Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

xây dựng đề án công tác lễ tân đón tiếp tổ chức tiệc ngoại giao do nhà nước Việt Nam tổ chức nhân dịp 69 năm quốc khánh 292014, hình thức tổ chức tiệc sẽ là tiệc đứng rượu cooktail.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.65 KB, 8 trang )

MỤC LỤC

Tiệc ngoại giao có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động ngoại giao. Tiệc ngoại
giao đã xuất hiện từ rất lâu trong quan hệ đối ngoại, và được hiểu một cách khái quát
như sau: “tiệc ngoại giao là một trong những hình thức thông dụng và phổ biến nhất
của hoạt động đại diện ngoại giao của quốc gia, là một biện pháp lễ tân cần thiết và
quan trọng được các quốc gia thực hiện nhân dịp những ngày lễ trọng đại của mình”.
Tiệc ngoại giao chủ yếu được tổ chức vào các dịp lễ như ngày quốc khánh, ngày tết độc
lập (như ở Nga), ngày kỉ niệm kí kết quan hệ ngoại giao giữa hai nước,... Buổi tiệc
chính là thời điểm để hâm nóng thêm bầu không khí tố đẹp trong quan hệ ngoại giao
giữa các quốc gia.
Theo quy định tại Nghị định 145/2013/NĐ-CP của Việt Nam thì hàng năm vào
dịp quốc khánh2/9 nhà nước ta sẽ tổ chức tiệc ngoại giao mời đoàn ngoại giao các
nước và đại diện các tổ chức quốc tế ở Hà nội tới dự. Ngoại ra Đại sứ quán Việt nam ở
các nước có thể tổ chức tiệc ngoại giao để chào mừng. Tiệc ngoại giao có rất nhiều
loại như tiệc rượu cooktail, tiệc đứng buffet – diner, tiệc trưa, tiệc tối, tiệc trà… Tuy
vào mục đích ngoại giao và hoàn cảnh cụ thể mà có thể lựa chọn các lạo tiệc khác
nhau. Đối với tiệc ngoại giao nhân dịp quốc khánh 2/9 thông thường được tổ chứa
theo hình thức tiệc rượu cooktail.
1


Trong bài làm của nhóm mình, chúng em xin lựa chọn xây dựng đề án công tác
lễ tân đón tiếp tổ chức tiệc ngoại giao do nhà nước Việt Nam tổ chức nhân dịp 69 năm
quốc khánh 2/9/2014, hình thức tổ chức tiệc sẽ là tiệc đứng rượu cooktail.
ĐỀ ÁN CÔNG TÁC LỄ TÂN ĐÓN TIẾP VÀ TỔ CHỨC TIỆC NGOẠI GIAO NHÂN DỊP
QUỐC KHÁNH 2-9
Để chuẩn bị tốt cho buổi tiệc ngoại giao do nhà nước tổ chức nhân dịp quốc khánh
2/9, chúng tôi xin đưa ra một đề án công tác lễ tân tổ chức tiệc, đề án gồm các phần
sau:
Phần I: Công tác chuẩn bị tổ chức trước bữa tiệc, bao gồm các bước sau:


Bước 1: Lựa chọn Địa điểm tổ chức
Dựa vào yêu cầu chính trị mà quyết định mức độ và hình thức buổi tiệc là tiệc
đứng hay tiệc ngồi, địa điểm tổ chức tiệc. Buổi tiệc trang trọng này tốt nhất là tổ chức
theo hình thức tiệc rượu Cocktai , vì đây là tiệc thông dụng được tổ chức nhân dịp
quốc khánh. Tiệc sẽ được tổ chức tại khách sạn Melia, địa chỉ : 44 Lý thường kiệt –
Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội (khách sạn 5 sao) vì khách sạn có không gian
rộng rãi, sang trọng, lịch sự, thức ăn ngon và phục vụ tốt.
Bước 2: Thời gian tổ chức:
Buổi tiệc chiêu đãi các đại diện cơ quan ngoại giao và đại diện các tổ chức quốc
tế ở Hà Nội nhân dịp quốc khánh 2/9 sẽ được tổ chức trong 2 giờ đồng hồ, từ 18 giờ
đến 20 giờ ngày 30/8/2014.
Bước 3: Lập danh sách khách mời và gửi giấy mời:
• Thành phần đại biểu Việt Nam:
- Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân (chủ trì)
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội
• Lập Danh sách khách mời và gửi giấy mời
Danh sách khách mời sẽ được lên trước hai mươi ngày trước khi buổi tiệc ngoại
giao bắt đầu. Danh sách khách mời gồm: vị Đại sứ, Lãnh sự, Trưởng Đại diện các Tổ
chức Quốc tế tại Hà Nội, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, tổ chức quốc tế tại Việt
Nam, Ngoại trưởng Bộ ngoại giao,....
Danh sách các đại sứ quán gửi giấy mời dự kiến bao gồm : 65 Đại sứ có trụ sở tại
Việt Nam và Văn phòng Kinh tế &Văn hóa Đài Bắc Tại Hà Nội, Liên hiệp các Tổ chức
Hữu nghị Việt Nam, đại điện Liên Hợp Quốc tại Việt Nam,… Đồng thời cũng phải tính
đến khả năng có thể vì nguyên nhân, lý do nào đó mà khách mời từ chối không thể đến
dự đủ được. Danh sách khách mời lập nên cần rà soát lại một cách kỹ lưỡng và thận
trọng. Tránh trường hợp lên danh sách khách mời nhưng không nắm vững thông tin
về người đó như có thể người đó đã chết hoặc mời khách cùng phu nhân nhưng thực
tế người đó đơn côi hoặc mời sai, thiếu địa chỉ, chức vụ hoặc tên, họ,…
Giấy mời1: Giấy mời phải in theo mẫu thông dụng, có quốc huy của Cộng hòa Xã hội

chủ nghĩa Việt Nam. Trong giấy mời phải ghi những nội dung sau: nhân dịp gì, ai mời,
1 Mẫu giấy mời (trang 7)

2


đại diện của khách, hình thức chiêu đãi, ngày giờ, địa điểm, trang phục cần có và yêu
cầu phúc đáp. Do đây là tiệc rượu cocktail nên giấy mời không nhất thiết phải ghi tên
người được mời. Giấy mời sẽ có nội dung sau:
Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trân trọng kính mời đại diện đại
sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việc Nam (Đối với các giấy mời khác thay Cộng hòa Pháp
bằng tên một nước khác cơ cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam hoặc đại diện tổ
chức quốc tế tại Hà Nội) tới dự bữa tiệc rượu Cooktail chào mừng quốc khánh 2/9 của
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bữa tiệc được tổ chức tại khách sạn Melia, địa
chỉ: 44 Lý thường kiệt – Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội (bắt đầu vào hồi 18 giờ
ngày 30 tháng 8 năm 2014 và kết thúc vào hồi 20 giờ cùng ngày). Rất mong quý khách
đến đúng thời gian ghi trong giấy mời. Trang phục được mặt trong bữa tiệc là trang
phục thông thường: Comple – kravat đối với nam và váy dạ hội ( hoặc váy dân tộc) đói
với nữ. Rất mong quý vị trả lời trước ngày 28/8/2014.
Để đảm bảo công tác an ninh đề nghị quý khách xuất trình giấy mời trước khi
vào cửa và xuất trình giấy mời trước khi ra về.
Bước 4: Trang trí phòng tiệc
Ở cổng vào phòng tiệc sẽ được trang trí hoa tươi và cây cảnh. Màu sắc của hoa
và cây cảnh phải nhã nhặn, tránh gây cảm giác lòe loẹt, không bày quá nhiều tránh
chật chội, phải tạo ra một không gian thoáng và sang trọng thoải mái.
Trong phòng tiệc, Bày 3 bàn cocktail xung quanh phòng theo hình vòng cung,
mỗi bàn có chiều rộng 1m, chiều dài 5 m được phủ bằng khăn trắng đã được giặt sạch
sẽ và ủi phẳng. Mỗi bàn sẽ dùng để một loại riêng. Một bàn để đồ uống, một bàn để đồ
ăn và một bàn để dụng cụ ăn uống, gồm: Khăn giấy, Hũ tăm, Dụng cụ chiêu đãi: bát,
đĩa, cốc, dĩa, dao, thìa…. Dụng cụ ăn trên bàn được sắp xếp theo quy tắc: phải trước,

