Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đánh giá lực lượng lao động của Việt Nam 20112015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.18 KB, 32 trang )

MỤC LỤC


I. Khái quát chung về lực lượng lao động Việt Nam:
1. Khái niệm:
Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn
bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế
trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15
tuổi đến hết 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không
có việc làm (thất nghiệp) nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
Lực lượng lao động phản ánh khả năng thu hút lao động trong giai đoạn hiện
tại, thường được dùng để đánh giá mức độ tham gia lao động, trong đó có chỉ tiêu
về xác định tỷ lệ thất nghiệp.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến LLLĐ.
2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng LLLĐ.
2.1.1. Quy mô và cơ cấu dân số:
- Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: quy mô và
cơ cấu dân số quyết định đến quy mô và cơ cáu của LLLĐ. Nước nào có quy mô
dân số lớn thì quy mô của lực lượng lao động cũng lớn và ngược lại. Cơ cấu dân số
trẻ thì cơ cấu của LLLĐ cũng trẻ và ngược lại, còn cơ cấu dân số có tỷ lệ nữ lớn thì
cơ cấu LLLĐ cũng thường có tỷ lệ nữ lớn và ngược lại.
- Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là:phong tục, tập
quán của từng nước vì ở nhiều nước có quan niệm là gia đình đông con mới hạnh
phúc nên các gia đình đẻ nhiều con làm cho dân số đông và LLLĐ đông. trình độ
phát triển kinh tế: thường thì các nước phát triển dân số ít, tốc độ gia tăng dân số
thấp vì ở đây chi phí cơ hội cho sinh đẻ là cao hơn các nước đang phát triển nên dẫn
đến LLLĐ ở các nước phát triển cũng ít hơn so với các nước đang phát triển. mức
độ chăm sóc sức khỏe, y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến
khích hay hạn chế sinh đẻ: vì nhiều nước có các chính sách như là hỗ trợ chi phí
sinh đẻ,…. Từ đó ảnh hưởng đến quy mô của dân số và ảnh hưởng đến LLLĐ.


- Sự biến động về dân số được thể hiện ở 2 dạng sau:
Biến động dân số tự nhiên: qua sinh đẻ, tử vong. Ở các nước đang phát triển
thì tỷ lệ sinh cao, tốc độ tăng dân số nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm

1


dẫn tới áp lực về giải quyết việc làm, và an sinh xã hội. Vì vậy nhà nước cần có
chính sách kế hoạch hóa dân số đi đôi với phát triển kinh tế.
Biến động dân số cơ học: do sự tác động của di dân giữa nông thôn và thành
thị, giữa các vùng và việc di dân ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu kinh tế các vùng,
đặc biêt nó làm tăng cung lao động thành thị và làm gia tăng thất nghiệp. Thúc đẩy
quá trình đô thị hóa nhanh.
Đặc điểm của việc biến động dân số các nước đang phát triển là: người di cư
phần lớn là thanh niên có trình độ học vấn nhất định. Nguyên nhân của sự di cư này
là do chênh lệch về thu nhập, do đó nhà nước phải lựa chọn chính sách giải quyết
vấn đề cung lao động và thất nghiệp ở thành thị.
2.1.2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động= (số người trong độ tuổi lao động tham
gia lao động/dân số trong độ tuổi lao động).100%
Tỷ lệ này phản ánh số người tham gia lực lượng lao động thực tế và nó khác
nhau giữa nam và nữ, giữa các quốc gia, phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, văn hóa, xã
hội.Ở các nước chậm phát triển tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ thấp
hơn so với nam giới do phải làm nội trợ, nhân thức của người phụ nữ còn hạn chế.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng LLLĐ
Chất lượng LLLĐ được đánh giá qua trí lực (trình độ học vấn, chuyên môn,
kĩ năng của người lao động), thể lực (sức khỏe) và ý thức kỷ luật của họ.
2.2.1. Giáo dục và cải thiện chất lượng lao động
Giáo dục nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng cho con người trong suốt cả cuộc
đời, nó được biểu hiện qua tất cả các dạng học tập.

Giáo dục được thể hiện ở 2 bậc:
+Giao dục phổ thông
+Giáo dục nghề và đại học
Vai trò của giáo dục với việc nâng cao chất lượng lao động
+Tăng tích lũy về tri thức để tạo ra lực lượng lao động có trình độ, có kĩ
năng, có NSLĐ và có sáng tạo
+Giúp cho con người có kiến thưc để sử dụng các kiến thức đó nhằm nâng
cao sức khỏe, dinh dưỡng

2


2.2.2. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
+sức khỏe thể hiện ở thể lực, chiều cao, cân nặng, chế độ dinh dưỡng và
chính sách bảo hiểm y tế.
+sức khỏe của người lao động làm nâng cao sức bền bỉ dẻo dai nhằm khả
năng tập trung trong công việc.
Do đó, nhà nước cần có các chính sách về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe,
nâng cao dịch vụ y tế nhằm mục đích cải thiện sức khỏe người lao động để họ có
khả năng tiếp thu kiến thức nhanh và nâng cao LSLĐ.
2.2.3. Tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động
- Tinh thần trách nhiệm, tính nghiêm túc, ý thức kỷ luật cao đặc biệt đã làm
nên sự khác biệt giữa lao động các nước, điều ấy nâng cao chất lượng của LLLĐ.
Đã bắt tay vào công việc là phải nghiêm túc, phải cẩn thận chấp hành tốt các nội
quy, quy định của công ty. Làm việc cần có các kế hoạch, báo cáo kịp thời để cả
quy trình từ trên xuống dưới diễn ra được mượt mà, chu đáo hơn. Trong khi làm
việc đòi hỏi ai cũng cần sự tỉ mỉ, chu đáo để sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt nhất.
II. Thực trang lực lượng lao động Việt Nam
1. Số lượng LLLĐ
1.1 Quy mô lực lượng lao động

1.1.1. Dân số Việt Nam

Biểu đồ dân số Việt Nam 2006-2015 (Đơn vị : triệu người)

