ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------------------
BÁO CÁO TÓM TẮT
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Thái Nguyên, năm 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------------------
BÁO CÁO TÓM TẮT
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN TƯ VẤN
SỞ NÔNG NGHIỆP& PTNT
TỈNH THÁI NGUYÊN
Thái Nguyên, năm 2015
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
PHẦN THỨ NHẤT............................................................................................3
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN ............3
GIAI ĐOẠN 2005 - 2014.....................................................................................3
PHẦN THỨ HAI...............................................................................................10
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN ...........10
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030......................................10
PHẦN THỨ BA.................................................................................................17
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.........................17
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................20
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
i
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết phải lập quy hoạch
Tỉnh Thái Nguyên được tái lập từ ngày 1/1/1997 theo Nghị quyết của kỳ
họp lần thứ 10 Quốc hội khóa IX. Toàn tỉnh có 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện
với tổng diện tích tự nhiên là 353.318,91 ha, dân số (tính đến 31/12/2014) là
1.173.238 người. Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế
quan trọng thuộc vùng TDMNBB, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng
TDMNBB với vùng ĐBSH. Địa hình tỉnh Thái Nguyên dốc dần từ phía Bắc
xuống phía Nam với rất nhiều hồ chứa tự nhiên, là tiềm năng rất lớn cho việc
phát triển thuỷ sản. Trong những năm qua, ngành thủy sản Thái Nguyên đã và
đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành thuỷ sản cả nước,
đã thu được những thành tựu đáng kể: giai đoạn 2005 - 2014 đạt tốc độ tăng
trưởng về diện tích là 2,9%/năm; tăng trưởng về sản lượng là 8,6%/năm; khoa
học công nghệ tiên tiến và một số đối tượng có giá trị kinh tế cao đã được đưa
vào sản xuất, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn; giải quyết
việc làm cho các vùng nông thôn, đời sống của người lao động tham gia sản
xuất thủy sản được cải thiện rõ rệt, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH vùng
nông thôn, miền núi trong tỉnh.
Tuy nhiên, ngành thủy sản của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua phát
triển còn manh mún, nhỏ lẻ chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có.
Các đối tượng nuôi chính hiện nay là các loài cá truyền thống, hình thức nuôi
chủ yếu bán thâm canh, quảng canh và quảng canh cải tiến nên năng suất còn
thấp, sản lượng và giá trị mang lại chưa cao; điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều
hạn chế, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân chưa đáp ứng được yêu cầu;
trong quá trình sản xuất dịch bệnh đã xuất hiện…dẫn đến hiệu quả sản xuất thủy
sản mang lại vẫn còn thấp, chưa ổn định, phát triển biểu hiện thiếu bền vững.
Năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt dự án quy
hoạch “Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2003 - 2010”,
thời gian dự án quy hoạch đến nay đã hết hạn. Vì vậy, việc lập và thực dự án
“Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030” là cần thiết, để giải quyết được những khó khăn, bất cập
trên và làm cơ sở để lập kế hoạch phát triển thủy sản 5 năm, hàng năm của tỉnh
và kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, đào tạo phát triển nguồn
nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát ngành triển thủy sản của tỉnh Thái Nguyên
trong thời kỳ mới.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
1
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
2. Căn cứ pháp lý lập quy hoạch
- Luật Thuỷ sản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày
26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2004.
- Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định
hướng năm 2020.
- Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2011 về phê
duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-BKH ngày 12/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và
điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và
quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về
việc phê duyệt đề cương-dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 312/QĐ-UBND ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về
việc phê duyệt Rà soát, bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2012-2020.
- Quyết định 2760/QĐ-BNN - TCTS ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy
sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 về việc hướng
dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 12/6/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về việc phê duyệt Quy hoạch phân bổ, quản lý và bảo vệ tài nguyên mặt nước
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 260/QĐ-TTg, ngày 27/2/2015 về vệc phê duyệt quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực của tỉnh Thái Nguyên đến năm
2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
2
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
PHẦN THỨ NHẤT
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
I. TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thủy sản thường xuyên cao hơn mức trung bình
của ngành nông lâm thủy sản qua các giai đoạn 2005- 2010 và 2010-2014.
Bảng 1. Tăng trưởng kinh tế ngành nông, lâm thủy sản (giá CĐ 1994)
Đơn vị: tỷ đồng
TT
1
2
3
Hạng mục
Tổng GTSX
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản
2005
2010
2012
2013
2014
5.665,0
5.376,9
157
131
7.604,80
7.196,5
199,1
209,2
8.695,2
8.117,6
342,4
235,2
9.219,0
8.614,60
354,1
250,2
9.782,6
9.130,4
366,5
285,7
TĐTT
200520102010
2014
6,1
6,5
6,0
6,1
4,9
16,5
9,8
8,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2014.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản
Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 tăng tăng gấp đôi so với năm 2010.
Tương tự cơ cấu GTSX thủy sản cũng tăng từ 2,8 năm 2010 lên 3,1 vào năm 2014.
Bảng 2. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản (giá HH)
Đơn vị: Triệu đồng; Cơ cấu: %
TT
Hạng mục
1
2
3
Tổng số
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản
2005
Giá
trị
2.873,2
2.745,9
67,5
59,8
Cơ
cấu
100
95,6
2,4
2,1
2010
Giá
trị
7.604,8
7.196,5
199,1
209,2
Cơ
cấu
100
94,6
2,6
2,8
2012
Giá
trị
11.865,2
11.146,1
373,6
345,5
Cơ
cấu
100
93,9
3,1
2,9
2013
Giá
trị
12.633,3
11.816,9
437,4
379,1
Cơ
cấu
100
93,5
3,5
3
2014
Giá
trị
13.897,7
12.994,1
477,2
426,4
Cơ
cấu
100
93,5
3,4
3,1
Nguồn: NGTK Thái Nguyên 2014.
2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2005 - 2014 tốc độ tăng trưởng GTSX ngành thuỷ sản tỉnh Thái
Nguyên đạt 9,1%/năm. Trong nội bộ ngành thuỷ sản: ngành nuôi trồng thuỷ sản và
dịch vụ thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng cao: ngành nuôi trồng, dịch vụ thủy sản
9,2%/năm và ngành khai thác thủy sản 1,2 %/năm.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản
Cơ cấu ngành nuôi trồng thủy sản chiếm vị trí chủ đạo khoảng 90%; Cơ cấu
ngành khai thác có xu hướng giảm dần từ 2,8% năm 2005 xuống còn 1,7% năm
2014. Cơ cấu ngành dịch vụ có xu hướng tăng dần: từ 1,5% năm 2005 lên 8,2%
năm 2014.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
3
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Bảng 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản
2005
2010
Giá Cơ
Giá
Cơ
trị cấu
trị
cấu
Tổng GTSX
59,8 100 209,2 100
1 Khai thác
1,7 2,8
4,5 2,2
2 NT thủy sản
57,2 95,7 201,2 96,2
3 Dịch vụ thủy sản
0,9 1,5
3,5 1,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2014.
