ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
BÁO CÁO THUYẾT MINH
QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HUYỆN BA CHẼ
ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
BA CHẼ, 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
================
BÁO CÁO THUYẾT MINH
QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HUYỆN BA CHẼ
ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
BA CHẼ, 2015
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................2
VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................5
PHẦN THỨ NHẤT...............................................................................................6
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ NÔNG
NGHIỆP TẬP TRUNG HUYỆN BA CHẼ ................................................6
PHẦN THỨ HAI.................................................................................................20
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ................20
NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HUYỆN BA CHẼ ĐẾN NĂM 2015.............20
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.......................................................................20
PHẦN THỨ BA...................................................................................................42
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .......................................................................42
PHẦN THỨ TƯ...................................................................................................57
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ....................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................63
PHẦN PHỤ BIỂU................................................................................................64
i
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Ba Chẽ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có
diện tích tự nhiên là 60.855,56 ha (trong đó đất sản xuất nông nghiệp là
1.346,98 ha chiếm 2,2%; đất lâm nghiệp là 55.273,48 ha, chiếm 90,8% diện
tích tự nhiên) được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 7 xã và 1 thị trấn, dân
số 20.368 người, sống rải rác ở 75 thôn bản, toàn huyện có 9 dân tộc, trong đó
có 8 dân tộc thiểu số (chiếm 78,2% dân số toàn huyện).
Trong những năm qua ngành nông nghiệp của huyện đã đạt những thành tựu
đáng kể (tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 10,7%/năm giai đoạn 2006-2013).
Với cơ cấu kinh tế chiếm 49% năm 2013, nông lâm nghiệp hiện đang là ngành
có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế đồng thời có vai trò trong việc giải
quyết việc làm cho lao động và đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực của
huyện. Sản xuất nông nghiệp đã bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hoá
tập trung với những sản phẩm đặc thù có giá trị kinh tế cao, tăng hiệu quả sản
xuất trên một diện tích canh tác và góp phần tăng thu nhập cho người dân như
vùng trồng ba kích tím, mía tím, nấm linh chi, tre mai, chăn nuôi đại gia súc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chung với nền nông nghiệp của tỉnh, ngành nông
nghiệp huyện Ba Chẽ vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình phát triển:
tăng trưởng chưa bền vững, chưa hình thành những vùng sản xuất nông sản
hàng hóa chủ lực an toàn, có qui mô lớn tập trung, công nghệ cao đủ sức cạnh
tranh cả về lượng và chất trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030, thay đổi căn bản phương thức sản xuất
nông nghiệp, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sử
dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân cần thiết phải xây dựng
quy hoạch phát triển vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung. Vì vậy,
lập và thực hiện “Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung
huyện Ba Chẽ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” sẽ tạo ra bước phát
triển mới của ngành trong giai đoạn tới. Hồ sơ quy hoạch được phê duyệt là cơ
sở pháp lý quan trọng để triển khai các bước lập dự án đầu tư chi tiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Văn bản chủ trương của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương
khoá X về việc Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.
- Nghị quyết số 06 NQ/TW ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập,
quản lý và thực hiện quy hoạch.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
2
- Thông báo số 444-TB/TU ngày 22 tháng 11 năm 2011 về Kết luận của
Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo
huyện Ba Chẽ.
- Thông báo số 1018-TB/TU ngày 24 tháng 4 năm 2013 về ý kiến Kết luận của
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác triển khai nhiệm vụ năm 2013 của huyện
Ba Chẽ.
- Thông báo số 52/UBND-TK ngày 19 tháng 5 năm 2013 về ý kiến Kết luận của
đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Ba Chẽ.
- Thông báo số 1057-TB/TU ngày 12 tháng 6 năm 2013 về Kết luận của đ/c Bí
thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo nông thôn mới tại buổi làm việc với Huyện
ủy Ba Chẽ về xây dựng nông thôn mới.
- Quyết định số 3134/QĐ-UBND ngày 13/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh
phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông
nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015.
- Văn bản số 6478/UBND-NLN1 ngày 24/02/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
- Văn bản số 3610/UBND-NLN2 ngày 10/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc khẩn trương hoàn thiện Phương án Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá
nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.
- Công văn số 5980/UBND-NLN1 ngày 04/11/2013 về việc chủ trương Quy
hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm
2015, định hướng đến năm 2020.
- Công văn số 2520/NN&PTNT ngày 12/12/2013 của Sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh Quảng Ninh về việc xây dựng Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông
nghiệp tập trung đến năm 2015 định hướng đến năm 2020.
2. Văn bản chủ trương của huyện Ba Chẽ
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Chẽ lần thứ XXIII.
- Nghị Quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 28/12/2011 của HĐND huyện Ba
Chẽ về việc thông qua một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp huyện Ba Chẽ, giai đoạn 2012-2015.
- Nghị Quyết số 36/2013/NQ-HĐND ngày 10/01/2013 của HĐND huyện Ba
Chẽ về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Nghị Quyết số
26/2011/NQ-HĐND ngày 28/12/2011 của HĐND huyện khoá XVIII về thông
qua một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp huyện Ba Chẽ, giai đoạn 2012-2015.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
3
- Quyết định số 838/2013/QĐ-UBND ngày 08/4/2013 của UBND huyện Ba Chẽ
về việc ban hành Quy chế thực hiện Nghị Quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày
28/12/2011 của HĐND huyện Ba Chẽ về việc thông qua một số cơ chế chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp huyện Ba Chẽ, giai
đoạn 2012-2015 và Nghị Quyết số 36/2013/NQ-HĐND ngày 10/01/2013 của
HĐND huyện Ba Chẽ.
- Thông báo số 219/TB-HĐND ngày 29/08/2013 của Thường trực HĐND
huyện Ba Chẽ về việc thông qua nội dung và cơ chế hỗ trợ các dự án phát triển
sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương từ nguồn vốn 40% chương trình
nông thôn mới năm 2013.
- Quyết định số 2161/QĐ-UBND ngày 16/11/2011 của Chủ tịch UBND huyện
Ba Chẽ về việc phê duyệt Quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp huyện
Ba Chẽ, giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 2322/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của Chủ tịch UBND huyện
Ba Chẽ về việc phê duyệt Dự án trồng thâm canh cây Ba kích tím tại huyện Ba
Chẽ năm 2013.
- Quyết định số 2318/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của chủ tịch UBND huyện
Ba Chẽ về việc phê duyệt dự án phát triển vùng sảnxuất Nấm Linh chi tập
trung theo hướng bền vững, huyện Ba Chẽ năm 2013.
- Quyết định số 2320/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của Chủ tịch UBND huyện
Ba Chẽ về việc phê duyệt Dự án phát triển vùng sản xuất cây Mía tím xã Đồn
Đạc, huyện Ba Chẽ năm 2013.
- Quyết định số 2321/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của Chủ tịch UBND huyện Ba
Chẽ về việc phê duyệt Dự án trồng cây Tre mai tại huyện Ba Chẽ năm 2013.
- Quyết định 2432/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của Chủ tịch UBND huyện Ba
Chẽ về việc điều chỉnh dự án trồng thâm canh cây Ba kích tím tại huyện Ba
Chẽ năm 2013.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH
- Đánh giá sát, đúng tiềm năng về điều kiện tự nhiên, nguồn lực và thực trạng
sản xuất các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp chủ lực của địa phương, làm cơ
sở để xây dựng quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Xác định phương hướng phát triển, cụ thể hoá mục tiêu; xây dựng các chương
trình, dự án ưu tiên và các giải pháp cho từng vùng sản xuất tập trung.
- Xây dựng Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung huyện Ba
Chẽ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 phải được thực hiện trong mối
quan hệ chặt chẽ với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch
sản xuất nông lâm ngư nghiệp của huyện gắn liền với chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời phải phù hợp với định hướng quy
hoạch phát triển nông lâm ngư nghiệp của tỉnh Quảng Ninh. Tránh nguy cơ tụt
hậu so với các huyện trong tỉnh và trong cả nước, trong bối cảnh hội nhập và
cạnh tranh quốc tế ngày càng sâu rộng.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
4
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê: Thu thập, nghiên cứu các số liệu, công trình, tài liệu đã
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp, áp dụng phương
pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA).
