Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đề cương dự toán “quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.25 KB, 24 trang )

Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG - DỰ TOÁN
Dự án: Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn
(Ban hành kèm theo Quyết định số
QĐ-BNN-TT ngày tháng 8 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
I. TÊN DỰ ÁN: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”.
II. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Bữa ăn hàng ngày của
chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau an toàn (RAT),
không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.
Trong những năm qua, lượng rau sản xuất ra ngày càng lớn. Năm 2013 diện
tích rau các loại cả nước đạt 845 ngàn ha, sản lượng 14,5 triệu tấn; so với năm 2000
diện tích tăng 392 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân đạt 4,9%/năm), sản lượng tăng 8,
6 triệu tấn (tốc độ tăng bình quân đạt 7,1%/năm). Sản xuất RAT cũng được triển
khai ở nhiều vùng, nhiều địa phương. Đây là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo chất
lượng rau cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc phát triển RAT còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ rau VietGAP
chỉ chiếm 1-2%, RAT từ 7-8% trong tổng số rau sản xuất. Các cơ quan nghiên cứu,
quản lý từ trung ương đến địa phương rất quan tâm nhưng khi triển khai thực hiện
đang gặp nhiều khó khăn, do nhiều địa phương chưa có quy hoạch vùng sản xuất
rau an toàn, nên khâu chứng nhận, giám sát các vùng sản xuất RAT gặp nhiều khó
khăn.
Hiện nay có thực trạng là người dân tự trồng rau để ăn thì cơ bản an toàn,


còn rau để bán cho các đô thị, khu công nghiệp hiện đang có vấn đề về an toàn thực
phẩm, nên cần quy hoạch làm rõ phạm vi để tập trung phối hợp chỉ đạo, quản lý
chặt chẽ tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
Trước mắt cần lập quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho hai
thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là hai vùng tiêu thụ rau lớn
nhất cả nước, chủ yếu phục vụ cho dân cư đô thị và các khu công nghiệp tập trung.
Từ thực trạng và quan điểm trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
giao Cục Trồng trọt là cơ quan lập dự án “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP DỰ ÁN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006
của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội;
Quyết định số 485/QĐ-BNN-KH ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp & PTNT về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục và phân
giao nhiệm vụ quản lý dự án thiết kế, quy hoạch mở mới năm 2014.
Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT, ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và
công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh
vực và sản phẩm chủ yếu.
Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc Hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung
đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Thông báo số 277/TB-VPCP ngày 01 tháng 8 năm 2013 về việc thông báo ý
kiến kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp Ban chỉ đạo
liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/1/2013 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc ban hành “Quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực

phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối”.
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 06 năm 2013 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về việc Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an
toàn.
Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn
nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt.
Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông
nghiệp toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

2


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

-

Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn
xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ

yếu.
Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về việc Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an
toàn.
Công văn số 5341/VPCP-KTN ngày 04 tháng 8 năm 2011 của Văn phòng
Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
về xây dựng Đề án “Phát triển vùng sản xuất rau tập trung đảm bảo an toàn”.
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường.
Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân công tổ chức thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn
thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau.
Quyết định số 2374/QĐ-BNN-QLCL ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Đề án tăng
cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Quyết định 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh
doanh rau, quả và chè an toàn.
Chi phí phân tích theo QĐ 80/2005/QĐ-BTC, Quyết định số 02/2008/QĐBTNMT.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH
1. Phạm vi lập quy hoạch
Vùng trồng rau cung cấp cho Thành phố Hà Nội, gồm: Thành phố Hà Nội và
các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải
Dương, Hà Nam.

Vùng trồng rau cung cấp cho TP. Hồ Chí Minh, gồm: TP. Hồ Chí Minh và
các tỉnh Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tập trung nghiên cứu các loại rau đang sản xuất tại các vùng sản xuất rau tập
trung; Các biện pháp canh tác, sản xuất, sơ chế, bảo quản rau; Các hình thức
kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại các vùng sản xuất rau tập trung.
3
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

2.
-

Đối tượng nghiên cứu
Phân tích, đánh giá điều kiện đất, nước tại các vùng dự kiến quy hoạch vùng
trồng rau an toàn cung cấp cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh;
Nghiên cứu, phân tích các quy trình kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, bảo quản,
vận chuyển rau và rau an toàn;
Các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau và rau an toàn theo
chuỗi tại các vùng sản xuất rau cung cấp cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
3. Thời kỳ lập quy hoạch
Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho các thành phố lớn và
các khu công nghiệp tập trung ở 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía
Nam giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
Thời gian lập dự án được thực hiện trong năm 2014-2015.
V. MỤC TIÊU, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Đánh giá thực trạng sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ rau nói chung và rau
an toàn tại các vùng rau cung cấp cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh giai đoạn

2005-2013.
Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh đến năm 2020, định hướng đến 2030.
Đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.
2.
-

Yêu cầu
Tổng hợp, phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu liên quan đến việc lập
quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn;
Thu thập số liệu và đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển các vùng rau
an toàn.
Dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển tác động đến quy hoạch vùng sản
xuất rau an toàn trong tương lai.
Xác định các quan điểm phát triển và một số chỉ tiêu về phát triển sản xuất rau
an toàn; Xác định được những vùng có điều kiện đất, nước và không bị tác
động bởi ô nhiễm để hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trung với
quy mô lớn;
Lập báo cáo quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trình Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phê duyệt.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.
Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu: Thu thập và kế thừa các tài liệu
pháp lý đã có như các quy hoạch đã được phê duyệt, các kết quả phân tích mẫu
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

4



Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

2.
-

-

3.