TT
Hạng mục
Đơn vị: Triệu đồng; Cơ cấu: %
2012
2013
2014
Giá Cơ Giá
Cơ
Giá
Cơ
trị cấu
trị
cấu
trị
cấu
349 100 379,1
100
426,4
100
6,81 1,9 7,66
2
7,4
1,7
335 96 346,9 91,5
384,0 90,0
7,1
2 24,5
6,5
35,0
8,2
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN
II.1. HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (NTTS)
1. Diện tích, sản lượng NTTS toàn tỉnh
1.1. Diện tích NTTS
1.1.1. Diện tích tiềm năng NTTS:
Tỉnh Thái Nguyên có 7.155 ha diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi
trồng thuỷ sản, bao gồm:
- 2.140 ha ao gia đình có thể nuôi thâm canh và bán thâm canh các loài thuỷ
sản.
- 1.515 ha hồ chứa nước thuỷ lợi vừa và nhỏ có thể thả cá hoặc nuôi cá bán
thâm canh.
- 1.000 ha ruộng cấy lúa có thể kết hợp nuôi cá.
- 2.500 ha hồ chứa Núi Cốc có thể phát triển nuôi cá mặt nước lớn, nuôi cá lồng,
khai thác nguồn lợi thuỷ sản và bảo tồn các giống loài thuỷ sản quí hiếm.
Ngoài ra còn có 12.000 ha diện tích mặt nước các sông, suối có thể phát triển
nuôi cá lồng, nuôi eo ngách và khai thác nguồn lợi thủy sản.
1.1.2. Diện tích đã thực hiện
- Diện tích NTTS toàn tỉnh năm 2005 đạt 4.506 ha, năm 2014 đạt 5.841 ha. Tốc
độ tăng trưởng hàng năm 2,9%/năm. Diện tích nuôi thủy sản tại các huyện có xu
hướng tăng nhanh, trong khi đó ở các vùng đô thị lại có xu hướng giảm.
Bảng 4. Hiện trạng diện tích NTTS theo huyện thị
TT
Theo các đơn vị
2005
2010
2011
2012
2013
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Toàn tỉnh
TP. Thái Nguyên
TP. Sông Công
H. Định Hóa
H. Võ Nhai
H. Phú Lương
H. Đồng Hỷ
H. Đại Từ
H. Phú Bình
TX. Phổ Yên
4.506
260
120
480
149
339
182
2.066
491
419
4.784
208
113
576
253
389
207
2114
649
275
4.466
153
85
420
207
485
191
2165
490
270
4.784
208
113,0
576,0
253,0
389
207
2113,0
650,0
275
4.775
208
113
575
252
388
207
2109
649
274
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
2014
5.841
205
76
568
236
640
246
2954
649
267
Đơn vị: Tấn
TĐTTBQ
2005-2014
(%/năm)
2,9
-2,6
-4,9
1,9
5,2
7,3
3,4
4,1
3,1
-4,9
4
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014.
1.2. Sản lượng NTTS
Năng suất NTTS trung bình toàn tỉnh năm 2014 là 13,3 tạ/ha. Sản lượng nuôi
trồng thủy sản năm 2014 đạt 7.620 tấn (đạt tốc độ tăng trưởng 8,6%/năm giai
đoạn 2005 - 2014). Tập trung chủ yếu tại các huyện: Phú Bình chiếm 26,7% sản
lượng NTTS toàn tỉnh, huyện Đại Từ (chiếm 25,4%).
Bảng 5. Hiện trạng sản lượng NTTS tỉnh Thái Nguyên theo huyện thị
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Theo các đơn vị
2005
2010
2011
2012
2013
Toàn tỉnh
3.627 5.713
6.022
6.724 7.196
TP Thái Nguyên
523
376
386
481
512
TP. Sông Công
191
211
196
247
264
H. Định Hóa
445
585
555
593
625
H. Võ Nhai
148
179
168
178
185
H. Phú Lương
372
432
499
582
633
H. Đồng Hỷ
300
285
275
319
344
H. Đại Từ
791
1.325
1.503
1.630 1.777
H. Phú Bình
345
1.618
1.711
1.886 1.994
TX. Phổ Yên
512
703
730
808
862
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014.
Đơn vị: DT: Ha; SL: tấn
TĐTTBQ
2005-2014
2014
(%/năm)
7.620
8,6
553
0,6
287
4,6
671
4,7
199
3,3
681
6,9
372
2,4
1.932
10,4
2.031
21,8
895
6,4
2. Hiện trạng NTTS theo phương thức nuôi
2.1. Nuôi thâm canh
Diện tích nuôi thâm canh hiện nay tập trung chủ yếu tại các ao gia đình có
diện tích <1,0 ha trong toàn tỉnh là 355 ha (chiếm 6,1% diện tích NTTS toàn
tỉnh). Năng suất nuôi thâm canh đạt trung bình 6,0 tấn/ha. Sản lượng đạt 2.130 tấn,
trong đó: huyện Đại Từ chiếm 28,1%; huyện Phú Bình chiếm 22,3%; thị xã Phổ Yên
chiếm 21,2% sản lượng NTTS thâm canh toàn tỉnh.
2.2. Nuôi bán thâm canh
Diện tích NTTS theo phương thức bán thâm canh hiện nay tập trung chủ yếu ở
ao hồ nhỏ dưới 1ha, ao hồ từ 1-5ha. Năm 2014 diện tích nuôi bán thâm canh là
1.440 ha (chiếm 24,5% diện tích NTTS toàn tỉnh). Sản lượng là 3.955 tấn (chiếm
khoảng 51,9% sản lượng NTTS toàn tỉnh), trong đó: Phú Bình chiếm 34,9%; Đại
Từ 16,5%; Phú Lương 11,2%... sản lượng NTTS bán thâm canh toàn tỉnh.
2.3. Nuôi theo phương thức quảng canh (QC) và quảng canh cải tiến (QCCT)
Diện tích NTTS theo phương thức QC và QCCT hiện nay phân bố chủ yếu
trên các ao hồ lớn, hồ chứa thủy lợi, hồ Núi Cốc… Diện tích nuôi QC và QCCT
năm 2014 là 4.046 ha (chiếm 69,3% diện tích NTTS toàn tỉnh); sản lượng 1.534
tấn (chiếm 20,1% sản lượng NTTS toàn tỉnh). Diện tích nuôi theo phương thức
QC và QCCT chủ yếu tập trung ở khu vực các huyện miền núi Đại Từ; Định
Hóa, Phú Lương..., người dân chủ yếu nuôi trồng thủy sản theo phương thức lạc
hậu, chưa có đầu tư, thâm canh sản xuất hàng hóa.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
5
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
3. Hiện trạng phát triển NTTS theo loại hình nuôi
Diện tích mặt nước có khả năng phát triển NTTS của tỉnh Thái Nguyên gồm
3 loại hình mặt nước chính là:
3.1. NTTS tại các ao, hồ nhỏ <1 ha
Diện tích nuôi ao, hồ dưới 1ha tập trung ở tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh.
Năm 2014 diện tích NTTS đối với ao hồ nhỏ dưới 1ha là 2.095 ha. Các huyện có
diện tích lớn như: Phú Bình (411,1 ha); Định Hóa (392,7 ha); Phú Lương
(325,6ha); Đại Từ (325,4ha). Năng suất cá trung bình là 3,1 tấn/ha (dao động từ
2,0 tấn/ha -6,0 tấn/ha).
