Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH đến 2015, xây DỰNG QUY HOẠCH đến 2020, tầm NHÌN đến 2030 NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 57 trang )

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐẾN 2015, XÂY DỰNG QUY HOẠCH ĐẾN 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN 2030 NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH QUẢNG NINH
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển
- Phát triển chăn nuôi Quảng Ninh phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, phát triển nông nghiệp và gắn với chương trình xây dựng nông thôn của tỉnh, trên cơ
sở đó bố trí hợp lý các nguồn lực cần thiết để thực hiện quy hoạch.
- Phát triển gia súc gia cầm hàng hóa đảm bảo nhu cầu nội tỉnh và hướng tới xuất
khẩu với khối lượng và giá trị ngày càng lớn. Ưu tiên, chỉ đạo mạnh mẽ phát triển chăn
nuôi tập trung hàng hóa, tận dụng tối đa các lợi thế của từng tiểu vùng và gắn sản xuất
với nhu cầu thị trường theo hình thức gia trại, trang trại với phương thức chăn nuôi theo
hướng công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tạo bước đột phá mạnh mẽ
trong chăn nuôi; nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá
lớn đa dạng, giảm chi phí sản xuất; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trong thời kỳ hội nhập; góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nhằm kiểm soát được dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch cúm gia cầm, bệnh
LMLM gia súc diễn biến phức tạp hiện nay.
- Trước mắt vẫn tạo điều kiện cho chăn nuôi hộ phát triển theo hướng chăn nuôi
đặc sản, truyền thống, có kiểm soát để tạo nguồn cung sản phẩm đặc sản cho thị hiếu tiêu
dùng tại chỗ và cho thị trường; đồng thời xây dựng lộ trình chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ
truyền thống sang chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp để đảm bảo vệ sinh môi
trường và an toàn thực phẩm.
- Về lâu dài, hạn chế và tiến tới không cấp phép và giảm dần chăn nuôi trang trại
có quy mô lớn ở các thành phố thị xã, khu công nghiệp, nơi đông dân cư, khuyến khích
đầu tư phát triển chăn nuôi ở các vùng có mật độ dân cư thấp.
- Phát triển chăn nuôi tập trung để đáp ứng ngày càng lớn nhu cầu thực phẩm cho
tiêu dùng tại chỗ của tỉnh, tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản và trong
tương lai có thể dành một phần nhỏ cho xuất khẩu khi sản phẩm có đủ sức cạnh tranh và
những điều kiện về thương mại, thị trường cho phép. Tập trung phát triển sản phẩm chăn
nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như bò thịt, lợn có tỷ lệ nạc cao, gia cầm siêu thịt,


siêu trứng; chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi gia cầm được chú trọng phát trển trong
chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ngành chăn nuôi.
- Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi tập trung, gắn sản xuất với chế biến và thị
trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, kết nối giữa các
khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm. Nâng cao tỷ trọng chăn nuôi ở các trang trại tổng hợp,
trang trại tập trung.
- Phát triển chăn nuôi theo chiều sâu và bền vững: Tăng cường đầu tư ứng dụng
1

1
1


tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư đồng bộ cho hệ thống dịch vụ hỗ trợ, mạng lưới cơ sở
vật chất kỹ thuật. Hình thành mối liên kết từ các yếu tố đầu vào - sản xuất chăn nuôi - chế
biến, bảo quản - tiêu thụ sản phẩm; đảm bảo haì hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích về môi
trường.
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, trong và ngoài
tỉnh, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công
nghiệp trên cơ sở tạo môi trương đầu tư thuận lợi, cơ chế chính sách ưu đãi.
2. Định hướng quy ho ạch phát tri ển ch ăn nuôi t ập trung
tỉnh Quảng Ninh
- Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; chuyển từ phương
thức chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang chăn nuôi trang trại quy mô
công nghiệp gắn với phòng trừ dịch bệnh và kiểm soát được môi trường.
- Tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư đồng bộ cho hệ
thống dịch vụ hỗ trợ, mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật. Hình thành mối liên kết từ các
yếu tố đầu vào - sản xuất chăn nuôi - chế biến, bảo quản - tiêu thụ sản phẩm. Phát triển
chăn nuôi bền vững trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích về môi
trường. Từng bước quản lý tốt công tác giết mổ gia súc, gia cầm, tăng cường công tác

phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khuyến khích phát triển sản xuất giống trong nhân dân; thực hiện chính sách đầu
tư có trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển từng loại vật nuôi để mọi tổ chức, cá
nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia vào phát triển chăn nuôi.
- Loại vật nuôi được xác định là hàng hoá chủ lực của Quảng Ninh là: Lợn thịt (lợn
móng cái), gia cầm (gà Tiên Yên), bò thịt, trâu. Định hướng đến năm 2030, đẩy mạnh
phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm (chủ yếu là gà), phát triển các sản phẩm vật nuôi bản địa
tại các xã có tiềm năng và lợi thế.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại, sản xuất hàng hoá, ứng
dụng khoa học công nghệ gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi
trường; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Chuyển
đổi mạnh cơ cấu giống vật nuôi theo hướng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm: Đưa
tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp từ 29,5% năm 2010 lên 43%
năm 2015 và 57,5% vào năm 2020. Từng bước quản lý tốt công tác giết mổ gia súc, gia
cầm, công tác thú y; đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, bệnh. Triển khai
lập và thực hiện tốt quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
2

2
2


* Thực hiện đổi mới tổ chức hệ thống sản xuất ngành chăn nuôi. Chủ động kiểm
soát và khống chế dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.
* Đến năm 2020:
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá so sánh năm 2010) tăng trưởng bình
quân trên 9,61%/năm;

- Giá trị sản xuất chăn nuôi (theo giá thực tế) đạt khoảng 57% giá trị sản xuất nông
nghiệp;
- Đàn lợn lai chiếm 90,% tổng đàn; đàn gia cầm giống mới có năng suất thịt trứng
cao chiếm 85%; bò lai Sind chiếm 70%.
- Tỷ trọng sản xuất chăn nuôi hàng hóa trang trại tập trung và gia trại quy mô vừa
và lớn chiếm trên 75%;
- Sản lượng thịt hơi đạt trên 180.000 tấn (gần 86 nghìn tấn thịt lọc), đáp ứng trên
90% nhu cầu nội tỉnh và lượng khách du lịch về sử dụng sản phẩm thịt; có thể tham gia
thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đặc sản là thế mạnh, các sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
* Tầm nhìn 2030:
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá so sánh năm 2010) tăng trưởng bình
quân trên 3,5%/năm;
- Giá trị sản xuất chăn nuôi (theo giá thực tế) đạt khoảng 60% giá trị sản xuất nông
nghiệp;
- Tỷ trọng chăn nuôi trang trại và công nghiệp đạt trên 90%.
- Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp đạt 80%.
- Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 85%.
- Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho tổng đàn lợn đạt 65%, cho đàn bò lấy thịt đạt 65% và
cho đàn bò cái vắt sữa đạt 100%.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đưa số gia trại, trang trại có hệ
thống xử lý chất thải đạt 100%.
4. Phát triển qui mô đ àn gia súc, gia c ầm
Biểu 1. Dự kiến quy mô phát triển đàn gia súc, gia cầm
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tỉnh Quảng Ninh
TT

I
1
2

3

Hạng mục
GTSX ngành chăn
nuôi
Giá cố định (2010)
Giá thực tế

Đơn vị
tính

Tỷ đồng
Tỷ đồng

Ước
TH
2015

2.026
2.675

Quy
hoạch
2020

3.496
13.283

Tầm
nhìn

2030

5.429
76.283

Tăng trưởng
(%/năm)
2010- 2016- 20212015 2020 2030

8,6

9,61

4,5
3
3


3
II
1
2
3
4
5

Cơ cấu ngành chăn nuôi
Các chỉ tiêu phát triển
đàn
Đàn trâu

Đàn bò
Đàn lợn
- Đàn lợn (thịt)
Đàn gia cầm
Đàn dê

%

1000 con
1000 con
1000 con
1000 con
1000 con
1000 con

43,00

65
35
600
480
4.500
12

57,50
1236
72
100
1.700
1.445

14.000
22

60,48

85
400
5.300
4.500
46.000
60

0,40
7,05
11,10
8,52
14,37
10,45

11,03
2,07
23,36
23,16
24,66
25,48
12,89

1,67
14,87
12,04

12,03
12,63
10,55

4.1. Quy mô phát triển đàn lợn
Phát triển nhanh đàn lợn đạt tốc độ tăng bình quân 11,1%/năm giai đoạn 2010 2015 và 23,16%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Tổng đàn đạt 600 nghìn con vào năm 2015
và 1.700 nghìn con vào năm 2020. Sản lượng thịt hơi đạt 78.500 tấn năm 2015 và đạt
142.500 tấn năm 2020.
Qui mô đàn lợn nuôi tập trung đạt 64,3%/tổng đàn năm 2015, đạt khoảng
80%/tổng đàn năm 2020 .
Dự kiến phát triển như sau:
- Năm 2015: Tập trung phát triển tại huyện Đông Triều khoảng 105.000 con
(chiếm 17,5%); thị xã Quảng Yên 90.000 con (15%), huyện huyện Hải Hà 87.600 con
(chiếm 14,6%); Đầm Hà đạt khoảng 57.600 con (chiếm 9,6%), TP. Móng Cái 55.200 con
(9,2%) tổng đàn toàn tỉnh. Tại những địa phương khác có tổng đàn chiếm từ 0,8% (huyện
đảo Cô Tô) đến 6,9% (huyện Tiên Yên).
- Đến năm 2020: Phát triển đàn lợn tại Huyện Đầm Hà và huyện Hải Hà đạt 500.000
con/huyện (chiếm tới 58,8%/tổng đàn); TX. Quảng Yên (7,4%), những địa phương khác có
qui mô đàn chiếm tỷ trọng từ 0,6% (huyện đảo Cô Tô) đến 5,8% (huyện Đông Triều).
- Tầm nhìn 2030: Tổng đàn lợn đạt 5,3 triệu con trên những địa bàn chủ yếu: Hải hà,
Đầm Hà, Đông Triều và Quảng Yên.
4.2. Quy mô phát triển đàn gia cầm:
Dự kiến phát triển nhanh, năm 2015 đàn gia cầm tỉnh Quảng Ninh đạt 4,5 triệu con
và đạt 14,0 triệu con vào năm 2020. Sản lượng thịt hơi đạt 16.500 tấn vào năm 2015 và
khoảng 29.000 tấn vào năm 2020, sản lượng trứng đạt khoảng 130 triệu quả vào năm
2015 và đạt hơn 216 triệu quả vào năm 2020.
Năm 2015, đàn gia cầm nuôi tập trung chiếm trên 50,0%/tổng đàn; năm 2020 qui
mô đàn gia cầm nuôi tập trung đạt trên 80%/tổng đàn.
Tầm nhìn 2030: Dự kiến tổng đàn đạt 46 triệu con, phát triển chủ yếu trên các địa
bàn: TX. Quảng Yên, TX. Đông Triều, huyện Hoành Bồ và TP. Uông Bí.

