Tải bản đầy đủ (.doc) (255 trang)

Báo cáo tổng hợp “điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh quảng ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.56 MB, 255 trang )

Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................i
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1
PHẦN THỨ NHẤT....................................................................................................................................7
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI
TỈNH QUẢNG NINH.................................................................................................................................7
PHẦN THỨ HAI.....................................................................................................................................39
RÀ SOÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ LỢI
TỈNH QUẢNG NINH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 4009/QĐ-UBND NGÀY 08/12/2009...................................39
PHẦN THỨ BA.......................................................................................................................................86
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ LỢI TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM
2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.....................................................................................................86
PHẦN THỨ TƯ....................................................................................................................................212
CÁC GIẢI PHÁP CHUNG ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH..........................................................................212
PHẦN THỨ NĂM.................................................................................................................................248
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................252

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

i


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong tình hình và bối cảnh quốc tế hiện nay đang có những tác động rất


lớn đối với nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng trên nhiều lĩnh
vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, nghiên cứu lập điều chỉnh các
quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh phù hợp với tình hình trong nước và
quốc tế đang có những thay đổi là nhiệm vụ quan trọng trong quy trình kế
hoạch hóa theo hướng đổi mới. Đây là nhiệm vụ công tác đang được tỉnh
quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Những năm qua triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm
nghiệp và thủy lợi đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 theo Quyết
định số 4009/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh đã
đạt được một số thành tựu cơ bản, thể hiện rõ vai trò, vị trí của ngành trong
phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh: đảm bảo an ninh lương thực khu vực
nông thôn; chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô trang
trại, mang tính sản xuất hàng hóa, lâm nghiệp phát triển khai thác có hiệu
quả các tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn vốn tham gia trồng rừng,
bảo vệ rừng, nâng độ che phủ rừng lên 53,5% năm 2014. Hạ tầng kỹ thuật
phục vụ sản xuất được tập trung đầu tư góp phần làm tốt công tác chuyển
dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu
nhập trên một đơn vị diện tích. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập
trung, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả thiết
thực cho sản xuất, góp thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt những biến động về tình hình
thế giới, trong nước, những sự thay đổi trong vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc
Bộ đã tác động đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của
ngành nông nghiệp nói riêng. Do tác động của bối cảnh mới, sự phát triển
của ngành nông nghiệp ngày càng nảy sinh những yếu tố mới năng động
song thách thức và khó khăn cũng nhiều hơn mà những định hướng trong
Quy hoạch phát triển Nông lâm nghiệp và thủy lợi được xây dựng từ năm
2009 chưa dự báo hết được. Mặt khác thời gian triển khai thực hiện quy
hoạch này đến nay là 5 năm, đã đủ thời hạn để xem xét, điều chỉnh theo quy

định hiện hành. Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 22/NQ-CP
ngày 07/02/2013 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh; Thủ tướng chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn 2030” tại Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013;
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030 tại
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

1


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2015… các chủ
trương, định hướng này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngành nông, lâm
nghiệp và thủy lợi của tỉnh giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm
2030. Do đó cần có những phương án, giải pháp đồng bộ và lộ trình thích
hợp cho phù hợp, sát với thực tế và có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy phát
triển tiềm năng, thế mạnh của ngành nông nghiệp the hướng bền vững thích
ứng với biến đổi khí hậu và nước triều dâng. Vì vậy, việc lập dư án quy
hoạch “Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy
lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” là hết sức
cần thiết.
II. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1. Văn bản của Trung ương
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về việc lập,
phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị

định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006.
Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/02/2013 về Quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) tỉnh
Quảng Ninh;
Quyết định số 4693/QĐ/BNN - KH ngày 30 tháng 12 năm 2004 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “quy hoạch phát triển và bảo vệ
tài nguyên nước các lưu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh”.
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính
Phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 2020.
Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng chính
phủ về việc phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/04/2012 của Bộ nông nghiệp
và PTNT về phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 01/2012/QĐ-BKH ngày 12/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy
hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy
hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.
Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

2



Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

-

Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2014 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT phê duyệt tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến
đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020.
Quyết định số 575/QĐ-TTg, ngày 04/06/2015 của Thủ tướng chính phủ
về việc Phê duyệt Quy hoạch Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Quyết định 1066/2015/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng
Ninh ngàu 21 tháng 4 năm 2015 về chính sách đặc thù khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2017.
Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ KH và ĐT về
việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 sửa đổi.
Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 về việc
hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ
yếu.
Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 “Hướng dẫn tiêu
chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực
phẩm”.
2. Văn bản của tỉnh
Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 v/v phê duyệt Quy
hoạch nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm

nhìn đến năm 2020.
Nghị quyết số 06-NQ/TV ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý
và thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
Quyết định số 3599/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 30
tháng 12 năm 2013 về việc phê duyệt quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
Văn bản số 818/UBND - QLĐĐ ngày 25/02/2013 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phân bổ chỉ tiêu QSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5
năm kỳ đầu (2011-2015) cấp huyện.
Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 4/7/2014 phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2014 của UBND
tỉnh Quảng Ninh phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh
phí dự án:”điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy
lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

3


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

-

Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2015 về phê duyệt đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm

2030.
Quyết định số 1067/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc ban hành tiêu chí cánh đồng mẫu lớn giai đoạn 2015 - 2018.
Văn bản số 3070/UBND - NLN2 ngày 09/6/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc rà soát, điều chỉnh một số quy hoạch ngành nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
Văn bản số 2802/UBND - NLN1 ngày 27 tháng 5 năm 2014 về việc
chấp thuận phương án quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung
trên địa bàn tỉnh.
Quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 5/12/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng
hóa tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2014 - 2016.
Quyết định 3002/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc đính chính Quyết định số
2901/2014/QĐ-UBND ngày 5 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh về chính
sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2016.
Quyết định 1588/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài năm 2050.
Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2014 về việc phê
duyệt quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2014 về việc phê
duyệt kết quả rà soát điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh.
- Quyết định số 1066/2015/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2017.
3. Các tài liệu cơ sở khác
Các quy hoạch phát triển của Nhà nước, Chính phủ và của tỉnh đã, đang
thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030.
Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, số liệu, tài liệu
liên quan và dự báo trong ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
III. PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH
1. Phạm vi nghiên cứu
Các lĩnh vực thuộc ngành nông - lâm nghiệp - thủy lợi trên phạm vi ranh
giới hành chính tỉnh Quảng Ninh cũng như tác động ảnh hưởng của vùng,
khu vực ngoài tỉnh có quan hệ trực tiếp tới sự phát triển ngành nông nghiệp
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

4


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

của tỉnh như: Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng Bằng Sông
Hồng, khu vực ASEAN ...
2. Thời kỳ lập quy hoạch
Nghiên cứu tập trung vào việc tập hợp, điều tra, xử lý, đánh giá và phân tích
các thông tin, số liệu về hiện trạng giai đoạn 2005 - 2014 của ngành nông lâm nghiệp - thủy lợi để rà soát tình hình thực hiện quyết định số 4009 /QĐUBND ngày 8-12-2009 UBND tỉnh Quảng Ninh đồng thời quy hoạch phát
triển nông - lâm nghiệp - thủy lợi giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030.
IV. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Xác định rõ các quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển ngành nông,
lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh để xây dựng phương án Quy hoạch
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các quy hoạch ngành đã được phê
duyệt phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các đề án phát triển kinh tế
- xã hội đã được phê duyệt cũng như các định hướng phát triển tỉnh Quảng
Ninh.