Đối tượng nuôi gồm các đối tượng cá truyền thống và một số đối tượng nuôi mới:
(1) Cá truyền thống khoảng 60% sản lượng và diện tích nuôi; (2) Một số đối
tượng mới chiếm khoảng 40%.
3.2. Nuôi mặt nước lớn gồm : (1) Nuôi thủy sản tại hồ, đập nhỏ với diện tích 15 ha; (2) Nuôi thủy sản mặt nước lớn 5-10 ha; (3) Nuôi mặt nước lớn >10 ha
(gồm cả Hồ Núi Cốc).
- Nuôi trồng thủy sản tại các hồ 1-5 ha: tỉnh Thái Nguyên có khoảng 401 ha hồ
diện tích 1-5 ha được nuôi theo phương thức BTC và QC và QCCT. Tập trung chủ
yếu tại huyện Phú Bình (diện tích 116 ha, sản lượng 232 tấn); huyện Phú Lương
(diện tích 123,4 ha; sản lượng 123 tấn)…
- NTTS tại các hồ với diện tích 5-10 ha: có diện tích khoảng 300 ha, tập
trung chủ yếu tại huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa…, phương thức nuôi
chính là quảng canh và quảng canh cải tiến, năng suất thấp 0,35 tấn/ha. Sản
lượng đạt 110 tấn.
- NTTS tại các hồ với diện tích >10 ha: có khoảng 2.960 ha, trong đó Hồ Núi
Cốc sử dụng cho nuôi trồng thủy sản là 1.500 ha (diện tích mặt nước hồ Núi Cốc
thực tế là 2.500ha). Phương thức nuôi chính là quảng canh và quảng canh cải
tiến, người dân có thả thêm cá giống nhưng chủ yếu là khai thác tự nhiên, năng
suất bình quân ước đạt 0,15 tấn/ha, sản lượng đạt 415 tấn.
3.3. Hiện trạng nuôi cá ruộng
Diện tích NTTS kết hợp trong ruộng lúa hiện nay phát triển tập trung tại TP.
Sông Công, Định Hóa, Phú Lương, Phú Bình. Tính đến năm 2014 diện tích
NTTS kết hợp trong ruộng lúa toàn tỉnh ước khoảng 85 ha, sản lượng đạt 40 tấn
(năng suất bình quân đạt 0,47 tấn/ha).
3.4. Hiện trạng nuôi cá lồng
Hiện tại chỉ còn một số lồng trên các hồ chứa lớn như hồ Bảo Linh và hồ Núi
Cốc với 30 lồng nuôi, đối tượng nuôi là chính là cá Trắm cỏ và Rô phi.
3.5. Nuôi thủy đặc sản
Hiện tại Thái Nguyên còn nuôi các đối tượng đặc sản nội địa như ba ba,
ếch… tập trung chủ yếu tại TP. Thái Nguyên, TP. Sông Công, TX. Phổ Yên,
huyện Định Hóa. Các đối tượng này cũng mới được đưa vào nuôi, chưa có mô
hình rộng, hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa đóng góp nhiều vào phát triển của
ngành. Sản lượng ba ba hàng năm ước tính khoảng 500kg.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
6
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Cá Tầm được Trung tâm Thuỷ sản tỉnh Thái Nguyên nuôi từ cuối tháng 11/2009
với hơn 1000 con trong bể nuôi thử nghiệm tại khu vực xóm Kẹm (xã La Bằng,
huyện Đại Từ) và suối Mỏ Gà (xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai). Nhiệt độ nước tại
đây dưới 25oC, phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cá nước lạnh. Đến nay
sản lượng cá tầm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 30 tấn/năm.
4. Hiện trạng KHCN và khuyến ngư
4.1. Hiện trạng áp dụng khoa học công nghệ
Từ năm 2006 đến nay, được sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh, đã triển
khai các đề tài, dự án ứn dụng trong nhiều lĩnh vực thủy sản như:
- Kỹ thuật sản xuất giống cá chép V1, giống ba ba Thái Lan
- Nuôi thương phẩm cá trăm đen, ba ba Thái lan, cá bống tượng, cá tầm, cá
hồi...
4.2. Hoạt động khuyến ngư
Hàng năm Trung tâm Thủy sản tổ chức khoảng 20 lớp tập huấn từ nguồn
ngân sách tỉnh và 5-10 lớp từ nguồn ngân sách của Trung tâm Khuyến nông
Quốc gia. Các trạm Khuyến nông cấp huyện mỗi năm tổ chức thực hiện 4 - 5 mô
hình khuyến ngư về nuôi cá rô phi, cá trắm cỏ, mô hình thâm canh cá tổng hợp,
mô hình nuôi cá tầm trong bể … Thông qua công tác Khuyến ngư đã nâng cao kỹ
thuật cho nông dân, từ đó giúp người nuôi cá nâng cao nhận thức và kiến thức để
người dân thay đổi tập quán từ thả cá sang nuôi cá, nâng cao thu nhập trên một đơn
vị diện tích mặt nước.
5. Thực trạng về dịch vụ cho NTTS
5.1. Sản xuất và cung ứng giống thủy sản
Trong tỉnh hiện có 2 trại giống trực thuộc trung tâm thủy sản và 1 xí nghiệp
thủy sản núi Cốc thuộc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi và 1 trung tâm
trực thuộc ĐH Nông lâm Thái Nguyên. Cơ cấu đàn cá bố mẹ như sau:
- Các loài cá truyền thống chiếm 60% trong tổng khối lượng đàn cá bố mẹ hiện
có.
- Một số loài cá có giá trị kinh tế như: Chép lai, Rô phi, Chim trắng chỉ chiếm
40% trong tổng khối lượng đàn cá bố mẹ hiện có.
Hiện nay việc cung ứng giống của các trại giống và các hộ tự sản xuất giống mới
đáp ứng được khoảng 85% nhu cầu cá giống hiện nay của toàn tỉnh.
5.2. Sản xuất và cung ứng thức ăn thủy sản
Trong tỉnh chưa có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản. Việc kinh
doanh dịch vụ thức ăn thủy sản chủ yếu từ hệ thống các cửa hàng thức ăn gia súc
hiện có trong tỉnh.
Hiện tại đa số các hộ NTTS sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như cám
ngô, cám gạo, rau, cỏ, bã bia, phân hữu cơ.... để làm thức ăn cho cá và bổ sung
thêm lượng nhỏ thức ăn công nghiệp. Thức ăn công nghiệp được sử dụng nuôi
chủ yếu là cá đối tượng có giá trị kinh tế như cá tầm, cá rô phi đơn tính, cá chép
lai,...
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
7
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
II.2. KHAI THÁC, BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
1. Hiện trạng khai thác
Toàn tỉnh có 12.000 ha diện tích mặt nước sông, suối, có khả năng nuôi cá lồng
nuôi eo ngách và khai thác thủy sản tự nhiên
Nguồn lợi cá tự nhiên trên các thuỷ vực sông, hồ trong tỉnh không nhiều nên
lượng người tham gia khai thác thuỷ sản tự nhiên khoảng 500 người sản lượng
khai thác thủy sản các loại khoảng 150 tấn/năm. Ngư cụ khai thác chủ yếu là
lưới rê mắt nhỏ, vó đèn và rọ tôm.
2. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản
2.1
. Tổ chức điều tra đánh giá hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh
Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ
sản I tổ chức công tác điều tra đánh giá hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh. Theo đó hệ cá ở tỉnh Thái Nguyên ngày càng suy giảm, nguyên nhân do khai
thác quá mức, sử dụng các phương tiện khai thác huỷ diệt như: Xung điện, thuốc
nổ...
2.2 Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hội thảo, truyền thông các nội dung về
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo kế hoạch hàng năm
Từ năm 2006 đến nay tỉnh đã tổ chức 44 lớp tập huấn cho 2.210 người dân
sống ven các sông hồ đang tham gia khai thác thuỷ sản. Nội dung là phổ biến
tuyên truyền về Luật Thuỷ sản và công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ
sản.
2.3 Phục hồi, tái tạo, phát triển, tổ chức khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại các
thuỷ vực khoa học, hợp lý, hiệu quả
Từ năm 2010 đến nay đã thả 105,4 vạn con cá giống lớn cỡ 8 -12 cm để bảo
vệ nguồn lợi thủy sản. Các loài cá giống được thả là cá nuôi truyền thống, có thể
sinh sản tự nhiên trong thuỷ vực như: cá Mè trắng, cá Mè hoa, cá Trôi Mrigal, cá
Rô hu, cá Chép…. Các thuỷ vực được thả chủ yếu là lưu vực sông Công - hồ
Núi Cốc, sông Cầu và một số hồ chứa lớn trong tỉnh. Tiến hành dỡ bỏ khai thác
vó đèn ở hồ Núi Cốc nhằm hạn chế khai thác thủy sản cỡ nhỏ để tái tạo nguồn
lợi.
II.3. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Tổ chức sản xuất NTTS ở Thái Nguyên chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, có 3
trang trại chuyên nuôi trồng thủy sản (2 trang trại ở huyện Đại Từ và 1 trang trại ở
huyện Phú Bình). Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 tổ hợp tác: (1) tổ hợp tác sản xuất
giống thủy sản xã Sơn Cẩm (huyện Phú Lương); (2) Tổ hợp tác Tân Hương (thị xã
Phổ Yên) có khoảng 10 hộ tham gia với diện tích nuôi thủy sản từ 8 - 10 ha; (3) Tổ
hợp tác Ôn Lương (huyện Phú Lương) có 20 hộ tham gia với khoảng 10 ha nuôi
thủy sản; có 01 Hợp tác xã quản lý nuôi trồng và khai thác thủy sản tại hồ Bảo Linh
(Định Hóa)
II.4. TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sơ chế biến thủy sản, các sản phẩm
nuôi thủy sản chủ yếu tiêu thụ ở dạng tươi sống. Các sản phẩm nuôi thủy sản
được tiêu thụ tại các chợ của các huyện, thành phố Thái Nguyên để đáp ứng nhu
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
8
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
cầu tiêu thụ của nhân dân trong tỉnh. Một phần được vận chuyển đi cung cấp cho
thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hiện nay sản lượng thuỷ sản của tỉnh mới
chỉ đáp ứng được khoảng 50-60% nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, lượng thuỷ
sản còn lại được nhập từ các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hà Nội….
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH THÁI
NGUYÊN
1. Những mặt đạt được
- Diện tích NTTS tăng đều đặn qua các năm, nhiều loại hình mặt nước đã
được đưa vào nuôi, một phần diện tích ruộng trũng cấy lúa không hiệu quả được
chuyển đổi sang NTTS; năng suất, sản lượng NTTS từng bước được lên.
- Nhận thức của nông dân về nuôi thủy sản có đầu tư ngày càng nâng lên, các
giống cá mới có năng suất cao và giá trị kinh tế cao được tỉnh nhập về ngày càng
được chú trọng nuôi như cá rô phi đơn tính, cá chép lai ... vì vậy năng suất và
sản lượng cá thịt nuôi hàng năm tăng trưởng từ 6 - 8%/năm.
- Tỉnh đã đầu tư 3 trại cá giống Cù Vân, Hòa Sơn và Núi Cốc, đây là các cơ
sở nòng cốt để sản xuất giống thủy sản chất lượng đáp ứng nhu cầu nuôi của
tỉnh.
- Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được tăng cường hoạt động ngày càng
có hiệu quả hơn.
2. Mặt hạn chế
- Diện tích NTTS trên địa bàn tỉnh chưa khai thác hết tiềm năng (mới đạt
được khoảng 80%).
- Diện tích nuôi thâm canh còn quá thấp (đạt khoảng 6% diện tích NTTS toàn
tỉnh).
- Tỷ lệ cá truyền thống còn cao (chiếm 60%), năng suất thấp 1,3 tấn/ha (trung
bình cả nước 1,8 tấn/ha)
- Sản phẩm thủy sản thương phẩm có giá trị kinh tế thấp, tiêu thụ ở dạng
tươi sống, chưa qua chế biến, chủ yếu tiêu thụ trong thị trường nội tỉnh,
chưa hướng tới thị trường ngoài tỉnh và thị trường Hà Nội.
- Chưa có vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, dịch vụ ngành thủy sản chưa
phát triển. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản còn hạn chế, chưa
đồng bộ.
- Hình thức tổ chức SX còn nhỏ lẻ, phân tán nên chưa có sản phẩm hàng
hóa tập trung, chất lượng sản phẩm còn thấp.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
9
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
PHẦN THỨ HAI
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước và các nguồn
lực của tỉnh để phát triển ngành thủy sản nhanh và bền vững.
2. Tập trung ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào các lĩnh vực
sản xuất giống có chất lượng cao, công nghệ nuôi thương phẩm, quản lý môi
trường và dịch bệnh.
3. Tăng sản lượng theo hướng tăng năng suất, phát triển nuôi thủy sản theo
hướng thâm canh thay thế các hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải
tiến; đẩy mạnh phát triển sản xuất thủy sản theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
4. Sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, song tập trung phát triển sản
xuất các đối tượng thủy sản mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao, có sức
cạnh tranh cao và có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. Phát triển thủy sản
một cách toàn diện trong mọi khâu, từ công nghệ sản xuất giống đến nuôi
thương phẩm. Khai thác phải đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản.
5. Phát triển kinh tế thủy sản phải gắn với các mục tiêu phát triển xã hội,
bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển thuỷ sản tỉnh Thái Nguyên theo hướng hàng hóa hiệu quả và bền
vững. Đầu tư phát triển theo hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.
Từng bước áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao
năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; tăng giá trị sản xuất trên một đơn
vị diện tích, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, bảo vệ
môi trường sinh thái, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể
a. Đến năm 2020
- Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành thủy sản 12,0%/năm, chiếm 3,5% tổng
GTSX ngành nông nông nghiệp.