- Đàn gà:
4

4
4


+ Năm 2015: Phát triển mạnh tại một số huyện Đông Triều (900 nghìn con) chiếm
25%; TX Quảng Yên (803.000 con) chiếm 22,3%; huyện Hoành Bồ (364 nghìn con)
chiếm 10,3%; các địa phương khác qui mô chiếm từ 0,3% (huyện đảo Cô Tô) đến 6,8%
(TP. Uông Bí).
+ Đến năm 2020: TX. Quảng Yên có qui mô đạt 2,9 triệu con (chiếm 27%); huyện
Đông Triều đạt 2,8 triệu con (26%); huyện Hoành Bồ 1,2 triệu con (10,7%); thành phố
Uông Bí 858 nghìn con (7,9%). Các địa phương còn lại có qui mô đàn chiếm từ 0,3%
(huyện Cô Tô) đến 6% (huyện Tiên Yên).
- Đàn vịt:
+ Chăn nuôi vịt hình thức trang trại quy mô nhỏ theo mô hình ao+chuồng tập trung
ở huyện Hoành Bồ (xã Lê Lợi); huyện Tiên Yên (xã Đồng Rui và xã Đông Hải), huyện
Đầm Hà (xã Tân Bình).
+ Dự kiến qui mô đàn vịt đến năm 2015 đạt 400 nghìn con (chiếm 7%/tổng đàn gia
cầm, thủy cầm). Đến năm 2020 qui mô tổng đàn lên 700 nghìn con chiếm 5%/ tổng đàn
gia cầm, thủy cầm.
4.3. Quy mô phát triển đàn bò
Tuy đàn trâu ở Quảng Ninh có nhiều lợi thế để phát triển, song xét về hiệu quả
kinh tế và khả năng sinh sản, chịu rét thì đàn bò vẫn có tiềm năng phát triển tốt hơn.
Trong thời gian tới khi máy móc dần thay cho sức kéo của trâu và khả năng bố trí chuồng
trại, cung cấp thức ăn tốt hơn cho đàn bò có đủ sức đề kháng và chịu rét thì chăn nuôi bò
sẽ dần được quan tâm chú ý phát triển.
Phát triển đàn với tốc độ tăng trưởng 7,05%/năm (2010-2015) và 23,4%/năm
(2016 – 2020). Tổng đàn đạt 35 nghìn con năm 2015 và đạt 100 nghìn con năm 2020.

Sản lượng thịt hơi đạt 1.800 tấn năm 2015 và 9.300 tấn năm 2020.
Qui mô đàn bò nuôi tập trung chiếm trên 45%/tổng đàn năm 2015, đạt 70%/tổng
đàn năm 2020.
Dự kiến phát triển như sau:
- Năm 2015: Huyện Bình Liêu có qui mô tổng đàn đạt 4.025 con (chiếm 11,5%),
TX. Quảng Yên 6.650 con (19,0%), thành phố Móng Cái 3.220 con (9,2%), huyện Đông
Triều 2.870 con (8,2%). Những địa phương khác có qui mô tổng đàn chiếm từ 7,5%
(Hoành Bồ) đến 5,3% (huyện Ba Chẽ), huyện Cô Tô và TP. Hạ Long là đơn vị có tỷ lệ bò
thấp nhất (3% và 1,8% tổng đàn). Tỷ lệ bò lai đạt 50% tổng đàn, tỷ lệ bò thịt giết mổ đạt
27,5%, trọng lượng xuất chuồng bình quân 180 – 200 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 55%.
- Đến năm 2020: Huyện Bình Liêu có qui mô đạt 21.000 con (chiếm 21,0%),
huyện Tiên Yên là 10.960 con (chiếm 11,0%), thành phố Móng Cái là 9.500 con (9,5%)
tổng đàn bò toàn tỉnh. Các huyện, thành phố, thị xã: Uông Bí, Đông Triều, Ba Chẽ, Cẩm
Phả, Quảng Yên qui mô từ 7,0% đến 7,6%/ tổng đàn bò toàn tỉnh. Những địa phương
khác qui mô từ 1,1%(huyện đảo Cô Tô, TP. Hạ Long) đến 5,9% (huyện Hoành Bồ). Tỷ lệ
5

5
5


bò lai đạt 70%, tỷ lệ bò thịt giết mổ đạt gần 30,0%, trọng lượng xuất chuồng đạt 190 –
210 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60%.
- Tầm nhìn 2030: Dự kiến tổng đàn đạt 400.000 con trên các địa bàn chủ yếu
huyện Bình liêu, Tiên Yên, Móng Cái, Uông Bí, Ba Chẽ, Đông Triều,...
4.4. Quy mô phát triển đàn trâu
Phát triển đàn trâu ở Quảng Ninh vẫn được coi là thế mạnh trong chăn nuôi của
tỉnh do lợi thế so với vật nuôi khác, tận dụng điều kiện tự nhiên đáp ứng nhu cầu thịt tiêu
dùng trong và ngoài tỉnh, giải quyết một phần sức kéo.
Đàn trâu tăng trưởng 0,4%/năm giai đoạn 2010 - 2015 và 2,7%/năm giai đoạn

2016 - 2020. Tổng đàn đạt 65 nghìn con vào năm 2015 và 72 nghìn con vào năm 2020.
Sản lượng thịt hơi đạt 1.700 tấn năm 2015 và 2.100 tấn năm 2020.
Số lượng đàn trâu nuôi tập trung chiếm 6%/tổng đàn (năm 2015); đạt 12%/tổng
đàn năm 2020.
Dự kiến phát triển như sau:
- Năm 2015: Huyện Hải Hà 10.075 con (chiếm 15,5% tổng đàn); huyện Bình Liêu
9.230 con (14,2%), huyện Hoành Bồ 8.710 con (13,4%); TP. Móng Cái 6.890 con
(10,6%). Huyện Tiên Yên 7.800 con (chiếm 12%); huyện Ba Chẽ, huyện Đông Triều và
huyện Đầm Hà có qui mô đàn từ 3.900 con (6,0%) đến 5.460 con (8,4%). Các địa phương
khác có qui mô đàn từ 0,4% ( huyện đảo Cô Tô) đến 4,6% (huyện Vân Đồn).
- Đến năm 2020: Huyện Bình Liêu có 13.000 con, chiếm 18,1%/ tổng đàn; huyện
Hải Hà với 11.500 con, chiếm 16%; Huyện Tiên Yên 10.500 con, chiếm 14,6%; TP.
Móng Cái 8.000 con (11,1%). Huyện Ba Chẽ, huyện Hoành Bồ huyện Đông Triều qui
mô đạt từ 5.470 con (7,6%) đến 6.600 con (9,2%). Những địa phương khác có qui mô
đàn từ 0,3% (huyện đảo Cô Tô) đến 5,3% (huyện Đầm Hà).
- Tầm nhìn 2030: Tổng đàn trâu dự kiến đạt 85.000 con trên các địa bàn chủ yếu
sau: Huyện Bình Liêu, huyện Hải Hà, huyện Tiên Yên, TP. Móng Cái, huyện Hoành Bồ
và TX. Đông Triều.
4.5. Quy mô phát triển đàn dê
Phát triển chăn nuôi dê ở Quảng Ninh góp phần đa dạng hóa, chuyển đổi quy mô
và cơ cấu đàn vật nuôi, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống của người dân khu vực nông
thôn, nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn. Xây dựng các mô
hình chăn thả, chế biến sản phẩm từ dê để tạo vùng sản xuất giống, sữa, thịt dê với quy
mô lớn, hiệu quả kinh tế cao để chăn nuôi dê trở thành một mũi nhọn trong chương trình
phát triển kinh tế nông thôn miền núi của tỉnh.
Tập trung phát triển đàn dê tại một số địa bàn vùng cao có lợi thế điều kiện chăn
thả là Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hoành Bồ. Dự kiến phát triển như sau:
- Năm 2015: Toàn tỉnh đạt 12.000 con, trong đó tại Bình Liêu có qui mô đàn đạt
2.770 con (chiếm 23,1%), Tiên Yên 2.350 con (19,6%), Đầm Hà 2.100 con (17,5%),
6


6
6


Hoành Bồ 1.330 con (11,1%). Những địa phương khác qui mô đàn đạt từ 1,7% đến 4,4%
tổng đàn.
- Đến năm 2020: Qui mô đàn dê toàn tỉnh đạt 22.000 con trong đó có các huyện
chủ yếu sau: Bình Liêu chiếm 25%; Tiên Yên 20,6%, Hoành Bồ 13,2%; Đầm Hà 11,1%,
Hải Hà 5,8%.
- Tầm nhìn 2030: Dự kiến quy mô đàn dê đạt 22.000 con, tập trung chủ yếu trên
các địa bàn: Huyện Bình Liêu, huyện Tiên Yên, huyện Hoành Bồ, huyện Đầm Hà.
5. Sản phẩm ngành ch ăn nuôi đ ến n ăm 2020, t ầm nhin 2030
Biểu 2. Dự kiến sản phẩm chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn 2030
TT

I
1
2

Hạng mục
GTSX ngành
chăn nuôi
Giá cố định
(2010)
Giá thực tế

4
3

1
2
5
III

Cơ cấu ngành
chăn nuôi
Sản lượng thịt
hơi (chủ yếu)
Thịt trâu
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gia cầm
Thịt dê
Sản lượng khác

1

Sản lượng trứng

2
3

Mật ong
Sữa bò

3
II

Đơn

vị
tính

Tỷ
đồng
Tỷ
đồng

Hiện
trạng
2014

Ước
TH
2015

Quy
hoạch
2020

Tầm
nhìn
2030

Tăng trưởng
(%/năm)
2010- 2016- 20212015 2020 2030

1601,16


2.026

3.496

5.429

8,6

9,61

4,5

1.978,20

2.675

13.283

76.283

14,8

37,8

19,1

40,64

43,00


57,50

60,48

Tấn

82.628,10

98.650

183.400

605.900

23,33

13,20

12,69

Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn

1.518,40
1.023,30
68.412,00
14.120,00

96,1

1.700
1.800
78.500
16.500
150

2.100
9.300
142.500
29.000
500

2.500
38.000
466.800
97.100
1.500

6,22
11,36
20,99
31,66
2,68

4,32
38,88
12,67
11,94

27,23

1,76
15,11
12,60
12,84
11,61

115.671,4

130.000

216.000

800.000

28,01

10,69

13,99

121,9
1209,0

150
1.450

290
2.600


850
8.000

9,00
15,35

14,09
12,39

11,35
11,90

%

1000
quả
Tấn
Tấn

- Năm 2015 sản lượng thịt hơi các loại đạt 98.650 tấn (tăng 64.000 tấn so với năm
2010), tăng bình quân gần 23,3%/năm. Trong đó sản phẩm thịt lợn chiếm 79,5%; thịt gia
cầm là 16,7% ; thịt trâu bò chiếm 4,3%. Sản phẩm giết mổ tập trung và đạt tiêu chuẩn vệ
sinh thú y chiếm từ 30 - 35% tổng sản lượng thịt. Các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Đông
Triều và TX. Quảng Yên dự kiến có sản lượng thịt hơi chiếm từ 12,17% đến 18,35% tổng
sản lượng thịt hơi của tỉnh.
- Đến năm 2020 sản lượng thịt hơi các loại đạt 183.400 tấn, tăng 85.000 tấn so với
năm 2015 (tăng bình quân 13,2%/năm). Trong đó sản phẩm thịt lợn chiếm 77,6%, thịt gia
7