trái sau, ngoài trước, trong sau, nhỏ trước, lớn sau…
• Bàn ghế cho phục vụ khách ngồi: Phía trên phòng tiệc sẽ bày 5 bộ bàn ghế để
phục vụ cho khách danh dự và khách cao tuổi. Vì đây là tiệc đứng nên trong quá trình
dự tiệc và đi lại, những vị khách cao tuổi sẽ mỏi chân, do đó phải bố trí một số bàn ghế
phía trên để khách ngồi nghỉ.
Bàn cao 1.5m, bán kính 1m, trải khăm màu trắng; ghế cao 1m (loại có kệ để
chân). Đảm bảo bàn ghế nguyên vẹn, sạch sẽ. Bộ bàn ghế ở hàng đầu tiên cách với bàn
bày thức ăn 10m. Xếp bàn ghế lệch về bên trái chiếm 2/3 diện tích của bàn bày
cocktail; bàn bày cocktail xen kẽ với nhau, khoảng cách giữa các bàn là 2m.
• Ánh sáng và âm nhạc.
Giữa phòng sẽ được treo một đèn chùm với ánh sáng nhẹ, không gây chói mắt;
ánh sáng sẽ có màu vàng nhạt, tạo cảm giác ấm cũng và sang trọng; 4 giá nến đặt ở 4
góc của phòng, mỗi giá gồm 5 ngọn nến loại lớn với ánh sáng lung linh.
Với cách trang trí sang trọng và nhẹ nhàng, thoáng đãng, phù hợp với không khí
buổi tiệc cocktail, âm nhạc cũng phải tạo nên không khí thoải mái và lãng mạn. Trong
buổi tiệc sẽ dùng nhạc nhẹ với một chiếc piano lớn màu trắng, nhạc công mặc áo
choàng dài màu trắng được bố trí gần lối đi và về 1/3 phía bên phải của bàn cocktail
sao cho mọi người khi bước vào đều có thể nhìn thấy và nghe họ chơi nhạc và có thể
khiêu vũ cùng nhạc nếu thích.
Bước 5: Chuẩn bị thực đơn và bày biện đồ ăn, đồ uống.
3


Trong bữa tiệc có nhiều loại món ăn Âu Á khác nhau. Kết hợp giữa bản sắc dân
tộc và tính hiện đại. Việc lựa chọn thực đơn xuất phát từ mục đích để khách ăn ngon
miệng và an toàn về thực phẩm. Nếu lựa chọn thực đơn không đúng khẩu vị khách
hoặc không an toàn thì bữa ăn đó coi như thất bại.
Trong bữa tiệc, thực đơn được in trên giấy và để tại bàn bày thức ăn. Có thực
đơn thì khách biết có những món ăn gì, có cần kiêng khem không. Tránh những món
ăn cấm kỵ với tín ngưỡng và tôn giáo của khách. Người theo đạo Hồi (trong đó bao

gồm số đông người của thế giới Ả Rập) không ăn thịt heo, không uống rượu bia, nhịn
ăn trong tháng Ramađan (tháng lễ trọng của người Hồi giáo). Người Hindu theo Ấn
Độ giáo không ăn thịt bò, không uống rượu bia trong tiệc chiêu đãi quốc khánh của họ.
Người do thái (Ixraen) không ăn thịt heo và tôm cua.
Món ăn yêu cầu phải gọn, vừa một miếng ăn và có gim. Món ăn dùng trong các
bữa tiệc đứng sẽ phải đáp ứng được 3 yêu cầu: nhỏ, gọn và dễ ăn; đẹp, ngon và bắt
mắt.
Để chuẩn bị cho bữa tiệc trang trọng ngày mùng 2/9 thì cần chuẩn bị lên thực đơn các
món ăn như sau:
*Món khai vị: sandwich tổng hợp, có nem các loại hoặc bánh ( bánh cream, bánh bơ
sữa ); Có thể tính cho mỗi vị khách khoảng 15- 20 miếng tùy thuộc vào sự lựa chọn của
họ. Đối với món tráng miệng cũng như món khai vị, nên đưa ra món ăn dễ quản lý, dễ ăn
và dễ dàng cắt khi dùng dao. Món khai vị thì sẽ được phục vụ lâu hơn.
*Món chính: hai món là hai món chế biến từ thịt (như là thịt bò nướng, yến xào
gia trang), một món là hải sản ( như là tôm chiên đã được bóc vỏ). Giữa hai món chính
phục vụ một cốc kem chanh nhỏ để tẩy mùi vị của món ăn trước. Để quan tâm đến
khách, ta cần chú ý hỏi thêm ai ăn kiêng để phục vụ, kể cả những người ăn chay.
Chuẩn bị những món ăn phù hợp với chế độ ăn kiêng ăn chay của khách. Dự trù trước
những món ăn xen kẽ ( như món salat).
Có hai món ăn dân tộc đặc sản của quốc gia. Giới thiệu ẩm thực Việt Nam, chế
biến các món ăn phù hợp lứa tuổi, thời tiết, không nên có các món ăn trùng lặp nhau
về nguyên liệu cũng như cách chế biến. Các món ăn dân tộc nên có cách giới thiệu cho
khách biết về nguyên liệu chế biến, cách làm và cách thưởng thức tạo cho khách sự
hứng khởi và hiểu được nét đặc sắc ẩm thực Việt Nam.
Nếu cơ quan đại diện ngoại giao không đủ điều kiện để nấu các món ăn tiếp khách
thì cần đặt các món ăn kỹ lưỡng ở khách sạn loại 1.
*Món tráng miệng: bánh, súp có thể đựng trong bát hoặc đĩa sâu lòng. Số bánh nên
tương ứng với món cà phê và món tráng miệng được phục vụ.



