Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề cương rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nghề tỉnh hưng yên đến 2020 định hướng đến 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.23 KB, 16 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
---------------------------

ĐỀ CƯƠNG
RÀ SOÁT ĐIỀU CHỈNH, BỔ XUNG QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Hưng Yên, 2015
i


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
---------------------------

ĐỀ CƯƠNG
RÀ SOÁT ĐIỀU CHỈNH, BỔ XUNG QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ ĐẦU TƯ
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
VIỆN QUY HOẠCH VÀ
THIẾT KẾ NÔNG NGHIỆP



Hưng Yên, 2015
ii


PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, là một cực
tăng trưởng quan trọng của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hưng Yên có vị
trí địa lý vị trí vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
kinh tế quốc tế: phía Tây và Tây Bắc giáp với Thủ đô Hà Nội – Trung tâm
văn hóa, chính trị, giáo dục, khoa học công nghệ của cả nước; phía Bắc tiếp
giáp với tỉnh Bắc Ninh, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Hải Dương, phía Nam
giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam. Hưng Yên nằm trên
các trục giao thông lớn, đây là điều kiện quan trọng để giao lưu kinh tế và
giao thương với các tỉnh phía Bắc và bên ngoài (quốc lộ 5A, đường cao tốc
Hà Nội - Hải phòng, đường 5 mới), đường 39A,B; đường 38B, tiến tới là
đường cao tốc nối đường 1 với đường 5 cao tốc, tuyến đường sắt Hà Nội –
Hải Phòng, các tuyến đường vành đai v.v.v. Hưng Yên còn là nơi hội tụ của
nhiều trường đại học, cao đẳng trong đó: có trường đại học Kỹ thuật Hưng
Yên, Đại học Chu Văn An, cao Đẳng Bách khoa Hưng Yên, Cao đẳng Tài
Chính – Kinh tế, Cao đẳng sư phạm... đã đào tạo được nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ các KCN Thăng Long, Phố Nối A, Phố Nối B, các cụm
công nghiệp của tỉnh và các vùng lân cận.
Trong giai đoạn vừa qua, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đã
có những phát triển vượt bậc, đưa Hưng Yên từ 1 tỉnh nông nghiệp thuần túy
thành một tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp “hạt nhân là các khu công
nghiệp dọc hành lang Quốc lộ 5A”, cơ cấu kinh tế cùng với cơ cấu lao động
đã chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch dịch vụ và
giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Phát triển công nghiệp – đô thị - dịch

vụ đã tạo động lực thúc phát triển nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, nhất
là việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
Cùng với sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế, phát triển ngành
nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như:
giá trị sản xuất không ngừng tăng lên, các sản phẩm ngành nghề, làng nghề
truyền thống được quan tâm đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng, giá trị
và sức cạnh tranh sản phẩm, các ngành nghề mới được hình thành để thích
ứng với sự biến đổi của thị trường và hội nhập quốc tế, công tác bảo tồn nghề,
làng nghề truyền thống được quan tâm, môi trường làng nghề từng bước được
cải thiện, có sự kết nối giữa phát triển ngành nghề, làng nghề với phát triển
các sản phẩm nông nghiệp lợi thế của tỉnh, phát triển du lịch làng nghề gắn
với quá trình xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, mà thu nhập của làng nghề,
của các hộ sản xuất không ngừng tăng lên, góp phần quan trọng vào việc
1


chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông
thôn mới, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế nông thôn nói riêng, và
kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên nói riêng.
Tuy vậy, phát triển ngành nghề nông thôn vẫn còn bộc lộ những hạn
chế nhất định: việc tiếp cận với các hỗ trợ từ cơ chế, chính sách phát triển
nghề, làng nghề vẫn còn khó khăn; đào tạo lao động tay nghề cao chưa được
chú trọng, mẫu mã sản phẩm chậm đổi mới theo hướng hiện đại, chưa có sự
liên kết chặt chẽ giữa hộ sản xuất với doanh nghiệp làng nghề, quá trình tái cơ
cấu, chuyển đổi ngành nghề theo hướng gia tăng giá trị và bền vững còn
chậm, môi trường làng nghề chưa được xử lý triệt để…
Mặt khác, phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung, phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đã bước sang giai đoạn phát triển mới, đó là:
Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế; Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành quyết địn 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cấu trúc

ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, trên cơ sở đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực hiện tái
cơ cấu các ngành trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản,…Các địa phương đã và
đang đang xây dựng, thực hiện đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Tái cấu
trúc ngành nông nghiệp phải gắn với tái cơ cấu phát triển ngành nghề, làng
nghề nông thôn. Sắp tới, đến cuối năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN dự
kiến được thành lập, hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ, cơ hội và thách thức
sẽ chia đều cho phát triển các sản phẩm ngành nghề, làng nghề tỉnh Hưng
Yên, cơ hội là thị trường sẽ được mở rộng, buộc các doanh nghiệp ngành
nghề và các làng nghề phải quyết liệt đổi mới để nâng cao sức cạnh trạnh của
sản phẩm, thách thức là: sản phẩm cùng loại của các nước với giá thành rẻ
hơn sẽ cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm ngành nghề Hưng Yên.
Năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã ban hành quyết định
2140/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triền
ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng
đến năm 2020, quá trình triển khai quy hoạch đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng. Tuy vậy, cho đến nay tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như
tỉnh Hưng Yên đã có nhiều thay đổi, một số nội dung quy hoạch cũ đã không
còn phù hợp. Xuất phát từ những lý do trên thì việc tiến hành lập “Rà soát
điều chỉnh, bổ xung quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh
Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” là cần thiết.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP DỰ ÁN
1. Văn bản, chủ trương của Trung Ương, các bộ ngành
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về việc
phát triển ngành nghề nông thôn.
2


- Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc hướng dẫn thực hiện một số

nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ
về việc phát triển NNNT.
- Thông tư số 05/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 về việc hướng dẫn tổ
chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ
yếu.
- Nghị Quyết 62/NQ-CP ngày 23/5/2013 của Chính phủ về việc thông
qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015).
- Quyết định 198/QĐ-TTg ngày 25/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phe duyệt đề án tái cầu trúc ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và bền vững.
- Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 và Hướng dẫn của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tại các địa
phương.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-BKH ngày 12/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy
hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 12/2/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến
năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Quyết định 2111/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng
Yên đến năm 2020,
- Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2011 của Bộ NN&PTNT

về việc Phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề.

3


2. Văn bản, chủ trương, các tài liệu của tỉnh Hưng Yên
- Quyết định 268/QĐ-UBND ngày 17/2/2013 của UBND tỉnh Hưng Yên
về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định 2140/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh Hưng
Yên về việc phê duyệt quy hoạch phát triền ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 16/2/2012 của UBND tỉnh Hưng
Yên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Quyết định số 1349/QĐ-UBND ngày 25/7/2012 của UBND tỉnh
Hưng Yên về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định 1350/QĐ-UBND ngày 25/7/2012 của UBND tỉnh Hưng
Yên về việc phê duyệt quy hoạch chăn nuôi tỉnh Hưng Yên giai đoạn 20112015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 2302/QĐ - UBND ngày 2/12/2008 cuả UBDN tỉnh
Hưng Yên về phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống dạy nghề tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2006 – 2015 định hướng đến năm 2020.
- Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, Số liệu Kiểm kê đất đai.
II. MỤC TIÊU DỰ ÁN
1. Rà soát tình hình thực hiện quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2010-2015.
2. Điều chỉnh, bổ xung quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh
Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
3. Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên.

4. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHAM VI LẬP QUI HOẠCH
1. Đối tượng nghiên cứu điều tra khảo sát
- Đối tượng về tài nguyên tác động đến phát triển ngành nghề nông thôn:
tài nguyên đất đai, tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, các vùng sản xuất
nông nghiệp hàng hóa tập trung.
- Đối tượng tham gia sản xuất ngành nghề: Hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã
và các tổ chức liên quan đến sản xuất ngành nghề nông thôn.
4


