Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề cương quy hoạch đất lúa quảng ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.67 KB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG
QUY HOẠCH CHI TIẾT ĐẤT LÚA TỈNH QUẢNG NINH
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực hàng đầu.Trồng lúa nước là một
nghề truyền thống từ lâu đời và có vị trí hết sức quan trọng không
những đảm bảo ANLT quốc gia, mà còn đóng góp phần lớn vào kim
ngạch xuất khẩu nông lâm sản (trong 10 năm qua, bình quân chiếm
khoảng 23%). Tuy nhiên, trong khi trở thành nước xuất khẩu gạo
đứng thứ 2 thế giới, tình trạng thiếu lương thực cục bộ vẫn xảy ra ở
một số vùng và một số đối tượng. Cả nước hiện còn 6,7% số dân
thiếu lương thực, vùng nông thôn chiếm 8,7%, riêng vùng đồng bào
dân tộc tới 21,2%.
Yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo ANLT quốc gia là quỹ đất
sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất lúa. Những năm gần đây cùng
với tiến trình CNH, HĐH đất nước, đất trồng lúa ngày càng giảm do
phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị hóa. Điều đáng quan
tâm là phần lớn diện tích đất lúa chuyển sang mục đích phi nông
nghiệp là đất tốt, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho
thâm canh, tăng vụ.
Thực hiện kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị về đề án: “ANLT
quốc gia đến năm 2020” và Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính Phủ
về đảm bảo ANLT quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 trình Chính phủ phê duyệt.
Nghị Quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thông qua Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (20112015) cấp quốc gia. Trong đó: xác định đến năm 2020, diện tích đất
canh tác lúa nước ta ổn định 3,812 triệu ha (Trong đó: đất chuyên


trồng lúa nước 3,22 triệu ha).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành quyết định
3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014 về việc phê duyệt quy hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020. Trong
đó xác định vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2014-2015
chuyển đổi diện tích gieo trồng lúa khoảng 42 nghìn ha sang các
loại cây trồng hàng năm khác, giai đoạn 2016-2020, chuyển đổi
khoảng 204 nghìn ha.
1


Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 2622/QĐ-TTg ngày
31/12/2013 về việc Phê quyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó, đối
với phát triển nông nghiệp, xác định rõ: Phát triển nông nghiệp theo
hướng hàng hóa tập trung, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ hỗ
trợ cho ngành du lịch thông qua các mặt hàng nông sản, ẩm thực,…
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao diện tích cây
trồng có giá trị kinh tế cao, đồng thời duy trì một tỷ lệ thích hợp các
cây lương thực, đặc biệt là cây lúa để đảm bảo an ninh lương
thực.
Nghị quyết 22/2013/NQ-CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Quảng
Ninh đã xác định đến năm 2020, diện tích đất canh tác lúa ổn
định 25.000 ha (trong đó: đất chuyên trồng lúa nước 19.000 ha).
Như vậy, việc vừa phải đảm bảo diện tích đất lúa theo phân bổ của
quốc gia, đồng thời “sử dụng linh hoạt” đất lúa để vừa đảm bảo an
ninh lương thực cho tỉnh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất trên
1 đơn vị diện tích đất lúa, đảm bảo nông dân trồng lúa có lãi và đời
sống được nâng cao thì việc thực hiện lập “Quy hoạch chi tiết sử
dụng đất lúa tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030” là cần thiết và cấp bách.
II. NHỮNG CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN


Kết luận số 53-KL/TW ngày 5 tháng 8 năm 2009 của Bộ Chính Trị về
đề án:”An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.



Nghị quyết số 24/NQ - CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về Ban
hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương 7 khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.



Nghị quyết số 63/NQ-CP về đảm bảo ANLT quốc gia của Chính phủ
ngày 23 tháng 12 năm 2009.



Nghị Quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thông qua Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)
cấp quốc gia.



Nghị quyết 22/2013/NQ-CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Quảng
Ninh.