(Nguồn : Tổng cục thống kê)
Dân số Việt Nam năm 2006 là 83.31 triệu người, đến năm 2015 đạt đến
3


ngưỡng 91.7 triệu người, tăng 8.39 triệu người. Tuy nhiên dân số việt nam tính đến
thời điểm 2015 vẫn nằm trong mức ổn định, chưa vượt quá 92 triệu người, duy trì
được tốc độ gia tăng dân số trong khoảng 1%. Việt Nam được xếp thứ 14 trong số
các quốc gia đông dân nhất thế giới.
1.1.2. Lực lương lao động Việt Nam những năm gần đây
 Mức tăng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 2013-2016
• Lực lượng lao động Việt Nam từ 15 tuổi trở lên nửa đầu năm 2011 là 50.6
triệu người, cùng thời điểm đó năm 2013 là 53.3 triệu người , tăng 2,7 triệu người.
• Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2014, quy mô lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu người; trong đó số người
trong độ tuổi lao động là 47,52 triệu người.
• Cục thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình Kinh tế xã hội 9 tháng đầu
năm 2015, theo đó, tính đến thời điểm 1/10/2015, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở
lên của cả nước ước tính là 54,32 triệu người, tăng 11,7 nghìn người so với cùng
thời điểm năm 2014, trong đó lao động nam chiếm 51,77%; lao động nữ chiếm
48,23%.
• Năm 2016: theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/4/2016 ước tính là 54,4 triệu người, tăng
761,8 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2015.
 Tốc độ tăng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 2013-2016


Có thể thấy tốc độ tăng lực lượng lao động nhìn chung giảm dần qua các
năm, thể hiện một cách rõ ràng xu hướng già hóa dân số của Việt Nam.
4


 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam trong những năm gần
đây liên tục gia tăng nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dần.
• Đánh giá
 Ưu điểm : lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ.
Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào. Sức trẻ là
đặc điểm nổi trội, là tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam
đang trong giai đoạn dân số vàng, đây là lực lượng lao động lý tưởng đối với một
quốc gia. Thêm vào đó, nhân công giá rẻ là nhân tố chính là một thế mạnh của
LLLĐ Việt Nam.
Nhờ đó: Chúng ta có thể phát triển được các ngành sử dụng nhiều lao động
đặc biệt là ngành dệt may vừa tạo việc làm cho người lao động vừa góp phần phát
triển kinh tế. Cụ thể:
 Năm 2014: Theo ước tính, ngành dệt may Việt Nam hiện có khoảng 700
doanh nghiệp lớn làm hàng xuất khẩu với tổng số lao động trong ngành hơn 2 triệu
người.
 Năm 2015 , ngành dệt may sử dụng tới 2,5 triệu lao động tăng gần
500.000 người so với 2014, trong đó có 1,3 triệu lao động công nghiệp làm việc
trong 7.700 DN, góp phần tích cực vào chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp sang công nghiệp.
Hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam trong nhiều năm cũng một
phần là vì lợi thế nhân công rẻ nói trên. Cụ thể, số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam:
 Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2013 cả
nước có 1275 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 14,272 tỷ USD,
tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2012 và 472 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với

tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,355 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2012.
 Tính đến 31/12/2014 đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại
Việt Nam với 17.768 dự án, tổng vốn đăng ký 252,715 tỷ USD. Đầu tư tập trung
nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 9.600 dự án, vốn đăng
ký 141,4 tỷ USD, chiếm 54% số dự án và 56% tổng vốn đăng ký, tiếp theo là lĩnh
vực KD bất động sản, xây dựng, dịch vụ lưu trú,…. Về đối tác đầu tư, Hàn Quốc là
đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 37,72 tỷ USD, chiếm
14,9%, tiếp theo là các đối tác Nhật Bản, Singapore, Đài Loan. Về địa bàn đầu tư,
ĐTNN đã có mặt tại 62 tỉnh trong cả nước (trừ tỉnh Điện Biên), trong đó dẫn đầu là

5


TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội và Đồng Nai.
 Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2015, các nhà đầu tư nước
ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 24,115 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ
2014 và tăng 9,6% so với kế hoạch năm 2015 (22 tỷ USD).
 Lượng FDI vào Việt Nam ngày càng tăng cho thấy Việt Nam rất có sức
hút đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Xuất khẩu được nhiều lao động sang nước ngoài.
 Năm 2011, tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài theo số
liệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước là 81.475 người.
 Năm 2013 con số này tăng lên hơn 88.000, vượt con số chỉ tiêu của nhà
nước. Đài Loan là nơi mướn nhiều người Việt nhất, chiếm hơn 46.000 người. Nhật
Bản và Malaysia là hai quốc gia kế bảng hạng hai và hạng ba.
 Năm 2014, Theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, có
106.840 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 21,20% so với năm
2013.
 Năm 2015, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt mức
kỷ lục, 115 nghìn người, đưa tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước

ngoài lên trên 500.000 người.
 Qua phân tích trên cho ta thấy lực lượng lao động Việt Nam dồi dào và
giá rẻ góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam khá lớn.
 Nhược điểm: Bên cạnh lực lượng lao động tăng, trong khi qui mô nền
kinh tế không đáp ứng đủ việc làm dẫn đến nạn thất nghiệp càng gia tăng, đặt
gánh nặng đặt lên vai nhà nước trong giải quyết việc làm.
Bảng tỉ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi lao động 2012-2015
Năm
Tỉ lệ TN trong
độ tuổi lao động

2012

2013

2014

2015

1,99%

2,18%

2,1%

2,31%

Nguồn Tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy tỉ lệ thất nghiệp nhìn chung là tăng theo
từng năm, riêng năm 2014 có giảm nhẹ so với năm 2013 là 0,08%. Đặc biệt năm

2015 tỉ lệ thất nghiệp tăng rất mạnh mang tính báo động 0,21% so với năm 2014.
Từ những con số này cho thấy, vấn đề tạo việc làm cho người lao động đang trở nên
cấp bách.
1.2. Cơ cấu LLLĐ

6


1.2.1. Giữa thành thị và nông thôn
Bảng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo phân theo thành
thị, nông thôn

Lực lượng lao động phân theo khu vực không đồng đều, tập trung đông ở
khu vực nông thôn, xấp xỉ gần gấp đôi so với lực lượng lao động ở khu vực thành
thị. Năm 2014, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn khá lớn là 37222,5 nghìn
người trong khi ở khu vực thành thị là 16525,5 nghìn người. Ở khu vực thành thị ,
lực lượng lao động tăng liên tục qua các năm , tăng 2418,9 nghìn người từ 14106,6
nghìn người ( năm 2010) lên 16525,5 nghìn người ( năm 2014). Ở khu vực nông
thôn có nhiều biến độn qua các năm , năm 2011 là 36146,5 nghìn người, giảm 139,8
nghìn người so với năm 2013, sau đó lại tăng.

Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo phân theo thành
thị, nông thôn
Trong giai đoạn 2010-2014, tỷ trọng lực lượng lao động ở khu vực thành thị
chiếm tỷ trọng lớn, có xu hướng tăng , nhưng tăng còn chậm, tăng 2,7% từ 28%
(năm 2010) lên 30,7%(năm 2014), ở khu vực nông thôn có xu hướng giảm, giảm

7



2,7% từ 72%(năm 2010) xuống còn 69,3%(năm 2014).
- kết quả :
+ Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp sẽ còn
tiếp tục tăng lên trong thời gian tới khi các vùng công nghiệp và đô thị đang được
tiếp tục mở rộng. Di cư nội vùng có thể sẽ tăng lên nhiều hơn do quá trình công
nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng lan toả trong nội bộ các vùng trong cả nước.
1.2.2 Giữa các vùng miền
 Giữa các vùng miền
- thực trạng
Bảng số liệu lực lượng lao động theo vùng giai đoạn 2010-2014
Đơn vị : nghìn người
CẢ NƯỚC
Trung du và miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

2010
50.392,9
6.881,3
11.453,4

2011
51.398,4
7.058,9
11.536,3


2012
52.348,0
7.209,3
11.726,1

2013
53.245,6
7.380,2
11.984,0

2014
53.748,0
7.448,5
12.032,6

10.944,2

11.151,1

11.309,3

11.621,4

11.838,6

2.931,7
8.053,6
10.128,7

3.051,4

8.362,4
10.238,3

3.136,6
3.249,4
3.316,8
8.604,1
8.687,7
8.822,9
10.362,8 10.322,9 10.288,6
( nguồn : tổng cục thống kê )

Lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng, tập trung đông
chủ yếu ở các vùng đồng bằng, xảy ra tình trạng thừa lao động: Đồng bằng sông
Hồng là đông nhất 12032,6 nghìn người (năm 2014) chiếm 22,5% cả nước , Đồng
bằng sông Cửu Long là 10288,6 nghìn người (năm 2014) chiếm 19,14% cả nước ;
trong khi đó ở vùng núi cao, lực lượng lao động ít , thiếu lao động cho phát triển
kinh tế xã hội: Tây Nguyên là ít nhất 3.316,8 nghìn người (năm 2014) chiếm 6,17%
cả nước, Trung du và miền núi phía Bắc là 7.448,5 nghìn người (năm 2014 ) chiếm
13,85% cả nước.
- kết quả
+Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội:
 Tác động tích cực:
• Tạo sự hấp dẫn ở những vùng tập trung đông lực lượng lao động từ nguồn
lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, phù hợp với xu hướng phát
triển của đất nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
8


 Tác động tiêu cực:

• Việc tập trung lực lượng lao động quá đông ở đô thị gây sức ép đối với
việc giải quyết việc làm cho 1 lượng lao động dồi dào.
• Việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, kể
cả sức khỏe sinh sản, điện, nước, vệ sinh … gặp nhiều khó khăn. Các khu nhà ổ
chuột ngày càng xuất hiện nhiều.
• Các tệ nạn xã hội: mại dâm, ma túy, trộm cắp,… ngày càng gia tăng. Do
dân cư tập trung đông dẫn đến thiếu việc làm, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, con
người sa vào các tệ nạn xã hội.
• Phân bố dân cư không hợp lý gây ùn tắc giao thông
• Tại các vùng khó khan miền núi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất
đai rộng… dân cư tập trung ít dẫn đến thiếu nhân lực để khai thác.
+ Ảnh hưởng đến môi trường:
Lao động tập trung đông ở các vùng đồng bằng và đô thị đang làm ô nhiễm
nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh. Mật độ dân cư thay đổi theo chiều
hướng tăng, rác thải nhiều, điều kiện xử lý rác thải xuống cấp, làm tăng dịch bệnh,
gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
1.2.3. Giữa các ngành nghề
Bảng số liệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc theo ngành kinh tế

Lực lượng lao động cũng mất cân đối giữa các ngành nghề. Lao động làm
việc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ngành nghề nông - lâm nghiệp, thủy sản là chủ
yếu 24408,7 nghìn người ( năm 2014), tiếp đến là ngành thương mại – dịch vụ là
17106,8 nghìn người ( năm 2014), cuối cùng là ngành công nghiệp – xây dựng là
11229,1 nghìn người ( năm 2014).

9


Từ biểu đồ trên có thể thấy lực lượng lao động làm việc tập trung đông
chiếm phần lớn trong ngành nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 46,3% tổng số lao

động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế ( năm 2014) , tiếp đến là
ngành thương mại – dịch vụ chiếm 32,43% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang
làm việc trong nền kinh tế( năm 2014 ), cuối cùng là ngành công nghiệp – xây dựng
là chiếm 21,29% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế
( năm 2014 ).
Trong giai đoạn 2010–2014, lực lượng lao động đang tham gia trong ngành
nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ 3,22% từ 49,5 %(năm 2010) xuống 46,28%
(năm 2014), trong ngành công nghiệp-xây dựng có xu hướng tăng chậm 0,34% từ
20,95%( năm 2010) lên 21,29%(năm 2014), ngành dịch vụ tăng 2,89% từ 29,55%
( năm 2010) lên 32,43%(năm 2014).
Tập trung một lực lượng đông trong nông – lâm – thủy sản trong khi đóng
góp của ngành vào GDP lại thấp chỉ khoảng 18,02% , chứng tỏ lao động chưa phát
huy hết tiềm năng chủ yếu là do trình độ chuyê môn kỹ thuật của người lao động
còn thấp
Trong giai đoạn 2010-2014, do còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế
giới, mặc dù chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nhiều biến động bất ổn , tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ giảm nhẹ ( với ngành công nghiệp giảm -0,1% từ 38,2% năm 2010

