kết các mô hình sản xuất hàng hoá nông
nghiệp có hiệu quả làm cơ sở nhân ra diện rộng, trong thời gian tới tiếp tục xây dựng các mô
hình sau:.......................................................................................................................................58
Hỗ trợ các hộ gia đình đầu tư cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, vận chuyển, chế biến nông,
lâm sản. Cụ thể đối với từng cây trồng vật nuôi như sau:...........................................................59
Áp dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đối với các sản phẩm làm thức ăn chăn
nuôi (ngô, sắn,…) ở quy mô hộ gia đình, để đảm bảo chất lượng nguồn cung ứng thức ăn cho
chăn nuôi. Các công nghệ bảo quản cần được áp dụng như: sử dụng chế phẩm Bacillus
Pumillus để chống nấm mốc, sử dụng các loại thuốc chống mọt,…...........................................59
4. Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi...................................................59
V. GIẢI PHÁP VỀ HỢP TÁC LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH, TIÊU
THỤ.........................................................................................................................................59
VI. GIẢI PHÁP VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI...................................................................61
VII. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ LIÊN KẾT VÙNG...................................................................62
Liên kết thị trường tiêu thụ: cần có sự kết nối đối với các khu kinh tế, khu du lịch để tạo ra thị
trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của Ba Chẽ như: Khu kinh tế Vân
Đồn, khu công nghiệp – Cảng biển Hải Hà, khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái, thành phố du lịch
Hạ Long. Trong tương lai, đây là những thị trường tiêu thụ tiềm năng đối với các sản phẩm
nông nghiệp hàng hóa huyện Ba Chẽ. Do đó, cần phải tạo ra mối liên kết vùng trong việc tiêu
thụ sản phẩm hàng hóa. Trước hết, phải làm tốt công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm, công tác
marketing thị trường....................................................................................................................62
IX. TỔ CHỨC SẢN XUẤT.....................................................................................................63
X. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU...........................................................................................64

XI. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT CHO NGƯỜI DÂN......................64
XII. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC..............................................................64
XIII. GIẢI PHÁP VỀ VỐN.....................................................................................................65
Vốn thực hiện quy hoạch được huy động từ nhiều nguồn: vốn từ ngân sách trung ương bố trí
theo kế hoạch hàng năm, vốn ngân sách địa phương, vốn huy động từ sự đóng góp của tổ chức,
iv


các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các
nguồn vốn hợp pháp khác............................................................................................................65
XIV. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..............................................................................66
XV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.................................................................................................67
PHẦN THỨ NĂM.......................................................................................................................70
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ..............................................................70
I. CÂY DƯỢC LIỆU...............................................................................................................70
II. CHĂN NUÔI.......................................................................................................................70
III. TRE MAI...........................................................................................................................71
VI. THÔNG NHỰA.................................................................................................................71
VII. SA MỘC...........................................................................................................................72
VIII. NUÔI TRỒNG THỦY SẢN...........................................................................................72
IX. DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG VÙNG SẢN XUẤT TẬP TRUNG
..................................................................................................................................................72
X. DỰ ÁN ĐẦU TƯ THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ MỚI.......................................................72
XI. DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ................................................72
XII. DỰ ÁN ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN CHO NGƯỜI SẢN XUẤT KINH DOANH.............73
XIII. DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VỀ CÁC LOẠI
HÀNG HÓA ĐẶC SẢN CỦA ĐỊA PHƯƠNG......................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................................77
I. KẾT LUẬN..........................................................................................................................77
II. KIẾN NGHỊ........................................................................................................................77

PHẦN PHỤ BIỂU.......................................................................................................................78

v


PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Ba Chẽ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có
diện tích tự nhiên là 60.855,56 ha (trong đó đất sản xuất nông nghiệp là
1.346,98 ha chiếm 2,2%; đất lâm nghiệp là 55.273,48 ha, chiếm 90,8% diện
tích tự nhiên) được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 7 xã và 1 thị trấn, dân
số 20.368 người, sống rải rác ở 75 thôn bản, toàn huyện có 9 dân tộc, trong đó
có 8 dân tộc thiểu số (chiếm 78,2% dân số toàn huyện).
Trong những năm qua ngành nông nghiệp của huyện đã đạt những thành tựu
đáng kể (tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 10,7%/năm giai đoạn 2006-2013).
Với cơ cấu kinh tế chiếm 49% năm 2013, nông lâm nghiệp hiện đang là ngành
có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế đồng thời có vai trò trong việc giải
quyết việc làm cho lao động và đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực của
huyện. Sản xuất nông nghiệp đã bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hoá
tập trung với những sản phẩm đặc thù có giá trị kinh tế cao, tăng hiệu quả sản
xuất trên một diện tích canh tác và góp phần tăng thu nhập cho người dân như
vùng trồng ba kích tím, mía tím, nấm linh chi, tre mai, chăn nuôi đại gia súc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chung với nền nông nghiệp của tỉnh, ngành nông
nghiệp huyện Ba Chẽ vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình phát triển:
tăng trưởng chưa bền vững, chưa hình thành những vùng sản xuất nông sản
hàng hóa chủ lực an toàn, có qui mô lớn tập trung, công nghệ cao đủ sức cạnh
tranh cả về lượng và chất trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030, thay đổi căn bản phương thức sản xuất
nông nghiệp, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sử

dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân cần thiết phải xây dựng
quy hoạch phát triển vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung. Vì vậy,
lập và thực hiện “Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung
huyện Ba Chẽ đến năm 2020” sẽ tạo ra bước phát triển mới của ngành trong
giai đoạn tới. Hồ sơ quy hoạch được phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng để
triển khai các bước lập dự án đầu tư chi tiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Văn bản chủ trương của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương
khoá X về việc Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.
- Nghị quyết số 06 NQ/TW ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập,
quản lý và thực hiện quy hoạch.
1


- Thông báo số 444-TB/TU ngày 22 tháng 11 năm 2011 về Kết luận của
Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo
huyện Ba Chẽ.
- Thông báo số 1018-TB/TU ngày 24 tháng 4 năm 2013 về ý kiến Kết luận của
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác triển khai nhiệm vụ năm 2013 của huyện
Ba Chẽ.
- Thông báo số 52/UBND-TK ngày 19 tháng 5 năm 2013 về ý kiến Kết luận của
đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Ba Chẽ.
- Thông báo số 1057-TB/TU ngày 12 tháng 6 năm 2013 về Kết luận của đ/c Bí
thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo nông thôn mới tại buổi làm việc với Huyện
ủy Ba Chẽ về xây dựng nông thôn mới.
- Quyết định số 3134/QĐ-UBND ngày 13/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh
phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông
nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015.
- Văn bản số 6478/UBND-NLN1 ngày 24/02/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
- Văn bản số 3610/UBND-NLN2 ngày 10/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc khẩn trương hoàn thiện Phương án Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá
nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.
- Công văn số 5980/UBND-NLN1 ngày 04/11/2013 về việc chủ trương Quy
hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm
2015, định hướng đến năm 2020.
- Công văn số 2520/NN&PTNT ngày 12/12/2013 của Sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh Quảng Ninh về việc xây dựng Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông
nghiệp tập trung đến năm 2015 định hướng đến năm 2020.
2. Văn bản chủ trương của huyện Ba Chẽ
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Chẽ lần thứ XXIII.
- Nghị Quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 28/12/2011 của HĐND huyện Ba
Chẽ về việc thông qua một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp huyện Ba Chẽ, giai đoạn 2012-2015.
- Nghị Quyết số 36/2013/NQ-HĐND ngày 10/01/2013 của HĐND huyện Ba
Chẽ về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Nghị Quyết số
26/2011/NQ-HĐND ngày 28/12/2011 của HĐND huyện khoá XVIII về thông
qua một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp huyện Ba Chẽ, giai đoạn 2012-2015.
2