Làm cơ sở cho việc bố trí, chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả để phát triển sản
xuất hàng hóa gắn với những quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cải thiện đời sống nông dân, gắn
với xây dựng nông thôn mới; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội,
hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu kinh tế gắn với mô hình chuyển đổi mô hình
tăng trưởng.
2. Yêu cầu của quy hoạch
Phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các quy hoạch ngành
đã được phê duyệt; phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các đề án
phát triển kinh tế-xã hội đã được phê duyệt cũng như các định hướng phát
triển của tỉnh Quảng Ninh.
Đánh giá thực trạng phát triển cây trồng, vật nuôi trong thời gian qua,
những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.
Xác định hệ thống giải pháp các giải pháp đồng bộ để tổ chức thực hiện
quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
Quy hoạch yêu cầu luận chứng và cần phải lựa chọn được những cây
trồng, vật nuôi, những loại sản phẩm, những lĩnh vực then chốt của sản xuất
nông, lâm nghiệp và điều chỉnh một cách hợp lý về quy mô, về phân bố
không gian và phân bố nguồn lực tạo ra những thay đổi cơ bản cho sản xuất
từng thời kỳ, từng địa bàn sản xuất.
Xác định được các chương trình dự án trọng điểm, danh mục các dự án
ưu tiên gắn với những mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, để có cơ sở
tổ chức triển khai thực hiện khả thi có hiệu quả.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

5



Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

3. Đối tượng nghiên cứu
Các lĩnh vực quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh của ngành nông
nghiệp (Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy lợi, công nghiệp chế biến
nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn, dịch vụ nông nghiệp…).
Hệ thống các thông tin sơ cấp, thứ cấp về tự nhiên, kinh tế - xã hội có
liên quan trực tiếp tới hoạt động quản lý và sản xuất nông nghiệp, phát triển
nông thôn tỉnh Quảng Ninh.
Tổ chức các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, cá nhân, hộ gia
đình…hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; các
ban quản lý rừng, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT và
các đơn vị có liên quan.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp tiếp cận logic
Phân tích thực trạng, phân tích các vấn đề, phân tích cơ hội và thách thức,
xác định tầm nhìn và mục tiêu chiến lược phát triển ngành trong mối quan
hệ logic nhân quả.
2. Phương pháp PAM: tính toán hiệu quả kinh tế và chính sách đối với
từng ngành hàng
Tìm khả năng cạnh tranh và xác định lợi thế so sánh của các loại sản
phẩm nông nghiệp, từ đó làm cơ sở lựa chọn các sản phẩm có khả năng phát
triển để có chính sách vĩ mô phù hợp.
Sử dụng mô hình PAM là ma trận phân tích chính sách, nội dung của mô
hình là nghiên cứu, phân tích quá trình sản xuất sản phẩm theo một chu
trình từ sản xuất - vận chuyển - chế biến - tiêu thụ cần xác định mối liên
quan trong từng công đoạn. Mục đích cuối cùng là phải xác định được hệ
thống chỉ tiêu về các lĩnh vực: bảo vệ sản xuất, lợi nhuận của người sản

xuất, lợi nhuận xã hội và hiệu quả do tác động của chính sách. Nội dung của
mô hình được tóm tắt qua kết quả cuối cùng của tính toán ma trận.
3. Phương pháp Lindo: bố trí không gian lãnh thổ
Là phần mềm mục tiêu, chạy bài toán tuyến tính và được ứng dụng rộng
rãi giải các bài toán hàm mục tiêu (tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi
phí, hay tối thiểu quãng đường vận chuyển). Nó cũng dễ dàng gắn kết với
bài toán mô hình hoá xây dựng và giải quyết các vấn đề tối ưu.
Các cây trồng được trồng ở vùng thường có nhiều cây hoặc nhiều sản
phẩm đồng thời. Ở đây, đề cập tới tình huống mà người nông dân đang định
xem xét trồng một vài cây trồng trong điều kiện giới hạn các nguồn lực.
Vấn đề đặt ra là trồng bao nhiêu ha để tối đa hoá lợi nhuận trên mảnh đất
của mình.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

6


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI TỈNH
QUẢNG NINH
I. CÁC NGUỒN LỰC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN
1. Điều kiện tự nhiên
1.1.Vị trí địa lý - kinh tế
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam có tọa độ

địa lý:
Từ 20040’ đến 21040’ độ vĩ Bắc
Từ 106026’ đến 108031’ độ kinh Đông
Phía Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và tỉnh Lạng Sơn
Phía Nam giáp TP. Hải Phòng và tỉnh Hải Dương
Phía Đông và Đông Nam là vịnh Bắc Bộ
Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn
Quảng Ninh có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Bắc Việt
Nam. Nằm gần hai trong số các thành phố lớn nhất cả nước (Hà Nội và Hải
Phòng), nằm bên Vịnh Bắc Bộ và có biên giới với Trung Quốc (cả trên đất liền
và trên biển), Quảng Ninh đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội và quốc phòng - an ninh, tạo tiền đề cho phát triển nông lâm nghiệp:
Quảng Ninh là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng Kinh tế Trọng
điểm Bắc Bộ. Vùng này chiếm 16,6% dân số; 20,7% tổng GDP của cả nước
trong khi diện tích tự nhiên chỉ chiếm 4,7%. Cùng với Hà Nội và Hải
Phòng, Quảng Ninh được xem là một trong ba đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế
vùng. Đồng thời Quảng Ninh cũng là 11 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng
Bằng Sông Hồng, một trong những cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới
và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng
động giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Vùng ĐBSH là trung tâm đầu não
về chính trị, kinh tế, văn hóa và có nhiều tiềm lực về khoa học công nghệ,
tập trung các trung tâm nghiên cứu khoa học và sử dụng các công nghệ hiện
đại ứng dụng trong nông lâm nghiệp tạo cơ hội tốt để mở rộng liên kết, hỗ
trợ sản xuất, tư vấn kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ
khoa học và công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm
có hàm lượng kỹ thuật cao.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

7



Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

-

Quảng Ninh nằm gần Hà Nội và Hải Phòng. TP. Hạ Long chỉ cách trung
tâm Hà Nội 150 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài 120 km và cách trung
tâm Hải Phòng 80 km. Phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng sẽ mang
lại cho Quảng Ninh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa đặc biệt là những sản phẩm an toàn, chất lượng cao.
Là một tỉnh biên giới, Quảng Ninh có điều kiện phát triển dịch vụ
thương mại và vận tải giữa Việt nam - Trung Quốc - ASEAN thông qua các
cửa khẩu, đặc biệt là cửa khẩu Móng Cái. Hiệp định thương mại tự do
Trung Quốc - ASEAN được thực hiện, tỉnh tập trung huy động nguồn lực,
đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm thúc đẩy mối quan hệ
với Quảng Tây (Trung Quốc).
1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình Quảng Ninh bị chia cắt mạnh và nghiêng dần theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam tạo ra hai vùng khác biệt: Miền Tây và miền Đông, thể chia
thành các loại địa hình sau :
1.2.1. Địa hình vùng núi thấp
Bao gồm 2 dải núi Nam Mẫu và Bình Liêu có độ cao từ 900-1.100m, diện tích
chiếm 60,5% DTTN. Hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam, có dãy núi
chính: dãy Quảng Châu (1.507m) - Cao Xiêm (1.166m) ở phía Bắc huyện Tiên
Yên. Các dãy núi miền Tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ và thấp dần
xuống ở phía bắc TX. Đông Triều. Vùng núi này gồm những dãy nối tiếp hơi
uốn cong nên được gọi là cánh cung Đông Triều, là một trong năm cánh cung
lớn nhất miền Bắc nước ta có đỉnh Yên Tử (1.068m) trên đất Uông Bí và đỉnh

Am Váp (1.094m) trên đất Hoành bồ.
1.2.2. Vùng trung du và đồng bằng ven biển
Diện tích chiếm 10% DTTN, bao gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và
xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dẫn xuống các triền
sông và bờ biển. Có thể chia thành 2 tiểu vùng :
Tiểu vùng phù sa cổ: Là các dạng đồi gò hoặc dải đất hẹp ở phía Bắc
Đông Triều, chạy dọc từ Dốc Đỏ (Uông Bí) qua Minh Thành, Yên Lập (TX.
Quảng Yên) và dải chạy dọc đường số 4 từ Tiên Yên tới TP.Móng Cái. Độ
cao trung bình 25m, lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh. Dải đồi có độ dốc
thoải nhất là ở thung lũng sông Vai Lai, có nhiều đồi thấp khoảng trên dưới
50m, đỉnh bằng, sườn rất thoải. Dạng địa hình này phù hợp với cây lâu năm
và sản xuất nông, lâm kết hợp.
Tiểu vùng phù sa mới: Là vùng đồng bằng để sản xuất nông nghiệp ở
TX. Đông Triều, TX. Quảng Yên và từ Tiên Yên đến TP. Móng Cái. Đây là
những dải đồng bằng thường có diện tích nhỏ hẹp, nằm gần như ngang với
mực nước biển và là sản phẩm tích tụ của phù sa biển và phù sa sông.
Chúng còn được tiếp tục lấn ra ngoài khơi bởi những bãi phù sa biển rất
rộng lớn, đặc biệt là ven bờ biển TP. Móng Cái.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