10


xuống 38,3% năm 2014, với dịch vụ giảm -0,5% từ 42,8% năm 2010 xuống 43,3%
năm 2014 ) nhưng cơ cấu lực lượng lao động vẫn có xu hướng chuyển dịch phù hợp
với phát triển đó là tăng cả về quy mô, cơ cấu lực lượng lao động làm việc trong các
ngành phi nông nghiệp.
- Kết quả
 Tích cực
Cải thiện cuộc sống người dân : việc lao động làm việc chuyển từ nông
nghiệp sang phi nông nghiệp đã phát huy được lợi thế lao động dồi dào , thu hút đầu
tư , phát triển ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động qua đó chuyển được 1 bộ

phận không nhỏ lao động từ nông nghiệp sang ngành khác. Từ đó người lao động
có cơ hội tìm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần làm giảm tình trạng thất
nghiệp, tệ nạn xã hội,…
 Tiêu cực
Tăng trưởng nông nghiệp không thúc đẩy tăng trưởng tương ứng ở nông
thôn, lực lượng lao động tiếp tục bị dồn nén trong nông nghiệp với năng suất thấp,
các ngành phi nông nghiệp chưa đảm bảo thu hút hết lao động dư thừa trong nông
nghiệp để tạo ra điểm cất cánh phát triển sản xuất hàng hóa và tăng sức cạng tranh
của sản phẩm nông nghiệp
1.2.4 Giới tính
Năm
Tổng số (1000 người)
Cơ cấu (%)
Nam
Nữ

2001
40,108

2005
44,382

2010
50,837

2013
53.5

50.4
49.6


51.3
48.7

51.4
48.6

51.4
48.6

Năm 2014, LLLĐ trong độ tuổi lao động là 47,4 triệu người (chiếm 88,4%
tổng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên), tăng 260 nghìn người (0,6%) so với năm2013; lao
động trên độ tuổi lao động tăng 332 nghìn người (5,6%) so với năm 2013, ở mức
6,2 triệu người. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên năm 2014 không
thay đổi so với năm 2013 Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam và nữ tương ứng là 82,0%
và73,2% trong năm 2014
Nhìn vào 2 bảng số liệu trên ta thấy
-Số lượng tham gia lực lượng lao động của cả 2 giới đều tăng lên.
-Lao động nam luôn có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn hơn.
-Xu hướng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ có xu hướng giảm giảm
qua các năm
11


=> Hạn chế
Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ ngày càng tăng ở Việt Nam trong khi
tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động trong nước ở mức cao so với thế giới, Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.
Khoảng 72% phụ nữ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam và tỷ lệ này
cao hơn phần lớn các nước khác trên toàn cầu.

Tuy nhiên, Việt Nam lại là một trong số ít quốc gia có khoảng cách lương về
giới ngày càng tăng, ngược với xu hướng giảm ở phần lớn các nước khác trong giai
đoạn 2008-2011 so với giai đoạn 1999-2007. Theo Báo cáo Lương Toàn cầu 20122013 của ILO, khoảng cách thu nhập theo giới của Việt Nam tăng 2% trong giai
đoạn vừa qua.
Theo số liệu năm 2011 của Tổng cục thống kê, thu nhập của phụ nữ thấp hơn
nam giới 13%. Khảo sát lương công nhân trong các doanh nghiệp do Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ) thực hiện trong năm 2012 cũng cho thấy lương
của nữ công nhân ít chỉ bằng 70-80% các đồng nghiệp nam. Khoảng cách thu nhập
theo giới trung bình trên toàn cầu ở mức 17%.
Chuyên gia cao cấp của ILO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về Tiêu
chuẩn Lao động Quốc tế, ông Tim De Meyer: “Khoảng cách ngày càng tăng cho
thấy một chiều hướng đáng lo ngại mặc dù khó xác định được tỷ lệ chính xác ở Việt
Nam do các dữ liệu về lương và thu nhập không được thu thập một cách hệ thống
và các khảo sát thường không tính đến toàn bộ những gì người lao động được
hưởng như các khoản phúc lợi, thưởng và trợ cấp.”
Ngay cả trong các ngành nghề chủ yếu tuyển dụng phụ nữ như y tế, công
việc xã hội và bán hàng, phụ nữ vẫn chịu mức lương thấp hơn các đồng nghiệp
nam.
Trong khi đó, khảo sát của TLĐLĐ cho thấy phụ nữ thường chỉ làm những
công việc thông thường trong khi các vị trí quản lý thường do nam giới đảm trách.
2. Chât lượng LLLĐ:
2.1: Thể lực:
2.1.1: Chiều cao trung bình
 Hiện nay, tầm vóc người Việt Nam còn thua kém rất nhiều so với một số
nước châu Á và càng xa hơn so với các quốc gia châu Âu. Nguyên nhân của thực
trạng này không chỉ do gen di truyền mà còn do người Việt Nam chưa thực sự quan

12



tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình.
Bằng một phép so sánh đơn giản ta có thể thấy rằng chiều cao trung
bình củaViệt Nam so với thế giới là rất thấp, chiều cao trung bình của nam thanh
niên Việt Nam chỉ đạt 163,7cm, thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) 13,1cm; của nữ là 153cm, thấp hơn chuẩn 10,7cm. Trong 35 năm qua,
người Việt dù cao thêm 4 cm song hiện vẫn thuộc tốp thấp nhất khu vực châu Á.
Điều này cũng phản ánh được phần nào mức độ phát triển của Việt Nam đặc biệt về
mảng chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.
 Mặc dù theo điều tra của các cơ quan chức năng, trong những năm gần
đây, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam đã có được sự cải thiện đáng kể. Tuy
nhiên, sự cải thiện này so với sự phát triển của các nước trong khu vực như Thái
Lan, Singapore… là quá chậm!
Tại châu Á, hầu như quốc gia nào cũng sở hữu chiều cao trung bình cao hơn chúng
ta ít nhất là 3cm. So với quốc gia láng giềng là Lào thì chiều cao trung bình nam
giới của nước ta kém họ 6cm (với chiều cao trung bình nam giới của họ là 1m7).
Singapore chiều cao trung bình của phụ nữ là 160cm bỏ xa nước ta tới 7cm