4.
5.
-

-

-

đất, nước, số liệu thống kê hiện có của các tỉnh, các văn bản về chủ trương,
chính sách đã được ban hành...;
Phương pháp điều tra - khảo sát thực địa kết hợp phương pháp đánh giá
nhanh có sự tham gia của nông dân (PRA):
Các yếu tố tự nhiên (đất, nước, địa hình) trên bản đồ nền địa hình đã được số
hóa và điều kiện kinh tế - xã hội; hiện trạng sản xuất, sử dụng các loại hóa
chất, thuốc bảo vệ thực vật ….
Phỏng vấn đơn vị sản xuất (nông hộ, doanh nghiệp) về nguyện vọng phát triển
sản xuất, đặc điểm, trình độ, nguồn lực … theo các phiếu điều tra in sẵn và
được xử lý và tổng hợp bằng các phần mềm chuyên dụng.
Tham quan các khu nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất rau an toàn trong
nước.
Phương pháp chuyên gia: Phối hợp với các chuyên gia am hiểu sâu về từng

lĩnh vực trong nội dung quy hoạch để tư vấn, hội thảo đánh giá điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, các lĩnh vực chuyên môn, khoa học kỹ thuật về sản
xuất, sơ chế, bảo quản, xúc tiến thương mại sản phẩm rau; xây dựng phương
án quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
Phương pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật; nội suy, ngoại suy
Sử dụng các định mức được nhà nước ban hành kết hợp với điều tra hiện trạng
để khu vực hoá và cập nhật trong tính toán đầu tư.
Sử dụng các phần mềm GIS (Arc GIS, ARC view, Mapinfo, Microstattion…)
để số hóa, xây dựng hệ thống bản đồ phục vụ quy hoạch.
Phương pháp lấy mẫu phân tích
Xác định số lượng các loại mẫu cần phân tích theo Quyết đinh số
765/QĐ/BNN-KHKT ngày 08/12/1984 của Bộ Nông nghiệp ban hành tiêu
chuẩn cấp ngành “Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn”.
Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu nước theo TCVN 6000-1995 đối với
nước ngầm, TCVN 5996-1995 đối với nước sông và suối, TCVN 5994-1995
đối với nước ao, hồ tự nhiên và nhân tạo.
Phân tích các mẫu đất, nước theo các chỉ tiêu quy định tại Quyết định số
99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về Ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.

VII. NỘI DUNG QUY HOẠCH
NỘI DUNG 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, BẢO
QUẢN, TIÊU THỤ RAU AN TOÀN CUNG CẤP CHO HAI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
1.

Đánh giá thực trạng sản xuất rau

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


5


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

2.

Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng rau giai đoạn 2005 - 2013 theo tỉnh,
thành phố.
Giống và thời vụ gieo trồng.
Cơ cấu, chủng loại rau.
Các vùng sản xuất rau tập trung.
Hiệu quả sản xuất rau.
Thực trạng sản xuất rau an toàn

2.1 Tình hình sản xuất rau an toàn tại các tỉnh
Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn.
Diện tích, năng suất, sản lượng rau được chứng nhận VietGAP và các tiêu
chuẩn an toàn khác tương đương.
Giống và thời vụ gieo trồng.
Công thức luân canh, xen canh rau.
Kỹ thuật canh tác và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn.
Tình hình sử dụng phân bón, hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau an toàn.
2.3. Thực trạng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất rau an
toàn tại các tỉnh
2.4. Công tác chứng nhận rau an toàn
Các tổ chức cấp chứng chỉ chứng nhận rau an toàn.
Thực trạng công tác cấp chỉ chứng nhận sản xuất rau an toàn.
3. Thực trạng sơ chế, bảo quản rau an toàn
Tình hình trang thiết bị áp dụng cho các cơ sở sơ chế, bảo quản rau an toàn.

Quy mô các vùng nguyên liệu.
Đánh giá mức độ an toàn khâu sơ chế, bảo quản rau.
Những vấn đề tồn tại cần giải quyết.
4. Thực trạng tiêu thụ rau an toàn
Thực trạng thị trường tiêu thụ rau an toàn tại các thành phố lớn và các khu
công nghiệp như sau:
+

Các kênh tiêu thụ:
Người sản xuất  bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Người sản xuất  người bán lẻ  người tiêu dùng.
Người sản xuất  người thu gom  nhà hàng siêu thị  người tiêu dùng.
Người sản xuất  người thu gom có cửa hàng và người tiêu dùng.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

6


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

+
-

Khối lượng tiêu thụ rau an toàn tại các thành phố lớn và các khu công
nghiệp tập trung.
Các hoạt động kinh doanh rau an toàn:

+ Nông hộ tự sản xuất tiêu thụ.
+ Người thu gom.

+ Hợp tác xã.
+ Chợ đầu mối.
+ Doanh nghiệp, các siêu thị.
Liên kết trong tiêu thụ rau an toàn.
Chênh lệch giá qua các kênh tiêu thụ.
Đánh giá chênh lệch giữa giá rau an toàn và rau thông thường.
5.
-

Hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm rau an toàn
Công tác tổ chức lực lượng thanh tra.
Công tác thanh tra mua bán thuốc BVTV.
Về tổ chức công tác giám sát, kiểm tra sử dụng thuốc BVTV.

6.
-

Tình hình thực hiện cơ chế chính sách về phát triển rau an toàn
Cơ chế hỗ trợ của trung ương.
Cơ chế hỗ trợ của địa phương.

7.

