Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.92 KB, 40 trang )

Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Mục lục

1. Nhượng Quyền Thương Mại
1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại
Theo định nghĩa của hiệp hội Nhương quyền thương mại quốc tế (The
International Franchise Association): “Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ được
xác lập trên cơ sở hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền liên quan tới
các khía cạnh như bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên. Bên nhận quyền hoạt động
sản xuất dưới thương hiệu, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên nhượng
quyền sở hữu hoặc kiểm soát. Và bên nhận quyền đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư vốn
vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình.”
Còn theo Điều 284 Luật Thương Mại Việt Nam 2005: “Nhượng quyền thương
mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận
quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện
sau đây:
• Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa,
tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
• Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong
việc điều hành công việc kinh doanh.
Ngoài ra còn rất nhiều những định nghĩa khác về hoạt động Nhượng quyền
thương mại. Nhưng tựu chung lại, các định nghĩa đó đều thống nhất về các điểm sau
đây:
• Chủ thể tham gia vào hoạt đông Nhượng quyền thương mại: bên nhượng quyền
và bên nhận quyền

Hợp đồng nhượng quyền thương mại



 

1


• Cơ sở pháp lý của quan hệ nhượng quyền: hợp đồng nhượng quyền thương mại
giữa hai bên
• Giao dịch giữa hai bên là giao dịch thường xuyên và lien tục trong suốt thời hạn
hợp đồng.

1.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại trước hết là một hoạt động thương mại. Điều này
khẳng định tính chất sinh lợi của hợp đồng nhượng quyền thương mại, do đó luật được
áp dụng ở Việt Nam là Luật Thương Mại 2005 và cơ quan sẽ giải quyết các tranh chấp
phát sinh là tòa án kinh tế.
Nhượng quyền thương mại phải được thực hiện thông qua một hợp đồng gọi là
hợp đồng nhượng quyền thương mại. Đây là văn bản xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể
của các bên trong giao dịch, quy định rõ những gì các bên được làm và có nghĩa vụ phải
làm.
Có thể thấy nhượng quyền thương mại có thể được áp dụng trong rất nhiều lĩnh
vực khác nhau từ thực phẩm, quần áo, giày dép, nhà hàng,… Bên nhượng quyền là bên
đang sở hữu hoặc kiểm soát một thương thức kinh doanh và các đối tượng sở hữu trí tuệ
liên quan đến việc kinh doanh. Phương thức kinh doanh ở đây được hiểu là tất cả các
yếu tố giúp cho việc điều hành kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: quy trình cung
cấp sản phẩm, dịch vụ; tiêu chuẩn về sản phẩm; chiến lược kinh doanh; chính sách
khách hàng, quảng cáo; kế hoạch đào tạo nhân viên; chế độ kế toán, kiểm toán;… Các
đối tượng sở hữu trí tuệ là một hoặc một vài hoặc tất cả các yếu tố tạo nên uy tín của
một doanh nghiệp như: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh, sơ đồ bố trí,…
Bên nhận quyền là một bên độc lập với bên nhượng quyền. Quan hệ giữa hai bên

là quan hệ hợp đồng thương mại, bên nhượng quyền phải trả phí và phải tự chịu trách
nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Phí nhượng quyền bao gồm phí ban đầu và
phí định kì. Ngoài ra bên nhận quyền còn phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác
như đóng góp vào quảng cáo, tham gia vào các hoạt động khuyến mại chung,…
2


 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


Ngoài việc chuyển giao phương thức kinh doanh và quyền sử dụng các đối tượng
sở hữu trí tuệ, bên nhượng quyền có nghĩa vụ kiểm soát, trợ giúp thường xuyên hoạt
động kinh doanh của bên nhận quyền cho đến khi hợp đồng hết hạn.

1.3. Bản chất và vai trò của nhượng quyền thương mại
Về bản chất, nhượng quyền thương mại là một hoạt động kinh doanh trong đó có
thoả thuận của hai bên (bán, mua) chuyển giao mô hình kinh doanh gắn liền với các đối
tượng sở hữu trí tuệ ... trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Với rất nhiều lợi ích mang lại cho bên nhượng quyền và bên nhận quyền, hoạt
động nhượng quyền thương mại ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của
mình.
Vì có thể giúp các doanh nghiệp nhượng quyền mở rộng hệ thống mà không cần
vốn đầu tư quá lớn để khai khác thị trường mới nên nhượng quyền thương mại là con
đường thích hợp để các thương hiệu nổi tiếng thế giới thâm nhập vào thị trường nội địa.
Đối với các doanh nghiệp nhận quyền, do được hỗ trợ từ một hệ thống kinh doanh đã
thành công nên họ có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và có thể áp dụng một
phần những kinh nghiệm này vào việc kinh doanh sau khi hợp đồng nhượng quyền kết
thúc. Hơn nữa, việc những có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường trong nước

sẽ buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới để có thể cạnh tranh được. Tất cả
những điều trên sẽ giúp làm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước.
Cuối cùng, việc có nhiều thương hiệu nổi tiếng nước ngoài xuất hiện ở thị trường
nội địa là một cách hay để quảng bá hình ảnh hội nhập quốc tế của quốc gia mình. Bằng
cách này, một quốc gia có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư
vào thị trường trong nước nhưng vẫn còn hồ nghi về tính mở của thị trường.

