Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phương pháp luận sử học. Tính đảng và tính khoa học trong công tác sử học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137 KB, 17 trang )

Phương pháp luận sử học

MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đất nước đang tiến hành quá độ đi lên CNXH, phát huy nền
kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế thì cần phát huy nội lực, nguồn lực
trí tuệ vá sức mạnh tinh thần của người Việt Nam. Hơn nữa khi nền kinh tế đã
có những bước tiến, có thời cơ để hội nhập, tham gia vào những tổ chức kinh tế
lớn thì nhiều vấn đề được đặt ra; phát triển kinh tế phải theo định hướng
XHCN, hội nhập với nền kinh tế hiện đại nhưng phải gìn giữ, phát huy được
truyền thống, hoà nhập với thế giới nhưng phải giữ được bản sắc dân téc. Đó là
những vấn đề lớn mà khoa học giáo dục cũng phải gánh vác một phần không
nhỏ, mà trong đó quan điểm của những nhà nghiên cứu khoa học, quan điểm của
người giảng dạy là những khâu trực tiếp giải quyết vấn đề này. quan điểm để
nhìn nhận vấn đề, để nghiên cứu khoa học đó chính là phương pháp luận khoa
học.
Nh chóng ta đã biết, phương pháp luận ra đời cùng với sự ra đời của khoa
học. Nhưng định hướng theo quan điểm nào thì đây là vấn đề luôn luôn có
những cuộc tranh cãi, thậm chí đối lập nhau. Đặc biệt trong thời đại ngày nay
khi có nhiều thể chế chính trị khác nhau, nhiều giai cấp đối kháng nhau nên
phương pháp luận cũng có nhiều định hương khác nhau. Do vậy, lấy phương
pháp luận nào làm nền tảng nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu sử học
nói riêng cũng là vấn đề được đặt ra. Phương pháp luận tư sản thì phục vụ cho
tiểu số nhưng đó là giai cấp thống trị. Phương pháp luận macxit phục vô cho đa
số dân téc, nhân loại là người lao động. Với tính chất đó ta chọn phương pháp
luận macxit làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học lịch
sử nói riêng là đúng đắn nhất vì phục vụ được lý tưởng cộng sản và còn bởi lẽ
nữa là; khoa học bao giê cũng là chân lý, mà thành tựu đó suy cho cùng là để
phục vụ con người, phục vụ sự tiến bộ của loài người nên phương pháp luận
macxit là sự lùa chọn đúng đắn nhất.

Nguyễn Thị Thuận


K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
Bên cạnh phương pháp luận chung của mọi khoa học đối với chúng ta đó là
triết học Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì phương pháp luận sử học
chúng ta còn dùa trên duy vật lịch sử – phương pháp luận sử học macxit. đồng
thời chúng ta còng khai thác di sản tư tưởng sử học của cha ông, những tinh hoa
văn hoá của nhân loại để làm cho phương pháp luận sử học được phong phú,
hoàn thiện hơn. Muốn nắm vững và vận dụng phương pháp luận macxit vào giải
quyết những vấn đề lịch sử thì trước hết phải nắm được những vấn đề cơ bản
nhất, cần thiết nhất trong công tác học tập, nghiên cứu, giảng dậy lịch sử. Đó là
các vấn đề về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, tính đảng của khoa học lịch sử,
những quan điểm, những cơ sở lý luận mácxít về phương pháp nghiên cứu lịch
sử và vấn đề phân kỳ lịch sử. Nắm được những vấn đề này trực tiếp giúp chúng
ta thu kết quả tốt, đúng trong công tác sử học và là cơ sở để tự tìm hiểu những
vấn đề khác của phương pháp luận sử học.
Trong những vấn đề cơ bản đó thì vận dụng sự thống nhất giữa tính đảng và
tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử còng là một vấn đề quan trọng dược đặt
ra cho mỗi chúng ta khi học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Vận dông nh thế nào
để đạt hiệu quả cao nhất, với nội dung nh vậy tôi đặt và giải quyết vấn đề
“phương pháp luận sử học. Tính đảng và tính khoa học trong công tác sử học”.