- Quyết định số 838/2013/QĐ-UBND ngày 08/4/2013 của UBND huyện Ba Chẽ
về việc ban hành Quy chế thực hiện Nghị Quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày
28/12/2011 của HĐND huyện Ba Chẽ về việc thông qua một số cơ chế chính

sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp huyện Ba Chẽ, giai
đoạn 2012-2015 và Nghị Quyết số 36/2013/NQ-HĐND ngày 10/01/2013 của
HĐND huyện Ba Chẽ.
- Thông báo số 219/TB-HĐND ngày 29/08/2013 của Thường trực HĐND huyện
Ba Chẽ về việc thông qua nội dung và cơ chế hỗ trợ các dự án phát triển sản
xuất sản phẩm chủ lực của địa phương từ nguồn vốn 40% chương trình nông
thôn mới năm 2013.
- Quyết định số 2161/QĐ-UBND ngày 16/11/2011 của Chủ tịch UBND huyện
Ba Chẽ về việc phê duyệt Quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp huyện
Ba Chẽ, giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 2322/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND huyện Ba Chẽ về
việc phê duyệt Dự án trồng thâm canh cây Ba kích tím tại huyện Ba Chẽ năm
2013.
- Quyết định số 2318/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND huyện Ba Chẽ về
việc phê duyệt dự án phát triển vùng sảnxuất Nấm Linh chi tập trung theo
hướng bền vững, huyện Ba Chẽ năm 2013.
- Quyết định số 2320/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của Chủ tịch UBND huyện
Ba Chẽ về việc phê duyệt Dự án phát triển vùng sản xuất cây Mía tím xã Đồn
Đạc, huyện Ba Chẽ năm 2013.
- Quyết định số 2321/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của Chủ tịch UBND huyện Ba
Chẽ về việc phê duyệt Dự án trồng cây Tre mai tại huyện Ba Chẽ năm 2013.
- Quyết định 2432/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của Chủ tịch UBND huyện Ba
Chẽ về việc điều chỉnh dự án trồng thâm canh cây Ba kích tím tại huyện Ba
Chẽ năm 2013.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH
- Đánh giá sát, đúng tiềm năng về điều kiện tự nhiên, nguồn lực và thực trạng
sản xuất các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp chủ lực của địa phương, làm cơ
sở để xây dựng quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung đến
năm 2020.
- Xác định phương hướng phát triển, cụ thể hoá mục tiêu; xây dựng các chương

trình, dự án ưu tiên và các giải pháp cho từng vùng sản xuất tập trung.
- Xây dựng Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung huyện Ba
Chẽ đến năm 2020 phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch sản xuất nông lâm ngư
nghiệp của huyện gắn liền với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới. Đồng thời phải phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển nông
lâm ngư nghiệp của tỉnh Quảng Ninh. Tránh nguy cơ tụt hậu so với các huyện
trong tỉnh và trong cả nước, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế
ngày càng sâu rộng.
3


IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê: Thu thập, nghiên cứu các số liệu, công trình, tài liệu đã
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp, áp dụng phương
pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA).
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: tham vấn các ý kiến chuyên gia để thu thập
dữ liệu đầu vào. Các chuyên gia được tham vấn tại các lĩnh vực có liên quan
phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung...
- Phương pháp phân tích dự báo: Được sử dụng để phân tích, đánh giá các thông
tin về thị trường làm căn cứ để quy hoạch sản xuất.
- Phương pháp xử lý số liệu: Áp dụng phần mềm máy tính, dự tính dự báo đã
được công nhận và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để tính toán hiệu quả và chọn
lựa phương án phát triển.
- Phương pháp kế thừa những tài liệu, kết quả tổng kết hoạt động sản xuất nông
lâm ngư nghiệp hàng năm trên địa bàn huyện.
- Phương pháp bản đồ.

4



PHẦN THỨ NHẤT
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG
HUYỆN BA CHẼ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 95 km đi theo đường quốc lộ 18A từ
Hạ Long đi Móng Cái. Từ ngã ba Hải Lạng đi thị trấn Ba Chẽ có 15km đường
rải nhựa.
Ba Chẽ có vị trí nằm trên tọa độ địa lý:
21o7’40” đến 21o23’15” Vĩ Độ Bắc
107o58’5” đến 107o22’00” độ Kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả.
- Phía Đông giáp huyện Tiên Yên.
- Phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Huyện Ba Chẽ tuy không nằm trên đường quốc lộ 18A nhưng trên địa bàn
huyện có 3 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông Sơn Động (Bắc Giang); Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng
(Hoành Bồ); Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả) phục vụ
cho nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội của huyện với các địa phương lân cận.
Tỉnh lộ 329, đường Cửa Cái - Cái Gian đã được đầu tư tạo thuận lợi cho thị
trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại TP. Cẩm Phả và TP. Hạ Long.
Ba Chẽ là huyện có vị trí giáp ranh với các huyện lân cận như Tiên Yên,
Hoành Bồ, các huyện này có thế mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp do vậy có
điều kiện để tạo nên vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm
sản ngoài gỗ.
Tuy Ba Chẽ không gần các trung tâm kinh tế lớn trong tỉnh như các huyện

khác nhưng lại khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu
đường bộ là Móng Cái (TP. Móng Cái); Hoành Mô (huyện Bình Liêu); cảng
Mũi Chùa (huyện Tiên Yên) là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông, trao
đổi, tiêu thụ hàng hóa.
1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Ba Chẽ bị chia cắt bởi các dãy núi và các con sông, suối tạo thành
những thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, manh mún.
Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 300 - 500m với độ dốc trung bình
từ 20-250. Nhìn chung với đặc điểm địa hình dốc, đất canh tác nông nghiệp ít,
manh mún, không tập trung như huyện Ba Chẽ, không thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, khó khăn trong công tác đầu tư kinh phí xây dựng các công trình
5


cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, phục vụ sản xuất
và sinh hoạt cho nhân dân.
Tuy không thuộc vùng núi cao nhưng địa hình chia cắt phức tạp nên phần lớn
là đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp bị hạn chế,
tiềm năng đất đai chủ yếu thích hợp cho kinh tế lâm nghiệp và phát triển chăn
nuôi đại gia súc.
1.3. Khí hậu