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: tham vấn các ý kiến chuyên gia để thu thập
dữ liệu đầu vào. Các chuyên gia được tham vấn tại các lĩnh vực có liên quan
phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung...
- Phương pháp phân tích dự báo: Được sử dụng để phân tích, đánh giá các thông
tin về thị trường làm căn cứ để quy hoạch sản xuất.
- Phương pháp xử lý số liệu: Áp dụng phần mềm máy tính, dự tính dự báo đã
được công nhận và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để tính toán hiệu quả và chọn
lựa phương án phát triển.
- Phương pháp kế thừa những tài liệu, kết quả tổng kết hoạt động sản xuất nông
lâm ngư nghiệp hàng năm trên địa bàn huyện.
- Phương pháp bản đồ.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cập nhật nội dung các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn huyện đã lập dự án
đầu tư và được UBND huyện phê duyệt.
- Nghiên cứu đề xuất những sản phẩm nông nghiệp chính có thế mạnh của
huyện và các điều kiện hình thành vùng sản xuất tập trung mang lại giá trị kinh
tế cao như: Mía tím, Ba kích tím, Tre mai, chăn nuôi đại gia súc, Nấm Linh
chi, nuôi trồng thủy sản, xác định các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ
vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung như giao thông, thủy lợi, điện
sản xuất vv…
VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Cây trồng: Dược liệu (ba kích, trà hoa vàng, nấm linh chi, dược liệu khác); cây
trồng khác: mía tím, tre mai, thanh long; cây lâm nghiệp như: Sa mộc.
2. Vật nuôi: gia súc (trâu, bò); gia cầm (gà bản địa, ngan đen); nuôi ong.
3. Thủy sản: cá nước ngọt.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
5
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ NÔNG
NGHIỆP TẬP TRUNG HUYỆN BA CHẼ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 95 km đi theo đường quốc lộ 18A từ
Hạ Long đi Móng Cái. Từ ngã ba Hải Lạng đi thị trấn Ba Chẽ có 15km đường
rải nhựa.
Ba Chẽ có vị trí nằm trên tọa độ địa lý:
21o7’40” đến 21o23’15” Vĩ Độ Bắc
107o58’5” đến 107o22’00” độ Kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả.
- Phía Đông giáp huyện Tiên Yên.
- Phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Huyện Ba Chẽ tuy không nằm trên đường quốc lộ 18A nhưng trên địa bàn
huyện có 3 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông Sơn Động (Bắc Giang); Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng
(Hoành Bồ); Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả) phục vụ
cho nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội của huyện với các địa phương lân cận.
Tỉnh lộ 329, đường Cửa Cái - Cái Gian đã được đầu tư tạo thuận lợi cho thị
trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại TP. Cẩm Phả và TP. Hạ Long.
Ba Chẽ là huyện có vị trí giáp ranh với các huyện lân cận như Tiên Yên,
Hoành Bồ, các huyện này có thế mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp do vậy có
điều kiện để tạo nên vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm
sản ngoài gỗ.
Tuy Ba Chẽ không gần các trung tâm kinh tế lớn trong tỉnh như các huyện
khác nhưng lại khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu
đường bộ là Móng Cái (TP. Móng Cái); Hoành Mô (huyện Bình Liêu); cảng
Mũi Chùa (huyện Tiên Yên) là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông, trao
đổi, tiêu thụ hàng hóa.
1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Ba Chẽ bị chia cắt bởi các dãy núi và các con sông, suối tạo thành
những thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, manh mún.
Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 300 - 500m với độ dốc trung bình
từ 20-250. Nhìn chung với đặc điểm địa hình dốc, đất canh tác nông nghiệp ít,
manh mún, không tập trung như huyện Ba Chẽ, không thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, khó khăn trong công tác đầu tư kinh phí xây dựng các công trình
cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, phục vụ sản xuất
và sinh hoạt cho nhân dân.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
6
Tuy không thuộc vùng núi cao nhưng địa hình chia cắt phức tạp nên phần lớn
là đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp bị hạn chế,
tiềm năng đất đai chủ yếu thích hợp cho kinh tế lâm nghiệp và phát triển chăn
nuôi đại gia súc.
1.3. Khí hậu
-
-
-
+
+
-
+
Ba Chẽ nằm trong vùng khu hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa
nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng
Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc trưng sau:
Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 210C - 23oC, về mùa hè nhiệt độ trung bình
dao động từ 26 - 28oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,6oC vào tháng 6. Về
mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung
bình dao động từ 12 - 16oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 1oC.
Độ ẩm không khí: tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất
vào tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%.
Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí
tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm
không khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và
sự phân hoá theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.
Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng mưa
lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đều
trong năm, phân hoá theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: mùa mưa
nhiều và mùa mưa ít.
Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 85% tổng
lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490 mm).
Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm
15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27,4mm).
Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao
(trên 2.00mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực
vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả
năng trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ
vùng núi đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến
toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực. Mực nước lũ có năm cao 5 - 6m, lũ
mạnh cuốn trôi những gì có trên dòng sông chảy làm tắc giao thông, gây thiệt
hại lớn đến tài sản và hoa màu của nhân dân.
Nắng: Trung bình số giờ năng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập trung
từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.
Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:
Gió Đông Bắc: thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và Đông
Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài
từ 3 - 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6,
thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
7
+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió nam và đông nam, tốc
độ gió trung bình cấp 2 - 3.
Điều kiện khí hậu của Ba Chẽ cho phép phát triển cả các cây trồng nhiệt đới
và cây trồng ôn đới (ở vùng đồi núi) tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông
nghiệp … đáp ứng nhu cầu thị trường nhất là các khu vực công nghiệp, đô thị.
2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1. Tài nguyên đất đai
- Toàn huyện có 8 loại đất chính nằm trong hệ thống đất đồi núi và đất canh tác,
chủ yếu là đất Feralit phát triển trên sa thạch, trên phiến thạch sét, trên macma
axit và phát triển trên phù sa cổ, phù sa ven sông suối. Nhìn chung, các loại đất
đều có tầng dày trung bình 30 - 80 cm trở lên, rất phù hợp với việc gieo trồng
các loại cây lương thực, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.
- Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.855,56 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp, lâm nghiệp: 55.190,67 ha: (1) Đất sản xuất nông nghiệp:
1.376,12 ha; (2) Đất lâm nghiệp: 53.814,55 ha; (3) Đất nuôi trồng thuỷ sản:
46,68 ha; (4) Đất nông nghiệp khác: 3,2 ha.
+ Đất phi nông nghiệp: 1.347,25 ha;
+ Đất chưa sử dụng: 4.317,64 ha (trong đó: Đất bằng chưa sử dụng: 1.387,85 ha;
Đất đồi chưa sử dụng: 2.929,79 ha).
Đánh giá chung: Tài nguyên đất của huyện Ba Chẽ khá dồi dào, trung bình
2,9 ha/người, có điều kiện phát triển kinh tế trang trại quy mô lớn. Tuy nhiên,
diện tích đất dốc >250 chiếm 38,7%, đất có khả năng canh tác nông nghiệp
đặc biệt là đất trồng lúa bị hạn chế (347,2m 2/người). Vì vậy, cần xác định phát
triển kinh tế lâm nghiệp là hướng sử dụng đất thích hợp nhất, đồng thời có
chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để đạt giá trị sử
dụng cao nhất.
2.2. Tài nguyên nước
2.2.1. Tài nguyên nước mặt
Do đặc điểm cấu tạo của địa hình tự nhiên đã tạo được ra nhiều các con sông,
suối trên địa bàn huyện. Đặc điểm chung là lòng sông hẹp, nhiều thác gềnh,
lưu lượng nước thay đổi lớn theo mùa, về mùa mưa thường xảy ra lũ, gây khó
khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Hệ thống sông suối khá
dày đặc phân bố khá đều, mật độ là 1,1km/km2.