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học



Phương pháp luận sử học

NỘI DUNG
I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC

Phương pháp luận macxit được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử
nhưng không đồng nhất phương pháp luận với duy vật lịch sử ma theo Lênin
quan niệm rằng, phương pháp luận sử học là sù thống nhất lý luận macxit vê quá
trình lịch sử và phương phap nghiên cứu macxit quá trình đó. Trong công tác sử
học phương pháp luận đóng vai trò định hướng trong nghiên cứu nên cần đi sâu
nắm vững phương pháp luận và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác – Lênin về lịch sử.
Phạm vi nghiên cứu của phương pháp luận sử học macxit rất rộng, bao gồm
những vấn đề chủ yếu sau:
Đặc trưng của qua trình phản ánh hiện thực trong lịch sử, đặc trưng của việc
hình thành các khái niệm.
Bản chất của khái niệm lịch sử, đặc trưng của việc hình thành các khái niệm.
Các phạm trù triết học, kinh tế học và các khoa học khác có liên quan
được sử dụng trong nghiên cứu lịch sử.
Phép biện chưng cái chung cái riêng trong nhận thức lịch sử.
Những nguyên tắc lý luận của việc lùa chọn , phân tích đánh giá các nguồn tư
liệu lịch sử.
Những cơ sở khoa học, những nguyên tắc tiêu chuẩn của việc phân kỳ lịch
sử.
Tương quan giữa khách thể và chủ thể trong quá trình lịch sử.
Tính hiện đại, tính thời sự trong lịch sử.
TÝnh Đảng và tình khách quan trong sử học.
Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học.
Mối quan hệ giữa quá khứ hiện tại, mối tương quan giưa các cuộc cách mạng

xã hội hiện nay và quá trình lịch sử.

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
Những vấn đề trên phương pháp luận ta thấy gắn chặt với với vấn đề quan
điểm tư tưởng, lợi Ých của mỗi giai cấp, thể hiện rõ tính đảng và xâm nhập chi
phối mọi hoạt động khoa học của nhà nghiên cứu. Do vậy chúng ta phải xác
định một thái độ, phương pháp học tập đúng để thu kết quả tốt nhất về nhận thức
lý luận còng nh hoạt động thực tiễn của việc nghiên cứu và học tập. Muốn học
tập phương pháp luận sử học macxit phải nắm vững những kiến thức triết học
Mác – Lênin, quan điểm đường lối của Đảng , tư tưởg Hồ Chí Minh có liên quan
đến nội dung nghiên cứu. đay là điều kiện tiên quếyt để học tập tốt phương pháp
luận sử học.
Ngoài ra cơ sở triết học, quan điểm của Đảng, cần phải hiểu rõ những vấn
đề lịch sử cụ thể , sự nhận thức phải gắn với thực tiện vận dụng phương pháp
luận sử học để giải quyết những vấn đề lịch sử là yêu cầu của việc học gắn với
hành, lý luận đi đôi với thực tế từ đó chỉ ra những mặt đúng và sai lệch trong
nhận thức và phương pháp học tập và nghiên cứu
II. TÍNH ĐẢNG VÀ TÍNH KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

Tính Đảng và tính khoa học có mối quan hệ mật thiết trong nghiên cứu lịch
sử là một trong những vấn đề mấu chốt của phương pháp luận sử học .

1. Vai trò của tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử.
Khoa học phải đạt tới chân lý , phản ánh sự tồn tại khách quan của sự vật,

hiện tượng và rót ra những khái quát , lý luận . Vì đạt tớ trình độ khái quát lý
luận mới có thể nắm vững mối liên hệ quy định bản chất của sự vật , hiện tượng
trong thế giới tự nhiên và xã hội một cách chính xác và hệ thống .
Tuy nhiên , khoâ học ra đời trong điều kiện xã hội đã có sự phân chia giai cấp
, do đó trong nghiên cứu khoa học nhất là khoa học xã hội n, người nghiên cứu
bao giê cũng đứng trên lập trường , quan điểm của một giai cấp nhất định . Các
giai cấp với chính đảng là lực lượng tiêu biểu nhất của mình, bao giê cũng thể
hiện lợi Ých giai cấp trong việc nghiên cứu , nêu ra các luận điểm khoa học sau
lưng những tài liệu bao giê cũng có bóng dáng một con người cụ thể mà con

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
người Êy bao giê cũng thuộc một giai cấp , hoặc một thành viên trong cộng
đồng nhất định .
Đối với nghiên cứu lịch sử ở nước ta , việc đứng trên cơ sở chủ nghĩa MácLenin, tư tưởng Hồ Chí Minh không hề làm mất tính khoa học của việc nghiên
cứu, trái lại nó đảm bảo cho chóng ta đạt tới mục đích khoa học . Trong tình
hình hiện nay , yêu cầu này vô cùng quan trọng , khi chủ nghĩa đế quốc nóp
dưới danh nghĩa “trung lập’’ “ khách quan’’, để công kích tính đảng của khoa
học mácxit ,mà thực tế là tấn công , thủ tiêu hệ thống tư tưởng Mác- Lênin.
Quán triệt quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm của Đảng ta ,luôn coi
trọng công tác tư tưởng ,quan điểm trong nghiên cứu khoa học, khẳng định đổi
mới phải bắt đầu tờ đổi mới tư duy và nâng cao trình độ tư duy lý luận .
Tính khoa học thể hiện qua kết quả nghiên cứu sự vật hiện tượng cụ thể để đạt
tới chân lý. Tính Đảng dùa vào hệ tư tưởng, lý tưởng giai cấp. Đối với chúng ta
lấy tư tưởng cộng sản chủ nghĩa làm mục tiêu, định hướng trong việc nghiên cứu