8


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven
biển thuận lợi cho thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và xây
dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, thông tin liên lạc…nên đã

là vùng dân cư tập trung đông nhất của Quảnh Ninh
1.2.3. Vùng biển và hải đảo
Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm 2/3 số đảo cả nước (2.078/2.779) chạy từ Mũi
Ngọc đến Quảng Yên tạo thành hình cánh cung song song với cánh cung
Đông Triều. Độ cao phổ biến của các đảo khoảng trên dưới 100m và trải dài
theo đường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp. Bờ biển bị lún phức
tạp thêm bởi sự xen kẽ các đoạn bờ nguồn gốc trầm tích - sú vẹt. Có hai
huyện hoàn toàn là đảo huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với dáng vẻ tự
nhiên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng những hang động kỳ
thú đã là nơi du lịch thăm quan hấp dẫn đối cho khách du lịch. Ngoài ra còn
có những bãi bồi phù sa có nhiều bãi cát trắng làm nguyên liệu cho công
nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm hấp dẫn (như Trà Cổ, Quan
Lạn, Minh Châu...)
Địa hình đáy biển Quảng Ninh có những lạch sâu là di tích các dòng chảy
cổ và những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các dạng san hô rất đa
dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên
hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷ kín gió nhờ
những hàng lang che chắn tạo nên tiềm năng rất lớn về cảng biển và giao
thông đường thuỷ.
Địa hình đa dạng đã tạo cho Quảng Ninh điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế nhiều ngành nghề, đa dạng hoá nông sản phẩm. Địa hình núi cao
phù hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây dược liệu, cho chăn nuôi đại gia
súc. Địa hình trung du và đồng bằng ven biển phù hợp cho phát triển cây
lâu năm, lương thực, cây CNNN, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm,
nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Dạng địa hình ven biển và hải đảo của
tỉnh rất thuận lợi cho phát triển ngành du lịch, thu hút nhiều khách thăm
quan trong nước và quốc tế.
1.3. Khí hậu
1.3.1. Nhiệt độ
Nhìn chung tỉnh Quảng Ninh có nền nhiệt không cao, chỉ có những khu vực

có độ cao dưới 200m mới có tổng nhiệt độ năm trên 8.000 oC và nhiệt độ
trung bình năm trên 22oC. Các khu vực còn lại trong vùng (khu vực núi cao
trên 200m thuộc cánh cung Nam Châu Lĩnh - Yên Tử, khu vực đồi, núi
khuất sau cánh cung này, một số núi cao trên đảo và dọc bờ biển) đều có
tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm thấp hơn giới hạn nói trên. Một số
đỉnh núi cao trên 1.000m thì tổng nhiệt độ dưới 6.500oC, nhiệt độ trung bình
năm dưới 18oC.
Thuộc vùng khí hậu Đông Bắc, tỉnh Quảng Ninh có sự thay đổi khác biệt giữa
hai mùa trong năm.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

9


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Mùa Đông trong khu vực bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào cuối tháng 3,
nhiệt độ trung bình dưới 20oC, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình
dưới 10OC chỉ còn xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2, trung bình 0,5-2,5
ngày/năm. Do ảnh hưởng của hoàn lưu cực đới, nhiệt độ mùa Đông ở
Quảng Ninh khá thấp. Nhiệt độ trung bình tháng 1 dưới 17 oC, nhiệt độ cực
tiểu ở đất liền và hải đảo có thể xuống thấp đến 5 0C, một số nơi nhiệt độ có
thể xuống đến 10C.
Mùa hè bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 9,
đầu tháng 10, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình trên 30 OC (thời tiết
“oi bức”) xuất hiện nhiều hơn, trung bình tăng 4-6 ngày/năm. Nhiệt độ trung
bình tháng 7 đều trên 28oC, biên độ năm của nhiệt độ ở khu vực phía đông
khoảng 12 - 13oC, ở khu vực phía tây khoảng 11 - 12oC.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam trong nhiều

năm qua thì nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,2 0C qua mỗi thập kỷ.
Nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1÷0,30C/thập kỷ.
Nhiệt độ vào tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) nhiệt độ đã tăng lên
đáng kể và tháng 1 (tháng đặc trưng của mùa đông) nhiệt độ cũng giảm hơn
so với nhiệt độ trung bình nhiều năm các năm gần đây.
1.3.2. Mưa
Quảng Ninh được xem như một trong những vùng có mưa nhiều của miền Bắc
với lượng mưa trung bình 1600-2700 mm/năm nhưng phân bố theo không
gian lãnh thổ rất khác nhau.
Trung tâm mưa lớn của vùng là sườn đón gió của dãy Nam Châu Lĩnh Yên Tử và vùng đồng bằng duyên hải trước núi này (phía Bắc Cửa Lục
thuộc huyện Hoành Bồ, khu vực đồng bằng TX. Quảng Yên) và khu vực
TP. Móng Cái.
Số ngày mưa trung bình năm của các nơi nằm trong khoảng 90 ÷ 170 ngày.
Khu vực Nam Châu Lĩnh - Yên Tử và ngoại vi đều có trên 120 ngày mưa,
vùng đồng bằng Quảng Yên thời gian mưa trung bình năm không đến 100
ngày.
Mùa mưa ở Quảng Ninh kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (lượng mưa lớn
hơn 100 mm/tháng), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa
tập trung trong mùa hè chiếm 75-85% lượng mưa trong năm.
1.3.3. Nắng
Tổng số giờ nắng trong năm nằm trong khoảng 1.000 ÷ 1.700 giờ, trung
bình một ngày đạt 3,6 giờ. Tuy nhiên, số giờ nắng chỉ chiếm không đầy một
nửa thời gian chiếu sáng. Những tháng mưa phùn nhiều (tháng 2, 3) nắng
rất ít, tỷ suất nắng không quá 20%. Tháng 9, 10 tỷ suất nắng cao hơn cả. Hai
tháng này thời gian chiếu sáng không dài những số giờ nắng xấp xỉ các
tháng giữa mùa hạ (tháng 6, 7, 8).
1.3.4. Độ ẩm
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

10



Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Độ ẩm không khí tương đối cao, nhất là các vùng: đảo Cô Tô, Tiên Yên,
TP. Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà. Trị số bình quân năm 84%, các nơi khác
từ 81-83%. Nhìn chung độ ẩm không khí tương đối ở Quảng Ninh chênh
lệch giữa các vùng không lớn lắm, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa
khô.
1.3.5. Gió
Nằm ven biển, nhưng do địa hình phức tạp, cơ chế gió trên địa tỉnh Quảng
Ninh không thuần nhất. Các đảo ngoài khơi và những nơi địa hình không ảnh
hưởng nhiều đến gió thì cơ chế gió phản ánh tương đối rõ điều kiện hoàn lưu:
từ tháng 10 đến tháng 4 hướng gió có tần suất cao nhất là Bắc (Đông Bắc hoặc
Tây Bắc), từ tháng 5 đến tháng 9 hướng có tần suất cao nhất là Nam (Đông
Nam hoặc Tây Nam). Các nơi khác, cơ chế gió mang nhiều tính địa phương.
Tuy vậy, vẫn thấy được đặc điểm chung là: gió có thành phần Bắc (Tây Bắc,
Bắc, Đông Bắc) vào mùa đông nhiều hơn mùa hạ, gió có thành phần nam (Tây
Nam, Nam, Đông Nam) thì mùa hạ nhiều hơn mùa đông.
Tốc độ gió ở các nơi rất khác nhau. Các đảo ngoài khơi tốc độ gió rất lớn,
trung bình hàng năm là 5 m/s, ít khi gió lặng (≤3%), nhiều thời điểm tốc độ
gió lên tới trên 40m/s. Vùng đồng bằng ven biển tốc độ gió trung bình năm
là 2 - 4m/s. Tần suất gió lặng không đến 30% và đã quan sát được gió trên
2m/s, tần suất gió lặng đến 45% và tốc độ gió lớn nhất chỉ 24m/s.
Tốc độ gió lớn nhất của các tháng giữa mùa hạ vượt xa các tháng khác, các
tháng mùa đông hãn hữu lắm mới có gió trên 15 - 20m/s. Nguyên nhân do
mùa hạ cũng là mùa bão, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy
nhất, gió lớn cũng có thể xảy ra trong các đợt gió mùa, các cơn dông mà
nhiều khi là lốc hoặc tố.