Do có hệ thống sông suối nhiều nên mùa mưa bão huyện Ba Chẽ thường xảy ra
lũ lụt. Tại thị trấn nước lũ dâng cao 5-6 m gây nhiều thiệt hại cho địa phương.
Nguồn nước ở các sông suối dần bị cạn kiệt do rừng đầu nguồn bị xâm hại, khả
năng giữ nước giảm sút ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông, lâm nghiệp.
2.2.2. Tài nguyên nước ngầm
Nguồn nước ngầm: lưu lượng nước ngầm trong các giếng khoan khoảng 1m3/h có
thể đảm bảo cung cấp cho sinh hoạt của người dân, nhưng không đủ để phục vụ
sản xuất.
Nhìn chung: chất lượng nước ở Ba Chẽ trong và tương đối sạch, pH trung tính đạt
yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
8
2.3. Tài nguyên rừng
- Tính đến 31/12/2013, diện tích đất lâm nghiệp là 55.677,7 ha. Diện tích đất có
rừng là 42.529,3 ha, trong đó: rừng tự nhiên 16.722,0 ha; rừng trồng là
25.757,3 ha; diện tích đất trống là 13.148,4 ha.
- Diện tích rừng và đất rừng theo 3 loại rừng:
+ Diện tích rừng và đất rừng sản xuất: 47.588,9 ha, trong đó: (1) Đất có rừng là
37.591,1 ha (rừng tự nhiên 13.039,5 ha; rừng trồng là 24.551,6 ha); (2) đất
trống là 9.997,8 ha.
+ Diện tích rừng và đất rừng phòng hộ là 8.088,8 ha
- Hệ động, thực vật rừng:
+ Theo thống kê, hệ thực vật Ba Chẽ có 1.027 loài, 80 họ và 6 ngành, một số
ngành lớn như: Ngành mộc lan (Magnolio phyta): 951 loài; Ngành dương xỉ
(Polypodiophyta): 58 loài; ngành thông (Pinophyta): 11 loài .... Trong đó có
các loài dược liệu quý hiếm cần được bảo vệ như: chè hoa vàng, ba kích tím
bẩy lá một hoa ......
+ Hệ động vật : Có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó: thú: 8 bộ, 22
họ, 59 loài; chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài; bò sát, lưỡng thê gồm: 37 loài (trong
đó bò sát 15 loài, lưỡng thê 22 loài).
2.4. Tài nguyên du lịch
2.4.1. Du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch Ba Chẽ chủ yếu là du lịch sinh thái với cảnh quan rừng núi,
khe suối tạo nên những ngọn thác bên cạnh những rừng cây thiên nhiên đẹp
như: Thác Trúc, Khe Lạnh, Khe O... Đây là những điểm du lịch đang còn tiềm
ẩn ở Ba Chẽ, tại đây khách du lịch có thể tham quan, nghỉ dưỡng, thắng cảnh
thiên nhiên rừng núi trùng điệp với khí hậu trong lành, mát mẻ và hấp dẫn.
2.4.2. Du lịch nhân văn
Ba Chẽ là huyện có 9 dân tộc anh em (trong đó có 8 dân tộc thiểu số chiếm
80,02% dân số toàn huyện). Mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa riêng đặc sắc
như múa Phùn Voòng, cấp sắc của người Dao, Lễ hội Lồng tồng, hát Then của
đồng bào Tày, hát Sóong Cọ của dân tộc Sán Chỉ ... những phong tục tập quán
sinh hoạt và canh tác khác nhau, những sản vật và món ăn độc đáo của đồng
bào các dân tộc tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa chung. Bên cạnh đó huyện
có một số di tích lịch sử đã được xếp hạng như di tích Miếu Ông, Miếu Bà
(Nam Sơn); Đình Làng Dạ (Thanh Lâm); Lò sứ cổ ở Nam Sơn, di tích kháng
chiến Khe Lao (Lương Mông) ...
Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên tạo ra một lợi thế cho Ba Chẽ
phát triển du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa.
Các các hoạt động du lịch phải gắn với nền văn hóa bản địa và những sản
phẩm nông lâm sản của địa phương như Ba kích tím, Măng mai, Mía tím ...
các sản phẩm địa phương hiện nay còn đang tồn tại trong các cộng đồng, chưa
được thương mại hoá hoặc đã được thương mại hoá ở mức độ hẹp. Nếu được
9
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
phát triển có thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng ổn định, nhãn mác hấp dẫn,
được đưa vào các kênh phân phối thích hợp và gắn liền với du lịch của huyện.
Các sản phẩm này có tiềm năng phát triển rất lớn do có lợi thế cạnh tranh bởi
chúng gắn liền với các yếu tố địa phương như nguyên liệu là đặc sản địa phương,
công nghệ truyền thống, du lịch địa phương, văn hoá tộc người địa phương,...
3. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1. Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2006 - 2013 mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như tình hình suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả hàng hoá, vật tư tăng
cao, tình hình mưa bão, rét đậm, rét hại... thường xuyên xảy ra, nhưng do sự
nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, nền kinh tế của huyện vẫn duy trì được
tốc độ tăng trưởng khá cao: Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (GTTT) là
13,0%/năm. Trong đó: Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất là
19,8%/năm; Ngành công nghiệp-xây dựng có tốc độ tăng trưởng 19,3%/năm;
Nông, lâm, thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng 10,7%/năm.
3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Năm 2006 cơ cấu kinh tế: Nông
- lâm - thủy sản là 65,2%; công nghiệp - xây dựng là 18,3%; Thương mại - dịch
vụ 16,5%. Năm 2013 là: Nông, lâm thủy sản chiếm 49%; công nghiệp-xây dựng
24% và thương mại, dịch vụ 27%.
Biểu cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2013
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
10
3.3. Thực trạng thu chi ngân sách trên địa bàn
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2013 là 334.574,2 triệu đồng
(tăng 36,5%/năm so với năm 2006). Phần lớn ngân sách của huyện là do trợ
cấp của tỉnh (chiếm 96% ngân sách toàn huyện). Phần thu ngân sách trên địa
bàn huyện chỉ chiếm 4% ngân sách của huyện, tuy nhiên cũng có xu hướng
tăng qua các năm (17,5%/năm giai đoạn 2006 - 2013).
Chi ngân sách: Chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 77,3% tổng
chi ngân sách) và về cơ bản trong những năm qua huyện đều chấp hành chi
đúng theo dự toán được duyệt. Chi đầu tư phát triển: Là huyện miền núi khó
khăn và đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nên yêu cầu đầu tư về kết cấu hạ tầng là rất lớn, chi cho đầu tư phát triển tăng
qua các năm. Việc chi cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và chi đầu tư
KTCB trên địa bàn huyện luôn thực hiện đúng theo các quy định hiện hành.
Bảng 1. Tình hình thu chi ngân sách huyện Ba Chẽ giai đoạn 2006 - 2013
TT
I
II
1
2
Hạng mục
Tổng thu
Thu NS trên địa bàn
Tổng chi
Trong đó:
Chi đầu tư phát triển
Chi XDCB
Chi thường xuyên
2012
2013
144.258
7.205
143.195
326.892,0
11.122,3
304.071,7
334.574,2
13.126,8
329.361,3
TĐT
(%/năm)
36,5
17,5
36,8
2.840
2.840
112.255
53.780,6
53.780,6
235.146,7
36.533,3
36.533,3
268.377,5
92,0
92,0
33,1
ĐV
2006
2010
Tr.đ
"
"
37.897
4.257
36.713
"
"
"
380
380
36.333
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán huyện Ba Chẽ.
3.4. Điều kiện xã hội
3.4.1. Dân số và nguồn nhân lực
Dân số toàn huyện tính đến ngày 31/12/2013 là 20.368 người (tốc độ tăng dân
số 1,68%/năm giai đoạn 2006 - 2013). Dân số nông thôn: 16.070 người (chiếm
78,6% dân số toàn huyện), dân số thành thị là 3.468 người (chiếm 21,4% dân
số toàn huyện).