+ Khảo sát nguyện vọng của người dân về khôi phục và phát triển làng
nghề.
+ Khảo sát về truyền nghề của các nghệ nhân nghề lâu năm.
+ Khảo sát doanh nghiệp về việc tiếp cận các chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất ngành nghề.
+ Khảo sát vấn đề liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh
nghiệp và các hộ trong làng nghề.
- Khảo sát liên kết đào tạo nghề giữa các trường đào tạo nghề, doanh
nghiệp sử dụng lao động và lao động tại các làng nghề.
- Khảo sát trực tiếp môi trường tại các làng nghề.
- Thu thập thông tin liên quan đến phát triền ngành nghề, làng nghề tại
các cơ quan quản lý: Chi Cục phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Phòng Công thương, Phòng Kinh tế các huyện, thành
phố.
2. Giới hạn phạm vi lập quy hoạch
- Toàn bộ khu vực nông thôn của tỉnh Hưng Yên.
- Thời kì quy hoạch giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến 2030.
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Phương pháp tiếp cận logic

Phân tích thực trạng, phân tích các vấn đề, phân tích cơ hội và thách
thức, xác định tầm nhìn và mục tiêu chiến lược phát triển ngành trong mối
quan hệ logic nhân quả.
2. Điều tra khảo sát
- Thu thập số liệu thống kê của tỉnh, huyện thị liên quan đến ngành nghề
nông thôn.
- Tiến hành điều tra nhanh nông thôn theo phương pháp chọn mẫu.
- Làm việc với Lãnh đạo các huyện, với các cơ quan chức năng, với các
cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn với đại diện hộ nông dân
làm ngành nghề để nắm bắt tình hình và tiềm năng phát triển ngành nghề
nông thôn.
3. Phương pháp PAM: tính toán hiệu quả kinh tế và chính sách đối
với từng ngành hàng
- Tìm khả năng cạnh tranh và xác định lợi thế so sánh của các loại sản
phẩm nông nghiệp, từ đó làm cơ sở lựa chọn các sản phẩm có khả năng phát
triển để có chính sách vĩ mô phù hợp.
5


- Sử dụng mô hình PAM là ma trận phân tích chính sách, nội dung của
mô hình là nghiên cứu, phân tích quá trình sản xuất sản phẩm theo một chu
trình từ sản xuất - vận chuyển - chế biến - tiêu thụ cần xác định mối liên quan
trong từng công đoạn. Mục đích cuối cùng là phải xác định được hệ thống chỉ
tiêu về các lĩnh vực: bảo vệ sản xuất, lợi nhuận của người sản xuất, lợi nhuận
xã hội và hiệu quả do tác động của chính sách. Nội dung của mô hình được
tóm tắt qua kết quả cuối cùng của tính toán ma trận.
4. Phương pháp xây dựng bản đồ
Sử dụng phương pháp GIS và viễn thám, cùng với khảo sát khoanh vẽ
thực tế để xây dựng bản đồ hiện trạng ngành nghề nông thôn. Sử dụng
phương pháp chồng ghép bản đồ để xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển

ngành nghề để đảm bảo không chồng chéo với các quy hoạch ngành, lĩnh vực
khác trên địa bản tỉnh Hưng Yên.
5. Các phương pháp khác
- Kế thừa các nguồn thông tin, tư liệu và các báo cáo của các ngành có liên
quan, đặc biệt các Quy hoạch ngành, lĩnh vực mới được phê duyệt trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên.
- Phương pháp khảo sát thực địa: chọn một số điểm đại diện cho từng
ngành nghề để khảo sát, thu thập thông tin.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
V.1. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN
1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên
1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý.
- Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn.
1.2. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất.
- Tài nguyên nước.
- Tài nguyên khoáng sản.
- Môi trường sinh thái.
- Tài nguyên du lịch, du lịch làng nghề.
1.3. Các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung cung ứng sản phẩm
nông nghiệp cho chế biến các sản phẩm của ngành nghề, làng nghề.
1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
- Những lợi thế
6


- Những hạn chế
2. Điều kiện về kinh tế - xã hội

2.1. Nguồn nhân lực
- Dân số
- Lao động, lao động ngành nghề nông thôn.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo của các ngành kinh tế, tỷ lệ lao động
ngành nghề nông thôn qua đào tạo.
- Việc làm và mức sống của lao động ngành nghề, làng nghề.
2.2. Khái quát về phát triển kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.3. Chính sách hỗ trợ ngành nghề, làng nghề.
- Chính sách về bảo tồn nghề, làng nghề.
- Chính sách về mở mới nghề, làng nghề.
- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.
- Chính sách phát triển du lịch làng nghề.
- Chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề.
2.4. Đánh giá điều kiện hạ tầng – kĩ thuật
- Hạ tầng giao thông.
- Hạ tầng thủy lợi.
- Điện.
- Hạ tầng khác liên quan đến ngành nghề.
3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát
ngành nghề nông thôn
- Những lợi thế.
- Những hạn chế.
V.2. RÀ SOÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN THEO QUYẾT
ĐỊNH SỐ 2140/QĐ- UBND NGÀY 12/12/2012.
1. Xác định ví, vai trò của ngành nghề nông thôn so với kinh tế - xã hội
tỉnh Hưng Yên, thể hiện qua các nội dung sau:
- Đóng các sản phẩm có giá trị cao và mang tính đặc trưng cho tỉnh.