1.3.6. Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt
Mưa phùn: Mưa phùn trong vùng không lớn, nơi mưa phùn nhiều nhất chỉ
có 38 ngày/năm kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, tháng nhiều mưa phùn nhất là
tháng 3, hầu hết các nơi trung bình đều có trên 8 ngày mưa phùn trong năm.
Sương mù: Ở Quảng Ninh chỉ tập trung vào mùa đông và mùa xuân, số
ngày có mưa phùn trong năm trung bình 15 ngày, có năm đến 19 - 20 ngày.
Dông: Phần lớn là dông xảy ra trong mùa hè, thường xuất hiện vào gần
sáng và sáng sớm chủ yếu là dông do nguyên nhân động lực tại Quảng Ninh
không có dông nhiệt như ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ.
Gió mùa: Thông thường mùa gió mùa bắt đầu từ tháng 9, 10 kết thúc vào
tháng 5, 6. Trung bình mỗi năm ở Quảng Ninh có 20 - 25 đợt gió mùa, trung
bình mỗi tháng có gần 3 đợt. Khoảng cách giữa các đợt rất thất thường,
thông thường chỉ 5 - 10 ngày, có khi chỉ 3 - 4 nhưng nhiều khi lại là 10 - 15
ngày hoặc hơn nữa. Gió mùa làm tăng tốc độ gió, giảm nhiệt độ và nhiều
khi gây mưa. Khi có gió mùa, hướng gió thường chuyển sang Bắc, Đông
Bắc hay Tây Bắc, tốc độ gió lớn nhất có thể trên 15m/s. Ở các đảo khơi, tốc
độ gió lớn nhất thường là 10 - 15m/s. Trên đất liền, tốc độ gió nhỏ hơn.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

11


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

-

Bão: Tháng có nhiều bão đổ bộ vào khu vực nghiên cứu là tháng 7, 8.
Trung bình mỗi năm Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của 3 - 4 cơn bão, bão đổ
bộ vào Quảng Ninh phần lớn là bão nhỏ và vừa. Tốc độ gió trong bão ở

nhiều nơi trên 20m/s; cá biệt một số cơn bão có tốc độ gió trên 40m/s. Các
cơn bão đổ bộ trực tiếp thường cho mưa rất lớn, ít nhất cũng một vài nơi có
lượng mưa trên 100mm. Mưa bão thường kéo dài 3, 4 ngày, có khi đến 6, 7
ngày, có ngày mưa trên 200mm.

-

Sương muối: Hầu hết các đợt gió mùa thường gây ra sự giảm nhiệt độ
đột ngột. Trong 24 giờ, chênh lệch nhiệt độ trước và sau lúc gió mùa về
thường vào khoảng 4 - 5oC, có khi trên 10oC. Đây là cơ hội để hình thành
sương muối. Sương muối thường chỉ xảy ra trong tháng 12, 1, 2 thời gian
mà nhiệt độ thấp nhất của mặt đất có khả năng thấp hơn nhiệt độ đông kết
(0oC). Sương muối là thiên tai gây nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sản
xuất nông nghiệp.

1.3.7. Đặc điểm khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp
-

Thuận lợi
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên các đặc điểm khí hậu
(ánh sáng, nhiệt độ, mưa, độ ẩm...) thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển
mạnh mẽ của cây trồng vật nuôi nhiệt đới. Nên sản xuất của Quảng Ninh đa
dạng, phong phú, nhiều loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị và có khả năng
chế biến xuất khẩu (so với một số tỉnh chỉ có cây lúa là chính).

-

Khó khăn


+ Bão: Đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của bão. Bão trong những năm
qua gây thiệt hại lớn cho sản xuất và tài sản tính mạng con người, mưa to cộng
với chiều cường đã phá huỷ nhà ở, đê kè, đường giao thông, làm ngập nhiều
diện tích nuôi trồng thuỷ sản, ngập úng diện tích hoa màu trên diện rộng.
+ Gió mùa Đông Bắc: Quảng Ninh là nơi đón nhận loại gió này sớm ở vùng
núi phía Bắc và hoạt động chủ yếu từ tháng XI đến tháng IV năm sau, với
cường độ mạnh vào các tháng XII, I,II. Gió mùa Đông Bắc đã ảnh hưởng
nhiều tới sản xuất và đời sống con người như làm giảm khả năng sinh
trưởng của cây trồng, vật nuôi và sức khỏe của con người do nhiệt độ giảm
xuống thấp.
+ Mưa phùn: Trong thời tiết mưa phùn nhiệt độ và ẩm độ lên cao là điều kiện
thuận lợi cho các loại sâu bệnh hại cây trồng phát triển, nấm mốc phát triển,
quá trình han rỉ các vật liệu xây dựng cũng tăng.
+ Sương muối: Khu vực có nguy cơ sương muối đe dọa là vùng Móng Cái Tiên Yên, tần suất sương muối ở đây khoảng 3 - 4 năm/lần, xảy ra vào
tháng XII - I năm sau là thời kỳ lạnh nhất và khô nhất trong năm.
+ Chế độ mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa chiếm tới 80% lượng
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

12


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

mưa trong năm đã gây tình trạng ngập úng. Mùa khô mưa ít, lòng sông hẹp,
dốc, mức nước các sông hồ xuống thấp gây tình trạng hạn hán thiếu nước
kéo dài cho sản xuất và sinh hoạt trên nhiều vùng núi và hải đảo từ tháng 11
đến tháng 3 - 4 năm sau. Yếu tố thiên tai như bão, lốc, lũ quét đã gây thiệt
hại cho sản xuất nông nghiệp và tài sản tính mạng của con người.
2. Tài nguyên thiên nhiên

2.1. Tài nguyên đất
Địa hình của tỉnh Quảng Ninh khá đa dạng (vùng đồi núi cao xen lẫn là
đồng bằng, bãi bồi ven biển), bị ảnh hưởng nhiều yếu tố tự nhiên, đặc biệt là
tác động của hệ thống sông đổ ra biển và quá trình tích tụ, xâm thực của
thuỷ triều đã làm cho quá trình hình thành các loại đất khá phong phú. Theo
kết quả chương trình điều tra xây dựng bản đồ đất và đánh giá đất đai chung
toàn tỉnh xây dựng năm 2004 theo phương pháp phân loại đất của FAOUNESCO (Viện Quy hoạch và TKNN tiến hành), trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh có 12 nhóm đất, 24 đơn vị và 80 đơn vị đất phụ (theo báo cáo thuyết
minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh năm 2005 và bản đồ
phân hạng thích nghi tại các vùng sản xuất tập trung năm 2014)…
* Nhận xét chung: Dưới tác động tổng hợp của môi trường tự nhiên và con
người, đất đai tỉnh Quảng Ninh đã hình thành nên 12 nhóm đất với những
đặc điểm khác nhau về hình thái và tính chất lý hoá học cũng như khả năng
sử dụng. Các loại đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là đất phù sa, đất
có tầng sét loang lổ và sau đó tới nhóm đất phèn, đất mặn, đất xám và đất
vàng đỏ. Xu thế biến đổi lý hoá tính của đất nhiều nơi đang diễn theo chiều
hướng xấu do chế độ canh tác, điều kiện tưới tiêu chưa đảm bảo... đã làm
đất thường có phản ứng chua, lân và ka li dễ tiêu nghèo và rất nghèo. Hàm
lượng CEC và Canxi, Magiê trao đổi hầu hết ở các loại đất đều thấp. Riêng
đất cát, đất vàng đỏ, tổng lượng Canxi và Magiê trao đổi rất thấp, dung tích
hấp thụ (CEC) đều thấp ở hầu hết các loại đất (<10meq/100g đất), nhìn
chung so với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đất canh tác
nghèo dinh dưỡng của Quảng Ninh chiếm cao hơn, đòi hỏi suất đầu tư cho
sản xuất nông nghiệp cao hơn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đem lại giá
trị quả kinh tế cao, bảo vệ đất và môi trường cần áp dụng các biệp pháp
canh tác hợp lý trên đất dốc, áp dụng các công thức luân canh, bón phân
một cách khoa học trên những vùng thâm canh, không ngừng tăng cường độ
màu mỡ cho đất và để sử dụng đất lâu dài. Vùng đất dốc dưới 15 0 nên trồng
các loại cây lâu năm (nhãn, vải) kết hợp với trồng cây hoa màu. Vùng đất có
độ dốc 150-250 nên sử dụng phương thức sản xuất nông lâm kết hợp. Nơi

nào đất dốc trên 250 dành trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, hạn chế xói
mòn rửa trôi bảo vệ đất. hỗ trợ nhân dân đầu tư các công trình giao thông
thuỷ lợi cải tạo đất, hỗ trợ vốn cho sản xuất, ứng dụng chuyển giao kỹ thuật
sản xuất tiên tiến để nâng cao đời sống nhân dân và tiến tới một nền nông
lâm nghiệp phát triển bền vững.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

13


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

2.2. Tài nguyên nước
2.2.1. Nước mặt
Quảng Ninh có số lượng sông suối khá lớn, mật độ trung bình biến đổi từ 1
đến 1,9 km/km2, có nơi tới 2,4 km/km2. Phần nhiều các sông đều nhỏ, ngắn
và dốc, thung lũng sâu và hẹp, xâm thực mạnh nhưng xâm thực ngang yếu
và hầu như không có bồi tụ. Các sông, suối đều bắt nguồn từ các vùng núi
cánh cung Đông Triều ở độ cao 500 - 1.300m, chảy theo hướng Tây bắc Đông nam, vuông góc với bờ biển. Các sông phần lớn không có trung lưu,
cửa sông đổ ra biển có dạng vịnh cửa sông. Những đặc điểm này có ảnh
hưởng đến mực nước trên các sông, khi mưa nước lũ lên rất nhanh, sau mưa
rút kiệt cũng nhanh, hệ thống sông ở Quảng Ninh, bao gồm:
Sông Đá Bạch: Là phụ lưu cấp I của sông Kinh Thầy chảy qua địa phận
Quảng Ninh từ TX.Đông Triều, TP.Uông Bí, TX.Quảng Yên rồi đổ ra vịnh
Bắc Bộ, dài khoảng 60km, từ TX. Đông Triều qua TP. Uông Bí, TX. Quảng
Yên rồi đổi ra vịnh Bắc Bộ. Các đoạn sông lớn có các tên nối tiếp gồm:
Kinh Thầy, Đá Bạc và Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng tới phà Rừng tách làm
2 nhánh lớn là sông Chanh và Sông Nam bao quanh đảo Hà Nam đổ ra phía