1.4. Phân loại các hình thức nhượng quyền thương mại
Căn cứ vào quy mô và tính phân quyền, có ba hình thức nhượng quyền thương
mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


 

3


a. Nhượng quyền thương mại sơ cấp (single franchise): là hình thức nhượng quyền
thương mại cơ bản mà bên nhận quyền được thành lập một đơn vị kinh doanh
theo phương thức nhượng quyền thương mại và không được nhượng quyền lại
cho một bên thứ ba khác.
b. Nhượng quyền thương mại thứ cấp (master franchise): là hình thức nhượng
quyền thương mại mà bên nhận quyền được phép nhượng quyền một lần nữa cho
một bên thứ ba trong phạm vi cho phép của bên nhượng quyền về số lần tái
nhượng quyền trong một khu vực. Người nhận quyền ban đầu sẽ trở thành người
nhượng quyền thứ cấp. Bên nhượng quyền đầu tiên vẫn tiếp tục được hưởng lợi
từ việc tái nhượng quyền của bên nhượng quyền thứ cấp.

c. Nhượng quyền khu vực (area franchise): là hình thức nhượng quyền thương mại
mà bên nhận quyền được phép thành lập một số đơn vị kinh doanh trong một khu
vực nhất định theo sự cho phép của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền không
được phép tái nhượng quyền.
Căn cứ vào tính chất phân phối dịch vụ, hàng hóa, có hai cách phân loại nhượng
quyền thương mại:
a. Nhượng quyền kèm phân phối: là hình thức nhượng quyền thương mại mà bên
nhận quyền phải kinh doanh dịch vụ, hàng hóa do chính bên nhượng quyền cung
cấp.
b. Nhượng quyền không kèm phân phối: là hình thức nhượng quyền thương mại mà
bên nhận quyền tự tổ chức sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo bí quyết,
công nghệ do bên nhượng quyền chuyển giao. Hoặc bên nhận quyền phải kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi bên thứ ba do bên nhượng quyền chỉ
định thông qua hợp đồng nhượng quyền.

1.5. Phân biệt nhượng quyền thương mại với hoạt động license và chuyển
giao công nghệ
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động chuyển giao công nghệ và
hoạt động license được hiểu như sau:

4


 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


• Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở Hợp đồng
chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp

luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ
hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức
công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp
thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi
nhận trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
• Hoạt động license là hoạt động chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của
quyền sở hữu công nghiệp (SHCN).
Thông qua việc phân tích bản chất của nhượng quyền thương mại và nhìn nhận
về hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động license, cho phép chúng ta đánh giá
được vài nét cơ bản về tính tương đồng và sự khác biệt giữa những hoạt động này như
sau:
1.5.1. Tính tương đồng
Thường có sự nhầm lẫn giữa chuyển giao công nghệ, hoạt động license và
nhượng quyền thương mại. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ, khi nhìn vào một hoạt động,
một quan hệ nào đó, người ta thường để ý nhiều nhất đến đối tượng của nó, trong khi đó
thì về đối tượng, cả ba hoạt động này có rất nhiều điểm tương đồng.
Như đã nói ở trên, đối tượng của Nhượng quyền thương mại là quyền thương
mại – quyền kinh doanh, mà cụ thể thì đó chính là quyền sử dụng cách thức kinh doanh
và quyền được sử dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết,… của bên nhượng quyền.
Đối tượng của hoạt động chuyển giao công nghệ là “các kiến thức tổng hợp của công
nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức
công nghệ quyền sử dụng đối với bí quyết kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật”[7], trong đó bao
hàm các đối tượng SHCN; còn đối tượng của hoạt động license là quyền sử dụng đối
với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy, cả nhượng quyền thương
mại, hoạt động chuyển giao công nghệ và hoạt động license đều có chung một phạm vi
đối tượng chủ yếu đó là quyền sử dụng các đối tượng SHCN.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại



 

5


Cũng trên cơ sở đối tượng tương đồng, thêm một lý do phái sinh nữa khiến cho
người ta càng dễ nhầm lẫn, đó là: lợi ích mà Bên nhận có được từ việc nhận quyền
thương mại, nhận công nghệ, nhận license từ Bên chuyển nhượng thường tập trung
nhiều nhất ở giá trị các đối tượng SHCN của Bên chuyển nhượng. Vì thế trong cả 3 hoạt
động nhượng quyền thương mại, chuyển giao công nghệ, chuyển giao license, các bên
đều chú ý nhiều nhất đến giá trị của các đối tượng SHCN và lẽ dĩ nhiên trong bối cảnh
đó người ta thấy các hoạt động này đều “na ná” nhau.
1.5.2. Sự khác biệt
Mặc dù có những điểm tương đồng lớn như đã nói ở trên, nhượng quyền thương
mại và hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động license vẫn có rất nhiều điểm khác
biệt với nhau:
Giữa nhượng quyền thương mại với chuyển giao công nghệ
Trước hết, về mặt tính chất của hoạt động, nếu như nhượng quyền thương mại là
phương thức mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua việc cho phép một doanh
nghiệp khác được sản xuất kinh doanh trên cơ sở uy tín, tên thương mại, công nghệ.v.v..
của Bên nhượng quyền, thì chuyển giao công nghệ lại chỉ đơn thuần là việc chuyển giao
các công nghệ để ứng dụng nó vào quá trình sản xuất.
Thứ hai, về quyền năng của bên nhận quyền đối với đối tượng chuyển giao. Khi
một doanh nghiệp nhận công nghệ, họ có quyền ứng dụng công nghệ đó để sản xuất ra
sản phẩm dưới bất kỳ thương hiệu, kiểu dáng, tên thương mại nào mà họ mong muốn.
Trong khi đó, đối với hoạt động nhượng quyền thương mại, Bên nhận quyền chỉ được
sử dụng các công nghệ mà mình nhận được để sản xuất, cung ứng các loại dịch vụ có
cùng chất lượng, hình thức và dưới nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại của Bên
nhượng quyền. Bên cạnh đó, Bên nhận quyền còn phải tuân theo sự bày trí cửa hàng,
cung cách phục vụ khách hàng, phương pháp xúc tiến thương mại của Bên nhượng

