Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

BÁO cáo tóm tắt QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN sản XUẤT MUỐI đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.56 KB, 73 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHẾ BIẾN NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ NGHỀ MUỐI
BÁO CÁO TÓM TẮT
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MUỐI
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Cơ quan quản lý dự án Tư vấn lập quy hoạch
Cục Chế biến nông lâm thủy sản
và nghề muối
Trung tâm Quy hoạch và
Phát triển nông thôn II
Hà Nội, năm 2014
2
MỞ ĐẦU
I. S c n thi t ph i l p quy ho chự ầ ế ả ậ ạ
Việt Nam là một trong nhiều nước sẽ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
và nước biển dâng. Môi trường thế giới cảnh báo khi mực nước biển tăng 1m thì
5% diện tích đất Việt Nam bị ngập, làm 11% dân số bị ảnh hưởng, GDP có thể
giảm 10% và các vùng sản xuất muối cũng bị ảnh hưởng.
Nước ta có trên 3.000 km bờ biển với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhiều
vùng có thời tiết khí hậu thuận lợi cho sản xuất muối, hơn nữa nghề muối có
truyền thống từ lâu đời, diêm dân cần cù, chăm chỉ và có nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất muối.
Để thúc đẩy phát triển ngành muối, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương
đã có nhiều chủ trương và ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát
triển sản xuất muối theo hướng công nghiệp, hiện đại, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành để mặt hàng muối có thể cạnh tranh, đáp ứng thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, giúp người làm muối có cuộc sống ổn định và tăng
thu nhập.
Năm 2012 diện tích sản xuất muối cả nước có 14.490,8 ha (trong đó sản
xuất theo phương pháp thủ công vẫn chiếm diện tích lớn 11.049,3 ha). Sản
lượng muối bình quân trong 5 năm gần đây đạt 886.977 tấn/năm, lao động tham


gia sản xuất muối có 73.882 lao động.
Tuy nhiên hiện nay cơ sở hạ tầng đồng muối đang bị xuống cấp nghiêm
trọng chưa được chú trọng đầu tư; sản xuất muối chủ yếu vẫn theo phương pháp
thủ công nên năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, thị trường tiêu thụ hẹp…làm
cho giá thành cao, hiệu quả sản xuất thấp, thu nhập và đời sống phần lớn bộ
phận diêm dân gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc “Quy hoạch phát triển sản xuất muối
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” là cần thiết nhằm đẩy mạnh sản
xuất muối phù hợp với yêu cầu của thời kỳ hội nhập, tạo điều kiện cho ngành
muối phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dân sinh, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiến tới xuất khẩu, đời sống của diêm dân
được nâng cao.
II. C n c pháp lý l p d ánă ứ ậ ự
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
3
Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 quy định mức
Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường;
Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020;
Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp
toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai
đoạn 2013-2020;

Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã
quy định rõ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn
nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, sản xuất muối, phát triển công nghiệp chế biến và
ngành nghề nông thôn;
Quyết định số 1922/QĐ-BNN-KH ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về Phê duyệt danh mục dự án Quy hoạch
và điều tra cơ bản mở mới kế hoạch năm 2012 của Bộ NN-PTNT và phân giao
nhiệm vụ quản lý;
Quyết định số 1260/QĐ-CB-NM ngày 28/10/2011 và Quyết định số
156/QĐ-CB-NM ngày 07/3/2012 của Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại
nông lâm thủy sản và nghề muối về việc phê duyệt Đề cương dự án Quy hoạch
phát triển ngành muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết một số điều của
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;
Thông tư 01/2012/TT-BKH ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công
bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực sản phẩm chủ yếu;
Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Hợp đồng số 402/2012/CB-HĐKT ngày 11 tháng 5 năm 2012 đã
ký giữa Cục Chế biến, Thương mại nông lâm sản và nghề muối với Trung tâm
Quy hoạch và PTNT II – Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp;
4
Căn cứ điều kiện thực tế về sản xuất và chế biến muối của các tỉnh điều
tra; Các nghiên cứu khoa học, tài liệu, số liệu đánh giá, tổng kết có liên quan đến
sản xuất và chế biến muối đã triển khai của các tỉnh điều tra.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố về khí hậu, thời tiết ảnh hưởng tới sản xuất muối.
- Các yếu tố về sử dụng đất đai.
- Các yếu tố về nguồn nước, thủy triều.
- Cơ sở hạ tầng vùng muối tập trung: Giao thông, thủy lợi,
- Đánh giá các nguồn lực chi phối đến phát triển ngành sản xuất muối
Việt Nam
- Vấn đề quan hệ và tổ chức sản xuất trong ngành muối.
- Công nghệ sản xuất, chế biến muối; chú trọng muối công nghiệp.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát 12 tỉnh: Nam Định, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu,
Cà Mau.
- Mỗi tỉnh khảo sát 1 huyện và 1 xã nằm trong huyện khảo sát.
3. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện dự án từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập, kế thừa tài liệu, số liệu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối
của các cơ quan Trung ương, cấp tỉnh, huyện, xã, có liên quan.
2. Phương pháp khảo sát thực địa
Tổ chức khảo sát tại các địa bàn đã chọn để thu thập bổ sung các số liệu,
thông tin về thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối.
3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo lấy ý kiến của các chuyên gia về những nội dung có liên quan
đến quy hoạch phát triển ngành muối toàn quốc (gồm phương pháp sản xuất,
công nghệ áp dụng trong sản xuất và chế biến, nhu cầu tiêu dùng, ).
4. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thống kê
Sử dụng phần mềm máy tính để phân tích đánh giá hệ thống số liệu về sản
xuất, hiệu quả kinh tế, thu nhập, phục vụ cho xây dựng quy hoạch.