7
7


cầm là 15,8% thịt trâu bò chiếm 5,1%. Sản lượng thịt giết mổ tập trung đạt tiêu chuẩn vệ
sinh thú y đạt từ 70 - 85% tổng sản lượng thịt. Các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Đông Triều
và TX. Quảng Yên vẫn được xác định là những địa phương có sản lượng thịt hơi chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm chăn nuôi của tỉnh từ 9,71% (huyện Đông Triều) đến
24,26% (huyện Hải Hà).
- Tầm nhìn 2030: Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 605.9000 tấn (tăng 422.500
tấn so với năm 2020), tăng bình quân gần 13%/năm. Trong đó sản phẩm thịt lợn vẫn là
chủ yếu, chiếm 77%; thịt gia cầm chiếm 16%; thịt trâu bò chiếm 7,7%. Sản phẩm giết mổ
tập trung và đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y chiếm từ 85 - 95% tổng sản lượng thịt. Các
huyện có sản lượng thịt hơi chủ yếu là Hải Hà, Đầm Hà, Đông Triều và TX. Quảng Yên.
6. Phát triển ch ăn nuôi theo ti ểu vung sinh thái
* Tiểu vùng miền Tây: Tiểu vùng miền Tây bao gồm: TX. Đông Triều, TP. Uông
Bí, TX. Quảng Yên, H. Hoành Bồ, TP. Hạ Long và TP. Cẩm Phả, có dân cư tập trung,
năm 2013 dân số chiếm 72,56% về dân số toàn tỉnh và có diện tích 2.424,4 km 2 chiếm
39,8% về DTTN. Tiểu vùng có nhiều ngành sản xuất quan trọng của tỉnh như ngành công
nghiệp, du lịch, dịch vụ, đồng thời là nơi có nhiều khu đô thị (chiếm phần lớn các thị xã,
thành phố của tỉnh). Đây sẽ là nơi có nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng lương thực, thực
phẩm lớn, ổn định, có tiềm năng phát triển đàn gia cầm.
- Quy mô đàn gia súc, gia cầm:
+ Năm 2015: Đàn trâu 18.400 con, chiếm 28,3%; đàn bò 17.325 con (49%); đàn
lợn 300.600 con (50%); đàn gia cầm 2,9 triệu con (64%).
+ Năm 2020: Đàn trâu 15.585 con, chiếm 23,6%; đàn bò 36.100 con (36%); đàn
lợn 421.300 con (24,8%); đàn gia cầm 10,78 triệu con (77%).
+ Tầm nhìn 2030: Đàn trâu 17.935 con, chiếm 21,1%; đàn bò 140.400 con (35%);
đàn lợn 1.314.400 con (24,8%); đàn gia cầm 35,37 triệu con (76,8%).
(Số liệu chi tiết đến cấp huyện - Phần phụ lục)

* Tiểu vùng miền Đông: Bao gồm các huyện Ba Chẽ, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm
Hà, Bình Liêu, Hải Hà, Cô Tô và TP. Móng Cái. Tiểu vùng này có diện tích 3.674,58
km2; chiếm 60,2% DTTN; dân số năm 2013 có 330,1 nghìn người, (chiếm 27,4% dân số
của tỉnh). Đây là vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người, dân cư phân bố thưa thớt, đời
sống vật chất văn hóa còn thấp. Tiểu vùng này có tiềm năng đất đai rộng lớn, điều kiện để
phát triển chăn nuôi đại gia súc và chăn nuôi lợn.
- Quy mô đàn gia súc, gia cầm:
+ Năm 2015: Đàn trâu 46.605 con, chiếm 71,7%; đàn bò 17.675 con (51%); đàn
lợn 299.400 con (50%); đàn gia cầm 1,6 triệu con (35%).
+ Năm 2020: Đàn trâu 56.415 con, chiếm 78,4%; đàn bò 63.900 con (64%); đàn
lợn 1.278.700 con (75,2%); đàn gia cầm 3,22 triệu con (23%).
8

8
8


+ Tầm nhìn 2030: Đàn trâu 67.065 con, chiếm 78,9%; đàn bò 259.600 con (65%);
đàn lợn 3.985.600 con (75%); đàn gia cầm 10,63 triệu con (23,2%).
(Số liệu chi tiết đến cấp huyện - Phần phụ lục)
*Quá trình phát triển kinh tế và hình thành các khu đô thị, khu công nghiệp tập
trung, các cụm dân cư đông đúc đã kéo theo sự phân bổ lực lượng lao động giữa ngành
sản xuất nông, lâm nghiệp và phi nông nghiệp. Đồng thời tạo ra thị trường tiêu thụ lớn
các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân sống trong các đô
thị, khu du lịch, khu công nghiệp. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho ngành
nông nghiệp có định hướng và giải pháp thực hiện ở mức cao nhất nhằm đáp ứng được số
lượng, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh.
7. Chăn nuôi các s ản ph ẩm ch u l ưc
a. Khu vực chăn nuôi lợn Móng Cái

- Địa bàn quy hoạch chủ yếu: TP. Móng Cái 99 ha với quy mô tổng đàn khoảng
59.800 con (2020) và 185.500 con (2030) chủ yếu ở các xã Hải Xuân, Hải Tiến, Hải
Đông, Vạn Ninh. Đến năm 2020 qui mô có 26 trang trại, mỗi trang trại có khoảng 1.000
con lợn thịt và lợn nái có mặt.
- Các địa phương khác: Đến năm 2020 TX. Đông Triều có khoảng 22.500 con,
Quảng Yên 28.800 con, Hoành Bồ 14.000 con, Đầm Hà 100.000 con, Hải Hà 110.000
con, Bình Liêu 10.000 con, Cẩm Phả 16.500 con, bố trí mỗi trang trại có khoảng 1.000
lợn thịt và lợn nái với tổng diện tích khoảng trên 700 ha.
b. Vùng chăn nuôi gà đặc sản địa phương
- Quy mô tổng đàn đến năm 2020 có khoảng 5 triệu con, năm 2030 có khoảng 20
triệu con.
- Địa bàn quy hoạch chủ yếu: Huyện Tiên Yên đến năm 2020 có quy mô tổng đàn
khoảng 1 triệu con và đến 2030 có khoảng 4 triệu con chủ yếu được bố trí ở các xã:
Phong Dụ, Điền Xá, Đông Ngũ, Yên Than, Đông Hải, Hải Lạng và Tiên Lãng.
Bảng 3. Dự kiến quy mô phát triển đàn các sản phẩm chủ lực
TT
I
1
2
3
4
5
6
7

Hạng mục

ĐVT

Quy hoạch 2020


Khu vực lợn Móng Cái
TP. Móng Cái
Đông Triều
Quảng Yên
Hoành Bồ
Đầm Hà
Hải Hà
Bình Liêu

Con
Con
Con
Con
Con
Con
Con
Con

361.600
59.800
22.500
28.800
14.000
100.000
110.000
10.000

Tầm nhìn


2030

1.109.500
185.500
70.000
89.500
43.500
300.000
340.000
31.000

9

9
9


8
II

Cẩm Phả
Khu vực gà đặc sản bản địa

Con
103 con

16.500
5.000

50.000

20.000

1

Tiên Yên

103 con

1.000

4.000

2

Đầm Hà

103 con

800

3.200

3

3

Ba Chẽ

10 con


750

3.000

4

Bình Liêu

103 con

700

2.800

5

Cẩm Phả

103 con

700

2.800

3

6

Hoành Bồ


10 con

600

2.400

7

Đông Triều

103 con

450

1.800

8. Quy hoach vung ch ăn nuôi t âp trung
Quy hoạch các vùng sản xuất chăn nuôi tập trung theo quy mô gia trại, trang trại
với phương thức tiến bộ theo hướng công nghiệp (nhưng không xóa bỏ, ngăn cấm
phương thức chăn nuôi quy mô hộ nhỏ lẻ; không phải gom ngay tất cả các hộ, các cơ sở
chăn nuôi vào vùng tập trung), là định hướng để tạo điều kiện cho chăn nuôi hàng hóa
phát triển (có hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường,... và đặc biệt là
nâng cao giá trị kinh tế của từng loại sản phẩm), đồng thời đề ra lộ trình thích hợp giảm
dần tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ. Việc giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ nhanh hay chậm phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế - xã hội, nhận thức của người nuôi và giá cả thị trường. Theo xu thế
của nền kinh tế hàng hóa, chăn nuôi quy mô nhỏ tự cấp tự túc, kém hiệu quả sẽ tự giảm
dần. Như vậy trong vòng 5 - 7 năm tới vẫn có thể cho phép tồn tại các cơ sở, hộ chăn
nuôi vừa và nhỏ với điều kiện phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về pháp lệnh thú y,
vệ sinh phòng bệnh, hướng dẫn cho phép hình thành và xây dựng thành các gia trại, nâng
dần thành các trạng trại, doanh nghiệp CNTT và sẽ được khuyến cáo dịch chuyển, di dời

trong 5 - 7 năm tới.
8.1. Các tiêu chí để xác định quy hoạch vùng tập trung
- Đất vùng CNTT cần được bố trí tách rời khỏi khu dân cư và không ảnh hưởng
xấu tới cảnh quan các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- Địa điểm bố trí các vùng CNTT phải có điều kiện khí hậu, thuỷ văn, địa chất
công trình thuận lợi: Cách xa nguồn nước cấp cho sinh hoạt 1.000m, khu dân cư hiện hữu
và quy hoạch từ 300-500m. Cách xa quốc lộ, tỉnh lộ từ 500-1.000m, huyện lộ 300m, khu
du lịch, khu công nghiệp 300-500m.
- Không nằm trên địa hình đồi núi quá dốc, độ dốc từ 8 0 trở xuống để tránh chi phí
san ủi lớn và phát tán mùi đi xa.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi, đường giao thông chính hoặc gần các đầu
mối giao thông, gần nguồn cung cấp điện, thuận lợi về cấp thoát nước, các dịch vụ thông
tin liên lạc, cũng như các dịch vụ sản xuất kinh doanh khác.
10

