Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Lập phương án xuất khẩu cao su sang thị trường trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.62 KB, 43 trang )

Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

1


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

Lời Mở Đầu
Thế kỉ XXI, thế kỷ của công nghiệp hóa hiện đại hóa, từ đó mở ra cả một kỷ
nguyên mới về khoa học-kĩ thuật-công nghệ, đưa con người đến gần hơn với kho tàng
kiến thức vô tận của nhân loại cũng như tiếp cận sâu hơn những điều kì bí từ thế giới
bên ngoài. Hơn cả đó là thế kỷ của kết nối, của cộng hưởng và hòa nhập giữa con người,
xã hội và giữa các nền kinh tế trên toàn thế giới. Điều đó làm cho nền kinh tế thế giới trở
thành một chỉnh thể thống nhất trong mối quan hệ chặt chẽ của mỗi quốc gia. Xu hướng
quốc tế hóa đặt ra một vấn đề tất yếu khách quan: Mỗi quốc giá phải mở cửa thị trường
thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực nhằm phát
triển nền kinh tế của mình, tránh tụt hậu so với các nước khác.
Trước quá trình hội nhập, phát triển lan rộng và mạnh mẽ toàn cầu, Việt Nam đã và
đang không ngừng khẳng định những bước tiến mới, thế mạnh mới nhằm tạo được
thương hiệu, tiếng vang cũng như vị thế vững chắc trên đấu trường quốc tế. Năm 2007
là một năm đánh dấu một mốc son quan trọng với nước ta đặc biệt khi Việt Nam đã gia
nhập WTO, đó vừa là cơ hội tốt, đầy tiềm năng cũng vừa là thách thức mới đối với nền
kinh tế đang phát triển như nước ta.
Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng đổi mới hệ thống chính sách để
phát triển kinh tế cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong đó ngoại
thương là một ngành không thể thiếu được trong hệ thống chính sách đó. Ngoại thương
có vai trò quan trọng và lâu dài vì: mỗi một quốc gia cũng giống như cá thể không thể
tồn tại và phát triển mà không có các mối quan hệ. Ngoại thương phát triển mới tạo điều
kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, nó khuyến khích mở rộng phạm vi tiêu dùng
của một quốc gia, nó là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển
nhanh và bền vững.Vì vậy mà ngoại thương là một trong những ngành được. Nhà nước


ta khuyến khích đẩy mạnh trong nền kinh tế. Hay nói cách khác hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế tạo ra nguồn thu đáng kể về mọi mặt mà còn tạo
2


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

điều kiện cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm qua,xuất khẩu cao su tự nhiên Viêt Nam liên tục đạt được những kỉ
lục mới về cả diện tích trồng sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu,vượt cả mục tiêu
của chính phủ đến năm 2015.Cao su Việt Nam được xuất khẩu với các chủng loại khác
nhau tới rất nhiều các thị trường như Trung Quốc,Ấn Độ,Malaysia,Đức,Hàn
Quốc...Theo dự báo trong những năm tới,lượng cầu cao su vẫn tiếp tục tăng đây là động
lực để ngành cao su phấn đấu hơn nữa,giành thị phần trên thế giới.
Cao su không chỉ là loại cây có giá trị kinh tế cao mà còn lợi đưa lại lợi ích xã hội rất
lớn.Những năm qua,ngành cao su đã mang lại cho Việt Nam hàng tỷ đô la Mỹ từ hoạt
động xuất khẩu,giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động góp vào ngân sách nhà
nước,cũng có ý nghĩa lớn trong công việc xóa đói giảm nghèo.Ngoài ra cây cao su còn
có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc cân bằng sinh thái,tạo cảnh quan môi trường.Với
những lợi ích mà cây cao su mang lại , Đảng và nhà nước luôn xác định đây là loại cây
chủ lực trong phát triển kinh tế,xã hội bên cạnh một số loài cây công nghiệp khác như cà
phê,điều....
Với bước đột phá ngành cao su Việt Nam đã khẳng định vị thế là nước thứ 3 về lượng
xuất khẩu trên thế giới vượt qua cả Malaysia. Trên 80% sản lượng cao su được xuất
khẩu, trong đó thì xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 70% tổng giá trị
xuất khẩu.Thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn, một nền kinh tế đứng thứ 2 thế
giới, nhu cầu cao su tự nhiên số 1 thế giới. Nhưng một đặc điểm ở thị trường này là yếu
tố chi phí-giá cả là quan trọng, họ nhạy cảm với giá. Do đó giá là 1 yếu tố dùng để cạnh
tranh tốt ở thị trường này Cao su Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là cao su thô
dạng khối, giá trị gia tăng tạo ra không cao Ngành cao su Việt Nam cũng đã nhận ra