Thực trạng cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại
các tỉnh

-

Tập trung đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng liên quan đến sản xuất, vận
chuyển, sơ chế, bảo quản rau an toàn:

Công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, thoát nước vùng rau, các nguồn và chất
lượng nước tưới cho rau.
Hệ thống giao thông nội đồng tại các vùng sản xuất tập trung.
Hệ thống điện, công suất và chất lượng cung cấp sử dụng, mức độ an toàn.
Đánh giá chung tồn tại và hạn chế cần khắc phục.

8.
-

Thực trạng hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất rau an toàn
Dịch vụ giống.
Dịch vụ phân bón.
Dịch vụ hóa chất bảo vệ thực vật.
Dịch vụ khuyến nông.
Đánh giá chung về các loại hình dịch vụ…

-

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

7


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

9.

Đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau an toàn
tại các vùng rau an toàn


10.

Lấy mẫu đất và nước tại các tỉnh nằm trong vùng sản xuất rau an toàn cung
cấp cho thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

10.1. Phân tích các chỉ tiêu về đất, nước của các tỉnh
10.2. Cơ sở lấy mẫu đất, nước để phân tích
Dựa vào diện tích các loại đất trồng rau hiện nay của các tỉnh
Dựa vào độ đồng nhất về độ dốc, tầng dày của đất
Dựa vào hiện trạng, quy mô sản xuất rau trên địa bàn tỉnh
Dựa vào nguồn nước tưới của từng khu vực
Lấy mẫu đất, nước phân tích tại cùng địa điểm
Theo Quyết định số 765/QĐ/BNN-KHKT ngày 08/12/1984 của Bộ Nông
nghiệp ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật cấp ngành và Quy phạm điều tra lập bản
đồ đất tỷ lệ lớn.
10.3. Phân tích mức giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất
10.4. Phân tích mức giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong nước tưới
10.5. Đánh giá mức độ an toàn của đất trồng, nước tưới cho rau:
Dựa trên các chỉ tiêu phân tích đất và nước tưới, đánh giá mức độ an toàn:
thích hợp, ít thích hợp, không thích hợp.
Dự thảo quy trình lấy mẫu đánh giá mức độ an toàn nông sản
Mật độ phẫu diện được quy định cụ thể cho từng tỷ lệ bản đồ và loại địa hình
Diện tích ở thực địa (ha)/ 1 phẫu diện
Tỷ lệ bản đồ

-

Loại vùng
I


II

III

IV

1/25.000

30

20

15

12

1/10.000

25

10

7

5

1/5.000

7


5

3

1

Đối với mẫu nước, lấy tại tất cả các nguồn nước tưới cho vùng rau an toàn
(sông, suối, hồ, ao, nước ngầm), số lượng mẫu gắn với phẫu diện đất phân tích
(tính 15% phẫu diện đất).

11. Đánh giá chung về sản xuất rau an toàn tại hai vùng kinh tế trọng điểm
Những mặt đạt được
Những khó khăn, hạn chế, tồn tại
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

8


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

-

Nguyên nhân của tồn tại.

NỘI DUNG 2: QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN CUNG CẤP
CHO HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Dự báo một số điều kiện phát triển
1.1. Điều kiện về vốn đầu tư

Dự báo về khả năng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ được xây dựng phục vụ
cho sản xuất rau an toàn.
Dự báo về khả năng đầu tư, khai thác các nguồn vốn cho sản xuất rau an toàn
và các chương trình, dự án có liên quan.
Dự báo khả năng dịch vụ đáp ứng về vật tư, phân bón, nguyên liệu cho sản
xuất và chế biến rau an toàn.
1.2. Điều kiện khoa học công nghệ
-

Dự báo về các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất:
Tiến bộ về giống rau.
Tiến bộ trong việc sử dụng nguồn nước, xây dựng đồng ruộng, cải tạo đất.
Tiến bộ về phân bón hữu cơ sinh học, bảo vệ thực vật...
Tiến bộ về kỹ thuật canh tác, trồng, chăm sóc.
Tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, chế biến rau an toàn.

1.3. Dự báo dân số tại Hà Nội và lao động tại các khu công nghiệp tập trung tại
vùng lập quy hoạch
Dự báo dân số tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Dự báo lao động tại các khu công nghiệp tập trung tại hai Thành phố.
1.4. Điều kiện thị trường và thị hiếu tiêu dùng rau an toàn
Thu thập các thông tin, các căn cứ trong quá khứ và dự báo để có định hướng
trong tiêu thụ rau an toàn để tham khảo và dựa vào dự báo dân số và lao động
tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung tại 2 vùng kinh tế trọng
điểm trong quá trình điều chỉnh quy mô sản xuất rau an toàn.
Dự báo quy mô sản lượng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, những vùng sản
xuất tập trung để cung ứng cho dân cư tại thành phố lớn và các khu công
nghiệp tập trung.
1.5. Điều kiện cơ chế chính sách
Thu thập đánh giá các chính sách đã ban hành nhất là các chính sách liên quan

đến ruộng đất, chính sách phát triển kinh tế hộ, trang trại, các chính sách đối với
sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, từ đó xác định:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

9


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

-

Tác động của các chính sách trong thời gian qua đối với rau an toàn.
Những tồn tại, bất cập của chính sách cần bổ sung sửa đổi.
Những vấn đề cần giải quyết, đề ra các chính sách mới.

1.6. Điều kiện về kết cấu hạ tầng
Thu thập, đánh giá kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ sản xuất rau an toàn và công
nghệ sơ chế, chế biến, bảo quản rau an toàn về số lượng, chất lượng, khả năng
cung ứng, quản lý, từ đó xác định:
Khả năng của hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu.
Khả năng của công nghiệp chế biến, bảo quản rau an toàn.
Khả năng cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật (khuyến nông).
2.

Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn
cung cấp cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030
Dựa vào các mục tiêu chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp cả nước trong
giai đoạn tới, các yếu tố thị trường tiêu thụ, nhu cầu tiêu thụ rau an toàn tại hai
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, khả năng nguồn lực và các yếu

tố tác động để luận chứng về quan điểm, mục tiêu phát triển vùng sản xuất rau
an toàn đến 2020 và định hướng 2030.

3. Phân tích xác định quan điểm phát triển vùng sản xuất rau an toàn
Quan điểm về đảm bảo an toàn cho cả người sản xuất, người tiêu dùng và môi
trường.
Quan điểm về phát huy lợi thế của các vùng, áp dụng tiến bộ khoa học, quy
trình công nghệ tiên tiến để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đa
dạng chủng loại và mẫu mã đáp ứng nhu cầu, thị hiếu và thực sự tạo được
niềm tin, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng tại thành phố lớn và
các khu công nghiệp tập trung.
Quan điểm về gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với sơ chế, chế biến, bảo quản và
tiêu thụ, đảm bảo quản lý khép kín “từ đồng ruộng đến bàn ăn”, đảm bảo hài
hoà quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.
Quan điểm về huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, có sự trợ giúp
của Nhà nước vào những nội dung cần thiết, thích hợp.
4.

Luận chứng về mục tiêu phát triển

4.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng, phát triển sản xuất rau theo hướng tập trung, thực hành nông nghiệp
tốt và từng bước ứng dụng công nghệ cao nhằm cung cấp cho người tiêu dùng
sản phẩm rau chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm cho dân cư tại hai
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

10


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”


thành phố lớn và khu công nghiệp tập trung ở hai vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc và phía Nam.
4.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
Xác định các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 và định hướng đến 2030 với các chỉ
tiêu sau:
Tỷ lệ rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong tổng sản phẩm rau sản
xuất ra trên ở hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam.
Tỷ lệ sản phẩm rau ở các vùng sản xuất tập trung được tổ chức chứng nhận
hoặc người sản xuất tự chứng nhận và công bố phù hợp quy định, quy chuẩn
kỹ thuật, sản xuất, sơ chế rau an toàn hoặc phù hợp tiêu chuẩn VietGAP.
Tỷ lệ diện tích rau tại các vùng tập trung được sản xuất công nghiệp, ứng dụng
các công nghệ cao trong sản xuất.
5.

-

Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án quy hoạch
Để xây dựng các phương án phát triển sẽ tiến hành nghiên cứu xác định các yếu
tố như là những biến số cơ bản của phương án như:
Quỹ đất cho sản xuất rau an toàn và quy mô sử dụng cho sản xuất rau an toàn.
Lao động nông nghiệp trong sản xuất rau an toàn.
Quy mô huy động vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn.
Trình độ công nghệ áp dụng vào sản xuất rau an toàn.
Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.
Và các yếu tố gây tác động khác.
Từ các biến số trên xây dựng các phương án về tăng trưởng sản xuất rau an toàn
và tính hiệu quả theo các phương án.

6. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ rau an toàn

6.1. Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn
Quy hoạch vùng trồng rau theo tỉnh/thành phố, trong đó diện tích rau an toàn,
năng suất, sản lượng.
Quy hoạch số vùng rau an toàn theo quy mô diện tích để đầu tư nâng cấp,
quản lý giám sát sản xuất.
6.2. Quy hoạch hệ thống cơ sở sơ chế, chế biến và tiêu thụ rau an toàn
Tiến hành quy hoạch, xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến rau an toàn gắn với
các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, các chợ đầu mối.
Quy hoạch các cơ sở chế biến rau an toàn ở các vùng sản xuất tập trung và các
khu công nghiệp.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

11


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

Quy hoạch các chợ đầu mối rau an toàn gắn với các vùng sản xuất lớn và các
trục đường giao thông chính, các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung.
Quy hoạch mạng lưới tiêu thụ rau an toàn bao gồm các cửa hàng rau an toàn tại
các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung, quầy rau an toàn tại các chợ và gian
hàng rau an toàn tại các siêu thị.
Quy hoạch các vùng ưu tiên cho sản xuất rau an toàn bằng cách áp dụng các tiến
bộ KHCN về giống, phân bón và quy trình tiên tiến vào sản xuất. Phấn đấu giảm
cơ bản tồn dư hoá chất độc hại và vi sinh vật trong sản phẩm rau, đảm bảo an
toàn cho người sử dụng, nâng cao sức cạnh tranh.
Đề xuất tỷ lệ các cơ sở bảo quản, chế biến rau an toàn áp dụng quản lý chất
lượng (HACCP, GMP), tỷ lệ cơ sở sản xuất rau áp dụng quy trình GAHP, GAP.
Biện pháp nâng cao chất lượng rau, giảm dư lượng thuốc trừ sâu, tăng tỷ lệ diện
tích trồng rau theo quy trình an toàn đến năm 2020 và định hướng 2030.