Quyết định 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về việc Phê quyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn 2030.
2




Quyết định 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020



Quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.



Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ
2011-2015.



Thống kê diện tích đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai các năm 2000,
2005, 2010, 2013 tỉnh Quảng Ninh.




Dự thảo đề tái tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.



Các chiến lược, quy hoạch phát triển của các ngành: quy hoạch xây
dựng vùng, giao thông, công nghiệp, xây dựng v.v... có liên quan đến
sử dụng đất lúa của cả nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.



Thông 01/2012/TT-BKHĐT ngày 01/02/2012 của Bộ kế hoạch và
Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và
công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát
triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

III. MỤC TIÊU


Lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất lúa tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn 2030.



Xác định chỉ giới đường đỏ trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 cấp tỉnh.

IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA
1.


Phạm vi điều tra

1.1. Phạm vi thời gian
Thực hiện năm 2015
1.2. Phạm vi không gian
Diện tích đất lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2.

Đối tượng điều tra

2.1. Đối tượng về tài nguyên, thiên nhiên
-

Các loại hình sử dụng đất lúa của tỉnh Quảng Ninh.
-

Tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp đặc
biệt là đất lúa.

3


2.2. Đối tượng về kinh tế - xã hội
-

Dân số, lao động nông nghiệp, nông thôn

-


Phát triển các khu đô thị và các khu dân cư

-

Phát triển các khu công nghiệp

-

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ...

V.

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH

A.

LẬP QUY HOẠCH CHI TIẾT ĐẤT LÚA CẤP TỈNH

1.

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH QUẢNG NINH

1.1.

Thu thập thông tin liệu về điều kiện tự nhiên và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên gồm: Vị trí địa lý; Địa hình, địa mạo, khí hậu,
thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên nước…

1.2.


Thu thập các thông tin dữ liệu về hiện trạng kinh tế, xã hội của
tỉnh

-

Tăng trưởng kinh tế: Phân tích các chỉ tiêu tốc độ phát triển chung
theo ngành.

-

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực.

-

Đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế tác động đến sử dụng
đất lúa.

1.3.

Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng phát triển các ngành
kinh tế liên quan đến sử dụng đất lúa

-

Khu vực kinh tế nông nghiệp.

-

Khu vực kinh tế công nghiệp.


-

Khu vực kinh tế dịch vụ.

1.4.

Phân tích đánh giá tình hình dân số lao động việc làm và thu
nhập tập quán có liên quan đến sử dụng đất lúa

- Hiện trạng dân số: Tổng dân số, cơ cấu dân số theo ngành (nông nghiệp,
phi nông nghiệp), khu vực (đô thị, nông thôn), số hộ, quy mô hộ;
- Gia tăng dân số: tỷ lệ tăng dân số chung, tăng tự nhiên, tăng cơ học;
- Đặc điểm phân bố và dịch chuyển dân cư theo đơn vị hành chính, vùng
trọng điểm, đô thị, nông thôn;

4


- Lao động và việc làm: Tổng số lao động, cơ cấu lao động theo khu vực,
ngành, lĩnh vực, tỷ lệ lao động có việc làm, thất nghiệp, giá trị công lao
động;
- Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ giàu, trung bình,
nghèo đói chung và phân theo khu vực (đô thị, nông thôn);
- Tập quán sinh hoạt, sản xuất có liên quan đến sử dụng đất lúa
- Đánh giá khái quát tình hình dân số, lao động, việc làm, tập quán sản
xuất tác động đến việc sử dụng đất lúa.
1.5.

Phân tích đánh giá thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư

nông thôn

-

Đánh giá thực trạng phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn tác động
đến việc sử dụng đất lúa.

1.6.

Phân tích đánh giá thực trạng phát triển cơ sở kỹ thuật, hạ tầng
xã hội liên quan đến sử dụng đất lúa: Giao thông (đường bộ,
đường thuỷ, …); Thuỷ lợi (đê điều, hồ chứa nước, kênh mương, công
trình đầu mối); Giáo dục - đào tạo; Y tế; Văn hoá; Thể dục thể
thao;Năng lượng; Bưu chính viễn thông; Quốc phòng, an ninh.