-

-

-

+
+

-

+

Ba Chẽ nằm trong vùng khu hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa
nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng
Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc trưng sau:
Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 210C - 23oC, về mùa hè nhiệt độ trung bình
dao động từ 26 - 28oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,6oC vào tháng 6. Về
mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung
bình dao động từ 12 - 16oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 1oC.
Độ ẩm không khí: tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất
vào tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%.
Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí
tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm
không khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và
sự phân hoá theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.
Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng mưa
lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đều
trong năm, phân hoá theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: mùa mưa
nhiều và mùa mưa ít.
Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 85% tổng
lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490 mm).
Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm
15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27,4mm).
Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao
(trên 2.00mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực
vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả
năng trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ
vùng núi đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến

toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực. Mực nước lũ có năm cao 5 - 6m, lũ
mạnh cuốn trôi những gì có trên dòng sông chảy làm tắc giao thông, gây thiệt
hại lớn đến tài sản và hoa màu của nhân dân.
Nắng: Trung bình số giờ năng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập trung
từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.
Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:
Gió Đông Bắc: thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và Đông
Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài
6


từ 3 - 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6,
thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.
+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió nam và đông nam, tốc
độ gió trung bình cấp 2 - 3.
Điều kiện khí hậu của Ba Chẽ cho phép phát triển cả các cây trồng nhiệt đới
và cây trồng ôn đới (ở vùng đồi núi) tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông
nghiệp … đáp ứng nhu cầu thị trường nhất là các khu vực công nghiệp, đô thị.
2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1. Tài nguyên đất đai
2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 60.855,56 ha:
- Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là: 56.620,5 ha chiếm 93,0% diện tích tự
nhiên, giảm so với năm 2006 là 494,91 ha (giảm chủ yếu ở diện tích đất rừng sản
xuất).
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: Năm 2013 là 1.336 ha (chiếm 2,4% tổng
diện tích nông lâm nghiệp), giảm so với năm 2006 là 41,13 ha, giảm chủ yếu ở
diện tích đất trồng cây hàng năm khác.
+ Đất lâm nghiệp: năm 2013 là 55.206,8 ha chiếm 97,5% diện tích đất nông lâm
nghiệp (giảm so với năm 2006 là 466,28 ha, chủ yếu ở diện tích đất trồng rừng

sản xuất).
+ Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: năm 2013 là 1.558,8 ha, tăng so với năm
2006 là 274,27 ha.
+ Diện tích đất chưa sử dụng là 2.676,3 ha chiếm 4,4% diện tích tự nhiên, tăng
so với năm 2006 là 513,7 ha.
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Chẽ
Đơn vị: Ha
TT

Loại đất

TỔNG DTTN
1
Tổng DT đất NLN
1.1
Đất nông nghiệp
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào CN
1.1.1.3 Đất trồng cây HN khác
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.2
Đất lâm nghiệp
1.2.1 Đất rừng sản xuất
1.2.2 Đất rừng phòng hộ
1.3
Đất NTTS
1.4
Đất NN khác
2

Đất phi NN
3
Đất chưa sử dụng

2006
60.855,6
57.115,4
1.392,1
875,7
692,3
5,0
178,4
516,5
55.673,1
47.584,4
8.088,8
46,9
3,2
1.284,5
2.162,6

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Chẽ

7

2013 (tính đến
31/12/2013)
60.855,6
56.620,5
1.336,0

834,6
685,3
0,2
149,0
501,4
55.206,8
46.892,3
8.314,5
74,5
3,2
1.558,8
2.676,3

Tăng (+);
-494,91
-56,09
-41,13
-7,01
-4,76
-29,36
-15,06
-466,28
-692,12
225,74
27,56
0,00
274,27
513,70



2.1.2. Thổ nhưỡng
Toàn huyện có 8 loại đất chính nằm trong hệ thống đất đồi núi và đất canh tác,
chủ yếu là đất Feralit phát triển trên sa thạch, trên phiến thạch sét, trên macma
axit và phát triển trên phù sa cổ, phù sa ven sông suối. Nhìn chung, các loại đất
đều có tầng dày trung bình 30 - 80 cm trở lên, rất phù hợp với việc gieo trồng
các loại cây lương thực, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.
- Đất lúa nước vùng đồi núi
+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện,
địa hình bậc thang, có diện tích 458 ha chiếm 0,97% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện, đất có nguồn gốc dạng gò đồi, phù sa cổ do cấy lúa nên biến đổi
về tính chất, một số chưa bạc màu, còn lại đã bị bạc màu. Thành phần cơ giới
của đất từ thịt nhẹ đến trung bình. Lớp đất mặt thường có thành phần cơ giới
nhẹ nên dễ bị bào mòn, rửa trôi khi mưa, tầng canh tác thường dày từ 10 15cm, tỷ lệ mùn thấp, các chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo, đất chua
pHkcl ≤ 4,5. Loại đất này phù hợp phát triển rau màu cây ăn quả đặc biệt là
phát triển cây thanh long.
+ Đất dốc tụ trồng lúa nước: Phân bố rải rác ở một số xã nhưng tập trung chủ yếu ở
xã Đồn Đạc, có diện tích 384 ha chiếm 0,67% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
Đất có nguồn gốc do bào mòn, rửa trôi đọng lại nơi địa hình trũng thấp, thành
phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình, đất có màu xám tro, xám vàng, đất chua,
hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo. Loại đất này phù hợp
cho phát triển trồng lúa, rau màu đặc biệt là cây mía tím.
+ Đất phù sa sông suối: Phân bố hầu hết ở các xã, ven sông suối, diện tích 1.537
ha chiếm 2,66% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất có nguồn gốc do mưa
lũ các vật liệu từ trên núi xô xuống bồi đắp hình thành. Đất có thành phần cơ
giới từ cát pha thịt trung bình, đạm, lân, kali tổng số trung bình. Hướng sử
dụng: Loại đất này phù hợp cho phát triển cây tre mai, nhất là khu vực chân
đồi và khu vực ven suối. Ngoài trồng tre mai, loại đất này có thể trồng trà hoa
vàng.
- Đất Feralit điển hình nhiệt đới ẩm
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét: Loại đất này có diện tích 12.940 ha chiếm

29,94% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Lương Mông, Minh Cầm,
Thanh Lâm. Phía Bắc giáp huyện Đình Lập và nằm rải rác ở Khe Tâm, Làng cũ là
đất có thành phần cơ giới thịt nặng, sét, đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ, đất chặt bí,
chua, đạm, lân, kali tổng số trung bình, tỷ lệ mùn khá.
+ Đất feralit phát triển trên sa thạch: Loại đất này phân bố hầu hết các xã trong
huyện, nhưng tập trung nhiều ở khu vực đồi núi phía Bắc sông Ba Chẽ như
Khe Hố, Khe lạnh, Thác Lào, Khe Mương, Khe Tập, Đồng Cầu... diện tích là
17.270 ha chiếm 29,94% diện tích tự nhiên. Đất có màu đỏ vàng, xám vàng
thành phần cơ giới nhẹ, chặt, không có kết cấu, khả năng giữ nước kém, nghèo
chất dinh dưỡng, đất chua, phân huỷ chất hữu cơ nhanh.
8


+ Đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit: Loại đất này phân bố ở vùng núi phía Bắc
của huyện, đồng thời tập trung ở khu Lang Cang, Làng Cổng, Tân Tiến (Đồn
Đạc) có diện tích 15.331ha chiếm 25,19% diện tích tự nhiên. Đất có màu đỏ
vàng, thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, kết cấu kém, tỷ lệ mùn nơi có thảm
thực vật khá, đất chua, đạm, lân tổng số trung bình, kali nghèo.
+ Hướng sử dụng: Ngoài trồng cây lấy gỗ, loại đất này cũng thích hợp cho trồng
các loại cây dược liệu như: ba kích, trà hoa vàng, kim ngân, đắng sâm,kim
tiền thảo…
- Đất feralit trên núi: Loại đất này phân bố ở độ cao 175 - 700m, phát triển trên
các loại đá trầm tích và macma axit:
+ Đất feralit đỏ vàng trên đá trầm tích lẫn: Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện,
trên dải núi cao, độ dốc lớn. Diện tích 9.490 ha chiếm 15,59% diện tích tự
nhiên. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng có nhiều màu sắc
khác nhau, các chất đạm, lân, kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình.
+ Đất feralit phát triển trên đá mac ma axit: Loại đất này phân bố ở hầu hết các
xã nhưng tập trung chính ở Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm,
Thanh Sơn, độ dốc thoải diện tích 9.400,53 ha. Đất có thành phần cơ giới nhẹ