được sựquan trọng về đầu tư về chất lượng, nâng cao công nghệ chế biến, chuyển sang
sản xuất các loại cao su có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Vì vậy,nhóm em đã chọn đề tài “Lập phương án xuất khẩu cao su sang thị
trường Trung Quốc”. Nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy Đoàn Trọng Hiếu đã giúp
đỡ bọn em hoàn thành tốt đồ án này!!!
3


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

CHƯƠNG: 1

GIỚI THIỆU CÔNG TY
1.1.Giới thiệu về công ty
 Công Ty TNHH Cao Su Dầu Tiếng
 Tên giao dịch quốc tế: Dau Tieng Rubber Limited Liability Company
 Tên viết tắt:VIRUCO
 Địa chỉ:125/11 Nguyễn Cửu Vân,Phường 17, Quận Bình Thạch, TP Hồ Chí Minh
 Mã số thuế: 0302910157
 Điện Thoại: (08) 399 01548 - 399 03088
 Fax : (08) 399 03499
 Email:
 Website:http://www. viruco.com
 Thị trường: trong nước và quốc tế
Lịch sử hình thành công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn cao su Dầu Tiếng được thành lập năm 2003 đặt
trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302910159 do Sở Kế Hoạch và Đầu
Tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 06/03/2003
Là đơn vị sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên có uy tín với số lượng hàng

lớn,đầy đủ chủng loại do các nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam cung cấp đến với
thị trường khắp các châu lục.Công ty còn có thể cung cấp các sản phẩm cao su
thiên nhiên do Thái Lan,Malaysia,Cambodia sản xuất.
Công ty là thành viên chính thức của:
Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) từ năm 2003
Hiệp Hội Cao Su Việt Nam (VRA) từ năm 2005
Hội doanh nhân trẻ (YBA) từ năm 2005
4


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

Câu lạc bộ doanh nghiệp xuất khẩu Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2012
Với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm và hiễu biết chuyên sâu trong lĩnh vực
kinh doanh Thương mại,có trình độ chuyên môn cao luôn đươc học tập và đào tạo một
cách khoa học ,công ty ngày càng đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường trong nước
và các khách hàng Quốc tế.
Nhà máy chế biến của công ty
Nhà máy Công ty trách nhiệm hữu hạn Dầu Tiếng được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh
Bình Phước cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyên ngành chế biến cao
su thiên nhiên vào ngày 24 tháng 4 năm 2003,trụ sở chính tọa lạc tại ấp Hòa Vinh,xã
Thành Tâm,huyện Chơn Thành,tỉnh Bình Phước với diện tích 87.000 m 2 . Day chuyền
sản xuất sản phẩm SVR 3L,SVR10 và RSS hiện đại được thiết kế theo công nghệ
Malaysia do Công Ty Cơ Khí Cao Su – đơn vị có quy mô và uy tín lớn nhất trong lĩnh
vực máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất nguyên liệu cao su tại Việt Nam-thực hiện
với công suất 1.500 tấn/tháng.
Với sự hợp tác chặt chẽ của các đối tác cung cấp nguyên liệu (mủ cao su thiên nhiên)
có uy tín tại địa phương,thông qua hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nội
bộ.Công ty sản xuât ra các sản phẩm có chất lượng ổn định,được thị trường Châu
Âu,Trung Quốc,Hồng Kông...cũng như thị trường nội địa chứng nhận trong thời gian

qua
Lĩnh vực hoạt động
Mua bán, xuất khẩu cao su thiên nhiên các loại
Mua nguyên liệu để gia công các sản phấm cao su
Cung cấp cao su thiên nhiên cho các nhà sản xuất
5


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

1.2 Sơ đồ tổ chức công ty

+ Hội đồng quản trị
là bộ phận quản lý công ty, đề ra cách thực hiện đường lối chính sách phát triển mà
hội đồng cổ đông đã vạch ra
+ Ban giám đốc
giải quyết các công việc hàng ngày của công ty, định hướng các phòng ban đi theo kế
hoạch phát triển của công ty.
+ Phòng kinh doanh
Lên kế hoạch và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường ; nghiên cứu xu
hướng phát triển thị trường đối thủ cạnh tranh , nhà cng cấp , các hướng phát triển công
nghệ.
+ Phòng kế toán
Tham mưu giúp TGĐ trong công tác huy động và phân phối vật tư , tiền vồn theo
6


