Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 42 trang )

Phần thứ hai.
Nội dung dự án
Bảo vệ và phát triển rừng
giai đoạn 2015 – 2020, định hướng 2030
I. Tên gọi, cơ quan quản lý, thời gian thực hiện
1. Tên gọi
“Dự án Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh”
2. Cơ quan quản lý
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thời gian thực hiện
Từ năm 2015 đến 2030
II. Dự báo những nhu cầu cơ bản
1. Những căn cứ
- Căn cứ vào các văn bản pháp lý...
- Căn cứ vào các QH tổng thể phát triển KTXH của tỉnh.
- Căn cứ vào Chiến lược phát triển lâm nghiệp của toàn quốc, của vùng và
của tỉnh, giai đoạn 2011-2030.
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh.
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của các huyện trên địa bàn.
2. Những dự báo
Bảng 01. Những dự báo cơ bản
TT
Hạng mục
ĐV tính
1 Tổng dân số
người

2011
2015
2020
1.172.00


1.233.50 1.300.000
0
0
2 Tỷ lệ tăng dân số
%
1,10
1,05
1,00
3
3 Nhu cầu về gỗ gia dụng
nghìn m
234,4
185,0
130,0
4 Nhu cầu về củi
nghìn ster
586,0
493,4
390,0
5 Tỷ lệ che phủ của rừng
%
52,5
55,0
57,0
6 Thu nhập B/q đầu người
triệu đ
50,1
65,0
90,0
Ước mức tiêu thụ bình quân chung toàn tỉnh

- Năm 2011: Gỗ 0,20 m3/người/năm; củi 0,5 ste/người/năm.
- Năm 2015: Gỗ 0,15 m3/người/năm; củi 0,4 ste/người/năm.
- Năm 2020: Gỗ 0,10 m3/người/năm; củi 0,3 ste/người/năm.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, sẽ dần dần có nhiều loại chất
đốt khác thay thế củi như: Than đá, điện, khí ga...
1


Từ những số liệu trên cho thấy hiện tại hàng năm rừng của Khu vực
phải cung cấp một khối lượng lâm sản khá lớn cho nhu cầu tiêu thụ của nhân
dân trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận
III. Quan điểm phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ
1. Quan điểm
- Bảo vệ và phát triển rừng cần được đặc biệt quan tâm và ưu tiên đầu
tư, phải gắn với việc bảo vệ và phát triển bền vững của toàn tỉnh.
- Phải gắn với việc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, từng
bước nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc
phòng vùng biên giới và phát huy nền văn hóa truyền thống các dân tộc vùng
cao, vùng sâu, vùng xa; gắn người dân với rừng để an cư lạc nghiệp.
- Phát triển toàn diện, theo chiều sâu trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế;
phát triển rừng theo tiêu chí Quản lý rừng bền vững, rừng được cấp chứng
chỉ.
- Bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất, gồm cả công nghiệp chế biến gắn với thiết bị và công nghệ, gắn với
vùng nguyên liệu tập trung để nâng cao hiệu quả kinh tế của từng khu vực
trong sản xuất kinh doanh nghề rừng.
- Gắn với cảnh quan môi trường của tỉnh và các địa phương trong khu
vực; sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, khai thác hiệu quả dịch vụ môi trường
rừng để phát triển du lịch sinh thái, đồng thời đáp ứng được nhu cầu nghỉ

dưỡng và du lịch sinh thái cuối tuần của người dân trong tỉnh và các vùng
phụ cận.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
a) Về môi trường
Nâng độ che phủ của rừng từ 54,5%(năm 2014) lên 57,0 % vào năm
2020, 61,5% vào năm 2030 nhằm phát huy chức năng phòng hộ, chống xói
mòn, rửa trôi đất, hạn chế lũ lụt, duy trì nguồn nước lâu dài cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân địa phương, góp phần điều tiết và cung cấp nước cho
các vùng hạ du; cải thiện điều kiện khí hậu thời tiết, thay đổi môi tr ường
sống có lợi cho con người và sinh vật; tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp cho
tỉnh Quảng Ninh và vùng Đông Bắc; đồng thời gìn giữ tính đa dạng sinh học,
bảo tồn và phục hồi được các nguồn gen, đặc biệt là các nguồn gen đặc hữu
và quý hiếm của hệ sinh thái rừng núi đá trong quần thể Di sản thiên nhiên
thế giới – Hạ Long nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung.
(Không kể diện tích rừng trồng đang thời gian chăm sóc chưa khép tán)
2


b) Mục tiêu về kinh tế
- Khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả tiềm năng đất trống đồi núi
trọc để khoanh nuôi tái sinh rừng: 23.331 ha; trồng mới: 37.260 ha rừng; xây
dựng 1.500 ha trang trại rừng ; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá lâm đặc
sản có giá trị và ổn định nhằm tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ công nghiệp
chế biến, sản xuất ván dăm, giấy sợi... trao đổi trên thị trường trong nước và
xuất khẩu.
- Lấy việc phát triển lâm nghiệp xã hội làm nền tảng để từng bước ổn
định đời sống nhân dân thông qua thu nhập từ trồng, khoanh nuôi tái sinh,
bảo vệ rừng và các sản phẩm lâm đặc sản. Các hộ tham gia Bảo vệ và phát
triển rừng bình quân thu nhập hàng năm đạt giá trị từ 25 - 30 triệu đồng..

c) Mục tiêu về xã hội
Hàng năm thu hút và tạo công ăn việc làm cho hơn 23.000 lao động vào
hoạt động Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn, trong đó sử dụng tới 100%lao
động tại địa phương; góp phần ổn định đời sống nhân dân, nâng cao thu nhập,
cải thiện cuộc sống của người lao động, tạo ra được mô hình kinh tế -xã hội
phát triển bền vững, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống và sản
xuất kinh doanh; đồng thời thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng
suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm.
d) Về an ninh, quốc phòng
Thông qua việc Bảo vệ và phát triển rừng, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng cao nhằm góp phần
to lớn vào việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
Xây dựng và tạo lập được hệ thống rừng nhằm tạo ra hàng rào xanh nơi
biên giới của Tổ quốc, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh biên
giới và chủ quyền lãnh thổ vùng Đông Bắc đất nước.
2.2. Nhiệm vụ
a) Lâm sinh
- Quản lý bảo vệ rừng: 411.586 ha
+ Bảo vệ rừng hiện còn: 331.702 ha
+ Bảo vệ rừng tạo mới: 72.289 ha
+ Núi đá cây lùm bụi:
7.595 ha
- Trồng rừng: 192.655 ha
+ Trồng mới: 37.260 ha
+ Trồng lại sau khai thác: 155.395 ha
- Khoanh nuôi phục hồi rừng: 23.331 ha
+ Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 12.535 ha
+ KNTS + trồng bổ sung: 10.796 ha
- XD vườn rừng, trại rừng: 1.500 ha
3