khoa học. Khoa học không phải là sự minh hoạ, nêu một cách công thức lý
tưởng chính trị, mà phải dùa vào kết quả nghiên cứu khoa học , đi tới nắm vững
những khái niệm, quy luật và tìm ra chân lý, kết quả khoa học của việc nghiên
cứu thể hiện tính chính xác của đối tượng cần tìm hiểu. Còn việc thực hiện lý
tưởng phải trải qua thời gian lâu dài, gian khổ không thể hiện ngay, không thể
lập tức kiểm tra được. Khoa học đúng đắn, chân chính sẽ chứng minh cho lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa của chúng ta nhất định sẽ thực hiện được dù trải qua
nhiều bước quanh co thậm chí thụt lùi, song tất yếu sẽ thắng lợi.
Do đó phải chú trọng đến tính khoa học để có cơ sở vững chắc cho việc nhận
thức và việc thực hiện lý tưởng. Đồng thơi phải nắm vững tính Đảng mới đạt
đến khoa học thực sự. Triết học Mác-Lênin giúp cho những nhà nghiên cứu xác
định tính Đảng đúng đắn trong nhận thức sự phát triển lịch sử loài người và dân
téc, nhờ vậy mà nghiên cứu lịch sử đạt tính khoa học khách quan .
2. Nguyên tắc tính khoa học và tính Đảng trong nghiên cứu lịch sử.

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
a. Yêu cầu của việc xác định nguyên tắc tính khoa học và tính Đảng trong
nghiên cứu sử học.
Khoa học không phải là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc, nhưng sự
phát triển của khoa học liên quan mật thiết với các hiện tượng xã hội và phục vụ
các tầng líp hoặc một giai cấp nhất định. Mục đích cuối cùng của khoa học là
phục vụ đời sống con người. Vì vậy trong xã hội có giai cấp khoa học chịu ảnh
của giai cấp thống trị. Bất cứ nội dung của khoa học nào cũng đÒu chịu ảnh
hưởng thế giới quan, quan điểm và lợi Ých của giai cấp mà nó phụ thuộc. Nhà

khoa học thuộc giai cấp nào thường phục vụ lợi Ých của giai cấp Êy .
Trong xã hội có giai cấp cách nhìn về triết học và thế giới quan của nhà khoa
học không thể không phản ánh lợi Ých của một giai cấp nhất định và mang tính
chất của thượng tầng kiến trúc. Những nhân tố của thượng tầng kiến trúc đều
nằm bên trong của mỗi loại khoa học, bất luận đối tượng của khoa học đó là gì.
Những nhân tố này ảnh hưởng rất tới nội dung của khoa học trong trường hợp
đó là yếu tố của tư tưởng duy vật hoặc tư tưởng của giai cấp tiến bộ có lý luận
khoa học biện chứng thì sẽ giúp cho khoa học phát triển. Ngược lại, chóng sẽ
làm cản trở khoa học phản ánh chân lý khách quan, biến khoa học thật sự thành
khoa học giả. Trong trường hợp này là những tư tưởng duy tâm , siêu hình của
giai cấp phản động chống lại nhận thức hiện thực khách quan của khoa học .
Như vậy có phải trong xã hội có giai cấp không có khoa học khách quan như
những nhà lý luận tư sản đã khẳng định. Không đúng, lý luận của chủ nghĩa Mác
–Lêningiúp cho các nhà khoa học chân chính phản ánh đúng chân lý khách
quan. Bởi vì , đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, giai cấp tiến bộ nhất
trong xã hội, đại diện chân chính nhất quyền lợi, nguyện vọng của toàn thể nhân
dân lao động, nhà khoa học phản ánh đúng hiện thực khách quan, nhận thức
được quá trình phát triển của xã hội phù hợp với sự tiến bộ của lịch sử. Giai cấp
công nhân không có lợi Ých gì khác ngoài việc phát hiện và tìm hiểu sự thực
khách quan để phục vụ cho cuộc cách mạng của mình nên kiên quyết chống lại
sự xuyên tạc lịch sử mà miêu tả sự vật đúng như nó tồn tại. Trong thời đại quá