5. Khối lượng thực hiện: khảo sát thực tế theo mẫu phiếu: 12 mẫu cấp tỉnh, 12
mẫu cấp huyện, 12 mẫu cấp xã, phân tích 35 mẫu nước, 35 mẫu muối.
5
Phần I
ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI LIÊN
QUAN ĐẾN CÁC VÙNG SẢN XUẤT MUỐI
I. Đánh giá về điều kiện – tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Nước ta thuộc tọa độ địa lý kéo dài từ 23
o
22' - 8
o
30' vĩ độ Bắc và 102
o
10'-
109
o
24' kinh độ Đông. Với chiều dài bờ biển 3260 km, kéo dài từ Móng Cái
(Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Ba mặt Đông Bắc, Đông và Tây Nam
đều tiếp giáp với biển có tính chất biển nóng, kín, nước biển có độ mặn cao và vì
vậy đây là vùng biển giàu tiềm năng về muối, một kho muối lớn với tổng lượng
khoảng 120-130 tỷ tấn.
2. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Sản xuất muối phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết. Có thể
khái quát điều kiện khí hậu, thời tiết theo từng vùng như sau:
- Vùng đồng bằng sông Hồng:
Nhiệt độ trung bình 22,5 - 24
o
C; độ ẩm không khí trung bình 82-85%.
Tổng số ngày nắng bình quân 200 ngày/năm. Số ngày có nắng có thể sản

xuất muối khoảng 120 -150 ngày/năm
- Vùng Bắc Trung Bộ:
Nhiệt độ trung bình 23,9
o
C, là vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió
phơn Tây Nam nóng và khô, thuận lợi cho sản xuất muối. Tuy nhiên do ảnh h-
ưởng của gió mùa Đông Bắc nên thời gian sản xuất muối bình quân khoảng 150
ngày/năm.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
Nhiệt độ trung bình 26,7 – 26,9
o
C.
Tổng giờ nắng khá cao khoảng 2.000 – 2.200 giờ/năm.
Lượng mưa trung bình từ 597 - 990,6 mm.
Mùa khô thường kéo dài 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau).
Lượng bốc hơi hữu hiệu trong mùa sản xuất rất lớn 1.252,6mm. Do vậy có thể
khẳng định vùng này rất thích hợp với sản xuất muối công nghiệp.
- Vùng Nam Bộ:
Đây là khu vực có nền nhiệt độ cao: Tổng nhiệt độ trung bình đạt 9.000-
9.700
o
C, nhiệt độ trung bình vào khoảng 27,2
o
C, số giờ nắng bình quân mỗi
tháng khoảng 200 -250 giờ, lượng bốc hơi 120 -150 mm/tháng, lượng mưa trung
bình là 1.500 - 2.000 mm, tập trung vào mùa hè; mùa khô kéo dài từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau.
6
3. Địa hình
Vùng sản xuất muối Bắc Bộ: Bờ biển tương đối bằng phẳng do phù sa của

sông bồi đắp hình thành các bãi triều, thuận lợi cho hình thành các đồng muối.
Tuy nhiên ở đây đang diễn ra quá trình mài mòn, sụt lở diễn ra mạnh mẽ nên
khó hình thành được các đồng muối có quy mô diện tích lớn.
Vùng Trung Bộ: Do lãnh thổ có bề ngang hẹp, nằm sát dãy Trường Sơn
nên địa hình có độ dốc khá lớn, mặt khác địa hình lại bị chia cắt phức tạp giữa
các con sông, núi đâm ra biển, cồn cát nhiều nên khó hình thành các đồng muối
rộng lớn.
Vùng Nam Bộ: Bờ biển ở đây có nguồn gốc bồi đắp từ đồng bằng sông
Cửu Long nên địa hình ở đây khá bằng phẳng, có thể hình thành các đồng muối
có quy mô diện tích lớn.
4. Nhiệt độ, độ mặn nước biển
Nhiệt độ, độ mặn của nước biển, sóng biển, thuỷ triều có ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất và chất lượng muối ở nước ta. Nhiệt độ nước biển trung bình
nhiều năm là 26,6
o
C. Độ mặn bình quân nước biển ở nước ta là 32 - 33
o
/
oo
, thay
đổi theo khu vực, theo mùa và theo chiều sâu. Ở ngoài khơi có độ mặn cao và ổn
định, ven bờ biển có độ mặn thấp do ảnh hưởng của sông ngòi chảy ra.
5. Đánh giá chất lượng nước biển
Trong phạm vi của dự án chúng tôi lấy ngẫu nhiên đại diện 35 mẫu nước
biển ven bờ đem phân tích. Kết quả phân tích các mẫu nước đều đạt tiêu chuẩn
TCVN 5943-1995 và TCNN.
6. Mùa vụ sản xuất muối
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Sản xuất muối từ tháng 2 - tháng 12; chính
vụ từ tháng 4 - tháng 8.
- Vùng Bắc Trung bộ: Sản xuất muối từ tháng 3 - tháng 8.

- Vùng Duyên hải Nam Trung bộ: Sản xuất muối từ tháng 3- tháng 8.
- Vùng Đông Nam bộ: Sản xuất muối từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
- Đồng bằng sông Cửu Long: Sản xuất muối từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau.
II. Đánh giá về điều kiện xã hội
1. Đánh giá về tình hình lao động sản xuất muối; trình độ lao động
7
Trong những năm gần đây, lao động trong nghề muối của nước ta có sự
biến động tăng, giảm. Nhưng nếu xét cả giai đoạn thì có tốc độ tăng bình quân là
1,46%/năm. Năm 2012 tổng số lao động có 73.882 người (tăng 7.143 người so
với năm 2005), trong đó lao động chính chiếm 65,9%, lao động thời vụ chiếm
14,24%, lao động phụ chiếm 19,86%.
2. Đánh giá chung về đời sống và thu nhập của diêm dân
- Năm 2012 tổng thu 1 ha đất muối đạt trên 70 triệu đồng tương ứng bằng
154-172% thu nhập trên đất trồng lúa (tính 1 vụ). Thu nhập của diêm dân được
cải thiện đáng kể, họ đã chú trọng đầu tư cho đồng muối, mua sắm đồ dùng sinh
hoạt.
- Tuy nhiên sản xuất muối phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên,
việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế do đầu tư cao, nên đời
sống người dân vẫn gặp khó khăn nhất là lúc mất mùa do thiên tai (mưa trái vụ).
3. Vị trí, vai trò sản xuất muối trong nền kinh tế của địa phương có sản
xuất muối
Vai trò của muối đối với sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng, có tác
dụng nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy sản,
Ngoài ra muối còn có vị trí cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp
hoá chất, công nghiệp thực phẩm (bảo quản được lâu dài thực phẩm, mùi vị đặc
trưng của từng loại thực phẩm được đảm bảo, chế biến thủy hải sản ), y tế (khử
trùng, rửa sạch vết thương, chống nhiễm khuẩn )
III. Đánh giá chung về tác động của điều kiện tự nhiên – xã hội
1. Thuận lợi