- Sử dụng lao động, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho
người dân vùng nông thôn.
7


- So sánh tỷ lệ lao động của ngành nghề nông thôn so với lao động
nông nghiệp và tổng lao động của các ngành kinh tế.
- So sánh (tỷ lệ%) giá trị sản xuất của ngành nghề nông thôn so với giá
trị sản xuất của ngành nông nghiệp và với giá trị sản xuất của các ngành kinh
tế.
- Ngành nghề chế biến lương thực – thực phẩm tiêu thụ bao nhiêu (%)
tổng sản lượng lương thực – thực phẩm của các vùng sản xuất nông nghiệp
(bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) của tỉnh.
- Tác động của phát triển ngành nghề đến quá trình công nghiệp hóa
khu vực nông thôn của tỉnh.
- Đóng góp của phát triển ngành nghề nông thôn đối với phát triển du
lịch của tỉnh.
2. Rà soát tình hình thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông
thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020
theo Quyết định 2140/QĐ-UBND ngày 12/12/2012.
2.1. Rà soát quan điểm phát triển
Dựa trên bối cảnh mới của tỉnh Hưng Yên, vùng Đồng bằng sông
Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bối cảnh mới của Ngành nông nghiệp
& Phát triển nông thôn, Các quy hoạch ngành mới được phê duyệt của tỉnh
Hưng Yên để rà soát lại Quan điểm quy hoạch phát triển ngành nghề nông
thôn.
2.2. Rà soát tình hình thực hiện các mục tiêu của quy hoạch giai đoạn
2012 – 2015 ( Xác định tỷ lệ thực hiện so với quy hoạch).
- Rà soát tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của tiểu thủ công nghiệp –
ngành nghề.

- Rà soát tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nghề, làng nghề
nông thôn.
- Rà soát tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của
các nhóm ngành nghề:
+ Nhóm ngành chế biến bảo quản nông lâm thủy sản.
+ Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm xứ,
thủy tinh, cơ khí nhỏ, dệt...
+ Nhóm ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
+ Nhóm ngành gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh đạt.
+ Nhóm ngành xử lý, gia công nguyên vật liệu, xây dựng vận tải nội bộ
xã liên xã và các dịch vụ sản xuất đời sống dân cư.

8


2.3. Rà soát định hướng phát triển của các nhóm ngành nghề nông thôn
- Rà soát về quy mô sản xuất, sử dụng lao động, giá trị doanh thu của các
nhóm ngành nghề nông thôn.
- Rà soát tình hình thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp để phát
triển các loại ngành nghề nông thôn.
- Rà soát các định hướng phát triển các ngành nghề.
2.4. Rà soát quy hoạch bảo tổn và phát triển làng nghề
- Rà soát tình hình thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng
nghề.
- Rà soát vấn đề mở mới làng nghề.
- Rà soát quy hoạch chuyển đổi 1 số làng nghề do không phù hợp với
xu thế thị trường.
- Rà soát quy hoạch các làng nghề phải dừng hoạt động do gây ô nhiễm
môi trường.
- Rà soát phát triển các làng nghề gắn với du lịch.