Huyện Ba Chẽ bao gồm 9 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm
80,02% tổng dân số. Dân tộc Dao chiếm tỷ lệ cao nhất 41,78%, Sán Chỉ:
14,60%, Tày: 16,56%, Cao Lan: 5,20%, Hoa 1,86%, Sán Dìu 1,15%, Mường
0,03%... Các dân tộc trong huyện hầu hết sống quần tụ theo dòng tộc, họ hàng
hoặc hoà hợp cộng đồng để hỗ trợ nhau trong sản xuất, đời sống và các sinh
hoạt văn hoá, tinh thần cùng tồn tại và phát triển.
Số người trong độ tuổi lao động của huyện hiện nay là 11.589 người (chiếm
56,9% dân số toàn huyện). Số lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân
trên địa bàn huyện là 11.520 người (chiếm 99% số lao động trong độ tuổi). Cơ
cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực từ cơ cấu lao động trong lĩnh vực lâm - nông nghiệp- thủy sản
sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tuy nhiên còn rất chậm: Năm 2006 tỷ
trọng cơ cấu lao động trong ngành kinh tế quốc dân như sau: ngành lâm - nông
nghiệp - thủy sản: 81,2%; ngành công nghiệp - xây dựng 1,7% ; ngành dịch vụ
17,1%. Năm 2013 tương tự: 78,5%; 2,5%; 18,9%.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
11
3.4.2. Số người được giải quyết việc làm
Số người được giải quyết việc làm mới từ năm 2006 đến nay trung bình
khoảng là 300 - 350 lao động/năm. Cơ cấu việc làm theo các nhóm ngành như
sau : Năm 2006 : nhóm ngành công nghiệp - xây dựng là chiếm khoảng
14,7%; Nhóm ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản chiếm khoảng 70,6%;
Nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 14,7%. Năm 2013 tương tự :
14,8%; 44,5% và 40,7%.
3.4.3. Y tế
Trong nhiều năm qua, kinh tế của huyện liên tục phát triển. Đời sống của nhân
dân từng bước được nâng cao, qua đó đã góp phần từng bước cải thiện, nâng
cao thể trạng của người dân. Một số loại bệnh vốn là trầm kha đối với đồng
bào dân tộc thiểu số như bệnh bướu cổ, sốt xuất huyết, bệnh phong… ở Ba
Chẽ cơ bản đã được giải quyết. Duy trì công tác phòng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ em tại 100% xã, thị trấn, tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhằm nâng
cao kiến thức chăm sóc trẻ em cho các gia đình. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
dưới 5 tuổi chiếm 21,2%. Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại
dịch bệnh nguy hiểm đạt 100%.
3.4.4. Giáo dục
Từ năm 2000 đến nay, huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - chống
mù chữ, từ tháng 11/2006 đến nay toàn huyện luôn duy trì được 8/8 xã, thị trấn
đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và
Đào tạo tạo tiền đề cho việc thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học trong
những năm tới, trong đó có xã Lương Mông đạt phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi ở mức độ 2 và đến nay 8/8 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi.
3.4.5. Mức sống
Cùng với việc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, thu nhập
và đời sống nhân dân trong huyện được cải thiện và nâng cao rõ rệt, an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tốc độ thu nhập bình quân đầu
người giai đoạn 2006 - 2013 là 14,6%/năm giai đoạn 2006-2013. Năm 2006
thu nhập bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng/người/năm; năm 2011 đạt 10
triệu đồng/người/năm; năm 2013 đạt 13 triệu đồng/người/năm. Hộ nghèo đã
giảm từ 35,4% năm 2011 (theo tiêu chí 2011-2015) xuống còn 27,37% năm
2012 và còn 16,55% năm 2013.
3.4.6. Môi trường
Công nghiệp - xây dựng của huyện chưa thực sự phát triển, nhìn chung tình
hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện còn ở mức thấp do diện tích đồi
núi chiếm tỷ trọng lớn, đất trống đồi trọc vẫn còn, thường gây ra xói mòn đất
ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng và độ màu mỡ của đất. Đồng thời việc sử
dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp và tập quán sản xuất lạc hậu
của đồng bào dân tộc cũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
12
II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG
1. Những kết quả đạt được
1.1. Các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá chủ lực của huyện đã bước đầu
hình thành và phát triển, một số sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao
1.1.1. Cây Trồng
A. Cây dược liệu
(1). Ba kích tím
Ba kích tím là một cây dược liệu quý, qua nghiên cứu thực tế cho thấy cây Ba
kích thích hợp với những khu rừng thứ sinh nghèo kiệt mới phục hồi, độ tàn
che 0,3 - 0,5. Có thể trồng xen dưới tán rừng tự nhiên hoặc dưới tán rừng
trồng, ở nơi đất trống cần trồng cây che phủ. Ưa đất ẩm mát và thoáng mát,
thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn, tơi xốp không
chịu được đất úng bí. Là loài cây bản địa thường mọc hoang ở vùng đồi núi
thấp rừng thưa, đất sau nương rẫy ở tất cả các xã trên địa bàn huyện.
Từ thập niên 1970, người dân Ba Chẽ đã biết khai thác củ Ba kích tím trong rừng
tự nhiên, tuy nhiên do chưa biết nhiều về tác dụng dược lý của loài cây này nên
sản phẩm của Ba Kích chủ yếu chỉ được bán cho thương lái mang đi tiêu thụ ở
Trung Quốc. Đến thập niên 1980, nhân dân trong huyện mới biết chế biến Ba
Kích ngâm rượu uống để bồi bổ, tăng cường sức khỏe và dùng Ba kích để chữa
một số bệnh.
Ngày nay, rừng và đất rừng của huyện đã được giao cho các hộ gia đình quản
lý, sử dụng. Người dân thường đốt dọn thực bì trước khi trồng rừng, do đó số
lượng cây Ba kích có thể tái sinh được là rất ít. Mặt khác do tình trạng khai
thác quá mức, người dân không ý thức được việc lấp lại gốc sau khi đã thu
hoạch củ để cây tiếp tục sinh trưởng, diện tích phân bố của cây Ba Kích ngày
càng bị thu hẹp.
Năm 2006 - 2007 thực hiện nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh và
nguồn vốn chương trình 135, Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Ba Chẽ đã
tiến hành gieo ươm giống cây Ba kích tại huyện và đã xây dựng được 2 mô
hình trồng Ba kích tím tại 2 xã Thanh Lâm, Minh Cầm diện tích 2ha, đến năm
2014 tổng diện tích cây Ba kích tím toàn huyện là 186,87 ha Trong đó: xã
Lương Mông 3,15 ha; Minh Cầm 2,53 ha; Đạp Thanh 2,94ha; Thanh Lâm
126,8 ha; Thanh Sơn 32,45 ha; Đồn Đạc 11,5 ha; Nam Sơn 7,5 ha.
(2). Trà Hoa Vàng
Cây Trà hoa vàng là loài cây mọc tự nhiên trong rừng từ nhiều năm nay ở Ba
Chẽ. Theo tài liệu “Cây thuốc sạch của Việt Nam cho sức khoẻ cộng đồng”
của Công ty TNHH Cây thuốc Việt Nam và một số tài liệu khac thì Trà hoa
vàng đa có ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), tỉnh Quảng Ninh, Tam Đảo, Lâm
Đồng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và nhiều vùng khác ở Việt Nam. Chúng có
hình dáng gần giống cây chè xanh và sinh sống trong các khu rừng có độ ẩm,
có độ cao dưới 500m. Cây Trà hoa vàng đâm lộc khoảng từ tháng 4 đến tháng
5, tháng 11 bắt đầu nở hoa có đường kính 5-6cm rất đẹp.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
13
Trà hoa vàng ưa khí hậu nóng ẩm, bên bờ suối có bóng râm, nên rất thích hợp
ở vùng cao Ba Chẽ, vì nơi đây có con sông Ba Chẽ khí hậu ẩm ướt.