- Trồng cây phân tán: 750.000 cây (tương đương 1.500 ha)
b) Khai thác
- Khai thác gỗ: Tổng diện tích rừng gỗ trồng đưa vào khai thác: 156.505
ha, với sản lượng khai thác: 8.764.000 m 3 gỗ tròn, 1.752.800 m3gỗ tận dụng
và 2.103.400 ster củi.
- Khai thác nhựa Thông: Diện tích rừng Thông trồng đưa vào khai thác
nhựa hàng năm là 10.000 ha, với sản lượng nhựa bình quân giai đoạn 20152020 là 2.000-2.500 tấn/năm, giai đoạn 2021-2030 là 3.000 tấn/năm.
c) Xây dựng cơ bản
- Xây dựng và nâng cấp vườn ươm: 20 vườn
- Xây dựng vườn thực vật: 3 vườn
- Xây dựng đường lâm nghiệp, đường công vụ: 744 km
- Đường ranh cản lửa: 9.414 km
- Trạm bảo vệ rừng: 34 trạm
- Chòi canh lửa rừng: 15 chòi
- Xây dựng đập, bể nước PVCC: 8 chiếc
- Bảng nội quy biển báo: 68 bảng, biển
IV. Quy hoạch sử dụng đất đai
1. Quy hoạch sử dụng đất đai chung
- Căn cứ vào QH phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030.
- Căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh
- Căn cứ vào QH sử dụng đất đai của huyện và các xã trên địa bàn số liệu
QH sử dụng đất được tập hợp:
Bảng 02. Quy hoạch sử dụng đất đai
TT
I
1
2

II
III

Hạng mục
Tổng DT tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất SX nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng PH
Đất rừng sản xuất
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng

Diện tích

Đơn vị tính: ha
Tỷ lệ %
Ghi chú

610.235
477.566
52.440
425.126
26.096
132.675
266.355
97.039
35.630


(Chi tiết tại các huyện - Phụ biểu)
4

100,0
78,3
8,6
69,7

15,9
5,8


2. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
2.1. Căn cứ để quy hoạch
- Căn cứ vào QH sử dụng đất đai của các huyện trên địa bàn
- Căn cứ vào kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các huyện
trong tỉnh
- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất của tỉnh và các huyện.
- Căn cứ vào Chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc, của vùng và
của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến 2030.
2.2. Rà soát quy hoạch 3 loại rừng
Việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn được tập hợp như sau:
Bảng 03. Rà soát quy hoạch 3 loại rừng
Đơn vị tính: ha
TT

Hạng mục

1
2

-

Tổng cộng
Có rừng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Đất trống ĐNT
ĐT cây gỗ rải rác IC
ĐT cây bụi,cỏ (IB, IA)
Bãi triều, cát lầy
Núi đá không có rừng

Tổng
cộng
425.126
333.553
143.463
190.090
91.573
26.821
52.287
6.288
6.177

Phân theo 3 loại rừng
Ghi chú
PH
SX
ĐD
26.096

132.675
266.355
22.690
100.856
210.007
21.216
59.469
62.778
1.474
41.387
147.229
3.406
31.819
56.348
991
7.131
18.699
1.998
12.798
37.491
417
5.734
137
6.156
21

(Chi tiết cho các loại đất, loại rừng - Xem phụ biểu)
2.3. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
Việc bố trí sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 được
tập hợp ở bảng sau:


5


Bảng 04. QH sử dụng đất lâm nghiệp
Đơn vị tính: ha
TT

Hạng mục

Tổng
cộng

Đã th/h
Tổng
12-14 2015-2030

Phân theo 3 loại rừng
PH
SX
ĐD

Ghi chú

425.126 22.699 402.427 26.096 132.675 266.355
Tổng DT đất LN
A DTSD trong kỳ QH 424.117 22.699 401.418 24.924 127.114 249.380
I
II
1

2
3
III
IV

Rừng hiện còn
BV rừng hiện còn
DT rừng tạo mới
Trồng rừng
Trồng trên đồi
Trồng R ngập mặn
KNPH rừng
KN tái sinh tự nhiên
KNTS + trồng b/s
XD vườn rừng
XD vườn ươm
BV N/đá cây lùm bụi

331.702
331.702
84.790
55.790
51.300
4.490
27.500
16.704
10.796
1.500
30
7.595


22.699
18.530
18.408
122
4.169
4.169
-

331.702
331.702
62.091
37.260
32.892
4.368
23.331
12.535
10.796
1.500
30
7.595

23.319
23.319
1.605
1.238
951
287
367
117

250
-

100.492
100.492
19.047
11.047
6.966
4.081
8.000
5.804
2.196
7.575

207.891
207.891
41.439
24.975
24.975
14.964
6.614
8.350
1.500
30
20

B DT chưa sử dụng
1.009
1.009
106

227
676
(Chi tiết tại các huyện - Xem phụ biểu…)
Đến năm 2030 về cơ bản phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn
tỉnh
V. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (QH tác nghiệp)
1. Lâm sinh
1.1. Quản lý bảo vệ rừng 1
a) Đối tượng (gồm rừng và tài nguyên động thực vật rừng)
+ Diện tích rừng hiện còn trên địa bàn
+ DT rừng tạo mới sau khi hết giai đoạn đầu tư cơ bản trồng và KN.
+ Tài nguyên động thực vật rừng, đặc biệt là những loài đặc hữu và quý
hiếm.
+ Hệ sinh thái núi đá (diện tích núi đá cây lùm bụi): Cần được bảo vệ, nếu
diện tích này mất đi thì khó có cơ hội phục hồi.
b) Diện tích: 411.586 ha, trong đó:
+ Rừng hiện còn: 331.702 ha
+ Rừng sau chăm sóc và khoanh nuôi: 72.289 ha
+ Diện tích núi đá cây lùm bụi: 7.595 ha
- Diện tích và tiến độ bảo vệ cho từng giai đoạn được tập hợp ở bảng sau:

6


Bảng 05: Diện tích và tiến độ bảo vệ rừng
Đơn vị tính: ha

TT

Hạng mục


1
2
3
-

Tổng cộng
Rừng hiện còn
Rừng tạo mới
Núi đá cây lùm bụi
Rừng đặc dụng
Rừng hiện còn
Rừng tạo mới
Rừng phòng hộ
Rừng hiện còn
Rừng tạo mới
Núi đá cây lùm bụi
Rừng sản xuất
Rừng hiện còn
Rừng tạo mới
Núi đá cây lùm bụi

Tổng

411.586
331.702
72.289
7.595
25.490
23.319

2.171
129.348
100.492
21.281
7.575
256.748
207.891
48.837
20

Phân theo giai đoạn
Ghi chú
2015
2016 2021 2020
2030
339.297 369.031 411.586
331.702 331.702 331.702
29.734
72.289
7.595
7.595
7.595
23.319
24.160
25.490
23.319
23.319
23.319
841
2.171

108.067 116.766 129.348
100.492 100.492 100.492
8.699
21.281
7.575
7.575
7.575
207.911 228.105 256.748
207.891 207.891 207.891
20.194
48.837
20
20
20

(Chi tiết tại các huyện xem phụ biểu)
- Giải pháp kỹ thuật: áp dụng Quy phạm kỹ thuật lâm sinh (QPN-14-92).
c) Biện pháp kỹ thuật
- Tiến hành đo đạc thiết kế, xác định diện tích, chất lượng của từng lô
rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng.
- Đóng bảng mốc, niêm yết nội quy bảo vệ rừng trên đường đi lối lại gần
khu dân cư.
- Thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác
động tiêu cực vào rừng.
- Tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân tham gia QLBV rừng.
- Coi trọng công tác phòng chống cháy rừng, dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại.
- Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ rừng,
kịp thời khen thưởng những người làm tốt.
d) Tổ chức thực hiện
- Kiện toàn bộ máy quản lý bảo vệ rừng của tỉnh thông qua việc bố trí và

sắp xếp lại lực lượng QLBV, tăng cường cán bộ trẻ có năng lực, trình độ
chuyên môn, phẩm chất đạo đức, ưu tiên tuyển dụng người địa phương, đảm
bảo tối thiểu 1.000 ha rừng có từ 1 - 2 nhân viên QLBV.