NỘI DUNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về quản lý nhà nước
1.1. Tổ chức và quản lý đồng bộ
1.2. Hoàn thiện khung pháp lý
1.3. Cơ chế chính sách
Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất:
+ Chính sách ứng dụng thực hành sản xuất GAP.
+ Chính sách đất đai.
+ Chính sách hỗ trợ đầu tư;
+ Chính sách thuế và tín dụng.
Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Chính sách quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.
Chính sách chế tài xử phạt.
2. Quy hoạch và ưu tiên đầu tư hình thành các vùng sản xuất rau tập trung,
công nghiệp đảm bảo ATTP
Định hướng phát triển vùng rau tập trung đảm bảo ATTP tới năm 2020.
Định hướng hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung, sản xuất công
nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
3. Bổ sung cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, giám sát các khâu trong quá trình sản
xuất, sơ chế rau theo GAP
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

12


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

-


Đào tạo mạng lưới cán bộ khuyến nông ở các vùng sản xuất rau an toàn.
Tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm
việc tại cấp huyện, xã, các đối tượng là lực lượng kiểm soát, nhân viên cán bộ
làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn.

4.

Giải pháp đẩy mạnh công tác xác nhận rau đảm bảo ATTP để thuận lợi
trong truy xuất nguồn gốc và tạo lòng tin cho người tiêu dùng

5.
-

Hỗ trợ hoạt động chế biến và tiêu thụ rau an toàn
Hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở sơ chế, bảo quản rau an toàn.
Hỗ trợ mở rộng thị trường kinh doanh tiêu thụ rau an toàn.

6.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng rau an toàn

7.

Giải pháp khoa học công nghệ
Tăng cường công tác khuyến nông phát triển vùng sản xuất rau an toàn.
Ban hành các quy trình kỹ thuật sản xuất sơ chế bảo quản rau an toàn.

8.
-


-

9.

Đào tạo nguồn nhân lực
Nhóm cán bộ chỉ đạo: Bao gồm các cán bộ kỹ thuật ở cơ sở sản xuất.
Nhóm cán bộ đánh giá giám sát: Là cán bộ nhà nước có nhiệm vụ đánh giá,
giám sát quá trình sản xuất rau an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn rau an toàn
đã được công bố.
Nhóm người trực tiếp sản xuất: các hộ nông dân tại các vùng sản xuất rau tập
trung được đào tạo về quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
thực hành nông nghiệp.
Công tác tuyên truyền cho người sản xuất và tiêu dùng

10. Giải pháp đối với người sản xuất và các doanh nghiệp trong ngành hàng
Cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn.
Tổ chức sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ rau an toàn đúng quy trình kỹ
thuật.
Mở rộng diện tích và tăng năng suất rau an toàn.
Mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn.
11. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên
Nhóm dự án về điều tra, khảo sát, quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn,
gắn với cấp giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.
Nhóm dự án xây dựng các mô hình sản xuất, sơ chế rau an toàn.
Nhóm dự án đào tạo tập huấn cho người sản xuất, kinh doanh rau an toàn.
Nhóm dự án hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại về rau an toàn.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

13



Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

12.
-

Nhóm dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà lưới, nhà
kính, các công trình phục vụ sản xuất rau an toàn tập trung.
Nhóm dự án xây dựng các cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản rau an toàn.
Khái toán về vốn đầu tư và huy động nguồn vốn
Tỷ trọng vốn đầu tư cho sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau an toàn.
Vốn đầu tư phân theo nguồn.
Vốn đầu tư phân theo giai đoạn.

13. Xây dựng bản đồ quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho Hà
Nội và TP. Hồ Chí Minh đến 2020, định hướng 2030, tỷ lệ 1:250.000
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.

Cơ quan chủ đầu tư: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2.

Cơ quan quản lý dự án: Cục Trồng trọt

3.

Đơn vị thực hiện dự án: Lựa chọn đơn vị tư vấn.

IX. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH

Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho các
thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung ở 2 vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc và phía Nam đến năm 2020”. Số lượng theo quy định.
Báo cáo tóm tắt: Số lượng theo quy định.
Bản đồ hiện trạng vùng sản xuất rau an toàn của hai vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc và phía Nam tỷ lệ 1/250.000: 2 bộ theo quy định (mỗi vùng 1 bản
đồ).
Bản đồ quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho các thành phố lớn
và các khu công nghiệp tập trung ở 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và
phía Nam đến năm 2020, định hướng 2030 tỷ lệ 1/250.000: 2 bộ theo quy định
(mỗi vùng 1 bản đồ).
1 bộ đĩa CD sao tất cả các tài liệu, số liệu và các loại bản đồ (tất cả các bản đồ
được số hoá).
X. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
-

Tháng 8/2014: Xây dựng đề cương dự toán, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Chọn nhà thầu tư vấn, tiến hành ký hợp đồng triển khai thực hiện.
Tháng 9/2014 - 12/2014: Thu thập các thông tin thứ cấp từ các cơ quan và
điều tra khảo sát ở các tỉnh. Lấy mẫu đất, mẫu nước tại các tỉnh về phân tích
Tháng 1/2015- 2/2015: Xử lý thông tin, tổng hợp phân tích, xây dựng báo cáo,
hệ thống bản đồ, phân tích mẫu đất và nước.
Tháng 3/2015 - tháng 4/2015: Tính toán xây dựng phương án, dự thảo báo cáo
quy hoạch

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

14



Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

-

Tháng 5/2015: Tổ chức hội thảo, xin ý kiến các ban ngành và các chuyên gia.
Tháng 6/2015: Nghiệm thu, chỉnh sửa báo cáo, thẩm định trình phê duyệt.