Trà hoa vàng đã được các nhà khoa học chứng minh có khả năng kiềm chế được
sự sinh trưởng của khối u, giảm cholesterol trong máu, chữa xơ cứng động mạch
do lượng mỡ trong máu cao, giúp điều hòa huyết áp, hạ đường huyết. Bởi vậy giá
hoa trà rất cao, hiện giá bán ở Ba Chẽ là 15 triệu đồng/kg hoa khô.
Tính đến năm 2014, toàn huyện đã trồng được 53,4 ha, Trà hoa vàng, năng
suất bình quân đạt 0,04 tấn hoa khô/ha. Trà hoa vàng trên địa bàn huyện được
trồng tập trung tại các xã như: Thanh Sơn 20,7ha; Đồn Đạc 15ha; Thanh Lâm
6,1ha; Đạp Thanh 5,3 ha; Lương Mông 4,0ha; Minh Cần 1,2ha; Thị trấn Ba
Chẽ 1,2ha.
(3). Nấm Linh chi
Ngày nay với xu hướng sử dụng các thảo dược thiên nhiên để phòng, trị bệnh
đã trở nên phổ biến. Trong đó Nấm Linh chi là một loại dược liệu quý và được
xếp vị trí hơn hẳn Nhân Sâm, có tác dụng phòng trị nhiều bệnh như: Huyết áp,
tim mạch, gan thận, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể... Chính vì thế trên
thế giới có nhiều nghiên cứu về nấm Nấm Linh nhằm tận dụng những lợi ích
của nó để cải thiện sức khỏe con người.
Nấm Linh chi xuất hiện ở rừng tự nhiên của huyện Ba Chẽ từ rất lâu nhưng
chưa được biết đến, năm 2011 có 02 hộ mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu kỹ
thuật và triển khai trồng nấm bước đầu có kết quả. Xuất phát từ thành công đó,
huyện đã ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ người dân mở rộng và phát triển
mô hình trồng Nấm Linh chi. Đến năm 2014 trên địa bàn huyện đã có 33 nhóm
hộ với quy mô 71,7 tấn nguyên liệu, sản lượng Nấm năm 2014 đạt 1,226 tấn.
Cụ thể : Xã Lương Mông (0,09 tấn); Minh Cầm ( 0,045 tấn); Đạp Thanh
(0,015 tấn); Thanh Lâm (0,47 tấn); Thanh Sơn (0,09 tấn); Đồn Đạc (0,3 tấn);
Nam Sơn (0,066 tấn); Thị trấn Ba Chẽ (0,15 tấn).
(4). Cây dược liệu khác (Kim ngân, Đẳng sâm, Cát sâm, Kim tiền thảo....)
Trên địa bàn huyện ngoài trồng cây dược liệu như: Ba Kích, Nấm Linh Chi, Trà
Hoa Vàng thì huyện còn có tiềm năng về phát triển cây dược khác như: Kim
Ngân, Đẳng Sâm Cát sâm, Kim tiền thảo..... Đây là những cây dược liệu mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay các loài dược liệu quý hiếm này chủ yếu phát triển tự nhiên trên địa bàn
huyện Ba Chẽ, manh mún, nhỏ lẻ, chưa phát triển thành vùng tập trung.
B. Cây trồng khác
(1). Tre mai
Tre mai là loài cây đa tác dụng: măng mai là một loại thực phẩm ăn ngon có
giá trị dinh dưỡng cao.Thân Tre Mai có thể dùng làm nhà, sàn nhà, ống dẫn
nước... lá dùng gói bánh.
Tre Mai đã được nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Ba Chẽ trồng, khai
thác, chế biến từ nhiều năm nay, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người
dân với giá bán bình quân 12.000 đồng/kg măng tươi, 300.000 đồng/kg măng
khô; 200.000 đồng/lọ măng muối (loại bình nhựa 7kg).
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
14
Tre mai là cây dễ trồng, ít công chăm sóc, tốn ít đất vì có thể trồng tận dụng,
phù hợp với các xã của huyện Ba Chẽ với tiềm năng diện tích đất lâm nghiệp
phong phú, đất đai trên triền sông suối thích hợp với điều kiện sinh trưởng và
phát triển của cây tre mai. Tre mai có giá trị kinh tế cao, sau 3 năm trồng bắt
đầu cho thu hoạch, nhân dân trong huyện đã có kinh nghiệm trồng chăm sóc và
thu hoạch. Diện tích cây tre mai toàn huyện đến năm 2014 đạt 46,5 ha, sản
lượng măng đạt 566,4 tấn. Trong đó: xã Lương Mông 4,32 ha, sản lượng 109,2
tấn; Minh Cầm 7,99 ha, sản lượng 57,6 tấn; Đạp Thanh 5,97 ha, sản lượng 138
tấn; Thanh Lâm 5,48 ha, sản lượng 104,4 tấn; Thanh Sơn 5,8 ha, sản lượng 24
tấn; Đồn Đạc 11 ha, sản lượng 30 tấn; Nam Sơn 5,58 ha, sản lượng 92,4 tấn;
Thị trấn 0,36 ha, sản lượng 10,8 tấn. Cây tre mai phù hợp với điều kiện kinh tế
- xã hội của huyện Ba Chẽ.
(2). Mía tím
Cây Mía tím là cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái và đất đai của Ba
Chẽ, đặc biệt là xã Đồn Đạc. Chất lượng sản phẩm thơm ngon, mềm, độ đường
cao và được thị trường ưa chuộng, sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường trong
và ngoài huyện phục vụ khu du lịch. Giá bán trung bình 4.000 - 10.000đ/cây.
Năm 2014 diện tích Mía tím toàn huyện đạt 56 ha, sản lượng đạt 1.494,4 tấn.
Năng suất mía tăng từ 119,8 tạ/ha năm 2005 lên 191,36 tạ/ha năm 2009 và đạt
266,8 tạ/ha năm 2014. Trong những năm gần đây nhân dân đã tập trung đầu tư
cho sản xuất cây mía tím, đây là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, doanh thu
từ 100 - 110 triệu đồng/ha... Hiện tại cây Mía tím đang được trồng chủ yếu tại
xã Đồn Đạc là 33 ha, ngoài ra còn trồng rải rác ở một số xã khác: thị trấn Ba
Chẽ 2,5 ha; Nam Sơn 2,5 ha; Thanh Sơn 5ha; Thanh Lâm 1,5 ha; Đạp Thanh 5
ha; Minh Cầm 1,5 ha; Lương Mông 5 ha.
(3). Thanh long
Cây Thanh long trồng trên địa bàn huyện Ba Chẽ sinh trưởng phát triển tốt,
phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Ba Chẽ, có hiệu quả kinh tế cao.
Với ưu điểm nổi bật là thơm, ngọt đậm đà và đẹp mắt, Thanh long đang được
thị trường ưa chuộng. Vì thế, trong những năm gần đây một số nông dân trên
địa bàn huyện đã và đang mở rộng diện tích trồng cây Thanh long thay thế dần
những loại cây có giá trị kinh tế thấp.
Trên địa bàn huyện Ba Chẽ, cây Thanh long bắt đầu được đưa về trồng từ năm
1997 với diện tích 0,1 ha tại xã Nam Sơn. Đến năm 2014, diện tích toàn huyện
23,7 ha, sản lượng 44 tấn. Trong đó: xã Lương Mông diện tích 0,7 ha chưa đến
kỳ thu hoạch; Minh Cầm diện tích 0,3 ha chưa đến kỳ thu hoạch; Thanh Lâm
0,2ha chưa đến kỳ thu hoạch; Đồn Đạc 0,4 ha, sản lượng 0,8 tấn; thị trấn 1,9
ha, sản lượng 10,2 tấn; Nam Sơn 20,2 ha, sản lượng 33 tấn.
Năng suất Thanh long trung bình đạt 10 tấn/ha. Trồng cây Thanh Long đã góp
phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.