10
10


- Chi phí đầu tư xây dựng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật và giá trị đền bù thấp, hiệu
quả sử dụng đất cao (nếu là vùng đầu tư mới).
8.2. Đối tượng quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung
Các loại vật nuôi có thể và cần thiết nuôi tập trung gồm lợn, gà, bò thịt. Tùy theo
điều kiện sinh thái và tình hình thực tiễn của các địa phương, có thể lựa chọn các hình
thức chăn nuôi trang trại khác nhau:
- Trang trại chăn nuôi hộ gia đình theo quy hoạch (của một chủ gia trại, trang trại
đầu tư để chăn nuôi 1 loại hay vài loại vật nuôi).
- Trang trại gắn với vùng chăn nuôi tập trung, được quy hoạch trước (gồm nhiều chủ
trang trại cùng tham gia đầu tư, chuyên nuôi một hay vài loại vật nuôi quy mô khá lớn).
- Trang trại chăn nuôi hỗn hợp, thường có quy mô diện tích khá lớn và tập trung,

có nhiều chủ hộ, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp tham gia đầu tư, với quy mô sản phẩm
và vốn đầu tư lớn (gắn kết giữa các hoạt động chăn nuôi + trồng trọt + nuôi trồng thuỷ
sản).
8.3. Nguyên tắc xác định vùng có khả năng phát triển chăn nuôi tập trung
a. Vùng cấm chăn nuôi gia súc – gia cầm
Các khu đô thị, khu dân c ư t ập trung, công trinh
công cộng, khu v à c ụm công nghi ệp, khu du l ịch, di
tích lịch sử – văn hóa, đất an ninh qu ốc phòng,... l à
những nới tuy ệt đối không có ho ạt đông ch ăn nuôi
(trừ sinh vật c ảnh) để đ ảm b ảo s ức kh ỏe c ua c ộng đ ồng
cũng như môi trường sinh thái. T ại vung r ừng đ ặc d ụng
cũng không phát tri ển ch ăn nuôi, ch ỉ có th ể s ử d ụng
kết hợp phát triển du lịch. Đối v ới r ừng phòng h ộ do
chức năng bảo vệ môi trường sinh thái, s ản xu ất,công
trinh hạ tầng và QPAN nên c ũng không đ ưa v ào ho ạt
động chăn nuôi.
b. Vùng không chăn nuôi gia súc – gia cầm
Các vùng đất chuyên trồng lúa 2 vụ có hiệu quả, cây ăn quả đặc sản, đất nuôi trồng
thủy sản và đất diêm nghiệp đã được xác định đến năm 2020 và sử dụng ổn định lâu dài
nên không thể bố trí các trang trại chăn nuôi.
c. Vùng tập trung các trang trại, gia trại chăn nuôi với các loại gia súc - gia cầm
và phương thức chăn nuôi
- Điều kiện sinh thái:
+ Đất vùng CNTT cần được bố trí tách rời khỏi khu dân cư và không ảnh hưởng
xấu tới cảnh quan các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
11

11
11



+ Địa điểm bố trí các vùng CNTT phải có điều kiện khí hậu, thuỷ văn, địa chất
công trình thuận lợi: Cách xa nguồn nước cấp cho sinh hoạt 1.000m, khu dân cư hiện hữu
và quy hoạch từ 300 - 500m. Cách xa quốc lộ, tỉnh lộ từ 500-1.000m, huyện lộ 300m, khu
du lịch, khu công nghiệp 300 - 500m.
+ Không nằm trên địa hình quá dốc, tránh chi phí san ủi lớn và phát tán mùi.
- Các điều kiện khác:
+ Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi, đường giao thông chính hoặc gần các đầu
mối giao thông, gần nguồn cung cấp điện, thuận lợi về cấp thoát nước, các dịch vụ thông
tin liên lạc, cũng như các dịch vụ sản xuất kinh doanh khác.
+ Chi phí đầu tư xây dựng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật và giá trị đền bù thấp, hiệu
quả sử dụng đất cao.
- Cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và môi trường đối với các trang
trại chăn nuôi gia súc gia cầm: Căn cứ vào các văn bản pháp lý của Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và của UBND tỉnh Quảng
Ninh,...có lên quan đến quy hoạch vùng chăn nuôi. Trong các văn bản này có quy định
các điều kiện vệ sinh thú y, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và môi trường đối với các trại
chăn nuôi.
8.4. Qui hoach vung ch ăn nuôi gia súc gia c ầm t âp trung trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến n ăm 2020, t ầm nhin 2030
Căn cứ vào những tiêu chí về trang trại chăn nuôi, xét các yếu tố về điều kiện sinh
thái, cơ sở hạ tầng (đường giao thông, khả năng cung cấp điện), quĩ đất, khả năng giải
quyết môi trường và khoảng cách đủ xa tránh ô nhiễm khu dân cư... xác định qui mô phát
triển chăn nuôi tập trung (trang trại và gia trại) đối với từng loại gia súc, gia cầm trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 như sau:
a. Đàn lợn:
* Quy mô phát triển
Phát triển mạnh đàn Lợn lai (Quy mô lớn theo trang trại, chăn nuôi công nghiệp tại
dịa bàn các huyện: Hải Hà, Đầm Hà, thị xã Quàng Yên, thành phố Cẩm Phả. Phục tráng
và phát triền giống lợn Móng Cải tại các địa bàn: Đông Triều, Đầm Hà, Tiên Yên, thành

phố Móng Cái và nhũmg địa phương khác.
Năm 2015 qui mô đàn lợn nuôi tập trung đạt 610.000 con, trong đó tại Hải Hà và
Đầm Hà có số lượng lớn nhất khoảng 300.000 con, Quảng Yên 72.000 con; các huyện
Đông Triều, Tiên Yên, TP. Móng Cái, TP. Cẩm Phả có qui mô đàn từ 36.000-37.000
con/địa phương (chiểm 6% đến 6,5%); khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở
chăn nuôi lợn với quí mô lớn và tập trung theo hình thức công nghiệp tại Hải Hà, Đầm
Hà, Quảng Yên có quy mô bình quân trên 500 nái sinh sản và 5.000-6.000 lợn thịt xa khu
dân cư, tiện giao thông, có mặt bằng thuận lợi.
12

12
12


Đến năm 2020: Qui mô tổng đàn đạt 1.355,000 con tập trung tại Hải Hà 420.000
con, Đầm Hà 400.000 con vả Quảng Yên 200.000 con; mở rộng nhanh chăn nuôi tập
trung trang trại, công nghiệp để tránh dịch bệnh, có sản phẩm sạch, chuyển đổi cơ cấu sản
phẩm thịt lợn, tăng sản phẩm lợn choai, lợn sữa.
Tầm nhìn 2030: Quy mô tổng đàn nuôi tập trung đạt 5,03 triệu con; trong đó lợn
thịt khoảng 4,3 triệu con; phát triển trên các địa bàn chủ yếu: Huyện Đầm Hà, huyện Hải
Hà, Thị xã Quảng Yên và Thị xã Đông Triều.
* Phương thức phát triển:
- Trong giai đoạn phát triển đến năm 2020, cần có sự chuyển hóa về chất trong
chăn nuôi lợn gắn liền với yêu cầu đa dạng hóa và nâng cao chất lượng đàn lợn thịt nhằm
đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường nội tiêu và có thể cho xuất khẩu. Dự kiến,
trong cơ cấu sản xuất sẽ đưa tỉ trọng đàn lợn hướng nạc từ khoảng 30% hiện tại tăng lên
50% vào năm 2015 và sẽ đạt khoảng 70-75% tổng đàn lợn thịt đến 2020.
- Để đảm bảo yêu cầu chuyển hóa đàn lợn về chất, tập trung tổ chức chỉ đạo, đầu
tư ứng dụng mạnh các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, đặc biệt về giống và thức ăn. Chú
trọng công tác chọn tạo giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; dự kiến tỉ lệ đàn lợn

được sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đến 2015 đạt 65% và đến 2020 sẽ đạt
75-80%. Cùng với đảm bảo yêu cầu về giống, việc cung cấp thức ăn cho chăn nuôi lợn
cũng cần chú trọng đáp ứng về chất lượng theo từng loại lợn, từng lứa tuổi và tiêu chuẩn
chất lượng thịt, trong đó đặc biệt đáp ứng tỉ lệ đạm, năng lượng và không có các chất gây
hại cho người tiêu dùng; trong đó chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu cho chăn nuôi
lợn nội tiêu chất lượng cao.
- Về sản xuất giống lợn:
+ Tiếp tục thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn và chương trình xã hội hóa công
tác giống lợn. Xây dựng hệ thống quản lý giống lợn từ tiêu chuẩn chất lượng giống, quản
lý kinh doanh lợn đực giống, tinh lợn dùng trong phối giống...; đưa các giống có năng
suất, chất lượng cao vào sản xuất rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Các giống lợn được sử dụng
gồm: với lợn cho chế biến thịt mảnh và thịt Block thực hiện công thức lai 3 giống với nền
nái Móng Cái để sản xuất giống nuôi thịt có 3/4 máu ngoại trở lên; với lợn choai siêu nạc
(tỉ lệ nạc trên 52%) chủ yếu sử dụng con giống lợn ngoại lai 3 máu F1 (Landratce x
Yorkshire) x Duroc, với giống sản xuất lợn sữa chủ yếu dùng công thức nái Móng Cái x
Landrace (hoặc Yorkshire Large White) để sản xuất con lai F1 có 1/2 máu Móng Cái.
+ Công tác giống lợn ở Quảng Ninh trong thời gian tới áp dụng công thức lai 3 - 4
và 5 máu ngoại. Hàng năm cần nhập bổ sung các dòng lợn mới để cải tạo đàn lợn giống
hậu bị và lợn giống thương phẩm cũng như tránh đồng huyết.
+ Quản lý các nguồn tinh sử dụng ở các trại lợn giống tư nhân và kiểm soát được
nguồn tinh nhập về sử dụng trên địa bàn tỉnh.
+ Qua các chương trình, dự án xã hội hóa công tác giống, cung cấp lợn đực giống
và lợn giống hậu bị cho các trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ theo phương thức cho
13