2.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, BIẾN ĐỘNG ĐẤT LÚA

2.1.

Phân tích đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất lúa

-

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lúa trên phạm vi toàn
tỉnh, các huyện, xã.

-


Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất lúa

2.2.

Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất lúa giai
đoạn 2000 - 2014

2.2.1. Đánh giá tình hình sản xuất lúa gạo
-

Diện tích gieo trồng

-

Năng suất

-

Sản lượng lúa.

2.2.2. Hệ số sử dụng đất lúa
2.2.3. Các loại hình sử dụng đất lúa
2.2.4. Diện tích đất lúa 1 vụ chuyển lên 2 vụ
2.2.5. Biến động đất lúa (giai đoạn 2000 - 2014) cụ thể đến từng huyện:
a.
-

Nguyên nhân biến động
Biến động tăng:


5


+
+
+
+
+
*
*
*
b.
2.3.

Từ đất chưa sử dụng
Từ nội bộ đất nông nghiệp
Từ đất phi nông nghiệp…
Biến động giảm:
Giảm vào mục đích phi nông nghiệp: khu công nghiệp, khu đô thị,
giao thông, thủy lợi….
Chuyển trong nội bộ ngành nông nghiệp
Chuyển sang nuôi trồng thủy sản
Chuyển sang trồng cây hàng năm
Chuyển sang trồng cây lâu năm.
Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường: tính hợp lý và những
tồn tại trong việc chuyển đổi đất lúa sang các mục đích khác.
Đánh giá, rà soát tình hình thực hiện Nghị quyết của Chính Phủ
về quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2010

-


Tình hình thực hiện quy hoạch một số cơ sở hạ tầng trên đất lúa: Văn
hóa, giáo dục, thể thao, y tế, chợ....

-

Tình hình thực hiện quy hoạch đất khu công nghiệp trên đất lúa

-

Tình hình thực hiện quy hoạch sân golf trên đất lúa.
...

-

Đánh giá những nguyên nhân và tồn tại trong việc thực hiện quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2010 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.

2.4.

Đánh giá tổng hợp những mặt tích cực, tồn tại trong việc quản
lý, sử dụng đất lúa, biến động đất lúa

2.4.1. Tổng hợp, đánh giá những mặt tích cực, tồn tại trong công tác
quản lý, sử dụng đất lúa và xu thế biến động đất lúa.
2.4.2. Tổng hợp, đánh giá những mặt tích cực, nguyên nhân tồn tại
trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2010 đã
được Chính phủ phê duyệt.
3.


DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT
LÚA TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch có liên
quan đến sử dụng đất lúa của tỉnh Quảng Ninh

Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế

Khu vực kinh tế nông nghiệp

6








Khu vực kinh tế nông nghiệp
Khu vực kinh tế dịch vụ
Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…

3.2. Các chiến lược, quy hoạch phát triển của các ngành: giao thông,
công nghiệp, xây dựng v.v... cả nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có

liên quan đến sử dụng đất lúa
3.3. Dự kiến nhu cầu chuyển đổi đất lúa sang các mục đích khác đến
năm 2020, tầm nhìn 2030: Xác định nhu cầu sử dụng đất lúa để phát
triển các ngành, lĩnh vực (dựa trên nguyên tắc chuyển đổi tiết kiệm).
3.3.1. Chuyển sang đất phi nông nghiệp
-

+
+
+
+
+
-

+
+
+
+
+

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch các ngành phi nông nghiệp
có nhu cầu chuyển đổi trên đất chuyên lúa đến năm 2020 và tầm nhìn
2030
Đất đô thị và nông thôn
Đất giao thông
Đất công nghiệp
Đất thủy lợi
Đất phi nông nghiệp khác…
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch các ngành phi nông nghiệp
có nhu cầu chuyển đổi trên đất lúa 1 vụ đến năm 2020 và tầm nhìn