7


- Những diện tích rừng gần khu dân cư dễ bị tác động thì giao khoán cho
các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân thông qua hợp đồng kinh tế. Những nơi
cao, xa, ít có khả năng bị tác động thì giao cho lực lượng kiểm lâm quản lý
bảo vệ .
- Kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền các xã và
các hộ gia đình, cá nhân, tập thể nhận khoán bảo vệ rừng.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện cho
lực lượng bảo vệ rừng tại các trạm và xã nhằm nâng cao hiệu quả công tác.
- Giải quyết thoả đáng chế độ chính sách nhằm khuyến khích mọi người,
mọi nhà tham gia QLBV rừng cùng lực lượng bảo vệ, chống các tác động
tiêu cực vào rừng kể cả việc săn bắn các loài động vật hoang dã.
1.2. Khoanh nuôi phục hồi rừng
1.2.1. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
Như phần trên đã nêu, tình hình tái sinh phục hồi rừng tự nhiên trên địa
bàn tỉnh và khu vực là tương đối tốt và thuận lợi. Mặt khác, một số nơi trên
địa bàn có địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp. Chính vì vậy, phục hồi rừng
bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được xác định là giải pháp lâm sinh kinh
tế và hiệu quả trong việc khôi phục vốn rừng trên địa bàn.
a) Đối tượng
Gồm đất trống cây rải rác (IC), đất trống cây bụi (IB) có mật độ cây tái
sinh có triển vọng (H > 1,5 m) > 1000 cây /ha và cả đất trống cỏ (IA) nơi cao
xa, dốc xen kẽ các lô rừng có khả năng nhận được sự gieo giống tự nhiên,
có khả năng hình thành rừng trong một thời gian xác định.

b) Diện tích
Tổng số 12.535 ha, đầu tư trong 5 năm sau đó chuyển sang đối tượng bảo vệ.
Diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên tập trung nhiều ở các huyện, thị: Hải
Hà, Móng Cái, Bình Liêu, Ba Chẽ, Hoành Bồ, Tiên Yên.
c) Biện pháp kỹ thuật
- Tiến hành đo đạc, lập hồ sơ cho từng lô, khoảnh, tiểu khu... đóng mốc
bảng và tổ chức QLBV rừng.
- Triệt để tận dụng khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên để phục hồi
rừng thông qua những biện pháp ngăn chặn sự phá hoại của con người, gia
súc, sâu bệnh hại và nạn lửa rừng.
d) Dự báo hiệu quả
Bằng giải pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, sau 7 - 10 năm các diện
tích đưa vào khoanh nuôi sẽ phục hồi thành rừng có độ tàn che 0,3 - 0,5, trữ
8


lượng đạt 20 - 30 m3/ha; sau 10 - 15 năm trữ lượng đạt 40 - 50 m 3, có tác
dụng phòng hộ và có thể cung cấp gỗ nhỏ, củi phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.
e) Tổ chức thực hiện
- Đối với rừng đặc dụng và phòng hộ: Khoán cho các hộ gia đình, cá
nhân, tập thể quản lý bảo vệ.
- Đối với rừng sản xuất: Giao cho các hộ gia đình, cá nhân, tập thể quản lý
g) Khối lượng và tiến độ thực hiện
Diện tích đưa vào đầu tư khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và tiến độ thực
hiện được bố trí ở bảng sau:
Bảng 06: Diện tích và tiến độ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
Đơn vị tính: ha

TT


Hạng mục

-

Tổng
Rừng đặc dụng
Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất

Tổng
cộng
12.535
117
5.804
6.614

Phân theo giai đoạn
Ghi chú
2015
2016 2021 2020
2030
3.688
8.847
117
1.657
4.147
1.914
4.700
-


(Chi tiết tại các huyện - Xem phụ biểu...)
1.2.2. Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung
a) Đối tượng
Các loại đất trống IB, IC có mật độ cây tái sinh phân bố không đều,
đất trống IB mật độ cây tái sinh có triển vọng (H > 1,5 m) < 1000 cây /ha,
nếu để tái sinh tự nhiên thì thời gian phục hồi rừng sẽ dài hơn. Những diện
tích này có khả năng trồng bổ sung cây lâm nghiệp.
b) Diện tích
Diện tích đưa vào kế hoạch KNTS kết hợp trồng bổ sung: 10.796 ha
Diện tích đưa vào đầu tư KNTS + trồng b/s và tiến độ thực hiện được
bố trí ở bảng sau:
Bảng : Diện tích và tiến độ KNTS +trồng b/s
Đơn vị tính: ha
TT
Hạng mục
Tổng
Phân theo giai đoạn
Ghi chú
cộng
2015
2016 2021 2020
2030
Tổng
10.796
3.500
7.296
- Rừng đặc dụng
250
100
150

- Rừng phòng hộ
2.196
800
1.396
- Rừng sản xuất
8.350
2.600
5.750
9


(Chi tiết tại các huyện xem phụ biểu)
- Giải pháp kỹ thuật: áp dụng Quy phạm kỹ thuật lâm sinh (QPN-14-92).
c) Giải pháp kỹ thuật
- Đo đạc, lập hồ sơ cho từng lô, khoảnh, tiểu khu rừng... đóng mốc bảng
và tổ chức QLBV rừng.
- Tiến hành đo đếm xác định mật độ cây tái sinh, các vùng trống không
có cây tái sinh để từ đó bố trí trồng dặm cho phù hợp.
- Cây trồng bổ sung
+ Rừng đặc dụng: Ưu tiên trồng các loài cây bản địa có giá trị bảo tồn
nguồn gen, đa dạng sinh học và cảnh quan...
+ Rừng phòng hộ: Ưu tiên trồng các loài cây bản địa, tăng trưởng nhanh,
vừa có giá trị phòng hộ, vừa cho hiệu quả kinh tế
+ Rừng sản xuất: Là những loài cây có giá trị kinh tế và tăng trưởng nhanh...
Ngoài ra phải kèm theo kế hoạch chăm sóc cây trồng, dự toán chi phí
thực hiện và tổng hợp ghi vào biểu của phương án.
d) Dự báo hiệu quả
Bằng giải pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, sau 5 - 7 năm các diện
tích đưa vào khoanh nuôi sẽ phục hồi thành rừng có độ tàn che 0,3 - 0,5, trữ
lượng đạt 20 - 30 m3/ha; sau 8 - 12 năm trữ lượng đạt 30 - 50 m 3, có tác

dụng phòng hộ, bảo tồn nguồn gen và có thể cung cấp gỗ nhỏ, củi phục vụ
cho nhu cầu tại chỗ.
e) Tổ chức thực hiện
- Đối với rừng phòng hộ và đặc dụng: Khoán cho các hộ gia đình, cá
nhân, tập thể quản lý bảo vệ.
- Đối với rừng sản xuất: Giao cho các hộ gia đình, cá nhân, tập thể quản lý.
1.3. Trồng rừng
- Đối tượng
+ Diện tích đất trống đồi núi trọc
+ Diện tích đất ngập mặn ven biển
+ Diện tích rừng trồng sau khai thác
- Diện tích: 192.655 ha, trong đó:
+ Trồng mới: 37.260
+ Trồng lại sau khai thác: 155.395 ha
- Chọn loại cây trồng:
Trên cơ sở của nguyên tắc chọn loại cây trồng như trên, tập đoàn cây
trồng rừng trên địa bàn tỉnh như sau: Thông mã vĩ, Lát, Trám, Dẻ, Xoan,
Mỡ, Keo lai, Keo tai tượng, Tre bát độ...