2.5. Rà soát tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư
- Dự án hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các làng nghề cần bảo tồn và
phát triển
- Dự án hỗ trợ phát triển 1 số làng nghề mới
- Dự án xây dựng cơ chế chính sách phát triển làng nghề gắn với du
lịch.
- Dự án hỗ trợ chuyển đổi công nghệ, di dời các cơ sở sản xuất trên địa
bàn tỉnh vào các cụm điểm công nghiệp.
- Dự án đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động và các hoạt động
khuyến công.
- Dự án hỗ trợ xử lý môi trường tại các làng nghề.
2.6. Rà soát về đào tạo nhân lực phục vụ phát triển ngành nghề nông
thôn.
2.7. Rà soát về tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho ngành nghề
nông thôn.
2.8. Rà soát về tình hình xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách về
phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn.
2.9. Đánh giá chung những kết quả đã đạt được, những mặt chưa đạt
được, nguyên nhân chủ quan, khác quan của những mặt đạt được, không
đạt được của quy hoạch trước.
9


V. 3. ĐIỂU CHỈNH, BỔ XUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
1. Xác định các yếu tố tác động đến phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh
Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
1.1. Bổi cảnh Quốc tế
- Quá trình hội nhập sâu quốc tế, đến cuối năm 2015, cộng đồng kinh tế
ASEAN dự kiến được thành lập, hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ và tác

động đến khả năng cạnh tranh các sản phẩm ngành nghề, làng nghề tỉnh Hưng
Yên.
- Sự phát triển của khoa học – công nghệ.
- Dự báo về thị trường các sản phẩm ngành nghề và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên.
- Sự hình thành và phát triển nền kinh tế trí thức.
1.2. Bối cảnh trong nước
- Việt Nam ra nhập cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015.
- Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế,
Quá trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững.
- Triển vọng thu hút đầu tư.
- Đổi mới thể chế và môi trường kinh doanh.
1.3. Bối cảnh tỉnh Hưng Yên
- Tác động của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng
Yên đến năm 2020.
- Dự báo về dân số và chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Dự báo về tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Dự báo về khả năng liên kết vùng, liên kết thị trường.
2. Xác định các vấn đề cần điều chỉnh, bổ xung trong quy hoạch phát
triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030.
2.1. Các vấn đề cần điểu chỉnh
- Điểu chỉnh một số mục tiêu.
- Điểu chỉnh về định hướng mở mới làng nghề (một số định hướng đã
không còn phù hợp).
- Điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp dành cho phát triền làng
nghề.
- Điểu chỉnh định hướng bảo tồn và lưu giữ nghề.
10



- Điều chỉnh lại các dự án ưu tiên.
- Điều chỉnh một số giải pháp thực hiện quy hoạch.
2.2. Các vấn đề về cần bổ xung
- Bổ xung quan điểm phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn với
quá trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp, tái cơ cấu lại ngành nghề nông thôn
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tính cạnh tranh và bảo tồn được những
nét văn hóa đặc trưng cho địa phương.
- Bổ xung thêm phát triển các tuor du lịch làng nghề gắn với tham quan
du lịch sinh thái nông nghiệp.
- Đối với các vùng nguyên liệu tập trung để cung cấp cho các làng nghề
chế biến lương thực như các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
- Bổ xung thêm một số giải pháp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho
sản phẩm ngành nghề, làng nghề Hưng Yên.
Trên cơ sở những điều chỉnh, bổ xung thì định hướng quy hoạch
phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 như sau:
3. Quan điểm phát triển
- Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
tỉnh Hưng Yên, quy hoạch nông nghiệp nghiệp nông thôn và gắn với quá trình
xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh
vực trong tỉnh.
- Phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn với quá trình tái cấu trúc
ngành nông nghiệp, tái cơ cấu lại ngành nghề nông thôn theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng, tính cạnh tranh và bảo tồn được những nét văn hóa đặc trưng
cho địa phương.
- Phát triển ngành nghề nông thôn phải tạo ra động lực để thúc đẩy phát
triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa và chuyển dịch nhanh cơ cấu nông thôn.

Trong đó, phải coi thu hút doanh nghiệp vào đầu tư vào sản xuất ngành nghề
là nhiệm vụ trong tâm, để tạo ra đột phát.
- Phát triển làng nghề Hưng Yên gắn liền với khôi phục, bảo tồn và
phát triển ngành nghề truyền thống có thế mạnh, trong đó chú trọng đến các
nghề thủ công, có giá trị văn hóa, truyền thống cao, thị trường ổn định, bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hoá từng
địa phương.