Bảng chiều cao trung bình của Việt Nam so với một số nước trong trên thế giới
 Cân nặng trung bình
Các nhà nghiên cứu châu Âu tính được cân nặng của toàn bộ nhân loại và
13


công bố danh sách 10 quốc gia “nhẹ” nhất thế giới với vị trí thứ 9 thuộc về Việt
Nam.
 Tính chung toàn cầu, khối lượng cơ thể hay cân nặng trung bình của một
người trưởng thành là 62kg.
 Chế độ dinh dưỡng
Chưa có chế độ dinh dưỡng hợp lý Năm 2014, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng thấp còi là 24,9%, thể nhẹ cân là 14,5%. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng

vẫn tập trung cao ở những nơi khó khăn như Tây Nguyên, Trung du và miền núi
phía Bắc. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân và gầy còm ở khu vực nông thôn,
đặc biệt là các xã nghèo đều cao hơn so với khu vực thành thị.
Theo phân tích của các chuyên gia về dinh dưỡng, người Việt Nam thấp bé, yếu thể
lực không phải do di truyền. Bằng chứng là việc theo dõi các trẻ em có cha mẹ là
người Việt sinh trưởng và lớn lên tại châu Âu, khi trưởng thành đều đạt chiều cao
tương đương với người ở nước sở tại. Điều này cho thấy chiều cao không hoàn toàn
do gen mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng, môi trường, vận
động...

14


 Chính sách bảo hiểm y tế
 Hiện nay, có rất nhiều chính sách bảo hiểm y tế, chính sách nhằm ưu đãi
cho người lao động về chăm sóc sứa khỏe, bảo hiểm lao động,….
VD: Chính sách chăm sóc sức khoẻ của FPT được thiết kế đặc biệt để cán bộ
nhân viên luôn có được thể trạng tốt nhất từ đó phát huy tính sáng tạo, nâng cao
hiệu quả công việc:
• Kiểm tra sức khỏe định kỳ miễn phí 01 lần/năm
• Chương trình bảo hiểm phúc lợi cho cán bộ nhân viên và người thân (FPT
Care) nhằm giảm bớt áp lực về kinh tế và được sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng
cao khi người lao động gặp rủi ro do tai nạn, ốm đau, bệnh tật với tổng mức chi lên
đến hơn 20 tỷ đồng. Khuyến khích cán bộ nhân viên rèn luyện sức khỏe thông qua
các phong trào thể dục thể thao các câu lạc bộ thể thao, xây dựng các phòng tập và
bể bơi trong khuôn viên công ty.
• Chế độ nghỉ mát hằng năm và chi phí hỗ trợ từ công ty.
 Rèn luyện thể lực
 Thanh niên Việt Nam còn lâu mới “sánh vai” giới trẻ các nước. Đó là
nhận định của ông Vũ Đăng Minh (vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ)

từ báo cáo quốc gia về thanh niên mới đây cho thấy tố chất thể lực - đặc biệt sức
bền và sức mạnh, tầm vóc - của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém và rất
kém so với chuẩn thế giới, thua nhiều nước trong khu vực.
Là một giáo viên giảng dạy cấp THPT, thường xuyên làm việc với nhiều thế
hệ học trò ở độ tuổi thanh niên, tôi cũng nhận thấy điều này “đã từ lâu” rằng: nhiều
thế hệ học sinh gần đây thể lực kém hơn, lười vận động, uể oải hơn, không ít học
sinh luôn tỏ ra mệt mỏi và sẵn sàng nằm gục xuống bàn để...ngủ.
2.2. Trí lực
Nhìn một cách khái quát, ta có thể thấy trí lực của lực lượng lao động ở Việt
Nam hiện nay đang có những bước thay đổi theo hướng tích cực hơn, đội ngũ lực
lượng lao động cũng được quan tâm nhiều hơn, việc tiếp cận với khoa học công
nghệ hiện đại ngày càng tăng lên. Tuy nhiên trí lực ở nước ta vẫn còn thấp hơn
nhiều các quốc gia khác trên thế giới và so với khu vực. Trí lực của lực lượng lao
động ở Việt Nam có mối quan hệ qua lại với trí lực của dân số nước ta. Và để xét về

15


thực trạng trí lực của LLLĐ nước ta, ta xét đến thực trạng giáo dục ở Việt Nam hiện
nay. Qua đó sẽ giúp ta có thể thấy rõ hơn thực trạng chất lượng LLLĐ Việt Nam
thông qua trí lực:
• Tóm tắt những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2001-2010. Tỷ lệ

nhập học tăng nhanh, trong đó mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 72% lên 98%, tiểu học từ
94% lên 97%, trung học cơ sở từ 70% lên 85%, trung học phổ thông từ 33% lên
50%; quy mô đào tạo nghề tăng 3,08% lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,69 lần,
cao đẳng và đại học tăng 2,32 lần; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 43%, bước đầu
đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. - Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển rộng
khắp trong toàn quốc đã mở rộng cơ hội học tập cho mọi người; bước đầu xây dựng
xã hội học tập. Đã xóa được các xã trắng về GDMN; trường tiểu học có ở tất cả các

xã, trường THCS đã có ở hầu hết các xã hoặc liên xã, trường THPT có ở tất cả các
huyện. Các tỉnh, huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã có trường phổ thông
dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Mạng lưới TTGDTX, TTHTCĐ phát
triển mạnh. Cơ sở đào tạo nghề, TCCN được thành lập ở hầu hết các địa bàn đông
dân cư, các vùng, các đô thị, kể cả ở những vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây
Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Công tác XMC tiếp tục được duy trì, từng
bước phát triển, cả nước đã hoàn thành mục tiêu phổ cập GDTH năm 2000; phổ cập
giáo dục THCS năm 2010; GDMN cho trẻ 5 tuổi và phổ cập GDTH đúng độ tuổi;
một số địa phương đang thực hiện phổ cập giáo dục trung học. - Chất lượng giáo
dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ, trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận
tri thức của học sinh, sinh viên bước đầu được nâng cao một bước. Phát triển giáo
dục và đào tạo đã chuyển theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động
• Hiện nay:
+ Một là vấn đề trình độ chuyên môn của lực lượng lao động: Năm 2015 Bộ
GD&ĐT công bố số lượng học sinh, sinh viên các cấp đều tăng lên so với các năm
trước đó. Tổng số học sinh, sinh viên cả nước hiện nay là khoảng 22,21 triệu (tăng
so với năm học trước 337.937), trong đó có: 4,42 triệu trẻ em mầm non (tăng 180
nghìn trẻ), 15,08 triệu học sinh phổ thông (tăng 180 nghìn học sinh), 0,35 triệu học
sinh trung cấp chuyên nghiệp (giảm 72 nghìn học sinh) và 2,36 triệu sinh viên đại
16