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Phòng kĩ thuật
Lập dự toán, triển khai các hợp đồng, lập dự trù vật tư , cung cấp toàn bộ thông số kĩ
thuật , bản vẽ chế tạo cho xưởng . Lập quy trình chế tạo và kiểm tra sản phẩm. Thiết kế
sản phẩm, dự tính vật tư , dự toán giá thành , lập quy trình chế tạo và kiểm tra chất
lượng sản phẩm .
Báo cáo các vấn đề có liên quan đến chất lượng , tiến độ và an toàn trong các dự án
hụ trách , tiếp xúc trực tiếp với khách hàng khi triển khai dự án.
+ Phòng vật tư và thiết bị
Nghiên cứu theo dõi thu thập thông tin thị trường vật tu để nắm đực các thông tin thị
trường và các xu hướng biến động giá cả.
Lập và thường xuyên cập nhật để bổ sung danh sách các nhà cung cấp trong và ngoài
nước , giữ mối quan hệ với các nhà cung cấp để nắm được các sản phẩm , dịch vụ họ có
thể cung cấp.
Quản lí thiết bị trong xưởng: lập hồ sơ bảo dưỡng , sửa định kì các máy móc công
cụ , thiết bị đo lường và thiết bị vận chuyển , lập biên bản sự cố thiết bị
Quản lí kho vật tư và nhạn hàng từ phòng vật tư theo đúng yêu càu phòng kĩ thuật
đưa ra.

1.3 Sản phẩm của công ty
 Cao su SVR 3L, SVR10
-Tiêu chuẩn áp dụng:
Tiêu chuẩn quốc gia của SVR (TCVN 3769:2004)
Được chế biến dưới dạng khối (cốm) từ mủ nước vườn cây và mủ tạp như là mủ chén
mủ đông
-Trọng lượng và kích cỡ:
Được ép thành bành hình chữ nhật
Kích cỡ 670-330-170 (mm)
7



Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

Cân nặng từ 33.5-35 kg ( ±5%)
- Ứng dụng của sản phẩm:
Thích hợp cho các sản phẩm đòi hỏi tính đàn hồi cao,chịu mài mòn cao và đọ bền cao
như lốp xe,dây đai,dây cáp điện...
-Yêu cầu kỹ thuật:
Phải phù hợp với các giới hạn tiêu chuẩn được quy định cụ thể như sau

Tên chỉ tiêu

Loại
SVR 3L

SVR 10

1.Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây 45 , %
m/m, không lớn hơn

0,03

0,08

2.Hàm lượng tro,% m/m , không lớn hơn

0,50

0,60

3.Hàm lượng chất bay hơi,% m/m,không lớn hơn


0,80

0.80

4.Hàm lượng nito,%m/m,không lớn hơn

0,60

0.60

5.Độ dẻo đâu (Po),không nhỏ hơn

35

30

6.Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI),không nhỏ hơn

60

50

7.Chỉ số màu Lovibond,mẫu đơn,không lớn hơn
Độ rộng giữa các mẫu,không lớn hơn

6
2

_

_

8.Độ nhớt Mooney ML (1’ + 4’) 100oC

_

_

9.Đặc tính lưu hóa

R

_

10.Mã màu của dãi

Trong
Xanh lá cây
nhạt

Trắng đục

11.Mã màu của chữ

Nâu

Cao su RSS
8



Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12
Phân hạng cao su tờ xông khói (theo The Green Book - 1969)

ông khói
quá mức

Mộc cao
su

Mốc khi
Đốm đục Đóm do
đóng gói

RSS 1

Rất nhẹ

Rất nhẹ

Không

Không

Không

Không

RSS 2

Nhẹ


Nhẹ

Không

Không

Không

Không

RSS 3

Nhẹ

Nhẹ

Nhẹ

Không

Không

Không

RSS 4

Nhẹ

Nhẹ


Nhẹ

Nhẹ

Không

Không

RSS 5

Nhẹ

Nhẹ

Nhẹ

Nhẹ

Không kể

Không

Hạng

Hạng

RSS 1

Tờ cháy

xém
Đóm do bị
oxy hóa

Mô tả tóm tắt các hạng cao su tờ xông khói
(theo: The Green Book - 1969)
Sạch, khô, chắc, rải rác bọt khí nhỏ bằng đầu kim, không
phồng giộp, không có cát, vật lạ, không bị sấy chưa chín.

Mốc khô không được quá 5%, sạch, khô, chắc, rải rác bọt
RSS 2 khí, chấp nhận lẫn vỏ cây kích cở nhỏ, không phồng giộp,
không có cát, vật lạ, không bị sấy chưa chín.
Mốc khô không được quá 10%, sạch, khô, chắc, rải rác
RSS 3 bọt khí, chấp nhận lẫn vỏ cây kích cở nhỏ, không phồng
giộp, không có cát, vật lạ, không bị sấy chưa chín.
Mốc khô không được quá 20%, sạch, khô, chắc, rải rác
RSS 4 bọt khí, chấp nhận lẫn vỏ cây kích cở vừa, không phồng
giộp, không có cát, vật lạ.
RSS 5 Mốc khô không được quá 30%, sạch, khô,
chắc, rải rác bọt khí, chấp nhận lẫn vỏ cây kích
cở lớn, phồng giộp nhỏ, không có cát, vật lạ
9


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

quá mức cho phép.
-Ứng dụng của sản phẩm:
Được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật như làm mặt lốp oto,thích hợp cho các sản
phẩm đòi hỏi tính kháng đứt cao,kháng mòn cũng như độ cúng cao


10


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

Chương 2:

LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU
2.1 Cơ sở pháp lý để lập phương án kinh doanh xuất khẩu
- Căn cứ vào luật thương mại của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005,
có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.
- Căn cứ vào nghị định 187/2013/NĐ-CP ban hành ngày 20/11/2013 quy định chi
tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất,
nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, các hoạt động ủy thác và
nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa.
- Căn cứ vào nghị định 28/2014/NĐ-CP ban hành ngày 10/4/2014 quy định về điều
lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
- Căn cứ vào thông tư 157/2013/TT-BTC ban hành ngày 11/11/2013 của Bộ Tài
chính về việc sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng cao su thuộc nhóm 40.01,
40.02, 40.05 quy định tại Biểu thuế xuất khẩu kèm theo Thông tư 193/2012/TT-BTC
- Căn cứ các bản pháp quy khác của chính phủ quy định về hoạt động xuất, nhập
khẩu.

2.2 Cơ sở thực tế để lập phương án kinh doanh XNK
2.2.1 Các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài
* Nhận được thư hỏi hàng từ thị trường Trung Quốc
XIAMEN RUBBER CO.,LTD
No: Group 5, Gaoqi Village, Huli District,
Xiamen, China

Tel: (86) 5674359
Fax: (86) 5674359
Date: 28th March, 2016
11


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

ENQUIRY
To: DAU TIENG RUBBER CORPORATION
No: Dau Tieng Townlet, Dau Tieng District, Binh Duong Province, Viet Nam
Tel: (0650) 3561479 – 3561487
Fax: (0650) 3561479 – 3561487
Dear Sir,
Recently, we have found out the information on your company’s website
about your advertisements as well as products catalogue. Today I am writing this email
in order to get further information about the product that we are looking for (the Rubber
SVR

3L).

So it would be great if you

could

detailed information including the quality, price and term of payment of this

send us the
product.


Your prompt reply will be appreciated.
Best Regards.
* Nhận được thư hỏi hàng, công ty cao su Dầu Tiếng gửi bản OFFER thông báo về
chi tiết của sản phẩm

DAU TIENG RUBBER CORPORATION
No: Dau Tieng Townlet, Dau Tieng District, Binh
Duong Province, Viet Nam
Tel: (0650) 3561479 – 3561487
Fax: (0650) 3561479 – 3561487
Date: 1st April, 2016

12


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

OFFER
To: XIAMEN RUBBER CO., LTD
No: Group 5, Gaoqi Village, Huli District, Xiamen, China
Tel: (86) 5674359
Fax: (86) 5674359
Dear Sir,
Thank you very much for your email. Regarding about the Rubber SVR 3L,
we would like to provide you the information as following:
1. Commodity: Rubber SVR 3L
2. Specification:
- Dirt

0.03 Percent Max


- Volatile Matter

0.80 Percent Max

- Nitrogen

0.6 Percent Max

- Ash

0.50 Percent Max

- Initial Wallace Plasticity Po

35 Percent Min

- Plasticity Retention Index PRI 60 Percent Min
- Color (Lovibond)

6 Percent Max

3. Unit price: USD 2260/MT FOB Sai Gon port, Viet Nam (Incoterm 2010)
4. Payment: By irrevocable letter of credit at sight
5. Time of shipment: within 30 days after receiving L/C.
For further information please see the attached file. If you still have any enquiries,
please don't hesitate to contact us.
We are looking forward to your order.
Thank you & best regards!
* Nhận được đơn chào hàng công ty cao su Hạ Môn đã gửi đơn đặt hàng cho công

ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng.
13


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

XIAMEN RUBBER CO., LTD
No: Group 5, Gaoqi Village, Huli District,
Xiamen, China
Tel: (86) 5674359
Fax: (86) 5674359
Date: 7th April, 2016

14


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

ORDER
To: DAU TIENG RUBBER CORPORATION
No: Dau Tieng Townlet, Dau Tieng District, Binh Duong Province, Viet Nam
Tel: (0650) 3561479 – 3561487
Fax: (0650) 3561479 – 3561487
Dear Sir,
Thanks so much for your information. We are interested in the product and would
like to order the product (Rubber SVR 3L) as your provided information:
1. Commodity: Rubber SVR 3L
2. Specification:
- Dirt


0.03 Percent Max

- Volatile Matter

0.80 Percent Max

- Nitrogen

0.6 Percent Max

- Ash

0.50 Percent Max

- Initial Wallace Plasticity Po

35 Percent Min

- Plasticity Retention Index PRI 60 Percent Min
- Color (Lovibond)

6 Percent Max

3. Quantity: 2000MT (more or less 5%)
4. Payment: By irrevocable L/C 100% at sight for full contract value in US Dollar
s
5. Time of shipment: within 30 days after receiving L/C
We are looking forward for your information.
Yours faithfully.


