Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh bình dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.93 KB, 51 trang )

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh B ình
Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
Bình Dương thuộc vùng Đông Nam bộ và nằm trong Vùng KTTĐ phía Nam,
với tỷ trọng công nghiệp chiếm đến 21% giá trị sản xuất công nghiệ p của Vùng KTTĐ
phía Nam (theo giá 1994). Giai đo ạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh
đạt 14,0%/năm cao hơn mức tăng trưởng của Vùng KTTĐ phía Nam trong cùng giai
đoạn (đạt 10,0%/năm). Trong đó: ng ành Công nghiệp tăng 11,0%/năm; Nông nghiệp
tăng 2,1%/năm; ngành Thương m ại-dịch vụ tăng 24,2%/năm và ngành Xây dựng là
17,4%/năm.
Những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trên cho thấy trình độ phát triển kinh tế của tỉnh
khá cao. Mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh (theo giá hiện hành) cũng tăng nhanh,
hiện tương đương 132% mức thu nhập bình quân cả nước (năm 2010).
Dự án “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh B ình Dương giai đoạn 2006-2020”
(gọi tắt là QH2006) đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt theo Quyết định số
215/2006/QĐ-UBND ngày 30/8/2006. Quy hoạch xây dựng tại thời điểm năm 2005 đến
nay đã kéo dài hơn 7 năm. Trong khoảng thời gian này đã có rất nhiều những biến cố lớn
khó lường, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các ngành kinh tế Việt nam và tất cả các địa
phương trong cả nước. Đó là khủng hoảng kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế vĩ mô của
Việt Nam, lạm phát … Những yếu tố này đã tác động xấu đến phát triển kinh tế nói chung
và phát triển công nghiệp của Bình Dương nói riêng, khiến cho công nghiệp Bình Dương
khó đạt được những chỉ tiêu mà QH2006 đã đề ra. Hơn nữa hiện nay Việt Nam đã gia
nhập WTO, rất nhiều hiệp định song phương đã được ký kết giữa Việt nam với các n ước
phát triển và các nước trong khu vực, tạo nhiều cơ hội cho phát triển công nghiệp, nên
định hướng và phương hướng phát triển công nghiệp cần có nhiều thay đổi so với thời
điểm lập quy hoạch công nghiệp cũ QH2006 l à năm 2005.
Đồng thời với những biến động lớn đ ã nêu ở trên hiện nay một loạt các chi ến
lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các Vùng kinh
tế, quy hoạch tổng thể phát triển các ng ành công nghiệp của cả nước cũng như các
ngành kinh tế của Bình Dương đã được xây dựng và điều chỉnh lại cho phù hợp với
bối cảnh phát triển mới. Vì vậy việc rà soát điều chỉnh quy hoạch công nghiệp tỉnh


Bình Dương là cần thiết và cấp bách.
Việc xây dựng dự án công nghiệp mới n ày là để có hướng đi theo đúng đòi hỏi
khách quan và phù hợp với tình hình phát triển mới, đánh giá khả năng phát triển công
nghiệp trên địa bàn trong tương lai và từng bước cụ thể hóa chương trình phát triển công
nghiệp, hướng tới một sự phát triển đồng bộ h ơn với tốc độ ổn định và hiệu quả cao, bền
vững, thân thiện với môi trường trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, định h ướng đến
năm 2025, UBND tỉnh Bình Dương đã giao cho Sở Công Thương phối hợp với Viện
Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp-Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng
Dự án “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025”.
1


PHẦN THỨ NHẤT

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈ NH BÌNH DƯƠNG
I. HIỆN TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp
Đến hết năm 2011, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 7.877 cơ sở sản xuất công
nghiệp, tăng thêm 2.436 cơ sở so với năm 2005.
Trong giai đoạn 2005 -2011 gia tăng nhiều nhất là ngành cơ khí, điện tử, sản
xuất kim loại (tăng thêm 936 cơ sở) tiếp theo lần lượt là các ngành: chế biến gỗ (tăng
621 cơ sở), dệt may-da giày (tăng 353 cơ sở), hóa chất (tăng 186 cơ sở), riêng ngành
sản xuất VLXD trong cùng giai đoạn giảm 222 cơ sở.
Số cơ sở công nghiệp tập trung chủ yếu ở 02 thị xã Thuận An và Dĩ An với
3.646 cơ sở, chiếm 46,3% tổng số cơ sở công nghiệp toàn tỉnh. Thấp nhất là huyện
Dầu Tiếng chỉ có 351 cơ sở (chiếm 4,5%). Sự tăng thêm số lượng cơ sở sản xuất công
nghiệp khá cao, hầu hết các ngành công nghiệp đều có số lượng cơ sở công nghiệp
tăng, thể hiện quy mô nền công nghiệp tỉnh có mức tăng khá ổn định.
2. Lao động ngành công nghiệp

2.1. Lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế
Tổng số lao động công nghiệp của tỉnh năm 20 11 có khoảng 637.070 người,
tăng 6,1%/ so với năm 2010 (giai đoạn 2006 -2010 tăng 9,7%/năm). Xét c ả giai đoạn
2006-2010 tốc độ tăng trưởng số lao động công nghiệp chỉ đạt 9,7%/năm thấp h ơn
nhiều so với giai đoạn trước 2001-2005 (24,5%/năm).
2.2. Lao động công nghiệp phân theo nhóm ngành
Lao động công nghiệp tập trung lớn nhất trong ng ành dệt may-da giày, chiếm tỷ
trọng 38,5%, tiếp theo là ngành chế biến gỗ chiếm tỷ trọng 27,5%, Nhóm ngành cơ khí,
điện tử và gia công kim loại chiếm ~15,5%....
2.3. Năng suất lao động
Năng suất lao động công nghiệp theo giá trị sản xuất công nghiệp (giá 1994) có tốc
độ tăng trưởng khá trong giai đoạn 2005-2010.
Năm 2011 năng suất lao động ngành chế biến nông sản, thực phẩn có giá trị cao nhất
đạt 597,5 triệu đồng/người/năm; Tiếp theo là các ngành công nghiệp hóa chất có năng suất
lao động đạt ~473,5 triệu đồng/người/năm, ngành khai thác và chế biến khoáng sản là 435
triệu đồng/người/năm. Các ngành cơ khí, điện tử và sản xuất phân phối điện nước cùng đạt
khoảng 320-350 triệu đồng/người/năm… thấp nhất là ngành dệt may-da giày chỉ đạt gần
63,0 triệu đồng/người/năm.

2


3. Giá trị sản xuất công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của bình Dương giai đoạn 20062010 đạt 19,7%/năm, thấp hơn giai đoạn 2001-2005 (đạt 35,6%/năm). Giai đoạn 2 năm
2011-2012 tốc độ tăng trưởng đạt 16,5%/năm thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010.
Thành phần kinh tế ngoài NN có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2006 2010. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh
so với giai đoạn trước (2001-2005).
Theo giá so sánh 2010: thời kỳ 2 năm 2011-2012 giá trị sản xuất ngành công
nghiệp tỉnh năm 2012 tăng trung bình năm đạt 16,8%/ Trong đó khu vực sản xuất FDI có
mức tăng cao nhất, đạt 19,5%/năm, tiếp theo l à khu vực sản xuất ngoài Nhà nước đạt

mức tăng trưởng 16,7%/năm.
4. Cơ cấu các ngành công nghiệp cấp II
Trong giai đoạn 10 năm 2001-2010, ngành Chế biến nông sản, thực phẩm và ngành cơ
khí, điện tử và SXKL là 02 nhóm ngành luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất
công nghiệp toàn tỉnh (chiếm 45%-50%). Tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất và ngành
khai thác, chế biến khoáng sản có xu hướng ổn định về cơ cấu và duy trì từ 13-15% và từ 0,60,7% trong giai đoạn 2016-2010.
5. Giá trị gia tăng của công nghiệp (VA công nghiệp)
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai của VA công nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt
11,0%/năm, thấp hơn giai đoạn 2001-2005 (đạt 18,0%/năm). Tỷ trọng VA công nghiệp
trong cơ cấu VA toàn nền kinh tế của tỉnh (giá hiện hành) tiếp tục duy trì ở mức cao, từ
56%-60% trong cả giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011.
Trong giai đoạn 02 năm 2011-2012 (xét theo giá so sánh 2010): VA của ngành
công nghiệp tăng 13,4%/năm. Cơ cấu của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế đến
năm 2012 đạt trên 59%, tương đương với tỷ trọng của ngành trong năm 2010 và 2011
trong nền kinh tế toàn tỉnh.
6. Trình độ công nghệ và thiết bị
Cho đến nay chưa có số liệu điều tra, tổng kết đánh giá chính xác về tr ình độ
công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nhìn chung tổng thể công nghiệp tỉnh Bình Dương, do nhiều thành phần đầu tư
vào công nghiệp và với ngành nghề rất đa dạng nên cơ cấu công nghệ của các doanh
nghiệp công nghiệp Bình Dương rất đa dạng về xuất xứ và trình độ, đan xen trong từng
doanh nghiệp, từng lĩnh vực và từng chuyên ngành sản xuất. Do mức đầu tư khác nhau
nên trình độ công nghệ các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế có sự ch ênh lệch
khá rõ: khu vực nhà nước cao hơn ngoài nhà nước, công nghiệp Trung ương cao hơn
công nghiệp địa phương. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh
nghiệp trong các khu công nghiệp có công nghệ v à thiết bị nghệ tiên tiến và hiện đại,
sử dụng nhiều công đoạn tự động hóa. Tại các doanh nghiệp nhỏ hầu hết công nghệ v à
thiết bị lạc hậu, các công đoạn sử dụng lao động thủ công chiếm phần lớn.
3