13
13


nông hộ vay tín dụng với lãi suất ưu đãi (hoặc hỗ trợ 100% vốn vay) để mua con giống,

khuyến khích các trang trại nuôi lợn giống đầu tư bằng vốn tự có.
- Năm 2015:
+ Xây dựng 05 cơ sở khai thác và truyền tinh nhân tạo các giống lợn nhập nội tại
Đầm Hà, Hải Hà, TP Móng Cái, TX Quảng Yên, Tiên Yên. Nâng cấp trại giống lợn cấp 1
ở Tràng Bạch (thuộc H. Đông Triều) để tăng khả năng cung cấp lợn giống bố, mẹ lên 2-3
lần hiẹn nay; Nâng cấp trại truyền giống ở xã Đầm Hà - H. Đầm Hà và trại giống cấp 2
thuộc Đông Triều để tăng khả năng phục vụ gấp 3- 4 lần hiện nay.
+ Phát triển và hình thành mới khoảng 70 trang trại, gia trại chăn nuôi (cả lợn nái
và lợn thịt) tại các địa phương: Hải Hà, Đầm Hà, TP Móng Cái, TX Quảng Yên, Tiên
Yên để sản xuất con giống tại chỗ, chủ động nguồn giống chất lượng tốt, sạch bệnh cho
sản xuất, hạn chế nhập con giống từ nơi khác, giữ an toàn dịch bệnh với tổng số lợn nái
hậu bị khoảng 2.100 con (30 con/trang trại), sản xuất hàng năm khoảng 30.000 – 35.000
con giống để cung ứng cho địa bàn của tỉnh. Ngoài ra, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
xây dựng cơ sở sản xuất giống tập trung công nghiệp quy mô lớn.
+ Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn với qui mô lớn
và tập trung theo hình thức công nghiệp tại Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên… mỗi cơ sở có
quy mô bình quân trên 500 nái sinh sản và 5.000-6.000 lợn thịt được bố trí xa khu dân cư,
tiện đường giao thông, có mặt bằng thuận lợi.
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Cơ bản chuyển sang hình thức chăn nuôi gia trại; mở rộng nhanh chăn nuôi tập
trung trang trại, công nghiệp để tránh dịch bệnh, có sản phẩm sạch.
+ Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm thịt lợn: tăng sản phẩm lợn choai, lợn sữa
* Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn:
- Tạo điều kiện thuận lợi về thuê đất, miễn giảm thuế...với các cơ sở sản xuất chăn
nuôi theo qui mô công nghiệp do các doanh nghiệp đầu tư thực hiện theo qui trình chuẩn
tiêu chuẩn VietGAHP về sản xuất thịt an toàn thực phẩm và chăn nuôi đảm bảo vệ sinh
thú y; các sơ sở giết mổ tập trung đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và dịch bệnh
được tạo thuận lợi về địa điểm xây dựng cơ sở (cấp hoặc cho thuê đất), được vay vốn ưu
đãi theo quy định.
- Tùy từng đối tượng và hình thức khuyến khích phát triển chăn nuôi (gia trại,

trang trại, sản xuất giống, phát triển đàn lợn đặc sản…), Nhà nước sẽ có chính sánh phù
hợp để hỗ trợ trong quá trình tổ chức sản xuất về hạ tầng, cơ sở chuồng trại thiết bị, loại
vật nuôi, biện pháp kỹ thuật, thú y, đào tạo tập huấn, thông tin hướng dẫn, chi phí giống
vật nuôi, tín dụng,…)
b) Đàn gia cầm:
- Chăn nuôi gia cầm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi của
Quảng Ninh với sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm chỉ đứng sau thịt lợn. Theo
14

14
14


định hướng chiến lược chăn nuôi ở nước ta, cần gia tăng tỷ trọng sản phẩm gia cầm trong
tổng sản phẩm ngành chăn nuôi, thay đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của
người dân. Do vậy trong giai đoạn đến năm 2020, Quảng Ninh cần tiếp tục phát triển
mạnh đàn gia cầm cả về qui mô tổng đàn lẫn chất lượng sản phẩm, cả về cơ cấu chủng
loại giống và sản phẩm lẫn phương thức chăn nuôi.
- Trong cơ cấu chủng loại sản phẩm chú trọng cả hướng thịt và trứng, trên cơ sở
mở rộng phát triển các giống siêu thịt, siêu trứng. Trong cơ cấu tổng đàn, đàn gà chiếm
khoảng 85 - 90%, còn lại là các loại gia cầm khác (ngoài các loại gia cầm truyền thống
như vịt, ngan, ngỗng có thể lựa chọn thử nghiệm phát triển thêm một số loại gia cầm
khác như gà tây, chim các loại, v.v...).
Dự kiến trong cơ cấu đàn gà, chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp và bán công
nghiệp chiếm 52% vào năm 2015 và khoảng 75 - 80% vào năm 2020; trong đàn vịt, các
giống siêu thịt, siêu trứng sẽ chiếm tương ứng khoảng 25% và 35%. Đi đôi với ứng dụng
rộng các tiến bộ về giống, cần đảm bảo đáp ứng về yêu cầu thức ăn phù hợp với cơ cấu
đàn gia cầm, đặc biệt thức ăn tổng hợp chất lượng cao cho chăn nuôi công nghiệp và bán
công nghiệp. Nâng cao năng suất, hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
chăn nuôi, đưa giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm từ 17,4% năm 2011 lên 23% vào năm

2015; 28% vào năm 2020 trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.
- Phương thức chăn nuôi chú trọng cả qui mô công nghiệp và nuôi hộ gia đình (gia
trại), trong đó khuyến khích hình thành các trang trại nuôi công nghiệp với qui mô tập
trung đi đôi với phát triển nuôi bán công nghiệp (các giống mới nuôi thả vườn) ở qui mô
gia trại. Dự kiến đến năm 2020 phương thức chăn nuôi bán công nghiệp chiếm khoảng
70- 80% trong cơ cấu chăn nuôi ở qui mô hộ. Vùng tập trung phát triển gia cầm bố trí gắn
với vùng trọng điểm lúa ở Đông Triều, Quảng Yên, Hoành Bồ, Tiên Yên, Uông Bí...
Hình thành vùng nuôi gia cầm qui mô công nghiệp ven xa vành đai đáp ứng nhu cầu các
khu công nghiệp, đô thị và khu du lịch tập trung ở TP Hạ Long, Móng Cái, Quảng Yên,
v.v...
- Hình thức nuôi trang trại tập trung theo hướng công nghiệp qui mô lớn với các
giống gà siêu thịt, siêu trứng tại địa bàn huyện Đông Triều, Hoành Bồ và Thị xã Quảng
Yên, TP Móng Cái. Các địa phương khác (huyện Tiên Yên, Hoành Bồ, Đầm Hà) phát
triển loại hình nuôi trang trại qui mô vừa và nhỏ giống gà đặc sản địa phương (gà Tiên
Yên, gà Trới...). Hiện trên thị trường có nhiều giống gà để người chăn nuôi lựa chọn và
tuyển chọn cho phù hợp trong thả vườn là gà ri lai, gà Lương Phượng, gà Mía, gà Hồ,
Tam Hoàng, Kabir, gà Ross đỏ...
Với qui mô và cơ cấu phát triển dự kiến, chăn nuôi gia cầm sẽ là ngành sản xuất có
triển vọng gia tăng mạnh cả về lượng và chất, góp phần tích cực đưa chăn nuôi trở thành
ngành sản xuất quan trọng của nông nghiệp Quảng Ninh vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao cho thị trường tiêu thụ và chế biến.
* Các chỉ tiêu cụ thể:
15

15
15


- Năm 2015 đàn gia cầm nuôi tập trung đạt 3.100.000 con, trọng điểm tại Đông
Triều 772.000 con (chiểm 24,6% tồng đàn) và Quảng Yên 740.000 con (23 5%), Hoành

Bồ 270.000 con (8,6%), Uông Bí 210.000 con (6,7%), Hải Hà 186.000 con (5,7%).
- Đến năm 2020 đàn gia cầm nuôi tập trung đạt 11.788.000 con trong đó dự kiến tại
Đông Triều 3.120.000 con (chiếm 26,5%), Quảng Yên con (24,3%), Hoành Bồ 1.120.000
con (8,6%), Uông Bí 850.000 con (7,2%), Hải Hà 750.000 con (6,4%).
- Tầm nhìn 2030: Hình thức nuôi trang trại tập trung theo hướng công nghiệp qui
mô lớn với các giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng tại các địa bàn chủ yếu: Thị xã Đông
Triều, thị xã Quảng Yên, huyện Hoành Bồ, huyện Tiên Yên, TP. Uông Bí và huyện Hải
Hà. Dự kiến quy mô tổng đàn khoảng 43 triệu con.
* Phương thức phát triển:
- Chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ từng bước tổ chức lại theo hướng nuôi nhốt có kiểm
soát phòng dịch, đảm bảo vệ sinh môi trường, đời sống sinh hoạt. Hình thành một số
vùng trọng điểm phát triển chăn nuôi gia cầm hàng hoá theo hướng trang trại đảm bảo an
toàn dịch bệnh với khoảng 100 trang trại đến năm 2015 tại các xã ngoại thành TX Quảng
Yên, TP Móng Cái, Đông Triều, Hoành Bồ, Tiên Yên… Đến năm 2020, cơ bản chăn
nuôi gia cầm được triển khai dưới hình thức gia trại, trang trại và chăn nuôi bán công
nghiệp, công nghiệp.
- Xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm gắn với vùng sản xuất chính tại các huyện; thí
điểm mô hình chăn nuôi an toàn sinh học gắn với giết mổ, chế biến ở huyện Đông Triều,
Đầm Hà để đảm bảo sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sản xuất giống gia cầm:
+ Đến năm 2015 để đáp ứng nhu cầu sản xuất, hướng chính vẫn là mua các giống
gà bố mẹ từ các công ty giống (100% vốn nước ngoài) về các trại gà giống ở Quảng Ninh
do tư nhân quản lý sản xuất gà giống thương phẩm nhằm giải quyết một phần nhu cầu
giống tại chỗ; mặt khác, có thể trực tiếp mua giống gà thương phẩm hoặc hợp đồng nuôi
gia công với các công ty chăn nuôi ngoài tỉnh như Công ty CP, Công ty Giống Gia cầm
của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn,...
+ Tiến hành nuôi giữ, bảo tồn quỹ gien đàn giống gà Tiên Yên, Hoành Bồ; hoàn
chỉnh quy trình chọn lọc, chăm sóc nuôi dưỡng, các chỉ tiêu kỹ thuật của con giống; nhân
và sản xuất để đáp ứng nhu cầu con giống cho nhu cầu chăn nuôi; nhập nội một số giống
gà dùng lai tạo với các giống gà địa phương để tạo con lai nâng cao năng suất cung cấp

con giống cho sản xuất.
+ Sắp xếp bố trí hệ thống sản xuất giống gia súc, gia cầm chủ động cung cấp giống
cho các cơ sở chăn nuôi. Nâng cấp những trại nuôi gà giống của Công ty CP hiện có.
Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng trại gà giống gia cầm bố mẹ với quy mô 5.000 10.000 con/trại để đáp ứng nhu cầu con giống; đặc biệt là giống gà lông màu và giống gà
lai cung cấp một phần con giống gia cầm cho các trang trại chăn nuôi trong tỉnh.
16