- Diện tích NTTS đạt 6.855 ha (đạt tốc độ tăng trưởng 2,7%/năm). Trong
đó Diện tích nuôi thâm canh chiếm khoảng 13,2% và diện tích nuôi bán
thâm canh chiếm khoảng 35%.
- Năng suất nuôi trung bình là 2,25 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 15.450
tấn/năm vào năm 2020.
- Xây dựng 1-2 mô hình nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
b. Đến năm 2030
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
10
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành thủy sản 6,5%/năm, chiếm 4,0% tổng
GTSX ngành nông nghiệp.
- Diện tích NTTS đạt 7.155 ha. Trong đó: Diện tích nuôi thâm canh tăng
lên 30% và diện tích nuôi bán thâm canh giảm xuống còn 21%.
- Năng suất nuôi trung bình là 3,85 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 27.540
tấn/năm vào năm 2030.
- Nhân rộng mô hình NTTS ứng dụng công nghệ cao trong các vùng nuôi
thâm canh.
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN
III.1. QUY HOẠCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Quy hoạch diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh
- Đến năm 2020: Diện tích NTTS toàn tỉnh đạt 6.855 ha, trong đó huyện Đại
Từ có diện tích lớn nhất là 3.338 ha (tính cả diện tích hồ Núi Cốc, chiếm
48,7%); Phú Lương chiếm 8,6%; Phú Bình chiếm 10,9%. Năng suất đạt
trung bình 2,3 tấn/ha. Sản lượng đến năm 2020 đạt 15.450 tấn, trong đó 2
huyện Đại Từ và Phú Bình chiếm gần 50% sản lượng NTTS toàn tỉnh.
- Đến năm 2030: Diện tích NTTS đạt 7.155 ha. Năng suất bình quân là 3,85
tấn/ha, sản lượng đến năm 2020 đạt 27.540 tấn.
Bảng 7. Diện tích và sản lượng NTTS phân theo huyện/TP
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Huyện/Tp
Toàn Tỉnh
TP. Thái Nguyên
TP. Sông Công
H. Định Hóa
H. Võ Nhai
H. Phú Lương
H. Đồng Hỷ
H. Đại Từ
H. Phú Bình
TX. Phổ Yên
2014
DT
5.841
205
76
568
236
640
246
2.954
649
267
SL
7.620
553
287
671
199
681
372
1.932
2.031
895
Đơn vị: DT: Ha; SL: Tấn
2020
2030
DT
SL
DT
SL
6.855
15.450
7.155
27.540
210
830
230
1.315
152
525
160
650
833
2.130
833
4.160
343
900
384
2.060
590
1.455
670
2.990
349
1.050
410
1.920
3.338
3.390
3.378
6.635
746
3.910
796
6.115
294
1.260
294
1.695
2. Quy hoạch phát triển NTTS theo phương thức nuôi
2.1. Nuôi thâm canh
- Đến năm 2020: diện tích nuôi thâm canh là 905 ha (khoảng 40% diện
tích ao, hồ <1ha, khoảng 10% diện tích hồ chứa từ 1 - 5ha), năng suất đạt
6,5 tấn/ha, sản lượng 5.880 tấn/năm. Địa điểm nuôi tập trung tại Đại Từ,
Phổ Yên, Phú Bình, Định Hóa, TP. Thái Nguyên và Định Hóa… .
- Đến năm 2030: diện tích nuôi thâm canh là 2.150 ha, năng suất đạt 8,8
tấn/ha, sản lượng 17.215 tấn/năm.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
11
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Công nghệ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến chất
lượng cao, áp dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, giảm hệ số thức
ăn.
2.2. Nuôi bán thâm canh
- Đến năm 2020: diện tích nuôi 2.395 ha, năng suất đạt 3,3 tấn/ha, sản
lượng 7.795 tấn/năm. Tập trung tại các huyện: Định Hóa (chiếm 26,2%),
Phú Bình (chiếm 21,7%)… Diện tích nuôi bán thâm canh bao gồm:
+ Khoảng 60% diện tích ao, hồ<1 ha.
+ Khoảng 90% diện tích Hồ từ 1 - 5 ha.
+ 700 ha ruộng trũng
- Đến năm 2030: diện tích nuôi bán thâm canh giảm xuống còn 1.150 ha
(do chuyển sang nuôi thâm canh), năng suất đạt 4,4 tấn/ha, sản lượng 6.710
tấn/năm. Diện tích nuôi bán thâm canh bao gồm:
+ Khoảng 20% diện tích ao, hồ <1 ha
+ Khoảng 45% diện tích hồ 1 - 5 ha
+ Hồ 5 - 10 ha với diện tích 74 ha
+ 800 ha ruông trũng.
Công nghệ áp dụng nuôi ghép cá giống mới với các loài cá truyền thống.
Sử dụng thức ăn tự chế và phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương.
2.3. Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến
- Đến năm 2020: diện tích nuôi 3.555 ha, năng suất đạt 0,5 tấn/ha, sản
lượng 1.775 tấn/năm.
- Đến năm 2030: diện tích nuôi 3,490 ha, năng suất đạt 1,0 tấn/ha, sản
lượng 3.615 tấn/năm.
Địa điểm nuôi: Diện tích mặt nước còn lại của các huyện, thị xã, thành
phố trên địa bàn tỉnh.
Công nghệ áp dụng nuôi ghép các loài cá truyền thống mật độ thấp sử
dụng thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương.
3. Quy hoạch phát triển NTTS theo các loại hình nuôi
3.1. Nuôi cá ao hồ
3.1.1. Nuôi cá ao hồ nhỏ quy mô hồ gia đình (dưới 1,0 ha)
- Đến năm 2020: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại ao hồ hộ gia đình là 2.141
ha, năng suất trung bình đạt 5,5 tấn/ha, sản lượng 11.840 tấn.
- Đến năm 2030: Ổn định diện tích 2.141 ha, năng suất trung bình đạt 8,2
tấn/ha, sản lượng đạt 17.470 tấn/năm.
Địa điểm nuôi tập trung tại tất cả các huyện, thành phố, thị xã, trong đó: Phú
Bình (chiếm 19,2%); Định Hóa (18,6%); Đại Từ (18,3%)…
3.1.2. Nuôi hồ diện tích hồ từ 1- 5ha
- Đến năm 2020: Diện tích nuôi trồng thủy sản tại các ao hồ nhỏ (từ 1-5 ha)
toàn tỉnh là 448 ha, năng suất đạt 3,0 tấn/ha, sản lượng đạt 1.365 tấn/năm.
- Đến năm 2030: Diện tích nuôi trồng thủy sản tại các hồ nhỏ (từ 1-5 ha) ổn
định 448ha, năng suất đạt 5,5 tấn/ha; sản lượng đạt 2.465 tấn/năm.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
12
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Địa điểm nuôi tập trung chủ yếu tại: Phú Lương (chiếm 27,3%), Phú Bình
(chiếm 25,9%), Đại từ (chiếm 11,3%), Võ Nhai (chiếm 10%) ...
3.1.3. Nuôi hồ diện tích hồ từ 5-10 ha
- Đến năm 2020: Diện tích nuôi trồng thủy sản mặt nước lớn (từ 5-10 ha) toàn
tỉnh là 343 ha, năng suất đạt 0,9 tấn/ha, sản lượng đạt 316 tấn/năm.