7. Một số sản phẩm chủ yếu
Giai đoạn 2006-2010 một số sản phẩm công nghiệp của B ình Dương có tốc độ
tăng trưởng cao như: sản phẩm giấy các loại (38,1%/n), gỗ xẻ (37,1%/n), s ơn các loại
(23,1%/n), quần áo may sẵn (21%/n), nước khoáng (18,7%/n), giấy các loại
(13,8%/n)…
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NG ÀNH CHỦ YẾU
1. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản
Lao động trong ngành năm 2011 có khoảng 2.445 người, chiếm khoảng 3,8%
tổng lao động ngành công nghiệp. Năng suất lao động công nghiệp của ngành hiện đạt
khá cao, năm 2011 đạt 435,1 triệu đồng/người/năm.
Tốc độ tăng trưởng trung bình giá trị sản xuất công nghiệp của ng ành giai đoạn
2006-2010 là 16,2%/năm, so với giai đoạn trước đã đạt là 18,2%/năm.
Sản phẩm khai thác chủ yếu của ngành trong giai đoạn qua là các khoáng sản
phục vụ cho ngành sản xuất VLXD như: cao lanh, sét gạch ngói, đá xây dựng và cát
xây dựng phục vụ thị trường nội tỉnh và một phần ngoài tỉnh.
Đánh giá theo giá so sánh năm 2010:
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành khai thác và chế biến khoáng sản
của tỉnh đạt 1.549 tỷ đồng, giảm -7,3%/năm trong giai đoạn 02 năm 2011-2012 và đưa cơ
cấu của ngành có xu hướng giảm dần từ 0,65% năm 2010, giảm còn 0,41% năm 2012.
2. Ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống
Ngành chế biến nông sản, thực phẩm luôn duy tr ì chiếm tỷ trọng cao và ổn định
trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Thống kê toàn ngành hiện có 953 cơ sở sản xuất với
gần 41.706 lao động (chiếm 6,5% lao động ng ành công nghiệp). Trong đó, có 215
doanh nghiệp với khoảng 32.200 lao động, chiếm tới 70% lao động của ng ành chế biến
thực phẩm.
Giai đoạn 2006-2010 tỷ trọng của ngành có xu hướng tăng trong cơ cấu công
nghiệp của tỉnh, từ 19,2% năm 2005 tăng l ên 19,6% năm 2010 và đến năm 2011 đạt
20,2%.
Theo thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngoài luôn duy

trì tỷ trọng đóng góp từ 50-60% trong giá trị công nghiệp của ngành.
Các sản phẩm chế biến của ngành khá đa dạng, bao gồm: chế biến thịt; chế biến
hải sản; chế biến thức ăn gi a súc, gia cầm, thủy sản; chế biến nông sản, hạt điều; sản
xuất bánh kẹo, sản xuất sữa v à các sản phẩm của sữa; sản xuất c à phê, mủ cao su ..
trong đó, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; sản xuất bánh kẹo; chế biến sữa
là các sản phẩm đóng góp giá trị cao trong ngành.

4


Đánh giá theo giá so sánh năm 2010:
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của ng ành CB nông sản, thực phẩm và
đồ uống của tỉnh đạt 73.360 tỷ đồng, tăng 22,3%/năm trong giai đoạn 02 năm 2011 2012 đã đưa cơ cấu của ngành tăng lên từ 17,7% năm 2010 tăng lên chi ếm 19,3% vào
năm 2012 trong cơ cấu giá trị công nghiệp toàn tỉnh.
3. Công nghiệp chế biến gỗ
Lao động của ngành chiếm thứ hai trong các nhóm ng ành công nghiệp của tỉnh
(đứng sau ngành dệt may-da giày) với trên 163.000 lao động, chiếm 25,6% lao động
ngành công nghiệp.
Số cơ sở sản xuất trên địa bàn hiện có 1.682 cơ sở sản xuất. Trong số các cơ sở
sản xuất có 785 doanh nghiệp chiếm tới 87% lao động của ng ành.
Trong giai đoạn phát triển 2006-2010 tỷ trọng của ngành có xu hướng giảm từ
16,5% năm 2005 xuống còn 14,1% năm 2010.
Theo thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngoài luôn đóng góp
giá trị sản xuất cao nhất và duy trì tỷ trọng 69%-71% trong giá trị sản xuất công nghiệp
toàn ngành (theo giá so sánh 1994).
Đánh giá theo giá so sánh năm 2010:
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành CB gỗ của tỉnh đạt 57.123 tỷ đồng
chiếm 14,3% giá trị sản xuất của công nghiệ, tăng 20,8%/năm trong giai đoạn 02 năm 2011 2012 đã đưa cơ cấu của ngành năm 2012 tăng nhẹ lên 14,3% (so với năm 2010 chiếm
14,1%) trong cơ cấu giá trị công nghiệp toàn tỉnh.
4. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) v à gốm sứ

Năm 2011, toàn tỉnh có 696 cơ sở hoạt động sản xuất trong ng ành VLXD với
27.532 lao động chiếm 4,3% số lao động to àn ngành công nghiệp và có xu hướng giảm
dần về tỷ trọng so với giai đoạn tr ước (năm 2005 và 2000 chiếm 9,3% và 15,3%).
Một số ngành sản xuất với các cơ sở sản xuất lớn đáng chú ý như sau: sản xuất
xi măng, sản xuất gạch ceramic, kính xây d ựng, sứ vệ sinh, gạch ngói nung…Ngoài ra,
trên địa bàn tỉnh còn có một số doanh nghiệp và cơ sở tư nhân sản xuất các sản phẩm
như tấm lợp kim loại, bê tông thương phẩm, bê tông cấu kiện,…
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong giai đoạn 2006-2010 đạt ở mức
thấp (0,7%/năm) so với giai đoạn 2001-2005 là 24,3%/năm. Tỷ trọng của ngành trong
cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2006 -2010 có xu hướng giảm
dần từ 8,04% năm 2005 giảm c òn 3,1% năm 2010.
Đánh giá theo giá so sánh năm 2010:
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất VLXD và gốm sứ
của tỉnh đạt 9.566 tỷ đồng, tăng 11,7%/năm trong giai đoạn 02 năm 2011 -2012 và đưa
cơ cấu của ngành năm 2012 giảm còn chiếm khoảng 2,5%, so với mức đạt năm 2010
là 2,76% trong cơ cấu giá trị công nghiệp toàn tỉnh.
5


5. Ngành công nghiệp hoá chất và cao su, nhựa
Số cơ sở sản xuất của ngành không ngừng tăng lên qua các năm, từ 94 cơ sở
năm 2000 tăng lên 247 cơ s ở vào năm 2005 và đến nay (năm 2011) đạt 472 c ơ sở
(thêm 225 cơ sở so với năm 2005).
Lao động toàn ngành hiện có gần 39.740 người, tăng 5% so với năm 2010 v à
chiếm 6,2% tổng số lao động to àn ngành công nghiệp. Bình quân mỗi cơ sở sản xuất
hóa chất, nhựa, cao su có 84 lao động/c ơ sở.
Tăng trưởng giá trị sản xuất của ng ành trong các giai đoạn 2001-2005 và 20062010 luôn có mức tăng trưởng cao và khá ổn định. Năm 2010, giá trị công nghiệp của
ngành đạt 15.279 tỷ đồng, đạt mức tăng tr ưởng 22,5%/năm trong giai đoạn 2006 -2010
(so với giai đoạn 2001-2005 là 25,8%/năm).
Hiện tỷ trọng giá trị sản xuất của ng ành chiếm khoảng 13,2% giá trị sản xuất của

cả ngành công nghiệp tỉnh.
Xét về cơ cấu giá trị công nghiệp theo th ành phần kinh tế, đến nay khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 80% giá trị của ng ành, tiếp theo là khu vực
ngoài Nhà nước chiếm 22%, khu vực nhà nước đóng góp càng ngày càng giảm và giá
trị rất nhỏ.
- Sản phẩm hóa chất, thuốc, d ược: hiện chiếm khoảng 58,8% giá trị sản xuất của
cả ngành hóa chất, giảm so với năm 2005 (71%). Tốc độ tăng tr ưởng về giá trị sản
xuất của nhóm sản phẩm này giai đoạn 2006-2010 chỉ đạt 18,9%/năm thấp hơn so với
toàn ngành. Riêng sản phẩm thuốc, dược tuy có tỷ trọng nhỏ trong ng ành nhưng trong
3 năm từ 2010-2012 tỷ trọng tăng nhanh.
- Sản phẩm cao su và plastic: Hiện chiếm khoảng 42,7% giá trị sản xuất của
ngành, tăng so với năm 2005 (chiếm 32,3%). Tốc độ tăng tr ưởng giá trị sản xuất giai
đoạn 2006-2010 đạt 29%/năm cao hơn so với nhóm sản phẩm hóa chất.
Đánh giá theo giá so sánh năm 2010:
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của ng ành sản xuất hóa chất, cao su,
nhựa của tỉnh đạt 50.875 tỷ đồng, tăng 15,7%/năm trong giai đoạn 02 năm 2011 -2012,
trong đó sản phẩm thuốc, dược và dược liệu cso tốc độ tăng trưởng rất cao.
6. Công nghiệp Dệt may-Da giày
Đến năm 2011, số cơ sở sản xuất ngành dệt may-da giày trên địa bàn tỉnh là trên
1.550 cơ sở, trong đó phần lớn là các cơ sở sản xuất trang phục, chiếm 70,4% số c ơ sở
toàn ngành.
Tổng số lao động của ngành năm 2011chiếm 38,5% lao động công nghiệp to àn
tỉnh và là ngành có số lao động lớn nhất trong các nhóm ng ành công nghiệp của Bình
Dương.
Đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may – da giày cho toàn ngành
công nghiệp của tỉnh có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006 -2010 và năm 2011 tiếp
tục giảm nhẹ so với 2010.
6



Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng cao trong
đóng góp về GTSXCN ngành.
Hiện sản phẩm da giày Bình Dương có trên 80% lượng hàng được sản xuất theo
hình thức gia công. Do chủ yếu sản xuất gia công n ên các doanh nghiệp ít có cơ hội
quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng để nắm bắt xu hướng tiêu
dùng, nhu cầu và những biến động của thị trường nhằm có chiến lược kinh doanh thích
hợp.
Cũng tương tự như ngành dệt may, ngành da giày cũng gặp khó khăn trong chủ
động nguồn nguyên phụ liệu, bao gồm da, giả da, vải mũ gi ày, các vật liệu, hoá chất,
máy móc phụ tùng, thậm chí cả một số chi tiết định h ình (khuôn mẫu).
Năng suất lao động theo giá trị sản xuất của ng ành hiện có giá trị rất thấp, đạt
56,8 triệu đồng/người/năm, bằng 54% so với ng ành dệt may và gần 27% so với toàn
ngành công nghiệp.
Đánh giá theo giá so sánh năm 2010:
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của ng ành công nghiệp Dệt may-Da
giày của tỉnh đạt 45.229 tỷ đồng, tăng 16,2%/năm trong giai đoạn 02 năm 2011 -2012
và đưa tỷ trọng của ngành trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh chiếm 11,9%, tương
đương với mức tỷ trọng năm 2010 của ng ành là 12,1%.
Chia theo nhóm sản phẩm, nhóm sản phẩm dệt và sản xuất trang phục vẫn luôn duy
trì chiếm tỷ trọng cao từ 63-66% trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. Nhóm sản
phẩm da giày, mặc dù có mức tăng trưởng khá cao, đạt 15,6%/năm, nhưng tỷ trọng của
ngành vẫn chiếm khoảng 33-36% trong cơ cấu giá trị công nghiệp toàn ngành Dệt may-da
giày của tỉnh.
7. Công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại
Ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại là ngành có đóng góp giá trị sản xuất
công nghiệp (SXCN) cao nhất trong to àn ngành công nghiệp Bình Dương. Đặc biệt sự
phát triển mạnh mẽ của ngành trong thời gian qua, đã có những hỗ trợ nhất định cho
các ngành công nghiệp khác trên địa bàn phát triển.
Đến nay, ngành có gần 2.140 cơ sở sản xuất với khoảng 98.800 lao động chiếm
15,5% lao động của ngành công nghiệp tỉnh. Trong đó, các cơ sở sản xuất cơ khí có

1.917 cơ sở; sản xuất điện tử có 129 c ơ sở và sản xuất sản phẩm kim loại có 92 c ơ sở.
Theo thành phần kinh tế, khu vực có vốn đầu t ư nước ngoài hiện chiếm tới
71,7% giá trị công nghiệp toàn ngành. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có tốc độ tăng
trưởng cao, đạt 29,5%/năm trong giai đoạn 2006 -2010 đã đưa tỷ trọng đóng góp từ
22,5% năm 2005 tăng lên 28%-29% năm 2011.
Xét tỷ trọng trong công nghiệp của tỉnh: ngành có tỷ trọng giá trị sản xuất giảm dần
trong cơ cấu công nghiệp tỉnh 3 năm từ 2010-2012, tuy nhiên xét theo nhóm sản xuất sản
phẩm điện, điện tử và cơ khí có tỷ trọng tăng đều, trong khi nhóm sản xuất kim loại có xu
hướng giảm dần.
7


7.1. Sản xuất kim loại: Là nhóm sản phẩm hiện chiếm tỷ trọng cao nhất trong
giá trị sản xuất công nghiệp của ng ành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại và cũng
chiếm tỷ trọng cao trong công nghiệp B ình Dương. Hiện tỷ trọng của ngành chiếm
khoảng 48,8% GTSX của ngành và chiếm 15,2% GTSX của công nghiệp B ình Dương.
Tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN của nhóm ng ành này đạt 25,2%/năm giai đoạn 2006 2010. Tuy nhiên bước sang giai đoạn sau từ 201 1 đến 2013 tốc dộ tăng trưởng của
nhóm sản phẩm này giảm mạnh chỉ còn 9,6%/năm. Các sản phẩm chủ yếu là thép xây
dựng, thép hình, tôn tấm, tôn tấm mạ kẽm… Năm 2011 có khoảng 92 doanh nghiệp v à
cơ sở sản xuất kim loại, trong đó có một số doanh nghiệp lớn nh ư CTy CP tập đoàn
Hoa Sen, Cty CP Sun Steel…
7.2. Cơ khí: Hiện chiếm khoảng 18,5% trong cơ cấu ngành cơ khí, điện tử và sản
xuất kim loại. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 7,8%/năm. Tuy
nhiên sang giai đoạn 2 năm 2011-2013 tốc độ tăng trưởng của ngành tăng rất mạnh, cho
thấy xu thế phát triển của ngành trong giai đoạn mới để đáp ứng cho sự phát triển công
nghiệp hỗ trợ trên toàn tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu là kết cấu thép, các loại khuôn mẫu
(nhựa, kim loại), đồ gia dụng kim loại, sửa chữa c ơ khí, sản xuất linh kiện phục vụ cho
chế tạo máy, phụ tùng ô tô,xe máy, xe đạp máy móc phục vụ công nghiệp v à thiết bị cơ
khí chính xác (chiếm không lớn) … Số doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngoài của sản
xuất cơ khí khá lớn, với khoảng 310 doanh nghiệp. Hầu hết các doanh n ghiệp sản xuất

cơ khí lớn của Bình Dương là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
7.3. Điện, điện tử: Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ng ành và
của công nghiệp Bình Dương. Hiện nhóm sản phẩm này chiếm 32,7% GTSX của
ngành và bằng 11,2% GTSX của công nghiệp Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng của
nhóm sản phẩm trong giai đoạn 2006 -2010 đạt mức cao (29,0%/năm). Sang giai đoạn
2 năm 2011–2013 tốc độ tăng trưởng của ngành có xu hướng giảm chỉ còn 16,5%/năm.
Doanh nghiệp sản xuất của nhóm sản phẩm điện, điện tử hiện có khoảng 129 doanh
nghiệp, trong đó có 44 doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngoài Sản phẩm chủ yếu của
nhóm sản phẩm là các linh kiện điện tử, các mạch in, các sản phẩm electronic…
Đánh giá theo giá so sánh năm 2010:
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp cơ khí, điện tử
và sản xuất kim loại đạt 124.352 tỷ đồng, tăng 14,0%/năm trong giai đoạn 02 năm
2011-2012
Xét tỷ trọng trong công nghiệp của tỉnh: ngành có tỷ trọng giá trị sản xuất giảm dần
trong cơ cấu công nghiệp tỉnh 3 năm từ 2010-2012, tuy nhiên xét theo nhóm sản xuất sản
phẩm điện, điện tử và cơ khí có tỷ trọng tăng đều, trong khi nhóm sản xuất kim loại có xu
hướng giảm dần
8. Công nghiệp hỗ trợ
Tỉnh Bình Dương xác định 5 nhóm ngành sẽ phát triển côn g nghiệp hỗ trợ, bao
gồm công nghiệp dệt – may, da – giày, cơ khí chế tạo, điện tử – tin học và chế biến gỗ.
Bình Dương đã hình thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành
dệt may (công nghiệp sản xuất sợi, dệt vải, chỉ may, khuy nút, dây kéo, nhuộm, hoàn
8


thiện sản phẩm dệt...), da giày (thuộc da, sản xuất đế giày, mũ giày...), cơ khí (sản xuất
kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại , sản xuất máy móc thiết bị và phụ tù ng cho các
ngành công nghiệp ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải khác… ), điện – điện tử (sản
xuất linh kiện điện tử, sản xuất, sản xuất thiết bị dây dẫn điện , cáp quang...), công
nghiệp chế biến gỗ.

Mặc dù phát triển nhanh trong những năm gần đây , ngành công nghiệp hỗ trợ
trên địa bàn tỉnh chỉ mới trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển . Số lượng các nhà
cung cấp các chi tiết, linh kiện đơn giản sản xuất trong nước chưa nhiều , đồng thời
phần lớn các doanh nghiệp này sản xuất sản phẩm chủ yếu cũng để xuất khẩu theo hình
thức gia công theo đơn đặt hàng , hoặc sản xuất cho các công ty mẹ , sản phẩm cung cấp
cho thị trường trong nước làm nguyên liệu không lớn . Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trong nước sản xuất sản phẩm chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng từ nước ngoài với
phần lớn nguyên liệu do các nhà đặt gia công cung cấp .
Việc nội địa hóa hiện nay cũng chỉ mới dừng lại ở nh ững sản phẩm phụ. Trong
ngành công nghiệp cơ khí chủ yếu mới sản xuất các loại sắt thép cho xây dựng , tấm
lợp các loại, chưa sản xuất được các loại thép cao cấp phục vụ cho các ngành công
nghiệp sản xuất máy móc thiết bị. Công nghiệp sản xuất phụ tùng cho xe ô tô , xe máy
chủ yếu mới dừng lại việc sản xuất vành , niền các loại và các bộ phận che chắn bên
ngoài. Công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử chủ yếu mới dừng lại ở công đoạn lắ p
ráp với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu , chưa có khả năng sản xuất các loại linh
kiện hoàn chỉnh. Ngoài ra, hiện nay chưa xuất hiện các nhà cung ứng các sản phẩm
phụ trợ chủ chốt như sản xuất động cơ, hộp số đối với ngành ôtô - xe máy, chíp IC
điện tử, nguyên vật liệu cao cấp... một cách độc lập không theo y êu cầu của các nhà lắp
ráp.
Với những đặc điểm nêu trên , việc hình thành các trung tâm cung cấp nguyên
phụ liệu cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình D ương hiện tại còn gặp
nhiều khó khăn do nhu cầu của thị trường không lớn .
III. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO
VÙNG, LÃNH THỔ
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN) của tỉnh B ình Dương đã hình
thành phát triển và tập trung chủ yếu ở 02 thị xã Thuận An và Dĩ An với giá trị sản
xuất công nghiệp chiếm từ 75 -85% giá trị toàn tỉnh, cùng nhiều khu công nghiệp tập
trung và cụm công nghiệp đang hoạt động. Căn cứ trên phân bố Vùng phát triển công
nghiệp theo QH2006, có thể đưa ra đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp của các
Vùng như sau:

1. Vùng phía Nam
Vùng gồm Thành phố Thủ Dầu Một; thị xã Thuận An; thị xã Dĩ An, Nam Bến
Cát, Nam Tân Uyên với diện tích khoảng 845km2 và số dân trên 1.200 ngàn người,
chiếm 31% về diện tích và 74% về dân số so với toàn tỉnh.
9


Hiện vùng chính là trung tâm phát tri ển công nghiệp của tỉnh với trên 72% số
lao động công nghiệp toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của
Vùng giai đoạn 2006-2010 đạt ~17,3%/năm với giá trị năm 2010 đ ạt ~80.000 tỷ đồng,
chiếm 76,5% giá trị sản xuất công nghiệp to àn tỉnh (so với năm 2005 là 84,7%). Tốc
độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của V ùng thấp hơn so với dự kiến QH2006
đã đề ra là 27-28% giai đoạn 206-2010
Năm 2011, giá trị công nghiệp của Vùng đạt gần 93.400 tỷ đồng, tăng 16,8% so
với năm 2010 và duy trì chiếm 75,8% trong tổng giá trị công nghiệp to àn tỉnh. Đáng
chú ý là giá trị công nghiệp của Vùng tập trung chủ yếu ở thị xã Thuận An với tỷ trọng
chiếm 55,5% giá trị sản xuất công nghiệp của Vùng và 42,1% giá trị công nghiệp toàn
tỉnh (theo giá 94).
2. Vùng phía Bắc
Gồm bắc Bến Cát, bắc Tân uyên, huyện Phú Giáo và Dầu tiếng chiếm 69% diện
tích và 26% về số dân so với toàn tỉnh.
- Công nghiệp tại Bắc Bến Cát và Bắc Tân Uyên của do có xuất phát điểm thấp,
nên tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này đạt tốc độ khá cao trong
giai đoạn 2006-2010, đạt 35,8%/năm, đưa giá trị công nghiệp vùng này từ 3.378 tỷ
đồng năm 2005, tăng lên 15.608 tỷ đồng năm 2010 và chiếm 14,9% giá trị sản xuất
công nghiệp toàn tỉnh (cao hơn so với năm 2005 đã đạt là 7,9%). Hiện năm 2011, giá
trị công nghiệp của khu vực là gần 19.010 tỷ đồng, tăng 21,8% so với năm 2010, đóng
góp 15,4% giá trị công nghiệp toàn tỉnh.
Các ngành công nghiệp đang phát triển của khu vực này bao gồm: Chế biến
nông, lâm sản; sơ chế mủ cao su; chế biến gỗ, mộc dân dụng; sản xuất VLXD (gạch,

ngói); sản phẩm dệt may, giày dép; sản phẩm tụ điện; chế biến thức ăn gia súc…
Các ngành, sản phẩm công nghiệp đang đóng góp chính trong giá trị công
nghiệp của khu vực này: khai thác khoáng sản (cao lanh); sản xuất VLXD (gạch các
loại…); sản xuất mộc dân dụng; sản phẩm may mặc; chế biến nông, lâm sản; chế biến
thức ăn gia súc…Chỉ số giá trị sản xuất công nghiệp tr ên số dân của khu vực này hiện
đạt ~33 triệu đồng/người (theo giá 94) bằng 31,5% so với mức b ình quân toàn tỉnh
năm 2011.
Như vậy, có thể đánh giá phân bố công nghiệp ở B ình Dương tập trung chủ yếu
ở thị xã Thuận An, TX. Dĩ An và địa phương có tuyến Quốc lộ 13 chạy dọc theo địa
bàn là huyện Bến Cát. Các địa phương còn lại, tuy có những tiềm năng nhất định về vị
trí địa lý, tài nguyên và lao động, nhưng ngành công nghiệp vẫn còn chậm phát triển,
cần được chú ý tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ h ơn trong các giai đoạn tới.
IV. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
1. Hiện trạng phát triển khu công nghiệp
Số lượng khu công nghiệp (KCN): Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 28
khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 9.072,95 ha.
10


Số lượng KCN phân theo địa phương như sau:
- Thị xã Dĩ An: 06 KCN với diện tích 713,04 ha.
- Thị xã Thuận An : 03 KCN với diện tích 646,86 ha.
- Huyện Bến Cát: 09 KCN với diện tích 4.106,24 ha.
- Huyện Tân Uyên: 03 KCN với diện tích 1.841,33 ha.
- TP. Thủ Dầu Một: 07 KCN với diện tích 1.765,38 ha.
So với năm 2005, số KCN của B ình Dương đã tăng thêm 13 KCN (năm 2005 có
15 KCN với diện tích 3.056 ha); tổng diện tích đất tăng gần 3 lần v à quy mô khu công
nghiệp tăng gấp 1,5 lần (quy mô KCN năm 2005 l à 206 ha/khu).
Thu hút đầu tư: Đến nay (tháng 9/2013), các KCN của tỉnh đã được đăng ký và
cho thuê với diện tích 3.294,8 ha, đạt tỷ lệ trung b ình 57%. Trong đó, có 08 KCN đạt

tỷ lệ lấp đầy 100% và 05 KCN có tỷ lệ trên 95%. Các KCN đã thu hút được 1.647 dự
án đầu tư, trong đó có 1.242 dự án đầu tư nước ngoài (chiếm 75% số dự án) với tổng
vốn đăng ký 10,66 tỷ USD và 405 dự án trong nước với tổng vốn 28.345 tỷ đồng.
Ngành nghề đầu tư trong các KCN khá đa d ạng, khoảng 30% số dự án đầu t ư
vào các ngành sử dụng nhiều lao động như: dệt may, da giày và chế biến gỗ; các ngành
hoá chất (gồm cả hoá dược), cao su chiếm 26% số dự án; công nghiệp luyện kim v à
sản phẩm kim loại chiếm 6% số dự án; ng ành cơ khí chế tạo, điện tử chiếm 20% v à
ngành chế biến thực phẩm chiếm 7,0%.
Ước tính giá trị sản xuất công nghiệp trong các KCN của tỉnh chiếm từ 60 -65%
giá trị sản xuất và 34% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Các KCN của tỉnh đã thu hút 346.000 lao động, chiếm 52% lao động công
nghiệp toàn tỉnh. Nhìn chung, lực lượng lao động trong khu vực n ày có trình độ cao
hơn mặt bằng chung của lao động công nghiệp to àn tỉnh.
2. Hiện trạng phát triển cụm công nghiệp
Đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 08 cụm công nghiệp (CCN) có
quyết định thành lập đang triển khai với tổng diện tích ph ê duyệt trên 578,5 ha. Trong
đó, 100% cụm công nghiệp được thành lập trước khi có Quyết định 105/QĐ -TTg ngày
19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý cụm công
nghiệp.
Các cụm công nghiệp được phân bố trên địa bàn 04 địa phương: thị xã Thuận
An (02 cụm công nghiệp), thị xã Dĩ An (01), huyện Tân Uyên (04) và huyện Dầu
Tiếng (01). Các cụm công nghiệp n ày đều đã có chủ đầu tư hạ tầng phát triển cụm
công nghiệp.
Tình hình hoạt động: Đến nay đã có 05 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, trong
đó 04 cụm công nghiệp đã lấp đầy 100%, 01 cụm công nghiệp lấp đầy gần 7,0% diện
tích đất công nghiệp; Ngoài ra, 01 cụm công nghiệp đã ký hợp đồng thuê đất với 03 dự
11


án, diện tích 14,7 ha; 02 cụm công nghiệp ch ưa có dự án nào là cụm công nghiệp Phú

Chánh và Thanh An.
Tỷ lệ lấp đầy bình quân 08 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập đến nay
đạt khoảng 41% diện tích đất công nghiệp.
V. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP V À LÀNG
NGHỀ
1. Tiểu thủ công nghiệp (TTCN)
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có trên 45.600 cơ sở TTCN (phần lớn
dưới dạng các hộ gia đình), thu hút trên 103.200 lao động.
Theo nhóm ngành sản xuất, ngành nghề TTCN Bình Dương có thể chia thành 05
nhóm ngành chính sau:
- Ngành chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản.
- Ngành nghề sản xuất VLXD, đồ gỗ, mây tre đan.
- Ngành nghề xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ ngành nghề nông thôn.
- Ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
- Ngành nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
2. Làng nghề
Trên địa bàn tỉnh hiện có 01 làng nghề truyền thống là làng nghề sơn mài Tương
Bình Hiệp và 53 khu vực sản xuất nghề TTCN với 09 nghề đạt đủ các ti êu chí làng
nghề truyền thống và nghề truyền thống theo thông t ư 116/2006/TT-BNN ngày
18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để công nhận l àng nghề và
Quyết định số 3855/QĐ-UBND ngày 5/12/2008 của UBND tỉnh Bình Dương về việc
công nhận làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống,
tiếp tục duy trì sản xuất để phục vụ khách tham quan du lịch mua sắm.
VI. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006- 2010
1. Đánh giá các chỉ tiêu công nghiệp đã đạt được đến năm 2010 so với Quy
hoạch 2006
Nhìn chung, cơ bản các chỉ tiêu phát triển của ngành công nghiệp Bình Dương
đã đạt được trong thời kỳ năm 2006 đến năm 2010 đã bám sát các chỉ tiêu phát triển
công nghiệp đã đề ra, mặc dù không đạt được một số chỉ tiêu của quy hoạch trước đây.