XI. VỀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH
(Tôi copy mẫu của dự án quy hoạch thanh long làm căn cứ để sửa lại cho dự
án quy hoạch rau)
1. Cơ sở pháp lý để lập dự toán
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của
Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội;
- Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu chung;
- Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 hướng
dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa
học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Tài Chính- Bộ Khoa Học
và Công Nghệ ban hành;
- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ tài chính
Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan
Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định việc
lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành;
- Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính
quy định quản lí, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống
kê;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và
công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN Ngày 24/01/2006 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc Ban hành đơn giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn;
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

15


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

- Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về Quy định định mức chế độ công tác phí, chi hội nghị áp
dụng cho cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành.
2. Nhu cầu kinh phí để thực hiện dự án quy hoạch
2.1. Chi phí trong đơn giá (theo Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT)
Căn cứ theo Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định,
công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu thì định mức chi phí tối đa cho các dự án Quy hoạch
phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của cả nước được tính như sau:
Áp dụng công thức tính tại Điều 7 và các phụ lục I, II, III, VII, XI của Thông

tư số 01/2012/TT, tính như sau:
GQHN = Gchuẩn x H1 x H2 x H3 x Qn x K. Trong đó:
GQHN là tổng mức chi phí cho dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và
sản phẩm chủ yếu (đơn vị triệu đồng).
Gchuẩn = 850 (triệu đồng).
H1 : hệ số cấp độ địa bàn quy hoạch, H1= 1,5 (cấp vùng).
H2 : hệ số điều kiện làm việc và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa
bàn quy hoạch, H2 = 1,65 (vùng ĐBSCL).
H3 là hệ số quy mô diện tích tự nhiên của địa bàn quy hoạch. Ở đây tổng
diện tích tự nhiên của 03 tỉnh (Bình Thuận, Tiền Giang, Long An) được chọn lập
quy hoạch vùng trồng cây thanh long là 14.813,6 km 2, nên H3 = 2,7 (Vùng có quy
mô diện tích từ 10.000 km2 đến < 30.000 km2 ứng với H2 = 1,65).
Qn : hệ số khác biệt giữa quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu, Qn = 0,17 (trồng trọt).
Hệ số K: hệ số điều chỉnh lương tối thiểu và mặt bằng giá tiêu dùng
K = K1 + K2
K1 =0,3 x (1+14,07/100) = 0,34221
+ Tám tháng (từ tháng 3- tháng 12) năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng theo công
bố của ngành Thống kê là 4,26%
+ Năm 2013, so với năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng theo công bố của ngành
Thống kê là 6,04%
+ Hai tháng năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng theo công bố của ngành Thống
kê là 3,77%.
+ Tổng số chênh lệch giá tiêu dùng từ thời điểm công bố Thông tư số 01/TTBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

16


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”


BKHĐT đến thời điểm lập dự toán là 14,07%
- K2= 0,7* hệ số điều chỉnh lương (1150/830=1,386)= 0,9702
Ta tính được K = 0,3422 + 0,9702 = 1,3124
Áp vào công thức ta tính được:
GQHN= Gchuan x H1 x H2 x H3 x Qn x K
GQHN = 850 x 1,5 x 1,65 x 2,7 x 0,17 x 1,3124 = 1.267.281.000 đồng
Hệ số định mức chi phí cho các dự án quy hoạch phát triển một ngành, lĩnh
vực là thành phần của một ngành, lĩnh vực chủ yếu không quá 50% định mức được
quy định cho ngành, lĩnh vực chủ yếu đó (Khoản 4 Điều 7 Thông tư 01/2012/TTBKHĐT)
GQHCTL = 1.267.281.000 x 50% = 633.640.500 đồng (1)
2.2. Chi phí đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch
Nội dung đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại điểm 2 khoản II
mục A của Phụ lục I Nghị định số 29/2013/NĐ-CP. Chi phí cho các nội dung này
được tính theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT
ngày 30/3/2012 và các văn bản hướng dẫn tại mục 1 của phần này.
Tổng kinh phí cho nội dung này trước thuế là: 320.145.000 đồng (2). Chi tiết
tại phụ biểu 02.
2.3. Chi phí ngoài đơn giá (theo Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN)
Mục đích của điều tra, khảo sát bổ sung xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ
đất và đánh giá thích nghi đất đai để làm cơ sở cho quy hoạch bố trí vùng trồng cây
thanh long tập trung. Ở phần này chỉ khảo sát trên diện tích tự nhiên của 10 huyện
được chọn thuộc 03 tỉnh như đã nói. Tổng diện tích tự nhiên của 10 huyện là
649.922,9 ha. Áp dụng tại bảng 3 của Quyết định 07/2006/QĐ-BNN cho bản đồ tỷ
lệ 1/250.000 là:
- Chi phí xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng trồng thanh long tập
trung trước thuế là: 121.821.548 đồng
- Chi phí xây dựng bản đồ đất trước thế là: 310.851.624 đồng
- Chi phí xây dựng bản đồ đánh giá thích nghi đất đai trước thuế là:
185.500.994 đồng
Tổng chi phí cho nội dung này sau thuế là: 676.082.297 đồng. Làm tròn số:

618.174.166 đồng (3). Chi tiết tại Phụ biểu 03.
2.4. Chi phí điều tra
- Lựa chọn 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng sinh thái gồm: Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, Nghệ An, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Đồng Nai, Trà Vinh.
Số phiếu điều tra: mỗi tỉnh lựa chọn 1 – 2 huyện có trồng thanh long, số
phiếu mỗi tỉnh 20 phiếu về cây thanh long và một số cây trồng khác có khả năng
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