(4). Cây lâm nghiệp
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
15
- Tính đến 31/12/2013, diện tích đất lâm nghiệp là 55.677,7 ha. Diện tích đất có
rừng là 42.529,3 ha, trong đó: rừng tự nhiên 16.722,0 ha; rừng trồng là
25.757,3 ha; diện tích đất trống là 13.148,4 ha. Năm 2013 diện tích trồng rừng
mới toàn huyện là 3.194 ha (đạt tốc độ tăng 19,5%/năm giai đoạn 2005 2013). Trong đó: Hỗ trợ cây con trồng rừng là 782,8 ha; Dự án 661 (rừng
phòng hộ) là 100,0 ha. Tập đoàn cây rừng tập trung các cây sau: Keo chiếm
75%; thông chiếm 15%; sa mộc chiếm 8%; quế chiếm 2% diện tích rừng
trồng.
1.1.2. Chăn nuôi
A. Chăn nuôi gia súc (trâu, bò)
Đàn Trâu, Bò: Năm 2014 có 2.538 con Trâu, sản lượng thịt hơi đạt 183,54 tấn
(so với năm 2013 đàn Trâu giảm 153 con), đàn Bò đạt 630 con (giảm so với
năm 2013 là 98 con), sản lượng thịt Bò hơi đạt 44,78 tấn. Chương trình cải tạo
và nâng cao chất lượng đàn Bò của địa phương đã có chuyển biến tích cực
(tính đến 10/2013 huyện có 162 con Bò Laisind).
Số lượng Trâu bò có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây do cơ giới
hóa nông nghiệp phát triển mạnh, diện tích đồng cỏ bị thu hẹp; tập quán chăn
nuôi theo phương thức thả rông, quản lý kém, công tác tiêm phòng cho đàn gia
súc chưa cao, dịch bệnh phát sinh ảnh hưởng tâm lý của người chăn nuôi.
Hình thức chăn nuôi: các mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại hầu như
chưa có, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ với hình thức chăn nuôi tận dụng, đầu tư
thấp nên năng suất, chất lượng sản phẩm thấp giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
B. Chăn nuôi gia cầm
- Theo thống kê tính đến 31/12/2014 tổng số đàn gia cầm trên địa bàn huyện là
53.200 con, sản lượng thịt hơi đạt 119,3 tấn. Xã có số lượng đàn gia cầm lớn
nhất là xã Đồn Đạc 13.982 con, Thanh Sơn 9.330 con; Nam Sơn 8.668 con,
Thanh Sơn 6.484 con; Đạp Thanh 5.562 con; Thi trấn 3.423 con; Lương Mông
3.371 con; Minh Cầm 2.380 con.
- Giống gia cầm chủ yếu là nuôi gà giống địa phương tự tạo giống và gà giống mua
từ Bắc Giang. Được nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn chủ yếu là những sản
phẩm nông nghiệp của địa phương. Do thịt gia cầm Ba Chẽ có chất lượng thơm
ngon nên đã có nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưu chuộng, nhu cầu sử dụng
ngày càng nhiều. Giá trị kinh tế cao (giá bán gà địa phương: 200.000 – 250.000
đ/kg; Gà Bắc Giang có giá: 80.000 – 120.000 đồng/kg thịt hơi).
C. Nuôi ong lấy mật
- Với lợi thế là huyện miền núi có diện tích rừng lớn, đây chính là tiềm năng, lợi
thế để phát triển nghề nuôi ong lấy mật ở Ba Chẽ. Năm 2014, toàn huyện có 240
đàn ong và sản lượng mật khoảng trên 1,44 tấn, tập trung tại thị trân Ba Chẽ.
Nuôi ong vốn đầu tư ít, tận dụng mật hoa từ cây trồng đã tạo ra sản phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao, hiệu quả kinh tế.
- Tuy nhiên, việc nuôi ong lấy mật ở đây chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm.
Việc tìm hiểu về kỹ thuật nuôi ong chưa được mọi người chú trọng, nên cứ
một thời gian là ong lại bỏ đi hoặc bị bệnh. Nhiều hộ có tâm lý nuôi ong để
16
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
phục vụ gia đình chứ không có ý định kinh doanh. Vì vậy, việc phát triển đàn
ong quy mô lớn theo hướng hàng hóa còn nhiều hạn chế.
1.1.3. Nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2005 đạt 25 ha; sản lượng đạt
11,2 tấn; năm 2011 đạt 20,0 ha, sản lượng đạt 15,9 tấn (giảm so với năm 2005
là 5,0 ha về diện tích và tăng 4,7 tấn về sản lượng). Năm 2014 diện tích nuôi
thuỷ sản trên địa bàn đạt 36,2ha, tổng sản lượng đạt 30,1 tấn, tổng lượng giống
đưa vào sản xuất 106.000 con, trong đó cá chép 25.000 con, trắm 15.000 con,
cá vược 6.000 con, cá mè 10.000 con, cá trôi 20.000 con, rô phi đơn tính
20.000 con, rô đầu vuông 10.000 con.
Ngoài các loài nuôi phổ biến như trôi, trắm, cá chép… Trung tâm khuyến nông
còn hỗ trợ nhân dân giống các loài cá mới, năng suất cao như cá rô phi đầu
vuông đơn tính, trê lai, cá vược… Toàn huyện đã vận động thành lập được 5
chi hội nghề cá ở cơ sở với 125 hội viên, đây sẽ là các mô hình tiếp nhận sự
giúp đỡ của Nhà nước để nhân rộng nghề nuôi trồng thủy sản trên toàn huyện.
Năm 2009 UBND tỉnh đã phê duyệt dự án quy hoạch chi tiết vùng nuôi
trồng thủy sản xã Nam Sơn tại quyết định số 803/2009/QĐ-UBND ngày
25/3/2009 về việc phê duyệt dự án chi tiết vùng nuôi trồng thuỷ sản xã Nam
Sơn huyện Ba Chẽ với quy mô 71,7 ha.
Bảng 2. Hiện trạng một số sản phẩm hàng hoá nông nghiệp năm 2014
Hạng mục
Toàn
huyện
Lương
Mông
Minh
Cầm
Đạp
Thanh
Thanh
Lâm
Thanh
Sơn
Đồn
Đạc
Nam
Sơn
Thị
trấn
186,87
3,15
2,53
2,94
126,8
32,45
11,5
53,4
2,18
4,0
0,16
1,2
0,05
5,3
0,21
6,1
0,24
20,7
0,83
15
0,60
71,7
1,226
6
0,09
3
0,045
1
0,015
21,3
0,47
6
0,09
20
0,3
4,4
0,066
10
0,15
46,5
566,4
4,32
109,2
7,99
57,6
5,97
138
5,48
104,4
5,8
24
11
30
5,58
92,4
0,36
10,80
56
1.494,4
5
107,5
1,5
24,1
5
85
1,5
25,5
5
85
33
1056
2,5
43,8
2,5
67,5
23,7
44,0
0,7
0,3
0,4
0,8
20,20
33
1,9
10,2
I. Cây trồng
A. Cây dược liệu
1. Ba kích tím
- Diện tích (ha)
- Sản lượng (tấn khô)
2. Trà Hoa Vàng
- Diện tích (ha)
- Sản lượng (tấn)
3. Nấm Linh chi
- Nguyên liệu Sx (tấn)
- Sản lượng (tấn)
B. Cây trồng khác
1. Tre mai
- Diện tích (ha)
- Sản lượng (tấn)
2. Mía tím
- Diện tích (ha)
- Sản lượng (tấn)
3. Thanh Long
- Diện tích (ha)
- Sản lượng (tấn)
II. Chăn nuôi
1. Đàn trâu
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
0,2
7,5
1,2
0,10
17
Hạng mục
- Số con (con)
- SL thịt hơi (tấn)
2. Đàn bò
- Số con (con)
- SL thịt hơi (tấn)
3. Gia cầm
- Số con (con)
- SL thịt hơi (tấn)
4. Nuôi ong
- Số đàn (đàn)
- SL mật (tấn)
III. Nuôi trồng TS
- Diện tích (ha)
- Sản lượng (tấn)
Toàn
huyện
1.908
138,8
Lương
Mông
186
16,6
Minh
Cầm
22
0,16
Đạp
Thanh
305
10,8
Thanh
Lâm
299
19,3
Thanh
Sơn
307
16,3
Đồn
Đạc
441
25,3
Nam
Sơn
287
49,1
Thị
trấn
61
1,2
630
44,78
99
2,45
23
214
4,4
100
11,5
47
11,7
13
0,73
60
12,3
74
1,7
53.200
119,3
3.371
5,8
2.380
4,6
5.562
10,7
6.484
20,1
9.330
17,4
13.982
25,8
8.668
16,0
3.423
19,0
240
1,44
36,2
30,1
240
1,44
1,1
1,2
0,6
0,6
0,7
1,2
1,4
3,0
1,6
1,3
27,3
17,1
3,6
5,8
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT Ba Chẽ.