- Khí hậu ở nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tổng nhiệt độ trung
bình năm cao, số giờ chiếu sáng từ 1500-3000 giờ/năm, thuận lợi cho việc sản
xuất muối.
- Độ mặn của nước biển cao, ít bị ô nhiễm.
- Vùng Duyên hải Nam Trung bộ có nhiều lợi thế sản xuất muối công
nghiệp.
2. Khó khăn
- Mùa vụ sản xuất muối trùng với với mùa mưa bão, lũ, triều cường làm
ảnh hưởng lớn đến sản xuất muối và các công trình hạ tầng đồng muối.
- Một số vùng làm muối do gần cửa sông nên nồng độ nước biển thấp, dẫn
đến năng suất, chất lượng thấp, muối làm ra thường bị bẩn do hàm lượng phù sa
lẫn vào.
8
- Thời tiết diễn biến thất thường có thể gây ra các trận mưa trái vụ ảnh
hưởng lớn đến sản xuất muối, gây thiệt hại ảnh hưởng lớn đến đời sống của
diêm dân.
- Giá cả bấp bênh, không ổn định nên cuộc sống của diêm dân khó khăn.
9
Phần II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MUỐI VIỆT NAM
(Giai đoạn 2005 - 2012)
I. Thực trạng sản xuất muối ở Việt Nam
1. Quy mô sản xuất
1.1. Tổng diện tích sản xuất muối:
Hiện cả nước có 21 tỉnh sản xuất muối. Năm 2012 tổng diện tích sản xuất
muối toàn quốc có 14.490,8 ha. Diện tích sản xuất muối tập trung chính ở các
tỉnh Bạc Liêu (2.774,6 ha), Ninh Thuận (2.371 ha), Bến Tre (1.431 ha), TP. Hồ
Chí Minh (1.532,2 ha). Các tỉnh có diện tích sản xuất muối nhỏ như Quảng Nam
(35 ha), Thái Bình (60,51 ha).
1. Diện tích sản xuất muối (giai đoạn 2005 – 2012)

Đơn vị: ha
TT Hạng mục
Năm
2005 2008 2009 2010 2011 2012
I Phơi cát 2.715,29 2.592,83 2.605,17 2.527,00 2.416,06 2.275,30
1 Hải Phòng 219,59 196,19 188,09 180,40 178,30 180,30
2 Thái Bình 54,41 36,60 61,41 61,00 57,51 61,00
3 Nam Định 930,30 833,08 858,16 838,00 828,55 708,00
4 Thanh Hóa 464,89 450,94 417,89 411,00 291,70 292,00
5 Nghệ An 831,40 836,62 836,62 819,60 819,00 795,00
6 Hà Tĩnh 214,70 239,40 243,00 217,00 241,00 239,00
II Phơi nước 8.931,45 10.344,88 12.398,50 12.308,60 12.434,75 12.215,51
7 Quảng Bình 60,70 90,00 96,50 97,00 84,00 84,00
8 Quảng Nam 40,00 25,00 35,00 35,00 35,00 35,00
9 Quảng Ngãi 110,00 112,00 135,00 135,00 135,00 135,00
10 Bình Định 194,74 214,24 218,90 234,00 215,40 217,00
11 Phú Yên 180,00 180,00 180,00 176,00 181,25 181,20
12 Khánh Hòa 955,60 1.152,20 1.201,15 1.160,00 1.069,95 1.070,00
13 Ninh Thuận 1.311,50 1.676,16 1.531,00 1.922,00 1.942,00 2.371,00
14 Bình Thuận 588,00 849,00 912,00 963,60 956,50 956,50
15 Bà Rịa - VT 851,00 1.156,87 1.128,50 374,00 1.053,10 905,00
16 TP Hồ Chí Minh 1.317,00 1.318,00 1.516,00 1.609,00 1.540,30 1.532,20
17 Bến Tre 883,41 926,11 1.505,25 1.380,00 1.547,00 1.431,00
18 Trà Vinh 234,00 228,00 301,20 301,00 253,00 225,00
19 Sóc Trăng 325,00 207,00 317,00 317,00 113,00 146,00
20 Bạc liêu 1.759,50 2.090,30 3.206,00 3.487,00 3.134,25 2.746,61
21 Cà Mau 121,00 120,00 115,00 118,00 175,00 180,00
Tổng cộng 11.646,74 12.937,71 15.003,67 14.835,60 14.850,81 14.490,81
10
Nguồn: Số liệu điều tra và báo cáo SX muối Sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh

- Diện tích sản xuất muối công nghiệp năm 2012 có 3.441,5 ha (chiếm
23,74% tổng diện tích muối toàn quốc); tập trung ở 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận, Khánh Hòa.
- Giai đoạn 2005 - 2012 diện tích sản xuất muối có xu hướng tăng, tốc độ
tăng bình quân 3,25%/năm.
Tuy nhiên, nếu xét trong những năm trở lại đây (2005 - 2012) thì diện tích
muối có sự tăng giảm thất thường do một số nguyên nhân chính như sau:
+ Thị trường tiêu thụ khó khăn, giá muối xuống thấp, làm cho thu nhập từ
sản xuất muối không cao nên nhiều hộ diêm dân không mặn mà sản xuất muối
mà bỏ đi làm các việc khác có thu nhập cao hơn.
+ Một số nơi nghề nuôi trồng thuỷ sản đem lại thu nhập cao dẫn đến các
hộ diêm dân chuyển sản xuất muối sang nuôi trồng thuỷ sản, khi giá muối tăng
lên, nghề nuôi trồng thuỷ sản gặp rủi ro nhiều lại chuyển nuôi trồng thuỷ sản
sang sản xuất muối.
+ Ở một số tỉnh đang quy hoạch lại kinh tế biển lấy đất ra làm cảng cá,
cảng hàng hoá, quy hoạch vùng kinh tế.
1.2. Năng suất: Năm 2012, năng suất muối cao nhất ở tỉnh Bình Định (117,05
tấn/ha), tiếp đến Phú Yên (101,55 tấn/ha), Bình Thuận (94,32 tấn/ha), Nghệ An
(92,68 tấn/ha), thấp nhất là Bến Tre (25,37 tấn/ha), Bạc Liêu (26,83 tấn/ha).
1.3. Sản lượng:
2. Sản lượng muối toàn quốc (giai đoạn 2005 – 2012)
Đơn vị: tấn
11
TT Hạng mục Năm
2005 2008 2009 2010 2011 2012
I Phơi cát 186.773,20 232.874,00 230.110,10 234.191,80 152.173,00 192.180,00
1 Hải Phòng 11.842 12.362 12.543 9.220 13.000 13.000
2 Thái Bình 2.561 2.554 2.561 2.561 3.300 3.070
3 Nam Định 90.235 81.353 82.059 75.542 60.049 60.190
4 Thanh Hóa 32.740 32.300 27.896 27.400 14.824 24.000