Dưới đây là số liệu so sánh kết quả đã đạt được với các chỉ tiêu đã đề ra :
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt trên 104.621 tỷ đồng, bằng 71,5%
chỉ tiêu Quy hoạch năm 2006 đã đề ra.
- Giá trị VACN năm 2010 đạt 9.279 tỷ đồng (theo giá 1994) bằng 79,2% chỉ ti êu
Quy hoạch năm 2006 đã đề ra.
12


Tuy nhiên, tỷ trọng VA/GOCN của tỉnh đến năm 2010 đạt 8,9% cao h ơn so với
mức quy hoạch 2006 dự kiến l à 8,0%. Điều này nói lên, hiệu quả sản xuất của ngành
công nghiệp trong thời gian qua có xu h ướng ổn định và tăng nhẹ so với dự kiến quy
hoạch trước đây.
Tỷ trọng ngành công nghiệp+XD trong cơ cấu kinh tế đến năm 2010, đã đạt thấp
hơn so với quy hoạch đã đề ra (63% so với 65,5%). Xét ri êng ngành công nghiệp, cơ
cấu thực tế cũng thấp hơn so với dự kiến quy hoạch trước đây.
Tổng tỷ trọng 04 ngành công nghiệp ưu tiên của quy hoạch trước đây (ngành chế
biến nông sản, thực phẩm; chế biến gỗ; cơ khí, điện tử và GCKL; hoá chất) thực hiện
đến năm 2010, đã đạt tương đương so với quy hoạch phát triển công nghiệp cũ dự báo ,
đạt 82,5% so với 82,6% (theo giá so sánh 1994). Trong đó, ngành cơ khí, điện tử và
GCKL có tỷ trọng nhỏ hơn so với chỉ tiêu của Quy hoạch cũ (đạt 28,5% so với 34,6%);
ngành CN chế biến nông sản , thực phẩm và chế biến gỗ đạt cao hơn so với chỉ tiêu của
quy hoạch cũ (đạt 39,4% so với 33,9%). Ri êng tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất
đạt tương đương nhau (14,6% so với 14,1%).
Ngành công nghiệp dệt may đạt 12,6% năm 2010, trong khi quy hoạch đặt ra là
12,1%.
Ngành công nghiệp sản xuất VLXD đạt 3,1% năm 2010, thấp hơn so với quy
hoạch cũ đã đề ra là 4,3%.
Bảng: So sánh tình hình triển khai quy hoạch phát triển CN đến năm 2010
Đến năm 2010
GO sản xuất CN (Tỷ đ, giá 94)

VA sản xuất CN (Tỷ đ, giá 94)
Tỷ lệ VA/GOCN
Tăng trưởng GOCN 2006-2010
Tỷ trọng CN+XD (giá HH)
+ Riêng ngành CN

Quy hoạch cũ
145.296
11.715
8,0%
28,0%
65,5%
61-62%

Thực hiện
104.621
9.279
8,9%
19,7%
63%
57,08%

So sánh
71,5%
79,2%

- 2,5%
(-3,9)-(-4,9)

2. Đánh giá các mục tiêu công nghiệp đã đạt được so với mục tiêu đã đề ra

theo Quy hoạch công nghiệp 2006
Căn cứ trên quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển của công nghiệp
Bình Dương giai đoạn 2006-2020 mà QH2006 đã đề ra, đánh giá thực tế phát triển
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 2006-2010 như sau:
Mặc dù một số chỉ tiêu về con số còn chưa đạt được như QH2006 đã đề ra
nhưng xét tổng thể phát triển công nghiệp B ình Dương đã phát triển theo đúng định
hướng phát triển của QH2006 v à đã đạt được những mục tiêu cơ bản.
Việc thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 -2010 đã góp
phần tạo nên những thành tựu lớn trong phát triển công nghiệp Bình Dương và trong
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Các hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đóng
13


góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế địa ph ương, thúc đẩy chuyển dịch kinh
tế trong tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, làm động lực để thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và đô thị hoá tỉnh Bình Dương như mục tiêu QH2006 đã đề ra.
Cơ cấu công nghiệp đã giữ ổn định ở mức cao và hợp lý trong suốt giai đoạn từ
năm 2006 đến năm 2010 và có những tác động nhất định đến phá t triển kinh tế-xã hội
Phát triển công nghiệp tăng trưởng ở mức cao, ổn định và bền vững với các ngành công
nghiệp đa dạng đã định hình, tạo được nền móng cho các ngành công nghiệp chính của
tỉnh phát triển trong giai đoạn tiếp theo để có thể chuyển sang một thế hệ công nghiệp
mới như QH2006 đã đề ra.
Mọi thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện tốt để tham gia phát triển công
nghiệp nên đã phát huy được các nguồn lực để phát triển công nghiệp với tốc độ cao.
Khu vực tư nhân có tỷ trọng đóng góp cho công nghiệp tăng dần hàng năm đúng với
định hướng QH2006 đã đề ra là phát huy mọi nguồn nội lực cho phát triển công nghiệp.
Đặc biệt khu vực đầu tư nước ngoài hàng năm luôn đóng góp lớn nhất về giá trị sản xuất
công nghiệp, đúng với định hướng QH2006 đã đề ra là coi thành phần kinh tế này là
động lực cho tiến trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại và hiệu quả.
Các hoạt động công nghiệp đã được phát triển mở rộng theo vùng lãnh thổ một cách

hợp lý đúng với định hướng phát triển của QH2006 đã đề ra, góp phần giảm chênh lệch kinh
tế giữa các vùng, địa phương trong tỉnh. Các địa phương phía Bắc có tỷ trọng giá trị công
nghiệp trước đây còn thấp như huyện Bến Cát (chiếm 6,9% giá trị công nghiệp to àn tỉnh năm
2005); Tân Uyên (chiếm 6,7%), đến nay (năm 2011) đã có giá trị công nghiệp chiếm 15,1%
và 8,3% giá trị công nghiệp toàn tỉnh. Khu vực phía Nam đã trở thành vùng công nghiệp
quan trọng của tỉnh, tập trung số lượng lớn các khu công nghiệp, đã và đang phát triển theo
chiều sâu, tăng trưởng về chất, gắn liền với phát triển đô thị dịch vụ của khu vực n ày như
QH2006 đã đề ra.
Công nghiệp Bình Dương đã đóng góp rất lớn về GTSX công nghiệp cho Vùng
KTTĐ phía Nam. Cùng với sự phát triển mạnh về đô thị và dịch vụ, công nghiệp Bình
Dương đã đóng góp đáng kể cho VùngKT để Vùng phát triển thành trung tâm thương
mại, công nghiệp chính của cả n ước. Như vậy phát triển công nghiệp B ình Dương
trong giai đoạn vừa qua luôn gắn liền với phát triển công nghiệp của V ùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam và công nghiệp cả nước như QH2006 đã đề ra.
Phát triển công nghiệp trong giai đoạn với tốc đ ộ cao và ổn định đã tạo ra một số
lượng rất lớn công việc, đã thu hút một lượng lớn lao động không chỉ trên địa bàn tỉnh mà
cả các lao động đến từ rất nhiều các địa p hương khác trên cả nước. Tuy nhiên với thu nhập
tương đối ổn định, cùng với sự phát triển các khu công nghiệp một cách quy củ, đ ã không
gây ra những xáo trộn lớn và áp lực xấu cho trật tự an ninh xã hội. Đây là một trong những
thành công trong phát triển công nghiệp của địa phương đúng hướng với định hướng
QH2006 đã đề ra là “Gắn phát triển công nghiệp với giữ vững an ninh, quốc ph òng và trật
tự an toàn xã hội”.
Ngoài những mục tiêu đạt được đã đề cập ở trên, phát triển công nghiệp tỉnh
trong giai đoạn vừa qua còn một số điểm bất cập. Tỷ lệ VA/GO của công nghiệp B ình
14


Dương còn thấp cho thấy phát triển công nghiệp c òn chưa theo kịp định hướng
QH2006 đã đề ra là phát triển công nghiệp “tăng trưởng về chất lượng”. Tuy nhiên
QH2006 đề ra định hướng cho phát triển không chỉ đến 2010 mà đến năm 2020, hơn

nữa để đồng thời đạt được cả tiêu chí phát triển cả về số lượng và chất lượng trong một
giai đoạn ngắn 5 năm (2006-2010) đối với cả nền công nghiệp l à một điều khó khăn.
Tóm lại, phát triển công nghiệp Bình Dương giai đoạn 2006-2010 đã phát triển đúng
hướng với phương hướng và đã đạt được phần lớn các mục tiêu phát triển do QH2006 đã đề
ra. Tiếp tục phấn đấu theo các mục tiêu lớn đã đề ra là nhiệm vụ phát triển công nghiệp
công nghiệp Bình Dương trong giai đoạn tới. Tuy nhiên để phù hợp với những biến đổi lớn
trong bối cảnh có nhiều biến động về kinh tế - xã hội, rà soát và điều chỉnh quy hoạch công
nghiệp là cần thiết cho sự phát triển công nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo đảm bảo công
nghiệp Bình Dương luôn phát triển với tốc độ cao, ổn định và bền vững.
3. Bài học kinh nghiệm
Khuyến khích phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp chế biến sâu, có h àm
lượng giá trị gia tăng cao.
Tạo mối liên kết và tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển giữa các ng ành
và doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp, giữa ngành công nghiệp nói chung với ngành
thương mại-dịch vụ của tỉnh.
Cần đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ hơn nữa về cơ sở hạ tầng để sự lưu thông
hàng hóa giữa sản xuất và nơi tiêu thụ trong nội bộ tỉnh và các địa phương trong vùng
KTTĐ phía Nam có hiệu quả cao hơn; phù hợp với tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh
hiện nay cũng như trong giai đoạn tới.
Khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ
trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực để công nghiệp tỉnh phát triển thuận lợi v à bền
vững.
Chú trọng đến các giải pháp xử lý vấn đề ô nhiễm môi tr ường trong các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp và khu dân cư, đồng thời có các phương án kiểm soát, xử phạt
nghiêm minh các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường để đảm bảo cho ngành công
nghiệp tỉnh phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo .
VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG PHÁT TRI ỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH B ÌNH
DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ ĐẾN NĂM 2012
1. Thành tựu
Công nghiệp Bình Dương trong giai đoạn vừa qua phát triển có tốc độ cao, ổn