Thức ăn chuẩn bị cần có phương án dự phòng:

+ Cần tính đến việc thực khách thích một món nào đó xin ăn thêm hoặc do trục
trặc trong bữa tiệc cần có thay thế.

4


+ Cần tính toán lượng giấy mời phát ra và lượng khách đến dự tương đối sát,
tránh tình trạng thiếu đồ ăn và đồ uống cũng như dụng cụ phục vụ.
+ Dự trù trước những món ăn xen kẽ, nhất là món salat, có thể cho phép giải
quyết những hiệu quả bất ngờ phát sinh ngoài dự kiến.
Đây là hình thức tiệc long trọng, việc sử dụng rượu là đầy đủ và quan trọng
nhất. Hơn nữa là tiệc rượu nên chủ yếu là rượu, ít thức ăn. Ta cần tuân theo những
tập quán nhất định, tức là nên biết khi khai vị thì nên uống loại rượu nào, trong bữa
ăn chính nên dùng loại rượu vang đỏ hay trắng, loại nào thì cần ướp lạnh, loại nào
không, sau bữa ăn nên dùng loại rượu nào. Sử dụng các chuyên gia để kiểm tra chất
lượng rượu. Điều đó rất cần thiết không chỉ chứng tỏ chủ nhân là người am hiểu mà
còn hợp khẩu vị và đúng phép ăn uống.
* Rượu dùng cho khai vị: có nhiều loại, có thể dùng rượu whisky, có thể uống
nguyên chất, thường rót 1/8 cốc lớn, hoặc pha thêm soda, hoặc đá (khoảng ¼ cốc
lớn). Rượu GIN của Anh hoặc Hà Lan, có thể pha thêm tonic và vài lát chanh thái
mỏng, vang đỏ, vang trắng hoặc rượu dân tộc. Rượu nhẹ cho phụ nữ đó là
Martini,Dobonnet. Ngoài ra, khi khai vị, khách có thể uống các loại đồ uống khác như
bia, nước ngọt, nước suối. Tất cả đều phải rót ra cốc to.
* Rượu dùng trong bữa chính: Samphanh dùng vào giờ phút trang trọng nhất
của buổi tiệc để chúc tụng khách. Vang đỏ dùng khi ăn các món thịt, vang trắng dùng
khi ăn hải sản. Rượu trắng như VODKA, hoặc Mao đài của Trung Quốc, rượu sâm của
Triều tiên hoặc rượu nếp mới của ta được dùng để chúc khi bắt đầu tiệc đứng. Trong
giới ngoại giao, lời chúc rượu bắt đầu vào trước lúc ăn tráng miệng.