5 Nghệ An 27.270 79.600 79.587 93.669 48.000 73.920
6 Hà Tĩnh 22.125 24.705 25.465 25.800 13.000 18.000
II Phơi nước
845.648,7
0
606.528,40 570.375,99 978.535 674.383,20 676.544,00
7 Quảng Bình 3.945 5.850 6.272 6.272 5.500 6.500
8 Quảng Nam 2.400 1.500 3.900 1.600 2.100 2.400
9 Quảng Ngãi 8.000 5.000 6.054 8.000 10.000 11.600
10 Bình Định 21.000 23.040 22.921 26.634 21.800 25.400
11 Phú Yên 20.800 18.750 13.975 20.800 19.200 18.400
12 Khánh Hòa 92.100 38.231 50.984 79.697 47.032 50.999
13 Ninh Thuận 269.768 165.076 135.000 217.690 168.062 219.363
14 Bình Thuận 78.000 62.242 78.778 92.217 71.300 90.220
15 Bà Rịa - VT 74.841 77.693 68.563 25.070 74.700 73.000
16 TP HCM 86.860 57.173 65.256 103.668 72.502 48.110
17 Bến Tre 60.707 35.553 54.972 87.450 61.114 36.300
18 Trà Vinh 11.630 11.820 11.640 19.210 10.003 9.650
19 Sóc Trăng 12.800 6.730 4.600 15.635 2.780 5.010
20 Bạc liêu 95.538 90.871 40.661 266.092 97.790 73.692
21 Cà Mau 7.260 7.000 6.800 8.500 10.500 5.900
12
Tổng cộng 1.032.422 839.402 800.486 1.212.727 826.556 868.724
13
Nguồn: Số liệu điều tra và báo cáo SX muối Sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh
Sản lượng muối toàn quốc năm 2012 đạt đạt 868.724 tấn, trong đó sản
lượng muối công nghiệp đạt 234.708 tấn (bằng 27,01% tổng sản lượng muối
toàn quốc). Một số tỉnh có sản lượng muối lớn như Ninh Thuận, Bình Thuận,
Nghệ An.
1.3. Về sản xuất muối sạch: Năm 2012 diện tích sản xuất muối sạch có 241ha,

sản lượng 22.556 tấn, tập trung chính ở TP Hồ Chí Minh.
1.4. Giá trị sản phẩm muối sản xuất
Giai đoạn 2005 – 2012 giá trị sản xuất muối luôn có xu hướng tăng, từ
349,42 tỷ đồng lên 1.240,98 tỷ đồng, tăng 891,56 tỷ đồng.
1.5. Tổ chức quản lý sản xuất muối
a. Hợp tác xã diêm nghiệp
Trong 21 tỉnh làm muối hiện có 60 HTX và 2 THT diêm nghiệp với tổng
số 17.958 hộ và 33.121 xã viên, tập trung chính ở các tỉnh Hải Phòng, Nam
Định. Diện tích sản xuất muối 1.571,2 ha, bình quân giao cho xã viên
1900m
2
/hộ; giá bán bình quân 1,2-1,5 triệu đồng/tấn.
b. Doanh nghiệp
Năm 2012 tổng diện tích đồng muối các doanh nghiệp có 3.651,5 ha,
năng suất trung bình đạt 75,17 tấn/ha, sản lượng 246.716,49 tấn. Tập trung
chính ở Công ty Cổ phần muối Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Công ty cổ phần muối
Khánh Hòa, Công ty Cổ phần muối Ninh Thuận, Công ty TNHH Đầm Vua,
Công ty muối Hạ Long.
c. Hộ cá thể:
Năm 2012, tổng số có 30.777 hộ sản xuất muối, tập trung nhiều ở các tỉnh
Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Bến Tre, Bạc Liêu. Quy mô ruộng
muối bình quân 0,46 ha/hộ, các tỉnh có quy mô ruộng muối bình quân cao như
Ninh Thuận 4,31ha/hộ, Khánh Hòa (3,17 ha/hộ), Cà Mau (2,74 ha/hộ), Bà Rịa -
Vũng Tàu (1,39 ha/hộ); thấp nhất là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam
Định, có quy mô 700-900 m
2
.
2. Phương pháp sản xuất muối
- Phương pháp phơi cát thủ công ở đồng bằng sông Hồng.
- Phương pháp phơi nước:

+ Phơi nước phân tán ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Đông
Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long
14
+ Phơi nước tập trung (sản xuất muối công nghiệp) ở 3 tỉnh Khánh Hoà,
Ninh Thuận và Bình Thuận.
3. Đánh giá tình hình sản xuất muối công nghiệp
3.1. Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng
Theo quyết định 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính
phủ, diện tích muối công nghiệp phải đạt 6.000 ha vào năm 2020 nhưng đến
năm 2012 mới đạt 3.441,5 ha muối công nghiệp, chiếm 23,75% tổng diện tích
sản xuất muối cả nước; nguyên nhân do mức độ đầu tư lớn, nguồn vốn còn hạn
chế nên chưa mở rộng diện tích, bên cạnh đó một số diện tích muối công nghiệp
còn bị chuyển đổi mục đích sử dụng (Khánh Hoà, Ninh Thuận)
3. Tình hình sản xuất muối công nghiệp (giai đoạn 2005 – 2012)
Đơn vị: DT:ha; NS: tấn/ha; SL: tấn
T
T
Hạng mục
Năm
2005 2008 2009 2010 2011 2012
I Khánh Hòa