- Đến năm 2030: Diện tích nuôi trồng thủy sản mặt nước lớn (từ 5-10 ha) toàn
tỉnh là ổn định 343 ha, sản lượng đạt 610 tấn.
Tập trung chủ yếu tại huyện Phú lương (chiếm 51%), Đại Từ (chiếm 20%)…
3.1.4. Nuôi hồ diện tích hồ trên 10 ha
- Đến năm 2020: Diện tích nuôi trồng thủy sản mặt nước lớn (> 10 ha) toàn
tỉnh là 3.223 ha (đã bao gồm cả hồ Núi Cốc 2.500 ha), năng suất bình đạt 0,25
tấn/ha, sản lượng đạt 845 tấn,
- Đến năm 2030: Diện tích là 3.223 ha, sản lượng đạt 2.256 tấn. Năng suất bình
quân đạt 0,7 tấn/ha.
3.2. Nuôi cá ruộng
- Đến năm 2020: Diện tích nuôi cá ruộng là 700 ha, năng suất trung bình đạt
1,5 tấn/ha, sản lượng đạt 1.085 tấn/năm.
- Đến năm 2030: Diện tích nuôi cá ruộng là 1.000ha, năng suất đạt 3,5 tấn/ha,
sản lượng đạt 3.475 tấn/năm.
Tập trung chủ yếu tại Định Hóa (chiếm 29,2%), Phú Bình (chiếm18%),
Phú Lương (chiếm16%), Đại Từ (chiếm11%), Đồng Hỷ (chiếm11%) ...
3.3 Quy hoạch nuôi cá lồng
- Dự kiến đến năm 2020: Nuôi 400 lồng (20.000 - 25.000 m3). Địa điểm nuôi
nuôi tập trung tại Sông Cầu và các hồ có mặt nước lớn như: Núi Cốc, Quán Chẽ,
Cặp Kè, Ghềnh Chè, Bảo Linh, Gò Miếu, Suối Lạnh… sản ước tính khoảng 1.000
tấn.
- Đến năm 2030: Nuôi 600 lồng (30.000 m3), sản lượng ước tính 1.500 tấn.
Đối tượng nuôi: các rô phi, chép, cá diêu hồng, cá lăng, cá nheo, cá chiên,
trắm đen
3.4. Quy hoạch vùng nuôi thủy hàng hóa sản tập trung
Nuôi thủy sản tập trung ở các xã có điều kiện ao nuôi thuận lợi, có phong
trào nuôi cá phát triển và người nông dân có truyền thống, kỹ thuật nuôi cá cũng
như có đủ điều kiện nguồn lực tài chính. Ngoài huyện vùng núi Võ Nhai, các
huyện, thị khác trong tỉnh đều có một số xã có đủ điều kiện phát triển nuôi thủy
sản hàng hóa.
Phương thức nuôi thâm canh nhằm đạt năng suất trung bình 8 tấn/ha. Tổng
diện tích nuôi là 500 ha. Dự kiến sản xuất được 4.000 tấn cá có giá trị kinh tế cao
phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
13
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
3.5. Quy hoạch nuôi thủy đặc sản
- Đối với nuôi cá nước lạnh: sẽ phát triển ở các địa phương: Huyện Võ Nhai
(xã Phú Thượng, xã Thần Sa) ; huyện Định Hóa (xã Bảo Cường, Phúc Chu) ;
huyện Đại Từ (xã La Bằng, Văn Yên, Mỹ Yên, Quân Chu).
- Các thủy đặc sản khác: Tiếp tục khuyến khích nuôi thủy sản khác như ba ba,
ếch, lươn, trạch trấu, cá lăng, cá tầm... ở tất cả các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
- Dự kiến đến năm 2020 sản lượng nuôi thuỷ đặc sản tỉnh Thái Nguyên đạt
300 tấn và đến năm 2030 đạt 550 tấn.
III. QUY HOẠCH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
2.1. Khai thác nguồn lợi thủy sản
Tập trung khai thác nguồn lợi thủy sản tại các sông, suối trên địa bàn tỉnh.
Đến năm 2020 và năm 2030 sản lượng khai thác ổn định khoảng 150 tấn.
2.2. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Đối tượng bảo vệ: bao gồm nguồn lợi thủy sản tại các sông suối, hồ chứa
lớn và các vùng nước tự nhiên khác.
Nghiêm cấm việc khai thác quá mức, khai thác mang tính hủy diệt, các
hoạt động làm ô nhiễm môi trường...
- Tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản: mỗi năm thả bổ sung 30 vạn con
các loài cá bản địa ra sông, suối, hồ chứa lớn để tái tạo nguồn lợi thủy sản.
IV. QUY HOẠCH DỊCH VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Dịch vụ con giống
1.1. Nhu cầu con giống
- Năm 2020: Nhu cầu giống thuỷ sản toàn tỉnh là 73.160 ngàn con, trong đó:
Nuôi thâm canh 905 ha, nhu cầu giống thủy sản là 27.160 ngàn con; nuôi bán thâm
canh 2.395 ha, nhu cầu giống thủy sản là 28.750 ngàn con; quảng canh và quảng
canh cải tiến 3.555 ha, nhu cầu giống thủy sản là 17.775 ngàn con.
- Năm 2030: Nhu cầu giống toàn tỉnh là 100.135 ngàn con, trong đó: Nuôi
thâm canh 2.150 ha, nhu cầu giống thủy sản là 64.510 ngàn con; nuôi bán thâm
canh 1.515 ha, nhu cầu giống thủy sản là 18.175 ngàn con; nuôi quảng canh 3.490
ha, nhu cầu giống thủy sản là 17.450 ngàn con.
1.2. Quy hoạch hệ thống sản xuất giống
Phấn đấu năm 2020 đáp ứng đủ nhu cầu cá giống trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu
giống các đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: giống thủy sản truyền
thống là 30%; giống thủy sản có năng suất và giá trị kinh tế cao là 70%.
- Nâng cao năng lực sản xuất giống của các trại thuộc Trung tâm Thủy sản
Thái Nguyên (trại cá giống Cù Vân và Trại giống Hòa Sơn), Xí nghiệp Thủy sản
Núi Cốc, Trung tâm Thủy sản - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Các
cơ sở này giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản có chất
lượng cao.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
14
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Duy trì sản suất, nâng cao chất lượng đàn cá bố mẹ và kỹ thuật sản xuất tại
các cơ sở sản xuất giống tư nhân hiện có. Xây dựng mạng lưới ương nuôi, dịch vụ
giống thủy sản tại các vùng trên địa bàn tỉnh; các xã vùng sâu, vùng xa, mỗi xã ít
nhất có 1-2 cơ sở ương nuôi, dịch vụ giống thủy sản.
- Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng giống thủy sản theo Thông tư
số 26/2013/TT-BNNPTNT và các quy định hiện hành.