10


* Đối với rừng đặc dụng: Là những loài cây bản địa, cây đặc hữu và
quý hiếm nhằm lưu giữ và bảo tồn nguồn gen đặc hữu và quý hiếm, gìn giữ
được tính da dạng sinh học; bao gồm các loài: Lim xanh, Sến mủ, Táu mật,
Lát hoa, Sao hòn gai, Trám đen, Trám trắng, Dẻ, Giổi...
* Đối với rừng phòng hộ: Cây trồng chính ngoài việc thích nghi với
điều kiện tự nhiên nơi trồng còn cần được lựa chọn với các tiêu chí như sau:
+ Cây thân gỗ sống lâu năm, sinh trưởng tốt về chiều cao, có tán lá
rộng, dày, xanh quanh năm.

+ Cây có bộ rễ ăn sâu, có tác dụng giữ đất và thấm nước.
+ Cây có khả năng tái sinh hạt, tái sinh chồi tự nhiên và có khả năng
trồng hỗn giao với nhiều loài cây khác.
+ Ưu tiên cây bản địa có giá trị cao, cây cho sản phẩm ngoài gỗ ( hoa,
quả, nhựa…)
Trên cơ sở của nguyên tắc chọn loại cây trồng như trên, tập đoàn cây
trồng rừng phòng hộ như sau: Thông mã vĩ, Lát, Trám, Dẻ, Mỡ, Keo lai, Keo
tai tượng...
- Đối với phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn) cây trồng bao gồm:
Mắm, Trang, Đước, Bần, Sú, Vẹt...
* Đối với rừng sản xuất: Chủ yếu là các loài tăng trưởng nhanh, trồng
thâm canh, chu kỳ kinh doanh ngắn, sớm cho sản phẩm thu hoạch và hiệu
quả kinh tế, đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho cho công
nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ...
- Nguyên liệu cho chế biến ván mỏng, ván dán, ván ghép thanh, dăm
gỗ: Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ, Bồ đề, Bạch đàn U6, Bạch đàn camandus, ...
- Nguyên liệu gỗ trụ mỏ: Bạch đàn, Mỡ, Dẻ, Sa mộc...
- Nguyên liệu cho chế biến nhựa Thông: Thông nhựa, Thông mã vĩ
- Nguyên liệu cho sản xuất gỗ lớn: Lim xanh, Sến mủ, Táu mật, Lát
hoa, Thông nhựa, Thông mã vĩ...
Kỹ thuật trồng rừng
Mỗi một loại cây có quy trình trồng riêng, tuy nhiên cần chú ý những
điểm cơ bản sau:
+ Phương pháp trồng: trồng bằng cây con có bầu.
+ Phương pháp xử lý thực bì: xử lý cục bộ, hạn chế làm tổn hại tầng
thảm tươi.
* Diện tích đưa vào đầu tư trồng rừng và tiến độ thực hiện được bố trí
ở bảng sau:

11



Bảng 07: Diện tích và tiến độ trồng rừng
TT

1
+
+
+
+
+
2
-

Hạng mục

Tổng
Trồng mới
Trồng trên đồi
Đặc dụng
Phòng hộ
Sản xuất
Trồng ngập mặn
Đặc dụng
Phòng hộ
Trồng lại sau KT

Sản xuất

Tổng

cộng
192.655
37.260
32.892
951
6.966
24.975
4.368
287
4.081
155.395
155.395

Đơn vị tính: ha
Phân theo giai đoạn
Ghi chú
2015
2016 2021 2020
2030
10.687
70.968 111.000
3.347
22.913
11.000
1.757
21.335
9.800
326
325
300

170
4.696
2.100
1.261
16.314
7.400
1.590
1.578
1.200
52
35
200
1.538
1.543
1.000
7.340
48.055 100.000
7.340
48.055 100.000

(Chi tiết tại các huyện- Xem phụ biểu...)
1.4. Xây dựng vườn rừng, trại rừng
Kinh tế trang trại đã mang lại kết quả tích cực trong quá trình phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hàng năm có thể đem lại thu nhập cho
các hộ gia đình từ 20 - 30 triệu đồng, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng
nghìn lao động nông thôn trên địa bàn.
a) Mục đích
Nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội, tăng thu nhập cho các
hộ gia đình, gắn người dân với ruộng vườn để an cư lạc nghiệp.
b) Đối tượng

Diện tích đất trống đồi núi trọc có độ dốc ≤ 25o, độ dày tầng đất > 100
cm, gần khu dân cư, có điều kiện trồng, chăm sóc, bảo vệ và tiêu thụ sản
phẩm...
c) Diện tích
Tổng diện tích đưa vào xây dựng trang trại rừng là 1.500 ha
d) Chọn loại cây trồng
Tùy theo từng vùng lập địa, khí hậu mà lựa chọn cây trồng và mô hình
trồng cho thích hợp, trong đó:
- Nhóm cây lâm nghiệp: Ưu tiên trồng các loài cây gỗ quý có giá trị
kinh tế cao, kết hợp cây mọc nhanh để giải quyết nhu cầu gỗ gia dụng:
Muồng đen, Lát hoa, Trám, Giổi, Dẻ, Tre bương, Keo lai, Luồng, Xoan...
12


- Nhóm cây ăn quả: Nhãn, Vải thiều, Na dai, Cam, Chanh, Bưởi, Mơ,
Mai, Mận, Đu đủ...
- Cây CN và cây đặc sản: Chè, Bời lời...
- Cây ngắn ngày: Lúa, Ngô, Đậu, Lạc, Dứa, Dong riềng...
- Cây dược liệu, lấy tinh dầu : Sa nhân, Hoài sơn, Hương bài, Gừng...
* Các mô hình vườn rừng, trại rừng được bố trí như sau:
- Cây lâm nghiệp tầng trên, cây công nghiệp, đặc sản tầng dưới;
- Cây lâm nghiệp bao quanh; cây đặc sản trong vườn
- Cây công nghiệp, đặc sản trồng xen cây ăn quả;
- Cây ăn quả xen cây ngắn ngày;
- Cây công nghiệp, đặc sản, cây gỗ tạp che bóng và cải tạo đất (chè,
dứa, keo...);
- Cây lâm nghiệp khu vực cao, độ dốc tương đối lớn; khu vực thấp, độ
dốc nhỏ trồn các loài cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc,
gia cầm. Vùng thấp nhất gần khe suối thường đào ao hoặc đắp phai đập để
giữ nước thả cá.

e) Biện pháp kỹ thuật
Áp dụng biện pháp kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã ban hành kết hợp với kinh nghiệm đã được tổng kết của nhân dân.
g) Tiến độ thực hiện
Diện tích đưa vào đầu tư XD vườn rừng và tiến độ thực hiện được bố
trí ở bảng sau:
Bảng 08: Diện tích và tiến độ xây dựng vườn rừng
Đơn vị tính: ha
TT