quyền. Đặc biệt, các doanh nghiệp cùng nhận quyền thương mại từ một doanh nghiệp
nhất định sẽ có mối quan hệ với tư cách là các thành viên trong cùng một mạng lưới
kinh doanh, mối quan hệ này không bao giờ hình thành giữa các doanh nghiệp cùng
nhận quyền chuyển giao công nghệ.
6


 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


Thứ ba, sự khác nhau về phạm vi đối tượng của hoạt động. Nếu như trong hoạt
động chuyển giao công nghệ, đối tượng của nó là “các kiến thức tổng hợp của công
nghệ hoặc máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ”[9],
tức là chủ yếu tập trung vào công nghệ sản xuất ra sản phẩm, quy trình sản xuất ra sản
phẩm. Trong khi đó, nhượng quyền thương mại như đã đề cập ở trên có phạm vi đối
tượng không chỉ bao gồm quy trình sản xuất mà còn cả các quy trình sau sản xuất nhằm
đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, quy trình quản lý – không chỉ giới hạn ở cơ cấu
tổ chức, chính sách kinh doanh, kiểm toán, nhân sự, thậm chí cả tiêu chuẩn cho việc
thiết kế, trang trí cửa hàng, nhà xưởng.
Thêm nữa, sự khác biệt giữa nhượng quyền thương mại và hoạt động chuyển
giao công nghệ còn nằm ở sự hỗ trợ, kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận
quyền. Trong nhượng quyền thương mại thì đây là một nội dung cốt lõi và không thể
thiếu được nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền, tuy
nhiên, trong hoạt động chuyển giao công nghệ thì về nguyên tắc, sau khi chuyển giao
công nghệ xong bên chuyển quyền sẽ không hỗ trợ gì thêm đối với bên nhận quyền và
bên chuyển quyền cũng không có quyền kiểm soát hoạt động sản xuất – kinh doanh của
bên nhận quyền.
Giữa nhượng quyền thương mại với hoạt động license

Điểm khác nhau đầu tiên là, nếu như hoạt động license chỉ dừng lại ở việc chuyển giao
quyền sử dụng các đối tượng SHCN thì ở nhượng quyền thương mại, quyền sử dụng các
đối tượng SHCN chỉ là một phần của việc chuyển giao, bên cạnh đó còn là sự chuyển
giao về cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh… Như vậy,
phạm vi đối tượng của nhượng quyền thương mại là rộng hơn nhiều so với hoạt động
license.
Thứ hai, nếu như trong hoạt động license, cái mà các bên nhận license hướng tới là nhãn
hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định hình
thức, nội dung sản phẩm, thì trong hoạt động nhượng quyền thương mại, mục tiêu mà
các bên hướng tới là nắm giữ và vận hành một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu
hàng hoá, cũng như các đối tượng khác của quyền SHCN chỉ là một bộ phận.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại


 

7


Thứ ba, nếu như sự hỗ trợ giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền trong nhượng
quyền thương mại là đương nhiên và liên tục, thì điều đó lại không có trong hoạt động
license. Sự hỗ trợ trong hoạt động license nếu có thì cũng chỉ là sự hỗ trợ ban đầu khi
chuyển giao các đối tượng SHCN.
Thêm nữa, Bên chuyển giao trong hoạt động license không có được quyền kiểm soát
đương nhiên và sâu sát như Bên nhượng quyền trong nhượng quyền thương mại. Bên
chuyển giao trong hoạt động license chỉ có được quyền kiểm soát trong trường hợp cần
thiết và trong phạm vi hẹp (vì đối tượng của hợp đồng license hẹp hơn đối tượng của
nhượng quyền thương mại).
Thông qua các điểm khác biệt cơ bản được chỉ ra ở trên cho thấy rằng, chúng ta không
thể và không được phép đánh đồng giữa hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động

license với nhượng quyền thương mại.
3. Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại – những bất cập khi xem xét trong
tính so sánh với hoạt động chuyển giao công nghệ
Nhượng quyền thương mại thực sự được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam từ khi được
quy định trong Luật Thương mại 2005. Trước đây, nhượng quyền thương mại cũng đã
phần nào được đề cập, nhưng lại “náu mình” trong hoạt động chuyển giao công nghệ
với tên gọi “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh”[10] (Xem hộp).
Hộp
Văn bản đầu tiên ghi nhận về nhượng quyền thương mại dưới cái tên “hợp đồng cấp
phép đặc quyền kinh doanh”[11] (Franchise) là Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT
do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (nay là Bộ Khoa học và công nghệ) ban hành
ngày 12/07/1999 hướng dẫn Nghị định 45/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển giao
công nghệ.
Tiếp theo Thông tư 1254, nhượng quyền thương mại lại được ghi nhận dưới cái tên “cấp
phép đặc quyền kinh doanh”[12] ở một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, đó là Nghị
định 11/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về
chuyển giao công nghệ (Nghị định này được ban hành để thay thế cho Nghị định 45 nói
trên).
8