Diện tích
703,00 837,10 837,10 796,00 726,30 766,00
Năng suất
107,86 31,28 22,29 28,26 53,27 51,93
Sản lượng
75.827 26.188 18.655 22.497 38.692 39.779
II Ninh Thuận


Diện tích
1.114,50 1.308,36 1.082,00 1.775,00 1.524,00 1.891,00
Năng suất
202,93 85,42 53,28 73,27 65,66 66,07
Sản lượng
226.168 111.761 57.649 130.062 100.062 124.929
III Bình Thuận

Diện tích
510,00 771,00 667,00 771,00 784,50 784,50
Năng suất
149,02 72,19 78,26 79,25 66,28 89,23
Sản lượng
76.000 55.659 52.200 61.100 52.000 70.000
IV Cộng

Diện tích
2.327,50 2.916,46 2.586,10 3.342,00 3.034,80 3.441,50
Năng suất
162,40 66,38 49,69 63,93 62,86 68,20
Sản lượng
377.995 193.608 128.504 213.659 190.754 234.708
15
Nguồn: Số liệu điều tra và báo cáo SX muối Sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh
Hiện nay, diện tích sản xuất muối phơi nước tập trung là 3.441,5 ha,
chiếm 23,75% tổng diện tích sản xuất muối trong toàn quốc; sản lượng đạt
243.643 tấn, tiêu thụ tốt, ít tồn kho. Phân bố chính ở 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh
Thuận, Bình Thuận.
Kết quả điều tra cho thấy, hiện cả nước có 8 đồng muối công nghiệp lớn
là Quán Thẻ, Tri Hải, Cà Ná, Đầm Vua (Ninh Thuận); Vĩnh Hảo, Thông Thuận

(Bình Thuận) và Hòn Khói, Cam Ranh (Khánh Hòa) có diện tích 3.450,8 ha,
trong đó tỉnh Ninh Thuận có diện tích lớn nhất 1.891 ha.
3.2. Mức độ cơ giới hóa các đồng muối công nghiệp
Việc cơ giới hóa ở các đồng muối mới chỉ áp dụng chủ yếu ở các khâu:
cấp nước biển, trong thu hoạch sử dụng máy kéo, máy cày và máy đánh đống
vận chuyển. Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất thấp (<50%) nhất là công đoạn thu
hoạch muối. Hiện tại một số đồng muối còn duy thì thu hoạch thủ công với công
cụ thô sơ như Cam Ranh, Đầm Vua, một số đồng muối đã đầu tư cơ giới hóa
như: Vĩnh Hảo, Cà Ná, Tri Hải nhưng hầu hết các đồng muối chưa áp dụng công
nghệ làm sạch sau thu hoạch.
3.3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị các đồng muối công nghiệp
Về cơ sở hạ tầng các đồng muối công nghiệp hiện đang xuống cấp chưa
được chú trọng đầu tư nâng cấp. Phần lớn các công trình đầu mối đã bị hư hỏng,
việc đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng hoàn toàn do vốn tự có của doanh
nghiệp.
Về trang thiết bị của đồng muối chủ yếu là sử dụng các trạm bơm để cấp
nước biển, trong công đoạn thu hoạch muối thì sử dụng một số máy kéo, máy
xúc, máy cày (chỉ áp dụng ở một số đồng muối) còn đa phần là sử dụng sức lao
động thủ công trong công đoạn cào muối, đánh đống muối và vận chuyển muối.
Riêng đồng muối Hòn Khói (Khánh Hòa) đã đầu tư dây chuyền thu gom, vận
chuyển, rửa và đánh đống muối liên tục bằng thủy lực, năng suất 60 Tấn/h.
3.4. Nhận xét chung
- Số lượng các đồng muối công nghiệp của nước ta ít, quy mô nhỏ, sản
lượng thấp và chất lượng không đồng đều.
- Trong sản xuất muối tuy đã áp dụng công nghệ kết tinh phân đoạn
nhưng hầu hết áp dụng phương pháp kết tinh ngắn ngày nên chất lượng muối
không cao.
- Sản xuất muối công nghiệp ở nước ta đang sử dụng quá nhiều lao động
thủ công nên giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém so với muối ngoại nhập.
16

- Khi thu hoạch thủ công hoặc có kết hợp với cơ giới nhưng thiếu đồng bộ
dẫn đến sản phẩm bị lẫn nhiều tạp chất (cát, bùn, đất ).
4. Đánh giá tình hình sản xuất muối thủ công
Giai đoạn 2005 – 2012 diện tích sản xuất muối thủ công có xu hướng
tăng, tốc độ tăng bình quân 2,46%/năm. Năm 2012, tổng diện tích sản xuất muối
thủ công có 11.049,31 ha, sản lượng đạt 631.836 tấn. Tập trung chính ở các tỉnh
Ninh Thuận, Bạc Liêu, Nghệ An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nam Định, thành phố Hồ
Chí Minh, Bến tre, Ninh Thuận.
5. Đánh giá hệ thống chế biến muối
Toàn quốc có 66 tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
tham gia sản xuất muối ăn tinh, muối trộn Iốt, muối sạch xuất khẩu trong đó
có 11 cơ sở chế biến muối đã đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công suất 15.000
– 22.000 tấn/năm và 01 cơ sở đã đầu tư 02 dây chuyền thiết bị đồng bộ nhập
khẩu của Tây Ban Nha có công suất 200.000 tấn/năm.
Các cơ sở chế biến đều có máy nghiền đạt 100%; cơ sở có máy rửa đạt
72,5%, cơ sở có máy sấy đạt 62,5%, cơ sở sử dụng công nghệ gián đoạn đạt
77,5%, cơ sở sử dụng công nghệ liên tục đạt 22,5%.
6. Đánh giá tình hình tiêu thụ muối
- Đối với thị trường trong nước: với dân số đông, trên 86 triệu người và
nhu cầu về muối ăn là thường xuyên và tương đối ổn định thì đây cũng là thị
trường tiềm năng, khá rộng lớn. Bên cạnh đó là các nhu cầu muối nguyên liệu
ngày một tăng cho các ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp
hóa chất, công nghiệp thực phẩm
- Thị trường xuất khẩu
Hiện tại sản phẩm muối của ta đã xuất khẩu sang một số nước như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Lào nhưng số lượng còn ít, năm 2012 đã xuất khẩu trên gần
2.000 tấn muối sang Nhật Bản.
II. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối
1. Hệ thống thủy lợi
1.1. Hệ thống đê, mương, trạm bơm phục vụ sản xuất muối