định, đúng với định hướng của Quy hoạch KT-XH và Quy hoạch công nghiệp trước
đây đã đề ra.
Phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua luôn gắn liền với phát triển
công nghiệp của Vùng Kinh tế (Vùng Đông Nam bộ và vùng KTTĐ phía Nam) và đ ã
có những đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế của tỉnh nói ri êng
và phát triển kinh tế của công nghiệp v ùng cũng như cả nước. Trong giai đoạn từ năm
15


2005 đến năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh luôn duy tr ì trong cơ cấu
công nghiệp 08 địa phương trong vùng KTTĐ phía Nam t ừ 18%-21%.
Giai đoạn 2006-2010, công nghiệp Bình Dương có tốc độ tăng trưởng cao, giá
trị sản xuất công nghiệp bình quân 05 năm tăng 19,7%/năm, cao hơn so với bình quân
của công nghiệp Vùng KTTĐ phía Nam (17,5%/năm)
Đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động sản xuất
của ngành công nghiệp. Đặc biệt, tỉnh đã thành công trong việc thu hút được một
lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp. Thành phần kinh tế
này đã tăng trưởng nhanh và cùng với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển
khá, giữ vai trò là động lực giúp cho ngành công nghiệp toàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng
ổn định.
Trong những năm gần đây do liên tục tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và
thu hút đầu tư nước ngoài, nên trình độ công nghệ của công nghiệp tỉnh đ ã được nâng
lên một bước. Sản phẩm công nghiệp của B ình Dương khá đa dạng, chất lượng ngày
càng nâng cao đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước. Một số mặt hàng
công nghiệp của Bình Dương chiếm tỷ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu trong v ùng
KTTĐ phía Nam và cả nước.
Phát triển công nghiệp mở rộng theo v ùng, lãnh thổ hợp lý, đã thúc đẩy kinh tế
và công nghiệp của các địa phương trên toàn tỉnh phát triển.
Số lượng lao động tăng cao , trình độ của lao động trong các doanh nghiệp tuy
vẫn còn nhiều điều bất cập nhưng ngày càng được cải thiện . Đây là một trong những

yếu tố quan trọng để phát triển côn g nghiệp ở mức độ và trình độ cao hơn so với giai
đoạn cũ để tiến tới hiện đại hóa , công nghiệp hóa nền kinh tế của tỉnh .
Đã hình thành một số sản phẩm công nghiệp có thương hiệu trên thị trường
trong nước. Sản lượng của một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp tăng mạnh , một
số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường (như ngành chế biến thực
phẩm, chế biến gỗ, hóa chất, giày da, may mặc, sản phẩm gốm sứ kỹ thuật , gia
dụng…), đóng góp đáng kể cho sản xuất của ngành trên cả nước .
Trên địa bàn đã hình thành 36 khu, cụm công nghiệp. Việc hình thành và phát
triển các khu, cụm công nghiệp tập trung giúp cho B ình Dương có thể phát triển công
nghiệp theo kế hoạch, quy hoạch cụ thể và đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương
đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.
Phát triển công nghiệp mặc dù với tốc độ tăng trưởng cao, với những áp lực về
dân số, môi trường, an ninh xã hội … nhưng vẫn đảm bảo giữ vững an ninh quốc
phòng và trật tự an toàn xã hội.
2. Thách thức và nguyên nhân
- Thách thức
Còn ít các sản phẩm của ng ành công nghiệp có giá trị gia tăng cao , do việc chế
biến sâu chưa được phát triển mạnh .
16


Mối liên kết, tác động qua lại giữa khu, cụm công nghiệp, giữa các ng ành công
nghiệp với ngành thương mại-dịch vụ của tỉnh còn hạn chế, chưa thực sự hỗ trợ lẫn
nhau trong phát triển.
Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Bình Dương đã thu hút được nhiều dự án trong và
ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp, tuy nhiên số lượng dự án của ngành công
nghiệp phụ trợ hoặc doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phẩm công nghệ cao còn hạn
chế.
Tỷ lệ VA/GO công nghiệp của B ình Dương qua các năm thấp và có xu hướng
giảm dần (năm 2005 đạt 12,9%; năm 2011 đạt 8,1%). Qua đó có thể đánh giá phần

nào, công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua chủ yếu phát triển nhanh theo chiều
rộng, chưa có nhiều các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, li ên tục và trên diện rộng là yếu tố tất yếu
gây áp lực lên môi trường và các vấn đề xã hội khác. Mặc dù chính quyền địa phương
đã rất chú trọng và có nhiều hoạt động tích cực giải quyết các vấn đề trên, song vẫn
còn nhiều vấn đề đòi hỏi, phải tập trung nguồn lực kinh tế nhiều h ơn nữa để công
nghiệp Bình Dương thật sự là một nền công nghiệp phát triển bền vững v à hiệu quả.
- Nguyên nhân:
Trong giai đoạn vừa qua tình h ình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó
khăn, tình hình lạm phát phức tạp , suy thoái kinh tế, thị trường nguyên liệu tăng cao
nên ảnh hưởng mạnh đến đầu tư và phát triển công nghiệp .
Chưa huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển công nghiệp .
Mặc dù đã thu hút được nhiều các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chưa thu hút được
nhiều nhà đầu tư có nguồn vốn lớn , có công nghệ hiện đại và có kinh nghiệm quản lý ,
kinh nghiệm về thị trường.
Đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất cao trong công nghiệp Bình Dương, nhưng chủ
yếu là các đầu tư vào sản xuất gia công, có hàm lượng giá trị gia tăng thấp.
Chưa hình thành Khu công nghiệp công nghệ cao; các ngành công nghiệp hỗ trợ
chưa được đầu tư xứng tầm với tốc độ phát triển nhanh của các ng ành công nghiệp chủ
lực của tỉnh, dẫn đến công nghiệp B ình Dương tăng trưởng theo chiều rộng, còn sử
dụng nhiều lao động và giá trị gia tăng thấp.
Các vùng nguyên liệu tập trung chưa đáp ứng được nhu cầu sản x uất và phát
triển sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp .

17


PHẦN THỨ HAI

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH B ÌNH

DƯƠNG GĐ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
A. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020
đã được thể hiện thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương giai
đoạn 2011-2015 và Phương án chọn của “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”; Theo đó, các
chỉ tiêu cơ bản như sau:
Bảng: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến 2020.
Ngành kinh tế
Tăng trưởng VA kinh tế
Cơ cấu (%, giá hiện hành)
- NLN nghiệp
- CN+XD
- TM-DV
Xuất khẩu (Tỷ USD)
VA (GDP)/người (quy USD)
GDP/người cả nước (quy USD)

Tỷ lệ so với cả nước

2010

2015

2020

2025


14,05%/n
100%
4,4%
63,0%
32,5%
8,5
1.368
1.168
117%

13,5%/n
100%
3%
59%
38%
23,5
2.872
2.000
143%

13,0%/n
100%
1,97%
50,44%
47,59%
68,9
6.170

13,6%/n
100%

1,97%
49,03%
49%
186,0
12.000
-

3.000-3.200
192%-205%

Ghi chú:
- Số liệu năm 2010 là số liệu thực hiện theo NGTK tỉnh năm 2011.
- Số liệu năm 2015 là mục tiêu phấn đấu theo Kế hoạch phát triển KTXH 2011 -2015.
- Số liệu năm 2020, năm 2025 l à mục tiêu của “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

2. Điều chỉnh quan điểm phát triển công nghiệp
Trên cơ sở các chỉ tiêu công nghiệp đã đạt trong giai đoạn đến năm 2010 và để phù
hợp với các mục tiêu phát triển ngành công nghiệp của tỉnh cũng như xu hướng phát triển
chung của ngành công nghiệp Vùng và cả nước từ nay đến năm 2020 và sau năm 2020,
Dự án “Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh B ình Dương đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2025" xây dựng quan điểm phát triển như sau:

18


- Công nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ cao, c ơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn là
công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp; trong đó, công nghiệp v à dịch vụ có tỷ trọng
tương đương nhau.
- Phát triển công nghiệp theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, trên cơ sở sản xuất ra
nhiều sản phẩm và tăng tỷ lệ nội địa hóa. Khuyến khích phát triển các ngành công

nghiệp sử dụng ít lao động và nguyên, nhiên liệu.
- Công nghiệp phát triển bền vững, chú trọng nâng cao chất l ượng tăng trưởng;
công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng công nghiệp
đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, nhằm tạo ra sản phẩm có chất l ượng cao, phục vụ nhu
cầu trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp các nguồn lực của các
thành phần kinh tế, trong đó động lực phát triển là khu vực dân doanh và đầu tư nước
ngoài, xem thu hút đầu tư nước ngoài là nguồn lực quan trọng để phát triển công
nghiệp. Phát triển hạ tầng để tiếp tục thu hút FDI v à doanh nghiệp trong nước tạo động
lực thúc đẩy các ngành khác phát triển.
- Phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ một cách hợp lý. Hướng các doanh
nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Phát triển công
nghiệp ở khu vực phía Nam theo h ướng đầu tư chiều sâu, tăng trưởng về chất. Đẩy
mạnh phát triển công nghiệp v ùng phía Bắc, gắn phát triển công nghiệ p với phát triển
nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vận động chuyển đổi công năng của một số khu
công nghiệp ở phía Nam lên phía Bắc để phát triển đô thị theo h ướng văn minh, hiện
đại; làm cơ sở phát triển mạnh các ngành dịch vụ của tỉnh.
- Phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển KT -XH và các ngành
kinh tế của tỉnh; phát triển công nghiệp của v ùng và cả nước; đồng thời gắn với quá
trình đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển công nghiệp chú trọng bảo vệ
môi trường, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và giải quyết các vấn đề xã
hội.
3. Định hướng phát triển công nghiệp
3.1. Chuyển dịch cơ cấu
Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng
hóa sản phẩm, chú trọng công nghiệp có h àm lượng công nghệ cao, nâng cao tỷ lệ nội
địa hóa; thân thiện với môi tr ường, tiêu tốn năng lượng thấp, không thâm dụng lao
động, nhằm từng bước tham gia chuỗi giá trị to àn cầu. Xây dựng công nghiệp đạt tr ình
độ tiên tiến và hiện đại, sản phẩm có khả năng cạnh tranh c ao trên thị trường trong
nước cũng như nước ngoài. Đến năm 2020, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm

công nghiệp lớn, tầm quốc gia và khu vực.
Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, có lợi thế về nguồn nguyên
liệu, nguồn nhân lực, theo hướng tăng tỷ trọng những mặt hàng tinh chế như: chế biến
nông lâm sản, thực phẩm… Đẩy mạnh các ngành công nghiệp hỗ trợ.
19