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, những người làm công tác khoa học

nhất khoát đứng trên lập trường của giai cấp vô sản nếu không sẽ không có chỗ
đứng trung lập cho chóng ta .
Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội.
Ănghen gọi quy luật đấu tranh giai cấp là quy luật vận đọng vĩ đại của lịch sử.
"Quy luật đó đối với sử học cũng quan trọng như quy luật chuyển hoá năng
lượng đối với khoa học tự nhiên"
Rõ ràng, thực tế lịch sử của xã hội có giai cấp đối kháng trước hết là lịch sử
đấu tranh giai cấp, cuộc đấu tranh đó dưới nhiều hình thức và trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Học thuyết của Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp là cái chìa
khoá để nhận thức và phản ánh một cách trung thực, khách quan bản chất của
các quá trình lịch sử .
Cuộc đấu tranh giai cấp biểu hiện dưới nhiều hình thức và nhiều mức độ khác
nhau. Biểu hiện hoàn chỉnh nhất, toàn diện và rõ rệt nhất là cuộc đấu tranh giữa
các chính đảng. Như thế tính đảng là biểu hiện tập trung của tính giai cấp, tính
đảng chặt chẽ là bạn đồng hành và là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp phát
triển cao độ. Trong xã hội có giai cấp không thể có khoa học xã hội không có
tính đảng. Lênin chỉ ra rằng: "Tính phi Đảng trong xã hội tư sản chỉ là biểu hiện
giả dối, che đậy, tiêu cực của tình trạng đứng trong đảng của bọn thống trị, đứng
trong đảng của bọn bóc lột. Tính phi đảng là tư tưởng tư sản, tính đảng là tư
tưởng xã hội chủ nghĩa."
Đối với chóng ta, “tính đảng” dùng ở đây là “tính đảng Mác xít’’ “tinh Đảng
cộng sản”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: việc học tập tinh thần chủ nghĩa Mác
– Lênin, học tập lập trường quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin là điều kiện để xây dựng tính Đảng Cộng sản chủ nghĩa trong nghiên
cứu học tập và công tác một cách sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, điều kiện của
cách mạng Việt Nam.
Tóm lại, tính khoa học thể hiện chân lý mà chúng ta cần đạt đến trong nghiên
cứu hiện thực khách quan. Còn tính đảng là biểu hiện tự giác cao nhất về nhận

Nguyễn Thị Thuận

K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
thức những quan điểm, lợi Ých của một giai cấp nhất định, ở đây là giai cấp vô
sản. Trong nghiên cứu khoa học tính đảng được thể hiện trong cuộc đấu tranh
trên nhiều lĩnh vực khác nhau để hiểu biêt chân lý, phục vụ những lợi Ých của
giai cấp vô sản một cách có ý thức. Tính ĐCS thể hiện ở việc công khai bảo vệ
lợi Ých của quần chúng nhân dân và giai cấp tiêu biểu nhất là giai cấp vô sản.
Tính Đảng macxit cho phép chúng ta nêu lên một cách khách quan đầy đủ mối
quan hệ giữa các thời kỳ và vi trí của mỗi thời kỳ trong quá trình lịch sủ.
TÝnh Đảng macxit là bản chất của phương pháp luận của nhà nghiên cứu
khoa học xã hội, đối với các nhà sử học giúp nghiên cứu phân tích một cách sâu
sắc đúng đắn lịch sử. Đó là khuynh hướng giai cấp, xã hội rõ rệt của nhà khoa
học, giúp giải quyết vấn đề được đặt ra, nghiên cứu khoa học phải phục vụ giai
câp và phải đạt được chân lý.
b. Nội dung của tính khoa học và tính Đảng Cộng sản trong sử học macxit.
Nội dung của tính khoa học là đạt được chân lý khi nhận thức hiện thực khác
quan và tuỳ thuộc vào mục tiêu yêu cầu của mỗi khoa học.
Nội dung của tính đảng rất phong phú và đa dạng, có thể nêu những nội dung
cơ bản sau:
Thứ nhất, đứng trên lập trường của giai cấp vô sản với tinh thần, mục đích,
quan điểm và trình độ của mình, giai cấp công nhân có thể và cần thiết nhìn thấy
sự thật lịch sử, không xuyên tạc bóp méo sự thật khách quan. Đó là điều kiện
quan trọng giúp các nhà sử học phấn đấu hết mình về khoa học – vì chân lý. Từ
đó nhà nghiên cứu sẽ đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác – Lênin, luôn cố
gắng tìm ra chân lý khách quan, luôn đấu tranh chống mọi biểu hiện, xu hướng
xuyên tạc lý tưởng của giai cấp công nhân, bóp méo lịch sử. Đồng thời cũng biết

tiếp thu có chọn lùa những thành tựu, di sản văn hoá của nhân loại.
Việc đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản không hề làm hạ thấp tính khoa
học, tinh thần và ý thức dân téc. Hai vấn đề tinh thần và ý thức dân téc với quan
điểm giai cấp không hề mâu thuẫn với nhau mà thống nhất với nhau trong
nghiên cứu lịch sử của chúng ta. Không có tinh thần ý thức dân téc sẽ không