1.2. Các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung trên địa bàn huyện liên
tục được mở rộng, năng suất, chất lượng các loại giống cây trồng vật nuôi
ngày càng tăng, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân
Điều kiện khí hậu của Ba Chẽ cho phép phát triển cả các cây trồng nhiệt đới và
cây trồng ôn đới (ở vùng đồi núi) tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp
và tạo ra nhiều nông sản hàng hóa có giá trị như cây ăn quả, mía, rau sạch…
đáp ứng nhu cầu thị trường nhất là các khu vực công nghiệp, khu đô thị.
Các cây trồng vật nuôi có thế mạnh của huyện đã được phát triển mở rộng với tốc
độ nhanh như ba kích tím, mía tím, tre mai, chăn nuôi trâu bò, nấm linh chi…
Ba Chẽ có thể phát triển chăn nuôi đại gia súc, sản phẩm thịt bò hàng hoá của
Ba Chẽ có thể tiêu thụ được cho thị trường công nghiệp và du lịch Hạ Long, có
thể xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái.
Sản xuất một số sản phẩm hàng hoá nông nghiệp tập trung đã mang lại thu
nhập đáng kể cho người sản xuất và được người dân nhiệt tình tham gia, góp
phần tăng giá trị sản xuất trên một ha đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời
nâng cao kiến thức, tay nghề, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm theo tư
duy sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường.
2. Những khó khăn, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân
2.1. Những khó khăn, tồn tại chủ yếu
- Sản xuất nông nghiệp hàng hoá mới bắt đầu hình thành, quy mô nhỏ, người
dân chưa biết cách tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm và tiếp thị (mẫu mã,
mạng lưới, thương hiệu); khả năng sáng tạo còn thấp, chất lượng sản phẩm
không ổn định, sản phẩm không đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu
dùng;
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
18
- Do đặc điểm địa hình của huyện bị chia cắt, diện tích đất sản xuất nông nghiệp
ít và không tập trung, không có quy mô lớn, việc áp dụng cơ giới hoá và tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá còn rất khó khăn.
- Một số loại cây trồng, vật nuôi chi phí đầu vào lớn, thời gian nuôi, trồng đến
khi cho thu hoạch lâu, đòi hỏi có vốn đầu tư nên việc mở rộng quy mô gặp khó
khăn như ba kích tím, chăn nuôi đại gia súc…
- Trồng ba kích tím theo hướng thâm canh đòi hỏi một quy trình khắt khe từ lai
ghép, cấy mô, đất ươm mầm…Trong khi đó, tập quán sản xuất của người dân
chỉ trồng các loại cây đơn giản, dễ trồng, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Vì vậy
để phát triển trồng đại trà ba kích tím vẫn còn là một trở ngại lớn.
2.2. Nguyên nhân của tồn tại
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Do địa bàn rộng, xa, giao thông đi lại khó khăn, huyện không nằm trên quốc lộ
18A nên việc tiêu thụ nông sản không thuận lợi.
- Quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp rất ít (chỉ chiếm 2,27% tổng diện tích đất tự
nhiên), vì vậy để phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp thành vùng tập
trung quy mô lớn rất khó khăn.
- Là huyện miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ
tầng phát triển chậm, thiếu đồng bộ. Đây cũng là một hạn chế lớn đối với việc
phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
- Thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, các hiện tượng thời tiết như mưa bão, lũ
lụt, … xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất dân sinh.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác định hướng, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở cơ sở chưa được quan
tâm sát sao, một số cán bộ cấp xã chưa qua đào tạo, năng lực trình độ còn hạn
chế nhất định, nên khó khăn trong công tác tham mưu, hướng dẫn bà con nông
dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
- Kiến thức kỹ năng về thị trường của một bộ phận cán bộ còn yếu.
- Mặt bằng dân trí trong huyện chưa cao, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ
lớn (78,2% dân số toàn huyện). Một bộ phận nông dân còn có tư tưởng trông
chờ ỷ nại vào nhà nước, chưa chịu khó làm ăn để thoát nghèo, vươn lên làm
giàu. Tập quán sản xuất lạc hậu, phụ thuộc thiên nhiên.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
19
PHẦN THỨ HAI
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HUYỆN BA CHẼ ĐẾN NĂM 2015
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
I. MỘT SỐ DỰ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HÀNG HÓA HUYỆN BA CHẼ
1. Chỉ tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm giai đoạn 2013 - 2015 là 11,8%/năm.
Giai đoạn 2016-2020 là 14,1%/năm. Giai đoạn 2021-2030 là 12,8%/năm.
- GTTT bình quân đầu người là 800 USD/người/năm năm 2015 và đạt 3.000
USD năm 2020.
- Cơ cấu giá trị tăng thêm: Năm 2015: ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản
chiếm 48%; công nghiệp - xây dựng chiếm 24,5%; dịch vụ 27,5%. Năm
2020 tương tự: 35%; 37%; 28%. Năm 2030 tương tự: 30%; 40%; 30%.
2. Dự báo dân số, lao động huyện Ba Chẽ đến năm 2020
2.1. Dự báo dân số
- Dự báo phát triển dân số đến năm 2015 và 2020, định hướng đến năm 2030
theo xu thế giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Giai đoạn 2006 - 2013 tỷ lệ
tăng tự nhiên trên địa bàn toàn huyện là 1,68%/năm; Trong những năm tới,
tốc độ tăng dân số tự nhiên sẽ giảm dần (mỗi gia đình chỉ có 1 - 2 con) do
vậy dự kiến tốc độ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2013 - 2015 là 1,5%/năm;
giai đoạn 2016 - 2020 là 1,4%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 là 1,3%/năm.
- Dự kiến đến năm 2020 với phương án lấp đầy 70% cụm công nghiệp Nam
Sơn. Đến năm 2030 dự kiến lấp đầy 100% các cụm công nghiệp đã được
quy hoạch. Dự báo dân số của huyện (cả tăng tự nhiên và cơ học) như sau:
Bảng 3. Dự báo phát triển dân số huyện Ba Chẽ
TT
1
2
3
4
5
6
Hạng mục
DS trung bình (tính cả tăng tự
nhiên và cơ học)
Dân số thành thị
Dân số nông thôn
Tr. đó: DT thiểu số
TLệ tăng DS (tăng tự nhiên)
Tổng số hộ
Số lao động trong độ tuổi
Tỷ lệ so với dân số
LĐ làm việc trong các ngành
KT
Đơn vị
2013
2015
2020
2030
Người
20.368
23.300
29.740
35.630
"
"
"
"
"
"
"
4.360
16.070
16.115
4.830
11.589
57,5
5.000
18.300
16.850
1,5
5.178
13.515
57,7
9.200
20.540
17.770
1,4
7.435
17.850
60
17.600
18.030
20.090
1,3
10.180
23.160
65
"
11.520
12.570
17.315
22.465
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
20
2.2. Dự báo lao động của huyện
- Số người trong độ tuổi lao động năm 2015 là 13.515 người; năm 2020 là
17.850 người và năm 2030 là 23.160 người.
- Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân: năm 2015 là 12.570
người; năm 2002 là 17.315 người và năm 2030 là 22.465 người.