3.2. Phát triển doanh nghiệp
Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường và đẩy mạnh đầu tư chiều
sâu, đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng v à sức cạnh tranh của sản
phẩm.
Ngoài sự phát huy vai trò của đầu tư nước ngoài, cần sự đầu tư cao của các
thành phần kinh tế khác, trong đó đặc biệt l à sự tham gia, tập trung vốn của khu vực
kinh tế ngoài Nhà nước.
3.3. Phân bố công nghiệp
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đ ược quy
hoạch để thu hút mạnh đầu t ư tăng tỷ lệ lấp đầy. Chú trọng phát triển công nghiệp gắn
với phát triển dịch vụ chất lượng cao, công nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến trong
nông nghiệp ở vùng nông thôn. Hạn chế phát triển công nghiệp ở phía Nam của Tỉnh
và bên ngoài các khu, cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp về phía Bắc của tỉnh góp phần chuyển dịch c ơ cấu kinh tế
và lao động giữa các vùng; thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển. Giai đoạn 2021 2025, từng bước di dời một số KCN phía Nam l ên phía Bắc của tỉnh để tạo quỹ đất,
chuyển công năng cho phát triển th ương mại-dịch vụ và đô thị.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phía Nam theo h ướng sản xuất
tạo ra giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ cao để tiếp tục đ ưa công nghiệp Bình
Dương phát triển theo đúng định hướng hoặc chuyển sang phát triển đô thị.
Tiếp tục triển khai và thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp hỗ trợ với diện
tích 75 ha theo quy hoạch, đồng thời quy hoạch v à phát triển khu công nghiệp hỗ trợ
tổng hợp với diện tích ban đầu khoảng 300 ha, phục vụ cho phát triển ng ành công
nghiệp Bình Dương cho giai đoạn từ nay đến năm 2020, định h ướng đến năm 2025.

Kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm v à không gây ô
nhiễm nằm xen lẫn khu dân c ư đô thị để thực hiện đúng lộ trình di dời, quy hoạch
chung dân cư đô thị của tỉnh.
3.4. Liên kết trong Vùng KTTĐ phía Nam
Trong quá trình phát triển, công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần sự
phối hợp với các địa phương xung quanh, nhằm hạn chế tình trạng cục bộ, đầu tư
chồng chéo, cạnh tranh không cần thiết l àm triệt tiêu nội lực phát triển của các địa
phương trong Vùng KTTĐ phía Nam.
3.5. Lựa chọn ngành công nghiệp trọng điểm phát triển trên địa bàn tỉnh
Bình Dương
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ XI; trên cơ sở đánh giá tiềm năng và thế mạnh của công nghiệp Bình
Dương, những thách thức và cơ hội phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, cũng
như xu thế phát triển công nghiệp của cả nước, sự phân công lao động của vùng KTTĐ phía
20


nam, của sự chuyển dịch vốn, công nghệ đang diễn ra tr ên thế giới, tạo tiền đề để phát triển
các ngành công nghiệp hỗ trợ với mục tiêu tăng dần tỷ trọng giá trị tăng thêm, nâng cao tỷ
lệ nội địa hoá các sản phẩn công nghiệp v à hỗ trợ phát triển công nghiệp đa dạng về sản
phẩm. Dự kiến các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ được ưu tiên phát triển trên địa bàn
tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 là :
Bảng: Nhóm ngành công nghiệp trọng điểm
TT

Ngành công nghiệp(CN)

Đến 2015

1

2
3

Cơ khí (chế tạo và chính xác)
Điện tử
Hóa chất
+Hóa dược-dược phẩm
+Các sản phẩm từ cao su thiên nhiên
CN hỗ trợ
Chế biến nông sản, thực phẩm
Sản xuất VLXD cao cấp




4
5
6






20162020



20212025














Dự kiến lựa chọn các sản phẩm công nghiệp chủ lực cho công nghiệp B ình
Dương giai đoạn từ nay đến 2020, định hướng đến năm 2025 bao gồm:
+ Sản phẩm điện-điện tử
+ Các sản phẩm cơ khí chính xác
+ Các sản phẩm Hóa dược
Các sản phẩm này được lựa chọn dựa trên xu hướng phát triển của công nghiệp
Bình Dương trong các giai đoạn tới là nền công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Ngo ài
ra, các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp n ày đã và đang được
đầu tư phát triển. Các sản phẩm công nghiệp n ày đã bắt đầu hình thành và đang có xu
thế phát triển nhanh, dự báo sẽ có quy mô đủ lớn, tác động, chi phối đến nền sản xuất
công nghiệp của Bình Dương trong các giai đoạn sau.
Dự báo, các sản phẩm công nghiệp chủ lực sẽ góp phần quan trọng mang lại cho
công nghiệp tỉnh giá trị gia tăng lớn, góp phần cải thiện dần tỷ lệ VA/GO công nghiệp
của tỉnh. Tuy nhiên, để các sản phẩm chủ lực của công nghiệp Bình Dương phát triển
cần có những chính sách về đầu t ư, tài chính; chính sách v ề phát triển khoa học-công
nghệ; chính sách về phát triển nguồn nhân lực cho các ng ành sản xuất sản phẩm và
ngành công nghiệp hỗ trợ để đến năm 2020, định h ướng đến năm 2025, các sản phẩm
chủ lực này sẽ là những sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng (VA) chiếm tỷ lệ lớn

nhất đóng góp cho nền công nghiệp B ình Dương.
Trên cơ sở đó, dự báo giá trị xuất khẩu của ng ành công nghiệp sẽ đạt khoảng
17,0 tỷ USD vào năm 2015, tương ứng tốc độ 21%/năm trong giai đoạn 2011 -2015 và
phấn đấu đạt 49-50 tỷ USD trong giai đoạn 2016 -2020 (tăng bình quân 23,5%/năm) và
đạt 133-135 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025 (tăng trưởng khoảng 22%/năm).
21


4. Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2025
4.1. Mục tiêu tổng quát:
Phấn đấu đến năm 2020, Bình Dương trở thành một trong những trung tâm công
nghiệp lớn của cả nước, mang tầm khu vực, gắn với phát triển ổn định, bền vững v à
sau năm 2020 là tỉnh công nghiệp phát triển theo h ướng hiện đại.
4.2. Các phương án phát tri ển
Trên cơ sở Kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh giai đoạn 2011-2015 và mục tiêu
của Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH tỉnh Bình Dương đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2025, việc luận cứ các mục ti êu phát triển cụ thể của ngành công
nghiệp Bình Dương trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, được
xây dựng theo 02 phương án phát triển như sau:
- Phương án công nghiệp 1 (PACN 1):
Giai đoạn 2011-2015: Là phương án tính toán trên cơ s ở số liệu năm 2010 của
Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế giai đoạn 20112015 theo Kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh giai đoạn 2011-2015.
Giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp được tính toán trên cơ sở
các mục tiêu phát triển của Điều chỉnh Quy hoạch KT -XH tỉnh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2025.
Do đó, giá trị gia tăng (VA) ngành công nghiệp dự báo mức phấn đấu tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt ~8,6%/năm và đạt 10%/năm trong giai đoạn
2016-2020.
Phương án sẽ đưa VA ngành công nghiệp của tỉnh năm 2015 sẽ đạt khoảng

14.014 tỷ đồng gấp 1,5 lần so với năm 2010 v à năm 2020 đạt ~22.570 tỷ đồng gấp hơn
2,4 lần so với năm 2010 (theo giá so sánh 1994).
Tỷ trọng ngành công nghiệp (không tính xây dựng) trong c ơ cấu kinh tế sẽ
chiếm ~54,3% vào năm 2015 và đạt trên 46,3% vào năm 2020 (so v ới năm 2010 là
57,1%). Tính thêm ngành xây d ựng thì tỷ trọng ngành CN+XD năm 2015 sẽ chiếm
~59,0% và năm 2020 chiếm ~50%-51% trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh trong cùng thời
kỳ (theo giá hiện hành).
Riêng giá trị sản xuất (GO) công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2011 -2015 sẽ
đạt mức tăng trưởng 18%/năm và đạt ~16,1%/năm trong giai đoạn 2016 -2020.
Với các mức tăng trưởng công nghiệp này, và cùng mức phấn đấu tăng trưởng
của ngành Nông nghiệp và Thương mại-Dịch vụ sẽ đưa VA (GDP)/người của tỉnh vào
năm 2020 sẽ đạt ~23,0 triệu đồng bằng 60% so với V ùng KTTĐ phía Nam (hiện đạt
63%) và tương đương gần 200% mức trung bình cả nước trong cùng giai đoạn (theo
giá 1994). Tính theo giá hiện hành, VA (GDP)/người toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 135,8
triệu đồng tương đương 6.170 USD (Giá 22.000 VNĐ) b ằng gần 206% so với mức
bình quân cả nước vào năm 2020 (cả nước phấn đấu đạt 3.000 USD v ào năm 2020) và
22


~88% mức bình quân của vùng KTTĐ phía Nam vào năm 2020 (năm 2010, t ỉnh bằng
65,6% toàn vùng).
Cũng theo phương án này, đóng góp của ngành công nghiệp+xây dựng tỉnh Bình
Dương trong Vùng KTTĐ mi ền phía Nam sẽ từ 7,3% năm 2010 tăng l ên 8,4% vào
năm 2015 và sẽ tiếp tục tăng lên chiếm 9,5% trong tổng VA công nghiệp+XD của
vùng vào năm 2020 (theo hi ện hành).
Giai đoạn 2021-2025:
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh và các ngành kinh tế được tính toán trên mức tăng
trưởng của mục tiêu Điều chỉnh quy hoạch kinh tế-xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2025. Các ngành Nông nghiệp; CN+XD và ngành Thương mại-DV sẽ có mức
tăng tương ứng là: 2,5%/năm; 10,8%/năm và 15,6%/năm.