-

Hạng mục

Tổng
cộng

Tổng cộng
Rừng sản xuất

1.500
1.500

Phân theo giai đoạn
Ghi chú
2015
2016 2021 2020
2030
250
1.250

250
1.250
-

(Chi tiết tại các huyện - Xem phụ biểu...)
1.5. Trồng cây phân tán
a) Mục đích
- Để tận dụng đất đai ven đường giao thông, công sở, trường học, bệnh
viện, bờ kênh mương, nương rẫy nhỏ lẻ từ 1000 - 3000 m 2 để trồng cây phân
tán.
- Góp phần tạo cảnh quanh môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cho các xã,
huyện và toàn tỉnh đồng thời tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

13


b) Đối tượng
Đất ven đường giao thông, bờ kênh mương, đất công sở, trường học,
bệnh viện, khuôn viên, nương rẫy nhỏ lẻ…
c) Diện tích
Tổng diện tích quy đổi đưa vào trồng cây phân tán: 1.500 ha
d) Biện pháp kỹ thuật
- Chọn loại cây trồng: Ưu tiên các loài cây bản địa, cảnh quan môi
trường như Sấu, Trám, Giổi, Re hương, Lát hoa, Lim xanh, Lim xẹt, Quế,
Dẻ, Sao đen, Xà cừ, Bằng lăng, Bàng…
- Mật độ trồng: 600 cây /ha
- Cự ly: Hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 4 m.
- Kích thước hố: 40cm x 40 cm x 40 cm
Trồng bằng cây con có bầu.
e) Tiến độ thực hiện

Diện tích đưa vào trồng cây phân tán và tiến độ thực hiện được bố trí
ở bảng sau:
Bảng 09: Diện tích và tiến độ trồng cây phân tán
Đơn vị tính: ha
TT

Hạng mục

Tổng cộng

Tổng

1.500

Phân theo giai đoạn
Ghi chú
2015
2016 2021 2020
2030
250
1.250
-

(Chi tiết tại các huyện - Xem phụ biểu...)
2. Khai thác
(Khai thác rừng trồng)
a) Đối tượng
- Rừng trồng gỗ là rừng sản xuất đạt tuổi thành thục công nghệ.
- Rừng Thông nhựa và Thông mã vĩ cấp tuổi IV trở lên
b) Diện tích

- Tổng diện tích rừng gỗ trồng đưa vào khai thác trong kỳ quy hoạch
là 156.505 ha, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất. Bình quân mỗi năm là
9.780 ha.
14


- Diện tích rừng Thông trồng đưa vào khai thác nhựa là 10.000 ha
(gồm Thông nhựa và Thông mã vĩ)
c) Địa danh khai thác
- Diện tích rừng gỗ trồng khai thác nằm tâp trung nhiều trên địa bàn
các huỵện: Tiên Yên, Bình Liêu, Vân Đồn, Cẩm Phả, Ba Chẽ và Uông Bí…
- Rừng Thông đưa vào khai thác nhựa nằm trên địa bàn các huyện
+ Rừng thông nhựa: Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Vân Đồn, Cẩm
Phả và Quảng Yên
+ Rừng Thông mã vĩ tại các huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ,
Móng Cái và Hải Hà Hà…
d) Phương thức khai thác
- Đối với rừng gỗ trồng: Khai thác trắng, khai thác đến đâu vệ sinh
rừng đến đấy và có phương án trồng lại rừng. Trước khi chặt hạ và sau khai
thác phải phát dọn thực bì.
- Đối với rừng Thông (khai thác nhựa): Khai thác nhựa ở rừng Thông
cấp tuổi IV trở đi (năm thứ 16 trở đi)
e) Sản lượng khai thác
- Gỗ tròn các loại: 8.764.000 m3
- Gỗ tận dụng: 1.752.800 m3
- Củi: 2.103.400 ster
- Nhựa thông: 43.200 tấn
Sản lượng nhựa thông sau năm 2020 bình quân 3.000 tấn/năm
Khối lượng và tiến độ thực hiện được tập hợp ở bảng sau:
Bảng 10 : Khối lượng và tiến độ khai thác

TT Hạng mục
1
2
-

Diện tích
Khai thác gỗ
KT nhựa thông
Sản lượng
Gỗ các loại
Gỗ tận dụng
Gỗ củi
Nhựa thông

Đv
tính
ha
ha
m3
m3
Ster
Tấn

Tổng

Phân theo giai đoạn
2015

2016-2020


2021-2030

156.505
10.000

8.450
7.500

48.055
7.500

100.000
10.000

8.764.000
1.752.800
2.103.400
43.200

473.000
94.600
113.500
2.100

2.691.000
538.200
645.850
11.100

5.600.000

1.120.000
1.344.000
30.000

(Chi tiết về diện tích và sản lượng khai thác tại các huyện – xem phụ biểu)

15


3. Chế biến lâm sản
* Về quan điểm: Việc Quy hoạch chế biến gỗ và lâm sản phải có tính
khả thi, phù hợp với tiềm năng cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu, điều kiện
kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh và xu hướng phát triển công nghiệp chế
biến gỗ trong nước và quốc tế.
Quy hoạch chế biến gỗ và lâm sản phải phù hợp với các quy hoạch
khác có liên quan của tỉnh: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch
phát triển nông – lâm nghiệp, quy hoạch phát triển công nghiệp và quy
hoạch phát triển cụm công nghiệp, quy hoạch của các huyện, thị xã, thành
phố trực thuộc của tỉnh.
* Các căn cứ quy hoạch
- Căn cứ vào thực trạng chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh
- Căn cứ vào tài nguyên rừng hiện có trên các địa bàn:
- Căn cứ Quy hoạch phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020
- Căn cứ vào quy hoạch chế biến gỗ Việt Nam đã được phê duyệt:
Trên cơ sở của các tiêu chí và căn cứ trên, việc quy hoạch chế biến lâm sản
Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 như sau:
Đến năm 2020 toàn tỉnh xây dựng và nâng cấp hơn 74 cơ sở chế biến
gỗ và lâm sản ngoài gỗ với tổng nhu cầu về gỗ nguyên liệu trên 1 triệu m 3
nguyên liệu/năm, sản phẩm sản xuất dự kiến 565 nghìn tấn sản phẩm /năm,

180 nghìn m3 sản phẩm/năm, 200.000 m3gỗ trụ mỏ và gỗ xây dựng và >
2000 tấn nhựa thông/năm, trong đó:
- Xây dựng và nâng cấp 30 cơ sở sơ chế gỗ xẻ công suất 66,000 m 3
sản phẩm/năm
- Xây dựng và nâng cấp 15 cơ sở SX đồ mộc công suất 26.000
3
m SP/năm
- Xây dựng và nâng cấp 6 cơ sở Sản xuất ván mỏng và ván dán với
công suất 12.000 m3 SP/năm
- Xây dựng và nâng cấp 5 cơ sở Sản xuất ván ghép thanh với công
suất: 15.000 m3 SP/năm.
- Xây dựng và nâng cấp 2 cơ sở Sản xuất ván sợi với công suất 65.000
3
m sản phẩm/năm.
- Xây dựng và nâng cấp 11 cơ sở Sản xuất dăm gỗ với công suất
500.000 tấn sản phẩm/năm
- Xây dựng và nâng cấp 4 cơ sở Sản xuất viên nguyên liệu với công
suất 65.000 tấn SP/năm.
- Cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng: 200.000 m3 gỗ nguyên liệu
- Nâng cấp Cơ sở chế biến nhựa thông tai Uông Bí với công suất: 10 –
12 tấn SP nhựa thông/năm
16