 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


Trước khi Luật Thương mại 2005 được ban hành và có hiệu lực (01/01/2006) thì
nhượng quyền thương mại được coi như một dạng hoạt động chuyển giao công nghệ và
chịu sự chi phối của pháp luật về license và chuyển giao công nghệ[13].
Bằng các quy định tại điểm a mục 4.1.1 của Thông tư 1254 và khoản 6 Điều 4 Nghị

định 11 nói trên, nhượng quyền thương mại đương nhiên được coi là một dạng của hoạt
động chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại với những đặc điểm
riêng biệt được phân tích ở trên thì không thể xếp nó thuộc về hoạt động chuyển giao
công nghệ. Sự khiên cưỡng trong quy định của pháp luật thực định đã đưa đến những
điểm bất hợp lý so với thực tế và bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 11 thì “Bên nhận có quyền cải tiến, phát triển
công nghệ được chuyển giao mà không phải thông báo cho Bên giao biết, trừ trường
hợp trong hợp đồng chuyển giao công nghệ các Bên có thỏa thuận khác”[14]. Đối với
hoạt động chuyển giao công nghệ thì quy định này là rất hợp lý và tiến bộ, nó phù hợp
với xu hướng chung của thế giới trong việc khuyến khích phát triển công nghệ. Song
nếu áp dụng điều này cho nhượng quyền thương mại thì lại hoàn toàn mâu thuẫn với
bản chất của nhượng quyền thương mại. Cần thấy rằng, cái mà nhượng quyền thương
mại mang lại cho các bên là việc tiêu thụ tốt nhất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ dưới
cùng một tên thương mại của Bên nhượng quyền và theo một tiêu chuẩn chung về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ. Đấy là lợi ích và cũng là yêu cầu của nhượng quyền thương
mại. Do đó, trong nhượng quyền thương mại, cả hai bên nhượng quyền và nhận quyền
phải sản xuất – kinh doanh với cùng một trình độ, tiêu chuẩn về công nghệ. Việc cho
phép Bên nhận quyền tự mình phát triển công nghệ sẽ phá vỡ sự thống nhất đó, lúc đó
dĩ nhiên hoạt động nhượng quyền thương mại không còn là chính nó nữa.
Thứ hai, về thời hạn của hợp đồng chuyển giao công nghệ, Điều 15 Nghị định 11 quy
định:“Thời hạn của hợp đồng do các Bên thoả thuận theo yêu cầu và nội dung công
nghệ được chuyển giao, nhưng không quá 07 năm, kể từ ngày hợp đồng có hiệu
lực”(khoản 1). Còn Khoản 2 cho phép một thời hạn dài hơn đối với một số trường hợp
đặc biệt, nhưng cũng không được quá 10 năm. Nếu xem xét đối với các hoạt chuyển
giao công nghệ thì việc ấn định một thời hạn như vậy cũng là hợp lý. Tuy nhiên, nếu áp
Hợp đồng nhượng quyền thương mại


 


9


dụng thời hạn này cho nhượng quyền thương mại thì lại không phù hợp. Trong nhượng
quyền thương mại, bên nhận quyền sẽ phải đầu tư một khoản chi phí ban đầu khá lớn,
đó không chỉ là phần phí nhượng quyền, mà còn là các chi phí khác về cơ sở hạ tầng, về
đội ngũ quản lý, nhân viên… Bởi vì tuy vừa mới nhận quyền (được “sinh sau”), nhưng
nó lại phải có đầy đủ ngay lập tức các điều kiện tương xứng với Bên nhượng quyền để
có thể đảm bảo được tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền. Với thời hạn là 7 năm,
thậm chí trong trường hợp đặc biệt được cho phép nâng lên 10 năm thì về cả lý luận và
thực tiễn rất khó có thể đủ cho bên nhận quyền thu hồi vốn, chứ chưa nói gì đến việc có
lợi. Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nếu thời gian càng dài thì lợi ích mang
lại cho các bên càng lớn (lợi ích này không chỉ là với các bên nhận quyền mà cả bên
nhượng quyền). Vì lẽ đó nên pháp luật của các nước hầu như đều không có quy định về
thời hạn hoặc nếu có thì cũng là một khoảng thời gian rất dài[15].
Thứ ba, về đăng ký hợp đồng, theo Điều 32 Nghị định 11, hợp đồng chuyển giao công
nghệ phải đăng ký tại Bộ Khoa học và công nghệ hoặc Sở khoa học và công nghệ (tuỳ
theo mức độ phức tạp của hợp đồng). Quy định này đối với hợp đồng chuyển giao công
nghệ thì không có gì phải bàn thêm. Nhưng nếu như áp dụng cho nhượng quyền thương
mại thì lại rất bất cập. Bởi lẽ đối tượng của Hợp đồng nhượng quyền thương mại là
quyền thương mại, còn công nghệ chỉ là bộ phận hợp thành quyền thương mại. Do đó
việc đăng ký không thể thuộc cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, mà
phải là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại[16].
Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Thương mại 2005, trong đó có một mục riêng về
Nhượng quyền thương mại. Bằng việc quy định như vậy đã cho thấy nhượng quyền
thương mại thực sự là một hoạt động thương mại độc lập và có những đặc thù riêng,
không thể gán ghép dưới bất kỳ một dạng hoạt động nào khác. Để tạo điều kiện khuyến
khích hoạt động nhượng quyền trên thực tế, theo chúng tôi, cùng với Luật Thương mại
2005, Việt Nam cần hoàn chỉnh hơn nữa khung pháp lý về lĩnh vực này, trong đó cũng
nên lưu ý đến một vài vấn đề sau:


10


 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


- Loại bỏ các quy định hiện hành không còn phù hợp, đặc biệt là các quy định gán ghép
nhượng quyền thương mại vào hoạt động chuyển giao công nghệ như đã phân tích ở
trên;
- Ban hành Nghị định để chi tiết hoá Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại. Ví
dụ như vấn đề đăng ký hợp đồng nhượng quyền thì cũng cần làm rõ là nếu hợp đồng
nhượng quyền giữa một bên nước ngoài và một bên Việt Nam thì cần đăng ký ở đâu,
vấn đề trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
2.1.

Khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Theo Hiệp ước Thiết lập cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC thì,
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thoả thuận trong đó, một bên là bên nhượng
quyền cấp phép cho một bên khác là bên nhận quyền khả năng được khai thác một
“quyền thương mại” nhằm mục đích xúc tiến thương mại đối với một loại sản phẩm
hoặc dịch vụ đặc thù để đổi lại một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản tiền nhất
định.
Hợp đồng này phải quy định những nghĩa vụ tối thiểu của các bên, liên quan đến: việc
sử dụng tên thông thường hoặc dấu hiệu của cửa hàng hoặc một cách thức chung; việc
trao đổi công nghệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền; việc tiếp tục thực hiện

của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong việc trợ giúp, hỗ trợ thương mại
cũng như kỹ thuật trong suốt thời gian hợp đồng nhượng quyền thương mại còn hiệu
lực.
2.2.

Khái niệm về quyền thương mại

Theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP về nhượng quyền thương mại thì,
Quyền thương mại bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến
hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


 

11


nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu
kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại
chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp
đồng nhượng quyền thương mại chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp
đồng phát triển quyền thương mại.
2.3.


Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hình thức hợp đồng nhượng quyền thương mại:
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương.
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại:


Nội dung của quyền thương mại.



Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.



Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.



Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.



Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.



Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.


Ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp
nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền
thương mại do các bên thoả thuận.
Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
- Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong
các trường hợp do pháp luật quy định.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:
12


 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


- Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp
các bên có thoả thuận khác.
- Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao
quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ.
Chuyển giao quyền thương mại:
1. Bên nhận quyền được chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền
khác khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định;
b) Được sự chấp thuận của Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình (sau
đây gọi tắt là Bên nhượng quyền trực tiếp).
2. Bên nhận quyền phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thương
mại cho Bên nhượng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn

bản yêu cầu của Bên nhận quyền, Bên nhượng quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời
trong đó nêu rõ:
a) Chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền;
b) Từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền theo các lý do do
pháp luật quy định.
Trong thời hạn 15 ngày nêu trên, nếu Bên nhượng quyền trực tiếp không có văn bản trả
lời thì được coi là chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền.
3. Bên nhượng quyền trực tiếp chỉ được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của
Bên nhận quyền khi có một trong các lý do sau đây:
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự
kiến nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
b) Bên dự kiến nhận chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên
nhượng quyền trực tiếp;
c) Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống
nhượng quyền thương mại hiện tại;

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


 

13


d) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ
của Bên nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
đ) Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhượng quyền trực tiếp,
trừ trường hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa
vụ đó thay cho Bên nhận quyền.
4. Bên chuyển giao quyền thương mại mất quyền thương mại đã chuyển giao. Mọi

quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thương mại của Bên chuyển giao được chuyển cho
Bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại:
1. Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại
trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
2. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương
mại trong các trường hợp sau đây:
a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương
đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc
kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy
tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo
bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
2.4.

Các nội dung cơ bản của một hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền
thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thương mại.

14


 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại



2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền. (được quy định cụ thể tại điều 286, 287
– Luật Thương mại 2005)
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền. (được quy định cụ thể tại điều 288, 289 –
Luật Thương mại 2005)
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
3. Các văn bản pháp lý điều chỉnh
3.1.

Các nguồn luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Việt Nam hiện là một trong khoảng 33 quốc gia trên thế giới có hệ thống quy phạm
pháp luật riêng biệt để điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại. Các quy định
pháp luật riêng biệt về nhượng quyền thương mại hiện hành được ghi nhận tại:
- Luật Thương Mại 2005 (mục 8 – chương VI)
- Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/2/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Công thương hướng dẫn đăng
ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 17/11/2008 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về việc quy
định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương
mại.
3.2.

Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại

• Khái niệm: Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại là một trong 4 công cụ chủ

yếu dùng để điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới.
(1. Sử dụng thống đăng ký nhượng quyền thương mại;
2. Sử dụng Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại;
3. Điều chỉnh thông qua việc hướng dẫn trách nhiệm thực thi của Bên nhượng
quyền và Bên nhận quyền;
Hợp đồng nhượng quyền thương mại


 

15


4. Điều chỉnh thông qua việc đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên
liên quan)
• Chủ thể có nghĩa vụ cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại
- Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản giới thiệu nhượng quyền thương
mại cho Bên nhận quyền bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho
Bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng
nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác.
- Nếu là quyền thương mại chung thì Bên nhượng quyền thứ cấp còn phải cung cấp
cho bên dự kiến nhận quyền bằng văn bản các nội dung như:
+ Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình;
+ Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
+ Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp
chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.
- Các nội dung bắt buộc của Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ
Công thương quy định và công bố (tại Phụ lục III Thông tư 09).
Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại phải được đăng ký với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.

Nếu nhượng quyền từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại thì đăng ký tại Bộ
Công thương; nhượng quyền thương mại nội địa thì đăng ký với Sở Công thương.
• Các thông tin bắt buộc: Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại cần phải chứa
đựng các vấn đề chủ yếu đó là:
1. Thông tin chung về Bên nhượng quyền;
2. Thông tin về quyền sở hữu trí tuệ;
3. Thông tin cụ thể về Bên nhượng quyền;
4. Chi phí ban đầu mà Bên nhận quyền phải trả;
5. Các nghĩa vụ tài chính khác của Bên nhận quyền;
6. Đầu tư ban đầu của Bên nhận quyền;

16


 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


7. Nghĩa vụ của Bên nhận quyền phải mua hoặc thuê những thiết bị để phù hợp với
hệ thống kinh doanh do Bên nhượng quyền quy định;
8. Nghĩa vụ của Bên nhượng quyền;
9. Mô tả thị trường của hàng hóa/dịch vụ được kinh doanh theo phương thức
nhượng quyền thương mại;
10. Hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu;
11. Thông tin về hệ thống nhượng quyền;
12. Báo cáo tài chính của Bên nhượng quyền;
13. Phần thưởng, sự công nhận sẽ nhận được hoặc tổ chức cần tham gia.
• Các hậu quả pháp lý
Các hậu quả pháp lý bất lợi mà Bên nhượng quyền phải gánh chịu liên quan đến

nghĩa vụ cung cấp bản giới thiệu nhượng quyền thương mại đó là:
1, Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu Bên nhượng
quyền vi phạm nghĩa vụ cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại;
2, Bị xử phạt vi phạm hành chính nếu thông tin trong Bản giới thiệu nhượng quyền
thương mại là không trung thực;
3, Bồi thường thiệt hại trong trường hợp có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật
chất của tổ chức, cá nhân liên quan.

3.3.

Vai trò của bản giới thiệu nhượng quyền thương mại

Các khảo cứu cho thấy pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại trên
thế giới đều thông qua bốn loại công cụ: 1, Sử dụng thống đăng ký nhượng quyền
thương mại; 2, Sử dụng Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại; 3, Điều chỉnh
thông qua việc hướng dẫn trách nhiệm thực thi của Bên nhượng quyền và Bên nhận
quyền (Luật về quản lý hoạt động nhượng quyền); 4, Điều chỉnh thông qua việc đưa
ra cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan[4].

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


 

17


Trên cơ sở sử dụng đơn lẻ hoặc sử dụng kết hợp các loại công cụ này, 33 quốc gia có
luật riêng về nhượng quyền thương mại xây dựng luật này theo một trong chín mô
hình sau đây[5]:

2. Luật về Bản giới
1. Luật về Bản

thiệu nhượng quyền

giới thiệu nhượng

thương mại & Luật

quyền thương mại

về đăng ký nhượng
quyền

4. Luật về Bản
giới thiệu nhượng
quyền thương mại,
Luật về đăng ký
nhượng quyền &
Luật về quản lý
hoạt động nhượng
quyền

3. Luật về Bản giới thiệu
nhượng quyền thương
mại & Luật về quản lý
hoạt động nhượng quyền

5. Luật về Bản giới
thiệu nhượng quyền

thương mại, Luật về
quản lý hoạt động
nhượng

quyền

&

6. Luật về đăng ký
nhượng quyền

Luật về giải quyết
tranh chấp

9. Mô hình kiểu Mỹ
(Ở Liên Bang có Luật về
Bản giới thiệu nhượng
7. Luật về quản lý
hoạt động nhượng
quyền

8. Luật về đăng ký

quyền thương mại. Ở

nhượng

&

Liên Bang và hầu hết


Luật về quản lý hoạt

các Bang có Luật về

động nhượng quyền

quản

quyền



hoạt

động

nhượng quyền. Ở 14
Bang có Luật về đăng ký
nhượng quyền)