ở tầng mặt, càng xuống sâu càng nặng, tỷ lệ mùn khá đến trung bình, đạm, lân
tổng số trung bình, kali nghèo, đất chua.
+ Hướng sử dụng: Chủ yếu trồng rừng kinh doanh. Khoanh nuôi diện tích rừng
tự nhiên tái sinh và kết hợp trồng rừng sản xuất kinh doanh kết hợp phòng hộ
trong vùng.
Bảng 2. Các nguồn tài nguyên đất đai huyện Ba Chẽ
Stt

Hạng mục

Tổng
1
Đất lúa nước vùng đồi núi
1.1
Đất Ferarit biển đổi do trồng lúa
1.2
Đất dốc tụ trồng lúa nước
1.3
Đất phù sa sông suối
2
Đất Ferarit điển hình nhiệt đới ẩm
2.1
Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét
2.2
Đất Feralit phát triển trên sa thạch
2.3
Đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit
3
Đất feralit trên núi
3.1

Đất feralit đỏ vàng trên đá trầm tích lẫn
3.2
Đất feralit phát triển trên đá mac ma axit
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Chẽ

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

60.855,56
2379
458
384
1.537
45.541
12.940
17.270
15.331
12.935,56
9.490
3.445,56

100,00
3,91
0,75
0,63
2,53
74,83

21,26
28,38
25,19
21,26
15,59
5,66

Đánh giá chung: Tài nguyên đất của huyện Ba Chẽ khá dồi dào, trung bình
2,9 ha/người. Tuy nhiên, diện tích đất dốc >25 0 chiếm 38,7%, đất có khả năng
canh tác nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa bị hạn chế (347,2m 2/người). Vì
9


vậy, cần xác định phát triển lâm nghiệp là hướng sử dụng đất thích hợp nhất,
đồng thời có chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để đạt
giá trị sử dụng cao nhất.
2.1.3. Phân hạng mức độ thích nghi đất nông nghiệp
Phân loại khả năng thích nghi đất đai là việc so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất
của một loại hình sử dụng đất nào đó với tính chất của đất để xác định mức độ
thích hợp (phân hạng). Áp dụng theo Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông
nghiệp, 10 TCN 343 - 98, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (dựa trên cơ
sở phân hạng đất theo FAO và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam). Mức độ
thích hợp phân theo 4 cấp với ký hiệu như sau:
- S1 (rất thích hợp): Đất đai không có hạn chế hoặc chỉ có hạn chế ở mức độ nhỏ
rất dễ khắc phục. Sản xuất trên đất này dễ dàng, đầu tư thấp cho năng suất và
hiệu quả cao.
- S2 (thích hợp): đất đai có các yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình. Yêu cầu
đầu tư cao (khoảng từ 100 - 150% so với S1) hoặc năng suất cây trồng giảm
(20 - 30% so với S1). Tuy nhiên nếu cải tạo tốt đất hạng S2 có thể nâng lên
hạng S1.

- S3 (ít thích hợp): Là các vùng đất có nhiều hạn chế hoặc một số hạn chế
nghiêm trọng khó khắc phục (ví dụ tầng đất mỏng, đá lẫn nhiều, hàm lượng
dinh dưỡng thấp, độ dốc lớn, điều kiện tưới tiêu khó khăn…). Yêu cầu đầu tư
cho hạng thích nghi này rất cao (150 - 200% so với S1) hoặc cho năng suất cây
trồng chỉ bằng 40 - 50% so với S1 trong cùng điều kiện canh tác.
- N (không thích hợp): Đất không thích nghi với loại sử dụng đất nông nghiệp vì
có nhiều yếu tố hạn chế nghiêm trọng, hiện tại rất khó khắc phục. Nếu sản xuất
trên đất này không có hiệu quả hoặc gây tác hại đến môi trường tự nhiên.
a. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đai
Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để
đảm bảo cho mỗi loại hình sử dụng đất phát triển bền vững. Việc xác định yêu
cầu sử dụng đất đai được căn cứ vào:
- Đặc điểm, tính chất đất đai.
- Yêu cầu về sinh lý, sinh thái của cây trồng được thoả mãn.
- Đảm bảo có hiệu quả kinh tế lâu dài.
- Bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai và môi trường.
- Ngoài ra còn xem xét tới tập quán canh tác của nhân dân và khả năng ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mức độ đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ
sản xuất.
b. Các loại hình sử dụng đất (LUT):: Trong phạm vi nghiên cứu đưa ra đánh giá
gồm 9 loại hình sử dụng đất như sau:
- LUT1 : Chuyên lúa (ĐX-mùa). Phân bố ở tất cả các xã trong huyện (trừ thị
trấn còn diện tích rất ít.
10


- LUT2 : Mía tím. Phân bố chủ yếu ở xã Đồn Đạc.
- LUT3 : Thanh long ruột đỏ. Phân bố chủ yếu ở xã Nam Sơn.
- LUT4 : Tre mai. Phân bố ở các xã: Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Đồn
Đạc, Thanh Sơn, Lương Mông.

- LUT5: Nông lâm kết hợp. Phân bố tất cả các xã.
- LUT6 : Trồng rừng. Phân bố tất cả các xã.
- LUT7: Cây dược liệu. Phân bố ở các xã Thanh Lâm, Đồn Đạc, Minh Cầm,
Thanh Sơn, Lương Mông, Nam Sơn, Đạp Thanh.
Bảng 3. Phân hạng mức độ thích nghi đất nông nghiệp
Khôngthích
nghi

Mức độ thích nghi
Các loại hình sử dụng đất
S1

S2

S3

Công
(+)

%

1.LUT1: Chuyên lúa (ĐX-mùa)

75

87

108

270


100

2.LUT2 : Mía tím

30

62

8

100

3.LUT3 : Cây ăn quả (thanh long
ruột đỏ)

40

145

15

4.LUT4 : Tre mai

73

260

5.LUT5 : Nông lâm kết hợp


11,01

6.LUT6: Trồng rừng nguyên liệu
7.LUT7 : Cây dược liệu

N

%

89,29

6

10,71

200

90,36

8

9,64

167

500

94,12

20


5,88

29,96

9,03

50

76,53

12,3

23,47

8.235

9130

16.23
5

33.60
0

71,59

13.32
3


28,41

620

2024

356

3.000

96,23

65

3,77

Nguồn: Viện QH và TKNN.