Cát Bà, Cát Hải, còn dòng chính là nhánh Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu.
Phía tả ngạn sông Kinh Thầy trong địa phận Quảng Ninh có 2 nhánh cấp 2 đó
là:
+ Sông Cầu Bằng và Sông Cầu Cầm đổ vào sông Kinh Thầy.
+ Sông Hả, sông Hinh và sông Thất Khê đổ vào sông Đá Bạc. Sông Hả còn
gọi là sông Tràng Bảng. Các sông đều bắt nguồn từ dãy núi Yên Tử ở độ
cao 500 - 700m chảy theo hướng bắc nam. Diện tích lưu vực các phụ lưu
này thường nhỏ khi có lũ thường lên nhanh nhưng rút chậm, do cửa thoát
nhỏ. Đoạn sông từ TP. Uông Bí ra biển cửa sông mở rộng hơn, thoát nước
thuận lợi nên nước lũ rút nhanh hơn.
Sông Ka Long: bắt nguồn ở độ cao 700 m, chảy dọc biên giới Việt Trung một đoạn 65 km từ Pò Hèn, Thán Phún theo hướng Tây bắc - Đông
Nam rồi đổ ra vịnh Bắc bộ tại địa phận TP. Móng Cái, gồm 5 nhánh tương
đối lớn đó là: Ka Long, Bắc Luân, Lục Lầm, Vạn Ninh và Xuân Ninh. Diện
tích lưu vực trên địa phận Quảng Ninh là 99 km 2. Thượng lưu sông nhỏ, độ
dốc lớn, nhiều thác ghềnh, phía hạ lưu sông rộng và nhiều cửa sông nên
thoát lũ nhanh ít gây úng lụt.
Sông Tiên Yên: Có diện tích lưu vực 1.070 km 2, bắt nguồn từ sườn tây
dãy núi Quảng Nam Châu thuộc địa phận huyện Bình Liêu. Sông dài 82 km,
thường thay đổi hướng chảy theo địa hình: Gồm 7 nhánh, nhánh lớn nhất là
sông Phố Cũ, lưu vực sông Tiên Yên có dạng hình tam giác, thủy lưu rộng,
hạ lưu thu hẹp lại nên độ dốc lưu vực lớn, lũ thường xảy ra nhanh và do ảnh
hưởng của thủy triều như vùng thị trấn Tiên Yên đến khu Mũi Chùa thường
xảy ra lũ lớn.ông Ba Chẽ: Bắt nguồn từ rừng Bo, ở độ cao 275m, diện tích
lưu vực 978 km2 với chiều dài sông chính 78,5 km, chạy quanh co, uốn khúc
và đổ ra vịnh Bắc Bộ. Sông Ba Chẽ có 11 nhánh cấp 1, phân bố khá đều. Mật
độ lưới sông là 1,1 km/km2 lòng sông hẹp, nhiều thác nghềnh, độ dốc lưu vực
nhỏ, thượng nguồn ít mưa nên tác hại của lũ phía hạ lưu không lớn.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

14



Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

-

Hệ thống các sông nhỏ trong tỉnh: Quảng Ninh có 11 con sông nhỏ, chiều
dài các con sông từ 15 - 35 km, diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km 2,
chúng phân bố theo dọc bờ biển theo thứ tự từ bắc xuống nam gồm: Sông
Tràng Vinh (sông Tín Coóng); sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái
Xương, Sông Hà Thanh, Đồng Mỏ, Mông Dương, Diễn Vọng, Sông Man,
Sông Trới và sông Míp. Các sông này đều bắt nguồn từ phía sườn đón gió
biển của cánh cung Đông Triều - Móng Cái ở độ cao 500m đổ ra vịnh Bắc
Bộ theo hướng vuông góc với bờ biển. Phía thượng lưu có độ dốc lớn, nhiều
ghềnh thác, trắc diện hẹp, không có trung lưu độ dài sông ngắn, nơi cửa sông
thường mở rộng dưới dạng vịnh cửa sông. Hầu hết các sông nằm trong vùng
mưa lớn trên 2000 mm nên hay hình thành lũ thất thường, lũ lên nhanh và
xuống cũng nhanh.
2.2.2. Về chất lượng nước mặt
Chất lượng nước mặt sông Đá Bạc ở khu vực Uông Bí - Đông Triều có
chiều hướng suy giảm mạnh do các hoạt động dân sinh và nước thải công
nghiệp của khu vực, điển hình là hệ thống cấp nước cho TX.Đông Triều
trước đây lấy từ sông Đạm Thuỷ đã buộc phải loại bỏ vì chất lượng nước
nguồn quá ô nhiễm. Sông Cầm, sông Kinh Thầy bị nhiễm mặn do thuỷ triều
xâm nhập. Suối Vàng Danh cũng bị ô nhiễm do các hoạt động dân sinh và
khai thác than phía thượng nguồn.
Chất lượng nước của các sông Ba Chẽ, Tiên Yên, Ka Long và các sông
suối nhỏ khác trên địa bàn tỉnh nhìn chung biến đổi theo hướng càng về phía
hạ lưu chất lượng nước càng giảm và bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của thuỷ

triều.
2.2.3. Nước ngầm
Theo kết quả báo cáo đánh giá nguồn nước ngầm do Trung tâm Nghiên cứu
Môi trường Địa chất - Trường Đại học Mỏ Địa chất thực hiện thì Quảng
Ninh là khu vực nghèo nước ngầm. Trữ lượng nước dưới đất một số khu
vực như sau:
Bảng 1. Đánh giá trữ lượng nước ngầm
Đơn vị tính: m3/ngđ
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Địa điểm

Tổng trữ lượng

Vùng Phủ Lại-Đồng Triều
Vùng Đồng Triều-Tràng Bản
Vùng Mạo Khê-Tràng Bạch

Vùng Uông Bí-Nam Mẫu
Vùng Tiêu Giao-Giếng Đáy
Vùng Dương Huy-Quảng La
Vùng Hòn Gai-Cẩm Phả
Vùng Quang Hanh
Vùng Đèo Bụt-Đá Chông
Vùng Cọc 6
Vùng Quảng Yên
Vùng Đồng Đăng-Yên Lập
Vùng Bãi Cháy
Tổng toàn tỉnh

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

16.349
166.903
8.016
769
2.460
28.282
18.856
9.293
2.250
18.414
1.850
4.465
1.632
279.539

473

1.317

Trong đó
Cấp B
4.637
2.851
4.107
617
1.247
11.475

2.719

3.555

6.840
1.110

3.919
740
434
742
34.324

Cấp A
5.294
46.414

890
65.057


Câp C
6.418
117.638
3.909
152
740
15.490
18.856
3.019
2.250
7.655
4.031
180.158

15


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Về chất lượng nước ngầm: ở các đô thị phía tây như Đông Triều có hàm
lượng sắt tương đối cao, trong khi đó các giếng khai thác ở khu vực Hòn
Gai, Cẩm Phả có chất lượng khá tốt. Tuy vậy hiện một số giếng có độ pH
thấp từ 4-5, một vài giếng khác có chứa NH 3 , NO2 và PO4 chứng tỏ chúng
đã bị nhiễm bẩn các chất hữu cơ.
2.3. Tài nguyên rừng
2.3.1. Tài nguyên rừng
Năm 2014, Quảng Ninh hiện có 355.767,47 ha đất có rừng; trong đó đất
rừng sản xuất 230.676,02 ha chiếm 64,8% diện tích đất có rừng, rừng phòng