2. Dịch vụ thức ăn thủy sản
- Năm 2020: Nhu cầu thức ăn thuỷ sản toàn tỉnh là 31.265 tấn, trong đó: Nuôi
thâm canh 905 ha, nhu cầu thức ăn là 14.480 tấn; bán thâm canh 2.395 ha,
nhu cầu thức ăn là 16.785 tấn. Trong đó lượng thức ăn công nghiệp 6.253
tấn, thức ăn tự chế biến đạt 25.012 tấn.
- Năm 2030: Nhu cầu thức ăn thuỷ sản toàn tỉnh là 45.015 tấn, trong đó: Nuôi
thâm canh 2.150 ha, nhu cầu thức ăn là 34.400 tấn; bán thâm canh 1.515 ha,
nhu cầu thức ăn là 10.615 tấn. Trong đó thức ăn công nghiệp 6.887 tấn, thức
ăn tự chế biến là 38.128 tấn.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh thức ăn
phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Đầu tư xây dựng dây chuyền
chế biến thức ăn theo nhóm hộ (3 -5 hộ) gắn đảm bảo vệ sinh và phòng
chống dịch bệnh thủy sản, đáp ứng nhu cầu về thức ăn công nghiệp cho
phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế trên cơ sở sử dụng nguyên
liệu sẵn có của địa phương.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hướng đa canh, thâm
canh, mở rộng diện tích trồng cây màu vụ đông đồng thời chuyển đổi các
diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu phục vụ chăn nuôi gia súc và
nuôi trồng thủy sản.
Từng bước sắp xếp tổ chức lại hệ thống cơ sở kinh doanh thức ăn, xúc tiến
các hoạt động thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn để
đảm bảo chất lượng thức ăn thủy sản.
3. Dịch vụ thú y thủy sản
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực thú y thủy sản tuyên
truyền tập huấn kỹ thuật cho các hộ sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc,
hóa chất trong NTTS. Tăng cường kiểm tra kiểm soát các cơ sở kinh doanh
thuốc hóa chất và việc sử dụng thuốc, hóa chất tại các vùng NTTS; kiểm soát
mạnh mẽ việc nhập khẩu thuốc hóa chất, kiểm soát về giá, xử phạt nghiêm
các tổ chức cá nhân vi phạm các qui định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng
thuốc hóa chất trong nuôi thủy sản theo các quy định hiện hành.
V. QUY HOẠCH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Trong giai đoạn 2016 - 2020 tiêu thụ sản phẩm thủy sản chủ yếu ở dạng tươi
sống cung cấp cho thị trường nội tỉnh, thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Sau năm 2020, tại các vùng nuôi thủy sản tập trung xây dựng 1-2 cơ sở chế
biến thủy sản nhằm giải quyết sản lượng thủy sản lớn thu hoạch tập trung.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
15
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
VI. DỰ ÁN ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020:
1. Dự án ưu tiên đầu tư
- Dự án nâng cấp, mở rộng quy mô một số cơ sở sản xuất giống thuỷ sản
- Dự án phát triển vùng nuôi thuỷ sản tập trung.
- Dự án phát triển nuôi thuỷ sản hàng hoá trên hồ chứa thuỷ lợi.
2. Nhu cầu vốn đầu tư các dự án ưu tiên
Tổng nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 là 143 tỷ đồng, trong
đó:
- Vốn ngân sách nhà nước 44,6 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 25 tỷ đồng,
ngân sách tỉnh 19,6 tỷ đồng), chiếm 31,1% tổng vốn đầu tư.
- Vốn tín dụng 10,8 tỷ đồng, chiếm 7,6%.
- Vốn tổ chức, cá nhân 87,6 tỷ đồng, chiếm 61,3% tổng vốn đầu tư.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
16
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
PHẦN THỨ BA
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. GIẢI PHÁP CƠ SỞ HẠ TẦNG VÙNG NUÔI
- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung trên cơ sở cải tạo nâng
cấp ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, giao thông đảm bảo
đáp ứng được yêu cầu sản xuất áp dụng công nghệ cao nuôi thâm canh.
- Cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi sẵn có nhằm đảm bảo tối đa nguồn nước
cung cấp cho các loại hình NTTS theo quy hoạch đề ra.
II. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
1. Chính sách giao, cho thuê đất, mặt nước phát triển thủy sản
- Triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận giao hoặc cho thuê lâu dài
mặt đất, mặt nước tại các vùng theo quy hoạch phát triển thủy sản đã phê
duyệt.
- Thực hiện kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất lúa theo thông tư
47/2013/TT-BNNPTNT ngày 08/11/2013 của Bộ NN&PTNT về việc
hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang, kết hợp nuôi trồng thủy sản
trên đất lúa. Bao gồm: (i) trồng lúa một vụ và một vụ nuôi trồng thủy sản;
(ii) trồng lúa xen canh với nuôi trồng thủy sản.
2. Khuyến khích phát triển HTX, liên kết sản với tiêu thụ sản phẩm
Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hỗ trợ HTX, liên
kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo
quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Quyết định số
62/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản
- Tổ chức, cá nhân đưa giống mới, giống có giá trị kinh tế cao vào nuôi
với diện tích tối thiểu đối với nuôi ao là 0,2 ha, nuôi cá ruộng 0,5 ha được ngân
sách hỗ trợ 30% giá giống nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ hoặc cơ sở.
Đối với nuôi cá lồng bè giống mới với thể tích tối thiểu là 20m 3 hỗ trợ 40% giá
thức ăn và 60% giá giống.
- Nuôi thủy sản thâm canh có ao nuôi diện tích trên 0,2 ha, cá ruộng trên
0,5 và cá lồng trên 20m3 hỗ trợ 25% - 20% chi phí đầu tư xây dựng.
4. Chính sách phát triển giống thủy sản
Đầu tư kinh phí cho hoạt động ứng dụng các công nghệ sản xuất giống đã
nghiên cứu thành công trong nước nhân rộng và sản xuất đại trà trong tỉnh.
Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu nhập công nghệ sản xuất giống mới có
giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần làm da dạng tập
đoàn giống mới.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
17
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
III. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
1. Công nghệ nuôi trồng thủy sản
- Tập trung vào công nghệ sản xuất giống cá truyền thống và tiến tới sản
xuất nhân tạo một số giống đặc sản có giá trị kinh tế cao; ưu tiên các loài
thủy sản bản địa và các loài du nhập phù hợp với điều kiện môi trường của
tỉnh.
- Lựa chọn nhập công nghệ sản xuất giống mới, hiện đại, phù hợp với điều
kiện ở địa phương, đồng thời xây dựng các mô hình nuôi thủy sản, ứng
dụng các thành tựu khoa học tiên tiến trong nước và nước ngoài vào phát
triển nuôi thủy sản phù hợp với điièu kiện của tỉnh.
- Tăng cường liên kết với các Viện, Trường trong ngành để nhận chuyển
giao các qui trình nuôi, qui trình sản xuất giống đối với từng đối tượng thủy
sản.
2. Phòng chống dịch bệnh
- Chủ động xây dựng kế hoạch và làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh
thủy sản. Thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh,
khuyến cáo nông dân thông báo kịp thời khi xảy ra dịch bệnh để có biện
pháp hỗ trợ xử lý, tránh lây lan ra môi trường.
- Tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát nguồn giống nhập ngoại tỉnh,
kiểm tra các cơ sở kinh doanh giống để hạn chế giống kém chất lượng.
Tăng cường quản lý thức ăn, hóa chất, vật tư phục vụ nuôi thủy sản theo
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.
IV. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Đẩy mạnh thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản; thu
hút các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi thủy sản tập trung thâm canh, nuôi
hồ chứa và nuôi cá lồng.
Tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi từ ao nuôi đến thị trường tiêu
thụ sản phẩm.
V. GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG
- Khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ trong tỉnh qua các kênh tiêu thụ: Hệ
thống chợ, hệ thống các siêu thị tại các trung tâm thành phố lớn, các cửa hàng
ăn uống nhà hàng, bếp ăn tập thể, cửa hàng thủy sản tươi sống và các trung
tâm đô thị, tại các khu- cụm công nghiệp tập trung, các trường Đại học trên
địa bàn tỉnh. Mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh.
- Tiêu thụ phải thông qua ký kết hợp đồng tạo thành chuỗi liên hoàn từ sản
xuất - chế biến - tiêu thụ để đảm bảo đầu ra ổn định cho các nguồn ứng thủy
sản, góp phần khuyến khích và thúc đẩy phát triển triển sản xuất.
VI. GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Các dự án đầu tư vào các vùng nuôi tập trung phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật,
đảm bảo sản xuất ổn định, bền vững.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
18
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Tăng cường năng lực chuyên môn, đầu tư thiết bị và kinh phí cho công tác
giám sát chất lượng môi trường nước, thông tin kịp thời cho người nuôi có
biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
Thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm theo
Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện hành. Đẩy mạnh áp dụng quy trình nuôi tiên
tiến, quy trình thực hành nuôi tốt (Viet GAP…)
VII. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020, cần thiết phải làm tốt những công tác sau:
1. Tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch
Sau khi UBND Tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cần thực hiện
công khai Quy hoạch đến các ngành có liên quan, các địa phương để phối
hợp tổ chức thực hiện.
Báo cáo Bộ quản lý ngành nhằm tranh thủ sự chỉ đạo và hỗ trợ trong quá
trình thực hiện quy hoạch.
2. Thương xuyên cập nhật, cụ thể hóa các nội dung quy hoạch
- Quy hoạch cần được thường xuyên bổ sung cho phù hợp với những diễn biến
tình hình trong nước và quốc tế; tình hình phát triển kinh tế xã hội của các
huyện/thành phố và của tỉnh Thái Nguyên. Tùy theo sự thay đổi của tình hình
phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Trong tổ chức và thực hiện quy hoạch cần cụ thể hóa các mục tiêu quy
hoạch, lấy các mục tiêu quy hoạch làm cơ sở đưa vào các kế hoạch 5 năm, hàng
năm thực hiện, để tạo ra bước đi phù hợp cho từng giai đoạn.
3. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Quan quản lý chung, chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi giám sát và tổ
chức thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản trong phạm vi toàn tỉnh.
- Hướng dẫn các huyện, thị xã xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản cấp
huyện trên cơ sở cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản của tỉnh.
- Hướng dẫn các chủ đầu tư xây dựng dự án đầu tư phát triển nuôi thủy sản,
xét duyệt thẩm định dự án và giúp các chủ dự án kêu gọi vốn đầu tư.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT về vốn, khoa học - công nghệ,
đào tạo, xúc tiến thương mại; tài trợ của các tổ chức quốc tế phục vụ sự
nghiệp phát triển ngành.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, và UBND các huyện, thành phố và các cơ
quan có liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch và giám sát đánh giá việc
thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các các ban ngành liên quan;
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi,
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
19
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
thuỷ sản để triển khai tốt công tác thực hiện quy hoạch nhằm đạt hiệu cảo
quả cao nhất.
b) Các ngành có liên quan:
- Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT
cân đối nguồn vốn, đảm bảo kinh phí thực hiện đề án, hướng dẫn về cơ chế
tài chính phù hợp để triển khai quy hoạch có hiệu quả.
- Các đơn vị liên quan khác phối hợp Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn trong việc thực hiện quy hoạch này.
c) UBND các huyện, thành phố:
- UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai rà soát quy hoạch,
bố trí nguồn lực và phối hợp với các đơn vị chuyên ngành xây dựng các dự
án chi tiết của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh đã được
phê duyệt.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Quy
hoạch này tại địa phương. Hàng năm có báo cáo thực hiện quy hoạch gửi
về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài
chính để tổng hợp báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
- Phát triển ngành thủy sản tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã thu
được những thành tựu đáng kể: diện tích, năng suất, sản lượng liên tục
tăng; khoa học công nghệ tiên tiến và các đối tượng có giá trị kinh tế cao đã
được đưa vào sản xuất, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông
thôn; đời sống của người tham gia sản xuất thủy sản được cải thiện rõ rệt.
- Trong quá trình phát triển, ngành thuỷ sản tỉnh Thái Nguyên đang phải
đối mặt với những khó khăn, trở ngại như: môi trường trong nuôi thủy sản
hiện nay ngày càng bị ô nhiễm; cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho
ngành thủy sản còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển hiện nay; phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh còn mang tính tự
phát, sản xuất kém hiệu quả.
- Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 là căn cứ pháp lý cũng như cung cấp các luận điểm,
luận cứ và cơ sở khoa học để địa phương tổ chức, triển khai thực hiện quy
hoạch, lập kế hoạch phát triển sản xuất cho hàng năm:
+ Diện tích NTTS đến năm 2030 là 7.155 ha. Trong đó: diện tích nuôi thâm
canh chiếm 30% diện tích NTTS toàn tỉnh. Số lượng lồng bè nuôi đến năm
2020 là 400 lồng (20.000 - 25.000m3), năm 2030 tăng lên 600 lồng
(30.000m3).
+ Sản lượng NTTS đến 2020 là 15.450 tấn; năm 2030 đạt 27.540 tấn.
+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư các dự án ưu tiên phát triển ngành thuỷ sản tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020 khoảng 143 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách
44,6 tỷ đồng.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
20
Quy hoạch Phát triển Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
II. KIẾN NGHỊ
Để triển khai quy hoạch đạt hiệu quả cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đề xuất một số kiến nghị như sau:
- UBND tỉnh cần sớm phê duyệt quy hoạch để tổ chức sản xuất và đồng
thời tiến hành triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo lộ trình phát triển.
- Kính đề nghị Tỉnh tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hỗ
trợ phát triển NTTS theo hướng thâm canh.
- Các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và HTX vay vốn với
thời hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất và được hưởng các chế độ ưu đãi
theo các qui định hiện hành.
- Cần khuyến khích và hỗ trợ hơn nữa cho việc thực hiện các giải pháp liên
kết “4 nhà”, nhằm gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu và tiêu thụ.
Trong đó, các cơ quan chuyên ngành của tỉnh, chính quyền địa phương có
nhiệm vụ là cầu nối.
- Đề nghị cho triển khai các dự án ưu tiên nhằm tạo sự đột phá trong phát
triển thủy sản của tỉnh trong thời gian tới.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN
21