2030
Đất đô thị và nông thôn
Đất giao thông
Đất công nghiệp
Đất thủy lợi
Đất phi nông nghiệp khác…

3.3.2. Chuyển sang nội bộ đất nông nghiệp
-

+
+
+

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
và phát triển thủy sản, chăn nuôi trên đất chuyên lúa đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030:
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm

7


+ Dự kiến diện tích đất lúa chuyển sang khu chăn nuôi tập trung xa khu
dân cư.
+
Dự kiến diện tích đất lúa chuyển sang mục đích phát triển nông thôn
mới: giao thông nội đồng.
+

Mục đích khác …
-

+
+
+
+
+
+

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
và phát triển thủy sản, chăn nuôi trên đất lúa 1 vụ đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030:
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Dự kiến diện tích đất lúa chuyển sang khu chăn nuôi tập trung xa khu
dân cư.
Dự kiến diện tích đất lúa chuyển sang mục đích phát triển nông thôn
mới: giao thông nội đồng.
Mục đích khác …

3.4. Dự kiến diện tích lúa bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu
-

Dự kiến diện tích đất lúa bị ngập

-

Dự kiến diện tích đất lúa bị mặn, phèn

- Dự kiến năng suất lúa bị giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

3.5. Dự kiến khả năng mở rộng diện tích đất lúa, tăng vụ tại tỉnh đến
năm 2020 và tầm nhìn 2030
-

Khả năng khai hoang phục hóa

-

Khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng lúa

-

Khả năng tăng vụ (từ đất 1 vụ lúa lên đất 2 - 3 vụ lúa).

4.

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LÚA TỈNH QUẢNG NINH
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

4.1.

Xây dựng quan điểm, mục tiêu quy hoạch sử dụng đất lúa

4.2.

Xác định diện tích đất lúa của tỉnh cần bảo vệ theo quy hoạch
đất lúa cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030.


4.3.

Phương án phân bổ sử dụng đất lúa đến huyện, xã năm 2020 và
tầm nhìn 2030 theo các loại hình sử dụng đất lúa:

-

ĐX - Mùa + 1 màu

-

ĐX - Mùa + 2 màu

8


-



4.3.1. Quy hoạch vùng đất lúa thâm canh cao sản đến huyện, xã năm
2020 và tầm nhìn 2030 theo các loại hình sử dụng đất lúa:
-

ĐX - Mùa + 1 màu

-

ĐX - Mùa + 2 màu


-



4.3.2. Quy hoạch vùng đất lúa hàng hóa chất lượng cao đến huyện, xã
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 theo các loại hình sử dụng đất
lúa:
-

ĐX - Mùa + 1 màu

-

ĐX - Mùa + 2 màu

4.4.

Quy hoạch sản xuất lúa tỉnh Quảng Ninh theo các huyện, xã

4.4.1. Quy hoạch bố trí sản xuất lúa đến huyện, xã theo mùa vụ
-

Cả năm: diện tích, năng suất, sản lượng

-

Vụ đông xuân: diện tích, năng suất, sản lượng

-


Vụ mùa: diện tích, năng suất, sản lượng.

4.4.2. Quy hoạch bố trí sản xuất lúa cao sản theo mùa vụ đến huyện, xã
-

Cả năm: diện tích, năng suất, sản lượng

-

Vụ đông xuân: diện tích, năng suất, sản lượng

-

Vụ mùa: diện tích, năng suất, sản lượng.

4.4.3. Quy hoạch bố trí sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo mùa
vụ đến huyện, xã
-

Cả năm: diện tích, năng suất, sản lượng

-

Vụ đông xuân: diện tích, năng suất, sản lượng

-

Vụ mùa: diện tích, năng suất, sản lượng.

5.


GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ ĐẤT LÚA

5.1.