học, cao đẳng (tăng 38 nghìn sinh viên).
Số lượng học sinh, sinh viên tăng đã làm cho tỷ lệ lao động qua đào tạo theo
các trình độ khác nhau cũng tăng lên trong 10 năm liền, hiện nay tỷ lệ vào khoảng
hơn 40%. Cơ cấu nguồn nhân lực qua đào tạo cũng ngày càng hợp lý hơn. Hình
tháp trong cơ cấu nhân lực được đào tạo đã hình thành và có những biến chuyển
đáng kể.

Tuy nhiên, một vấn đề nữa đặt ra đó là sự mất cân đối giữa các cấp độ đào
tạo. Chuẩn đào tạo của quốc tế là 1 cử nhân- 4 trung cấp- 20 công nhân thì ở Việt
Nam tỷ lệ này lại là 1/0.96/3.6. Điều này dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, sự
mất cân đối này nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ đối với LLLĐ
sau này. Năm 2014, trong tổng số 49,2 triệu người trong độ tuổi lao động, chỉ có 7,3
triệu người đã được đào tạo, chiếm 14,9% lực lượng lao động. Trong số những
người đang theo học ở các trường chuyên nghiệp trên toàn quốc thì tỷ lệ người đang
theo học trình độ sơ cấp là 1,7%, trung cấp 20,5, cao đẳng 24,5% và Đại học trở lên
là 53,3%. Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta rất thấp, cụ thể là 86,7% dân
số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, đáng chú ý hơn
là khu vực nông thôn, nơi phần lớn người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở
nước ngoài thì tỷ lệ lao động chưa được đào tạo chiếm 92%. Như vậy, đội ngũ lao
động của ta trẻ và dồi dào nhưng chưa được trang bị chuyên môn, kỹ thuật. Hiện cả
nước có hơn 41,8 triệu lao động, chiếm 85,1% lực lượng lao động chưa được đào
tạo để đạt một trình trình độ chuyên môn, kỹ thuật nào đó. Theo số liệu của Bộ LĐ
và TBXH, Năm 2014, Việt Nam có gần 5,4 triệu lao động trình độ cao, bao gồm
585 nghìn lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị (chiếm 10,9% lao động
trình độ cao); 3.165 nghìn lao động chuyên môn kỹ thuật bậc cao (chiếm 58,7%) và
1.638 nghìn lao động chuyên môn kỹ thuật bậc trung (chiếm 30,4%).Giai đoạn
2009-2014, lao động trình độ cao tăng khá nhanh, từ 4,5 triệu người lên 5,4 triệu
người. Hiện nay, trong số lao động trình độ cao, có đến gần 1,4 triệu người (tương
đương ¼) không có bằng cấp hoặc chỉ có bằng sơ cấp, trung cấp; người có trình độ
đào tạo cao đẳng trở lên chiếm 74,3% lao động trình độ cao.Mặc dù tăng nhanh
nhưng quy mô lao động trình độ cao vẫn còn nhỏ bé so với yêu cầu của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Với gần 5,4 triệu người, lao

17


động trình độ cao hiện chỉ chiếm 10,2% tổng việc làm cả nước. Giai đoạn 20092014, lao động trình độ cao chỉ tăng bình quân mỗi năm 175 nghìn người, bằng 1/5

mức tăng của tổng việc làm. Lao động trình độ cao đang tập trung nhiều nhất trong
ngành giáo dục và đào tạo (chiếm 30% số lao động trình độ cao, tỷ trọng lao động
trình độ cao chiếm 88,4% lao động của ngành), hoạt động của Đảng, tổ chức chính
trị xã hội, Quản lý Nhà nước và An ninh quốc phòng (chiếm 19%), y tế và hoạt
động trợ giúp xã hội (chiếm 8%). Công nghiệp chế biến, chế tạo – là ngành chủ lực
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ chiếm 9% tổng số lao động trình
độ cao, trong khi với các nước phát triển tỷ lệ nâng lên đến 40-60%.
+ Hai là, hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân
lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm
số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái
thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất
lượng cao.
Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo
trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng
cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên
được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Theo đánh
giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ
tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng
thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực
của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của
WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là
4,94...
+Ba là, trình độ học vấn của lực lượng lao động :
 Xét về tỷ lệ người lớn biết chữ: Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc, biết
viết năm 2014 đạt 94,7%, tăng 0,7 điểm % so với năm 2009. Tỷ lệ này chênh lệch
4,2% giữa khu vực thành thị và nông thôn (97,5% và 93,3%). Giữa các vùng, mức
chênh lệch thậm chí còn lớn hơn: Cao nhất là mức 98,1% ở vùng Đồng bằng sông
Hồng và thấp nhất là mức 89,0% ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. (…).Tính
đến năm 2014, tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15 - 60 là 98,25%, trong đó: Số người
biết chữ trong độ tuổi 15 - 35 chiếm tỷ lệ 99,12%; số người biết chữ trong độ tuổi từ