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
quán triệt và vận dụng được quan điểm của giai cấp công nhân vào phương pháp
lịch sử, không có lập trường của giai cấp công nhấn sẽ không hiểu đúng lịch sử
dân téc mà còn rơi vào quan điểm chủ nghĩa dân téc tư sản, sôvanh, phản động
trái với quan điểm của giai cấp công nhân, tức không đúng với tinh thần ý thức
dân téc chân chính.
Thứ hai, vận dụng sáng tạo linh hoạt chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí minh trong nghiên cứu lịch sử. Đây là cơ sở tư tưởng, là kim chỉ nam cho
những nhà nghiên cứu lịch sử. Để vận dụng chúng ta phải năm vững những
nguyên tắc, học thuyết đó để soi sáng những sự kiện, hiện tượng đa dạng phức
tạp của lĩnh vực lịch sử cần nghiên cứu nhưng phải đi đôi với phương pháp của
nó đó là phương pháp biện chứng duy vật và lý luận về đấu tranh giai cấp.
Thứ ba, nhận thức, nắm vững quan điểm đường lối, chính sách của Đảng, nhà
nước vận dụng vào nghiên cứu lịch sử. Quan điểm đường lối của Đảng là cụ thể
hoá những nhiệm vô trong đó có khoa học vào cách mạng Việt Nam phù hợp
với từng thời kỳ. Khi nghiên cứu lịch sử cần phải tìm hiểu, sử dụng các tài liệu,
văn kiện của Đảng để vừa là tư liệu, vừa cho chung ta biết lý tưởng và nhận thức
trong từng thời kỳ cũng như cách thức giải quyết vấn đề.

Thứ tư, tính chiến đấu của khoa học lịch sử macxit-lêninnit là một trong
những biểu hiện cao nhất của tính Đảng công sản chủ nghĩa. Điều này là do tính
giai cấp của khoa học lịch sử, tính chiến đấu của nó. Tính chiến đấu của nhà sử
học macxit thể hiện ở các mặt sau: Nắm vững nguyên lý cuả chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng để nghiên cứu, tìm ra chân
lý lịch sử, chống mội hình thức xuyên tạc lịch sử, đẩy mạnh công cuộc tranh
luận khoa học để khắc phục sai lầm thiếu sót của mình, đem kết quả nghiên cứu
phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp cách mạng trong công cuộc dựng nước và giữ
nước.
Thứ năm, có tinh thần sáng tạo. Tức chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc
những di sản văn hoá nhân loại, những thành tựu nghiên cứu của nước ngoài.
Tính sáng tạo trong nghiên cứu thể hiện ở chỗdùa trên cơ sở sự kiện cụ thể, bối

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
cảnh, điều kiện đã nảy sinh ra nó, được giải thích theo quan điểm macxitlêninnit và tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu rõ những vấn đề lịch sử mỗi nước
trong sự phát triển chung, hợp quy luật. Tính sáng tạo đòi hỏi phải có tư duy độc
lập, tự chủ để tiếp cận với sự thực lịch sử, phục vụ tốt nhất cho cuộc đấu tranh
cho độc lập tự do, chủ nghĩa xã hội.
Thứ sáu, có ý thức tổ chức kỷ luật. Đảng của giai cấp vô sảnlà tổ chức tiến
nhất của giai cấp nên nó là tổ chức có kỷ luật chặt chẽ nhất. Kỷ luật cao nhất đối
với nhà sử học là luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc,của giai
cấp vô sản,phấn đấu phục vụ có kết quả cho cách mạng trong cương vị và trách
nhiệm của mình. ý thức tổ chức kỷ luật, thuộc tính của công tác nghiên cứu khoa
học, không hề ngăn cản việc nghiên cứu tự phat mà củng cố hơn sự giác ngộ
chính trị trong công tác khoa học.

3. Sù thống nhất giữa tính khoa học và tính đảng trong sử học macxit.
Các học giả tư sản luôn tuyên truyền rằng, khoa học là không thiên vị, khoa
học đứng trên các giai cấp, khoa học không có tính đảng vì khoa học là vấn đề
nhận thức chân lý khách quan, chân lý khách quan không tuỳ thuộc vào con
người, không tuỳ thuộc vào giai cấp. Trái lại, chóng ta thấy giai cấp nào cũng
nhìn hiện thực qua ống kính của giai cấp mình, không thể nào phản ánh đúng
hiện thực khách quan. Thực chất cái mà họ gọi là phi đảng đó chính là tính đảng
tư sản mà họ chỉ nói để nguỵ trang khoa học, che dấu tính đảng. Bởi vì, vai trò
lịch sử của giai cấp tư sản đã chấm dứt và bị lịch sử lên án từ lâu rồi.
Đơn cử: những nhà sử gia tư sản luôn tuyên truyền rằng phương Tây là trung
tâm của lịch sử thế giới, có sứ mệnh khai hoá văn minh cho các dân téc nhược
tiểu,chậm phát triển ở các nước phương Đông. Ngày nay ở các nước phương
Đông đã vùng dậy, những cơn bão táp cách mạng liên tiếp nổ ra ở Châu á, Châu
Phi, khu vực Mĩlatinh. Nhân dân ở đó đã và đang tìm mọi cách quét sạch chủ
nghĩa đế quốc và tự mình viết lên trang sử vẻ vang của dân téc mình. Thế mà R.
Aron, một nhà sử học chống macxit vvẫn đưa ra những lời lẽ nhằm bào chữa