Với mức tăng trưởng này, dự kiến tỷ trọng ngành Thương mại-DV sẽ tăng nhẹ
và có tỷ trọng chiếm khoảng 49% trong c ơ cấu kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng ng ành
CN+XD sẽ từ mức (dự báo) 50%-51% năm 2020, sẽ giảm nhẹ còn khoảng 49%. Riêng
ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục duy trì tỷ trọng chiếm khoảng 2% t ương đương mức dự
báo năm 2020 trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh.
Trên cơ sở đó, dự báo giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sẽ tăng tr ưởng 7,5%8,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025, qua đó giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh sẽ
đạt khoảng 1.150.000-1.250.000 tỷ đồng vào năm 2025, gấp trên 2,0 lần so với giá trị
dự báo và phấn đấu đạt năm 2020 (theo giá so sánh).
- Phương án công nghiệp 2 (PACN 2):
Phát triển công nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2015: Là phương án do Viện
Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp đề xuất với h ướng phấn đấu là cải
thiện dần chất lượng tăng trưởng công nghiệp. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015,
một số ngành, sản phẩm công nghiệp hạn chế dần đầu t ư mở rộng và chủ yếu từng
bước đầu tư chiều sâu, tổ chức lại sản xuất, cải tiến công nghệ, nhằm nâng cao tỷ lệ
chế tạo và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2011 -2015 sẽ đạt
mức tăng trưởng khoảng 15,5%/năm. Trong đó, mức tăng tr ưởng VA công nghiệp tiếp
tục phấn đấu theo Kế hoạch phát triển KT -XH tỉnh giai đoạn 2011-2015 và đạt mức
8,6%/năm, qua đó tỷ lệ VA/GOCN sẽ được điều chỉnh và giảm chậm hơn so với
PACN 1.
Giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp và Thương maiDịch vụ được giữ nguyên theo mục tiêu tăng trưởng của Điều chỉnh Quy hoạch KT XH tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Riêng ngành Công nghiệp+Xây dựng, trong giai đoạn n ày tiếp tục được tập
trung đầu tư chiều sâu với tiêu chí nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công
nghiệp. Do đó, VA ngành công nghiệp của tỉnh dự kiến sẽ phấn đấu tăng cao h ơn so
với PACN 1, phấn đấu đạt khoảng 11,2%/năm trong giai đoạn 2016 -2020. Cũng trong
giai đoạn này, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sẽ tăng khoảng 9% 23


10%/năm, qua đó tỷ lệ VA/GOCN của tỉnh sẽ tiếp tục đ ược cải thiện so với mức đạt
của PACN 1.

Phương án này, VA ngành Công nghi ệp của tỉnh sẽ tăng nhanh h ơn so với
PACN 1 đã đề ra. Năm 2020 sẽ đạt khoảng 23.775 tỷ đồng gấp tr ên 2,5 lần so với năm
2010 (theo giá so sánh).
Tỷ trọng ngành Công nghiệp (không tính xây dựng) trong c ơ cấu kinh tế sẽ
chiếm khoảng 47.5% vào năm 2020 (so với năm 2010 là 57,1%). Tính thêm ngành xây
dựng thì tỷ trọng ngành CN+XD năm 2020 đạt 51%-52% trong cơ cấu kinh tế toàn
tỉnh, trong cùng thời kỳ (theo giá hiện hành).
Với các mức tăng trưởng này, đóng góp VA công nghi ệp+CN của tỉnh trong
tổng giá trị VA công nghiệp+XD của V ùng KTTĐ phía Nam đến năm 2020 sẽ chiếm
khoảng 10,2%, cao hơn so với dự báo của PACN 1 (chiếm ~9,5%).
Bình quân VA(GDP) trên đầu người (theo giá hiện hành) của tỉnh năm 2020 sẽ
tiếp tục tăng và đạt khoảng 140 triệu đồng (tương đương 6.336USD) bằng 213% mức
bình quân cả nước và tương đương ~91,0% mức trung bình của vùng KTTĐ phía Nam
trong cùng giai đoạn (cao hơn so với PACN 1).
- Giai đoạn 2021-2025:
Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Vùng KTTĐ phía Nam, những
cơ hội, lợi thế so sánh, cũng nh ư những thách thức của tỉnh Bình Dương trong các giai
đoạn phát triển kinh tế-xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, Viện Nghiên
cứu chiến lược, chính sách công nghiệp -Bộ Công Thương, dự báo nền kinh tế của tỉnh
trong giai đoạn 2021-2025 sẽ tăng trưởng 13,9% (cao hơn so với PACN 1, dự báo là
13,6%/năm). Trong đó, riêng ngành công nghi ệp sẽ có mức tăng trưởng ~12%/năm.
Trên cơ sở đó, dự báo giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sẽ tăng tr ưởng tương
ứng ~7,5%-8,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025, qua đó giá trị sản xuất công nghiệp
toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 480.000 -530.000 tỷ đồng vào năm 2025, gấp 1,4-1,5 lần so với
giá trị dự báo và phấn đấu đạt năm 2020 (theo giá 1994).
Trong giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025, tốc độ tăng trưởng của các ngành
Nông nghiệp, Thương mại-DV, có thể cũng có điều kiện để phát triển nhanh hoặc
chậm hơn. Tuy nhiên, trong Dự án tạm sử dụng các thông số của phương án chọn,
trong Điều chỉnh Quy hoạch KT-XH tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Sau khi đánh giá hiện trạng KT-XH, những cơ hội, thách thức của nền kinh tế

Bình Dương trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 v à để phù hợp với mục tiêu và định
hướng của Điều chỉnh Quy hoạch KT -XH tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025,
lựa chọn PACN 1 là phương án thực hiện để xây dựng các mục ti êu phát triển công
nghiệp của tỉnh cho giai đoạn đến năm 2020 v à định hướng đến năm 2025.

24


5. Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành công nghiệp (theo giá 1994)
trong giai đoạn đến năm 2020
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp B ình Dương đến năm 2020, định
hướng đến năm 2025 lựa chọn PACN 1 là phương án thực hiện để xây dựng các mục
tiêu phát triển, các nhóm ngành công nghiệp chủ yếu.
Dự báo các nhóm ngành đang chiếm tỷ trọng cao trong công nghiệp của tỉnh,
trong các giai đoạn qua là: Công nghiệp chế biến gỗ và ngành dệt may-da giày sẽ có xu
hướng giảm về tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh trong các giai đoạn tới. Cụ
thể: ngành chế biến gỗ, giấy sẽ giảm từ gần 20,0% hiện nay (năm 2010) xuống c òn
~16,3% vào năm 2015 và s ẽ còn ~13-14% vào năm 2020; tương t ự ngành dệt may-da
giày giảm nhẹ và đạt khoảng 9% trong giai đoạn đến năm 2020.
Nhóm ngành công nghiệp hóa chất, nhựa, cao su, dược phẩm sẽ tiếp tục duy trì
và ổn định từ 13%-14% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Ri êng ngành cơ khí, điện tử
và sản xuất kim loại sẽ tăng dần tỷ trọng từ 28,5% năm 2010, sẽ tăng l ên ~35%-36%
năm 2015 và đạt 41%-42% vào năm 2020.
Như vậy, trong các giai đoạn phát triển tới, theo các ph ương án phát triển, 02
nhóm ngành công nghiệp chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong c ơ cấu công nghiệp của
Bình Dương vẫn sẽ là các ngành: Chế biến nông sản, thực phẩm v à công nghiệp cơ
khí, điện tử và sản xuất kim loại. Các ngành công nghiệp khác như: hóa chất; chế biến
gỗ và dệt may-da giày sẽ tiếp tục tăng trưởng, tăng hàm lượng chất xám, giá trị gia
tăng và có tỷ trọng nhất định trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh.
6. Dự báo vốn đầu tư và nguồn vốn phát triển

Bảng: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp.
Đơn vị: Tỷ đồng.

Giai đoạn

2011-2015

2016-2020

Phương án công nghiệp 1

130.000

260.000

Phương án công nghiệp 2

140.000

290.000

- Khả năng huy động từ ngân sách nh à nước:
Với dự kiến đạt tỷ lệ tích lũy đầu tư từ VA (GDP) trong giai đoạn 2011 -2020 và
từ nguồn vốn ngân sách trung ương thực hiện qua các Bộ ngành theo chương trình
quốc gia. Trong giai đoạn 2011 -2020, nguồn vốn này được dự tính vào ~10-12% tổng
nhu cầu vốn. Có thể nói đây chí nh là các nguồn vốn quan trọng đến phát triển công
nghiệp của tỉnh. Vốn đầu tư từ ngân sách sẽ được tập trung vào đầu tư xây dựng các dự
án cơ sở hạ tầng quan trọng và các công trình phục vụ công nghiệp khác.
- Khả năng đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và dân cư:
Trên địa bàn và nhân dân được đánh giá vào 30-35% trong giai đoạn 2011-2015

và 35-40% trong giai đoạn 2016-2020. Nguồn vốn này chủ yếu sẽ được đầu tư vào
25


×