2.2. Tài nguyên nước
2.2.1. Tài nguyên nước mặt
Do đặc điểm cấu tạo của địa hình tự nhiên đã tạo được ra nhiều các con sông,
suối trên địa bàn huyện. Đặc điểm chung là lòng sông hẹp, nhiều thác gềnh,
lưu lượng nước thay đổi lớn theo mùa, về mùa mưa thường xảy ra lũ, gây khó
khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Hệ thống sông suối khá
dày đặc phân bố khá đều, mật độ là 1,1km/km2.
Do có hệ thống sông suối nhiều nên mùa mưa bão huyện Ba Chẽ thường xảy ra
lũ lụt. Tại thị trấn nước lũ dâng cao 5-6 m gây nhiều thiệt hại cho địa phương.
Nguồn nước ở các sông suối dần bị cạn kiệt do rừng đầu nguồn bị xâm hại, khả
năng giữ nước giảm sút ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông, lâm nghiệp.
2.2.2. Tài nguyên nước ngầm

Nguồn nước ngầm: lưu lượng nước ngầm trong các giếng khoan khoảng 1m3/h có
thể đảm bảo cung cấp cho sinh hoạt của người dân, nhưng không đủ để phục vụ
sản xuất.
Nhìn chung: chất lượng nước ở Ba Chẽ trong và tương đối sạch, pH trung tính đạt
yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.
11


2.3. Tài nguyên rừng
- Tính đến 31/12/2013, diện tích đất lâm nghiệp là 55.677,7 ha. Diện tích đất có
rừng là 42.529,3 ha, trong đó: rừng tự nhiên 16.722,0 ha; rừng trồng là
25.757,3 ha; diện tích đất trống là 13.148,4 ha.
- Diện tích rừng và đất rừng theo 3 loại rừng:
+ Diện tích rừng và đất rừng sản xuất: 47.588,9 ha, trong đó: (1) Đất có rừng là
37.591,1 ha (rừng tự nhiên 13.039,5 ha; rừng trồng là 24.551,6 ha); (2) đất
trống là 9.997,8 ha.
+ Diện tích rừng và đất rừng phòng hộ là 8.088,8 ha
- Hệ động, thực vật rừng:
+ Theo thống kê, hệ thực vật Ba Chẽ có 1.027 loài, 80 họ và 6 ngành, một số
ngành lớn như: Ngành mộc lan (Magnolio phyta): 951 loài; Ngành dương xỉ
(Polypodiophyta): 58 loài; ngành thông (Pinophyta): 11 loài .... Trong đó có
các loài dược liệu quý hiếm cần được bảo vệ như: chè hoa vàng, ba kích tím
bẩy lá một hoa ...
+ Hệ động vật : Có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó: thú: 8 bộ, 22
họ, 59 loài; chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài; bò sát, lưỡng thê gồm: 37 loài (trong
đó bò sát 15 loài, lưỡng thê 22 loài).
2.4. Tài nguyên du lịch
2.4.1. Du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch Ba Chẽ chủ yếu là du lịch sinh thái với cảnh quan rừng núi,
khe suối tạo nên những ngọn thác bên cạnh những rừng cây thiên nhiên đẹp

như: Thác Trúc, Khe Lạnh, Khe O... Đây là những điểm du lịch đang còn tiềm
ẩn ở Ba Chẽ, tại đây khách du lịch có thể tham quan, nghỉ dưỡng, thắng cảnh
thiên nhiên rừng núi trùng điệp với khí hậu trong lành, mát mẻ và hấp dẫn.
2.4.2. Du lịch nhân văn
Ba Chẽ là huyện có 9 dân tộc anh em (trong đó có 8 dân tộc thiểu số chiếm
80,02% dân số toàn huyện). Mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa riêng đặc sắc
như múa Phùn Voòng, cấp sắc của người Dao, Lễ hội Lồng tồng, hát Then của
đồng bào Tày, hát Sóong Cọ của dân tộc Sán Chỉ ... những phong tục tập quán
sinh hoạt và canh tác khác nhau, những sản vật và món ăn độc đáo của đồng
bào các dân tộc tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa chung. Bên cạnh đó huyện
có một số di tích lịch sử đã được xếp hạng như di tích Miếu Ông, Miếu Bà
(Nam Sơn); Đình Làng Dạ (Thanh Lâm); Lò sứ cổ ở Nam Sơn, di tích kháng
chiến Khe Lao (Lương Mông) ...
Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên tạo ra một lợi thế cho Ba Chẽ
phát triển du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa.
Các các hoạt động du lịch phải gắn với nền văn hóa bản địa và những sản
phẩm nông lâm sản của địa phương như Ba kích tím, Măng mai, Mía tím ...
các sản phẩm địa phương hiện nay còn đang tồn tại trong các cộng đồng, chưa
12


được thương mại hoá hoặc đã được thương mại hoá ở mức độ hẹp. Nếu được
phát triển có thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng ổn định, nhãn mác hấp dẫn,
được đưa vào các kênh phân phối thích hợp và gắn liền với du lịch của huyện.
Các sản phẩm này có tiềm năng phát triển rất lớn do có lợi thế cạnh tranh bởi
chúng gắn liền với các yếu tố địa phương như nguyên liệu là đặc sản địa phương,
công nghệ truyền thống, du lịch địa phương, văn hoá tộc người địa phương,...
3. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1. Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2006 - 2013 mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố

như tình hình suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả hàng hoá, vật tư tăng
cao, tình hình mưa bão, rét đậm, rét hại... thường xuyên xảy ra, nhưng do sự
nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, nền kinh tế của huyện vẫn duy trì được
tốc độ tăng trưởng khá cao: Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (GTTT) là
13,0%/năm. Trong đó: Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất là
19,8%/năm; Ngành công nghiệp-xây dựng có tốc độ tăng trưởng 19,3%/năm;
Nông, lâm, thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng 10,7%/năm.

3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Năm 2006 cơ cấu kinh tế: Nông
- lâm - thủy sản là 65,2%; công nghiệp - xây dựng là 18,3%; Thương mại - dịch
vụ 16,5%. Năm 2013 là: Nông, lâm thủy sản chiếm 49%; công nghiệp-xây dựng
24% và thương mại, dịch vụ 27%.

13


3.4. Điều kiện xã hội
3.4.1. Dân số và nguồn nhân lực
Dân số toàn huyện tính đến ngày 31/12/2013 là 20.368 người (tốc độ tăng dân
số 1,68%/năm giai đoạn 2006 - 2013). Dân số nông thôn: 16.070 người (chiếm
78,6% dân số toàn huyện), dân số thành thị là 3.468 người (chiếm 21,4% dân
số toàn huyện).
Huyện Ba Chẽ bao gồm 9 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm
80,02% tổng dân số. Dân tộc Dao chiếm tỷ lệ cao nhất 41,78%, Sán Chỉ:
14,60%, Tày: 16,56%, Cao Lan: 5,20%, Hoa 1,86%, Sán Dìu 1,15%, Mường
0,03%... Các dân tộc trong huyện hầu hết sống quần tụ theo dòng tộc, họ hàng
hoặc hoà hợp cộng đồng để hỗ trợ nhau trong sản xuất, đời sống và các sinh
hoạt văn hoá, tinh thần cùng tồn tại và phát triển.
Số người trong độ tuổi lao động của huyện hiện nay là 11.589 người (chiếm