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
cho những tội ác của chủ nghĩa đế quốc là khuyến khích chúng tiếp tục xâm
lược. Y nói, “phương Tây vẫn còn tin tưởng vào số mệnh của mình”.
Hay như VN bị xâm lược vào thế kỷ XIX, các sử gia tư sản nói rằng: đó là
Pháp thực hiện sứ mệnh khai hoá văn minh, dân téc VN nhỏ bé chậm phát triển,
lạc hậu tất yếu sẽ được bảo hộ bởi những dân téc văn minh,phát triển hơn. Như
thế là những nhà sử gia tư sản vẫn tiếp tục nhắm mắt trước sự thật lịch sử, tiếp

tục phủ nhận lịch sử của các dân téc khác, biện bạch cho sứ mệnh khai hoá văn
minh của chủ nghĩa đế quốc, bao biện cho tham vọng mở rộng thị trường, mở
rộng thuộc địa của giai cấp tư sản phương Tây. Trong thời cuộc đó, nhiều nhà sử
học Miền Nam cũng tấp tểnh học cách xuyên tạc và bịa đặt “lịch sử” để phục vụ
cho mụch đích “Bắc tiến” của đế quốc Mĩ nên chúng đã viết dân tọc VN là từ
Inđônêxia, Malai sang rồi Bắc tiến đụng chạm đến Trung Quốc, mục đích là
nhằm đầu độc tư tưởng “ Bắc tiến” cho thanh niên và thiếu niên.
Trong lịch sử , giai cấp nào giữ vai trò tiến bộ cách mạng thì tư tưởng của
giai cấp đó có thể phản ánh tương đối đúng nhu cầu khách quan của thế giới
hiện thực. VD, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần Pháp cuối thế kỷ XVIII
là hệ tư tưởnh tương đối tiến bộ, phản ánh tương đối đúng nhu cầu của sự phát
triển xã hội pháp lúc bấy giê. Nó là hệ tư tưởng của giai cấp tư sản trong thời kỳ
đang lên và đang có một vai trò lịch sử nhất định đối với cách mạng xã hội.
Nhưng sau khi nắm được chính quyền, giai cấp tư sản trở nên phản động, không
thừa nhận hiện thực khách quan, để bào chữa cho vai trò phi lịch sử của mình.
Do vậy Ăngghen đã chỉ ra rằng “Do tính chất của giai cấp tư sản, do điều kiện
tồn tại của chúng, chúng đã nặn ra mọi hàng hoá, nó cũng nặn ra lịch sử. Bài văn
nào được nhiều tiền nhất là bài văn nặn ra lịch sử một cách phù hợp nhất với lợi
Ých của giai cấp tư sản”.
Giai cấp vô sản với vai trò lịch sử của mình, có được thế giới quan thực sự
khoa học, chẳng những không đối lập với thế giới quan mà còn phù hợp với
chân lý khách quan. Đúng là chân lý khách quan tồn tại độc lập với ý thức con
người, do đó nó không tuỳ thuộc vào sự nhận định của giai cấp nào.