- Đê ngăn lũ (đê ngọt): có tổng số 141 km.
- Tổng số cống có 1536 chiếc; cống đầu mối có 499chiếc, cống nội đồng
có 1051 chiếc.
- Hệ thống mương: có 1489km, trong đó mương cấp 972km; mương thoát
517km.
17
- Hệ thống trạm bơm cấp nước: 4783 cái. Trong đó số bơm/trạm cấp 1:
101 cái; Số bơm/trạm cấp 2: 165 cái; Số bơm/trạm cấp 3: 4501 cái.
1.2. Hệ thống hồ chứa, bể lọc chạt và sân phơi, ô kết tinh phục vụ sản xuất
muối
Tổng diện tích hồ chứa: 164.613m
3
.
Tổng diện tích sân phơi, ô phơi: 7.260ha.
Tổng diện tích ô kết tinh: 1.854ha
2. Giao thông
Hệ thống đường giao thông nội đồng ở các cánh đồng muối chủ yếu là
đường đất, nền đường hẹp và bị sạt lở nhiều. Riêng ở đồng bằng sông Cửu
Long, hệ thống giao thông phục vụ cho đồng muối chủ yếu là các kênh rạch tự
nhiên. Hệ thống giao thông ở đồng muối công nghiệp có phần khá hơn, nguồn
vốn của doanh nghiệp.
3. Điện
Đối với đồng muối diêm dân, đa phần chưa có hệ thống điện ở đồng
muối, diêm dân chủ yếu dùng máy bơm bằng xăng dầu hoặc tự kéo điện để sử
dụng.
Đối với đồng muối công nghiệp: hệ thống điện đã được đầu tư đồng bộ
phục vụ tốt cho sản xuất muối của các doanh nghiệp.
4. Hệ thống kho bảo quản muối
a. Kho bảo quản dự trữ quốc gia
Trong số 62 nhà kho, chỉ có 46 nhà kho còn tốt, 16 nhà kho bị hư hỏng,

xuống cấp.
b. Kho bảo quản dự trữ lưu thông
- Tổng tích lượng của hệ thống kho dự trữ lưu thông khoảng 463.896 tấn.
Trong đó kho của các doanh nghiệp là 145.280 tấn; HTX 24.900 tấn; hộ diêm
dân 293.716 tấn. Tổng số 110 kho có 19 kho còn tốt, còn lại ở tình trạng trung
bình và xấu. Trong đó chỉ các kho của Tổng Công ty lương thực miền Bắc
(khoảng gần 200 ngàn tấn) là có nhà kho, còn các kho của các xí nghiệp muối
công nghiệp hầu hết là lộ thiên.
- Kho muối của diêm dân rất sơ sài nên lượng hao hụt khá nhiều.
- Hệ thống kho chứa của các doanh nghiệp chế biến, cơ bản đáp ứng được
nhu cầu dự trữ.
18
III. Đánh giá tình hình đầu tư và các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghiệp hóa trong sản xuất muối
1. Tình hình đầu tư
Những năm gần đây, Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho vùng muối cả
nước. Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn hẹp, mới đáp ứng khoảng 15 – 17% so
với nhu cầu thực tế.
2. Các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
2.1. Ứng dụng cho sản xuất muối thủ công
Khâu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) mới vào sản xuất muối như trải
bạt ô kết tinh, chuyển chạt lọc ra giữa ruộng, Hiệu quả sản xuất cao hơn
phương thức truyền thống từ 20 - 30%. Tuy nhiên, việc ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất muối còn chậm, quy mô còn hẹp.
2.2. Ứng dụng cho sản xuất muối công nghiệp
- Các đồng muối công nghiệp cơ bản đã đầu tư kinh phi để ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất như trải bạt ô kết tinh, phủ bạt che mưa ô kết tinh,
cơ giới hóa nhiều khâu trong sản xuất, đã cho năng suất, chất lượng muối cao,
đảm bảo đáp ứng tốt cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Kết quả năng suất tăng thêm 15 -20%, giá tiêu thụ muối cao hơn 10% so

với sản xuất muối bằng công nghệ truyền thống.
IV. Đánh giá chất lượng muối, nước biển
* Về chất lượng muối: So với TCVN 9638:2013 về chỉ tiêu màu, mùi,
đường kính hạt muối, hàm lượng NaCl đối với mẫu muối phơi cát đạt tiêu
chuẩn, có 18 mẫu phơi nước thấp hơn tiêu chuẩn (Hàm lượng NaCL đạt 90,4-
94,7 % trọng lượng chất khô). Hàm lượng các ion SO4
2
- có 10 mẫu không đạt
tiêu chuẩn, chất rắn không tan có 9 mẫu không đạt tiêu chuẩn. Riêng hàm lượng
Ca
++
thì 25/35 mẫu muối đều vượt tiêu chuẩn cho phép; với ion Mg
++
có 7 mẫu
vượt tiêu chuẩn cần phải xử lý để đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của Việt
Nam. Các mẫu phân tích về cơ bản các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối
với hàm lượng NaCL, ion Ca
++
trong quá trình bảo quản muối hàm lượng NaCl
sẽ tăng và giảm tap chất không tan đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của Việt Nam
TCVN 9638:2013 của Việt Nam.
* Về chất lượng nước biển: Kết quả phân tích cho thấy các tỉnh Nam Bộ
độ mặn của nước biển thấp nhất, tiếp đến là các tỉnh phía Bắc và các tỉnh duyên
hải Nam Trung Bộ có độ mặn cao nhất, vì vậy vùng muối các tỉnh phía Bắc và
Nam Bộ năng suất muối thường thấp hơn vùng muối Nam Trung Bộ.
V. Đánh giá về các chính sách phát triển sản xuất và chế biến muối toàn
quốc
19
* Những kết quả đạt được
- Các chính sách đã và đang tác động tích cực đến phát triển sản xuất