56,9% dân số toàn huyện). Số lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân
trên địa bàn huyện là 11.520 người (chiếm 99% số lao động trong độ tuổi). Cơ
cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực từ cơ cấu lao động trong lĩnh vực lâm - nông nghiệp- thủy sản
sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tuy nhiên còn rất chậm: Năm 2006 tỷ
trọng cơ cấu lao động trong ngành kinh tế quốc dân như sau: ngành lâm - nông
nghiệp - thủy sản: 81,2%; ngành công nghiệp - xây dựng 1,7% ; ngành dịch vụ
17,1%. Năm 2013 tương tự: 78,5%; 2,5%; 18,9%.
Về chất lượng nhân lực trong khối nông lâm thủy sản: năm 2013 lao động
nông lâm thủy sản có khoảng 9.077 người, số lao động qua đào tạo là 1.549
người (tỷ lệ qua đào tạo là 17,07%). Phân theo trình độ đào tạo thì: lao động
qua đào tạo ngắn hạn và công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm tỷ lệ lớn
nhất 63,72%; đại học 1,61%; trung cấp chuyên nghiệp 0,97%; sơ cấp nghề và
có bằng dài hạn 2,58%. Như vậy, có thể nói phẩn lớn lao động khối nông lâm
thủy sản qua đào tạo là đào tạo ngắn hạn qua các lớp tập huấn ngắn hạn cho
bà con nông dân và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, lao động trình độ cao đẳng
và đại học chiếm tỷ lệ rất ít.
3.4.4. Giáo dục
Từ năm 2000 đến nay, huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - chống
mù chữ, từ tháng 11/2006 đến nay toàn huyện luôn duy trì được 8/8 xã, thị trấn
đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và
Đào tạo tạo tiền đề cho việc thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học trong
những năm tới, trong đó có xã Lương Mông đạt phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi ở mức độ 2 và đến nay 8/8 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Hiện nay tỷ lệ người chưa biết chữ vẫn còn khá phổ biến, theo kết quả điều tra
tỷ lệ người chưa biết chữ (Độ tuổi 15-60) năm 2013 trên địa bàn huyện là
7,6% dân số toàn huyện (tập trung chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái). Đây cũng
là một hạn chế đối cho việc đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp và tiếp thu
14



những tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất. Vì vậy, các đối tượng
này cần được quan tâm xóa mù chữ để tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong nông nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, nhất là đối với các xã nghèo điều kiện hạ tầng – xã hội còn nhiều
khó khăn.
3.4.5. Mức sống
Cùng với việc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, thu nhập
và đời sống nhân dân trong huyện được cải thiện và nâng cao rõ rệt, an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tốc độ thu nhập bình quân đầu
người giai đoạn 2006 - 2013 là 14,6%/năm giai đoạn 2006-2013. Năm 2006
thu nhập bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng/người/năm; năm 2011 đạt 10
triệu đồng/người/năm; năm 2013 đạt 13 triệu đồng/người/năm. Hộ nghèo đã
giảm từ 35,4% năm 2011 (theo tiêu chí 2011-2015) xuống còn 27,37% năm
2012 và còn 16,55% năm 2013.
3.4.6. Môi trường
Công nghiệp - xây dựng của huyện chưa thực sự phát triển, nhìn chung tình
hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện còn ở mức thấp do diện tích đồi
núi chiếm tỷ trọng lớn, đất trống đồi trọc vẫn còn, thường gây ra xói mòn đất
ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng và độ màu mỡ của đất. Đồng thời việc sử
dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp và tập quán sản xuất lạc hậu
của đồng bào dân tộc cũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Vì vậy, có thể
nói điều kiện đất, nước ở Ba Chẽ tương đối sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm
nặng, đây chính là điều kiện để phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch, an
toàn với quy mô lớn đáp ứng thị hiếu thị trường hiện nay, nhất là thị trường
tiêu dùng tại các đô thị lớn, khu du lịch, khu kinh tế và các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4. Hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản
4.1. Giao thông

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa, vật tư của nhân
dân. Trong những năm qua nhiều công trình giao thông, đặc biệt là giao thông
nông thôn đã hoàn thành, góp phần cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng
hóa và đi lại của nhân dân, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. Hiện trạng hệ
thống giao thông đường bộ của huyện hiện nay như sau:
- Đường tỉnh lộ: Ba Chẽ có 3 trục đường tỉnh lộ là:
+ Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang): dài
63 km. Hiện nay đang là cấp 6 miền núi: nền đường 6m, mặt đường 3,5m, kết
cấu mặt đường là bê tông xi măng.
+ Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ): dài 8,9km đạt
tiêu chuẩn cấp 6 miền núi: nền đường 6m, mặt đường 3,5m.
+ Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả): có chiều dài 17km,
hiện nay đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi: nền đường 9m, mặt đường 6,5m.
15


Đây là các trục đường chính của tỉnh qua huyện có tầm quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội của huyện nên trong giai đoạn tới cần nâng cấp các trục
đường này.
- Đường huyện: Dài 116,62 km, trong đó kết cấu mặt đường là bê tông xi măng
là 72,62 km (đạt 62,27%); đường cấp phối đạt 2,2km (đạt 1,88%); đường đất
là 41,8km (35,8%).
- Đường xã: Dài 49,43 km. Trong đó, có 12,42 km bê tông, xi măng (chiếm
25,1%); còn lại 37,01 km là đường đất (chiếm 74,8%).
- Đường thôn: Tổng chiều dài 54,22km (đã cứng hóa 6,82%).
- Đường ngõ xóm: Tổng chiều dài 143,41 km (hiện nay đã cứng hóa 9,96%).
- Đường nội đồng: Tổng chiều dài là 119,71 km (chủ yếu là đường đất).
- Đường đô thị thuộc thị trấn Ba Chẽ: dài 15,553 km hầu hết đó được bê tông
hóa, chất lượng khá.
Như vậy, có thể nói hệ thống giao thông được quan tâm đầy tư đã góp phần

quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, là điều kiện quan trọng
đối với việc hình thành và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
4.2. Hiện trạng thủy lợi
Do đặc thù là huyện miền núi, diện tích đất canh tác nông nghiệp nhỏ, manh
mún nên các công trình thủy lợi trong huyện hầu hết là công trình có công
suất nhỏ, phục vụ diện tích canh tác nhỏ.
Hiện nay, toàn huyện Ba Chẽ có 162,78 km kênh mương (trong đó: đã kiên
cố hóa là 54,22km) với năng lực tưới 1.694,5 ha. Xã Đồn Đạc có hệ thống
kênh dài nhất (61,85km); thấp nhất là thị trấn Ba Chẽ với 6 tuyến dài 1,1km.
Có 220 đập dâng (nhiều nhất là xã Đồn Đạc 113 đập; thấp nhất là thị trấn Ba
Chẽ 6 đập) với chiều dài thân đập là 3,3289 km (trong đó đã kiên cố 1,8358
km) với năng lực tưới 556,68 ha.
Về chất lượng công trình: Đập xây chiếm 83%; đập đất chiếm 17%. Có 54,22
km kênh đã được đầu tư kiên cố (33,1%), còn lại 108,56 km (66,70%) là
kênh đất. Do điều kiện địa hình, chế độ thủy văn phức tạp nên 50% các công
trình đã xuống cấp cần được nâng cấp, sửa chữa.
Năng lực tưới tiêu của hệ thống thủy lợi mới đảm bảo được cho 658 ha
Đánh giá chung: Trong những năm qua, các công trình thủy lợi của huyện
đã được cải thiện nhiều, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông lâm
nghiệp phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều nhỏ, kênh mương có
khoảng 50% là chưa được kiên cố hóa nên mỗi mùa lũ đến hàng năm hệ
thống kênh mương và các phai đập bị sụt lở, xuống cấp nhanh chóng, hơn
nữa do việc khai thác rừng bừa bãi cho nên nguồn sinh thuỷ bị ảnh hưởng,
lượng nước rất hạn chế.
4.3. Hệ thống điện
Hiện nay Ba Chẽ đã có 100% số xã có điện. Tuy nhiên đến nay trong số 4.332
hộ mới chỉ có khoảng 95,2% được sử dụng điện bằng nguồn lưới điện quốc
16