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học



Phương pháp luận sử học
Song không phải bất cứ giai cấp nào cũng có thể phản ánh đúng được thế giới
khách quan, phản ánh đúng sự tồn tại xã hội mà chỉ có thế giới quan của giai cấp
vô sản, chỉ có chủ nghiã Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử mới có khả năng nhận thức đúng đắn tồn tại xã hội.
Khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin đã tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách
mạng của giai cấp vô sản vá chứng minh về mặt lý luận sứ mệnh lịch sử của
giai cấp vô sản là giải phóng loài người khỏi xiềng xích tư hữu và bóc lột. Quy
luật củ lịch sử xã hội loài người là dần thủ tiêu chế đé bóc lột và vươn lên xã hội
không có bóc lột đó là chủ nghĩa cộng sản, làm cho xã hội loài người được hoàn
toàn tự do, “tự mình làm ra lịch sử của mình một cách tự giác”. Đó cũng là lợi
Ých và mục đích đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. thực tiễn ngày càng
chứng minh học thuyết khoa học cộng sản và thực tiễn cũng lần lượt bác bá
những thứ lý luận tư sản bao biện.
Tóm lại, lý luận của giai cấp tư sản buộc phải che dấu tính Đảng của mình vì
nó là hệ tư tưởng của giai cấp bóc lột, thiểu số người có lợi Ých mâu thuẫn với
đại đa số người bị áp bức bóc lột, còn chủ nghĩa Mac thì công khai thừa nhận
tính đảng của mình, vì nó là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi
Ých và nguyện vọng đồng nhất với lợi Ých của tất cả người lao động.
Như vậy trong sử học macxit – lêninnit, tính khoa học và tính đảng hoàn toàn
thống nhất với nhau. Đây là sự thống nhất biện chứng chứ không phải sự đồng
nhất của tính khoa học, thuộc hình thái ý thức xã hội với tính đảng thuộc hệ tư
tưởng.
Không thể nói khoa học, nhất là khoa học xã hội không có tính đảng, không
cần tính đảng, cũng không thể nói có tính đảng mà không có tính khoa học.
Theo quan diỉem của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khi đã
thâm nhập vào quần chóng sẽ trở thành sức mạnh vật chất và sẽ tạo nên một sức
mạnh phi thường vì đó là sự kết hợp tính đảng và tính khoa học.
Tuy vậy nhưng không phải tuyên bố có tính đảng hay vận dụng một cách
công thức máy móc một vài nguyên tắc của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng


Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
Hồ Chí Minh là đạt được kết quả khoa học. Phải đồng thời rèn luyện lập trường,
vận dụng sáng tạo các nguyên tắc macxit- lêninnit với trau rồi nghiệp vụ, luôn
bồi dưỡng chuyên môn khoa học.

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
KÊT LUẬN
Đã là nhà nghiên cứu khoa học thì luôn mong muốn tìm ra chân lý, đó cũng
là chức năng nhiệm vụ của khoa hoc và là tâm huyết của người nghiên cứu.
Nhưng thành tựu khoa học nghiên cứu đó phục vô ai? Phục vụ như thế nào? là
ván đề cần quan tâm- chính vì thế mà nắm vững phương pháp luận là yêu cầu
đầu tiên trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu khoa học xã hội.
Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện
nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trên nền tảng Chủ Nghĩa Mác-LêninTư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động. Trong bối cảnh đó lĩnh
vực sử học cần tiếp thu di sản sử học của tổ tiên và nhân loại để xây dựnh một
nền sử học mãcít hiện đại cũng như thống nhất được tính khoa học và tinh Đảng
là vấn đề khó khăn, phức tạp không chỉ trong nhận thức mà cả trong thực tế vận

dụng, không phải công trình nào cũng đạt được sự thống nhất Êy. Vì tính đảng
chính là tình cảm của nhà nghiên cứu sử học với sự kiện nghiên cứu. Tính khoa
học là trí tuệ nhận thức, là khối óc nghiên cứu thẳng thắn khách quan. Tính đảng
và tính khoa học chỉ thống nhất với nhau khi sự thật lịch sử được khôi phục một
cách chân thực, khách quan, đồng thời sự thật lịch sử đó phải phù hợp với quan
điểm, đường lối của đảng, phục vụ chính trị.
Như trong thời kỳ hiện nay chóng ta càng khôi phục hiện thực bức tranh lịch
sử dân téc càng phục vụ cho tuyên truyền, rèn luyện đạo đức của thế hệ trẻ bấy
nhiêu.
Nhưng không Ýt trường hợp tính đảng và khoa học mâu thuẫn với nhau khi
sự kiện lịch sử mà chúng ta khôi phục lại chưa có lợi cho chính trị thì chúng ta
không nên công bố. Chính từ sự bất cập Êy đòi hỏi chúng ta phải vận dụng một
cách linh hoạt nhưng đúng đắn sao cho không tổn hậi đến chính trị nhưng cũng
không làm mất đi thiên chức sự thật lịch sử. Trong trường hợp sự thật lịch sử
làm tổn hại đến chính trị thì nhà nghiên cứu phải tuân thủ ý thức tổ chức kỷ luật
không tuyên truyền nhưng cũng không làm sai lệch nó . Do vậy tính khoa học và