15


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

2.2.1 Kết quả nghiên cứu thị trường
a. Thị trường trong nước
Ở nước ta hiện nay, cây cao su là một trong số các cây công nghiệp chủ lực, việc
phát triển cao su từ trước tới nay vẫn góp một phần rất quan trọng vào việc cung cấp
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nước ta, nhất là các ngành công nghiệp chế biến,
vốn vẫn chiếm tới 80% giá trị sản xuất công nghiệp. Nguyên liệu cao su vốn rất cần thiết
để sản xuất nhựa, săm lốp xe, đồng thời nó còn là một trong bốn loại nguyên liệu xây
dựng nền công nghệ hiện đại (cùng với dầu mỏ, than đá, gang thép), sản xuất ra khoảng
5 vạn mặt hàng phục vụ đời sống.
Việt Nam xuất khẩu cao su với sản lượng rất lớn nhưng chủ yếu ở dạng thô nên
không đem lại giá trị cao, kèm theo đó là chất lượng cao su còn thấp nên giá thành
không thể bằng các nước Thái Lan hay Malaysia. Việc kiểm soát chất lượng cho nguyên
liêu đầu vào cũng như chất lượng đầu ra của sản phẩm còn nhiều khó khăn do chưa có
một quy chuẩn nhất định nào để đánh giá.
Tết Nguyên đán là một trong những nguyên nhân chính khiến cho thị trường cao su
trong nước không thật sự sôi động. Sau đó phải kể đến nguồn cung mủ cao su đang ở
mức thấp do đây là cuối vụ thu hoạch và cây cao su đang trong giai đoạn thay lá, cần
phải tạm ngừng khai thác
Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 1.1 triệu tán cao su thu về 2.5 tỷ $, bằng 105,2%
sản lượng của năm 2014 nhưng do giá thành trong năm vừa rồi giảm mạnh nên tổng kim
ngạch chỉ đạt 87.1%. Cụ thể là trong năm 2015, giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt 2316$/
tấn, tức là giảm17,2% hay 479$/ton, và nếu so sánh với giai đoạn vàng của xuất khẩu
cao su vlà năm 2013 với 4000$/tấn thì đây thực sự là một sự giảm sút rất lớn. Nguyên
nhân chính dẫn tới hệ quả này không thể không kể đến sự chênh lệch cung cầu khi lượng
cung cao su thiên nhiên luôn vượt quá nhu cầu của thị trường thế giới, tiếp theo là việc

kinh tế EU suy yếu do phải chống trọi với cuộc khủng hoảng nợ công trong một thời
gian dài, khiến cho những ngành công nghiệp đòi hỏi nguyên liệu cao su đầu vào như
sản xuất lốp xe, chăn ga gối đệm,…giảm lượng tiêu thụ. Điều này cũng xảy ra tương tự
16


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

đối với các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ do hệ quả của nền kinh tế tăng trưởng
chậm. Hầu hết các chủng loại cao su đều mất giá trong tháng 6. Giá cao su SVR3L trong
tháng này đạt 2.521$/tấn, tức giảm 5.5% so với tháng 5 và 19.5% so với cùng kỳ năm
ngoái. Tương tự giá của SVR10 và SVRCV 60 chỉ đạt 2220$/ tấn và 2712$/tấn, giảm
4.9% và 2.5% so với tháng trước.
Diễn biến giá cao su xuất khẩu của Việt Nam từ 1/2014-6/2015

Nguồn: tổng hợp từ thitruongcaosu.net
So với các năm trước đây, thị trường xuất khẩu cao su của nước ta đã bị thu hẹp
từ 78 xuống còn 73 do sự đi xuống chung của cả nền kinh tế toàn cầu, đã khiến cho nhu
cầu về cao su thiên nhiên giảm mạnh

17


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12
Lượng và giá cao su xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 theo từng tháng

Năm 2015
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3

Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Lượng (nghìn
tấn)
69.8
31.1
50.4
43.3
71.7
83.1
121.8
106.5
117.5
110.8
118.5
126.1

Giá XK (USD/tấn)

Kim ngạch (triệu USD)

2733

2779.1
2547
2554.0
2371.8
2261.3
2184.2
2174.5
2256.1
2214.2
2205.6
2183.2

191.0
86.0
128.4
110.6
170.3
187.6
266.2
231.7
265.3
245.5
261.4
275.5

Tổng cục Thống kê của Việt Nam đã chỉ ra rằng, tháng 7/2015 nước ta xuât
khẩu 113 nghìn tấn cao su và thu về 250 triệu USD. Và tính trong 7 tháng đầu, nước ta
xuất khẩu 500 nghìn ton và thu về 1223 tỷ đô, so với cùng kỳ năm ngoái vẫn giảm 0.1 %
về sản lượng và 17,3 % về giá.