hộ có 102.838,33 ha chiếm 28,9% diện tích rừng, rừng đặc dụng có
22.253,12 ha chiếm 6,2% diện tích đất có rừng.
Rừng Quảng Ninh phong phú về chủng loại động, thực vật.
Về hệ thực vật: Hệ thực vật Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của hệ thực vật
Hoa Nam (Trung Quốc) có nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam
và nằm trong luồng di cư thực vật Đông Nam - Trung Quốc.
Thực vật ôn đới có họ: Giẻ, thích, du, nhài, đỗ quyên...
Thực vật nhiệt đới chiếm chủ yếu là các họ: Cà phê, xoan, dâu tằm, trám...
Theo thống kê, hệ thực vật Quảng Ninh có 1.027 loài, 80 họ và 6 ngành,
một số ngành lớn như:
Ngành mộc lan: 951 loài;
Ngành dương xỉ: 58 loài;
Ngành thông: 11 loài;
Trong đó có các loài quý hiếm cần được bảo vệ như: Lim xanh, sến một, vù
hương, sa nhân, ba gạc...
Hệ động vật:
Theo số liệu thống kê của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (1993)
Quảng Ninh có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó:
Thú: 8 bộ, 22 họ, 59 loài;
Chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài;
Bò sát, lưỡng thê gồm: 37 loài (trong đó bò sát 15 loài, lưỡng thê 22 loài).
Về lâu dài Quảng Ninh có khả năng phát triển rừng không những để bảo vệ
cảnh quan môi trường thiên nhiên, sinh thái cho vùng du lịch nổi tiếng mà
còn cung cấp gỗ cho sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp mỏ và phục
vụ đời sống nhân dân.
2.3.2. Thảm thực vật
Vùng đồi núi: Có điều kiện tự nhiên đa dạng, hệ sinh thái phong phú nên
đã hình thành và phát triển một thảm thực vật phong phú có nhiều lớp thực
vật sinh trưởng. Thảm thực vật có thời gian đã bị cạn kiệt, hiện đang ở giai
đoạn phục hồi có thể chia thành 4 cấp thảm thực vật sau:


SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

16


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

+ Thảm rừng gỗ xanh quanh năm: Là vùng gỗ có trữ lượng lớn, lớp phủ thực
vật thường xanh và nhiều tầng, độ che phủ lớn còn lại ở các đảo Ba Mùn
(Vân Đồn), Kỳ Thượng (Hoành Bồ) và một số nơi khác.
+ Thảm thực vật rừng tái sinh: Được phục hồi sau khi bị sự khai phá bừa bãi
đất nương rẫy của con người, thảm thực vật này cây thấp, đường kính nhỏ,
trữ lượng ít, mật độ thưa.
+ Rừng hỗn giao tre nứa: Hình thành sau khi bị khai thác, đốt cháy, các loại
thân gỗ tái sinh chậm được thay thế bằng các loại tre, nứa... độ ẩm và tầng
dày kém hơn rừng non tái sinh.
+ Rừng cây bụi, đồi cỏ: Là các vùng đồi tiếp giáp với đồng bằng, các loại cây
lùm cây bụi như: Sim, mua, cỏ tranh. Hiện nay một số vùng đã khai thác
đưa vào trồng cây ăn quả, hiệu quả kinh tế cao và tăng độ che phủ cho đất.
-

Vùng đồng bằng: Thảm thực vật chủ yếu là cây trồng do con người tạo
ra chủ yếu là cây hàng năm và cây ăn quả.

-

Vùng cửa sông, ven biển: Thảm thực vật chủ yếu là thông, phi lao và cây
ngập mặn, trong lòng sông, biển có các loại rong tảo sinh sống, đây cũng là

vùng chịu tác động trực tiếp của con người đối với môi trường, nhất là môi
trường nước vì vậy cần được quan tâm bảo vệ.

II. CÁC NGUỒN LỰC VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh
1.1. Tổng sản phẩm xã hội và tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn từ 2010 - 2014, Quảng Ninh đã đạt được các thành tựu
quan trọng làm tiền đề cho phát triển sau. GDP toàn tỉnh (theo giá CĐ
2010) năm 2010 đạt 50.195 tỷ đồng; năm 2014 đạt 67.034 tỷ đồng (đạt tốc
độ tăng trưởng 7,5%/năm giai đoạn 2010 - 2014). Sự tăng trưởng kinh tế
của tỉnh thể hiện ở cả 3 lĩnh vực trong sản xuất, trong đó khu vực dịch vụ có
mức tăng trưởng cao nhất (10,2%/năm); khu vực nông lâm nghiệp thủy sản
có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (4,2%/năm). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng
kinh tế của tỉnh Quảng Ninh luôn đạt mức cao trong số các tỉnh vùng Đồng
Bằng Sông Hồng và vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc bộ, tăng gần gấp 1,2 lần
so với tăng trưởng trung bình cả nước (6,5%/năm) trong cùng kỳ. Hy vọng
với xu thế lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, đủ sức hỗ trợ cho
nông nghiệp phát triển một cách bền vững đồng thời nông, lâm nghiệp sẽ
làm hậu phương vững chắc cho công nghiệp, dịch vụ phát triển.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

17


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Bảng 2.


Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2014
(Giá CĐ năm 2010)
Đơn vị tính: GDP: Tỷ đồng

TT

Hạng mục
Tổng số
N - LN - TS
CN - XD
Dịch vụ

1
2
3

2010

2011

2012

2013

2014

50.195
3.696
26.790
19.709


55.616
3.777
29.817
22.022

57.963
3.811
30.384
23.768

61.934
4.297
31.538
26.099

67.034
4.363
33.557
29.114

TĐTT GĐ
2010-2014
(%/năm)
7,5
4,2
5,8
10,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2014.


Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người
trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2005 GDP/người của tỉnh (giá thực tế)
mới chỉ đạt 11,525 triệu đồng; năm 2010 đạt 36,107 triệu đồng (gấp 3,13
lần so với năm 2005; gấp 1,6 lần so với GDP bình quân đầu người vùng
ĐBSH và 1,4 lần so với cả nước). Năm 2014 đạt 71,724 triệu đồng (gấp
2,01 lần so với năm 2010; gấp 1,3 lần so với GDP bình quân đầu người
vùng ĐBSH và 1,4 lần so với cả nước).
Bảng 3. Một số chỉ tiêu so sánh tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh vùng
trọng điểm Kinh tế Bắc bộ năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng; %
TT
1
2
3
4
5
6
7

Tỉnh, thành phố
Tỉnh Quảng Ninh
TP. Hà Nội
Bắc Ninh
TP. Hải Phòng
Hải Dương
Hưng Yên
Vĩnh Phúc

GDP bình quân/người

71,724
50
32
40
33,6
30,5
51,16

Tỷ lệ hộ nghèo
0,65
1,01
3,42
3,23
5,82
5,1
4,93

1.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch hợp
lý theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế chung của cả nước và phát huy được
lợi thế so sánh về vị trí địa lý và tiềm năng của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tăng nhẹ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm nông lâm nghiệp
thủy sản. Năm 2005 cơ cấu ngành nông lâm nghiệp và thủy sản là 7,2%, Công
nghiệp - xây dựng 54,3%; dịch vụ 38,5%. Năm 2010 tương tự là: 7,4%; 53,4 %;
39,3%. Năm 2014 tỷ trọng tương ứng là: 6,6%; 50,5%; 42,9%.
Bảng 4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005
-2014 ( giá hiện hành)
TT
1
2

3

Hạng mục
Toàn tỉnh
N - LN - TS
CN - XD
Dịch vụ

2005
Giá trị
Cơ cấu
12.634
100
911
7,2
6.861
54,3
4.862
38,5

2010
Giá trị
Cơ cấu
50.195
100
3.696
7,4
26.790
53,4
19.709

39,3

2014
Giá trị
87.424
5.764
44.128
37.532

Cơ cấu
100
6,6
50,5
42,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2014.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

18


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

1.3. Đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước
Năm 2014, tổng vốn đầu tư thực hiện cho các ngành kinh tế là 45.638.000
triệu đồng, tăng 6.697.100 triệu đồng so với năm 2010 (chiếm 52,2% so với
GDP toàn tỉnh, trong đó đầu tư cho ngành nông lâm nghiệp thủy sản chỉ là
298.636 triệu đồng (chiếm 0,7% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh và chỉ bằng 7,4%