muối, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế
và đất đai vùng biển, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Các tỉnh đã cụ thể hoá một số chính sách và triển khai thực hiện bước
đầu đạt một số kết quả nhất đinh như: chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng,
chính sách khuyến diêm chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất muối,
chính sách tổ chức chế biến và lưu thống muối, chính sách xoá đói giảm nghèo
nông thôn vùng muối.
* Những khó khăn, tồn tại
- Sản xuất muối là đặc thù, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mặt
khác sản xuất chủ yếu theo phương pháp thủ công nên năng suất chất lượng
thấp, diêm dân sản xuất muối có thu nhập không cao.
- Việc thực hiện Chương trình khuyến diêm xây dựng các mô hình ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật đã mang lại hiệu quả nhưng triển khai nhân rộng còn hạn
chế.
- Việc cho các hộ diêm dân vay vốn đầu tư sản xuất muối cũng khó triển
khai bởi vì thu nhập từ nghề sản xuất muối thấp nên nhiều hộ dân gặp khó khăn
trong vấn đề trả nợ Ngân hàng đúng thời hạn quy định.
- Chính sách mua tạm trữ muối của Chính Phủ triển khai chưa kịp thời,
hơn nữa khi triển khai thì thời hạn thường kết thúc sớm hơn theo quy định.
VI. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất muối Việt Nam
1. Những thành tựu đạt được
- Những năm gần đây, Chính phủ và các địa phương đã xây dựng một số
chương trình, đề án, dự án nhằm đẩy nhanh việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ
thuật ứng dụng vào sản xuất, trong đó tập trung chủ yếu vào các đồng muối
công nghiệp. Kết quả thực hiện đã đạt được kết quả nhất định làm tăng sản
lượng muối trong nước, hạn chế nhập khẩu, góp phần ổn định cuộc sống cho
diêm dân.
- Vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa có điều kiện tự
nhiên rất thuận lợi để phát triển các đồng muối có quy mô công nghiệp.
- Một số đồng muối công nghiệp đang được nâng cấp, cải tạo và đầu tư

thiết bị, nghiên cứu khoa học như Vĩnh Hảo, Tri Hải…
- Cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư: như phương tiện vận chuyển,
dụng cụ cân đong, sửa chữa hệ thống kho dự trữ muối, đổi mới công nghệ…
nhằm nâng cao năng suất, giảm tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu, tăng hiệu quả
thu hồi sản phẩm.
20
2. Nguyên nhân, tồn tại, hạn chế
- Sản xuất chủ yếu thủ công, manh mún, lạc hậu, sản lượng và chất lượng
thấp, không ổn định và phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết, làm cho
năng suất, chất lượng thấp.
- Người dân khó tiếp cận với nguồn vốn vay do đòi hỏi thế chấp tài sản.
- Nguồn vốn đầu tư của Trung ương và các địa phương rất hạn chế cho
đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng
- Việc hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến diêm còn hạn hẹp.
- Sản xuất muối theo mùa vụ, còn tiêu dùng lại quanh năm nên lượng
muối tồn chờ tiêu thụ tại đồng muối của diêm dân trong vụ sản xuất lớn, giá bán
muối xuống thấp ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
VII. Một số dự báo
21
1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ muối
- Đối với con người : dự báo nhu cầu muối đến 2015 là 470 ngàn tấn và
đến 2020 cần tới 500 ngàn tấn (bình quân 5kg/người/năm).
- Đối với ngành nông nghiệp: dự báo đến năm 2015 là 150 ngàn tấn và
170 ngàn tấn vào năm 2020.
- Đối với ngành công nghiệp hoá chất: Dự kiến đến năm 2015 cần khoảng
500 ngàn tấn và đến năm 2020 cần khoảng 1.800 ngàn tấn .
- Nhu cầu khác (xuất khẩu, hao hụt): Dự kiến đến năm 2015 cần khoảng
110 ngàn tấn và đến năm 2020 cần khoảng 130 ngàn tấn.
Như đã trình bày ở trên, có thể nói muối là sản phẩm quan trọng, có vai
trò to lớn đối với con người và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp,

nông nghiệp Theo dự báo nhu cầu đến năm 2015 là 1.530 ngàn tấn và đến năm
2020 nhu cầu là 2.950 ngàn tấn.
2. Dự báo lao động, nguồn nhân lực nghề muối
Dự kiến nguồn lao động trong sản xuất muối đến 2015 có 65.100 người,
đến 2020 có 59.300 người.
3. Dự báo về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
- Ứng dụng công nghệ phân đoạn kết tinh, phủ bạt che mưa ô kết tinh để
khắc phục thiệt hại do mưa gây ra trong vụ sản xuất.
- Thực hiện quy trình kết tinh dài ngày để nâng cao hàm lượng Nacl và
giảm các tạp chất tan và không tan.
- Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tin học trong việc đo và xử lý số
liệu về nồng độ nước biển, bức xạ nhiệt, gió … trong quá trình sản xuất muối.
VIII. Xây dựng các phương án phát triển
1. Cách tiếp cận xây dựng các phương án
4. Một số chỉ tiêu dự báo của các phương án
Các điều kiện Phương án I Phương án II Phương án III
1. Kịch bản biến đổi khí hậu B2 B2 B2
2. Môi trường kinh tế vĩ mô
Cải thiện đáng
kể
Cải thiện đáng
kể
Có sự cải thiện
3. Tái cơ cấu ngành muối Cao Mạnh Trung bình
4. Quỹ đất sản xuất muối (ha) 14.500 14.500 14.490
Tr.đ: DT muối công nghiệp 8.000 5.427 5.427
5. Năng suất muối TB (tấn) 137,93 93 62
6. Sản lượng muối (tấn) 2.000.000 1.350.000 900.000
Tr.đ: SL muối công nghiệp (%) 65,5
59,3