* Rượu dùng sau bữa ăn: sau khi dùng tráng miệng xong, mời khách dùng trà,
café. Lúc này, người ta thường mời khách các loại rượu mạnh để tiêu cơm đó. Đó là
các loại rượu có nồng độ cao như Cognac (là loại rượu sản xuất từ nho, có độ mạnh tại
vùng đất Cognac, thuộc quận Charante cũng là nơi sản xuất ra Sâmbanh vì có mùi
thơm đặc biệt nên người ta thường mời bạn bè khi chia tay để nhắc nhở người đi xa
luôn nhớ đến hương thơm của rượu quê hương nên dần dần trở thành tập quán dùng
rượu cognac để tiễn người sắp đi xa). Ngoài rượu Cognac, dùng các loại XO, Remy
Martin, Porto.
Món ăn và đồ uống sẽ luôn được bổ sung trong bữa tiệc và theo nguyên tắc món nóng
trước món nguội sau.
Công tác hậu cần.
Công tác phục vụ: đội ngũ phục vụ cần có số lượng đầy đủ, chuyên nghiệp, phục
vụ đúng lịch trình và luôn túc trực khi khách có yêu cầu cũng như đề phòng trường
hợp có sự cố hoặc thiếu sót trong bữa tiệc.
Công tác bảo vệ an ninh, trật tự: cần có một đội ngũ công an, cảnh sát bảo đảm
an ninh, trật tự cho khách ngoại giao, khai thông đường xá…
5


Công tác y tế: đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, cần có đội ngũ nhân
viên y tế cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.
Phần II.Tiếp đón khi khách tới tham dự tiệc
1.Tổ chức đón tiếp khách
Trước khi vào phòng tiếp khách phòng công tác lễ tân tổ chức một đội ngũ lễ tân
bao gồm:
- Nhân viên làm nhiệm vụ kiểm soát giấy mời của khách mời, điều này là để đảm
bảo an ninh cho tất cả những người tham gia bữa tiệc trong ngày hôm đó
- Đội ngũ lễ tân mở cửa xe cho đoàn khách khi họ vừa bước xuống sảnh khách sạn
(hoặc bãi đậu xe khách sạn)
- Nhân viên lễ tân dẫn đoàn hoặc dẫn từng người đi vào vị trí phòng tiếp khách.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đón khách ngay ở cửa phòng vào phòng tiếp
khách, còn cán bộ lễ tân của chủ tiệc đón khách từ ngoài, ngay khi khách đến, hướng
dẫn khách vào phòng tiếp khách, giới thiệu với chủ tiệc. Khi khách chính đến: vị Đại sứ,
Lãnh sự, Trưởng Đại diện các Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội, tổ chức phi chính phủ tại
Việt Nam, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Ngoại trưởng Bộ ngoại giao,....đến Thủ tướng
sẽ bắt tay chào hỏi, tặng hoa và mời khách vào phòng tiệc và bắt đầu tiệc chiêu đãi.
2.Trình tự nhập tiệc
Đúng 18 giờ ngày 30 tháng 8 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu và bắt
đầu bữa tiệc. Thủ tướng sẽ giới thiệu mục đích bữa tiệc “nhân dịp quốc khánh nước
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam… ”. Lời giới thiệu phải ngắn gọn và súc tích. Tiếp
đó Thủ tướng giới thiệu các khách mời danh dự là: : Đại diện của các cơ quan đại diện
ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam (Đại sứ quán các nước tại Việt Nam), đại diện của
các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chúc rượu: Sau lời giới thiệu, mọi người sẽ nâng ly chúc mừng. Khi nâng cốc
chúc mừng cũng nên nói ngắn gọn. Chủ tiệc sẽ là người nâng cốc đầu tiên sau đó các vị
khách mời danh dự đáp lễ. Không nên để tự do ai cũng chúc rượu.Tránh tiếng va chạm
khi cụng ly, chỉ lên chạm khẽ với nhau. Nếu cốc rượu hết hay nếu bạn kiêng rượu thì
lúc mọi người đề nghị cụng ly hãy cứ đứng lên nâng cốc cùng với mọi người để hòa
vào không khí chung.
Phục vụ các món ăn và thức uống: Nên mang lên từng món một, lượng thức ăn
không quá nhiều. Có bao nhiêu thứ thức uống thì bày bấy nhiêu loại ly lên ngay từ ban
đầu và thêm vào một ly nước lọc (chú ý phục vụ nước lọc cho khách trong suốt bữa
tiệc).
Giao tiếp trong chiêu đãi: Chiêu đãi là một dịp tốt để tất cả mọi người tham dự
trao đổi, chuyện trò. Thật tẻ nhạt và buồn chán khi mọi người đều ngại ngùng, giữ ý và
ít cởi mở trong bữa ăn. Lời khuyên đối với người đi dự chiêu đãi và giữ vẻ tự nhiên
trong giao tiếp với những người ngồi gần mình. Cố gắng tham gia vào cuộc đối thoại
của mọi người trên bàn tiệc. Muốn nói chuyện khi ăn, nên gác dao nĩa lên mép đĩa lớn.
Tuyệt đối không cần nĩa dao trong tay và ra điệu bộ khi nói chuyện. Vừa ăn vừa nói
chuyện từ tốn. Tránh nói chuyện với thức ăn trong miệng. Giao tiếp thế nào, trao đổi