so với GDP ngành nông lâm nghiệp và thủy sản).
Theo số liệu thống kê, riêng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản năm
2014 đóng góp 6,6% GDP cho toàn tỉnh, trong khi đó khu vực này chỉ nhận
được 0,7% tổng vốn đầu tư trên toàn tỉnh. Đây là điều bất hợp lý cần khắc
phục theo hướng cần tăng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy
sản, trước hết là vận dụng tốt các chính sách của nhà nước, trong đó có
nhiều hạng mục được ngân sách hỗ trợ. Đồng thời ngành nông nghiệp cần
xem xét kỹ hơn để có chương trình, dự án, đề án và triển khai thực hiện các
chính sách về nông nghiệp trình UBND tỉnh bố trí vào ngân sách hỗ trợ, có
như vậy nông nghiệp của tỉnh mới tiếp tục phát triển, trong đó ngành nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang rất cần vốn từ nguồn ngân sách.
Một điểm đáng lưu ý là trong cơ cấu vốn đầu tư năm 2014 tổng vốn đầu tư cho
các hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là 38.000 triệu đồng, chiếm
0,16 % tổng vốn đầu tư trên toàn tỉnh và chiếm 0,09% GDP toàn tỉnh, không
có số liệu về tỷ lệ vốn đầu tư cho các hoạt động khoa học công nghệ trong
nông nghiệp; tuy nhiên với lượng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ ít ỏi như
vậy, với tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp thấp như vậy chắc chắn vốn đầu
tư cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp là một con số hầu như không
đáng kể. Có thể xem đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho
ngành nông nghiệp phát triển chậm so với một số tỉnh trong vùng ĐBSH.
Trong nhiều thập kỷ qua, Quảng Ninh là điểm đến của các nguồn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI). Mặc dù kinh tế thế hioiws và trong nước tiếp tục
khó khăn, song đã mời gọi và đón nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến nghiên
cứu, khảo sát đầu tư ( trong đó chủ yếu đến từ khu vực châu Á như: Nhật
Bản, hàn Quốc, Đài Loan, UEA.. và một số quốc gia châu Âu như: Đức,
Tây ban Nha..) . Kết quả thu hút vốn FDI tăng cao: Ước năm 2014, cấp mới
và điều chỉnh 39 dự án FDI, với tổng vốn 819,8 triệu USD, bằng 200% so
với năm 2013. Đặc biệt, ngày 15/11/2014 Tập đoàn Texhong đã khởi công
dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hải Hà tạo tiền đề để các dự án đầu
tư thứ cấp sẽ được triển khai trong những năm tiếp theo. Trên địa bàn tỉnh

có 105 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 5 tỷ
USD.
1.4. Thu chi ngân sách và khả năng nguồn tài chính công của ngân sách
Bảng 5. Diễn biến thu chi ngân sách qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng

Hạng mục
1. Thu ngân sách
2. Chi ngân sách
3. Cân đối

2005
6.735.570
3.429.171
3.306.399

2010
27.399.424
13.255.967
4.143.457

2014
33.000.000
13.881.000
19.119.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2014.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

19



Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Thu ngân sách năm 2005 trên toàn tỉnh là 6.735.570 triệu đồng; năm 2014
đạt được là 33.000.000 triệu đồng (gấp gần 5 lần so với năm 2005 và 1,2 lần
so với năm 2010). Tuy nhiên về cân đối thu chi ngân sách: năm 2005 dư
3.306.399 triệu đồng, năm 2014 dư 19.119.000 triệu đồng (gấp 5,8 lần so
với năm 2005 và gấp 4,6 lần so với năm 2010). Như vậy Quảng Ninh là một
trong số ít các tỉnh có nguồn thu ngân sách luôn lớn hơn các nguồn chi có
đóng góp vào ngân sách Nhà nước, hơn nữa thực hiện tốt chủ trương của
Nhà nước các nguồn chi từ năm 2012 đến nay có xu hướng giảm, có thể
xem đây là một lợi thế lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản
xuất nông nghiệp nói riêng, trên thực tế phát triển của cơ sở hạ tầng (đặc
biệt là giao thông, trường học, điện, chợ, thủy lợi...) trong những năm qua
minh chứng cho kết luận về lợi thế này.
2. Nguồn nhân lực
2.1. Dân số
Tính đến 31/12/2014 tổng dân số trên địa bàn tỉnh là 1.219 nghìn người,
trong đó dân số thành thị là 748 nghìn người chiếm 61,4% dân số toàn tỉnh.
Bình quân số người trong hộ gia đình là 3,67 người/hộ. Tỷ lệ tăng tự nhiên
hàng năm khoảng 1,24%. Mật độ dân số toàn tỉnh là 190 người/km 2. Trong
đó: TP.Hạ Long mật độ dân số cao nhất với 817 người/km 2, huyện Ba Chẽ
mật độ dân số thấp nhất là 32 người/km 2, có sự chênh lệch khá lớn giữa các
địa phương đồng bằng với miền núi của tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc đang sinh sống trong đó dân tộc Kinh chiếm
đa số là 86,6%, dân tộc Dao (5,5%), Tày (2,98%), Sán Dìu (1,58%), Sán
Chay (1,2%) và dân tộc Hoa (0,46%)... Theo đánh giá, hiện tại đội ngũ lao
động dân tộc chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông lâm nghiệp còn có trình

độ chưa cao.
Cơ cấu dân số Quảng Ninh tương đối trẻ: Gần 30% có độ tuổi từ 15 đến 29;
25% có độ tuổi từ 30 đến 39; 24% có độ tuổi từ 40 đến 49 và 22% trên 50 tuổi.
2.2. Lao động
Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2014 là 753 nghìn người
(chiếm 61,2% dân số toàn tỉnh), đạt tốc độ tăng bình quân 3,1%/năm giai
đoạn 2005 - 2014. Số lao động được tạo việc làm là 28,7 nghìn người, tỷ lệ
lao động qua đào tạo chiếm 62%.
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng tích cực: cơ cấu lao động lĩnh
vực nông lâm nghiệp thủy sản có xu hướng giảm dần (năm 2005 là 48,7%;
năm 2010 là 43,5% và năm 2014 là 36,4%); Cơ cấu lao động lĩnh vực công
nghiệp - xây dựng: năm 2005 là 25,2%; năm 2010 là 27,3% và năm 2014 là
38,0%; Cơ cấu lĩnh vực dịch vụ: năm 2005 là 26,1%; năm 2010 là 29,2% và
năm 2013 là 35,6%.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

20


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Bảng 6.

Chuyển dịch cơ cấu kinh lao động tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2005 - 2014
Đơn vị: Tỷ lệ: %

TT

1
2
3

Chỉ tiêu
Khối nông lâm thủy sản
Khối công nghiệp - xây dựng
Khối thương mại - dịch vụ

2005
48,7
25,2
26,1

2010
43,5
27,3
29,2

2014
36,4
38,0
35,6

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

2.3. Chất lượng nguồn nhân lực
Hiện nay lực lượng lao động nhìn chung có trình độ đào tạo cao hơn so với
10 năm trước. Năm 2004, có 37% lao động tốt nghiệp bậc THPT, 40% tốt
nghiệp bậc trung học cơ sở (THCS) và 23% có trình độ từ tiểu học trở

xuống. Đến năm 2014, có 41% lao động tốt nghiệp bậc THPT (3%); có 39%
trình độ THCS và có 20% trình độ tiểu học trở xuống. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo của tỉnh năm 2014 đạt 62%.
Về lao động nông lâm nghiệp và thủy sản
Năm 2004 có khoảng 34% lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản tốt nghiệp THPT và con số này tăng lên mức 35% vào năm 2014.
Tuy nhiên, đối với lao động lĩnh vực nông lâm nghiệp thì trình độ văn hóa
phổ biến mới tốt nghiệp THCS nên hạn chế nhiều đến năng lực tiếp cận
khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật; sản xuất vẫn mang nặng tư tưởng
tiểu nông, manh mún. Nhưng quan trọng hơn là mối liên kết giữa nhà quản
lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân còn rất lỏng lẻo (hiện nay
trên địa bàn tỉnh mới chỉ có mối quan hệ giữa các nhà quản lý, nhà khoa
học và nông dân, các doanh nghiệp hầu như chưa tham gia vào mối liên
kết 4 nhà). Vì thế, nông dân tỉnh Quảng Ninh chủ yếu vẫn nặng về sản
xuất tự phát, lúng túng trong việc lựa chọn sản phẩm phục vụ thâm canh,
tổ chức sản xuất theo hướng thị trường, vì vậy sản phẩm làm ra khó tiêu
thụ, không được giá, đánh mất cơ hội cải thiện thu nhập. Chất lượng lao
động nông nghiệp, nông thôn nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển:
tỷ lệ được đào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp
còn hạn chế.
3. Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông lâm nghiệp
3.1. Giao thông
- Đường bộ: Toàn tỉnh có 2.283 km đường giao thông bộ, trong đó có 5 tuyến
quốc lộ, 10 tuyến tỉnh lộ tiêu chuẩn cấp V, VI; 60 tuyến giao thông huyện lộ
100% đã được cứng hóa.
Chương trình xây dựng nông thôn mới sau 3 năm thực hiện đầu tư đã mang
lại hiệu quả cao, các tuyến liên xã, thôn, xóm tỷ lệ cứng hóa đạt 24%. Các
xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt 100%. Hệ thống cầu cống dân sinh
được đầu tư xây dựng mới. Nhiều tuyến đường quan trọng đã được xây
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH


21


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

dựng: Đường 18C đi huyện Bình Liêu, đường đi cửa khẩu Bắc Phong Sinh,
đường 329 đi huyện Ba Chẽ, đường 334 xuyên đảo Cái Bầu, đường xuyên
đảo Minh Châu - Quan Lạn huyện Vân Đồn, đường vành đai biên giới Việt
Trung... đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của các huyện miền núi, biên
giới, hải đảo.
- Đường thủy: Với chiều dài hơn 250 km bờ biển và 501 km đường giao thông
thủy trên địa bàn của 13/14 huyện thị cùng các tuyến sông chính với tổng
chiều dài hơn 288 km nối liền Hải Phòng và hệ thống sông Thái Bình tạo nên
sự đa dạng về giao thông đường thủy của tỉnh với các tỉnh vùng Bắc Bộ. Hệ
thống cảng biển, cảng sông của tỉnh đang được đầu tư hoàn thiện, đáp ứng tốt
nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch trong nước và Quốc Tế.
- Đường sắt: tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy dài hơn 166 km và tuyến đường
sắt Hà Nội - Yên Viên - Hạ Long sẽ được hoàn thành trong tương lai góp
phần tăng cường năng lực vận chuyển hàng hóa của Tỉnh tới các địa bàn
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, giải phóng nhanh lượng hàng hoá qua các cảng
biển của tỉnh.
Hệ thống các tuyến đường giao thông của Quảng Ninh đang được tiếp tục
đầu tư hoàn thiện, tạo thuận tiện cho việc giao lưu nối liền T.P. Hạ Long với
các huyện thị trong tỉnh và thông thương với bên ngoài. Hệ thống đường
giao thông nông thôn đã được cải thiện một bước tăng cường năng lực phục
vụ, tuy nhiên giao thông khu vực miền núi, hải đảo vẫn còn nhiều khó khăn
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Bên cạnh
đó giao thông nội đồng vẫn còn khá nhiều bất cập, các ngành các cấp cần

phải xem việc hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội đồng vừa là mục tiêu xây
dựng nông thôn mới, vừa là giải pháp quan trọng để nông nghiệp phát triển
một cách bền vững.
3.2. Điện
Toàn tỉnh có tỷ lệ 95,2% số xã được sử dụng điện lưới Quốc gia, các xã còn
lại (06 xã đảo huyện Hải Hà: 01 xã; Vân Đồn: 05 xã) sử dụng bằng máy
phát điện diezen. Dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô được hoàn thành đúng
tiến độ. Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện thường xuyên trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh đạt 98,8% tăng 4,5% so với năm 2010 (năm 2010 đạt 94,3% số
hộ dân được sử dụng điện thường xuyên). Về cơ bản điện đã đáp ứng được
nhu cầu tiêu thụ điện, tuy nhiên điện được dùng để phục vụ sản xuất nông
lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu là chưa có sự đầu tư đúng
mức cho hệ thống đường dây và trạm để cung cấp điện ra đồng ruộng, đến
tận nơi sản xuất nông nghiệp, trong khi việc làm trên là quá sức đối với
từng hộ dân, nên cần có sự đầu tư thích đáng đối với các công trình điện
phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

22


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

4. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất
4.1. Hoạt động cung ứng vật tư - kỹ thuật
4.1.1. Vật tư nông nghiệp
Trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy sản xuất các loại vật tư nông nghiệp.
Một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã ngừng hoạt động do thiếu

nguyên liệu. Sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn nuôi thủy sản nhỏ lẻ, manh
mún hộ gia đình sản phẩm chưa đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và
nhu cầu phát triển.
Phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chế phẩm sinh
học… phần lớn được sản xuất tại các Tỉnh hoặc được nhập từ Trung Quốc
và tiêu thụ thông qua mạng lưới các Công ty, Doanh nghiệp, đại lý tư
nhân…tại các địa phương cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất.
4.1.2. Công tác giống
4.1.2.1. Giống cây trồng
Giống các loại cây lương thực (giống lúa nguyên chủng, giống ngô), giống
rau, cây thực phẩm, cây ăn quả, giống hoa và cây lâm nghiệp của tỉnh phần
lớn được cung cấp qua Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh; Trung
tâm khoa học và sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh.
Trong tương lai, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã
Hồng Thái Tây TX. Đông Triều ứng dụng công nghệ tiên tiến sẽ cung cấp
hàng triệu sản phẩm giống cây ăn quả, giống hoa, giống cây lâm nghiệp và
nhiều giống cây trồng khác cho nhu cầu phát triển hàng năm của Tỉnh.
4.1.2.2. Giống gia súc, gia cầm
Theo thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, số lượng các cơ sở sản
xuất con giống gia súc, gia cầm còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Sản xuất lợn giống hiện có 05 Công ty trên các địa bàn: TX.Đông Triều, TX.
Quảng Yên, TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả và TP. Móng Cái.
Mạng lưới thụ tinh nhân tạo, bảo quản và cung cấp tinh giống lợn và bò gồm
có 03 cơ sở: 01 ở TX. Quảng Yên, 01 ở TP. Hạ Long và 01 ở TP. Cẩm Phả.
Lò ấp nở gia cầm: số lượng các cơ sở sản xuất con giống gia cầm còn chưa
nhiều (khoảng 16 đến 20 cơ sở), tại địa bàn các huyện Ba Chẽ, Đầm Hà,
TX.Đông Triều, Tiên Yên. Giống vật nuôi đặc sản (gà Tiên Yên, gà Trới...)
hiện đang được nuôi giữ bảo tồn gien và hoàn chỉnh qui trình chọn lọc,
chăm sóc nuôi dưỡng để phát triển, nhân rộng trong những năm tới.
Dự án xây dựng vùng giống bò nái nền để sản xuất giống bò lai Sind chất

lượng cao; chương trình phát triển đàn bò đực F2 đã được phê duyệt và
triển khai trên địa bàn các huyện: TX. Đông Triều, Đầm Hà, Hải Hà, TP.
Uông Bí, TX. Quảng Yên để sản xuất giống bò lai Sind và bê lai cho nhu
cầu chăn nuôi của tỉnh.
4.1.2.3. Giống lâm nghiệp
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

23


Báo cáo tổng hợp: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

-

Xây dựng rừng giống
Hiện nay trên địa bàn tỉnh giống có 10ha giống thông Mã Vĩ tập trung tại huyện
Bình Liêu, còn lại các giống chủ yếu nhập từ các tỉnh về. Để phục vụ cho công
tác trồng rừng trong những năm tới cần phải tiếp tục chuyển hoá thêm diện tích
rừng giống để đảm bảo đủ lượng hạt giống phục vụ cho công tác gieo ươm.
Xây dựng và nâng cấp vườn ươm:
Thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009, của Thủ
tướng Chính phủ. Về việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm
nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.
Năm 2008 UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án phát triển giống cây
lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2015, với tổng kinh phí đầu tư là:
9.760 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách 5.630 triệu đồng, vốn tự có và huy
động khác 4.130 triệu đồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 07 vườn ươm cố định
đang hoạt động, ngoài ra còn có khoảng 85 vườn ươm tạm thời của các Công ty
lâm nghiệp và vườn ươm của nhân dân… Ngoài ra các giống khác được nhập từ

các tỉnh Đồng Nai, Úc, Papua New Guine.
Đặc biệt, trên địa bàn còn có Trung tâm khoa học và sản xuất Lâm - Nông
nghiệp, đã được đầu tư xây dựng nhà nuôi cấy mô với công suất 6 - 8 triệu
cây/năm, bước đầu ứng dụng công nghệ gieo tạo cây giống lâm nghiệp bằng
bầu hữu cơ siêu nhẹ
4.2. Hoạt động Bảo vệ thực vật
Công tác quản lý thuốc Bảo vệ thực vật đã có nhiều cố gắng, dịch bệnh dịch
hại cơ bản được kiểm soát tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên việc
quản lý sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tình
trạng sử dụng thuốc BTTV không rõ nguồn gốc, buôn bán, sản xuất kinh
doanh, nhập lậu trái phép và sử dụng thuốc BVTV vẫn còn.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các địa phương tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đối với các cơ sở sản xuất, các cửa hàng, đại lý
buôn bán thuốc BVTV, các hộ nông dân, kiểm tra việc sử dụng hóa đơn,
chứng từ của các cơ sở kinh doanh nhằm phát hiện kịp thời hoạt động sản xuất,
kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, buôn lậu thuốc BVTV giả, kém chất
lượng. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với các địa phương giải quyết dứt điểm ngăn chặn tình trạng buôn
bán thuốc bảo vệ thực vật nhỏ lẻ tại chợ, ngõ xóm hoặc bán lẻ ngay tại vùng
trồng cây ăn quả tập trung. Tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân sử dụng
thuốc Bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Phối
hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chính người sử dụng thuốc
BVTV.
4.3. Hoạt động thú y
Chi cục thú y, phòng Chăn nuôi, Chi cục nuôi trồng thủy sản là cơ quan
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NINH

24



×