(Chi tiết về địa điểm, công suất các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản được
thống kê ở phụ biểu)
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Nhìn chung các sản phẩm của ngành chế biến gỗ tỉnh Quảng Ninh
chưa có vị trí nổi bật trên các thị trường trong nước và nước ngoài, được tiêu
thụ tại các thị trường sau:

- Ván sợi: Ván MDF được tiêu thụ trong nước.
- Ván mỏng: Sản xuất ván mỏng ở Quảng Ninh chưa phát triển. Quy
mô đầu tư nhỏ, công nghệ và thiết bị đơn giản, chất lượng sản phẩm chưa
cao. Một số cơ sở đã tìm được thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc (70%)
và Ấn Độ (30%).
- Các sản phẩm đồ mộc, gỗ xẻ, ván gỗ nhân tạo chưa có thương hiệu,
chưa đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng để chiếm lĩnh các thị trường
trong nước, chủ yếu tiêu thụ ngay nội tại các địa phương trong tỉnh.
- Dăm mảnh: Dăm mảnh là sản phẩm chính của ngành chế biến gỗ
hiện nay của tỉnh, là Sản phẩm xuất khẩu nổi bật. Thông qua các đầu mối là
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và Tổng công ty Giấy, dăm gỗ được
xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc ... (tỉnh không
có doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, do vậy không những lợi nhuận hạn chế,
tính ổn định chưa cao, mà còn không tạo được thương hiệu riêng trên thị
trường quốc tế)
- Các sản phẩm dạng ván bóc và ván ghép thanh bước đầu đã tiếp cận
thị trường một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn
Quốc, Nhật Bản, nhưng sản lượng thấp, giá trị xuất khẩu chưa cao.
- Gỗ trụ mỏ: Cung cấp cho các mỏ than hầm lò trên địa bàn tỉnh
- Sản phẩm Nhựa thông qua chế biến: Xuất khẩu sang các thị trường
truyền thống.
4. Xây dựng cơ bản lâm sinh
a) Xây dựng vườn ươm, vườn thực vật
* Xây dựng và nâng cấp hệ thống vườn ươm
Để chủ động về giống, cây con phục vụ cho công tác trồng rừng trên
địa bàn toàn tỉnh, đồng thời giảm cự ly vận chuyển cây con và nâng cao tỷ lệ
sống cho công tác trồng rừng...cần phải xây dựng và nâng cấp 15 vườn ươm
cây giống tại các huyện. Quy mô mỗi vườn là 1 ha để có thể đạt công suất từ
1,0 ÷ 1,5 triệu cây con tiêu chuẩn/năm.
Hàng năm các vườn ươm này có khả năng đáp ứng từ 25 - 40 triệu cây

con phục vụ cho công tác trồng rừng.

17


Ngoài ra còn thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm và
chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nông dân về gieo ươm cây giống, trồng
rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây đặc sản...
Đây là nội dung cần được thực hiện trước nhằm cung cấp cây con cho
công tác trồng rừng. Được xây dựng trong năm 2015 và 2016.
* Xây dựng vườn thực vật
Trên địa bàn tỉnh đang có hệ thống các khu rừng đặc dụng đang còn lưu
giữ được một số nguồn gen thực vật đặc hữu và quý hiếm của tỉnh cũng như của
vùng Đông Bắc. Tuy nhiên, các nguồn gen nay đang có nguy cơ bị đe dọa tiệt
chủng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để bảo tồn và phát triển các nguồn gen
này đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy và
thăm quan du lịch…trong kỳ quy hoạch cần đầu tư xây dựng 03 vườn thực vật
tại 3 khu rừng đặc dụng: Rừng quốc gia Yên Tử; Vườn quốc gia Bái Tử Long và
Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng.
b) Xây dựng đường ranh cản lửa
- Để chủ động phòng chống cháy rừng trên địa bàn rừng trồng mới
giai đoạn 2015 -2020, cần phải thiết kế hệ thống đường băng cản lửa.
Khối lượng xây dựng: Trong 192.655 ha rừng trồng mới, có 4.368 ha là
rừng trồng ngập mặn không cần đường băng cản lửa, còn lại 188.287 ha cần thiết
kế đường băng cản lửa xanh và đường băng cản lửa trắng với tiêu chuẩn 500
m2/ha rừng trồng và bề rộng của băng là 10 m. Tổng chiều dài đường băng cản
lửa toàn tỉnh là 9.414 km, trong đó:
Đối với đường băng cản lửa xanh, trồng các loại cây như : Keo,
Muồng, Dứa dại...
Khối lượng và tiến độ xây dựng đường ranh cản lửa được tập hợp ở

bảng sau:
Bảng 11. Khối lượng và tiến độ xây dựng`đường ranh cản lửa
TT

1
+
+
+
2
-

Hạng mục

Tổng
Trồng mới
Đặc dụng
Phòng hộ
Sản xuất
Trồng lại sau KT

Sản xuất

Tổng
cộng
9.414
1.644
47
348
1.249
7.770

7.770

Đơn vị tính: km
Phân theo giai đoạn
Ghi chú
2015
2016 2021 2020
2030
455
3.469
5.490
88
1.066
490
16
16
15
09
234
105
63
816
370
367
2.403
5.000
367
2.403
5.000
18



(Chi tiết tại các huyện – xem phụ biểu)
c) Xây dựng đường lâm nghiệp, trạm bảo vệ, chòi canh, bảng biển
báo và mua sắm trang thiết bị kỹ thuật phòng chống cháy rừng
* Xây dựng đường lâm nghiệp, đường công vụ
Để phục vụ cho công tác tuần tra nhằm quản lý bảo vệ rừng, vận
chuyển cây con phục vụ trồng rừng, vận chuyển gỗ và lâm sản trong khai
thác rừng…trên địa bàn tỉnh trong kỳ quy hoạch cần đầu tư xây dựng bổ
sung hệ thống đường lâm nghiệp và đường công vụ.
Tổng chiều dài các tuyến đường dự kiến xây dựng là 744 km
* Xây dựng trạm bảo vệ:
Để tăng cường cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở những khu vực cửa
rừng tập trung nhiều tài nguyên, những khu vực trọng điểm vẫn còn khả
năng diễn ra việc chặt phá rừng và khai thác lâm sản trái phép cần phải xây
dựng bổ sung các trạm bảo vệ rừng.
Trạm bảo vệ được xây dựng tiêu chuẩn nhà cấp IV và các công trình phụ.
* Xây dựng chòi canh lửa rừng:
Để chủ động trong công tác phòng chống cháy rừng, cần phải xây
dựng hệ thống chòi canh lửa rừng, đặc biệt những vùng còn khả năng xảy ra
cháy rừng.
Tổng số chòi cần xây dựng là: 15 chòi, trong đó mỗi huyện, thị, thành
xây dựng bổ sung 01 chòi, riêng huyện Hoàng Bồ có diện tích lớn cần xây
dừng 2 chòi.
* Xây dựng bảng nội quy, biển bảo bảo vệ rừng
Trên những khu vực đường đi lối lại đầu mối giao thông gần các cửa
rừng nơi có nhiều người qua lại, cần thiết phải xây dựng các bảng nội quy về
bảo vệ và phát triển rừng...
Tổng khối lượng bảng nội quy và biển báo trên địa bàn tỉnh là 68 chiếc.
Khối lượng và tiến độ xây dựng đường lâm nghiệp, trạm bảo vệ và

chòi canh lửa rừng, bảng nội quy, biển báo được tập hợp ở bảng sau:
Bảng 12: Khối lượng và tiến độ thực hiện...
TT