18


 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


Như vậy có thể thấy, nếu tính cả Mỹ (ở cấp độ Liên bang) thì có tới 2/3 mô hình có

sử dụng Luật về Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại để điều chỉnh hoạt động
nhượng quyền. Thực tế là 26/33 quốc gia có pháp luật nhượng quyền thương mại
đều sử dụng Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại như công cụ trung tâm để
điều chỉnh hoạt động này. Tầm quan trọng của Bản giới thiệu nhượng quyền thương
mại còn được thấy rõ khi trong nỗ lực xây dựng luật mẫu về nhượng quyền thương
mại thì UNIDROIT (Viện quốc tế về thống nhất pháp luật tư của Liên Hợp Quốc) đã
chỉ tạo ra “Luật mẫu về Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại”.
Không quá khó để lý giải nguyên nhân của việc “trọng dụng” Bản giới thiệu nhượng
quyền thương mại hơn ba công cụ còn lại (đăng ký, điều chỉnh việc quản lý hoạt
động nhượng quyền và quy định các giải pháp giải quyết tranh chấp) trong điều
chỉnh nhượng quyền thương mại. Hai trở ngại lớn cho việc duy trì và phát triển quan
hệ nhượng quyền thương mại là sự bất cân xứng về quyền lực và thông tin giữa Bên
nhượng quyền và Bên nhận quyền, trong đó Bên nhận quyền ở phía bất lợi. Hầu hết
các nhà lập pháp, lập quy và học giả trên thế giới đều tin rằng Bản giới thiệu nhượng
quyền thương mại chính là công cụ hữu ích giúp giải quyết sự bất cân xứng về mặt
thông tin – một điều tối quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững hệ thống
nhượng quyền. Giáo sư Andrew Terry (Australia) – một chuyên gia pháp lý hàng
đầu trong lĩnh vực nhượng quyền, khẳng định “không nghi ngờ gì nữa, Bản giới
thiệu nhượng quyền thương mại chính là chìa khóa để cải cách hoạt động nhượng
quyền”[6]. Cũng trên quan điểm đó, Ủy ban tư vấn về thực tiễn thương mại của Úc
cho rằng: Luật về Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại là “nền tảng cốt lõi cho
hoạt động nhượng quyền và phù hợp với thực tiễn thương mại”[7].
3. Về Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật
Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật các nước
3.1. Về chủ thể có nghĩa vụ cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Bên nhượng quyền có trách
nhiệm cung cấp bản giới thiệu nhượng quyền thương mại cho Bên nhận quyền bản
giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho Bên dự kiến nhận quyền ít
Hợp đồng nhượng quyền thương mại



 

19


nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu
các bên không có thỏa thuận khác. Nếu quyền thương mại là quyền thương mại
chung thì Bên nhượng quyền thứ cấp còn phải cung cấp cho bên dự kiến nhận quyền
bằng văn bản các nội dung như: Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền
thương mại cho mình; Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp chấm
dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung[8].
Các nội dung bắt buộc của Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Công
Thương quy định và công bố (tại Phụ lục III Thông tư 09). Thêm vào đó, Bản giới
thiệu về nhượng quyền thương mại phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Cụ thể là nếu nhượng quyền từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại
thì đăng ký tại Bộ Công Thương, nhượng quyền thương mại nội địa thì đăng ký với
Sở Công Thương.
Không chỉ là trách nhiệm của Bên nhượng quyền, theo quy định của pháp luật Việt
Nam thì Bên nhận quyền cũng có nghĩa vụ cung cấp cho Bên nhượng quyền các
thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao
quyền thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền[9].
Quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan tới việc nhượng quyền thương mại
thuộc cả Bên nhận quyền là khá đặc biệt nếu so sánh với các nước. Hiện tại chỉ có
Việt Nam và Rumany quy định về vấn đề này (Rumany yêu cầu Bên nhận quyền có
trách nhiệm cung cấp thông tin về vấn đề quản trị và khả năng tài chính cho Bên
nhượng quyền). Trước đây Trung Quốc cũng có quy định nghĩa vụ này của Bên
nhận quyền, nhưng điều này đã được bãi bỏ trong luật mới về nhượng quyền năm
2007.

3.2. Về các thông tin bắt buộc và các hậu quả pháp lý liên quan tới Bản giới thiệu
nhượng quyền thương mại
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Bản giới thiệu nhượng quyền
thương mại cần phải chứa đựng các vấn đề chủ yếu đó là: 1, Thông tin chung về Bên
nhượng quyền; 2, Thông tin về quyền sở hữu trí tuệ; 3, Thông tin cụ thể về Bên
20


 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


nhượng quyền; 4, Chi phí ban đầu mà Bên nhận quyền phải trả; 5, Các nghĩa vụ tài
chính khác của Bên nhận quyền; 6, Đầu tư ban đầu của Bên nhận quyền; 7, Nghĩa vụ
của Bên nhận quyền phải mua hoặc thuê những thiết bị để phù hợp với hệ thống
kinh doanh do Bên nhượng quyền quy định; 8, Nghĩa vụ của Bên nhượng quyền; 9,
Mô tả thị trường của hàng hóa/dịch vụ được kinh doanh theo phương thức nhượng
quyền thương mại; 10, Hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu; 11, Thông tin về
hệ thống nhượng quyền; 12, Báo cáo tài chính của Bên nhượng quyền; 13, Phần
thưởng, sự công nhận sẽ nhận được hoặc tổ chức cần tham gia[10].
Pháp luật Việt Nam cũng định rõ các hậu quả pháp lý bất lợi mà Bên nhượng quyền
phải gánh chịu liên quan đến nghĩa vụ cung cấp bản giới thiệu nhượng quyền thương
mại đó là: 1, Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu Bên
nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương
mại[11]; 2, Bị xử phạt vi phạm hành chính nếu thông tin trong Bản giới thiệu
nhượng quyền thương mại là không trung thực[12]; 3, Bồi thường thiệt hại trong
trường hợp có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân
liên quan[13].
3.3. So sánh các quy định về Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại trong pháp

luật Việt Nam với pháp luật các nước[14]
Về thời hạn tối thiểu phải cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại cho
Bên nhận quyền trước ngày ký kết hợp đồng
Số ngày trước khi ký kết hợp đồng
hoặc thanh toán