cái gì? Có rất nhiều chuyện để nói, ví dụ như: Khi đến nơi chiêu đãi cần đến chào chủ
nhà và cảm ơn lời mời. Khi vào bàn tiệc, nên đến bắt tay chào hỏi những người ngồi
6


cạnh hoặc trước mặt mình, tự giới thiệu về mình để làm quen. Trong bữa ăn có thể nói
chuyện về thời tiết, khí hậu, sở thích, món ăn… Cần tránh sa vào những chuyện chính
trị phức tạp và những vấn đề có thể gây tranh cãi. Trong trường hợp gặp những vấn
đề gây tranh cãi thì đừng tham gia hoặc tìm cách lái câu chuyện sang chủ đề khác.
Cũng như lúc đến, khi kết thúc tiệc, người được mời cần đến chào, cảm ơn chủ nhà và
nói một lời khen về bữa ăn.
3. Kết thúc tiệc:
Khi bữa tiệc kết thúc, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa cảm ơn các vị khách đã
đến tham dự bữa tiệc, khẳng định bữa tiệc thành công tốt đẹp, đồng thời khẳng định
mong muốn thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước. Chủ tiệc phải
khéo léo ngừng các cuộc nói chuyện với khách và ra hiệu bữa ăn đã kết thúc bằng cách
đặt khăn ăn lên bên trái đĩa ăn.
Khi khách ra về, nhân viên lễ tân hướng dẫn khách lối ra, nhân viên trông xe sẽ
đưa xe ra ngoài cho khách và đội ngũ bảo vệ phải đảm bảo an toàn cho khách. Chú ý
khi khách ra về, để đảm bảo an ninh, khách phải xuất trình giấy mời để nhân viên bảo
vệ kiểm tra.
KẾT LUẬN
Tiệc ngoại giao có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động ngoại giao, đặc biệt là
tiệc ngoại giao nhân dịp quốc khánh – một ngày lễ trọng đại của dân tộc do nhà nước
tổ chức. Chính vì tầm quan trọng của buổi tiệc mà công tác lễ tân tổ chức phải hết sức
chú trọng. Xây dựng một đề án công tác lễ tân tốt chính là điều kiện đầu tiên để cho
hoạt động LTNG diễn ra tốt đẹp. Đặc biệt, đối với tiệc ngoại giao, một khâu quan trọng
nhưng cũng rất nhạy cảm, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến
quan hệ ngoại giao, chính vì vậy khâu chuẩn bị lại càng cần thiết chú trọng.


NHÂN DỊP QUỐC KHÁNH MÙNG 2 - 9
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
KÍNH MỜI
Ông (Bà):…………………………………………………………………….

MẪU GIẤY MỜI

Hiện đang giữ chức vụ:………………………………………………………
Đến dự tiệc chiêu đãi vào hồi 18h đến 20h thứ 6 ngày 30 tháng 8 năm 2014
tại khách sạn Melia, địa chỉ : 44 Lý thường kiệt – Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Trang phục

Xin trả lời trước

- Nam: Comple và caravat
-

(hoặc xin báo trước nếu ko dự)

Nữ: Váy dạ hội (trang phục dân tộc)
7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.
5.


Trường Đại học Luật hà Nội, khoa Pháp luật quốc tế, bộ môn Công pháp quốc tế,
tập bài giảng Lễ tân ngoại giao, 2011.
Louis Dussault. Lễ tân ngoại giao - công cụ giao tiếp (bản dịch tiếng việt), Nxb
CTQG, Hà Nội, 1999.
Nghị định số 145/2013/ NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy
định về tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen
thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài
Http:///www.stateprotocol.mofa.gov.vn
Http:///www.ngoaivudanang.gov.vn

8



×