11


4. Mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn
- Mục tiêu về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của tiểu thủ công
nghiệp – ngành nghề, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực làng nghề
- Mục tiêu về giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của
các nhóm ngành nghề:
+ Nhóm ngành chế biến bảo quản nông lâm thủy sản.
+ Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm xứ,
thủy tinh, cơ khí nhỏ, dệt...
+ Nhóm ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
+ Nhóm ngành gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh đạt.
+ Nhóm ngành xử lý, gia công nguyên vật liệu, xây dựng vận tải nội bộ
xã liên xã và các dịch vụ sản xuất đời sống dân cư.
- Mục tiêu về mở mới làng nghề.
- Mục tiêu về khôi phục nghề, làng nghề.
- Mục tiêu về giải quyết lao động.
- Mục tiêu về phát triển du lịch làng nghề.

5. Định hướng quy hoạch phát triển các nhóm ngành nghề
- Nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản.

- Nhóm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, mây tre đan, đồ gỗ, cơ
khí, dệt…
- Nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
- Nhóm ngành nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
- Các nhóm ngành nghề khác.

6. Định hướng quy hoạch phát triển làng nghề
6.1. Dự kiến một số chỉ tiêu
6.2. Một số định hướng
- Ưu tiên phát triển các làng nghề có giá trị truyền thống
- Quy hoạch chuyển đổi công nghệ sản xuất đối với các làng nghề
sản xuất vật liệu xây dựng
- Quy hoạch phát các nghề, làng nghề theo hướng tham gia sản xuất các
sản phẩm phù trợ phục vụ cho sản xuất công nghiệp
- Tập trung khắc khục ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề, không
khuyến khích mở rộng và phát triển một số làng nghề gây ô nhiễm nghiêm
trọng.

12


- Làng nghề xem xét chuyển đổi nghề do không phù hợp với xu thế
phát triển của thị trường.
- Định hướng phát triển làng có nghề mới.
- Định hướng bảo tồn và phát triển các làng nghề.
+ Giá trị bản sắc văn hóa, nghệ thuật, bảo tồn của phát triển các làng
nghề truyền thống và tính cần thiết phải bảo tồn và phát triển các làng nghề
truyền thống.
+ Quan điểm, phương hướng bảo tồn làng nghề.
+ Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.

+ Phục hồi và bảo tồn một số làng nghề có nguy cơ mai một, các làng
nghề gắn với văn hóa, truyền thống đã dừng hoạt động.
+ Phát triển làng nghề gắn với du lịch.
+ Phát triển làng có nghề.
+ Công nhận làng nghề.
7. Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên
V.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về vốn đầu tư
- Vốn đầu tư theo nhóm ngành nghề.
- Vốn đầu tư phân theo nguồn.
- Vốn đầu tư phân theo giai đoạn.
- Đánh giá hiệu quả quy hoạch:
+ Hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả xã hội.
+ Hiệu quả môi trường.
2. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất kinh
doanh
3. Giải pháp về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất ngành nghề
nông thôn
4. Giải pháp về vận dụng cơ chế, chính sách
4.1. Chính sách về tài chính, tín dụng
4.2. Chính sách thuế
4.3. Chính sách đất đai
4.4. Về chính sách đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động ngành nghề, làng
nghề
13


5. Giải pháp phát triển làng nghề gắn với du lịch
6. Giải pháp về thiết kế mẫu mã sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho

các sản phẩm ngành nghề
7. Giải pháp về xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm
8. Giải pháp khuyến công và phát triển nguồn nhân lực
8.1. Khuyến công
8.2. Phát triển nguồn nhân lực
9. Giải pháp về xây dựng vùng nguyên liệu
10. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là khuyến khích phát triển cụm
công nghiệp cho phát triển ngành nghề, làng nghề
11. Giải pháp bảo vệ môi trường
12. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Xác định vai trò trách nhiệm của Tỉnh.
- Các ngành của tỉnh.
- UBND các huyện, thành phố.
- Các chủ thể sản xuất là hộ, doanh nghiệp, các nhà đầu tư…
V.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ quan chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Quảng Ninh
2. Cơ quan tư vấn: Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp
3. Cơ quan phối hợp: Các sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thành
phố trực thuộc tỉnh.
V.6. SẢN PHẨM GIAO NỘP
1. Báo cáo tổng hợp “ Rà soát điều chỉnh, bổ xung quy hoạch phát triển
ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030: 10 quyển
2. Báo cáo tóm tắt: 10 quyển
3. Bản đồ hiện trạng phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên tỷ
lệ 1/50.000: 01 bộ
4. Bản đồ quy hoạch phát triển phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh
Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tỷ lệ 1/50.000: 01
bộ.


14



×