- Cơ cấu lao động có xu hướng giảm mạnh từ khu vực nông lâm thủy sản sang
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ: Cơ cấu lao động khu vực nông, lâm, thủy
sản năm 2015 là 75%, năm 2020 là 60%, năm 2030 là 50%. Cơ cấu lao động
khu vực công nghiệp - xây dựng tương tự : 6%; 20%; 30%. Cơ cấu lao động
khu vực dịch vụ : 19%; 20%; 20%
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 là 30%; năm 2020 là 65% và năm 2030
là 80%.
- Mỗi năm giải quyết việc làm đến năm 2020 từ 450-500 lao động/năm.
Bảng 4. Dự báo lao động huyện Ba Chẽ đến năm 2020
TT
Chỉ tiêu
ĐV
2013
2015
2020
2030
Người
10.550
12.570
17.315
22.465
"
"
"
%
"
"
"
8.285
269
1.996
100
78,5
2,5
18,9
9.428
754
2.388
100
75
6
19
10.389
3463
3.463
100
60
20
20
11.232
6739
4.493
100
50
30
20
2
-
Tổng số lao động làm việc
trong các ngành kinh tế
Nông lâm nghiệp thủy sản
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Cơ cấu lao động theo ngành
Nông lâm nghiệp thủy sản
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
3
4
Tỷ lệ LĐ qua đào tạo
%
Số lượng lao động qua đào tạo Người
26,5
2.795
30
3.770
60
10.390
80
17.970
-
Nông lâm nghiệp thủy sản
"
1.202
1.384
4.822
7.424
-
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
"
"
140
1.453
373
2.013
1736
3.832
4655
5.890
1
3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của huyện Ba Chẽ
- Trên cơ sở nhu cầu và định mức dinh dưỡng trung bình của người Việt Nam từ
2600 -2800 calo/người/ ngày và số dân dự báo đến năm 2030, dự báo nhu cầu
tiêu thụ tại chỗ về sản phẩm nông nghiệp của huyện như bảng sau:
Bảng 5. Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp huyện Ba Chẽ
Hạng mục
§VT
1.Thóc
Năm 2020
B.quân/
Khối lượng
người
(tấn)
Kg
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
260
7.732
Năm 2030
B.quân/
Khối lượng
người
(tấn)
220
7.839
21
Hạng mục
§VT
Năm 2020
B.quân/
Khối lượng
người
(tấn)
Năm 2030
B.quân/
Khối lượng
người
(tấn)
2. Thịt các loại (thịt xô lọc)
Kg
80
2.379
100
3.563
3. Cá, tôm
Kg
8
238
15
534
4.Trứng (Tr.đ)
Quả
60
1.784
80
2.850
5.Rau xanh
Kg
110
3.271
120
4.276
6.Quả tươi
Kg
40
1.190
50
1.782
4. Định hướng phát triển vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh
- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đa dạng hóa
sản phẩm nhằm phục vụ hỗ trợ cho ngành du lịch thông qua các mặt hàng
nông sản, ẩm thực... đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Từng bước hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra sản phẩm
chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng các cơ sở cung cấp giống
cây trồng, vật nuôi nhằm chủ động trong việc cung cấp các loại giống chất
lượng tốt, tạo ra sản phẩm có giá trị cao trong ngành. Chuyển đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng tăng diện tích trồng các cây có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu
đến năm 2020 tăng trưởng ngành trồng trọt khoảng 8%/năm, duy trì từ 20.000
đến 25.000 ha đất trồng lúa (19.000 ha là đất lúa 2 vụ), tăng diện tích đất gieo
trồng từ 70.400 ha lên 80.000 ha.
- Hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: Vùng cây nguyên liệu gỗ cho chế biến
phục vụ xuất khẩu, cung cấp gỗ mỏ cho ngành than, gỗ xây dựng; vùng cây
lâm nghiệp đặc sản phục vụ xuất khẩu (quế, hồi, thông nhựa). Phấn đấu đến
năm 2020, độ che phủ rừng trên toàn tỉnh đạt khoảng 55%. Kết hợp giữa phát
triển kinh tế rừng với mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Dựa trên tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh
Quảng Ninh với lợi thế về thị trường tiêu thụ nông sản với khối lượng lớn,
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khu cực nông thôn, đặc biệt nhu cầu tiêu thụ
của khu vực công nghiệp, khu du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo phát triển
nhanh nông sản hàng hóa theo theo hướng sản xuất tập trung.
- Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Chương trình xây dựng và phát triển thương
hiệu cho sản phẩm nông nghiệp đến năm 2015 và danh mục dự án trên cơ sở
lựa chọn ra các sản phẩm có thế mạnh, nhằm tạo lập và khẳng định thương
hiệu cho hàng hóa nông sản, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp
dụng khoa học kỹ thuật, tạo hướng phát triển bền vững cho nông dân và doanh
nghiệp. Tỉnh đã đăng ký 23 nông sản đặc trưng và phấn đấu đến năm 2015
đăng ký 30 thương hiệu nông sản và số nông sản thương hiệu sẽ được tăng
trong giai đoạn 2016-2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
22
5. Dự báo về các tiến bộ khoa học – công nghệ
5.1. Trồng trọt
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ
canh (hyđrôpnics), màng dinh dưỡng (deep pond & flooting board technology)
và canh tác trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô (tissue culture) cho
cây dược liệu, cây ăn trái...; ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật (plant
regulators) trong điều khiển cây trồng; ứng dụng công nghệ gene; sản xuất
nấm và các chế phẩm vi sinh.
5.2. Chăn nuôi
- Nuôi gia cầm an toàn sinh học: Thực hiện các biện pháp thực tiễn để các mầm
mống gây dịch bệnh không tới được đàn vật nuôi và không để đàn vật nuôi
tiếp xúc với những chủ thể mang mầm mống dịch bệnh. An toàn sinh học bao
quát toàn bộ hoạt động của trại nuôi theo thời gian (từ lúc chọn vị trí xây dựng
trại đến lúc trại cho ra sản phẩm) và không gian (thực hiện trong toàn bộ trại
nuôi và cả vùng cách ly an toàn của nó). An toàn sinh học cần thiết cho mọi cơ
sở chăn nuôi chuyên nghiệp và mỗi cơ sở đều có khả năng tự thực hiện an toàn
sinh học trong điều kiện cụ thể của mình.
- Các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được xây dựng với các trang thiết bị
hiện đại như hệ thống điều khiển tự động phân phối thức ăn, cung cấp nước,
thu gom trứng,… Hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, độ thông gió,
hệ thống làm mát, chuồng nuôi. Hệ thống điều khiển ánh sáng, hệ thống quạt
hút khí và quạt đẩy khí, hệ thống phun sương, hệ thống nhỏ giọt, hệ thống làm
lạnh, đã đem lại lợi nhuận cao hơn 15 - 30% so với chăn nuôi bằng phương
pháp truyền thống.
- Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học: Chất thải chăn nuôi theo
hệ thống ống dẫn kín áp lực âm (chìm dưới đất) chuyển về giếng thu chất thải,
các chất thải rắn được tách ra để sản xuất phân hữu cơ, chất thải lỏng được
chuyển vào hệ thống yếm khí, sau đó được bổ sung các men sinh học và
chuyển sang bể lên men, sau khi lên men được chuyển sang khu sục khí. Sau
khi xử lí nước được chuyển sang các bể chứa dùng tưới cây. Hiện nay các
trang trại chăn nuôi còn sử dụng hệ thống biogas vòm cầu (hệ thống mới nhất,
có thể tiết kiệm được diện tích bề mặt nên được áp dụng một cách rộng rãi để xử
lý chất thải) nhằm thu và sử dụng khí mêtan trong sinh học cũng là một dạng sử
dụng có hiệu quả nguồn năng lượng mới từ sinh học. Ngoài ra các chế phẩm sinh
học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và ủ phân (nước CTAIR-1 và CTAIR- 2)
nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
5.3. Nuôi trồng thủy sản
- Nhiều đơn vị nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đã công bố nhiều thiết bị, công
nghệ mới phục vụ cho việc xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản như mô
hình xử lý nước bằng hệ thống lọc sinh học hoàn lưu cho sản xuất giống tôm
biển trên vùng cửa sông nước lợ (Viện Tài nguyên và Môi trường Biển), công
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
23