60
22
a) Điểm chung của 3 phương án: Được xây dựng trên cơ sở các dự báo
về tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng theo kịch bản B2.
b) Điểm khác nhau của các phương án
Phương án I: dự báo môi trường kinh tế vĩ mô có sự cải thiện đáng kể và
tái cơ cấu ngành muối diễn ra cao, nghĩa là kinh tế thế giới và trong nước sớm
được phục hồi; đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung và cho
diêm nghiệp, nông thôn nói riêng tăng mạnh; sản xuất muối phát triển mạnh
theo hướng công nghiệp, muối sạch, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân
dân, cho công nghiệp hóa chất, đảm bảo an ninh thực phẩm muối và tăng lượng
xuất khẩu. Lượng nước ót thải ra tương đương với khoảng 2,0 triệu m
3
, lượng
nước thải trong quá trình sản xuất khoảng 6.800-8.100 m
3
/ngày.
Phương án II: dự báo môi trường kinh tế vĩ mô có sự cải thiện đáng kể
và tái cơ cấu ngành muối diễn ra mạnh, nghĩa là kinh tế thế giới và trong nước
sớm được phục hồi; đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung và
cho diêm nghiệp, nông thôn nói riêng tăng mạnh; sản xuất muối phát triển mạnh
theo hướng công nghiệp, muối sạch, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân
dân, cho công nghiệp hóa chất, đảm bảo an ninh thực phẩm muối và tăng lượng
xuất khẩu. Lượng nước ót thải ra tương đương với khoảng 1,3 triệu m
3
, lượng
nước thải trong quá trình sản xuất khoảng 5.000-5.500 m
3
/ngày.
Phương án III: dự báo môi trường kinh tế vĩ mô có sự cải thiện, nhưng

vẫn còn nhiều khó khăn và tái cơ cấu các ngành kinh tế nói chung, sản xuất
muối nói riêng diễn ra ở mức trung bình, nghĩa là kinh tế thế giới và trong nước
được phục hồi với tốc độ không cao; đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của
vùng nói chung và cho diêm nghiệp, nông thôn hạn chế. Sản xuất muối vẫn theo
phương pháp truyền thống, với năng suất, sản lượng thấp, chất lượng không cao,
mới đáp ứng được nhu nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, còn đối với ngành công
nghiệp hóa chất, công nghiệp thực phẩm sẽ không đảm bảo. Lượng nước ót
thải ra 1,25 triệu m
3
, lượng nước thải trong quá trình sản xuất khoảng 5.500-
6.000 m
3
/ngày.
2. Luận chứng lựa chọn các phương án
a. Luận chứng về sản xuất muối
- Về diện tích:
PA.I bố trí quỹ đất sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của địa
phương, bằng với mục tiêu của quyết định 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 và chỉ
tiêu phân bổ của quy hoạch sử dụng đất cả nước là phù hợp.
PA.II bố trí quỹ đất sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của
địa phương, bằng với mục tiêu của quyết định 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 và
chỉ tiêu phân bổ của quy hoạch sử dụng đất cả nước là tương đối phù hợp.
23
PA.III bố trí diện tích sản xuất muối 14.490 ha, thấp hơn 10ha so với diện
tích muối tại quyết định 161/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 và Quyết định 899/QĐ-
TTg ngày 10/6/2013 của Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nên không
phù hợp.
- Về năng suất: PA.I dự kiến năng suất muối đạt cao hơn PAIII, PAII. Do
tập trung phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp; đầu tư mạnh ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật như trải bạt ô kết tinh cho các đồng muối phân tán và phơi

cát nên năng suất, chất lượng muối sẽ cao hơn so với PA.III, PAII.
- Về sản lượng muối:
Theo Quyết định số 161/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007của Thủ tướng
chính phủ, đến năm 2020 diện tích sản xuất muối 14.500 ha, sản lượng đạt 2
triệu tấn, trong đó muối công nghiệp 1,35 triệu tấn; nếu so Quyết định 899/QĐ-
TTg ngày 10/6/2013 của Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì sản
lượng muối và muối công nghiệp đều vượt (tổng sản lượng muối vượt 650 ngàn
tấn và muối công nghiệp vượt 365 ngàn tấn). Nhưng nếu xét theo nhu cầu phát
triển của ngành công nghiệp hóa chất thì sản lượng muối và sản lượng muối
công nghiệp giữ nguyên theo quyết định 161/2007/QĐ-TTg.
Do đó PA.I dự kiến đến năm 2020 sản lượng đạt 2 triệu tấn, trong đó
muối công nghiệp 1,31 triệu tấn là phù hợp.
b. Luận chứng về hiệu quả của 3 phương án
Về hiệu quả kinh tế: Giá trị sản lượng bình quân trên 1 ha đất sản xuất
muối (theo giá thực tế) của PA.I cao hơn PA.III là 2,2 lần và PA II là 1,48 lần;
sản xuất muối sạch cho hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20% so với sản xuất muối
theo phương pháp cũ.
Về hiệu quả xã hội: Cơ sở vật chất kỹ thuật vùng muối được củng cố tăng
cường thêm, góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới. Giải
quyết tốt việc làm cho lao động tại chỗ và lao động trong sản xuất muối.
Về môi trường: phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và thích ứng với
biến đổi khí hậu – nước biển dâng.
Để sản xuất muối phát triển ổn định, thu nhập của diêm dân tăng lên, vấn
đề môi trường phát sinh từ phương án này sẽ được phòng ngừa, hạn chế và giảm
thiểu; PA. I được chọn để xây dựng quy hoạch.
24
Phần III
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MUỐI ĐẾN NĂM 2020
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. Quan điểm, mục tiêu

1. Quan điểm
- Phát triển sản xuất muối phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội chung của cả nước, theo hướng ổn định dần diện tích, gắn với xây dựng
nông thôn mới, phân công lại lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn, nhằm
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho diêm dân và những người lao động sản
xuất muối.
- Tập trung phát triển sản xuất muối ở những nơi có điều kiện và lợi thế
theo hướng tập trung, quy mô lớn, hình thành tổ hợp công nghiệp muối - hóa
chất, gắn sản xuất với chế biến và hóa chất sau muối; đồng thời có cơ chế, chính
sách hỗ trợ chuyển đổi diện tích muối không có hiệu quả sang phát triển sản
xuất khác có hiệu quả cao hơn.
- Phát triển sản xuất muối phải khai thác và phát huy được những lợi thế
về điều kiện tự nhiên của từng vùng, gắn chuyển dịch cơ cấu sản xuất muối với
đổi mới công nghệ, đầu tư mới và cải tạo đồng muối để nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả trên đơn vị diện tích; đáp ứng tốt cho tiêu dùng, công nghiệp
thực phẩm, công nghiệp hoá chất và tăng dần lượng xuất khẩu.
- Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền
vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; từng bước phục
hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến
đổi khí hậu.
- Kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp
tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường áp dụng các biện
pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự, đồng thời vận dụng
linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước, bảo đảm các quy định của pháp luật các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu
chuẩn về môi trường được thực hiện.

×