18


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

Lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam
theo tháng năm 2015

Nguồn: số liệu TCHQ; (*): số liệu ước tính Bộ NN&PTNT; (**): TCTK
Về chủng loại cao su, SVR3L đạt sản lượng xuất khẩu lớn nhất 158,50 nghìn tấn
đạt kim ngạch 442,3 triệu$, tiếp theo là SVR10 đạt 87.75 ngìn tấn với 228,7triệu đô tính
trong 6 tháng đầu năm.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
19


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

Thị trường nhập khẩu cao su của Việt Nam với sản lượng cao nhất vẫn là Trung
Quốc. Cụ thể là trong năm vưa qua Trung Quốc đã phải chi 1.3 Tỷ đô để nhập khẩu
506.2 nghìn tấn cao su từ Việt Nam ( so với năm 2014 đã tăng 2.9% về sản lượng nhưng
kim ngạch lại giảm 14.2%). 47% lượng cau su xuất khẩu của nước của nước ta là sang
thị trường này, ngay sau đó là Malaixia với 20% (222,5 nghìn tấn, với kim ngạch 516,7
triệu đô), Ấn độ đứng thứ 3 với sản lượng nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 85,7 nghìn
tấn, Mỹ 28,7 nghìn tấn và Thỗ nhĩ kỳ 15,3 nghìn tấn,… Việt Nam cũng thanh công trong
việc tiếp cận một số thị trường mới rât tiềm năng như Ba lan, Bungari,Uruguay,Bê la
rút,…. Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là chung ta chưa đề ra được một quy chuẩn nhất
định để dựa vào đó có thể kiểm soát được chất lượng cao su đầu vào và đầu ra cho các
doanh nghiệp dẫn đến hệ quả là chất lượng của cao su Việt Nam xuất khẩu ra nước

ngoài chưa đạt được sự ổn định, chưa tạo được niềm tin từ khách hàng, do đó mà giá trị
chưa cao, thấp hơn khoảng 100-200 đô/tấn so với các nước như Thái Lan, Inđo,… Một
bất lợi khác là Việt Nam không buộc các doanh nghiệp phải kiểm tra chất lượng cho các
lô hàng cao su xuất khẩu khiến cho các doanh nghiệp thờ ơ trong việc đảm bảo chất
lượng sản phẩm. Điều này ngược lại với các nước Thái Lan, Inđô, Malay khi họ rất khắt
khe trong vấn đề này và buộc toàn bộ các lô hàng cao su xuất khẩu phải có giấy chứng
nhận kiểm tra chất lượng. Vì vậy, Cao su của các nước này tạo được sự yên tâm, tin
tưởng và ưu tiên từ các nhà nhập khẩu.
Trong 20 ngày đầu tiên của tháng 2 năm 2016, giá cao su các loại của ta xuất
khẩu sang các nước khác giảm từ 2.280 đô/tấn xuống 2.230 đô/tấn.Giá chủng loại cao su
SVR 3L xuất khẩu trong nửa đầu tháng 2 năm 2016 giảm 30 đô/tấn tức 1.3% so với
trung bình tháng trước và hơn 860 đô/tấn tức 26.7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo như báo cáo của tổng cục hải quan,tháng 1/2016, Việt Nam xuất khẩu
65.29 nghìn tấn cao su và thu về 134.2 triệu đô la, giảm 47.2% về sản lượng và 52% về
giá trị xuất khẩu so với tháng 12 năm 2015 và 39.4% về sản lượng và 53% về giá trị
20


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2015. Nhìn chung là tình hình xuất khẩu cao su của ta
sang các thị trường lớn trên thế giới đều sụt giảm cả về sản lượng lẫn giá trị so với thang
trước và với cùng kù năm ngoái. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn duy trì vị trí sô một trong
việc là quốc gia nhập khẩu cao su nhiều nhất của Việt Nam tháng 1/2016 với sản lượng
28.87 nghìn tấn tương đương 57.77 triệu đô la, nhưng so với tháng 12/2015 sản lượng
như vậy là giảm 58.32% trong khi trị giá giảm 61.73%, con số này so với cùng kỳ cả
năm 2015 là giảm 49.2% về sản lượng và 61,29% về giá trị. Trong tháng vừa qua, 44.3
% sản lượng cao su mà Việt Nam xuất khẩu là vào thị trường Trung Quốc. Tương tự với
các thị trường Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức ,Đài Loan, sản lượng và trị giá xuất
khẩu đều giảm rất mạnh so với tháng 12 năm 2015