Hạng mục

Đvị
tính

1
2
3
4

Đường lâm nghiệp
Trạm bảo vệ
Chòi canh lửa rừng
XD bảng biển báo

km
trạm
chòi
chiếc

Tổng

744
34
15
68

19

Phân theo giai đoạn
2015
16-2020

270
10
3
21

474
24
12
47

Ghi chú


(Chi tiết về tiến độ thực hiện tại các huyện – xem phần phụ biểu).
5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Để bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh cần đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực:
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý lâm
nghiệp, chú trọng tuyển chọn người địa phương...vào các trường Đại học và
Trung cấp lâm nghiệp.
- Đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật lâm nghiệp.
- Hướng dẫn kỹ thuật và thực hiện công tác khuyến lâm cho người dân
địa phương.
6. Các hoạt động khác

6.1. Thực hiện các tiêu chí về QLRBV và Chứng chỉ rừng
a) Phổ biến Pháp luật
Là nội dung vô cùng quan trọng trong xây dựng và phát triển rừng trên
địa bàn. Người dân sở tại có nắm được Pháp luật và thực thi theo Pháp luật
thì việc Xây dựng và phát triển rừng trên địa bàn Quảng Ninh mới bền vững
được.
* Đối tượng
- Người dân sống trên địa bàn
* Địa điểm tổ chức
- Tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
* Nội dung
- Các văn bản Nhà nước về Luật
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng.
+ Luật đất đai
+ Luật bảo vệ môi trường
+ Luật phòng cháy, chữa cháy...
- Các văn bản dưới luật: Các Nghị định, Quyết định có liên quan...
- Các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành, của các tỉnh về
phát triển rừng.
- Các cam kết quốc tế:
+ Thỏa thuận quốc tế về thương mại gỗ nhiệt đới (ITTO)
+ Công ước quốc tế về buôn bán các loài quý hiếm (CITES)
+ Công ước quốc tế về lao động (ILO)
+ Công ước về đa dạng sinh học.
- Các hương ước về bảo vệ rừng của các thôn bản trên địa bàn

20


b) Xây dựng mối quan hệ cộng đồng và quyền lợi của người dân...

* Nội dung thực hiện
- Ban quản lý dự án 661 tạo cơ hội việc làm, thu nhập, môi trường,
tiếp cận các sản phẩm từ rừng và các lợi ích khác cho người dân sở tại.
- Đào tạo cho nhân dân địa phương: Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho
nhân dân địa phương phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động và phù hợp với
trình độ nhận thức của người dân.
- Phối hợp với chính quyền các xã trong hoạt động bảo vệ và phát
triển rừng .
- Đào tạo về an toàn lao động và các thiết bị an toàn lao động cho
người lao động tham gia xây dựng và phát triển rừng tỉnh Quang Ninh.
c) Khối lượng và tiến độ thực hiện
Dự kiến trên địa bàn mỗi xã mở 01 lớp phổ biến Pháp luật, tập huấn
về kỹ thuật và an toàn lao động cho người dân địa phương/năm.
Khối lượng và tiến độ thực hiện được tập hợp ở bảng sau:
Bảng 13: Khối lượng và tiến độ thực hiện
Đơn vị tính: lớp

TT

Hạng mục

Tổng

Tổng
cộng
2.976

Phân theo giai đoạn
Ghi chú
2015

2016 2021 2020
2030
186
930
1.860

(Chi tiết tại các huyện- Xem phụ biểu)
6.2.. Đánh giá tác động môi trường, xã hội và bảo vệ đa dạng sinh học
a) Nội dung thực hiện
- Đánh giá tác động môi trường trong quá trình Bảo vệ và phát triển
rừng gây ra, xây dựng biện pháp giảm thiểu và lập kế hoạch thực hiện.
- Điều tra xây dựng danh lục động thực vật trên địa bàn, xác định số lượng
loài, cá thể. Xác định vị trí, vùng phân bố trên bản đồ và thực địa những loài đặc
hữu và quý hiếm; xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý bảo vệ.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và thực thi các biện pháp phòng chống
xói mòn, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu tác hại.
- Bảo vệ tốt các mẫu đại diện của các hệ sinh thái.
- Cần có biện pháp giảm thiểu tác động sức khỏe và môi trường khi sử
dụng hóa chất diệt trừ sâu bệnh hại...
b) Tiến độ thực hiện
- Năm 2015 điều tra xây dựng danh lục động thực vật.
21


- Năm 2016 xây dựng tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống
xói mòn...
- Các nội dung khác được thực hiện hàng năm.
6.3. Các nội dung khác
* Xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp
Nội dung

+ Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn, kế hoạch sản xuất hàng năm.
+ Thống kê số liệu điều tra tài nguyên rừng 10 năm trở lại đây.
+ Xây dựng báo cáo thuyết minh về hiện trạng rừng đang quản lý, hiện
trạng sử dụng đất, các hạn chế về môi trường...
+ Xây dựng thuyết minh mô tả về kế hoạch hoạt động hàng năm về lâm
sinh, khai thác, chế biến và hệ thống quản lý khác trên cơ sở tài nguyên rừng,
thị trường và nhu cầu của địa phương.
+ Lựa chọn những thiết bị, công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến
gỗ và lâm sản; trong vận xuất, vận chuyển.lâm sản…
+ Lập báo cáo, theo dõi và tổng hợp kế hoạch
VI. Các giải pháp thực hiện
1. Tổ chức quản lý
1.1. Bộ máy quản lý
- UBND tỉnh là chủ quản đầu tư.
- Sở Nông nghiệp& Phát triển nông thôn là chủ đầu tư
Trên cơ sở các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các
Công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp… trên địa bàn tỉnh cùng phối hợp triển
khai thực hiện dự án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phần đất của
mình quản lý.
1.2. Nhiệm vụ của các Ban quản lý rừng
- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý, xây dựng, sử dụng
rừng trên địa bàn mà mình quản lý theo quy định của Pháp luật.
- Lập kế hoach hàng năm, tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước và phân
bổ vốn thực hiện dự án.
- Tổ chức quản lý, triển khai, kiểm tra giám sát, tổng hợp, đánh giá kết
quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo dự án đã
được phê duyệt.
- Quản lý diện tích rừng và đất rừng được giao.
- Trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng, nghiệm thu, thanh toán với
các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình...nhận khoán rừng, đất rừng và các dơn vị