16
16


+ Chú trọng tuyển lựa phát triển các giống gia cầm có chất lượng tốt, đáp ứng thị
hiếu thị trường ngày càng khắt khe đồng thời có khả năng tăng trọng khá, trong đó chú
trọng tới các giống gà chăn nuôi bán công nghiệp (gà thả vườn) như Rhoden, Ross 208,
Tam Hoàng, Lương Phượng, gà Ai Cập... các giống vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan Pháp,
ngỗng Rheinland,v.v... đồng thời chú trọng các giống truyền thống có phẩm chất tốt như
gà Ri, gà đen,...Khuyến khích cá nhân, tổ chức đầu tư trang trại sản xuất con giống gia
cầm trên địa bàn các huyện (Nhà nước hỗ trợ một phần con giống tốt)
Hiện nay, giống gà lai WA đã được nuôi khảo nghiệm thành công tại một số tỉnh
như Thái Nguyên, Bắc Giang,…có năng suất cao, chất lượng thịt và trứng hơn hẳn các
giống công nghiệp trước đây cần được ứng dụng đưa vào sản xuất tại Quảng Ninh; Giống
vịt siêu thịt CV Super Meat 2 đã thay thế giống vịt thịt địa phương và đàn vịt đẻ được
thay bằng giống CV 2000 Layer. Cần khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng
trại vịt giống kết hợp với lò ấp trứng vịt cung cấp một phần vịt giống cho các trang trại
nuôi vịt.
Tổ chức lại chăn nuôi thủy cầm (vịt) theo hướng nuôi an toàn sinh học có quản lý
kiểm soát (ao + chuồng); kiên quyết chấm dứt tình trạng nuôi vịt chạy đồng không có
kiểm soát hoặc thả vịt tự do trên các kênh mương.
- Tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp vào chăn nuôi gia cầm để tăng năng
suất, hiệu quả chăn nuôi. Chủ động ngăn ngừa, kiểm soát và khống chế dịch cúm gia

cầm; giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
- Cải tạo chuồng trại; hướng dẫn tập huấn kỹ thuật chăn nuôi theo quy trình tiên
tiến được sự hỗ trợ của Nhà nước; Đẩy mạnh công tác thú y, tuyên truyền rộng rãi để
người chăn nuôi hiểu biết và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi,
thường xuyên tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại, môi trường (Nhà nước hỗ trợ một
phần kinh phí).
- Người dân chủ động tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc liên kết sản xuất
với các Doanh nghiệp, HTX để đảm bảo sản xuất hiệu quả, bền vững.
c) Đàn trâu, bò:
- Năm 2014, đàn trâu bò ở Quảng Ninh có 65.570 con, trong đó đàn trâu chiếm tỷ
trọng lớn 71% (46.500 con), đàn bò chiếm 29% (19.070 con).
Cùng với quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, đặc biệt là khâu làm đất và vận
chuyển, hướng phát triển đàn đại gia súc của Quảng Ninh cần chuyển đổi dần từ chăn
nuôi trâu, bò tư liệu sang sản xuất thịt. Theo hướng này, dựa trên chiến lược phát triển
ngành chăn nuôi cả nước, cần phát huy lợi thế so sánh của tỉnh trong chăn nuôi trâu bò;
thay đổi cơ bản phương thức chăn nuôi, phát triển thành vùng hàng hóa gắn với nguồn
thức ăn ổn định.
Với định hướng cải tạo tầm vóc đàn trâu bò, chuyển sang sản xuất hàng hóa (lấy
thịt), sản lượng thịt hơi sẽ tăng nhanh hơn thời kỳ vừa qua (hiện tỷ lệ thịt trâu bò hàng
hóa chỉ đạt dưới 10% tổng đàn), qui mô phát triển đàn trâu bò dự kiến như sau.
17

17
17


- Năm 2015, qui mô đàn bò nuôi gia trại tập trung đạt 27.780 con. Tập trung chủ
yếu tại những địa phương có diện tích chăn thả lớn, thuận lợi phát triển đồng cỏ, đáp ứng
nhu cầu nguồn thức ăn xanh: Bình Liêu (19,8%), Quảng Yên (12,6%), Cẩm Phả (10,0%).
- Đến năm 2020: Qui mô tổng đàn bò nuôi tập trung đạt 70.100 con. Trong đó tập

trung phát triển mạnh tại Bình Liêu (chiếm 26,4%/tổng đàn), Tiên Yên (12,3%), Móng
Cái (9,0%).
- Tầm nhìn 2030: Dự kiến quy mô đàn bò chăn nuôi tập trung đạt 340.000 con,
chiếm 85% tổng đàn bò của toàn tỉnh, trong đó chăn nuôi bò thịt trang trại chiếm 30%;
chăn nuôi bò thịt gia trại chiếm 55%.
Đàn trâu bò được bố trí phát triển tập trung tại các huyện vùng cao (Bình Liêu,
Tiên Yên, Ba Chẽ, Móng Cái) có điều kiện phát triển vùng trồng cỏ và có bãi chăn thả
thích hợp phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt. Đến năm 2020, huyện Bình Liêu và Tiên Yên
là những địa bàn trọng điểm phát triển các gia trại nuôi bò thịt qui mô lớn, đáp ứng phần
lớn nhu cầu sản phẩm thịt bò của tỉnh. Căn cứ vào điều kiện về đất đai và sinh thái có thể
phát triển đàn bò tại TP. Móng Cái và huyện Ba Chẽ theo hướng gia trại qui mô vừa và
nhỏ.
* Phương thức thực hiện:
- Để phát triển trâu, bò theo hướng sản xuất hàng hoá theo quy mô gia trại tạo ra
khối lượng sản phẩm lớn, tăng thu nhập cho người dân cần tăng cường tuyên truyền vận
động, nâng cao nhận thức của người dân; thay đổi tập quán cũ, cải tiến phương thức chăn
nuôi: Đối với vùng cao chuyển từ thả rông tự do hoàn toàn sang chăn thả có quản lý, bố
trí bãi chăn thả thành vùng rộng; đối với vùng thấp chỉ khuyến khích phát triển chăn nuôi
theo hướng nuôi nhốt, thay thế dần sức cày kéo của trâu, bò bằng máy móc. Tạo điều
kiện cho người dân tham gia tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, tập
huấn các lớp kỹ thuật chăn nuôi.
Điều chỉnh cơ cấu đàn đại gia súc phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng để
phát huy lợi thế đặc thù, đưa sản phẩm từ ngành chăn nuôi trâu bò trở thành hàng hoá có
giá trị kinh tế cao.
- Bên cạnh nguồn thức ăn thô xanh thường xuyên cho trâu bò như cỏ, rơm, rạ, cây
họ đậu, thân lá cây ngô, lá mía...bố trí những diện tích đất còn bỏ trống hoặc chuyển đổi
diện tích cây kém hiệu quả tập trung cho việc trồng cỏ thâm canh có giá trị dinh dưỡng
như giống cỏ Pas, cỏ VA06, tạo nguồn thức ăn dự trữ vào mùa đông, tăng diện tích cỏ
trồng thêm 2.000 ha cỏ đến 2015 (hiện đã có khoảng 1.736 ha) tại các địa phương: Quảng
Yên, Bình Liêu, Cẩm Phả, Đông Triều, Móng cái.,,, đến năm 2020 đạt khoảng 3.500 4.000 ha cỏ trồng. Khuyến khích các hộ gia đình, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển

trang trại chăn nuôi trâu bò thâm canh kết hợp với trồng cỏ và chế biến thức ăn.
Để chủ động thức ăn xanh và trồng cỏ nuôi bò thịt đạt hiệu quả cao cần lưu ý: đối
với hộ chăn nuôi bò thịt >20 con nên có diện tích trồng cỏ tại đất vườn nhà hoặc đất tận
dụng, đối với trang trại bò thịt có quy mô >50 con cần phải dành diện tích đất trồng cỏ
cao sản thâm canh (khoảng 50 con/ha đồng cỏ trồng); đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ
18

18
18


vốn ngân sách cho vay tín dụng 50 – 75% tiền mua giống cỏ ban đầu cho nông hộ và
trang trại. Ngoài ra, cần tận dụng các phụ phế phẩm trồng trọt như rơm phơi khô hoặc chế
biến để bổ sung thức ăn xanh mùa khô.
- Tập trung nguồn lực (có sự hỗ trợ của Nhà nước) về điều kiện chuồng trại, giống,
thuốc thú y, tập huấn kỹ thuật trong một năm đầu; vận động nhân dân làm chuồng trại
cho gia súc đảm bảo phòng, chống rét (hiện mới chỉ đạt dưới 50% có chuồng trại kiên
cố).
- Về giống: Tập trung thực hiện bình tuyển, chọn lọc, nâng cao chất lượng giống
trâu, bò tại địa phương
+ Đối với đàn trâu:
Nhân thuần, chọn lọc cải tạo đàn trâu giống có tầm vóc và trọng lượng lớn, đáp
ứng nhu cầu về thịt của thị trường, tăng sức kéo cho nông dân. Xây dựng vùng giống trâu
tốt tại một số xã tại Tiên Yên, Hải Hà, Hoành Bồ.
Ứng dụng, sử dụng các giống được lai tạo phù hợp với địa phương theo hướng
nghiên cứu chỉ dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT (lai tạo trâu nhà với giống trâu Murah
- Ấn Độ nhằm tăng tầm vóc đàn trâu; ghép giống đàn nghé lai với ghép lai với đàn trâu
nhà để tạo hợp đàn, sinh sản...)
+ Đối với đàn bò:
Phấn đấu đến 2015 đàn bò được Sind hóa, Zebu hóa 50%, từ sau 2015 đến 2020

trên 70% đàn bò được cải tạo đạt phẩm chất cao (tỷ lệ máu Sind đạt 70%) và một số co
thể lai kết hợp theo hướng kiêm dụng thịt sữa để mở rộng khả năng chăn nuôi lấy sữa.
Việc phát triển chăn nuôi bò thịt ở Quảng Ninh nên áp dụng hai phương thức lai là
lai cải tạo giống bò vàng địa phương và lai kinh tế; trong đó, từ nay đến năm 2015 chủ
yếu là lai cải tạo Sind hóa (Zebu hóa) cung cấp bò nền để phục vụ công tác lai tạo đàn bò
thịt chất lượng cao (siêu thịt), trong giai đoạn 2016 - 2020: Xây dựng vùng giống bò nái
nền tại Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Đầm Hà và Hải Hà; nhập bò đực giống F2 và
tinh đông viên để truyền tinh nhân tạo sản xuất bê lai.
Ở vùng cao, cải tạo và phát triển mạnh chăn nuôi tại chỗ bằng giống bò vàng; nâng
cao tầm vóc bò, trọng lượng bình quân tăng 10% tập trung tại các huyện Ba Chẽ, Bình
Liệu, Hoành Bồ, Đầm Hà, Hải Hà. Ở vùng thấp, tập trung phát triển bò lai (Sind hóa,
Zebu hóa) bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (tại Hạ Long, Quảng Yên, Cẩm Phả,
Đông Triều, Tiên Yên) và phối gống trực tiếp (tại nhiều địa phương). Xây dựng vùng
giống bò tốt ở một số xã có truyền thống tại các huyện, thị.
- Thị trường:
+ Xây dựng chỉ dẫn địa lý và lâu dài là thương hiệu trâu bò vùng cao Quảng Ninh
nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và ý thức giữ gìn, bảo tồn chất lượng giống trâu bò quý
tại địa phương.