Dự báo của VRA trước đó đã tỏ ra hoàn toàn sai lệch khi trị giá xuất khẩu cao su
đều có chiều hướng đi xuống. VRA dự báo giá cao su năm 2016 trên thị trường sẽ dao
động từ 2500-2700 đô/tấn và trong cả năm sẽ bình ổn ở mức trên dưới 2500 đô tức 52
triệu VNĐ/ tấn.Trong khi thức tế giá cao su ở các tỉnh thành Đông Nam Bộ đang giao
động ở mức 36.200-39.700 vnđ/kg.
b. Thị trường nước ngoài
– Diễn biến chung của thị trường thế giới:
Việc 3 nhà xuất khẩu cao su hàng đâu tại khu vực ĐNA không chấp nhận hạn
chế xuất khẩu trong một cuộc họp mới đây đã khiến cho giá cao su trên thị trường quốc
tế sụt giảm liên tục từ đầu năm 2015 đến cuối tháng 6 là chạm đáy. Bước sang tháng 7,
việc đồng yên Nhật mất giá so với đồng Đô la Mỹ và thị trường ô tô tại Mỹ đang khởi
sắc thì giá cao su bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, những lo ngại về một nền kinh tế châu
Âu đang gặp bất ổn đã khiến cho tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế gọi tắt là IRSG cắt
giảm dự bảo tăng trưởng của nhu cầu về cao su toàn cầu xuông 3,7% trong năm nay
Dự báo tháng 8, giá cao su vẫn tiếp tục đà tăng do tình hình mưa nhiều tại các
nước Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indo khiến cho việc khai thác mủ cao su gặp nhiều
21


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

khó khăn và gián đoạn khiến nguồn cung triển vọng giảm sút.
Mặc dù do tác động của nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm đã khiến cho giá
cao su trong tháng 7 có một vài ngày bị giảm điểm, tuy nhiên gia cao su vẫn đang giữ ở
mức tăng, cụ thể trong tháng 8 giá cao su trung bình đạt 241.97 yên/kg tương đương với
mức tăng 1.97 % so với tháng 7. Kỳ hạn hai tháng 9 và 10 cũng đạt 242,7% và 243,47%
tương đương với mức tăng 2,05% và 1,91%. Giá cao su trên sàn Thượng Hải trong
tháng 7 vẫn thấp hơn so với tháng 6 do nhu cầu cao su của thị trường TQ đang giảm
trong khi tồn kho lại đang ở mức cao. Thanh Đảo, nơi đang giữ phần lớn cao su tồn kho
ở Trung Quốc đang giữ khoản 330.299 tấn. Tuy có thấp hơn so với tháng 7 là 341.800

tấn nhưng vẫn là cao so với mức bình thường là 250000 tấn. Việc các nhà sản xuất lốp
xe của TQ hạn chế mua cao su từ nước ngoài cũng đã khiến cho lượng cao su tự nhiên
nhập khẩu vào thị trường này trong tháng 6 chỉ đạt 130000tấn, giảm 20 tấn so với tháng
5
Diễn biến giá cao su kỳ hạn tháng gần nhất trên sàn giao dịch Tocom, yên/kg

Nguồn: Agromonitor tổng hợp
Diễn biến giá cao su thiên nhiên kỳ hạn tháng 8; tháng 9; tháng 10 tại sàn giao
dịch Thượng Hải, NDT/tấn.
22


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

Nguồn: Agromonitor tổng hợp
Theo như báo cáo của ANRPC (hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên),
các nước thành viên đã đạt sản lượng cao su 11.03 triệu tấn, tăng 3,6% trong năm 2015,
đạt 9,02 triệu tân tính r trong 10 tháng đầu năm. Trong 10 tháng trên, ngoài Thái Lan,
Ấn độ và Malay thì sản lượng cao su của các nước nhìn chung là tăng. Theo ANRPC,
Thái lan sẽ đạt khoảng 3.86 triệu tấn tương đương với mức tăng 2.3%, với Inđônêxia là
3.17 triệu tấn tương đương tăng 4.5% trong năm 2015.
Trong năm 2015, các nước thành viên đã tiêu thụ 7,03 triệu tấn cao su, tăng
5,5% so với năm 2014 (6,65 triệu tấn). Tính riêng 10 tháng đầu năm 2015, các nước
thành viên trong ANRPC đã tiêu thụ lượng cao su thiên nhiên ước tính là 5,57 triệu tấn,
con số này cùng kỳ năm ngoái là 5,53 triệu tấn. Do nền kinh tế thế giới phục hồi và nhu
cầu về cao su tăng, Trung Quốc lại trở thành quốc gia tiêu thụ nhiều cao su thiên nhiên
nhất trong 10 tháng đầu năm nay, tăng 7,2% so với năm 2014.
Tính đến tháng 10 năm 2015, các nước thành viên ANRPC đã xuất khẩu được
7,03 triệu tấn cao su thiên nhiên, tăng 2,8 % so với cùng kỳ năm ngoái. 85,8% trong số
đó thuộc về các quốc gia xuất khẩu cao su hàng đâu là Inđô, Thái lan và Malayxia. Tính