cung cấp dịch vụ xây dựng và phát triên rừng.
22


- Kết hợp với lực lượng kiểm lâm tổ chức phòng cháy và chữa cháy
rừng trong các xã, thôn bản có rừng,
- Kiến nghị các cơ quan pháp luật xử lý các hành vi xâm hại đến rừng
trong phạm vi quản lý.
2. Giải pháp khoa học công nghệ
- Đầu tư nghiên cứu, tuyển chọn các loài cây trồng phù hợp với điều
kiện khí hậu, đất đai của khu vực cho năng suất và chất lượng cao, vừa đáp
ứng được yêu cầu phòng hộ, vừa cho sản phẩm kinh tế; đặc biệt là việc gieo
ươm và gây trồng các loài cây bản địa. Tuyển chọn các loài cây đa mục đích,
đa dạng sản phẩm hàng hoá.
- Ứng dụng KHCN trong việc tạo giống cây con bằng phương pháp
dâm hom và nuôi cấy mô nhằm cung ứng cây con có chất lượng cao cho
trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng đặc dụng và sản xuất.
- Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất nông, lâm
nghiệp thông qua các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc nhằm phát huy
tốt chức năng phòng hộ. Xây dựng hệ thống rừng bền vững đáp ứng đầy đử
các mục tiêu về kinh tế - xã hội, môi trường, bảo tồn nguồn gen và an ninh
quốc phòng....
- Ứng dụng KHCN trong dự báo và phòng chống cháy rừng. Nghiên
cứu và áp dụng các chế phẩm sinh học trong công tác phòng chống, diệt trừ
sâu bệnh hại rừng.
- Nghiên cứu các vật liệu thay thế gỗ, củi để giảm bớt sức ép về nhu
cầu gỗ, củi ngày càng gia tăng. Khai thác các nguồn chất đốt khác như than
đá, khí ga, điện... nhằm giảm bớt sức ép đối với rừng.
- Nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên, xây dựng tiêu chuẩn quản lý
rừng bền vững và áp dụng các giải pháp lâm sinh phù hợp để nâng cao chất

lượng rừng tự nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn loài; đồng thời
phát huy vai trò phòng hộ môi trường, góp phần cung cấp gỗ và lâm sản
ngoài gỗ.
- Phát triển lâm nghiệp xã hội và tăng cường các hoạt động khuyến
lâm, phổ biến các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cũng như tổng kết và phổ
biến các mô hình NLKH hiệu quả cao và các mô hình QLRBV nhằm giúp đỡ
đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện phát triển kinh tế.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến gỗ và các lâm
đặc sản nhằm tiết kiệm nguyên liệu, tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng
cao. Sản phẩm có thương hiệu và có nguồn gốc từ rừng được cấp chứng chỉ...
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng kiểm lâm; áp dụng
công nghệ thông tin... trong quản lý bảo vệ rừng.
23


- ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng, đất lâm nghiệp; lưu trữ tài liệu, trao đổi thông tin và Quản lý rừng
bền vững...Kết hợp tiến bộ công nghệ vệ tinh theo dõi rừng với tiến hành khảo
sát thực địa, tổng hợp các nguồn dữ liệu để bổ sung vào kết quả theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng hàng năm; cập nhật số liệu và bản đồ rừng...
- Củng cố các trung tâm nuôi cấy mô và giâm hom hiện có nhằm
nghiên cứu kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng cho những loài bản địa, đặc hữu,
quý hiếm và những loài có giá trị kinh tế cao.
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng
- Phối hợp với các ngành, các cấp và chính quyền địa phương trong việc
đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông (đường vận chuyển) vì vốn đầu
tư của dự án có hạn.
- Hỗ trợ các xã trên địa bàn đầu tư XD các công trình phúc lợi xã hội, tạo
niềm tin với nhân dân, gắn người dân với rừng để an cư lạc nghiệp...
4. Đào tạo nguồn nhân lực

Như đã trình bày, lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh rất dồi dào, có
thể huy động tham gia xây dựng và phát triển rừng. Song, ở đây chủ yếu là
lao động giản đơn, trình độ kỹ thuật thấp. Vì vậy, để đạt được những mục
tiêu của dự án đề ra, cần phải:
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý
lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng tuyển chọn con em người địa phương vào học
các trường đại học và trung học lâm nghiệp (kết hợp giữa đào tạo chính quy
với xã hội hóa đào tạo).
- Đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật lâm nghiệp (chủ yếu là kỹ
thuật lâm sinh, khuyến lâm, khuyến nông) bằng nhiều hình thức và các mức
độ khác nhau như : Đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, đào tạo dài hạn, đào
tạo ngắn hạn..
- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân
về ý thức bảo vệ rừng. Mở các lớp tập huấn tại địa phương nhằm nâng cao kiến
thức về KHKT lâm nghiệp, về Luật pháp, về Quản lý rừng bền vững...
- Cử cán bộ đi học tại các trường chuyên nghiệp, các trường quản lý.
- Tuyển dụng và có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ KHKT, cán bộ quản
lý trẻ, có năng lực về công tác tại địa bàn các xã.
- Khuyến khích các cán bộ KHKT và quản lý lâm nghiệp, lao động có
tay nghề cao ở miền xuôi lên công tác lâu dài ở huyện. Tăng cường lực
lượng cán bộ KHKT và quản lý lâm nghiệp cho các dự án và các cơ quan
trong ngành lâm nghiệp.
- Tăng cường hệ thống giáo dục, đưa nội dung hướng nghiệp nông
lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm vào chương trình giáo dục của các
24


trường nội trú. Khuyến khích các học sinh tốt nghiệp tại các trường này tham
gia công tác khuyến nông, khuyến lâm.
- Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về lâm nghiệp cho cán bộ cấp xã,

thôn, bản và chủ trang trại. Phát triển hệ thống khuyến lâm trên cơ sở xã hội
hóa. Nội dung phổ cập là các chính sách về giao đất khoán rừng, những điều
cơ bản trong Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng và những chính
sách, chế độ của Nhà nước liên quan đến rừng và nghề rừng, chú trọng
chuyển giao kỹ thuật canh tác trên đất dốc...Mỗi xã đào tạo từ 1-2 cán bộ
khuyến lâm, để vừa sản xuất vừa là người hướng dẫn cho các hộ gia đình
khác. Phấn đấu mỗi xã có 1 cán bộ lâm nghiệp giỏi về chuyên môn và quản
lý, đồng thời am hiểu tường tận phong tục tập quán của đồng bào để phổ cập,
chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp đến từng hộ gia đình tham
gia xây dựng và phát triển rừng.
- Tổ chức cho các cán bộ xã, đại biểu thôn bản đi thăm quan học hỏi
các mô hình làm vườn, làm rừng và kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao trong
và ngoài khu vực.
5. Giải pháp tạo vốn
- Khuyến khích các hình thức đầu tư trong nước, liên doanh liên kết trong
việc Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trồng rừng
nguyên liệu, trồng rừng phòng hộ và môi trường.
- Khuyến khích đầu tư nước ngoài để trồng rừng nguyên liệu trên địa bàn.
- Huy động các nguồn vốn vào việc Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
+ Vốn ngân sách
+ Vốn tín dụng đầu tư.
+ Vốn liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân...
+ Vốn tự có của các địa phương…
6. Giải pháp về cơ chế chính sách
6.1. Chính sách về đất đai
a) Quy hoạch diện tích đất nương rẫy ổn định
Đối với các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh:
Căn cứ vào quỹ đất của từng địa phương, phối hợp với UBND các xã
quy hoạch lại hoặc bổ sung diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là vùng sản
xuất nương rẫy ổn định theo hướng xây dựng nương rẫy cố định, nương

luân canh; giám sát, ngăn ngừa việc đốt nương làm rẫy lan tràn ở một số
địa phương.
Đối với các hộ gia đình có đất nương rẫy nằm trong, nếu thiếu đất sẽ
được hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/10
năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
25


×