19

19
19


+ Xây dựng, phát triển thị trường (trong và ngoài tỉnh) dựa trên tiềm năng sản xuất
và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt trâu bò với lượng sản phẩm hàng hóa lớn, ổn định đạt
tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Công tác phòng chống rét, dịch bệnh:
+ Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chống đói, rét cho các chủ hộ

chăn nuôi trâu, bò; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có những chỉ đạo kịp
thời, hiệu quả; các cơ quan, đoàn thể tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp giúp đỡ,
tuyên truyền để các cơ sở, các hộ chăn nuôi, không để đàn trâu, bò bị đói, rét.
+ Xây dựng chuồng trại nuôi nhốt theo tiêu chuẩn, hợp vệ sinh, bảo đảm thông thoáng,
tránh hướng gió lùa, gần nguồn nước, mát về mùa hè, ấm về mùa đông; che chắn, giữ ấm cho
gia súc, đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh và nước ấm để tăng cường sức khỏe cho vật
nuôi; chống thả rông gia súc trong những ngày dự báo có rét đậm, rét hại.
+ Tăng cường công tác thú y, giám sát dịch bệnh và triển khai tiêm phòng định kỳ
cho đàn trâu bò: Tập trung khống chế, dập dịch LMLM, tụ huyết trùng... ở gia súc; huy
động mọi lực lượng phối hợp với chính quyền cấp xã và cơ quan thú y tuyên truyền kiểm
tra, phát hiện phòng chống dịch bệnh; quản lý chặt chẽ vùng dịch, ngăn chặn vận chuyển;
giám sát việc cách ly, xử lý dứt điểm ổ dịch LMLM ngay ở cơ sở, không để tình trạng
dịch kéo dài, lây lan; rà soát tiêm phòng bổ sung đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu,
bò theo đúng hướng dẫn; kiểm soát, kiểm dịch, ngăn chặn các trường hợp nhập lậu gia
súc, gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm vào địa bàn.
Với qui mô, cơ cấu và phương thức phát triển dự kiến, đến 2020 chăn nuôi trâu bò
của Quảng Ninh sẽ có sự chuyển biến mạnh về chất, đáp ứng với yêu cầu phát triển sản
xuất theo hướng hàng hóa với chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao và đa dạng.
9. Quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc gia cầm
Song song với việc quy hoạch phát triển quy mô, cơ cấu đàn vật nuôi phù hợp, cần
xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung là áp dụng công nghệ cao để đảm
bảo kiểm soát toàn bộ thịt và phụ phẩm sau giết mổ đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thú y
thực phẩm đảm bảo sức khỏe cuộc sống của người dân, nâng cao giá trị sản phẩm, không
gây ô nhiễm môi trường sống, không ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Đây là yêu
cầu lớn gắn với phát triển nền chăn nuôi hiện đại, phát triển nền nông nghiệp sạch theo
xu thế tái cơ cấu ngành chăn nuôi và trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Xây dựng mới và nâng cấp: 28 cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh, trong đó
xây mới và nâng cấp 15 cơ sở giết mổ loại I; 13 cơ sở giết mổ loại II trên địa bàn toàn
tỉnh.
- Phấn đấu di rời 80% (696/870 cơ sở/ tỉnh) số điểm giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn

tỉnh và đưa vào các cơ sở giết mổ tập trung.
- Đảm bảo 100% gia súc, gia cầm giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung và 100%
lượng thịt gia súc, gia cầm bán tại các chợ trung tâm huyện, thị xã và thành phố phải
được kiểm soát, đã qua lăn dấu hoặc dán tem vệ sinh Thú y.
20

20
20


* Cơ cấu và quy mô các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
- Cơ sở giết mổ loại I: Đầu tư nâng cấp, lắp đặt dây chuyền giết mổ tự động để giết
mổ lợn, gia cầm, với công suất giết mổ từ 200 lợn/ngày trở lên.
+ Số lượng cơ sở giết mổ loại I xây mới và nâng cấp: 15 cơ sở, thuộc 9 địa phương:
Uông Bí có 01 cơ sở (Quang Trung); Hạ Long có 02 cơ sở (Hà Khánh và Hà Phong);
Cẩm Phả có 02 cơ sở (Cẩm Thạch; Quang Hanh); Móng Cái có 01 cơ sở (Hải Yên);
Huyện Đông Triều có 02 cơ sở (Tràng An, Kim Sơn); Tiên Yên có 01 cơ sở (Hải Lạng);
TX Quảng Yên có 03 cơ sở (Minh Thành, Sông Khoai, Tiền An); Hải Hà có 01 cơ sở
(Quảng Chính); Hoành Bồ có 01 cơ sở (thị trấn Trới).
- Cơ sở giết mổ loại II:
+ Hoạt động theo phương thức giết mổ thủ công hoặc bán tự động (không bắt buộc
phải lắp đặt dây chuyền giết mổ tự động để giết mổ lợn, gia cầm), công suất giết mổ từ 20
đến dưới 200 con lợn/ngày.
+ Số lượng cơ sở giết mổ loại II: Có 13 cơ sở và phân bố như sau:
- Các huyện, thị xã, thành phố Miền tây (04 cơ sở) bao gồm: Thành phố Uông Bí
có 01 cơ sở (Vàng Danh); Cẩm Phả có 01 cơ sở (Cửa Ông); Thị xã Quảng Yên có 02 cơ
sở (Hà An, Phong Hải).
- Các huyện, thành phố Miền đông (09 cơ sở) phân bổ như sau: Tiên Yên có 01 cơ
sở (Đông Hải); Ba Chẽ có 01 cơ sở (Nam Sơn); Bình Liêu có 01 cơ sở (Vô Ngại); Đầm
Hà có 01 cơ sở (Quảng Tân); Hải Hà có 02 cơ sở (Quảng Long, Quảng Thành); Cô Tô có

01 cơ sở (thị trấn Cô Tô); thành phố Móng Cái có 02 cơ sở (Vĩnh Thực, Hải Sơn).
- Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khác:
Đối với những điểm giết mổ nhỏ lẻ khác (tại các vùng sâu, xa, biên giới và hải đảo),
điều kiện đi lại khó khăn, hoạt động giết mổ mang tính phục vụ tại chỗ và có công suất giết
mổ thấp (dưới 20 con/ ngày), diện tích cơ sở nhỏ, mang tính tận dụng đất vườn, đất ở để
xây dựng cơ sở giết mổ sẽ giao cho UBND xã phường thống kê, xem xét bố trí địa điểm
hợp lý và thực hiện cải tạo nâng cấp và quy gom các điểm giết mổ nhỏ lẻ lại và thực hiện
quản lý nhưng phải đảm bảo về vệ sinh thú y và môi trường.
- Tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án “Đảm bảo ATTP tại các khu giết mổ, gia
cầm tập trung giai đoạn 2014 – 2020” đã được UBND tỉnh phê duyệt 11/2014.
10. Hệ thống các giải pháp thực hiện quy hoạch
10.1. Giải pháp về đất đai
- Các địa phương cần kiểm tra, rà soát xác định lại quỹ đất của từng huyện, xã, quy
hoạch xác định cụ thể những vùng phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, chủ yếu là các
vùng đất trống, đất xa khu vực dân cư, đất các dự án hoặc đất trồng trọt kém hiệu quả có
thể chuyển đổi sang chăn nuôi (xây dựng trang trại, trồng cỏ,...); tạo mặt bằng đất sạch
cho các tổ chức cá nhân phát triển chăn nuôi.
21

21
21


+ Hướng dẫn, tạo điều kiện để các hộ chuyển diện tích đất nông nghiệp sản xuất
kém hiệu quả sang xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và trồng các cây thức ăn khác để phát
triển chăn nuôi.
+ Trường hợp đất dành cho nhu cầu công ích của xã trong giai đoạn 2011 – 2020
chưa có nhu cầu sử dụng thì UBND cấp xã có thể cho hộ gia đình, cá nhân thuê lập trang
trại chăn nuôi thông qua tổ chức đấu thầu, bảo đảm dân chủ, minh bạch và công khai.
+ Áp dụng các chính sách linh hoạt trong giải phóng mặt bằng để người có đất tự

nguyện và chấp thuận mức đền bù theo đặc thù của sản xuất nông nghiệp.
- Căn cứ vào quy hoạch các vùng trang trại chăn nuôi tập trung đã xác định, việc
tiến hành giao, cho thuê đất lập trang trại chăn nuôi phải dựa trên hợp đồng sử dụng đất
chặt chẽ với chủ sử dụng; trong đó, quy định rõ về trách nhiệm đăng ký với cơ quan quản
lý có thẩm quyền để thẩm định điều kiện chăn nuôi, đáp ứng các tiêu chí của một trang
trại, cơ sở giết mổ gia súc – gia cầm và có phương án huy động vốn. Chủ kinh doanh phải
có phương án sản xuất cụ thể phù hợp yêu cầu chăn nuôi quy mô lớn, có hiệu quả kinh tế;
có quyền khai thác sử dụng đất trong thời gian được giao thuê đất; có nghĩa vụ bảo vệ độ
phì nhiêu của đất, bảo vệ tài nguyên và môi trường, sinh thái. Thời gian cấp đất hoặc cho
thuê đất để sử dụng tối thiểu 20 - 30 năm để người sản xuất có đủ thời gian, bỏ vốn đầu
tư lâu dài.
- Xây dựng chuồng trại và xử lý chất thải qua xây dưng hệ thống biogas; khi khu
chăn nuôi tập trung đạt 40% trang trại chăn nuôi mới tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng.
10.2. Giải pháp về ứng dụng, phát triển khoa học-công nghệ trong chăn nuôi
10.2.1. Giải pháp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao về sinh học, công nghệ chẩn đoán phòng trừ
dịch bệnh, công nghệ chế biến bảo quản, công nghệ xử lý môi trường, kỹ thuật xây dựng
chuồng trại, thiết kế khu chăn nuôi… thông qua hợp đồng đặt hàng giữa cơ quan quản lý
nhà nước về khoa học với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, gắn chặt đề tài
nghiên cứu với các nhu cầu thực tế của người chăn nuôi. Xây dựng một số mô hình chăn
nuôi ứng dụng công nghệ cao. Áp dụng công nghệ thông tin để quản lý sản xuất, quản lý
giống vật nuôi.
- Nghiên cứu chế biến sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên
cơ sở phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ứng dụng các chế phẩm công nghệ sinh học trong
chăn nuôi và cải thiện môi trường trong chăn nuôi.
- Thúc đẩy mạnh hoạt động Khuyến nông tỉnh làm cầu nối giữa nghiên cứu khoa
học công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi nhanh; tuyên truyền phổ
biến các thông tin kinh tế, kỹ thuật, thị trường; áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất có
hiệu quả. Liên kết với các cơ quan khoa học, các nhà khoa học tiếp nhận các thành tựu

khoa học ứng dụng vào thực tế sản xuất, phổ biến khoa học-kỹ thuật và tổ chức xây dựng
mô hình mẫu chăn nuôi để các trang trại, gia trại tham gia:
22