17


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

cạnh tranh về hiệu quả kinh tế - xã hội với cây thanh long.
Số lượng phiếu 20 phiếu x 7 tỉnh = 140 phiếu.
Tổng chi phí điều tra: 258.450.000 đồng (4), chi tiết phụ lục 04.
2.5. Tổng cộng chi phí dự án quy hoạch vùng trồng cây thanh long
- Tổng cộng chi phí dự án quy hoạch vùng trồng cây thanh long trước thuế
là: (1)+(2)+(3)+(4) = 633.544.102 đồng + 320.145.000 đồng + 618.174.166 đồng +
258.450.000 đồng = 1.830.313.268 đồng
- Thuế GTGT (10%) = 183.031.327 đồng
- Tổng cộng chi phí dự án sau thuế là: 2.013.344.595 đồng
Làm tròn: 2.013.345.000 đồng (Hai tỷ không trăm mười ba triệu ba trăm
bón mươi năm ngàn đồng chẵn)./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Quốc Doanh

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


18


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN CUNG CẤP CHO
CÁC THÀNH PHỐ LỚN VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG Ở 2
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẤC VÀ PHÍA NAM
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Theo Điều 3. Chương II. Đánh giá môi trường Chiến lược của Nghị định
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 về việc quy định về đánh giá môi
trường Chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường thì
“Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho các thành phố lớn và các khu
công nghiệp tập trung ở 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030” là đối tượng phải lập đánh giá môi trường chiến
lược chi tiết dưới hình thức lồng ghép trong báo cáo quy hoạch.
Căn cứ vào Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 và
Thông tư 26/2011/TT-BTNTMT ngày 18 tháng 7 năm 2011, thì Đánh giá môi
trường chiến lược của quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn như sau:
I. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
1. Tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch
- Mô tả mối liên kết giữa quá trình lập quy hoạch và quá trình thực hiện
đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), trong đó nêu rõ quá trình thực
hiện ĐMC được gắn kết như thế nào với quá trình lập quy hoạch.
- Nêu tóm tắt về việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia về
ĐMC do cơ quan lập quy hoạch thành lập hoặc cơ quan tư vấn thực hiện
ĐMC.
- Danh sách và vai trò của những người trực tiếp tham gia trong quá trình

thực hiện ĐMC và trong việc lập báo cáo ĐMC.
- Mô tả cụ thể về quá trình làm việc, thảo luận của tổ chuyên gia về
ĐMC với tổ chuyên gia về lập quy hoạch nhằm lồng ghép các nội dung
về môi trường vào trong từng giai đoạn của quá trình lập quy hoạch.
- Thông tin sử dụng để thực hiện ĐMC.
- Phương pháp sử dụng để thực hiện ĐMC.
- Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và những vấn đề còn chưa chắc
chắn của các dự báo.
2. Xác định phạm vi của ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên quan đến
quy hoạch
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

19


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

2.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC
- Phạm vi không gian, trong đó chỉ rõ những vùng lãnh thổ cần nghiên
cứu trong ĐMC.
- Phạm vi thời gian cần nghiên cứu trong ĐMC.
2.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch
- Nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch cần xem
xét trong ĐMC.
- Nêu rõ các mục tiêu môi trường trong các văn bản pháp luật, chiến
lược, chính sách, kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường có liên quan
đến các vấn đề môi trường đã xác định ở trên.
- Các vấn đề môi trường chính được tiếp tục xem xét trong các bước
thực hiện ĐMC.
3. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của quy với các quan

điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường
- Đánh giá sự phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa các quan điểm, mục tiêu của
quy hoạch với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường đã được
các cấp, các ngành xác lập trong các văn bản chính thống có liên quan
như: nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nước; quy hoạch về bảo vệ môi trường; quy hoạch về khai thác, sử dụng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và các văn bản chính thống có liên
quan khác.
- Dự báo tác động, ảnh hưởng của các quan điểm, mục tiêu của quy
hoạch đến các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan trong
các văn bản nêu trên.
4. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất và luận chứng phương
án chọn
Đánh giá tác động đến môi trường của các phương án phát triển đề xuất
(trong trường hợp có từ 02 phương án trở lên) và đưa ra khuyến nghị về
lựa chọn, điều chỉnh phương án phát triển dựa trên quan điểm về bảo vệ
môi trường.
5. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực
hiện quy hoạch
5.1. Đánh giá tác động của quy hoạch đến môi trường
5.1.1. Đánh giá tác động của từng thành phần đến môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

20


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

- Xác định các thành phần của quy hoạch (các quy hoạch thành phần, các

chương trình, dự án, các hoạt động đầu tư và các hoạt động khác) có khả năng gây
tác động môi trường.
- Đánh giá tác động của từng thành phần quy hoạch đến môi trường.
- Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công nghệ, phân bố không gian, thời gian
thực hiện của từng thành phần quy hoạch, các hoạt động của quy hoạch.
5.1.2. Đánh giá tác động của toàn bộ quy hoạch đến môi trường
- Đánh giá tác động của toàn bộ quy hoạch đến môi trường trên cơ sở tổng
hợp các tác động của từng thành phần quy hoạch.
5.2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính
Dự báo xu hướng từng vấn đề môi trường chính đã được xác định theo
không gian và thời gian cụ thể.
6. Tổ chức việc tham vấn và kết quả tham vấn các bên liên quan trong quá
trình ĐMC
6.1. Tổ chức việc tham vấn
Mô tả quá trình tổ chức tham vấn các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc
tham vấn các bên liên quan đã được thực hiện ở các bước nào trong quá
trình ĐMC, mục đích tiến hành tham vấn, đối tượng tiến hành tham vấn,
phương pháp tham vấn.
6.2. Nội dung và kết quả tham vấn các bên liên quan
Nêu từng nội dung đã tham vấn kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: đối tượng tham
vấn, phương pháp tham vấn và tóm tắt kết quả tham vấn của quá trình tham vấn
trong từng bước thực hiện ĐMC, trong đó cần làm rõ:
- Các thông tin thu thập được từ các bên liên quan thông qua quá trình
tham vấn.
- Các ý kiến đóng góp (bao gồm cả các ý kiến nhất trí và phản đối), các
kiến nghị về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch của các bên liên quan.
7. Những nội dung của quy hoạch đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực
hiện ĐMC và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi
trường
7.1. Những nội dung của quy hoạch đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực

hiện ĐMC
7.1.1. Những đề xuất, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch của nhóm chuyên gia/cơ quan
tư vấn thực hiện ĐMC và của các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