gia, hiện còn 174 hộ chưa được sử dụng điện nằm rải rác ở các thôn bản thuộc
xã Đồn Đạc. Khó khăn lớn nhất hiện nay là số hộ chưa sử dụng điện mặc dù
chỉ chiếm tỷ lệ 4,8% nhưng lại sống rải rác ở các xã mà đường giao thông
không thuận tiện nên việc kéo điện lưới vào các thôn bản này là hết sức khó
khăn do địa hình hiểm trở, dốc cao, tốn kém rất nhiều kinh phí.
Nhận xét chung: việc đầu tư phát triển hệ thống điện góp phần quan trọng đối
với thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là hệ thống điện phục vụ
cho các tiểu ngành công nghiệp chế biến nông sản, hệ thống điện phục vụ hế
thống trạm bơm tưới tiêu nông nghiệp, hệ thống điện phục vụ cho các trang
trại và doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp.
4.4. Hệ thống viễn thông
- Mạng lưới viễn thông huyện hiện có: 1 tổng A1000 E10 có 5 trạm V5X đặt tại
các xã: Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm mỗi
trạm có dung lượng mắc: 288 số.
- Trạm phát di động: có 4 mạng điện thoại và 4 trạm phát sóng là: Vina phone,
Mobi phone, Viete môbile, EVN-Telecom ở thị trấn và 5 trạm phát Vina phone
ở: Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Nam Sơn, có 1 trạm
Viete ở xã Lương Mông.
- Tính đến 1/6/2013 toàn huyện có 1.255 máy cố định và 1.712 máy cố định
không dây, tỷ lệ bình quân 15 máy/100 dân. Đã có 568 điểm đăng ký sử dụng
mạng Internet đạt tỷ lệ 2,9 điểm/100 dân. Điện thoại di động trả sau là 895
máy. Dịch vụ truyền hình internet trên đường dây cáp quang là 15 máy.
Nhận xét chung: Hệ thống viễn thông có vai trò quan trọng trong việc quảng
bá các sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc thù cho Ba Chẽ như: Ba kích,
lâm nghiệp, dược liệu. Đây chính là kênh thông tin, cầu nối quan trọng để các
nhà đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tiếp cận với Ba Chẽ để đầu tư vào
các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trong thời gian tới.
4.5. Hệ thống chợ
- Đến nay toàn huyện có tổng số 5 chợ gồm 1 chợ tại trung tâm thị trấn Ba Chẽ
và 4 chợ phiên tại trung tâm các xã, nơi tập trung đông dân cư như: Chợ phiên

Lương Mông tại trung tâm cụm xã Lương Mông; Chợ phiên Đạp Thanh tại
trung tâm cụm xã Đạp Thanh; Chợ phiên Thanh Lâm; Chợ phiên Tầu Tiên tại
trung tâm cụm xã Đồn Đạc. Hầu hết các chợ trên hiện chưa đạt chuẩn tiêu
chuẩn quy định.
- Các chợ nằm tại trung tâm xã là đầu mối, nơi giao lưu buôn bán của nhân
dân trên địa bàn xã và các xã lân cận tuy nhiên các chợ là chợ phiên. Hệ
thống chợ góp phần quan trọng đối với việc tiêu thụ (tiêu thụ nội huyện) các
sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của huyện. Đồng thời là nơi giao thương đối
với các khách hàng ngoài huyện có nhu cầu thu mua nông sản với nhu cầu lớn
phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm.

17


PHẦN THỨ HAI
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT HÀNG NÔNG NGHIỆP HÓA TẬP TRUNG
I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA HUYỆN
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông lâm thủy sản
Giá trị sản xuất ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản (giá CĐ 1994) năm 2013
là 199.549 triệu đồng (đạt tốc độ tăng trưởng 10,5%/năm giai đoạn 2006 2013). Ngành nông nghiệp tăng trưởng 8,5%/năm; lâm nghiệp 18,9%, thủy sản
tăng trưởng 3,0%/năm.
Với cơ cấu kinh tế chiếm 49% năm 2013, lâm - nông nghiệp - thủy sản hiện
đang là ngành có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của huyện đồng thời có
vai trò trong việc giải quyết việc làm cho lao động và đảm bảo đáp ứng nhu
cầu lương thực của huyện. Trong cơ cấu ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản
thì lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo chiếm 61,2% (2013), giá trị sản xuất nông
nghiệp chiếm 38,6%; giá trị sản xuất thủy sản chiếm 0,5%.
Bảng 4. Cơ cấu kinh tế ngành lâm- nông nghiệp - thủy sản
TT


Hạng mục

ĐVT

2006

2006

2010

2012

2013

N - L - TS
%
100
100
100
1
Nông nghiệp
%
59
44,6
41,4
Trồng trọt
%
75,1
71,3
62,3

Chăn nuôi
%
24,9
28,7
37,7
2
Lâm nghiệp
%
40,1
54,7
58,1
3
Thủy sản
%
0,9
0,7
0,5
Nguồn: Chi cục Thống kê Ba Chẽ và kết quả báo cáo hàng năm.

100
38,6
61,7
38,3
60,9
0,5

100
38,2
60,0
40,0

61,2
0,6

2. Hiện trạng sản xuất lâm nghiệp
2.1. Đất lâm nghiệp
Tính đến 31/12/2013, diện tích đất lâm nghiệp là 55.677,7 ha. Diện tích đất có
rừng là 42.529,3 ha, trong đó: rừng tự nhiên 16.722,0 ha; rừng trồng là
25.757,3 ha; diện tích đất trống là 13.148,4 ha.
Độ che phủ rừng năm 2013 đạt 69,8%.
Diện tích rừng và đất rừng theo 3 loại rừng:
- Diện tích rừng và đất rừng sản xuất: 47.588,9 ha, trong đó: (1) Đất có rừng là
37.591,1 ha (rừng tự nhiên 13.039,5 ha; rừng trồng là 24.551,6 ha); (2) đất
trống là 9.997,8 ha.
- Diện tích rừng và đất rừng phòng hộ là 8.088,8 ha (rừng tự nhiên do Ban quản
lý rừng phòng hộ huyện Ba Chẽ quản lý. Trong đó: (1) đất có rừng là 4.938,2
ha (rừng tự nhiên 3.752,5 ha; rừng trồng là 1.205,7 ha); (2) đất trống 3.150,6
ha.
2.2. Kết quả sản xuất lâm nghiệp
18


- Năm 2013 diện tích trồng rừng mới toàn huyện là 3.194 ha (đạt tốc độ tăng
19,5%/năm giai đoạn 2005 - 2013). Trong đó: Hỗ trợ cây con trồng rừng là
782,8 ha; Dự án 661 (rừng phòng hộ) là 100,0 ha. Tập đoàn cây rừng tập trung
các cây sau: Keo chiếm 75%; thông chiếm 15%; sa mộc chiếm 8%; quế chiếm
2% diện tích rừng trồng.
- Khai thác rừng: Trong những năm gần đây đã cơ bản chuyển từ khai thác rừng
tự nhiên sang khai thác rừng trồng. Rừng trồng được chăm sóc, bảo vệ tốt,
lượng tăng trưởng khá, rừng keo sau 7 năm khai thác có sản lượng 60 70m3/ha. Sản lượng khai thác đạt được như sau:
Bảng 5. Tình hình khai thác lâm sản huyện Ba Chẽ

TT
Hạng mục
ĐVT
2009
1 Sản lượng gỗ khai thác
m3
12627,3
2 Tre, nứa, dóc
1000 cây
1420,0
3 Nhựa thông
Tấn
18,2
4 Vỏ quế tươi

86,9
5 Tre nguyên liệu giấy

4846,8
6 Song mây, rang, giàng

69,2
Nguồn: Niên giám Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ.