Không quy định rõ

Quốc gia

Indonesia, Japan, Kazakhstan,
Romania

Không yêu cầu

Russia

“tốt nhất là trước khi ký hợp đồng”

Sweden
Hợp đồng nhượng quyền thương mại


 

21


5


Korea

10

Brazil, Malaysia, Taiwan, USA

14

Australia, Canada, Luật mẫu
của Unidroit

15

Việt nam, Italy

20

China, France, Spain

30

Belgium, Mexico

Về nghĩa vụ cung cấp Bản giới thiệu bắt buộc theo mẫu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền
Bản giới thiệu bắt
Quốc gia

buộc theo mẫu của cơ
quan nhà nước có

thẩm quyền

Việt nam, Australia, Brazil, Canada, Malaysia,
USA

Bắt buộc

Belgium, China, France, Korea, Indonesia,
Italy, Japan, Kazakhstan, Lithuania, Mexico,
Romania, Russia, Spain, Sweden, Taiwan, Luật

Không

mẫu của Unidroit
Về cảnh báo, lời khuyên cần có trong Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại dành
cho Bên nhận quyền

22


 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại


Cảnh
Quốc gia

báo/lời


khuyên dành cho
Bên nhận quyền

Việt nam, Australia, Canada, USA



Belgium, Brazil, China, France, Indonesia, Italy,
Japan, Kazakhstan, Korea, Lithuania, Malaysia,
Mexico, Romania, Russia, Spain, Sweden, Taiwan,

Không

Luật Mẫu của Unidroit
Về nghĩa vụ tiếp tục cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại sau khi đã
ký kết hợp đồng
Tiếp tục cung cấp Bản giới
thiệu nhượng quyền thương

Quốc gia

mại sau khi đã ký kết hợp
đồng

Việt nam, Australia, China



Belgium, Canada, France, Indonesia,
Italy, Japan, Kazakhstan, Lithuania,

Mexico,

Romania,

Russia,

Spain,

Không

Sweden, Taiwan, USA, Luật mẫu của
Unidroit
Về các thông tin cần có trong Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại
Các thông tin cần có trong Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại về cơ bản được
chia làm hai loại: thông tin trong hợp đồng (được ghi nhận trong hợp đồng nhượng
quyền) và thông tin ngoài hợp đồng.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại


 

23


Các thông tin trong hợp đồng

Phí và phương thức

Việt nam, 13 quốc gia


thanh toán

khác và Unidroit

Hạn chế về nguồn
cung cấp sản phẩm,
dịch vụ

Nghĩa vụ của Bên
nhận quyền

11 quốc gia

Việt
6 quốc gia

nam,

14

quốc gia khác và

Nghĩa vụ của Bên

Việt nam, 7 quốc gia

13 quốc gia và

nhượng quyền


khác

Unidroit

Quyền sở hữu trí tuệ

Việc tham gia vào
hoạt động kinh doanh
nhượng quyền
Gia

hạn/kết

thúc/chuyển giao hợp
đồng/giải quyết tranh


 

khác và Unidroit

7 quốc gia

Unidroit

Phạm vi hoạt động

24

Việt nam, 9 quốc gia


Không

Việt nam, 11 quốc gia
khác và Unidroit
Việt nam, 12 quốc gia
khác và Unidroit

9 quốc gia

8 quốc gia

Việt nam và 4 quốc

16 quốc gia và

gia khác

Unidroit

Việt nam, 13 quốc gia
khác và Unidroit

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

7 quốc gia


chấp
Các điều kiện hợp


Việt nam, 8 quốc gia

đồng khác

khác và Unidroit

12 quốc gia

Các thông tin ngoài hợp đồng

Thông

Không

tin/kinh

nghiệm/việc kiện tụng

Việt nam, 16 quốc gia

của

khác và Unidroit

Bên

Nhượng

4 quốc gia


quyền

Chi phí ban đầu

Hỗ trợ tài chính

Các hợp đồng liên
quan

Hệ

Việt nam, 9 quốc gia
khác và Unidroit

5 quốc gia và Unidroit

11 quốc gia

Việt nam và 15
quốc gia khác
Việt

2 quốc gia

nam,

18

quốc gia khác và

Unidroit

thống

nhượng

quyền hiện tại

Việt nam, 14 quốc gia
khác và Unidroit

6 quốc gia

Không gia hạn/chấm
dứt/chuyển giao hợp

Việt nam, 10 quốc gia

đồng/mua

khác và Unidroit

lại/ngừng

10 quốc gia

hoạt động

Hợp đồng nhượng quyền thương mại



 

25


×