21


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

- Nêu rõ các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch của nhóm chuyên
gia/cơ quan tư vấn thực hiện ĐMC.
- Nêu rõ các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch của các bên liên
quan thông qua quá trình tham vấn.
7.1.2. Những nội dung của quy hoạch đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực
hiện ĐMC
Mô tả những nội dung quy hoạch đã được cơ quan lập quy hoạch điều
chỉnh trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị nêu tại mục 7.1.1:
- Những điều chỉnh về quan điểm, mục tiêu, định hướng của quy hoạch.
- Những điều chỉnh về phương án phát triển.
- Những điều chỉnh về phạm vi, quy mô, cơ cấu của phương án phát
triển, các phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội hoặc phân bố
ngành trên vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy
hoạch sử dụng đất.
- Những điều chỉnh đối với các dự án thành phần, hoạt động cụ thể trong
quy hoạch (loại hình, phương án công nghệ, địa điểm, quy mô, thời gian
thực hiện của các dự án thành phần, hoạt động phát triển được đề xuất).
- Những điều chỉnh về giải pháp, phương án tổ chức thực hiện quy
hoạch.
7.1.3. Những đề xuất, kiến nghị chưa được tiếp thu

- Các đề xuất, kiến nghị của nhóm chuyên gia/cơ quan tư vấn thực hiện
ĐMC chưa được cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải thích rõ lý do.
- Các đề xuất, kiến nghị của của các bên liên quan thông qua quá trình
tham vấn chưa được cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải thích rõ lý do.
7.2. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực
đến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn
7.2.1. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật
Đề ra những giải pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu
và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do việc thực hiện các hoạt động,
dự án của quy hoạch; nhận xét, đánh giá về tính khả thi; dự kiến cách thức thực
hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.
7.2.2. Giải pháp về quản lý
Đề ra những giải pháp về quản lý nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc
phục các tác động tiêu cực đến môi trường do việc thực hiện các hoạt động, dự án
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

22


Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

của quy hoạch; nhận xét, đánh giá về tính khả thi; dự kiến cách thức thực hiện, cơ
quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.
7.2.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Định hướng, yêu cầu về ĐTM đối với các dự án thành phần trong quy hoạch,
trong đó chỉ ra những vấn đề môi trường cần chú trọng, những vùng, ngành/lĩnh vực
nào cần phải được quan tâm về ĐTM trong quá trình xây dựng các dự án thành phần;
lý do chủ yếu.
7.2.4. Giải pháp khác
7.2.5. Những đề xuất, kiến nghị về điều chỉnh các quy hoạch khác có liên quan

7.3. Chương trình quản lý môi trường
Đề xuất chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình
triển khai thực hiện quy hoạch, trong đó chỉ rõ:
- Nội dung giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát, địa điểm, trách nhiệm
giám sát, cách thức thực hiện, nguồn lực cần thiết.
- Cách thức phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện.
- Chế độ báo cáo trong quá trình thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Về mức độ tác động tiêu cực đến môi trường của quy hoạch
- Kết luận chung về sự phù hợp/mâu thuẫn của các mục tiêu của quy hoạch và
các mục tiêu về bảo vệ môi trường.
- Mức độ tác động xấu về môi trường nói chung trong quá trình triển khai quy
hoạch.
- Những tác động môi trường xấu không thể khắc phục được kèm theo nguyên
nhân.
2. Về hiệu quả của ĐMC
Cần nêu rõ:
- Những nội dung chủ yếu của quy hoạch đã được điều chỉnh.
- Những vấn đề còn chưa có sự thống nhất giữa các nội dung, yêu cầu về
phát triển và về bảo vệ môi trường.
- Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong quá trình thực
hiện quy hoạch, bao gồm cả những định hướng về thực hiện ĐTM đối với các dự
án đầu tư thuộc quy hoạch.
3. Về việc phê duyệt quy hoạch
Dựa trên các kết quả của ĐMC, kiến nghị về việc thẩm định, phê duyệt quy
hoạch, những vấn đề cần lưu ý khi thẩm định, phê duyệt quy hoạch (nếu có).
23
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



Đề cương - dự toán: “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn”

4. Kết luận và kiến nghị khác
II. HỒ SƠ THẨM ĐỊNH
1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định thực hiện theo mẫu quy định tại phuc
lục 1.4 Tại thông tư 26/2011/TT-BTNMT.
2. Chín (09) bản dự thảo quy hoạch đã được lồng ghép nội dung báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược chi tiết.
3. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09)
người hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định,
chủ dự án cung cấp thêm dự thảo quy hoạch.
III. THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐMC CỦA QUY HOẠCH
Dự án “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho các thành phố
lớn và các khu công nghiệp tập trung ở 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía
Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” sẽ do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp
& Phát triển nông thôn phê duyệt. Do đó, ĐMC của quy hoạch sẽ Bộ NN&PTNT
tổ chức hội đồng thẩm định.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

24



×