2010
15178,4
750,0
6,7
92,5
4100,0

49,0

2011
9850,0
409,0
75,0
4231,0
139,1

2012
35828,4
300,0

2013
31.806,0
70

315,0
4755,0
58,0

231
2.559
49 ,5

2.3. Phát triển cây dược liệu
Ba Chẽ là 1 trong những huyện giàu tiềm năng phát triển dược liệu nhất tỉnh
Quảng Ninh. Với diện tích đất rừng khoảng 37.591,1 ha và điều kiện khí hậu
phù hợp với nhiều loại cây dược liệu quý và có giá trị kinh tế cao (nhiều loài
dược liệu quý mọc trong rừng tự nhiên của Ba Chẽ như: Ba kích, Đẳng sâm,

Trà hoa vàng, Kim ngân, Kim tiền thảo,…) và bước đầu đã được người dân
gây trồng. Thấy được tiềm năng to lớn đó, Huyện Ba Chẽ đã xây dựng nhiều
chương trình và tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước (tỉnh, Trung ương) để đầu tư
phát triển cây dược liệu thành thế mạnh nông nghiệp đặc trưng cho huyện. Đến
năm 2014, tổng diện tích cây dược liệu được trồng khoảng 240 ha chủ yếu là
Ba kích (tổng diện tích 187 ha tại các xã: Lương Mông, Minh Cầm, Đạp
Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc) và Trà hoa vàng (khoảng 53 ha tập
trung tại các xã: Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh
Sơn, Đồn Đạc). Như vậy, có thể khẳng định, tất cả các xã của huyện Ba Chẽ
đều có đất đai thổ những, khí hậu phù hợp để phát triển thành vùng dược liệu
hàng hóa tập trung, vấn đề còn lại là công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất
(trọng tâm là thu hút doanh nghiệp đầu tư và liên kết 4 nhà trong sản xuất), cơ
chế chính sách, đầu tư chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định.
3. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
3.1. Trồng trọt
a. Cây hàng năm:
- Cây lương thực: Diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2006 là 1.968,8 ha;
năm 2013 đạt 2.095 ha (tăng so với năm 2006 là 126,2 ha). Trong đó diện tích
cây trồng lương thực có hạt là 1.318,7 ha (giảm so với năm 2006 là 2,6 ha)
giảm chủ yếu từ cây ngô.
19


+ Lúa: Là một huyện miền núi nhưng Ba Chẽ chủ yếu trồng lúa nước. Theo số
liệu thống kê, năm 2010 diện tích gieo trồng lúa là 967,1 ha, năm 2013 là
999,4 ha; sản lượng lúa năm 2010 là 3.553,41 tấn; năm 2013 là 4.546,8 tấn.
Bình quân lương thực đầu người năm 2013 là 270kg/người/năm (cao hơn so
với năm 2006 là 16,3kg/người/năm), trong đó thóc là 222kg/người/năm (cao
hơn so với năm 2006 là 7,6kg/người/năm).
+ Cây ngô: Diện tích trồng ngô từ năm 2006 đến nay ổn định diện tích hơn 300

ha. Năng suất ngô tăng nhanh 19,2 tạ/ha năm 2006 lên 26,55 tạ/ha năm 2010
và 30,4 tạ/ha năm 2013 do đưa dần giống ngô lai vào sản xuất. Hiện nay diện
tích ngô lai của huyện mới chiếm khoảng 50% diện tích gieo trồng ngô chủ
yếu sử dụng làm thức ăn gia súc, còn lại vẫn sử dụng giống ngô nếp, ngô tẻ
của địa phương.
- Cây có củ: Tập trung một số cây như: cây khoai sọ: năm 2013 diện tích khoai
sọ có xu hướng tăng là diện tích 78,7 ha; sản lượng là 515,3 tấn. Cây khoai lang:
Diện tích trồng khoai lang năm 2013 là 111,1 ha, năng suất khoai lang đạt thấp
50tạ/ha do phần lớn ở chân ruộng cao thiếu nước tưới và ít được chăm sóc. Cây
sắn: diện tích trồng sắn của huyện năm 2013 là 269,5 ha; sản lượng đạt 2251 tấn
(tăng so với năm 2006: về diện tích là 2,7 ha; sản lượng: 623 tấn). Sắn chủ yếu
trồng trên các loại đất đồi, nương rẫy. Do tính thích nghi cao với điều kiện canh
tác ở địa phương, không đòi hỏi nhiều về đầu tư, nên sắn vẫn được nhân dân
chú trọng phát triển.
- Cây công nghiệp ngắn ngày:
+ Cây mía tím: là cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của Ba
Chẽ, có hương vị thơm ngon, sản phẩm chủ yếu làm quà, phục vụ khu du lịch Hạ
Long, Cẩm Phả. Năm 2013 diện tích mía là 48,2 ha, sản lượng là 1.221,3 tấn.
Năng suất mía tăng từ 119,8 tạ/ha năm 2006 lên 191,36 tạ/ha năm 2009 và 253,4
tạ/ha năm 2013. Trong những năm gần đây nhân dân đã có đầu tư, mía là cây
trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất (doanh thu 75-90 triệu đồng/ha).
+ Ngoài ra còn một số cây như: Cây đậu tương: Diện tích, sản lượng cây đậu
tương của huyện tăng khá nhanh, năm 2006 là 18,8 ha, sản lượng 20,7 tấn;
năm 2013 diện tích là 31,7 ha; sản lượng 52,1 tấn. Cây lạc: Diện tích trồng lạc
năm 2013 là 112,3 ha, tập trung nhiều nhất ở xã Lương Mông, Đạp Thanh,
Đồn Đạc. Năng suất bình quân đạt 19,6 tạ/ha, sản lượng đạt 220,6 tấn. Trồng
lạc cho thu nhập cao từ 50 - 70 triệu/ha/năm.
- Cây rau thực phẩm: Những năm gần đây do có chính sách khuyến khích, hỗ
trợ phát triển, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, từ đó cây rau thực phẩm
trên địa bàn có bước phát triển kể cả về quy mô diện tích và chủng loại cây

trồng. Diện tích trồng rau thực phẩm các loại ngày càng tăng, năm 2013 đạt
229,1 ha, sản lượng đạt 2.454,5 tấn.
b. Cây lâu năm:
Với địa hình miền núi, Ba Chẽ có tiềm năng dồi dào để phát triển cây lâu năm
mà chủ yếu là cây ăn quả. Tập đoàn cây ăn quả chủ yếu là nhãn, mít… Năm
20


×