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
tính đảng là hai khái niệm không đồng nhất với nhau. ý thức xã hội bao gồm tất
cả các hình thức phản ánh thế giới hiện thực vào tư duy con người (chính trị,
pháp quyền, tôn giáo...). Còn hệ tư tưởng là toàn bộ những quan điểm phản ánh
lợi Ých căn bản của một giai cấp xã hội nhất định, vì vậy không nên đồng nhất ý
thức xã hội với hệ tư tưởng, cũng không nên đối lập nhau trong một xã hội.
Kết luận Êy cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc nêu ra vấn đề sự thống

nhất tính đảng và tính khoa học nhưng không nên đồng nhất với nhau vì đồng
nhất thì sẽ đi tới chỗ đem khoa học, nghệ thuật hoà vào chính sách trước mắt,
nhưng nếu đối lập hình thái ý thức với hệ tư tưởng thì tức là reo rắc chủ nghĩa
khách quan tư sả.
Đứng về phía những người macxit mà nói, sự phân tích khách quan nghiêm
túc nhất và lập trường của giai cấp kiên định sẽ kết hợp chặt chẽ với nhau, đó là
sự kết hợp cao độ của tính khoa và tính đảng. Quá trình của các khâu sưu tầm tài
liệu, nghiên cứu và biên soạn, tức là quá trình nghiên cứu khoa học lịch sử
không thể tách rời tính đảng, không thể không đứng trên lập trường của giai cấp
vô sản, không thể không lấy phương pháp phân tích giai cấp để xem xét giải
quyết vấn đề.
Không thể tách rời tính khoa học khỏi tính đảng và ngược lại, và làm như vậy
thì bản thân khoa học sẽ mất hiệu lực và không thể giải quyết vấn đề lịch sử
quan trọng, trái lại gắn liền tính đảng và tính khoa học sẽ làm cho hiệu quả
nghiên cứu lịch sử tăng lên.
Trong thực tiễn chúng ta thấy, xa rời tính đảng, xa rời lập trường giai cấp
công nhân thì chẳng những không hiểu những vấn đề quá khứ mà ngay cả việc
nhận định tình hình hiện tại cũng không thể đúng đắn được. Trong thời đại ngày
nay với hàng loạt các loại vũ khí huỷ diệt được chế tạo, nhieu người sinh ra bi
quan không tin vào lực lượng giai cấp và khả năng con người nữa và cho rằng
vai trò lịch sử của quần chóng trong lịch sử không còn nữa. Họ cho rằng hiện
nay chiến tranh bấm nót là quyết định, kỹ thuật hiện đại quyết định. Họ trở nên
lo sợ nguyên tử, không hiểu nổi bản chất chủ nghĩa đế quốc, xuyên tạc tính chất

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học



Phương pháp luận sử học
của chiến tranh hoặc đi đến kết luận đầy bi quan phản khoa học: như những năm
90 của thế kỷ xx khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đây là một thất bại rất lớn
song chỉ là thất bại tạm thời, sự sụp đổ của một mô hình xã hội cchủ nghĩa phạm
nhiều sai lầm, thiếu sót. Song không Ýt người tỏ ra bi quan không tin vào lý
tưởng cộng sản, đặc biệt trước âm mưu diễn biến hoà bình của chủ nghĩa đế
quốc thì tỏ ra hoang mang dao động.
Vì vậy trong công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công tấc sử học cần có
sự thống nhất giữa tính đảng và tinh khoa học mới giải quyết được vấn đề một
cách triệt để trong thực tiễn. Như nếu ta tách rời tính khoa học và tính đảng thì
không thể hiểu được trong cuộc chiến 1954-1975 làm sao ta thắng Mĩ, vì sao
một nước có 31triệu dân, kinh tế lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá liên miên lại
có thể chiến thắng một nước đế quốc có 190triệu dân, đầu sỏ hùng mạnh bậc
nhất trong chủ nghĩa đế quốc. Nếu đem so sánh tương quan lực lượng khoa học
kiểu như vậy sẽ không tránh khỏi đi đến chỗ đấu hàng Mĩ. Một số học giả tư sản
rêu rao rằng thắng lợi của ta là do dùa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, do những
điều kiện khách quan đưa lại, đó là sự xuyên tạc lịch sử.
Thực tiễn cách mạng nước ta và nhiều nước trên thế giới chứng minh rằng mọi
nghiên cứu khoa học nghiêm túc, đúng đắn phản ánh đúng hiện tại xã hội trước
hết đều xuất phát từ lập trường của giai cấp công nhân. Đồng chí Trường Chinh
đã từng căn dặn: “ Người viết sử phải phụ trách cả quá khứ, hiện tại và tương
lai, phụ trách trước Đảng và nhân dân. Nếu chúng ta viết sai, con cháu sẽ phê
bình chúng ta cũng có thể truyền cái sai cho nhân dân ta và cho cả thế giới.
Công tác sử học là công tác tư tưởng. Qua việc nghiên cứu sử học mà giáo dục
tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần chiến đấu, khắc phục khó
khăn. Đọc lịch sử người ta sẽ ngấm một cách tự nhiên, không cần phải lên lớp”.
Đây là nội dung quan trọng của sự kết hợp tính Đảng và tính khoa học trong
nghiên cứu lịch sử.

Nguyễn Thị Thuận

K17

Cao học


Phương pháp luận sử học
MỤC LỤC
Trang

Nguyễn Thị Thuận
K17

Cao học



×