18


36 - 60 chiếm tỷ lệ 97,34% . So sánh với một số quốc gia ở Đông Nam Á. Việt Nam
có tỷ lệ người lớn biết chữ cao hơn các nước Philipin, Lào, Campuchia, nhưng thấp
hơn Thái Lan.
 Xét về số năm đi học: Ta xét số năm đi học kỳ vọng và số năm đi học
trung bình. Số năm đi học kỳ vọng tăng từ 7,8 năm vào năm 1990 lên 10,4 năm vào
năm 2011 (vẫn thấp hơn mức 11,7 năm bình quân ở khu vực Đông Á Thái Bình
Dương). Số năm đi học trung bình của Việt Nam đã tăng từ 4 năm (năm 1990) lên
5,5 năm năm 2011 (vẫn thấp hơn mức 7,2 năm của Đông Á Thái Bình Dương).
Ngân sách nhà nước (NSNN) mặc dù eo hẹp, song những năm qua Nhà nước
vẫn luôn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể đầu tư cho giáo dục đào tạo. Mức chi
cho giáo dục từ năm 2010 đã tăng lên 20% tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, việc bố
trí chi thường xuyên lĩnh vực này các năm vừa qua và trong các năm tiếp theo để
đảm bảo tỷ lệ 20% tổng chi NSNN là hết sức khó khăn
Dù thời gian qua có nhiều cố gắng và nỗ lực đổi mới song giáo dục Việt
Nam vẫn còn lạc hậu, yếu kém. Do đó, năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động
Việt Nam còn yếu kém các nước trong khu vực. Theo đánh giá của các chuyên gia
nước ngoài, Việt Nam chỉ đạt 3.79 điểm( thang 10), đứng 11/12 nước trong khu vực
châu Á
2.3. Tâm lực
Phẩm chất nghề nghiệp của người lao động Việt Nam đi vào truyền thống
lịch sử của dân tộc, kế thừa và phát huy qua các thế hệ. Đó là lòng nhân ái, tình yêu
và say mê nghề nghiệp với tư duy, nếp nghĩ "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, "một
nghề cho chín hơn chín mười nghề”, làm việc có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp.
Đó là truyền thống quý báu cần được gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và nền sản xuất công nghiệp hiện đại, lao
động nước ta cũng bộc lộ những nhược điểm rất cơ bản. Tác phong công nghiệp

chưa trở thành phổ biến, nên tính tự do, ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật trong
lao động còn yếu...; khả năng làm việc theo nhóm, làm việc trong mội trường đa
văn hóa, đa sắc tộc... còn rất hạn chế, đặc biệt là những rào cản về văn hóa, về ngôn
ngữ khi có yếu tố lao động nước ngoài hoặc làm việc ở nước ngoài. Có thể nói, văn
hóa nghề nghiệp của người lao động nước ta trong một nền công nghiệp hiện đại
chưa hình thành. Do đó phẩm chất nghề nghiệp này của người lao động còn yếu,

19


cần phải mất nhiều thời gian và kiên trì mới có thể xây dựng được.
Khi mà quá trình hội nhập, mở cửa hợp tác với các quốc gia khác thì việc di
chuyển lao động hay xuất khẩu lao động ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tình trang
LLLĐ xuất khẩu lao động, phá vỡ hợp đồng lao động xảy ra rất nhiều.
Ngoài ra việc vi phạm lỷ luật rất hay xảy ra. Lực lượng lao động Việt Nam
thường xuyên gặp phải những vấn đề về vi phạm nội quy, quy định nơi làm việc: đi
làm muộn, không làm hết thời gian quy đinh, luôn tranh thủ làm việc riêng trong
giờ làm việc. Tình trạng này được xuất hiện nhiều nhất gắn với công chức viên chức
làm việc trong khu vực nhà nước.
III. Nguyên nhân và giải pháp:
1. Số lượng lao động
1.1. Lực lượng lao động dư thừa:
Nguyên nhân: Lực lượng lao động ở Việt Nam khá dồi dào nhưng chưa
được sự được quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, khai thác, nâng cấp, còn
đào tạo thì chưa đến nơi đến chốn, nhiều người chưa được đào tạo. Và do đó chất
lượng lao động kém dẫn đến tình trạng thừa lượng thiếu chất, và đó chính là nguyên
nhân khiến những người lao động khó kiếm được việc làm. Thêm vào đó quy mô
nền kinh tế nước ta vẫn chưa đủ để có thể đáp ứng hết khối lượng công việc cho
mọi người.
 Giải pháp:

 Đứng trên phương diện lực lượng lao động là một yếu tố nguồn lực: Cần
tăng cầu lao động bằng cách:
(1)Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế hợp lí
Theo lộ trình phát triển, cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ
trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Việc
thay đổi này tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực trong đó phải kể đến vấn đề lao
động đặc biệt là cầu lao động. Tác động này liên quan đến cả mặt số lượng và chất
lượng cầu lao động. Các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có khả năng sử
dụng lao động nhiều hơn khu vực nông thôn nên cầu lao động ở khu vực này rất
cao. Không những vậy ngành nghề này luôn đòi hỏi bản thân người lao động phải
có một trình độ nhất định hay cầu chất lượng lao động tăng lên.
(2) Khai thác tiềm năng kinh tế tư nhân và các yếu tố tăng việc làm tự thân:
Để khai thác triệt để tiềm năng này đòi hỏi Nhà nước phải có những chính
sách phát triển dành cho khu vực này: tạo môi trường thể chế ổn định yên tâm cho

20


các nhà đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng cho các khu vực kinh tế,…Có vậy, các doanh
nghiệp mới hết mình tham gia vào sự nghiệp này.
(3) Nâng cao chất lượng cung lao động
Về phía Nhà nước phải xây dựng những chính sách giáo dục - đào tạo hợp lí,
khoa học để có hiệu quả nhất. Đào tạo phải xuất phát, phải gắn liền với nhu cầu, đòi
hỏi của thị trường lao động cụ thể là của nhà tuyển dụng.
Người lao động cần phải chủ động tìm tòi, học hỏi, trau dồi những kiến thức
về chuyên môn còn yếu kém, còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
(3) Phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động nhưu dệt may, thủ
công nghiệp,…
 Đứng trên phương diện lực lượng lao động đang bị dư thừa cần có các giải
pháp sau:

(1) Giảm cung lao động trong ngắn hạn và dài hạn:
+ Dài hạn: Cần giảm tốc độ tăng dân số thông qua chính sách dân số bằng
cách tập trung vào 5 nội dung chính là: Quy mô dân số; cơ cấu dân số; chất lượng
dân số; di cư và đô thị hóa; quản lý dân cư. Trong đó, định hướng về quy mô dân số
sẽ đạt mức sinh thay thế tại các vùng chưa đạt là Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và
Trung du, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; duy trì mức sinh thấp hợp lý đối
với những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế; tiếp tục tăng cường cung cấp
dịch vụ KHHGĐ hướng đến đối tượng phụ nữ từ 15-49 tuổi, vị thành niên, thanh
niên, người di cư, vùng sâu, vùng xa, vùng biển, đảo và ven biển, nhóm yếu thế dễ
bị tổn thương
+ Ngắn hạn: Xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
(2)
Tăng cường hợp tác AEC, TPP để giải quyết các vấn đề di chuyển lao
động. Việc làm này giúp tăng cơ hội để người lao động có thể di chuyển sang các
nước khác để đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực cho các quốc gia này, cải thiện thu nhập
và tích luỹ những kinh nghiệm mới cho bản thân
1.2 Cơ cấu LLLĐ
1.2.1. Giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Nguyên nhân
+ do ở nông thôn , người dân chủ yếu làm nông nghiệp , là ngành truyền
thống lâu đời cần nhiều lao động nên giai đoạn đầu lao động tập trunng đông ở
nông thôn,..
+ do các trung tâm , đô thị , thành phố lớn luôn là điểm vươn tới của lao

21


động với mong muốn mức thu nhập, khả năng tìm kiếm việc cao hơn,….
+ do xuất hiện các khu chế xuất, khu công nghiệp , người dân mất dất nông
nghiệp do đó có xu hướng chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp , ra thành

thị kiếm việc….
⇒ Giải pháp

+ Do chuyển dịch cơ cấu lao động chỉ có thể là hệ quả của chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nên cần thiết phải tăng cường các chính sách khuyến khích thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn nói
riêng.
+ cần nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn để tạo năng lực
nắm bắt cơ hội chuyển dịch lao động: tăng đầu tư để củng cố hệ thống
trường lớp và giáo viên ở nông thôn và các vùng xa xôi; xây dựng một chiến lược
và kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề cho các lao động nông thôn, đặc biệt là chú
trọng các ngành nghề có ý nghĩa thiết thực với sự phát triển của địa phương.
+ khuyến khích phát triển các khu công nghiệp (cụm công nghiệp, làng nghề)
ở nông thôn với các ngành có lợi thế so sánh và thu hút nhiều lao động.
1.2.2 Giữa các vùng miền
Nguyên nhân
Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ,
địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.
+Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như
Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.
+ Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng
khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.
+ Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống
cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện
đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.
- Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại..
=>
Giải pháp :
- Xây dựng chính sách di dân phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao
động giữa các vùng.Khuyến khích dân chúng di cư vào các vùng kinh tế mới như

Tây Nguyên, trung du miền núi, tạo điều kiện thuận lời và ưu đãiđể dân di cư sớm
ổn định cuộc sống và có điều kiện phát triển kinh tế ở vùng kinh tế mới.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi; phát triển
công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động

22


sẵn có ở địa phương góp phần phân bố dân cư hợp lí.
1.2.3 Giữa các ngành nghề
Nguyên nhân
+ ngành nông nghiệp là ngành truyền thống, là ngành cung cấp lương thực
thực phẩm thiết yếu đòi hỏi cần nhiều lao động trong xã hội
+ xã hội ngày càng phát triển , phân công lao động xã hội ở trình độ cao do
đó mà trong nông nghiệp dần cần ít lao động hơn
+ vốn nhân lực nông nghiệp còn thấp ( trình độ văn hóa , chuyên môn kỹ
thuật, khả năng thích ứng, thích nghi,..) , gặp khó khăn trong tiếp cận kiến thức sản
xuất mới, chuyển đổi ngành nghề còn chậm thích ứng với thị trường dó đó mà
chuyển dịch lao động sang các ngành nghề khác còn chậm
 Giải pháp
+ có các chính sách tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của ba nhóm ngành
lớn giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp và tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vô
đóng gúp trong GDP. Theo đó, lao động hoạt động trong ba nhóm ngành này cũng
phải chuyển dịch theo hướng giảm bớt tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ
trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ.
+ tăng trình độ trang bị kỹ thuật trong nội bộ các nhóm ngành, sử dụng
những máy móc hiện đại để giảm bớt lao động trong nông nghiệp
+ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, xã hội phát triển nhu cầu
sản phẩm với ngành công nghiệp , dịch vụ do đó sẽ thu hút được lao động hoạt
động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

1.2.4 Giới tính
Nguyên nhân
-Nữ lao động thường có ít cơ hội được đào tạo cơ bản cũng như được đào tạo
lại, nâng cao tay nghề trong quá trình làm việc so với các đồng nghiệp nam. Chị em
có gia đình còn chịu nhiều thiệt thòi hơn nữa.
-Chênh lệch về lương theo giới là một vấn đề toàn cầu, ông De Meyer nói, và
những ngành nghề “truyền thống của phụ nữ” thường được trả lương ít hơn chỉ vì
họ là nữ giới.
Chẳng hạn, trên thế giới, nghề thợ máy, một nghề chủ yếu do nam giới đảm
nhiệm, được trả lương cao hơn nghề y tá, thường do phụ nữ làm, mặc dù nghề y tá
cao điểm hơn nếu xét trên thang điểm về kỹ năng, đào tạo, điều kiện làm việc và
trách nhiệm.
Đó chính là sự đánh giá quá thấp hoặc quá cao một cách có hệ thống về một
23


công việc mà không tính đến yêu cầu, mức độ nặng nhọc và cạnh tranh thực chất
của công việc đó
Những yếu tố về cơ cấu ngành nghề. ví dụ như phụ nữ ngày xưa khi lấy
chồng thường có xu hướng ở nhà làm nội trợ nhất là ở nông thông thì sẽ ở nhà và
làm ruộng do kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp và họ cũng không có lựa chọn
nào khác vì các ngành nghề phi nông nghiệp mà phù hợp với khả năng của họ chưa
phát triển, => thu nhập không cao. Về công nghiệp thì phần lớn sản xuất của nước
ta là gia công rồi tái xuất khẩu, ở lĩnh vực này phụ nữ cũng chiếm đa số trong khi
đó thì thu nhập ở lĩnh vực này lại không cao cũng góp phần làm gia tăng khoảng
cách về lương theo giới ở Việt Nam trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đi xuống vừa
qua bởi phụ nữ chiếm số đông trong các ngành sản xuất cho xuất khẩu bị ảnh hưởng
nhiều bởi cuộc khủng hoảng.

24



×