22
22


+ Tổ chức các điểm mẫu, mô hình trình diễn chăn nuôi điển hình nhằm khuyến cáo
kỹ thuật và hướng dẫn thực hành cho chủ trại chăn nuôi.
+ Thông qua các chương trình, dự án, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới từ các các
trung tâm nghiên cứu hoặc từ tham quan các địa phương ngoài tỉnh.
+ Phối hợp với Chi cục thú y, trạm thú y huyện, mạng lưới thú y vùng nghiên cứu
(Tổ dịch vụ chăn nuôi - thú y) thực hiện các dịch vụ thụ tinh nhân tạo, phòng chống dịch
bệnh, bảo hiểm gia súc,…
+ Hỗ trợ người chăn nuôi xây dựng các tổ chức liên kết, hợp tác thích hợp và giúp
đỡ các hoạt động về chăn nuôi, tạo vốn, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ hoạt động đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ theo quyết định số
1562/QĐ-UBND ngày 25/6/2012 của UBND tỉnh về quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho
khoa học và công nghệ; hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực chăn nuôi,
thú y.
10.2.2. Giải pháp sản xuất và cung ứng giống
- Hoàn thiện hệ thống sản xuất và cung ứng giống từ Tỉnh đến cơ sở gắn với vùng
sản xuất, đảm bảo đủ giống tốt cho sản xuất. Đầu tư tăng cường năng lực các Trung tâm
giống của tỉnh và khuyến khích các doanh nghiệp, trang trại, các hợp tác xã thực hiện
đồng bộ từ khâu nghiên cứu, chọn lọc, cải tạo đến nhân và sản xuất giống. Nghiên cứu áp
dụng công nghệ thông tin để quản lý giống bò, giống lợn.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong việc sản xuất và cung ứng giống và
năng lực sản xuất các loại giống theo hệ thống giống 3 cấp, đảm bảo cung cấp đủ giống
có chất lượng tốt cho nhu cầu chăn nuôi của Tỉnh. Nâng cao chất lượng giống vật nuôi

theo hướng tăng cường bình tuyển, chọn lọc đàn giống hiện có nhập thêm các giống vật
nuôi phẩm chất tốt, có sức chống chịu bệnh.
- Nghiên cứu ứng dụng các giống gia súc - gia cầm mới, cao sản có chất lượng;
chọn tạo các tổ hợp lai phù hợp với điều kiện tỉnh Quảng Ninh.
- Hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất giống vật nuôi theo quy định từ chương trình giống
vật nuôi.
10.2.3. Giải pháp sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi
- Đối với các gia trại, trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, mỗi trang trại có thể mua
nguyên liệu có sẵn tại địa phương và thức ăn đậm đặc tự trộn làm thức ăn cho chăn nuôi
nhằm giảm giá thành. Các gia trại, trang trại quy mô nhỏ có thể hợp tác để hợp đồng mua
thức ăn gia súc với số lượng lớn và ổn định trực tiếp ở các nhà máy, giảm được các chi
phí vận chuyển, chi phí gián tiếp khác,…
- Các trang trại chăn nuôi quy mô vừa cần đầu tư trang bị máy móc, mua nguyên
liệu về tự chế biến thức ăn chăn nuôi để cung cấp cho đàn gia súc nuôi trong nội bộ trại
hoặc hợp đồng với các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp, bảo đảm cung cấp ổn định
về số lượng và chất lượng thức ăn chăn nuôi với giá hợp lý.
23

23
23


- Giám sát, quảng bá, đăng ký thương hiệu hàng hóa đối với sản phẩm thức ăn
chăn nuôi, khuyến khích các tổ chức cá nhân mở các đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi
trên địa bàn. Sử dụng hiệu quả quỹ đất phát triển trồng cỏ thâm canh và nguồn từ phụ
phẩm nông nghiệp nhằm chủ động nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
- Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chế biến, bảo quản, dự trữ để nâng cao
giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn xanh, phụ phế phẩm trong công nghiệp, nông nghiệp
cho chăn nuôi.
- Triển khai các dự án quy hoạch chế thức ăn chăn nuôi đã theo quy hoạch, Đến

năm 2020 xây dựng xong 01 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại huyện Đầm Hà
(công suất khoảng 1.000.000 tấn/năm); 01 tại huyện Đông Triều (công suất 500.000
tấn/năm).
10.3. Giải pháp về phát triển hệ thống kỹ thuật
Để thúc đẩy phát triển sản xuất vững chắc, đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất
lượng sản phẩm và hiệu quả đầu tư cần tăng cường phát triển các hệ thống kỹ thuật phục
vụ sản xuất chăn nuôi các sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn đến năm 2020. Thực hiện áp
dụng tiến bộ kỹ thuật đối với sản xuất giống để Quảng Ninh chủ động được những giống
quan trọng với chất lượng tốt phục vụ nhu cầu của tỉnh; trong đó cần chú trọng cả các
Trung tâm giống của Nhà nước và các cơ sở (gia trại, trang trại) vệ tinh có đủ điều kiện
sản xuất giống.
- Về giống: Xây dựng hệ thống giống mà hạt nhân là các cơ sở giống gia súc, gia
cầm, Trung tâm truyền tinh nhân tạo để có được các giống gia súc, gia cầm đủ số lượng
và tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng với yêu cầu mở rộng sản xuất. Tổ chức sản xuất giống
lợn, gia cầm đáp ứng nhu cầu trong tỉnh để mở rộng sản xuất:
+ Xây dựng 05 cơ sở khai thác và truyền tinh nhân tạo các giống lợn nhập nội tại
Đầm Hà, Hải Hà, TP Móng Cái, TX Quảng Yên, Tiên Yên. Nâng cấp trại giống lợn cấp 1
ở Tràng Bạch (thuộc H. Đông Triều), nâng cấp trại truyền giống ở xã Đầm Hà - H. Đầm
Hà và trại giống cấp 2 thuộc Đông Triều để tăng khả năng đáp ứng yêu cầu chăn nuôi.
+ Phát triển 150 cơ sở sản xuất lợn giống tốt, quy mô trang trại và gia trại cung ứng
khoảng 40.000 con giống/năm; tạo điều kiện thuận lợi, kêu gọi xây dựng 3-4 cơ sở sản
xuất tập trung, công nghiệp với 1.300 - 1.500 nái, hàng năm sản xuất khoảng 45.000 50.000 con giống/năm, đáp ứng trên 95% nhu cầu con giống của tỉnh.
+ Xây dựng 02 cơ sở sản xuất giống gia cầm tập trung, công suất 0,6 triệu con
giống/năm; 30 cơ sở quy mô trang trại và gia trại công suất 0,3 triệu con giống/năm.
- Về đảm bảo thức ăn: Tổ chức hệ thống sản xuất, cung ứng thức ăn gia súc gia
cầm đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý phục vụ cho các yêu cầu chăn nuôi, đặc biệt
chăn nuôi lợn, gà công nghiệp.v.v…:
+ Giai đoạn đến năm 2015 tập trung nâng cấp các cơ sở chế biến thức ăn gia súc
gia cầm hiện có trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị điều kiện, thủ tục để dựng 02 nhà mày chế
biến, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm có quy mô công suất từ 10- 20 ngàn tấn/ngày tại

24

24
24


huyện Đông Triều và huyện Đầm Hà, gắn với vùng có quy mô đàn gia súc gia cầm lớn
(xong trước thời điểm 2018).
+ Giai đoạn 2016 – 2020: nghiên cứu xem xét, xây dựng thêm 01 cơ sở chế biến tại
TP Hạ Long nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển phát triển nhanh tổng đàn, nâng cao hiệu
quả của ngành chăn nuôi.
- Về chế biến thịt: nâng cấp các cơ sở chế bến hiện có (cơ sở chế biến nhỏ); xem
xét bổ sung xây dựng nhà máy chế biến với dây chuyền công nghệ hiện đại khi lượng sản
phẩm đủ lớn.
10.4. Giải pháp dịch vụ và hệ thống cung ứng vật tư, kỹ thuật cho sản xuất, chế biến
sản phẩm chăn nuôi
- Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống khuyến nông. Chú trọng hướng
dẫn, phổ biến kỹ thuật sản xuất các giống vật nuôi mới, các mô hình có hiệu quả nhằm
nâng cao trình độ và kỹ thuật cho người chăn nuôi; từng bước xã hội hóa hoạt động
khuyến nông có sự chỉ đạo quản lý của Nhà nước.
- Hướng dẫn, phổ biến các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, sử dụng đúng các loại
thuốc nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chăn nuôi “sạch”, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và
người tiêu dùng. Tăng cường năng lực kỹ thuật, trang thiết bị chuyên dùng cho chi cục
thú ý và củng cố, nâng cao hiệu quả màng lưới thú y cơ sở, phổ biến rộng kiến thức chăn
nuôi thú y cho người sản xuất nhằm nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh gia súcgia cầm tại các vùng chăn nuôi tập trung, các sản phẩm có yêu cầu phòng chống dịch
bệnh cao như lợn, gà công nghiệp; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở giết
mổ gia súc - gia cầm, nhất là các cơ sở phục vụ chế biến.
- Mở rộng hoạt động dịch vụ, đảm bảo cung ứng kịp thời giống, thức ăn, thuốc thú
y…đúng tiêu chuẩn, chủng loại để không làm thiệt hại cho người sản xuất trên cơ sở tăng
cường quản lý giám sát của cơ quan, đơn vị nhà nước (như các cơ sở, trung tâm giống gia

súc, gia cầm; chi cục thú y…); phát huy khả năng của các cơ sở tư nhân nhưng có kiểm
soát chặt chẽ tham gia vào các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, thực hiện thâm canh sản xuất,
phòng trừ dịch bệnh vật nuôi (vật tư cho chăn nuôi, tiêm phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh
chuồng trại, vận chuyển, cấp điện nước sản xuất xuất đúng yêu cầu.v.v…) để nâng cao
năng suất, chất lượng bền vững.
- Khuyến khích phát triển hình thành các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (trong đó
có hoạt động chăn nuôi, thú y) chuyên ngành để thực sự trở thành những đầu mối quan
trọng ở cơ sở làm cầu nối kinh tế cho các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và phục
vụ đời sống nông thôn.
10.5. Giải pháp tương cường hoạt động thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường
10.5.1. Hoạt động quản lý thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm
Tăng cường hệ thống ngành thú y, quản lý chất lượng thực phẩm là cần thiết nhằm
phòng chống sự lây lan dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người đồng thời
25

25
25


×