23


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

chung cho năm 2015 thì các thành viên trong ANRPC đã xuất khẩu 8,54 triệu tấn cao su
thiên nhiên, tăng 4,2% so với năm ngoái.
Trên thị trường thế giới, giá cao su trong tháng 2 vẫn tiếp tục giảm mạnh so với
tháng 1 dù các diễn biến nhìn chung vẫn đang đi theo chiều hường khá tích cực. Do
những lo ngại về nhu cầu cao su từ phía TQ sẽ giảm mạnh do lượng cao su dự trữ ở
những kho mà Sở giao dịch Thượng Hải quan lý đang đạt mức cao nhất từ năm 2004 trở
lại đây, giá cao su trên Tocom ( Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo) ngày 6/2 đã giảm
xuông muwc thấp nhất trong vòng 18 tjhng. Tháng 2 năm 2016, giá cao su trong hợp
đồng mới đây nhất chỉ đạt 207,8 yên/ kg. Giá cao su kỳ hạn tháng 7 tại Tocom đạt
ngưỡng 223,2 yên/kg, tức là giảm 1,8% và đang ở mức thấp nhất trong vong 16 tháng
trở lại đây. Hoom/2, giá cao su giao dịch đạt 223,6 yên / kg
c, Thị trường cầu nội địa
Cao su tự nhiên được tiêu thụ nhiều ở những nước có nền công nghiệp oto phát triển
như Trung Quốc,Mỹ,Ân Do.Và trong những năm, gần đây Châu á là thị trường tiêu thụ
cao su lớn nhất thế giới,chiếm trung bình 70% tổng lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên của
thế giới.Tính riêng Trung Quốc,Ân Độ,Indonesia,Malaysia đã chiếm gần 50% lượng
tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới.Trong đó hai nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc và
Ân Độ có nhu cầu tiêu thụ lớn nhất.Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hai nước
cũng như của ngành công nghiệp sản xuất oto đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ cao su tự
nhiên tăng nhanh chóng
Trung Quốc là nước đứng thứ 6 thế giới về sản lượng nhưng là nước đúng thứ nhất về
tiêu thụ cao su tự nhiên.Tuy nhiên lượng sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu
rất lớn ở nước này nên Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu nhiều cao su tự nhiên
nhất.Năm 2010 Trung Quốc tiêu thụ 3,3 triệu tấn chiếm 31,1% lượng tiêu thụ cao su thế
giới,năm 2011 Trung Quốc ước tính tiêu thụ khoảng 3,5 triệu tấn cao su.Đứng thứ 2 là

Mỹ, tiêu thụ khoảng 1,1 triệu tấn cao su.Đứng thứ 3 là Ân Độ,Ân Độ đã vượt Nhật Bản
24


Đồ Án Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương -N12

để trở thành nước tiêu thụ cao su lớn thứ 3 thế giới.Năm 2010 Ân Độ đã tiêu thụ khoảng
944 ngàn tấn cao su tự nhiên cao hơn so với Nhật Bản với mức tiêu thụ là 900 ngàn
tấn.Sau Châu Á ,Bắc Mỹ và EU là hai thị trường tiêu thụ lớn tiếp theo.
.
d, Những quy định về xuất khẩu cao su và tình hình trên thị trường Trung Quốc:
Trong năm 2010, cao su của Việt Nam đã có mặt trên 70 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới.Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của Việt Nam khi đã nhập
khẩu đến 69,2% lượng cao su xuất khẩu của nước ta. Trung Quốc đã chi ra 462 triệu đô
để nhập khẩu 302.000 tấn cao su của Việt Nam trong 9 tháng đầu 2011, tương đương
67% tổng sản lượng xuất khẩu và tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó
lượng cao su xuất sang Mỹ, Pháp, Đức,.... lại giảm
Việt Nam có thuận lợi về địa lý trong việc thâm nhập vào thị trường TQ hơn so
với các nước khác trong khu vực. Việc các ngân hàng thương mại Việt Nam bắt tay hợp
tác với các ngân hàng TQ cũng đã giúp đưa vào hoạt động dịch vụ thanh toán biên mậu
giúp khâu thanh toán đơn giản hơn trước rất nhiều. Ngoài ra, trong khi chủng loại cao su
SVR 3L không được thị trường các nước khác ưa chuộng thì lại được TQ chấp nhận
Trước đây, cao su Việt Nam thâm nhập vào thị trường TQ khá dễ dàng do nhu
cầu tiêu thụ cao su của thị trường này rất lớn, dẫn đến 80% lượng cao su của nước ta
nhập vào TQ qua đường biên mậu không cần đến giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành sản xuất lốp xe và một số sản phẩm khác từ
cao su gặp phải sức ép lớn về yêu cầu chất lượng nên ngành cao su TQ đã buộc phải thắt
chặt khâu quản lý chất lượng nguyên liệu cao su đầu vào.
Nói đến những khó khăn của cao su Việt Nam xuất khẩu sang thị trường TQ thì
nổi cộm lên một vấn đề là phần lớn cao su Việt Nam nhập vào Trung Quốc là qua đường

tiểu ngạch, người bán và người mua không gặp được nhau mà phải thông qua trung gian
do những chính sách biên mậu mà Trung Quốc ban hành. Chinh phủ hai nước cũng đã
25


×