Giải pháp về quản lý, bảo vệ đất lúa đã được quy hoạch

5.1.1. Thống nhất nhận thức, hành động về việc bảo vệ, quản lý, sử dụng
hiệu quả
5.1.2. Tăng cường công tác quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sử
dụng đất lúa

9


5.2. Giải pháp về sử dụng đất lúa theo quy hoạch
5.2.1. Sử dụng đất lúa đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch đã được
phê duyệt
5.2.2. Nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ độ phì nhiêu của đất trồng
lúa
5.3. Chính sách quản lý và sử dụng đất lúa
5.3.1. Chính sách cho địa phương sản xuất lúa
5.3.2. Chính sách hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa gạo
6.

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ

-

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa tỉnh Quảng Ninh năm 2014 tỷ lệ

1/50.000.

-

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất lúa tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 tỷ lệ 1/50.000. Xác định chỉ giới đường đỏ các vùng
chuyên lúa trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000.

7.

TỔ CHỨC HỘI THẢO, XIN Ý KIẾN CÁC BAN, NGÀNH

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Kế thừa các nguồn thông tin, tư liệu và các báo cáo của các ngành có
liên quan, đặc biệt là các chương trình, dự án về quy hoạch nông
nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.



Phương pháp phúc tra, khảo sát thực địa



Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)
được sử dụng trong điều kiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
cũng như các loại sử dụng đất dự kiến sẽ thay thế cây lúa khi chuyển
đổi.




Phương pháp phân tích hệ thống và toán thống kê - kinh tế sử dụng
trong tổng hợp, phân tích thông tin và xây dựng bố trí sử dụng đất lúa.



Phương pháp điều tra chọn mẫu



Phương pháp so sánh.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Cơ quan chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Quảng Ninh.
2. Cơ quan quản lý dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Quảng Ninh.
3.

Đơn vị thực hiện dự án: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.

10


VIII.

KINH PHÍ DỰ TOÁN: 1.800.000.000 ĐỒNG (một tỷ tám trăm
triệu đồng chẵn).


IX.

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN: Trong năm 2015

-

Tháng 1 - 2/2015: Xây dựng và bảo vệ đề cương dự toán

-

Tháng 2 - 3/2015: Thu thập các thông tin có sẵn từ các cơ quan và
điều tra khảo sát tại tỉnh, các huyện, xã

-

Tháng 4 - 5/2015: Xử lý thông tin, tổng hợp phân tích

-

Tháng 6 - 9/2015: Tính toán xây dựng phương án, dự thảo báo cáo
quy hoạch

-

Tháng 10/2015: Tổ chức hội thảo xin ý kiến địa phương, các Ban
ngành và các chuyên gia, chỉnh sửa.

-

Tháng 11 - 12/2015: Nghiệm thu, chỉnh sửa báo cáo, thẩm định trình

phê duyệt quy hoạch.

X.

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI: Thành lập các đoàn công tác
Thành lập 5 đoàn làm việc với tỉnh, các huyện, xã: mỗi đoàn gồm 06
người:
+ Đoàn 1: làm việc tại Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên & Môi trường,
Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông, Sở Y tế, Giáo dục
và các sở ban ngành liên quan của tỉnh.
+ Đoàn 2: Làm việc tại huyện Hoành Bồ, Bình Liêu.
+ Đoàn 3 : Làm việc tại thị xã Quảng Yên, huyện Đông Triều, thành
phố Uông Bí.
+ Đoàn 3: làm việc tại thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện
Vân Đồn.
+ Đoàn 4: làm việc tại thành phố Móng Cái, huyện Hải Hà, Đầm Hà,
+ Đoàn 5: Làm việc tại huyện Tiên Yên, Ba Chẽ, huyện Cô Tô.

XI.

SẢN PHẨM GIAO NỘP

XI.1. Tài liệu
-

Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch chi tiết đất lúa tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

-


Báo cá tóm tắt: “Quy hoạch chi tiết đất lúa tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

X.2. Bản đồ

11


+

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa tỉnh Quảng Ninh năm 2014 tỷ lệ
1/50.000.

+

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất lúa tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 tỷ lệ 1/50.000.

12



×